MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN........................................................................................................02
MỞ ĐẦU.................................................................................................................03
NỘI DUNG.............................................................................................................05
I. BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG XÃ HỘI.................................................................05
1. Khái niệm chung về bất bình đẳng trong xã hội..................................................05
2. Các quan điểm về bất bình đẳng trong xã hội.....................................................05
II. BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC...........................................06
1. Khái niệm chung về bất bình đẳng xã hội trong giáo dục...................................06
2. Những hình thức bất bình đẳng xã hội trong giáo dục........................................06
2.1 Giữa trường công lập và trường dân lập............................................................06
2.2 Giữa giáo viên nam và giáo viên nữ..................................................................11
2.3 Giữa học sinh nam và học sinh nữ....................................................................12
2.4 Giữa học sinh /sinh viên trong các gia đình giàu và nghèo...............................15
III. KẾT LUẬN.......................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC GHI CHÚ
1
LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành tốt bài tiểu luận này, trước tiên em xin được gửi lời cám ơn chân
thành và sâu sắc nhất của bản thân mình đến quý thầy cô, ban giám hiệu trường Đại học
Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện học tập thật tốt trong quá trình em đang
theo học tại trường.
Đặc biệt em xin gởi lời cám ơn chân thành nhất đến:
Thầy Dư Thống Nhất – Tiến Sĩ bộ môn Xã Hội Hóa Giáo Dục, khoa Giáo Dục
Học, trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh đã hướng dẫn em môn Xã Hội Hóa Giáo
Dục, giúp em có thêm nhiều kiến thức quý giá và bổ ích trong lĩnh vực xã hội giáo dục.
Góp phần cho em thêm lòng yêu nghề, nâng cao chuyên môn và nhận thức của bản thân
trong sự nghiệp giáo dục. Qua đó học tập thêm kinh nghiệm từ thầy cô, bạn bè xung
quanh để tích lũy cho mình những kiến thức, kinh nghiệm, nguồn sống quý giá để áp
dụng vào thực tế cũng như công việc hằng ngày để đạt được hiểu quá tốt hơn trong công
việc của bản thân.
Ngoài ra, em XIN cám ơn sâu sắc đến tập thể lớp Giáo Dục Học khóa 27 đã cùng
em đồng hành trong suốt khóa học, luôn hỗ trợ giúp đỡ em trong học tập và công việc.
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày tiểu luận, chắc hẳn em sẽ không thể nào
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế về năng lực cũng như nguồn tài liệu chưa thật sự
phong phú, nên kính mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, cũng như sự thông cảm và
góp ý kiến từ quý thầy cô để em có thể hoàn thiện tốt bài tiểu luận của mình một cách đầy
đủ hơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm…
SVTH
NGUYỄN TRẦN ANH DUY
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay, để có thể tìm được một công việc ổn định và dễ dàng sau khi ra trường,
sinh viên thường phải nổ lực trong việc đạt được tấm bằng chuyên môn loại khá giỏi khi
tốt nghiệp. Đối với nhà tuyển dụng hiện nay, không chỉ họ yêu cầu bằng tốt nghiệp về
chuyên môn mà đối với họ để có thể được chọn lựa một nhân viên cho công ty, họ thường
chú trọng thêm các bằng cấp khác mà người sinh viên đạt được trong quá trình học tập tại
trường học. Trong số đó là tấm bằng ngoại ngữ, một thước đo năng lực trong quá trình hội
nhập với các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, một nghịch lý giáo dục xảy ra rằng,
một sinh viên dù rất giỏi năng lực chuyên môn ở ngành nghề bản thân được đào tạo,
nhưng để đạt được một năng lực ngoại ngữ thứ hai, chẳng hạn như năng lực tiếng anh thì
lại không phải ai cũng có thể đạt được. Từ đó, phát sinh ra một vấn nạn đang tồn tại một
cách nhức nhói hiện nay trong môi trường giáo dục đó là “ Vấn nạn bằng cấp giả năng lực
ngoại ngữ” mà đối với nhiều nhà làm giáo dục và các nhà tuyển dụng đang phải đau đầu
trong công tác phòng và chống lại vấn nạn trên. Cũng chính từ lý do đó, mà em đã quyết
tâm chọn đề tài này, để có thể giúp mọi người hiểu một cách rõ ràng hơn về thực trạng
hiện nay của vấn đề bẳng cấp giả. Để từ đó mọi người có một cái nhìn đáng quan tâm hơn
về vấn đề trên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Với mục đích chọn đề tài: “Vấn nạn bằng cấp giả năng lực ngoại ngữ”, em sẽ
làm rõ hơn các vấn đề về thực trạng, nguyên nhân của việc làm giả bằng / chứng chỉ ngoại
ngữ trong giáo dục ở nước ta hiện nay. Từ đó, việc xác định được những biểu hiện sai lầm
trong giáo dục sẽ giúp cho ta dễ dàng hơn trong việc đề ra những giải pháp có thể khắc
phục tốt hơn vấn đề nan giải này. Bên cạnh đó, thông qua đề tài tự chọn này, em mong
rằng đây cũng sẽ là một tài liệu nghiên cứu nhỏ giúp cho những người muốn tìm hiểu về
3
vấn đề thực trạng của giáo dục Việt Nam và cũng sẽ là một nguồn tư liệu nhỏ giúp ích cho
công việc học tập và nghiên cứu.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài này, em đã tiến hành nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trong đó chủ yếu là những phương pháp sau:
phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thu thập dữ liệu và phương
pháp so sánh.
• Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các vấn đề cần nghiên cứu cho đề tài.
• Phương pháp phân tích: phân tích tư liệu để rút ra các vấn đề cần nghiên
cứu.
• Phương pháp thu nhập dữ liệu: thu thập các nguồn tài liệu viết về vấn nạn
bằng cấp, những bài báo, tư liệu, internet, truyền thông liên quan đến thực
trạng đang diễn ra về công tác Giáo dục. Bên cạnh đó, là sự tham khảo,
lấy ý kiến từ những thầy cô bộ môn Giáo dục học đã góp ý cho em về đề
tài này để hoàn thành tốt hơn đề tài đã chọn của mình.
NỘI DUNG
I. BẤT BÌNH ĐẲNG TRONG XÃ HỘI.
1. Khái niệm chung về Bất bình đẳng trong xã hội.
Trong sự phát triển của nhân loại loài người, mỗi loại xã hội đều có những đặc
trưng riêng biệt của mình. Trong đó, con người đóng vai trò quan trọng nhất của xã hội, từ
những hành vi ứng xử của mình do sự khác nhau về vị thế, vai trò, kinh tế và hoàn cảnh
đã góp phần tạo nên sự khác biệt về xã hội. Từ quá trình đó, dần dần đã tạo nên sự bất
4
bình đẳng ở trong xã hội, đó là khi một nhóm xã hội này kiểm soát một nhóm xã hội khác,
mỗi nhóm xã hội khác nhau lại có những hệ thống Bất bình đẳng khác nhau.
Chính từ những đặc điểm đó ta có thể hiểu rằng: “Bất bình đẳng xã hội là một
sự không công bằng, không bình đẳng về các cơ hội hoặc lợi ích đối với các cá nhân
khác nhau trong một nhóm hay nhiều nhóm xã hội”. [trích quyển 1 trang 135].
Sự xuất hiện của những nguyên nhân này cũng từ các vấn đề liên quan đến giai
cấp, tôn giáo, chủng tộc, tuổi tác hay gia đình… Chúng ta có thể thấy rằng nguyên nhân
của sự bất bình đẳng trong xã hội có rất nhiều và đa dạng nhưng chung quy lại chúng đều
xuất phát từ ba vấn đề chính đó là: Cơ hội trong cuộc sống; Địa vị trong xã hội; Ảnh
hưởng chính trị.
2. Các quan điểm về bất bình đẳng trong xã hội.
Quan điểm về yếu tố sinh học cá nhân: Mỗi cá nhân là thực thể trong xả hội và
luôn khác biệt với nhau. Chính từ mặt nhân cách khác nhau nên việc bất bình đẳng cũng
dễ dàng xảy ra. Ví dụ bé trai luôn có như cầu bú sớm và nhiều hơn bé gái tạo ra sự mất
bình đẳng về sinh học.
Quan điểm về yếu tố kinh tế: Một số nhà khoa học quan niệm việc mất bình đẳng
trong xã hội liên quan đến vấn đề sở hữu của cải trong xã hội của chúng ta. Ví dụ: giữa
người giàu và người nghèo có một sự khác biệt về khối lượng tài sản sở hửu bản thân từ
đó dẫn đến sự mất bình đẳng trong xã hội.
Quan điểm Marxism: Học thuyết của Marx dựa theo vấn đề về mối quan hệ giai
cấp tạo nên sự khác biết về vị thế trong xã hội.
Quan điểm Max Weber: Ngược với Marx theo quan điểm của ông thì sự bất bình
đẳng xuất phát từ yếu tố tôn giáo và chính trị và sự khác biệt về khả năng thị trường.
II. BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI TRONG GIÁO DỤC.
1. Khái niệm chung về bất bình đẳng xã hội trong Giáo dục.
Trong môi trường Giáo dục, đã từ rất lâu vấn đề về việc bất bình đẳng trong khâu
công tác quản lý và đào tạo đã tồn tại trong suốt một quá trình phát triển. Dù biết rằng vấn
đề này đã tạo nhiều bất cấp, khó khăn, kìm hãm sự phát triển của Giáo dục nhưng sau bao
nhiêu năm thay đổi liên tục nền giáo dục thì vấn đề này vẫn chưa được giải quyết một
cách triệt để góp phần phát triển hơn nữa công tác đào tạo cả nước. Vậy thì bất bình đẵng
xã hội trong Giáo dục là gì? Theo từ điển bách khoa Wikipedia thì đó là: “Sự không bình
5
đẳng, sự không bằng nhau về các cơ hội, lợi ích đối với các cá nhân khác nhau trong
một nhóm hoặc nhiều nhóm trong giáo dục xuất phát từ nguyên nhân sâu xa đó là sự
không ngang bằng nhau về mọi mặt đối với các cá nhân hay nhóm trong xã hội”.
[ trích quyển 1 trang 136].
Có rất nhiều hình thức bất bình đẳng Giáo dục được biểu hiện trong xã hội như:
+ Bất bình đẳng giữa trường công lập và ngoài công lập.
+ Bất bình đẳng về giới.
+ Bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn.
+ Bất bình đẳng giữa người học trong các gia đình giàu có và gia đình nghèo.
2. Những hình thức bất bình đẳng xã hội trong giáo dục.
2.1 Giữa trường công lập và ngoài công lập.
Trong một khoảng thời gian dài dư luận xã hội, cũng như báo đài truyền thông
liên tục đưa những tin tức đến vấn đề chọn cho con em của mình giữa hai bên là trường
công lập và ngoài công lập với những ý kiến trái chiều nhau về việc bên nào có chất
lượng tốt hơn, đào tạo tốt hơn và mang đến nhiều thuận lợi cũng như đáp ứng được yêu
cầu của xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Theo Khoản 1 điều 48 luật Giáo dục 2005 xác định thì:
+ Trường công lập là trường: do nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.
+ Trường ngoài công lập là trường do tư nhân thành lập và quản lý dưới sự kiểm
soát của các quy định về chất lượng giảng dạy và đào tạo của nhà nước. Trường này gồm
hai loại là: trường dân lập và trường tư thục.
Theo số liệu trang web tổng cục thống kê gso.gov.vn đến năm 2015 thì:
Tổng số trường Đại học và Cao đẳng ở nước ta là: 445 trường.
+ Trường ĐH và CĐ công lập: 357 trường.
+ Trường ĐH và CĐ ngoài công lập: 88 trường.
+ Giáo viên công lập: 76.100 người.
+ Giáo viên ngoài công lập: 17.400 người.
+ Sinh viên công lập: 1.847.100 người.
+ Sinh viên ngoài công lập: 271.400 người.
+Sinh viên công lập tốt nghiệp: 308.700 người.
+ Sinh viên ngoài công lập tốt nghiệp: 44.900 người.
Qua những số liệu trên cho ta thấy sự mất cân đối giữa trường công lập và ngoài
công lập trong hệ thống đào tạo hệ ĐH và CĐ ở nước ta rất rõ rệt khi quan niệm nhiều
người vẫn hướng con em mình vào trường công lập thay vì chọn những ngôi trường ngoài
6
công lập. Ngoài ra trưởng công lập và ngoài công lập bất bình đẳng với nhau biểu hiện
qua những yếu tố sau đây:
Bảng 1: Biểu hiện Bất Bình Đẳng giữa trường Công lập và ngoài công lập.
Các yếu tố
Trường công lập
1. Đầu tư xây
- Bằng ngân sách nhà nước
hoàn toàn hay một phần.
-Ngoài vốn ngân sách nhà
nước.
-Nhà nước xây dựng.
- Có không gian học tập và
giải trí.
-Mỗi trường tự lo dưới hình
thức thuê mướn, hay xây dựng.
-Thiếu không gian học tập và
giải trí.
dựng cơ sở vật
Trường ngoài công lập
chất và bảo đảm
kinh phí hoạt
động.
2. Cơ sở đào
tạo.
3. Ngành nghề
đào tạo.
4. Chương trình
đào tạo.
5. Giáo viên,
giảng viên.
6. Học viên, sinh
-Theo phân bố lao động
của nhà nước.
-Theo thị trường lao động.
- Được Bộ quản lý và
phê duyệt nghiêm ngặt.
- Chưa được Bộ quản lý và
phê duyệt nghiêm ngặt.
-Đủ cả về chất lượng và số
lượng.
- Đạt chuẩn.
-Được trả lương từ ngân
sách nhà nước, được hưởng
trợ cấp ưu đãi.
- Có cơ hội bồi dưỡng
chuyên môn.
-Thiếu giáo viên và giảng
viên cơ hữu.
-Một số giáo viên và giảng
viên chưa đạt chuẩn tương ứng
với trình độ đào tạo.
- Được trả lương theo thỏa
thuận của từng trường.
- Ít có cơ hội bồi dưỡng
chuyên môn.
- Được hỗ trợ trên dưới
70% từ ngân sách nhà nước.
- Không được hỗ trợ từ ngân
sách của nhà nước.
7
viên.
7. Tuyển sinh.
8. Chất lượng
- Mầm non – trung học phổ
thông: Có hộ khẩu trong khu
vực quy định.
- Cao đẳng – Đại học:
tuyển đủ theo nguyện vọng 1
là chủ yếu .
-Cao.
-Thấp ( ngoại trừ 1 số trường
quốc tế hay đã có thương hiệu ).
đầu vào.
9. Học phí.
10. Tài chính.
11. Nộp thuế.
12. Bằng cấp
-Mầm non – trung học phổ
thông: Không phân biệt nơi
thường trú.
- Cao đẳng – Đại học: Ngoại
trừ 1 vài trường có tuyển sinh
đầu vào thì đa số các trường còn
lại xét tuyển nguyện vọng 2 – 3
là chủ yếu.
- Lượng tuyển sinh luôn thiếu.
-Thấp.
-Cao.
-Nộp ngân sách nhà nước
từ nguồn học phí thu được.
Không.
-Tự chi tiêu từ nguồn học phí
thu được, không phải nộp ngân
sách nhà nước.
Có.
- Được người sử dụng
đánh giá cao.
-Dễ xin việc.
-Có một số địa phương không
chấp nhận (Đà Nẵng, Nam
Định…).
-Khó xin việc.
Bảng 2: Nguyên nhân và biện pháp khắc phục bất bình đẳng giữa trường
công lập và ngoài công lập
NGUYÊN NHÂN
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
-Các cơ quan cấp phép chưa làm đúng
-Xử lý nghiêm khắc các trường hợp
chức trách của mình.
quy phạm.
-Trường NCL quá coi trọng lợi nhuận,
-Bộ nên quản lý nghiêm việc mở
không quan tâm chất lượng đào tạo.
- Trường NCL thiếu vốn đầu tư.
ngành đối với trường NCL.
-Chỉ cấp phép thành lập cho trường đủ
điều kiện cơ sở vật chất theo quy định
-Trường NCL ít quan tâm đến chất
-Bộ kiểm soát chi tiêu của trường
8
lượng đào tạo, lợi nhuận trên hết.
NCL. Đưa ra quy định trả lương GV.
-Kiểm định định kỳ về chuẩn GV.
-Xử lý nghiêm các trường mời GV
không đạt chuẩn.
-Nhà nước chưa đủ nguồn vốn tài
-Huy động vốn từ các cơ quan xí
chính.
nghiệp và sử dụng nguồn lao động qua đào
tạo.
-Mầm non – THPT: thiếu trường lớp
-Mầm non – THPT: Xây thêm trường
và đội ngủ GV đạt chuẩn.
từ ngân sách nhà nước. Các cơ quan xí
nghiệp cùng xây dựng và mở trường mầm
-Cao đẳng – ĐH: Các trường NCL
non ngay tại cơ sở. Đào tạo GV đạt chuẩn.
- Cao đẳng – ĐH: Rà soạt chỉ định ra
chất lượng đào tạo thấp, học phí cao, điều
kiện học tập kém.
các trường chất lượng đào tạo thấp. Cho
phép các trường đủ chuẩn tuyển sinh.
-HSSV trường NCL không được hỗ
-Hỗ trợ cho người học, đặc biệt là
trợ từ ngân sách nhà nước. Trường NCL GDMN, GDPT trường NCL từ nhiều nguồn
muốn thu hồi vốn nhanh.
ngân sách.
- Chất lượng đầu vào thấp, chương
-Có chương trình bổ sung kiến thức
trình đào tạo chưa phù hợp, chưa có thương cho HS có điểm tuyển thấp, nâng cao chất
hiệu trường.
lượng GV, tạo điều kiện cho HSSV trường
NCL khẳng định mình.
2.2 Giữa GV Nam và GV Nữ.
Theo số liệu cục thống kê thì năm 2015 toàn quốc có tổng số GV tại các bậc học
từ Mầm non, THPT, Trung cấp chuyên nghiệp và ĐH- CĐ là: 1.245.691 người.
Trong số này đối với bậc học Phổ Thông: +GV nam là: 242.500 người.
+GV nữ là: 618.800 người.
Đối với bậc Cao đẳng – ĐH: + Giảng viên nam là: 43.300 người.
+ Giảng viên nữ là: 50.200 người.
Từ số liệu trên ta thấy được rằng đối với riêng ngành giáo dục hơn 70% lực lượng
của ngành là giáo viên nữ ( đặc biệt là trong các bậc học Mầm non và THPT ) thì đặc thù
công việc đòi hỏi lực lượng giáo viên nữ đóng vai trò nồng cốt trong công tác giáo dục và
9
đào tạo cho học sinh. Tuy nhiên, một nghịch lý có thể nhận ra rằng dù đóng vai trò to lớn
trong ngành nhưng những vị trí chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo cấp trường,
phòng, sở hay các cơ quan đào tạo giáo dục thì nữ giới vẫn chiếm một phần khá nhỏ trong
vai trò lãnh đạo và quản lý. Đơn cử là việc Bộ trưởng bộ giáo dục vào đào tạo tính tới thời
điểm hiện tại trải qua các thời kỳ thì duy nhất chỉ có Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ( 1976 –
1987 ) là nữ giới đầu tiên nắm giữ vị trí người đứng đầu cơ quan Giáo dục ngoài ra tất cả
các Bộ trưởng khác đều là nam giới. Từ điều đó ta vẫn phần nào thấy được sự Bất bình
đẳng xã hội trong Giáo dục đối với vai trò của nữ giới.
Chính từ những vấn đề trên chúng ta cần có những giải pháp thực tiển để nâng
tầm và vị thế của nữ giáo viên trong công cuộc đổi mới:
+ Tăng cường nhận thức của cán bộ, giáo viên về bình đẳng giới, luật bảo vệ phụ
nữ trẻ em và gia đình nhằm chống lại định kiến coi thường giáo viên nữ hay xem nhẹ vị
thế của họ trong xã hội.
+ Tăng cường đại diện các cấp công đoàn trong việc bảo vệ và nâng cao vai trò
của giáo viên nữ trong công tác chuyên môn và đời sống.
+ Tăng cường các vị trí làm việc thật phù hợp cho các giáo viên nữ nhằm phát
huy tốt năng lực của họ tạo tiền để phát triển vị thế công việc.
+ Tạo điều kiện thuận lợi về mặt công tác và gia đình cho giáo viên nữ.
+ Nâng cao hiểu biết của phụ huynh về vai trò và tầm quan trọng của GV nữ
trong công tác đào tạo và quản lý.
+ Bồi dưỡng liên tục, kịp thời, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ GV nữ
để không ngừng phát huy năng lực bản thân.
+ Tạo ra sân chơi, các cuộc thi và các ngày lễ hội kỷ niệm nhằm tri ân đến đội
ngũ giáo viên nữ tại các trường.
+ Luôn tạo ra môi trường làm việc năng động, cơ hội cọ xát và trau đổi chuyên
môn lẫn nhau để có thể học tập kinh nghiệm từ đồng nghiệp khác.
+ Tạo được niềm tin và lòng yêu nghề đối với đội ngũ giáo viên nữ.
Chính từ những giải pháp trên hi vọng rằng có thể góp một phần nào đó vào công
cuộc thay đổi vấn nạn bất bình đẳng giữa GV nam và GV nữ trong môi trường Giáo dục.
2.3 Giữa học sinh nam và học sinh nữ.
10
Tổng kết năm học 2015 của cục thống kê trên cả nước có gần 22 triệu học sinh
đang được theo học tại các cấp bậc giáo dục trong hệ thống đào tạo cả nước. Trong đó tại
bậc học Phổ thông:
+ Học sinh nam: 7.540.074 người.
+ Học sinh nữ: 7.813.711 người.
Bậc Cao đẳng và ĐH:
+ Sinh viên nam: 1.033.900 người
+ Sinh viên nữ: 1.084.600 người.
Tuy nhiên khi nhìn vào bảng số liệu sau đây về tình hình đi học của nam và nữ từ
nam tuổi trở lên ta lại thấy một sự bất bình đẳng trong giáo dục.
BẢNG 3: TỶ TRỌNG DÂN SỐ TỪ 5 TUỔI TRỞ LÊN THEO TÌNH
TRẠNG ĐI HỌC NĂM 2014 ( Đơn vị % )
ĐANG ĐI HỌC
GIỚI
CHƯA TỪNG
ĐÃ THÔI
TÍNH
ĐI HỌC
HỌC
GIÁO DỤC
CHUNG
PHỔ
THÔNG
GIÁO DỤC
NGHỀ
NGHIỆP VÀ
ĐẠI HỌC
NAM
3.0
73.4
23.5
18.8
2.5
NỮ
5.8
72.4
21.7
17.3
2.5
Nguồn: Tổng cục điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2014
BẢNG 4: TỶ LỆ DÂN SỐ BIẾT CHỮ TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN CHIA THEO
GIỚI TÍNH TỪ 1989 – 2014 ( Đơn vị % )
GIỚI TÍNH
1989
1999
2009
2014
TOÀN QUỐC
88.2
91.1
94.0
94.7
11
NAM
92.8
94.3
96.0
96.4
NỮ
84.2
88.2
92.0
93.0
Nguồn: Năm 1989 1999 2009 theo Ban chỉ đạo điều tra dân số và nhà Trung Ương,
Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009. Biểu 7.5, trang 92, NXB Thống Kê 2010
Từ số liệu của các bảng thống kê ta đã phần nào thấy được sự bất bình đẳng giới
giữa học sinh nam và nữ trong việc tiếp xúc với giáo dục. Nguyên nhân của hệ lụy này
cũng xuất phát từ lối suy nghĩ lạc hậu từ thời phong kiến cổ xưa của việc “Trọng nam
khinh nữ” và nó càng trở nên trầm trọng hơn ở những vùng núi, cao nguyên, những vùng
kinh tế khó khăn hay hải đảo, những nơi mà trình độ dân trí còn thấp kém ảnh hưởng đến
việc nhận định vai trò của nữ giới trong việc tiếp xúc với nhu cầu được học tập. Bên cạnh
đó vấn nạn tảo hôn, kết hôn sớm cũng là một phần ảnh hưởng đến trình độ học vấn của
học sinh nữ khi các em phải ngừng học, bỏ học giữa chừng để kết hôn sớm. Và các vấn
nạn nữ giới nên chủ yếu ở nhà lo công việc trong nhà tốt hơn ra ngoài làm việc lớn cũng
góp phần khiến số học sinh nữ giới tiếp xúc với giáo dục khó khăn hơn.
Giải pháp cho vấn đề này là một việc vô cùng cần thiết và cấp bách nhằm hạn chế
sự bất bình đẳng giới trong giáo dục:
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục giới tính cho các hộ gia đình ở
vùng sâu, vùng xa, nông thôn, nơi các đồng bào dân tộc ít người còn hạn chế kém ở khâu
nhận thức giới tính.
+ Tăng cường công tác bảo vệ, giúp đỡ cho các em học sinh nữ có điều kiện gia
đình khó khăn, tích cực vận động cho các em được đến lớp đúng độ tuổi.
+ Tạo môi trường bình đẳng giới ở cả ba môi trường gia đình, nhà trường và xã
hội để các em có thể phát huy bản thân mình.
+ Giúp các em thấy được tầm quan trọng của bản thân, không có những suy nghĩ
tự ti, phó mặc cho cuộc sống với tư tưởng lỗi thời lạc hậu.
+ Nâng cao công tác đào tạo, tay nghề và trình độ chuyên môn, mở thêm các lớp
học phù hợp với đời sống lao động của nữ giới.
12
+ Trong nhà trường luôn có những cuộc thi tìm hiểu về nữ giới, những cuộc thi
thể hiện kỹ năng, bản lĩnh của học sinh nữ, tạo môi trường lành mạnh, năng động cho học
sinh nữ tham gia vào các công tác đoàn hội nhiều hơn để làm chủ vị thế của mình..
Từ những giải pháp trên mong rằng tạo một phần nhỏ sự chuyển biến tích cực
trong vấn đề bất bình đẳng giữa học sinh nam và học sinh nữ trong giáo dục.
2.4 Giữa học sinh / sinh viên trong các gia đình giàu và nghèo.
Bên cạnh vấn đề bất bình đẳng giữa trường CL và trường NCL; giữa GV nam và
GV nữ; HS nam và HS nữ thì một bất cập cũng đáng quan tâm trong vấn nạn bất bình
đẳng giáo dục đó chính là khoảng cách giàu nghèo giữa học sinh, sinh viên trong từng cấp
độ giáo dục. Vấn nạn này đang ngày càng được thể hiện nhiều hơn thông qua các năm và
đang là nổi lo âu đáng báo động trong xã hội, làm giảm thiểu hay kìm hãm đi sự phát triển
của giáo dục. Thông qua các cuộc điều tra, khảo sát và thống kê một vài năm đã cho
chúng ta thấy được phần nào bức tranh tổng quát về vấn đề này:
Nguồn: Tổng
cục điều tra
dân số và nhà
Việt
năm 2009
Nam
13
Nguồn: Tổng cục điều tra dân số và nhà Việt Nam năm 1998
Từ bảng thống kê số liệu ở trên ta có thể nhận ra rằng:
Trình độ phân hóa giàu nghèo ở học sinh sinh viên thể hiện ít nhất ở lứa tuổi cấp
1 lí do ở đây nhờ vào chính sách phổ cập giáo dục vào lớp 1 của chính phủ Việt Nam mà
trình độ phân hóa giàu nghèo ở đây không có khoảng cách xa nhau, các gia đình vẫn đủ
chi tiêu để giúp con em mình tới trường. Tuy nhiên càng lên cao, chi phí học tập tăng cao
hơn, nhu cầu học tập và điều kiện học tập đòi hỏi cao hơn khiến cho tình trạng các gia
đình không đủ khả năng lo cho việc đến trường của các em vì thế cũng tăng mạnh. Số liệu
cho thấy ở khoảng cấp 3 và ĐH, hầu như các gia đình có hoàn cảnh khó khăn rất khó cho
việc có thể giúp cho con em mình theo tiếp con đường học tập từ đó dẫn ra hệ lụy bất
bình đẳng sâu sắc giữa học sinh sinh viên trong gia đình nghèo và giàu. Bên cạnh đó,
nước ta còn nhiều vùng kinh tế khó khăn, cha mẹ phải lo mưu sinh nên việc tiếp cận giáo
dục với các em cũng còn nhiều vấn đề nan giải.
Chính vì thế để giảm thiểu được sự bất bình đẳng ngày càng to lớn trong giáo dục
về vấn đề phân hóa giàu nghèo trong học sinh sinh viên, Đảng và nhà nước cần có những
biện pháp thiết thức giúp cho các em có cơ hội tiếp xúc được với giáo dục:
+ Tăng cường tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân về giáo
dục để họ có thể hiểu ra tầm quan trọng của việc được học tập.
+ Tạo ra các chính sách nhằm khuyến khích học tập cho các em học sinh khó
khăn, miễn giảm học phí, trau tặng học bổng, vốn vay ngân hàng lãi suất thấp cho học tập,
cung cấp đội ngũ giáo viên có chất lượng chuyên môn đến những vùng còn khó khăn.
+ Tạo ra môi trường làm việc, đầu ra cho các em học sinh sau khi tốt nghiệp để có
thể phụ giúp gia đình tạo điều kiện giúp đỡ gia đình hơn.
+ Mở thêm các lớp dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, bổ túc văn hóa để giúp
các em có nhiều con đường lựa chọn hơn nhưng vẫn tạo được đội ngũ lao động chất
lượng cung cấp cho xã hội.
+ Tạo môi trường học tập năng động, đoàn kết, không phân chia hay tạo khoảng
cách giàu nghèo trong môi trường giáo dục. Để các em luôn cảm thấy một sự giáo dục
ngang bằng nhau trong chính sách đào tạo nguồn.
14
KẾT LUẬN
Một đất nước muốn phát triển vững bền thì giáo dục phải luôn là một vấn đề
trọng tâm cần phải quan tâm sâu sắc nhất trong sự phát triển. Giáo dục chính là quốc sách
hàng đầu và tiên quyết góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình đi lên của mọi
quốc gia dân tộc trên thế giới. Chính vì lý do đó, việc quan tâm đến giáo dục, xóa đi vấn
đề bất bình đẳng xã hội trong Giáo dục là một việc làm cấp thiết, giúp cho Giáo dục
không bị kìm hãm, làm giảm đi tính hiệu quả trong công tác chuyên môn, đào tạo và quản
lý. Từ đó mới có thể tạo nên những động lực to lớn cho việc thúc đẩy nhu cầu dạy và học
trong cả nước. Bằng sự quan tâm, chỉ đạo và chủ trương của Đảng và nhà nước em tin
rằng sẽ luôn có những thay đổi, cập nhật và những biện pháp kịp thời nhằm giúp cho xã
hội hóa ngày càng tốt hơn và người dân dễ dàng tiếp cận với giáo dục nhiều hơn nữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ PHỤ LỤC GHI CHÚ
1. Võ Thị Ngọc Lan, Xã Hội Học Giáo Dục, NXB Đại học Quốc Gia, TP.
Hồ Chí Minh, 10/2012.
15
2. Đỗ Thiên Kính, Xã Hội Học Số 1, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội
2005.
3. Tổng cục điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009; Giáo dục ở Việt
Nam: Phân tích các chỉ số chủ yếu, Bộ kế hoạch và đầu tư tổng cục thống kê, Hà
Nội, 2011.
4. Điều tra dân số và nhà ở giữa kì thời điểm 01/04/2014: Các kết quả chủ
yếu , Bộ kế hoạch và đầu tư Tổng cục thống kê, Hà Nội 9/2015.
5. Trang web tổng cục thống kê: www. gso.gov.vn.
PHỤ LỤC GHI CHÚ :
1. CL: công lập
2. NCL: ngoài công lập
3. GV: giáo viên
16