Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

PR và Quảng cáo DVTC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 26 trang )

a

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI THUYẾT TRÌNH
TÊN ĐỀ TÀI:
QUẢNG CÁO & PR (PUBLIC RELATIONS)

Nhóm Sinh viên thực hiện:

NHÓM 11

Đề tài số:

11 (Quảng cáo – PR)

Môn học:

Marketing dịch vụ tài chính

Giảng viên hướng dẫn:

ThS. Trần Thị Ngọc Quỳnh

Lớp:

MKE304_162_D12



Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2017


a

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

BÀI THUYẾT TRÌNH
TÊN ĐỀ TÀI:
QUẢNG CÁO & PR (PUBLIC RELATIONS)

Nhóm Sinh viên thực hiện:

NHÓM 11

Đề tài số:

11 (Quảng cáo – PR)

Môn học:

Marketing dịch vụ tài chính

Giảng viên hướng dẫn:


ThS. Trần Thị Ngọc Quỳnh

Lớp:

MKE304_162_D12

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2017


DANH SÁCH NHÓM
STT
1
2
3
4
5
6

MSSV
030630141085
030630142934
030631150948
030630141299
030631150347
030630142416

HỌ & TÊN ĐỆM
Lưu Minh
Nông Hồng
Đỗ Trúc

Trần Thị Tuyết
Nguyễn Thị Mỹ
Mai Kim

Trang 3/26

TÊN
Duy
Ngọc
Thông
Trâm
Trinh
Yến

LỚP
DH30NH05
DH30TC06
DH31TC03
DH30NH04
DH31MK01
DH30NH05


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Trang 4/26


MỤC LỤC

PHẦN 1: SO SÁNH QUẢNG CÁO VÀ PR ...................................................7
1.1 Khái niệm: ..............................................................................................7
1.2 So sánh: ..................................................................................................7
PHẦN 2: MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA QUẢNG CÁO PHẨM DỊCH VỤ
TÀI CHÍNH, VÍ DỤ MINH HỌA: ...........................................................................10
2.1 Phương tiện truyền thông đại chúng (TV) ...........................................10
2.1.1 Tính vô hình ..................................................................................10
2.1.2 Sự không chắc chắn ......................................................................10

2.1.3 Chi phí ...........................................................................................11
2.1.4 Điều kiện tiên quyết ......................................................................11
2.2 Quảng cáo trên mạng xã hội (facebook) ..............................................13
2.2.1 Tính lan tỏa ...................................................................................13
2.2.2 Khả năng tiếp cận khách hàng ......................................................13
2.2.3 Chi phí ...........................................................................................13
2.2.4 Tính chi tiết ...................................................................................13
PHẦN 3: . Một số chiến lược/hoạt động PR mà các TCTC thường áp dụng. Ví
dụ minh họa. ..............................................................................................................15
PHẦN 4: . Dự đoán xem xu hướng các tổ chức tài chính tại Việt Nam sử dụng
quảng cáo hay PR nhiều hơn. Giải thích ...................................................................23

Trang 5/26


MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa thương mại cơ bản ổn định hiện nay, nền kinh tế
ngày càng phát triển, mở rộng toàn diện. Tài chính là một lĩnh vực hết sức quan
trọng trong nền kinh tế của một quốc gia. Quốc gia đó được đánh giá trình độ phát
triển hay không phụ thuộc rất lớn vào nền tài chính vững mạnh của nó. Việc vận
hành hệ thống tài chính tốt đem lại rất nhiều cơ hội tốt, thành tựu mà nó mang lại là
rất lớn cho quốc gia đó. Tuy nhiên, để có được những thành tựu như hiện nay thì
nền kinh tế tài chính nước ta cũng phải trải qua những khó khăn. Việc cạnh tranh
giữa các tổ chức tài chính với mục tiêu tạo địa vị cho tổ chức mình và được càng
nhiều công chúng biết đến, đặc biệt là nhiều người sử dụng dịch vụ tài chính của tổ
chức.
Một trong những cách mà các tổ chức tài chính thu hút người sử dụng đó
chính là PR - Quan hệ công chúng. Bởi khai thác tối đa khách hàng cũng chính là
thước đo giá trị doanh nghiệp, tổ chức tài chính đó. PR xuất hiện khiến cho các tổ
chức tài chính gặp nhiều thách thức, khó khăn nhưng đồng thời tạo ra nhiều cơ hội

cho những ai nắm bắt đúng thời cơ. PR cần được phát triễn hơn nhất là những nước
đang phát triễn như Việt Nam, qua đó có thể nâng cao chất lượng tổ chức, hội nhập
quốc tế.
Nhằm mục đích khái quát "Chiến lược PR – Quan hệ công chúng của các tổ
chức tài chính hiện nay ở Việt Nam", chúng em đã mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu,
tham khảo thông tin trong bài tiểu luận này. Do đây là lần đầu tiên chúng em tiếp
cận với đề tài này nên không thể tránh khỏi những sai sót mong Giảng viên hướng
dẫn đóng góp ý kiến, cung cấp thêm thông tin để bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn.

Trang 6/26


PHẦN 1:

SO SÁNH QUẢNG CÁO VÀ PR

1.1 Khái niệm:
 PR (Public Relations): là việc quản lý truyền thông nhằm xây dựng, duy trì
mối quan hệ tốt đẹp giữa một tổ chức, một cá nhân với công chúng của họ.
Từ đó mà tạo ra hình ảnh tốt đẹp, củng cố uy tín, tạo dựng niềm tin và thái
độ của công chúng với tổ chức và cá nhân theo hướng có lợi nhất.
 Quảng cáo: Theo Philip Kotler: “Quảng cáo là những hình thức truyền thông
không trực tiếp, được thực hiện thông qua những phương tiện truyền tin phải
trả tiền và xác định rõ nguồn kinh phí.”
1.2 So sánh:
Giống nhau:
Đều là một quá trình truyền thông đến công chúng nhằm giới thiệu hàng hóa
dịch vụ, hình ảnh của một tổ chức, doanh nghệp. Đó là quá trình đưa các thông điệp
qua các phương tiện truyền tin tác động vào đối tượng, tạo nên tình cảm và ấn
tượng tốt đẹp trong lòng họ, củng cố niềm tin và thúc đẩy hành động có lợi cho

người đưa thông tin.
Thông tin một chiều: thông báo thương mại, được chuyển từ người bán hàng
đến khách hàng tiềm năng, chủ yếu hướng đến đối tượng mua hàng.
Là tiếng nói trực tiếp của chính người bán hàng về sản phẩm của mình nên
họ luôn ca ngợi sản phẩm của mình.
 Khác nhau:
NỘI DUNG

QUẢNG CÁO

PR
Hướng

Đối tƣợng

Khách hàng mục tiêu

tới cộng

đồng,

công chúng rộng rãi :
nhân viên, nhà đầu tư, nhà
cung cấp, nhà phân phối,

Trang 7/26


cộng đồng…
Phương tiện truyền thông,

Phƣơng tiện

thường xuất hiện trên ti vi,
áp phích lớn, băng rôn,…

Phương tiện truyền thông
và những loại hình sự kiện

Đưa thông tin làm thay
đổi hành vi của người tiêu Đưa thông tin làm thay
dùng, để họ trở thành đổi nhận thức của công
khách hàng của mình. chúng về doanh nghiệp.
Mục đích

Nhằm kích thích tiêu thụ Xây dựng và bảo vệ danh
sản phẩm, hàng hóa, dịch tiếng, uy tín cho các tổ
vụ và tăng cường khả chức.
năng

cạnh

tranh

cho

doanh nghiệp.

Tính chất

Chỉ thể hiện bề nổi của Thể hiện được chiều sâu

sản phẩm, dịch vụ.

của sản phẩm, dịch vụ

Chi phí cho hoạt động Không phải trả tiền, chi
Chi phí

quảng cáo rất tốn kém.

phí cho hoạt động PR đỡ
tốn kém hơn.

Đối tƣợng sử dụng

Chủ yếu dành cho các Có thể sử dụng cho tất cả
doanh nghiệp.

các tổ chức, cá nhân.

Quy mô nhỏ hơn, thường
Quy mô

chỉ quảng cáo cho một Quy mô rộng, có tầm bao
lĩnh vực, một sản phẩm.
quát hơn.

Hiệu quả

Thường thấy trực tiếp và Không thể đo trong tức
Trang 8/26



Khủng hoảng

nhanh hơn.

thì.

Không được sử dụng.

Công cụ hữu hiệu.

Trang 9/26


PHẦN 2:

MỘT SỐ ĐẶC TRƢNG CỦA QUẢNG CÁO PHẨM DỊCH VỤ

TÀI CHÍNH, VÍ DỤ MINH HỌA:
 Phương tiện thực hiện quảng cáo:
-

Phương tiện truyền thông đại chúng (TV)

-

Mạng xã hội

-


Các phương tiện khác

2.1 Phƣơng tiện truyền thông đại chúng (TV)
2.1.1 Tính vô hình
Tính vô hình của sản phẩm dịch vụ tài chính đã dẫn đến việc khó khăn trong
quá trình quảng cáo sản phẩm khi khách hàng không nhìn thấy, không thể nắm giữ
được sản phẩm.
Chính vì đặc trưng này làm cho quảng cáo sản phẩm dịch vụ tài chính khó
truyền tải được hết nội dung của sản phẩm, là một rào cản trong quá trình truyền đạt
thông tin đầy đủ, cụ thể để khách hàng hình dung, hiểu rõ về sản phẩm của tổ chức
tài chính.
2.1.2 Sự không chắc chắn
Để giảm bớt sự không chắc chắn thông qua quảng cáo sản phẩm dịch vụ tài
chính, khách hàng buộc phải tìm kiếm các dấu hiệu chứng tỏ chất lượng sản phẩm
dịch vụ thông qua các kênh khác. Đó là địa điểm giao dịch, mức độ trang bị kỹ
thuật công nghệ, trình độ cán bộ quản lý và nhân viên, đặc biệt là các mối quan hệ
cá nhân và uy tín, hình ảnh của các tổ chức.
Một quảng cáo về sản phẩm của tổ chức tài chính phải thuyết phục được
khách hàng thông qua biện pháp trực tiếp và gián tiếp:
-

Trực tiếp: Làm cho khách hàng hình dung được sản phẩm đó là gì, giá trị cốt
lõi, chủ đích mà sản phẩm đó mang lại cho người sử dụng, sản phẩm đó có
phù hợp với bản thân khách hàng không?

-

Gián tiếp: Thấy được tác phong chuyên nghiệp trong tổ chức, có sở vật chất,
hệ thống giao dịch, công nghệ, bảo mật hiện đại.

Trang 10/26


2.1.3 Chi phí

-

Tốn kém chi phí

-

Thời gian để dàn dựng, thực hiện, hoàn thành một video quảng cáo dài, tốn
kém chi phí, nguồn nhân lực.

2.1.4 Điều kiện tiên quyết
Tăng tính hữu hình của sản phẩm dịch vụ cung ứng thông qua thông qua
quảng cáo bằng cách đưa ra hình ảnh, biểu tượng khi quảng cáo, nội dung quảng
cáo không chỉ mô tả dịch vụ cung ứng mà còn tạo cho khách hàng đặc biệt chú ý
đến những lợi ích mà sản phẩm dịch vụ đem lại. Đồng thời phải cung cấp đầy đủ
những thông tin cần thiết cho khách hàng về hiệu quả hoạt động của ngân hàng,
trình độ công nghệ và đội ngũ nhân viên.

Trang 11/26


Các tổ chức cần có sự khác biệt, độc đáo trong quảng cáo sản phẩm của tổ
chức mình, nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cận, tăng sự nhận biết của khách hàng đối
với sản phẩm, dịch vụ của tổ chức tài chính.
Khách hàng thường dựa vào thương hiêu, sự uy tín của tổ chức tài chính để
chọn sử dụng dịch vụ.

Ví dụ:

Hình 1: Video quảng cáo về ứng dụng mobile banking của Ngân hàng VCB

Hình 2: Video quảng cáo về sản phẩm bảo hiểm của Manulife

Trang 12/26


2.2 Quảng cáo trên mạng xã hội (facebook)
2.2.1 Tính lan tỏa
Facebook có tính lan tỏa rộng rãi. Nếu một ai đó bình luận hoặc like chia sẻ
trên “Wall” của họ thì nó cũng sẽ xuất hiện trên newfeed bạn bè họ. Nếu họ
comment hoặc like sản phẩm của fanpage facebook thì một lần nữa fanpage lại xuất
hiện trên newfeed của bạn bè người đó. Cứ như vậy, sản phẩm của tổ chức sẽ được
nhiều biết đến và tăng lượng khách hàng mua sản phẩm nhiều hơn.
2.2.2 Khả năng tiếp cận khách hàng
Facebook có khả năng tiếp cận mục tiêu khách hàng sâu: Khi sử dụng quảng
cáo của Facebook, tổ chức có thể tiếp cận chính xác dựa theo giới tính, độ tuổi, nơi
cư trú, tình trạng hôn nhân, học vấn, nơi làm việc, thiết bị smartphone…
2.2.3 Chi phí
Chính nhà quảng cáo, sẽ quyết định muốn trả bao nhiêu cho một quảng cáo.
Thực ra, nhà quảng cáo có thể điều chỉnh thủ công chi phí. Nếu không, Facebook sẽ
tự động tính toán giá thầu cho nhà quảng cáo dựa trên ngân sách đặt ra và khoảng
thời gian chạy quảng cáo.
Chi phí sử dụng được linh hoạt hơn, dễ dàng kiểm soát, chi phí thấp.
2.2.4 Tính chi tiết
Nhà quảng cáo có thể quyết định nội dung của quảng cáo: hình ảnh, văn bản,
video,..thông tin đến khách hàng cụ thể về sản phẩm của tổ chức mình, tạo ra một
cái nhìn trực quan, rõ ràng về sản phẩm mà tổ chức tài chính cung cấp.


Trang 13/26


Ví dụ về quảng cáo trên mạng xã hội:

Trang 14/26


PHẦN 3:

MỘT SỐ CHIẾN LƢỢC/HOẠT ĐỘNG PR MÀ CÁC TCTC

THƢỜNG ÁP DỤNG. VÍ DỤ MINH HỌA.
Một chiến lược thích hợp sẽ làm cho mọi việc có liên quan được triển khai
một cách trôi chảy. Chiến lược là cách thức bạn sẽ đạt mục tiêu đã vạch ra, còn
chiến thuật là những điều cụ thể mà bạn sẽ triển khai để đạt được mục tiêu đó.
Chiến lược là kế hoạch bao quát, mô tả cách thức chính yếu để đạt được mục tiêu
của TCTC. Cũng chính là nền tảng để xây dựng chương trình chiến thuật.
 Chiến lƣợc PR mà các TCTC thƣờng áp dụng, gồm:
Tổ chức sự kiện: những chương trình như các lễ, các buổi lễ khai trương, khánh
thành, động thổ, kỷ niệm,… các hoạt động này đến với đối tượng tiêu dùng dễ
dàng được chấp nhận hơn, ít thể hiện tính thương mại. Công chúng tiếp nhận
thường thấy thoải mái và dễ tin hơn.
+ Ngày 15/4/2017, Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt
Nam (BIDV) - ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam đã kỷ niệm 60 năm
ngày thành lập. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả
Phiêu, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Chủ tịch Quốc hội Lào
Pany Yathotu đã tới dự.


Hình 7: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Lao động
hạng Nhất cho ngân hàng BIDV.

Trang 15/26


 Tài trợ: tài trợ từ thiện, tài trợ thƣơng mại…
Nằm trong chương trình “Cùng Maritime Bank hành động vì đồng bào miền
Trung”, ngày 31/3/2017, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Maritime Bank
đã tổ chức Lễ Bàn giao công trình cải tạo sửa chữa trường THCS Phương Điền,
trường Mầm non Hương Thủy và xe cứu thương cho huyện Hương Khê, tỉnh Hà
Tĩnh. Tổng ngân sách tài trợ cho những hạng mục này hơn 2,6 tỷ đồng. Ngân
hàng đã và đang chia sẽ để đóng góp một phần nhỏ cho đồng bào miền Trung
gặp khó khăn, bên cạnh đó sẽ giúp ngân hàng gây dựng hình ảnh, tình cảm đẹp
của công chúng.

Hình 8: Đại diện UBND, Ngân hàng và nhà trường cắt băng khánh thành
công trình.
“Ngày hội việc làm BUH” diễn ra ngày 27/05/2017 tại trường Đại học Ngân
hàng vừa qua có sự tài trợ của rất nhiều ngân hàng như Ngân hàng ACB, VIB,
VPBank, TPBank,… việc các ngân hàng đồng tài trợ là 1 phần trong PR tổ chức
của họ, sẽ được nhiều người biết đến, nhằm quảng bá hình ảnh, giới thiệu nội
bộ, … bằng các trò chơi hấp dẫn, check-in tặng quà,… cũng như thu hút nhân
lực thông qua các bài phỏng vấn nhỏ, ngắn gọn tại chỗ.
Trang 16/26


Hình 9: Các ngân hàng và các tổ chức đồng tài trợ “Ngày hội việc làm BUH”
Ngày 3/6/2017, Vietcombank tài trợ 3 tỷ đồng xây dựng trường mầm non xã
Quang Phục, tỉnh Hải Dương. Vietcombank thực hiện các công tác an sinh xã

hội chủ yếu dành cho lĩnh vực giáo dục và y tế. Việc tài trợ này không chỉ mang
tính nhân văn cao, tác động không nhỏ tới nhiều người, tạo thiện cảm, mà còn
thông qua đó giúp hình ảnh của Ngân hàng Vietcombank đẹp hơn, làm cho mọi
Trang 17/26


người biết đến tổ chức mình, xây dựng hình ảnh đẹp cho tổ chức, nhiều người
quan tâm, thu hút khách hàng tiềm năng cho ngân hàng.

Hình 10: Đại diện tỉnh Hải Dương nhận tài trợ từ Vietcombank
Bên cạnh việc các TCTC đồng hành tài trợ nhiều chương trình thì còn
tăng cường phát triễn về nhiều mặt khác:
 Nỗ lực phát triển về phương diện tin tức sản phẩm, dịch vụ, con người của tổ
chức cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính đó.
Ngày 22/3/2016 VietinBank ra mắt dịch vụ “Chuyển tiền di động, rút tiền
linh hoạt không cần thẻ”. Với dịch vụ này, khách hàng có thể dùng VietinBank iPay
để chuyển tiền cho một thuê bao điện thoại di động. Người nhận tiền có thể rút tiền
tại bất kỳ cây ATM nào của VietinBank trên toàn quốc mà không cần dùng thẻ.
Vietinbank đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu
cầu của công chúng. Việc dịch vụ này xuất hiện sẽ là lựa chọn ưu tiên, cần thiết đối
với khách hàng của ngân hàng. Nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm,
dịch vụ chuyển tiền di động mới.

Trang 18/26


 Truyền thông liên tục về dịch vụ tới công chúng liên quan: việc này giúp
thông tin không bị dồn ứ, mất cân bằng trong hoạt động, sự chồng chéo chức năng
trong hoạt động nhân viên. Tránh tồn tại các thông tin không rõ nguồn gốc, gây
thiệt hại cho tổ chức.

-

Thông báo ngày 28/4/2017 của Ngân hàng BIDV về việc Lưu ý khách hàng

thay đổi mã số PIN thẻ định kỳ.

Thời gian trước đó đã có rất nhiều thông tin tài khoản ngân hàng khác của
khách bỗng dưng “bốc hơi”. Đứng trước tình hình trên, để đảm bảo an toàn trong
dịch vụ sử dụng thẻ, BIDV triển khai đổi mã số PIN (mã số bí mật gồm 6 số để thực
Trang 19/26


hiện an toàn giao dịch tại máy ATM và các thiết bị thanh toán) đối với chủ thẻ ghi
nợ nội địa tại máy ATM BIDV theo định kỳ. Khi Quý khách giao dịch, nếu màn
hình sẽ hiển thị thông báo nhắc Quý khách đổi PIN. Quý khách hàng nên chủ động
đổi số PIN định kỳ 3 tháng/lần để đảm bảo an toàn giao dịch cho thẻ của mình.
Việc này đã giúp BIDV nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu
cầu cần thiết của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Tạo lòng tin và giúp
khách hàng sử dụng cảm thấy yên tâm hơn và tin tưởng vào dịch vụ của ngân hàng.
 Các hoạt động thương mại trực tiếp với khách hàng như hội nghị khách hàng,
chương trình về huấn luyện, sử dụng và vận hành sản phẩm, tổ chức triễn lãm,…
hiệu quả mang lại rất lớn tuy chi phí bỏ ra không cần quá cao. Những hoạt động này
nếu tốt sẽ ghi dấu ấn thương hiệu của tổ chức trong lòng công chúng, người tham
gia. Cũng cần quan tâm tới định hướng khách hàng mà tổ chức mình hướng đến để
tránh thực hiện kế hoạch không rõ ràng hay quá dàn trải.
Agribank tham dự hội thảo, triễn lãm Banking Vietnam 2017. Trong hai
ngày 18-19/5 tại TP Hồ Chí Minh, hội thảo, triễn lãm Banking Vietnam 2017 đã
diễn ra với chủ đề “Công nghệ số thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam”.
Agribank có tham gia và là nhà tài trợ kim cương cũng chính là cơ sở gây ấn tượng,
hình ảnh tốt của ngân hàng trong lòng khách hàng. Đây là cơ hội để Agribank giới

thiệu những sản phẩm mới mang lợi ích, điểm mạnh mà ngân hàng đem lại cho
khách hàng nếu lựa chọn Agribank. Khách hàng được thực tế tham khảo, cũng như
được giải đáp thắc mắc trực tiếp.

Trang 20/26


Các cán bộ Agribank giới thiệu sản phẩm của Agribank đến khách hàng.
 Hoạt động công ích của các tổ chức giúp nâng cao uy tín của mình bằng cách
đóng góp nguồn lực (tài chính, nhân lực và thời gian) cho những việc công ích một
cách thích đáng.
Hội chợ gây quỹ từ thiện "Chia sẻ yêu thương" của Vietcombank HCM.

Trang 21/26


Cán bộ Vietcombank giới thiệu sản phẩm của buổi hội chợ đến khách hàng.
Hội chợ diễn ra tập trung vào sự tương tác của người nhận thông điệp để tạo
ra các thái độ tích cực và niềm tin vào thương hiệu, giữ vững tình cảm của công
chúng.
 Bên cạnh còn đẩy mạnh tác động tới việc xuất bản ấn phẩm như những bài
báo, tư liệu nghe nhìn, bản tin của tổ chức cung cấp SPDV tài chính và các tạp
chí,… nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của các nhóm công chúng mục tiêu. Tránh
sự tồn tại của những quan điểm, thành kiến mâu thuẫn và không có thực về tổ chức.
Để người tiêu dùng khi tiếp nhận dịch vụ thường thấy thoải mái hơn, ít bị cảm giác
như là quảng cáo.

Trang 22/26



PHẦN 4:

DỰ ĐOÁN XEM XU HƢỚNG CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TẠI

VIỆT NAM SỬ DỤNG QUẢNG CÁO HAY PR NHIỀU HƠN. GIẢI THÍCH
 Các tổ chức tài chính tại Việt Nam sẽ sử dụng PR nhiều hơn quảng cáo.
Vì:
PR sẽ giúp xây dựng lòng tin của khách hàng. Vì sản phẩm của các tổ chức
tài chính là sản phẩm vô hình, khi đó yếu tố giúp khách hàng móc ví chính là uy tín
của tổ chức, uy tín của nhãn hàng, uy tín của người bán hàng đã được xác thực bởi
chuyên gia, bạn bè, người tiêu dùng, người nổi tiếng, người có uy tín trong cộng
đồng. điều này sẽ có được thông qua PR mà không phải là quảng cáo.
Thêm vào đó, khi khách hàng đọc một quảng cáo họ sẽ biết ngay là: “người
ta đang tìm cách bán hàng cho mình đây!”. Còn đối với PR: khi một độc giả đọc
một bài viết về sản phẩm và dịch vụ của bạn hay xem một bản tin trên tivi, họ
thường cho rằng bạn không trả tiền cho các tin này và họ xem xét, lắng nghe chúng
một cách khá tự nhiên so với việc xem quảng cáo khi xuất hiện trên báo chí, truyền
hình dưới dạng tin độc lập, do đó PR sẽ giúp tạo dựng được uy tín lớn đối với khách
hàng về sản phẩm và dịch vụ của mình.
PR chính là công cụ hiệu quả để gắn kết và thu hút sự tham gia của khách
hàng trong dài hạn. Có nghĩa là các tổ chức tài chính hướng đến việc giữ chân
khách hàng cũ, thông qua đó để thu hút khách hàng mới.
Thêm vào đó, các tổ chức tài chính sẽ hướng việc PR qua internet bằng cách
thông qua các trang web, mạng xã hội, các ứng dụng trên thiết bị di động. Vì việc
sử dụng thiết bị di động đang gia tăng, đặc biệt trong giới trẻ. Họ chủ yếu sử dụng
các nguồn tin tức trực tuyến trên Facebook hay Google để đọc báo, cập nhật thông
tin, thời sự chứ không phải xem TV như trước đây. Nên việc sử dụng PR sẽ phù hợp
và hiệu quả hơn sử dụng quảng cáo.
Số liệu thực tế: Từ năm 2010 đến 2014, thời gian xem TV trung bình hằng
ngày đã giảm từ 134 phút xuống còn 108 phút, trong khi đó, thời gian sử dụng

internet trung bình đã gia tăng đáng kể từ 84 phút lên 310 phút một ngày
Trang 23/26


Thống kê số liệu từ 1/1/2015
Thời gian sử dụng internet trung bình một ngày
Mạng xã hội trung bình là 3 giờ 04 phút
Thời gian xem tivi trung bình của những người sử dụng internet chỉ là 1 giờ
48 phút.

Trang 24/26


KẾT LUẬN
Việc sử dụng PR như thế nào cho tốt sẽ phụ thuộc rất lớn vào tính chất công
việc của từng tổ chức, các tổ chức tài chính sử dụng PR nhiều hơn quảng cáo vì
dịch vụ tài chính là vô hình. Trước những chiến lược PR tổ chức phải nghiên cứu
thị trường, tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả để chiến lược tạo ra gây ấn tượng,
thu hút khách hàng. Thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay đòi hỏi
các tổ chức cần phải quan tâm tới chiến lược PR của tổ chức hơn nữa.

Trang 25/26


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×