Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

XÂY DỰNG CƠ SỞ HỌC LIỆU CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC PHẦN THIÊN VĂN VÀ QUANG HỌC TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC TIỂU HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.45 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ

NGUYỄN THANH HUY

XÂY DỰNG CƠ SỞ HỌC LIỆU CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC
PHẦN THIÊN VĂN VÀ QUANG HỌC TRONG MÔN
KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VẬT LÝ

NGUYỄN THANH HUY
Chuyên ngành: Sư phạm vật lý
Mã ngành: 102

XÂY DỰNG CƠ SỞ HỌC LIỆU CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC
PHẦN THIÊN VĂN VÀ QUANG HỌC TRONG MÔN
KHOA HỌC TỰ NHIÊN Ở BẬC TIỂU HỌC

Mã số sinh viên: K39.105.067

Hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Hảo


Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn hết sức tận tình và đầy nhiệt
tâm của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hảo. Nhân đây em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến cô. Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng nhưng chắc chắn luận văn khó tránh khỏi những
thiếu sót ngoài ý muốn. Em rất mong nhận được những góp ý thẳng thắn, chân tình
của quý thầy cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô trong Khoa Vật lý và quý Thầy Cô trong Khoa Giáo
dục Tiểu học đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu thực hiện đề tài.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành đến sự đóng góp quý báu của các bạn sinh viên
trong nhóm H.HKA trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh gồm bạn Tạ
Hoàng Anh Khoa (sinh viên năm khóa 40 Khoa Vật lý) và bạn Phạm Ngọc Quế Anh
(sinh viên năm khóa 40 Khoa Giáo dục Tiểu học) đã hỗ trợ em trong việc hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng em xin kính gởi lời cảm ơn sâu sắc đến các giáo viên trường Tiểu
học Nguyễn Thái Bình – Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình áp dụng sản
phẩm trong luận văn này và đưa ra những đánh giá, nhận xét thực nghiệm vô cùng quý
báu để hoàn thành việc thực nghiệm độ tin cậy của sản phẩm.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2017

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................ii

DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... v
DANH MỤC ĐỒ THỊ - BIỂU ĐỒ ............................................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU ..........................................................................................................viii
CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI ..................................... 1
1.1. CƠ SỞ VẬT LÝ DÙNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC TỰ
NHIÊN BẬC TIỂU HỌC ........................................................................................ 1
1.1.1.

Kiến thức Thiên văn học ....................................................................... 1

1.1.2.

Kiến thức Quang học .......................................................................... 10

1.2. ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ TIỂU HỌC....................... 14
1.2.1.

Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ Tiểu học ................ 14

1.2.2.

Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi Tiểu học ................................................ 16

1.3. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC MÔN TỰ NHIÊN Ở BẬC TIỂU HỌC.......... 17
1.3.1.

Khái niệm phương tiện dạy học môn Tự nhiên ................................... 17

1.3.2.


Vai trò của phương tiện dạy học môn Tự nhiên đối với học sinh........ 17

1.3.3.
viên

Vai trò của phương tiện dạy học môn Khoa học Tự nhiên đối với giáo
........................................................................................................... 18

1.3.4.

Nguyên tắc sử dụng ............................................................................ 18

1.3.5.

Các phương tiện dạy học trực quan sử dụng trong đề tài ..................... 18

1.4. THỰC TIỄN VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................... 19
CHƯƠNG II. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐIỆN TỬ .......................................... 21
2.1. CÁC PHẦN MỀM SỬ DỤNG THỰC HIỆN SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ .......... 21
2.1.1.

Các phần mềm sử dụng ....................................................................... 21

2.1.2.

Tiện ích của các phần mềm ................................................................. 21

2.2. CẤU TRÚC VÀ CÁCH SỬ DỤNG SẢN PHẨM POWERPOINT. ............. 23
2.2.1.


Ý tưởng sản phẩm ............................................................................... 23

2.2.2.

Mục đích sử dụng ............................................................................... 23

2.2.3.

Cấu trúc thư mục chứa bài soạn .......................................................... 23

2.2.4.

Cấu trúc sản phẩm powerpoint ............................................................ 23

2.2.5.

Hướng dẫn sử dụng............................................................................. 24

2.3. SẢN PHẨM VIDEO PHỤ ĐỀ TIẾNG VIỆT (VIDEO VIETSUB) .............. 24
ii


2.4. SẢN PHẨM TRANG BLOG ....................................................................... 25
CHƯƠNG III. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔ HÌNH, TRANH ẢNH, POSTER
.................................................................................................................................. 26
3.1. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU MÔ HÌNH, TRANH ẢNH VÀ
POSTER. ............................................................................................................... 26
3.1.1.


Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu. ....................................................... 26

3.1.2.

Nội dung truyền tải trong sản phẩm .................................................... 26

3.2. MÔ HÌNH HỘP TIA SÁNG......................................................................... 26
3.2.1.

Công dụng .......................................................................................... 26

3.2.2.

Quy trình thiết kế và hướng dẫn sử dụng............................................. 27

3.3. MÔ HÌNH HỘP BÓNG TỐI ........................................................................ 30
3.3.1.

Công dụng .......................................................................................... 30

3.3.2.

Quy trình thiết kế và hướng dẫn sử dụng............................................. 30

3.4. MÔ HÌNH ỐNG MẶT TRĂNG ................................................................... 37
3.4.1.

Công dụng .......................................................................................... 37

3.4.2.


Quy trình thiết kế và hướng dẫn sử dụng ............................................ 37

3.5. MÔ HÌNH HỘP MẶT TRĂNG .................................................................... 43
3.5.1.

Công dụng .......................................................................................... 43

3.5.2.

Quy trình thiết kế ................................................................................ 43

3.6. MÔ HÌNH MẶT TRĂNG ............................................................................ 48
3.6.1.

Công dụng .......................................................................................... 48

3.6.2.

Quy trình thiết kế ................................................................................ 48

3.7. SẢN PHẨM POSTER .................................................................................. 51
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY SẢN
PHẨM ....................................................................................................................... 54
4.1. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM ................................. 54
4.1.1.

Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ......................................... 54

4.1.2.


Phương pháp thống kê ........................................................................ 54

4.2. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ........................................................................ 55
4.2.1.

Kết quả đánh giá sản phẩm của giáo viên............................................ 55

4.2.2.

Kết quả khảo sát mức độ yêu thích và hiệu quả tiếp thu của học sinh .. 69

4.2.3.

Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia ..................................................... 72

KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN .................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76
PHỤ LỤC .................................................................................................................... a
iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời (đơn vị tính đvtv). ...................... 3
Bảng 2. Thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố có trong Mặt Trời........ 4
Bảng 3. Đặc điểm và độ cao các tầng khí quyển. ......................................................... 5
Bảng 4. Tên các phần mềm và công dụng. ................................................................. 21
Bảng 5. Vật liệu chuẩn bị thiết kế mô hình Hộp tia sáng. ........................................... 27
Bảng 6. Vật liệu chuẩn bị thiết kế mô hình Hộp bóng tối. .......................................... 30
Bảng 7. Vật liệu chuẩn bị thiết kế mô hình Ống Mặt Trăng ....................................... 38

Bảng 8. Công dụng mô hình Hộp Mặt Trăng. ............................................................ 43
Bảng 9. Vật liệu chuẩn bị thiết kế mô hình Hộp Mặt Trăng. ...................................... 43
Bảng 10. Công dụng mô hình Mặt Trăng. .................................................................. 48
Bảng 11. Vật liệu chuẩn bị thiết kế mô hình Mặt Trăng. ............................................ 48
Bảng 12. Kết quả khảo sát theo 4 tiêu chí của nội dung sản phẩm powerpoint. .......... 56
Bảng 13. Kết quả khảo sát theo 4 tiêu chí của hình thức sản phẩm powerpoint. ......... 58
Bảng 14. Kết quả khảo sát theo 3 tiêu chí của nội dung sản phẩm video vietsub (phụ đề
Tiếng Việt). ............................................................................................................... 59
Bảng 15. Kết quả khảo sát theo 4 tiêu chí của hình thức sản phẩm video vietsub (phụ
đề Tiếng Việt)............................................................................................................ 60
Bảng 16. Kết quả khảo sát theo 4 tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng của sản phẩm
video phụ đề Tiếng Việt............................................................................................. 61
Bảng 17. Kết quả khảo sát theo 5 tiêu chí đánh giá nội dung của sản phẩm mô hình
thật. ........................................................................................................................... 63
Bảng 18. Kết quả khảo sát theo 3 tiêu chí đánh giá hình thức của sản phẩm mô hình
thật. ........................................................................................................................... 64
Bảng 19. Kết quả khảo sát theo 4 tiêu chí đánh giá hình thức của sản phẩm mô hình
thật. ........................................................................................................................... 65
Bảng 20. Kết quả khảo sát theo 5 tiêu chí đánh giá nội dung sản phẩm poster. .......... 66
Bảng 21. Kết quả khảo sát theo 5 tiêu chí đánh giá hình thức sản phẩm poster. ......... 68
Bảng 22. Tổng hợp 7 ý kiến đánh giá của học sinh về hình ảnh. ................................ 70
Bảng 23. Tổng hợp 7 ý kiến đánh giá của học sinh về video phụ đề Tiếng Việt. ........ 71
Bảng 24. Tổng hợp 5 ý kiến đánh giá của học sinh về mô hình, thí nghiệm thực tế. ... 72

iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời..................................................................... 3
Hình 2. Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời hằng năm. ................... 4

Hình 3. Trái đất tự quay quanh trục và quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời. ............ 6
Hình 4. Các pha của Mặt Trăng. .................................................................................. 8
Hình 5. Hình ảnh mô tả định luật khúc xạ ánh sáng. .................................................. 11
Hình 6. Hệ thống Quang học của mắt. ....................................................................... 13
Hình 7. Lắp ráp hộp thủy tinh. ................................................................................... 27
Hình 8. Giá cố định đèn bao quanh hộp. .................................................................... 28
Hình 9. Đèn chiếu laser dán lên nam châm. ............................................................... 28
Hình 10. Đèn gắn trên giá đỡ, dùng kẹp sắt cố định nam châm. ................................. 28
Hình 11. Hòa tan muối ăn vào nước. .......................................................................... 28
Hình 12. Sản phẩm hoàn chỉnh. ................................................................................. 29
Hình 13. Cắt rời ba cạnh một mặt bên của thùng carton. ............................................ 32
Hình 14. Vẽ khung sân khấu. ..................................................................................... 32
Hình 15. Cắt khung sân khấu. .................................................................................... 32
Hình 16. Dán giấy trang trí mặt ngoài sân khấu. ........................................................ 32
Hình 17. Dán màn chiếu vào sân khấu. ...................................................................... 33
Hình 18. Sơn đen phủ kín mặt trong sân khấu. ........................................................... 33
Hình 19. Dán móc dính vào mặt trên của sân khấu..................................................... 33
Hình 20. Dây ràng giữ nắp sân khấu. ......................................................................... 33
Hình 21. Lỗ cho tay vào trong sân khấu. .................................................................... 34
Hình 22. Che lỗ tròn bằng túi nilon đen. .................................................................... 34
Hình 23. Đo và cắt lỗ chiếu đèn. ................................................................................ 34
Hình 24. Làm giá để đèn. ........................................................................................... 35
Hình 25. Bộ vật treo số 1. .......................................................................................... 35
Hình 26. Lắp đặt hộp bóng tối hoàn chỉnh. ................................................................ 35
Hình 27. Sử dụng hộp bóng tối. ................................................................................. 35
Hình 28. Nắp hộp sữa được vẽ các hình dạng Mặt Trăng. .......................................... 39
Hình 29. Nắp hộp được khoét các phần không tô đỏ. ................................................. 39
Hình 30. Bìa carton được chia thành 4 phần............................................................... 39
Hình 31. Bìa carton vừa khít đáy hộp. ........................................................................ 39
Hình 32. Bìa carton tròn được cắt 1 phần nhỏ chữ “X”. ............................................. 40

Hình 33. Khoét lỗ tròn vừa khít đèn pin. .................................................................... 40
Hình 34. Dán giấy trắng trong thành hộp để ngăn chặn phản xạ ánh sáng từ bề mặt
trong hộp. .................................................................................................................. 40
Hình 35. Đóng nắp hộp có hình dạng thay đổi của Mặt Trăng vào hộp. ..................... 40
Hình 36. Sản phẩm Ống Mặt Trăng hoàn chỉnh. ........................................................ 41
Hình 37. Sử dụng mô hình Ống Mặt Trăng. ............................................................... 42
Hình 38. Đục lỗ cho hộp. ........................................................................................... 45
Hình 39. Đục lỗ và lắp đèn pin vào. ........................................................................... 45
Hình 40. Luồn dây qua nắp hộp. ................................................................................ 45
v


Hình 41. Dán quả bóng vào nắp hộp. ......................................................................... 45
Hình 42. Nhìn từ mặt bên liền kề mặt bên có đèn. ...................................................... 46
Hình 43. Nhìn từ mặt bên đối diện mặt bên có đèn. ................................................... 46
Hình 44. Quả bóng được dán giấy báo và giấy vệ sinh. .............................................. 49
Hình 45. Nhồi giấy báo vo tròn vào trong vỏ quả bóng. ............................................. 49
Hình 46. Mô hình Mặt Trăng đã hoàn chỉnh. ............................................................. 50
Hình 47. Poster Vũ trụ. .............................................................................................. 51
Hình 48. Poster Bảo vệ mắt mẫu 1. ............................................................................ 52
Hình 49. Poster Bảo vệ mắt mẫu 2. ............................................................................ 52
Hình 50. Poster Trái đất. ............................................................................................ 52
Hình 51. Poster Năng lượng....................................................................................... 53
Hình 52. Trang blog tổng hợp sản phẩm. ................................................................... 55

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ - BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Biểu đồ tổng hợp đánh giá nội dung sản phẩm powerpoint. ...................... 57

Biểu đồ 2. Biểu đồ tổng hợp đánh giá hình thức sản phẩm powerpoint. ..................... 58
Biểu đồ 3. Biểu đồ tổng hợp đánh giá mức độ hài lòng sản phẩm powerpoint. ........... 59
Biểu đồ 4. Biểu đồ tổng hợp đánh giá nội dung đối với sản phẩm video vietsub. ....... 60
Biểu đồ 5. Biểu đồ tổng hợp đánh giá hình thức đối với sản phẩm video vietsub. ...... 61
Biểu đồ 6. Biểu đồ tổng hợp mức độ hài lòng đối với sản phẩm video vietsub. .......... 62
Biểu đồ 7. Biểu đồ tổng hợp đánh giá nội dung sản phẩm mô hình thật. .................... 63
Biểu đồ 8. Biểu đồ tổng hợp đánh giá hình thức sản phẩm mô hình thật. ................... 64
Biểu đồ 9. Biểu đồ tổng hợp đánh giá mức độ hài lòng của sản phẩm mô hình thật. .. 65
Biểu đồ 10. Biểu đồ tổng hợp đánh giá nội dung sản phẩm poster.............................. 67
Biểu đồ 11. Biểu đồ tổng hợp đánh giá hình thức sản phẩm poster............................. 68
Biểu đồ 12. Biểu đồ tổng hợp đánh giá mức độ hài lòng về sản phẩm poster. ............ 69

vii


LỜI MỞ ĐẦU
Ở bậc Tiểu học, kiến thức chủ yếu của phần Vật lý trong môn Khoa học Tự
nhiên là Thiên văn và Quang học chiếm đa phần của khối lớp 1, 2, 3 và 4.
Tâm lý học lứa tuổi Tiểu học có xu hướng ngày càng phát triển hơn trong khi
sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội khối lớp 1, 2, 3 và sách giáo khoa Khoa học khối
lớp 4 vẫn chưa cung cấp đủ các hình ảnh bắt mắt, trực quan để kích thích sự tìm tòi,
phát triển tư duy của lứa tuổi Tiểu học.
Đồng thời với chủ đề năm học 2016 – 2017 do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển
khai là “Đổi mới thực chất, hiệu quả nâng cao” cùng với phương châm “Trách nhiệm
– Năng động – Sáng tạo” thì việc kích thích sự sáng tạo, cho các em tìm tòi tự trải
nghiệm khoa học là điều rất cần thiết, bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học ở
lứa tuổi Tiểu học.
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong quá trình
dạy và học đã trở nên phổ biến. Đó cũng là công cụ đắc lực giúp tiếp cận nguồn tri
thức rộng lớn của loài người.

Để giải quyết các vấn đề tồn tại nêu trên thì luận văn với đề tài “Xây dựng cơ
sở học liệu cho việc dạy và học phần Thiên văn và Quang học trong môn Khoa học
Tự nhiên ở bậc Tiểu học” với mục đích tạo nguồn dữ liệu điện tử, mô hình dạy học
để các giáo viên Tiểu học, giảng viên, sinh viên ngành giáo dục Tiểu học ở các trường
sư phạm tham khảo, sử dụng.
Luận văn được chia thành 4 chương lớn, đó là
Chương I. Cơ sở khoa học và thực tiễn đề tài.
Chương II. Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử.
Chương III. Xây dựng cơ sở dữ liệu mô hình, tranh ảnh, poster.
Chương IV. Kết quả thực nghiệm và đánh giá độ tin cậy sản phẩm.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2017
viii


CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI
1.1.

CƠ SỞ VẬT LÝ DÙNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC TỰ
NHIÊN BẬC TIỂU HỌC

-

Chương trình khoa học tự nhiên ở bậc Tiểu học có kiến thức môn Vật lý chủ
yếu là kiến thức về môn Thiên văn học và Quang học được sử dụng chủ yếu.

-

Trong phần Thiên văn, các kiến thức sử dụng cho chương trình khoa học tự
nhiên bậc Tiểu học chính là: Thiên hà, Hệ Mặt Trời, Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao
và Trái Đất tự quay quanh trục của nó.


-

Trong phần Quang học, các kiến thức sử dụng cho chương trình khoa học tự
nhiên ở bậc Tiểu học chính là: các định luật về ánh sáng, tán xạ Rayleigh, bản
chất của ánh sáng, mắt và nguồn sáng – vật sáng.

1.1.1. Kiến thức Thiên văn học
1.1.1.1. Tổng quan Thiên hà
-

Thiên hà là một hệ thống lớn các thiên thể và vật chất liên kết với nhau bằng lực
hấp dẫn, bao gồm sao, tàn dư sao, môi trường liên sao chứa khí, bụi vũ trụ và
vật chất tối. Trong tiếng Anh, thiên hà được gọi là galaxy. Còn trong tiếng Hy
Lạp cổ, nó được gọi là galaxias. Trong vũ trụ có vô số thiên hà. Và Ngân hà là
tên gọi riêng của Thiên hà mà chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta. Trong tiếng Anh,
Ngân hà được gọi là Milky Way [1].

-

Thiên hà có các đặc điểm chung gồm:
o Được chia làm ba loại dựa vào hình dạng: Thiên hà Elip, Thiên hà Xoắn
ốc (Xoắn ốc thường, và xoắn ốc dạng thanh), Thiên hà Vô định hình [6].
o Các sao trong thiên hà đều quay nhưng không có sự giảm vận tốc theo
định luật II Newton và định luật III Kepler tại rìa thiên hà.
o Các thiên hà đang ngày càng cách xa nhau chứ không cách xa một tâm
nào [6].

-


Và Ngân hà là nơi chứa hành tinh chúng ta đang sinh sống có các đặc điểm
riêng là
o Ngân Hà là một thiên hà xoắn ốc dạng thanh, là thiên hà lớn thứ hai
thuộc cụm thiên hà Địa Phương (Local Group), chứa khoảng từ 200 đến
1


400 tỷ sao, lấp đầy không gian giữa các sao là môi trường liên sao gồm
khí và bụi [2].
o Nếu ta nhìn từ bên ngoài vào theo hướng mặt cắt ngang thì Ngân Hà
gồm những phần sau: Đĩa thiên hà, các cánh tay xoắn ốc của ngân hà,
Quần tinh cầu và Quần Halo [6].
1.1.1.2. Hệ Mặt Trời
-

Hệ Mặt Trời là một hệ gồm có ngôi sao lớn, nóng, phát sáng là Mặt Trời và các
hành tinh xoay xung quanh dưới tác dụng lực hấp dẫn từ Mặt Trời trung tâm ấy.
Ngoài ra còn có các tiểu hành tinh, sao chổi, bụi khí, thiên thạch, sao băng,…
Có vô số hệ Mặt Trời trong vũ trụ. Ở đây chỉ giới thiệu các đặc điểm của hệ
Mặt Trời chứa Trái Đất – đây là kiến thức Vật lý quan trọng dùng trong bài 61:
Trái Đất là một hành tinh trong Hệ Mặt Trời – SGK lớp 3 [15].

-

Đặc điểm của hệ Mặt Trời chứa Trái Đất [1]
o Thứ nhất, trong hệ Mặt Trời chứa Trái Đất gồm 8 hành tinh xoay xung
quanh Mặt Trời theo thứ tự gần ra xa là sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao
Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương. Và do Hành
tinh là một thiên thể nguội bay trong quỹ đạo quanh Mặt Trời với khối
lượng đủ lớn để có dạng hình cầu và quỹ đạo không cắt quỹ đạo hành

tinh khác. Vì vậy Sao Diêm vương không xếp loại hành tinh do quỹ đạo
của nó cắt quỹ đạo sao Hải vương và kích thước quá bé [6].
o Thứ hai, quỹ đạo của các hành tinh là hình elip gần tròn, ngược chiều
kim đồng hồ (khi nhìn về thiên cực Bắc) và đồng phẳng (trừ quỹ đạo của
sao Diêm Vương).
o Thứ ba, các hành tinh tự quay quanh mình cùng chiều quay quanh Mặt
Trời (trừ sao Kim và Thiên Vương) với trục tự quay có thể nghiên so với
mặt phẳng quỹ đạo quanh Mặt Trời. Trừ sao Kim và sao Thủy, các hành
tinh đều có vệ tinh xung quanh, quay cùng chiều chuyển động với hành
tinh quanh Mặt Trời nhưng khác mặt phẳng quỹ đạo.
o Thứ tư, gồm hai nhóm hành tinh: nhóm hành tinh đá nhỏ (kích thước
nhỏ, khối lượng riêng lớn) là sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa và
nhóm hành tinh khí lớn (kích thước lớn, khối lượng riêng nhỏ) là sao

2


Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương. Sao Mộc có kích thước
lớn nhất còn Trái Đất có kích thước lớn thứ 5.
o Thứ năm, hầu hết các hành tinh đều có khí quyển, vành dai khí xung
quanh. Chỉ có Trái Đất có thể duy trì sự sống.
o Khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời được tính bằng đơn vị Thiên
văn (đvtv) với 1 đvtv = 150.000.000 km được cho bởi bảng sau
Bảng 1. Khoảng cách từ các hành tinh đến Mặt Trời (đơn vị tính đvtv).
Sao

Sao

Trái


Sao

Sao

Sao

Thiên

Hải

Thủy

Kim

Đất

Hỏa

Mộc

Thổ

Vương

Vương

0,39

0,73


1

15,2

5,2

9,54

19,2

30,1

Khoảng
cách tới
Mặt
Trời

-

Thứ tự tính từ Mặt Trời ra các hành tinh được thể hiện ở hình bên dưới

Hình 1. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
1.1.1.3. Mặt Trời
-

Khái niệm: Mặt Trời là một ngôi sao lớn, nóng, phát ra ánh sáng và có khối
lượng đủ lớn để lực hấp dẫn của nó giữ một số hành tinh xoay quanh nó theo
một quỹ đạo nhất định, tạo thành hệ Mặt Trời. Với kiến thức về Mặt Trời sẽ sử
dụng cho các bài liên quan đến Mặt Trời của SGK lớp 2, 3 (bài 58 và 31 – SGK
lớp 3 và bài 32 – SGK lớp 2) [15].


-

Đặc điểm riêng Mặt Trời của Trái Đất
o Bán kính 696.000 km, bằng 109 lần bán kính Trái Đất.
o Khối lượng xấp xỉ 2.1030 kg, 330 nghìn lần khối lượng Trái Đất.
3


o Gia tốc rơi tự do tại bề mặt là 272 m/s2.
o Nhiệt độ quang cầu Mặt Trời: 6000K. càng vào sâu bên trong, nhiệt độ
càng tăng cao. Tại tâm là 15.106 K.
o Năng lượng của Mặt Trời có được là do phản ứng Nhiệt hạch, tổ hợp các
hạt nhân nhẹ trong lòng Mặt Trời. Mỗi giây phản ứng làm mất đi 4,106
tấn khối lượng Mặt Trời. Mặt Trời còn tồn tại thêm 5 tỷ năm nữa [6].
o Mặt Trời truyền năng lượng đến Trái Đất dưới dạng các sóng điện từ và
các chùm hạt mang điện tích (qua vành nhật hoa). Các song điện từ có
bước sóng ngắn bị chặn lại hay tán xạ bởi khí quyển Trái Đất, các chùm
hạt mang điện bị làm lệch hướng do từ quyển Trái Đất.
o Thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố có trong Mặt Trời
Bảng 2. Thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố có trong Mặt
Trời.
Hidro

Heli

Oxy

Cacbon


Sắt

Khác

78,5%

19,7%

0,86%

0,4%

0,14%

0,54%

-

Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời
o Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng vuông góc bề mặt
Trái Đất) là hiện tượng Mặt Trời lên Thiên đỉnh. Hiện tượng này chỉ lần
lượt xảy ra tại các địa điểm từ vĩ tuyến 23027’ N (ngày 22 tháng 12) cho
tới 23027’B (ngày 22 tháng 6) rồi lại đi xuống vĩ tuyến 23027’N [12].
o Hiện tượng trên là chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, xảy ra
do ta quan sát trên Trái Đất.

Hình 2. Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời hằng năm.

4



1.1.1.4. Trái Đất
-

Khái niệm: là hành tinh thứ 3 của Hệ Mặt Trời có quỹ đạo nằm ngoài sao Thủy
và sao Kim.

-

Các đặc điểm về hình dạng, kích thước và khí quyển
o Trái Đất có dạng hình phỏng cầu, bị dẹt ở hai cực và hơi phình to ở xích
đạo.
o Cấu trúc Trái Đất gồm 3 lớp: lớp vỏ (dày 35 km), lớp manti (đá ở thể
rắn, sâu 2900 km), nhân Trái Đất (nhân ngoài lỏng dày 2200km và nhân
trong rắn bán kính 1300km) [6].
o Nhiệt độ và áp suất tăng theo độ sâu.
o 71% diện tích bề mặt Trái Đất là nước, thể tích 1,4 tỷ km3 với 97% thể
lỏng gồm đại dương, biển, hồ, sông, suối, sông ngầm, 3% thể rắn (băng)
và hơi nước.
o Quanh Trái Đất có khí quyển với 78,9% là nitơ; 20,95% là oxi và 1% là
các khí khác. Áp suất và nhiệt độ khí quyển thay đổi theo độ cao được
trình bày dưới Bảng 3.
Bảng 3. Đặc điểm và độ cao các tầng khí quyển.

Tầng

Độ cao (km)

Đối lưu


16 – 18

Bình lưu

20 – 50

Trung gian

100

Nóng

500 – 600

Ngoài

700 – 3000

Đặc điểm
Không khí chuyển động theo phương thẳng đứng, nơi diễn ra
các hiện tượng thời tiết
Không khí loãng, chuyển động theo chiều ngang, nơi có tầng
điện ly phản xạ sóng vô tuyến và tầng ozon hấp thụ tử ngoại
Nhiệt độ càng cao càng giảm
Càng lên cao càng nóng
Nơi quá độ giữa khí quyển và chân không vũ trụ, không khí
loãng, nhiệt độ cao, còn được gọi là tầng thoát ly

o Trái Đất là một nam châm khổng lồ, càng lên cao từ trường càng giảm.
Trục từ lệch với trục quay góc 11 độ tạo thành từ quyển Trái Đất, làm

lệch hướng các hạt mang điện phóng ra từ Mặt Trời, bảo vệ Trái Đất.
-

Đặc điểm về chuyển động [1]

5


o Trái Đất tự quay quanh trục theo chiều từ tây sang đông với trục quay
lệch so với trụ vuông góc mặt phẳng quỹ đạo chuyển động quanh Mặt
Trời góc 23027’
o Chuyển động tự quay đó gây ra lực quán tính ly tâm và lực Coriolis
khiến các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất (gió, sông, đường ray xe
lửa, đan bay,…) bị lệch hướng. Ở bán cầu Bắc, lệch từ trái sang phải, ở
bán cầu nam lệch từ phải sang trái.
o Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với quỹ đạo hình elip gần tròn lấy
Mặt Trời làm một trong hai tiêu điểm tạo nên mặt phẳng hoàng đạo với
chu kì quay là 365 ngày 6 giờ 9 phút 5,5 giây.

Hình 3. Trái đất tự quay quanh trục và quỹ đạo chuyển động quanh Mặt Trời.
1.1.1.5. Mặt Trăng
-

Khái niệm: Mặt Trăng là danh từ riêng gọi các vệ tinh tự nhiên của các hành
tinh trong vũ trụ. Các vệ tinh có thể tự phát ra ánh sáng nhưng cũng có thể hắt
lại ánh sáng từ Mặt Trời của hệ hành tinh ấy.

-

Đặc điểm kích thước, hình dạng, khối lượng Mặt Trăng của Trái Đất [6].

o Hình cầu, không phình ra ở xích đạo do tự quay chậm.
o Khoảng cách tới Trái Đất: 384400 km.
o Khối lượng: 7,35.1022 kg.

-

Đặc điểm cấu tạo của Mặt Trăng
o Gồm ba lớp: lớp vỏ, lớp phủ và lớp lõi.
o Bề mặt của Mặt Trăng: Có các dãy núi cao, xen lẫn cùng trũng gọi là
biển nhưng không có nước. không tạo thành bởi các kiến tạo địa chất mà
từ va chạm thiên thạch và có nhiều miệng núi lửa do núi lửa hoạt động
đã tắt, chồng lên nhau do hình thành khi thiên thạch đạp vào.
6


-

Mặt Trăng không có khí quyển do lực hấp dẫn nhỏ.

-

Và kiến thức quan trọng nhất về Mặt Trăng liên quan đến chương trình khoa
học tự nhiên bậc Tiểu học đó là sự chuyển động của Mặt Trăng và các pha của
Mặt Trăng (bài 33: Mặt Trăng và các vì sao – SGK lớp 2 và bài 62: Mặt Trăng
là vệ tinh của Trái Đất – SGK lớp 3) [15].
o Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất trong mặt phẳng bạch đạo theo
quỹ đạo elip với tâm sai bé chiều từ Tây sang Đông và còn tự quay
quanh trục với chu kì 27,32 ngày theo chiều từ Tây sang Đông nên chỉ
hướng một nửa nhất định về Trái Đất (60% bề mặt được nhìn thấy).
o Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất với chu kì 27,32 ngày.

o Chuyển động của Mặt Trăng rất phức tạp do các lực nhiễu loạn lớn.

-

Các pha của Mặt Trăng: Mặt Trăng không tự phát sáng mà hắt ánh sáng lại từ
Mặt Trời. Do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và Trái Đất quay quanh Mặt Trời
nên Mặt Trăng hắt lại ánh sáng Mặt Trời lúc nhiều, lúc ít, tạo nên trăng khuyết
và trăng tròn. Có 4 pha cơ bản của Mặt Trăng (chia theo góc hợp bởi tia sáng
Mặt Trời và tia sáng phản chiếu từ Mặt Trăng tới Trái Đất).
o Một là, pha giao hội: góc 1800, ban đêm của Trái đất không nhìn thấy
trăng, ứng vào đầu tháng âm lịch.
o Hai là, kỳ thượng huyền: góc 900, ban đêm của Trái đất sẽ thấy được nửa
vầng trăng.
o Ba là, pha xung đối: góc 00, ngày rằm, ban đêm Trái Đất thấy toàn bộ
Mặt Trăng do nó phản xạ toàn bộ ánh sáng Mặt Trời tới Trái Đất.
o Bốn là, kỳ hạ huyền: góc 2700, thấy nửa vầng trăng.
o Như vậy ứng với 4 pha của Mặt Trăng thì ở Trái Đất sẽ thấy được hình
dạng Mặt Trăng như sau: trăng xuất hiện hình lưỡi liềm mỏng (từ pha 1
đến pha 2); trăng tròn dần (từ pha 2 đến pha 3); trăng khuyết dần (từ pha
3 đến pha 4); không trăng (sau pha 4 trở về pha 1). Từ giai đoạn trăng
tròn đến khi trăng khuyết dần và không trăng sẽ lập lại những pha ban
đầu, nên có thể nói chu kỳ trăng gồm 8 pha (4 pha cơ bản).

7


Hình 4. Các pha của Mặt Trăng.
1.1.1.6. Sao
-


Khái niệm: Sao là vật thể phổ biến nhất trong vũ trụ. Sao là một quá cầu khí
khổng lồ nóng sáng, nơi vật chất tồn tại dưới dạng plasma và là các lò phản ứng
hạt nhân tỏa năng lượng vô cùng lớn.

-

Đặc trưng cơ bản của sao
o Do nóng sáng và quá xa, nghiên cứu sao được dựa trên thông tin chính là
bức xạ điện từ mà nó gửi tới Trái Đất.
o Độ sáng của sao được xác định bằng: Cấp sao nhìn thấy và Cấp sao tuyệt
đối.
o Khoảng cách từ Trái đất đến sao được xác định bằng hai cách chủ yếu là:
thị sai nhật tâm (áp dụng cho các sao gần do có giới hạn) và thị sai quang
phổ (áp dụng cho các sao xa khi biết cấp sao tuyệt đối) [11].
o Nguồn gốc năng lượng của sao là do phản ứng tổng hợp hạt nhân trên
các sao (phản ứng nhiệt hạch). Tùy theo khối lượng mà nhiên liệu dùng
là gì.

-

Phân loại: dựa vào kiểu bức xạ chia làm hai loại
8


o Sao thường: sao ở vào giai đoạn ổn định, cho bức xạ không đổi. ví dụ:
Mặt Trời,…
o Sao biến quang: sao ở trong giai đoạn không ổn định, cho tín hiệu bức xạ
thay đổi.
-


Quá trình tiến hóa sao: Sao là một thực thể Vật lý, nó được sinh ra, lớn lên, già
đi rồi sẽ chết. Quá trình đó kèo dài hàng tỷ năm, chia làm 10 giai đoạn [6]:
o Giai đoạn 1: Đám mây vật chất. Xảy ra 50 triệu năm sau vụ nổ Big
Bang, vật chất ngưng tụ, lực hấp dẫn gắn chúng lại, làm nóng khối vật
chất đến 100K.
o Giai đoạn 2: Đám mây tích tụ. Kéo dài hàng triệu đến hàng tỷ năm, nhiệt
độ vài trăm độ K, ngoài lực hấp dẫn thì va chạm giữa các hạt do chuyển
động nhiệt xảy ra, tích tụ vật chất lại. Khối lượng càng lớn, tốc độ co lại
càng nhanh.
o Giai đoạn 3: Thời kỳ nguyên thủy của sao (còn gọi là tiền sao). Lực hấp
dẫn nén đám mây tích tụ, làm nó nóng sáng. Một phần thế năng hấp dẫn
chuyển thành nhiệt năng và quang năng. Phát triển tiếp theo hai hướng:
nếu khối lượng nhỏ sẽ trở thành hành tinh chứa khí khổng lồ nóng sáng,
bức xạ nhiệt rồi nguội dần; nếu khối lượng đủ lớn sẽ trở thành sao đúng
nghĩa.
o Giai đoạn 4: Thời kỳ sao trẻ. Lực hạt nhân đáng kể, chi phối phản ứng
nhiệt hạch, tỏa năng lượng rất lớn duy trì sự sống của sao.
o Giai đoạn 5: Thời kỳ sao trưởng thành. Giai đoạn ổn định và dài nhất của
sao. Hidro bị đốt thành heli, tạo năng lượng giữ khối khí ở trạng thái cân
bằng. khối lượng càng lớn càng tiêu thụ năng lượng nhiều để duy trì sự
cân bằng.
o Giai đoạn 6: Thời kỳ sao kềnh đỏ. Heli ngập sâu vào trong, đẩy hidro
nhẹ hơn ra ngoài làm giảm tốc độ phản ứng nhiệt hạch, nhiệt độ giảm,
sao có màu đỏ hơn. Năng lượng phản ứng hạt nhân không đủ chống lại
lực hấp dẫn, lõi bị nén mạnh, nhiệt độ năng lên, thúc đẩy tổng hợp heli
ngay phía ngoài vỏ, làm sao giãn nở mạnh, nhiệt độ nhanh chóng hạ thấp
tạo sao kềnh đỏ.

9



o Giai đoạn 7: Thời kỳ bùng nổ do Heli. Xảy ra trong 10 giờ, một khoảnh
khắc lóe sáng của sao. Lõi chứa heli co lại, chưa đủ để tổng hợp heli
nhưng đủ để vật chất plasma đậm đặc như vật rắn. lúc này sẽ giãn nở vị
nhiệt. Nhiệt độ lõi tăng đến 100 triệu độ K, heli kết hợp với nhau tạo
nguyên tố nặng hơn trong đó tạo ra C12 là nhiều nhất.
o Giai đoạn 8: Thời kỳ sao Heli. Nổ Heli xong, lõi tăng thể tích, giảm
nhiệt độ, giảm tốc độ đốt nhiên liệu, độ sáng giảm, giảm nhanh về kích
thước. Quá trình cân bằng mới được xác lập sau bùng nổ heli 10 nghìn
năm. Phản ứng tổng hợp Heli đóng vai trò tạo năng lượng chủ đạo. Nhiệt
độ lõi tăng nhanh, lõi quá đặc, giãn nở không kịp làm cho quá trình đốt
heli nhanh hơn làm áp suất lõi tăng nhanh gây bùng nổ heli trong lõi sao.
o Giai đoạn 9: Thời kỳ hấp hối của sao: Sao lùn trắng và Sao siêu mới.
Hidro chuyển thành Heli, Heli bị đốt thành Cacbon và Oxi, nhiên liệu
cạn kiệt, lực hấp dẫn chiến ưu thế, nén lõi cacbon đặc lại. Số phận cuối
cùng sẽ do khối lượng ban đầu quyết định.
o Giai đoạn cuối: Thời kỳ tàn dư của sao: Sao lùn đen, Punsa, Sao neutron
và lỗ đen. Phụ thuộc kích thước của các ngôi sao sẽ quyết định nó sẽ như
thế nào.
1.1.2. Kiến thức Quang học
-

Kiến thức về phần Quang học được sử dụng chủ yếu trong sách khoa học tự
nhiên lớp 4 với chủ đạo các kiến thức: các định luật về ánh sáng, tán xạ
Rayleigh, bản chất của ánh sáng, mắt và nguồn sáng – vật sáng.

1.1.2.1. Các định luật về ánh sáng
-

Chủ yếu sử dụng trong chương trình khoa học tự nhiên bậc Tiểu học thì các

định luật cơ bản quan trọng là: định luật truyền thẳng của ánh sáng, định luật
phản xạ và định luật khúc xạ
o Định luật truyền thẳng của ánh sáng: “Trong một môi trường trong suốt
đồng tính và đẳng hướng ánh sáng truyền theo đường thẳng”. Nhưng khi
sử dụng định luật này có giới hạn ứng dụng là khi nếu ta chiếu ánh sáng
qua những lỗ thật nhỏ hoặc gặp những chướng ngại vật kích thước nhỏ
vào cỡ bước sóng ánh sáng thì định luật này không còn đúng nữa [1].

10


o Định luật phản xạ ánh sáng: “Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới (mặt
phẳng chứa tia tới và pháp tuyến) và hợp với pháp tuyến góc phản xạ
bằng với góc tới”. Ảnh tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, có độ lớn bằng
vật và đối xứng với vật qua gương [13]. Nếu gọi i là góc tới và i ' là góc
phản xạ thì theo định luật phản xạ ánh sáng ta có công thức:

i'  i

(1.1)

o Định luật khúc xạ ánh sáng: Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch
phương (gãy) của các tia sáng khi xiên góc qua mặt phân cách giữa hai
môi trường trong suốt khác nhau. Với nội dung định luật “Tia khúc xạ
nằm trong mặt phẳng tới và bên kia pháp tuyến so với tia tới, với hai môi
trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ là
một hằng số”. Gọi i là góc tới, r là góc khúc xạ, n1 là chiết suất của
môi trường tới, n2 là chiết suất của môi trường khúc xạ. Theo định luật
khúc xạ ánh sáng ta có công thức:
n1 sin i  n2 sin r


(1.2)

Hình 5. Hình ảnh mô tả định luật khúc xạ ánh sáng.
1.1.2.2. Tán xạ Rayleigh
-

Hiện tượng tán xạ ánh sáng: là hiện tượng tia sáng bị lệch phương (với cơ chế là
nhiễu xạ) trên những vật có kích thước nhỏ hơn bước sóng ánh sáng. Với khái
niệm hiện tượng nhiễu xạ thì ta chỉ dùng khi vật cản có kích lớn nhỏ cỡ bước
sóng ánh sáng, còn khi vật cản này có kích thước nhỏ hơn bước sóng ánh sáng
thì ta dùng khái niệm tán xạ nhưng thật chất vẫn là cơ chế nhiễu xạ.
11


-

Định luật Rayleigh: định luật được phát biểu cường độ ánh sáng tán xạ I tỉ lệ
nghịch với lũy thừa bậc 4 của bước sóng ánh sáng. Theo định luật này thì bước
sóng càng nhỏ thì cường độ dao động tán xạ càng lớn. Biểu thức của định luật
Rayleigh [3]:
I

K

4

(1.3)

Với K là hằng số đối với bước sóng  . Dựa vào định luật này ta có thể sử dụng

định luật này để giải thích hiện tượng màu sắc bầu trời thay đổi khi ở những lúc
hoàng hôn hay bình minh hoặc khi Mặt Trời lên đỉnh đầu.
1.1.2.3. Nguồn sáng và vật sáng
-

Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn
thấy được một vật khi có ánh sáng từ vật đó hắt vào mắt ta.

-

Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng và vật sáng bao gồm cả nguồn sáng và
những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó [13].

1.1.2.4. Bóng tối
-

Định nghĩa bóng tối: Bóng tối nằm phía sau vật cản, không nhận được áng sáng
từ nguồn sáng truyền tới. Bóng tối thể hiện hình dạng, kích thước và trạng thái
Vật lý của vật chắn.

-

Tính chất của bóng tạo bởi chùm sáng phân kì: Khoảng cách từ vật cản tới
nguồn sáng càng lớn thì bóng càng to, mờ. Khoảng cách từ vật cản tới nguồn
sáng càng nhỏ thì bóng càng nhỏ, rõ nét.

-

Tính chất của bóng tạo bởi chùm sáng song song: bóng được tạo ra khi vật chắn
chum sáng song song sẽ có hình dạng, kích thước hệt như vật chắn bất kể

khoảng cách từ nguồn sáng tới vật chắn thay đổi hay không.

1.1.2.5. Bản chất của ánh sáng
-

Ánh sáng có lưỡng tính sóng – hạt. Tùy thuộc vào bước sóng mà tính chất sóng
hay hạt được thể hiện rõ hơn.

-

Tính chất sóng của ánh sáng được thể hiện qua các hiện tượng: giao thoa, nhiễu
xạ, phân cực.

-

Tính chất hạt của ánh sáng được thể hiện qua các hiện tượng: quang điện, hiệu
ứng compton và bức xạ của vật đen.
12


-

Giữa hai mặt “sóng” và “hạt” của ánh sáng có những liên hệ, có tính thống nhất,
chúng không phải là hai mặt độc lập với nhau. Sự kết hợp của hai bản chất của
ánh sáng là sóng và hạt giúp chúng ta thông hiểu các đặc tính của ánh sáng [3].

1.1.2.6. Mắt
-

Mắt là bộ phận thu nhận ánh sáng và giúp cho con người nhận biết được môi

trường xung quanh.

-

Mắt là hệ Quang học phức tạp gồm nhiều môi trường trong suốt tiếp giáp nhau
bằng mặt cầu. Từ ngoài vào trong mắt có các bộ phận sau [14]:
o Màng giác hay còn gọi là giác mạc: bảo vệ cho các phần tử phía trong và
làm khúc xạ các tia sáng truyền vào mắt.
o Thủy dịch: chất lỏng trong suốt có chiết suất xấp xỉ bằng với chiết suất
của nước.
o Lòng đen ở giữa có con ngươi với chức năng điều chỉnh chùm sáng đi
vào mắt và nó có đường kính thay đổi tự động tùy theo cường độ sáng.
o Thể thủy tinh: khối đặc trong suốt có hình dạng thấu kính hai mặt lồi.
o Dịch thủy tinh: chất lỏng dạng keo loãng phía sau thể thủy tinh.
o Màng lưới (võng mạc): đóng vai trò là màn hứng ảnh, tại đó có sự phân
nhánh dày đặc các dây thần kinh thị giác. Ở màng lưới này có một điểm
V gọi là điểm vàng – tại đó cảm nhận với ánh sáng nhạy nhất.

Hình 6. Hệ thống Quang học của mắt.
-

Khi mắt nhìn thấy một vật, tức là ảnh thật của vật được tạo ra ở màn lưới. Các
cơ của mắt sẽ hoạt động làm thay đổi độ cong của các mặt của thủy tinh thể.
Năng lượng ánh sáng thu nhận lúc này được chuyển thành tín hiệu thần kinh và
truyền đi đến não, gây cảm nhận hình ảnh [3].

13


-


Đối với người bình thường thì tiêu điểm ảnh chính sẽ nằm đúng trên võng mạc
của mắt, điểm cực viễn ở vô cực và điểm cực cận ở cách mắt khoảng 15 cm.
Việc gìn giữ mắt tốt rất quan trọng với lứa tuổi Tiểu học vì thế giáo viên cần
nắm rõ các tật khúc xạ của mắt để có thể khuyên bảo các em hợp lý:
o Tật cận thị: lúc này tiêu điểm ảnh chính nằm trước võng mạc và phạm vi
điều tiết gần hơn so với mắt bình thường, vì thế để chữa tật này người ta
phải đặt thấu kính phân kỳ có độ tụ thích hợp trước mắt (đeo kính) vì với
mắt cận thì độ tụ quá lớn (thủy tinh thể quá hội tụ).
o Tật viễn thị: với tật này thì tiêu điểm ảnh chính nằm sau võng mạc (lúc
này thủy tinh thể lại hội tụ quá kém) vì thế nên để chữa tật này ta phải
đeo kính hội tụ.
o Và quan trọng đó là dù cận thị hay viễn thị thì tiêu cự của mắt kính phải
được chọn phù hợp sao cho chùm tia tới song song hội tụ đúng trên võng
mạc.

1.2.
-

ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ TIỂU HỌC
Học sinh Tiểu học là trẻ em có độ tuổi từ 5 hoặc 6 tuổi đến 10 hoặc 11 tuổi, còn
gọi là tuổi Nhi Đồng, tuổi đầu tuổi học.

-

Hoạt động học tập trong lứa tuổi này vừa là một bước ngoặc lớn vừa là hoạt
động chủ đạo, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình hình thành và
phát triển nhân cách của các em. Hoạt động học của học sinh Tiểu học được
diễn ra trong trường Tiểu học, tại đây, những mối quan hệ của mới và phức tạp
hơn của trẻ được hình thành, như mối quan hệ với thầy cô, bạn bè,…[3].


-

Vì vậy việc nghiên cứu về đặc điểm phát triển tâm lý của lứa tuổi Tiểu học rất
quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài này, nó là cơ sở để thiết kế các sản
phẩm phù hợp với đặc điểm tâm lý của các em, tạo sự hứng thú cho các em
trong quá trình sử dụng.

1.2.1. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ Tiểu học
-

Về mặt thể chất: ngoại trừ các đặc điểm về chiều cao – trọng lượng, hệ xương,
hệ cơ và hệ hô hấp còn có hai đặc điểm quan trọng cần chú ý đến đó là hệ tuần
hoàn và hệ thần kinh, hai yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của lứa tuổi
Tiểu học.

14


o Hệ tuần hoàn: tim đập nhanh 84 – 90 nhịp/phút và cơ tim phát triển
mạnh, mạch máu nở rộng, việc cung cấp máu cho các tế bào gấp 2 lần
người lớn. Hoạt động của hệ tuần hoàn làm tăng năng lực làm việc của
não, hoạt động nhận thức, học tập [9].
o Hệ thần kinh: Học sinh Tiểu học có khối lượng não bằng hơn 83% so với
người lớn; cấu trúc vỏ não tương tự người lớn, thùy trán rất phát triển,
tạo điều kiện hình thành những chức năng tâm lý bậc cao. Đặc biệt là
quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế, khả năng tự kiềm chế
còn yếu [9].
o Dựa vào hai yếu tố quan trọng trên, có thể kết luận: Lứa tuổi Tiểu học có
tư duy trực quan hình tượng, quá trình nhận thức cảm tính, không chủ

định là chủ yếu, khả năng sáng tạo vô cùng lớn vì thế cần phải cung cấp
cho các em những hình ảnh sinh động, kích thích sự sáng tạo mạnh mẽ ở
các em.
-

Điều kiện sống và hoạt động: học tập ở học sinh Tiểu học là quá trình hoạt động
chủ đạo có vai trò quan trọng. Nhà trường là nơi giúp học sinh tiếp thu những
khái niệm khoa học mà các em chưa từng biết trong 6 năm đầu đời. Vì thế học
sinh lĩnh hội được cách làm việc trí óc, tự làm ra sản phẩm giáo dục, làm hết
sức nhưng không quá sức và các em thấy được niềm vui trong học tập. Do vậy
yêu cầu đặc ra là phải có những phương pháp thỏa mãn được sự phát triển về
tâm lý ở giai đoạn này.

-

Những thành tựu đạt được sau thời mẫu giáo
o Sự thích thú khi đến trường, mong muốn trở thành người học sinh. Đây
là thành tựu quan trọng nhất vì nó vừa được hình thành, vừa là cơ sở để
phát triển yếu tố về ngôn ngữ, về khả năng điều khiển hoạt động tâm lý
của bản thân.
o Phát triển độ tinh nhạy và sức bền của vận động bàn tay.
o Đây là giai đoạn các em tiếp thu kiến thức thông qua quá trình hoạt
động, vì thế khi các em làm những mô hình, những thí nghiệm dưới sự
hướng dẫn của giáo viên thì các em sẽ tiếp thu nhanh hơn hẳn.

-

Khả năng thích ứng với hoạt động học tập của học sinh Tiểu học: thích ứng ở
đây là thích ứng về mặt xã hội, thích ứng có tính tâm lý – giáo dục [8].
15



×