Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

HÀNH VI THỂ HIỆN CÁI TÔI CỦA SINH VIÊN TRÊN FACEBOOK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 115 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC

Nguyễn Hoàng Xuân Huy

HÀNH VI THỂ HIỆN CÁI TÔI CỦA SINH VIÊN
TRÊN FACEBOOK

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ HỌC

Nguyễn Hoàng Xuân Huy

HÀNH VI THỂ HIỆN CÁI TÔI CỦA SINH VIÊN
TRÊN FACEBOOK

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ TỨ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Hành vi thể hiện cái tôi của sinh viên trên Facebook”


là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong đề tài là
trung thực, các nội dung trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc và các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào
khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện đề tài

NGUYỄN HOÀNG XUÂN HUY

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt được đề tài nghiên cứu của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất đến:
Quí thầy cô trong khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí
Minh đã hỗ trợ rất nhiều về tinh thần, chuyên môn.
Quý thầy cô và đặc biệt là hơn 350 bạn sinh viên ở các trường Đại học, Học viện,
Cao đẳng đã dành chút thời gian quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ thực hiện
bảng hỏi khảo sát của đề tài.
Và đặc biệt, xin chân thành cảm ơn cô, TS. Nguyễn Thị Tứ đã tận tâm giúp đỡ em
thực hiện đề tài với thật nhiều tâm huyết, thời gian và công sức của mình. Cô đã hướng dẫn
rất nhiều kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiên cứu, đóng góp những ý kiến quan trọng
để đề tài được hoàn thiện.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 04 năm 2017
Sinh viên thực hiện đề tài

NGUYỄN HOÀNG XUÂN HUY

2



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 8
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................................. 8
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................... 9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................................... 9
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 10
5. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................................... 10
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 10
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................................ 11
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI THỂ HIỆN CÁI TÔI CỦA SINH VIÊN
TRÊN FACEBOOK............................................................................................................ 13
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về ........................................................................................ 13
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................................ 13
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................................. 22
1.2. Các khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài ................................................................ 25
1.2.1. Hành vi .................................................................................................................... 25
1.2.2. Cái tôi ...................................................................................................................... 30
1.2.3. Facebook ................................................................................................................. 33
1.2.4. Hành vi thể hiện cái tôi trên FB .............................................................................. 39
1.3. Biểu hiện hành vi thể hiện cái tôi của SV trên FB ......................................................... 39
1.3.1. Đặc điểm tâm lý của SV ......................................................................................... 39
1.3.2. Biểu hiện hành vi thể hiện cái tôi của SV trên FB .................................................. 40
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thể hiện cái tôi của SV trên FB ....................... 44
Tiểu kết chương 1 ................................................................................................................. 48
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI THỂ HIỆN CÁI TÔI CỦA SINH VIÊN
TRÊN FACEBOOK............................................................................................................ 49
2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 49
2.1.1. Mẫu khách thể nghiên cứu ...................................................................................... 49

2.1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 50
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 50
2.2. Thực trạng về hành vi thể hiện cái tôi của SV trên FB .................................................. 55
2.2.1. Nhận thức về hành vi thể hiện cái tôi của SV trên FB ............................................ 55
2.2.2. Thái độ đối với hành vi thể hiện cái tôi của SV trên FB......................................... 58
2.2.3. Hành động thể hiện cái tôi của SV trên FB ............................................................ 60
3


2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thể hiện cái tôi của SV trên FB ....................... 75
2.3. Môt số biện pháp tác động tích cực đến hành vi thể hiện cái tôi của SV trên FB ......... 80
2.3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ................................................................................... 80
2.3.2. Các biện pháp .......................................................................................................... 81
2.3.3. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp ............................................................... 83
Tiểu kết chương 2 ................................................................................................................. 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 88
1. Kết luận ............................................................................................................................. 88
2. Kiến nghị ........................................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 91
PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 97

4


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
STT

Chữ viết tắt

Nội dung viết tắt


1

FB

MXH Facebook

2

ĐH

Đại học

3

MXH

MXH

4

ĐTB

Điểm trung bình

5

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


6

SV

Sinh viên

5


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Mô tả khách thể khảo sát của nghiên cứu ........................................................... 49
Bảng 2.2. Cách đánh giá điểm ở câu hỏi có 5 mức độ lựa chọn ......................................... 52
Bảng 2.3. Thang điểm quy đổi với các mức độ tương ứng ................................................. 53
Bảng 2.4. Nhận thức về tầm quan trọng của hành vi thể hiện cái tôi trên FB ..................... 55
Bảng 2.5. Nhận thức về khái niệm hành vi thể hiện cái tôi trên FB.................................... 56
Bảng 2.6. Thái độ của SV khi xem lại hình ảnh cái tôi của mình trên FB .......................... 58
Bảng 2.7. Cảm xúc của SV khi thể hiện cái tôi của mình trên FB ...................................... 59
Bảng 2.8. Những hoạt động ngoài đời sống thực được SV phản ánh lên FB ..................... 60
Bảng 2.9. Các chủ đề được SV đề cập đến trong trang cá nhân .......................................... 60
Bảng 2.10. Cái tôi cá nhân được thể hiện trên FB............................................................... 61
Bảng 2.11. Khuynh hướng thể hiện hình ảnh cái tôi thực trên FB của SV ......................... 64
Biểu đồ 2.1. Các thông tin hiển thị trên trang hồ sơ FB cá nhân......................................... 67
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ so sánh điểm trung bình của các nhóm hành động ............................ 69
Bảng 2.12 So sánh các biểu hiện hành vi thể hiện cái tôi của SV trên FB theo giới tính ... 69
Bảng 2.13 So sánh các biểu hiện hành vi thể hiện cái tôi của SV trên FB theo
số lượng bạn bè.................................................................................................................... 70
Bảng 2.14. Hậu kiểm Tukey so sánh hành vi thể hiện cái tôi của SV trên FB theo
số lượng bạn bè.................................................................................................................... 70
Bảng 2.15. So sánh các biểu hiện thể hiện hành vi cái tôi của SV trên FB theo năm học .. 72

Bảng 2.16. Hậu kiểm Tukey so sánh hành vi thể hiện cái tôi của SV trên FB theo
năm học ............................................................................................................................... 72
Bảng 2.17. Kết quả đạt được sau khi khảo sát thông qua các tình huống giả định ............. 72
Bảng 2.18. Phân bố tần số về mức độ tích cực trong ứng xử các tình huống liên quan đến
hình ảnh cái tôi trên FB ....................................................................................................... 72
Bảng 2.19. Ứng xử của SV khi gặp một số tình huống giao tiếp từ việc sử dụng FB ........ 73
Bảng 2.20. Kết quả đạt được sau khi khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố ...................... 75
Bảng 2.21. Phân bố tần số về mức độ tác động của các yếu tố đến hành vi thể hiện cái tôi
của SV trên FB .................................................................................................................... 75
Bảng 2.22. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi thể hiện cái tôi của SV
trên FB ................................................................................................................................. 75
Bảng 2.23. Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hành vi thể hiện cái tôi của SV
trên FB ................................................................................................................................. 77
Bảng 2.24. So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thể hiện cái tôi của SV trên FB theo
số lượng bạn bè.................................................................................................................... 78

6


Bảng 2.25. Hậu kiểm Tukey so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thể hiện cái tôi của
SV trên FB theo số lượng bạn ............................................................................................. 78
Bảng 2.26. So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thể hiện cái tôi của SV trên FB theo
năm học ............................................................................................................................... 79
Bảng 2.27. Hậu kiểm Tukey so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thể hiện cái tôi của
SV trên FB theo năm học .................................................................................................... 79
Bảng 2.28. Trung bình điểm số của từng biện pháp ............................................................ 83

7



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân số Việt Nam hiện có hơn 90 triệu người. Trong đó có 40 triệu người dùng
Internet với 28 triệu người dùng MXH, chủ yếu là Facebook [52].
Facebook (FB) là một mạng xã hội (MXH), ban đầu được hình thành với mục đích
kết nối mỗi cá nhân với bạn bè, với những người đang sống, học tập và làm việc xung
quanh họ. Không chỉ có vậy, FB còn là nơi để mỗi người bày tỏ cái tôi tùy theo ý muốn
của mình bởi các tính năng của trang cá nhân này. Với tư cách là một trang cá nhân thì FB
là nơi để mỗi người thỏa sức đăng tải những gì mình muốn, mình thích, là nơi mỗi người
chia sẻ suy nghĩ, hoạt động, kế hoạch… của bản thân mình mà không bị kiểm soát bởi bối
cảnh thực.
FB có những ưu thế nổi bật. Trước hết, FB đã đáp ứng nhu cầu kết bạn, tương tác
và trao đổi thông tin của con người, đặc biệt là giới trẻ. Không những thế, MXH này đã tạo
cơ hội để bất kỳ ai cũng có thể bộc lộ cái tôi một cách dễ dàng. MXH FB cung cấp cho
người dùng những cơ hội để người khác biết về họ, nhận dạng được bản thân họ nhiều hơn
nhờ vào các chức năng và thuộc tính của nó, khắc phục được những nhược điểm của giao
tiếp offline. Hơn nữa, theo nghiên cứu của Jeffrey Hancock, FB có thể nâng cao lòng tự
trọng, sự tự tin của mỗi người bởi đó là kết quả của việc người dùng FB có thể đưa ra
những khía cạnh tốt đẹp nhất về cái tôi trên FB. Mặt khác, các lời bình tích cực từ bạn bè
trên mạng về những thông tin mà mỗi người đăng tải trên FB cá nhân là một trong những
hình ảnh phản chiếu về cái tôi của người dùng. Từ đó, tác giả cho rằng, FB như một phiên
bản ảo, tích cực về bản thân mỗi người, khiến họ cảm thấy hạnh phúc hơn [56].
Phải thừa nhận rằng có khá ít các đề tài nghiên cứu chuyên biệt về FB, đặc biệt là
dưới góc độ Tâm lý học. Đa phần là các đề tài nghiên cứu là về MXH hoặc nghiên cứu FB
như là một bộ phận thuộc MXH ở dạng khảo sát tổng quan, khảo sát xã hội học.
Lứa tuổi sinh viên (SV) là lứa tuổi mà tình trạng thể chất, nhận thức, tình cảm, nhân
cách đã dần hoàn thiện so với người trưởng thành. Nhu cầu giao tiếp, giao lưu để học hỏi
kinh nghiệm và chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống của SV khá lớn, nên tình bạn có
vai trò quan trọng trong đời sống của tình cảm của SV và phát triển ngày một sâu sắc. Hoạt
8



động chủ đạo của lứa tuổi SV là hoạt động học tập và rèn luyện nghề nghiệp. Động cơ học
tập của SV cũng hết sức đa dạng, thường bị chi phối bởi các yếu tố kinh tế - xã hội và hoàn
cảnh gia đình.
Ở tuổi SV, nhiều bạn trẻ lần đầu tiên xa quê, xa gia đình, đòi hỏi phải thích nghi
nhanh chóng với cuộc sống mới và rèn luyện được tính độc lập, tự chủ cao. Sự thích nghi
này là khác nhau so với mỗi người. Một số SV có tâm lý “xả hơi” sau khi rạng rỡ bước vào
đại học, xa gia đình nên không có người giám sát chặt chẽ, cùng với nhu cầu mong muốn
được thể hiện mình rất cao nên họ tận dụng mọi cơ hội để giao lưu, giải trí, vui chơi. Việc
học tập tại các trường đại học khiến cho nhiều SV trải qua giai đoạn này một cách lãng
mạn, thoải mái nhưng thiếu kỹ năng và kinh nghiệm sống xã hội. Từ đó, một bộ phận SV
dễ vi phạm pháp luật, vướng vào các hành vi thiếu kiểm soát. Với nhiều tính năng vượt trội
và thu hút, FB dần không chỉ thuần là một hoạt động giải trí mà đã trở thành một phần
không thể thiếu trong cuộc sống nhằm thỏa mãn nhu cầu thể hiện cái tôi, nhu cầu được tôn
trọng.
Những nghiên cứu về hình ảnh cái tôi, ở Việt nam, phần nhiều được thực hiện trên
đời sống thực, trong khi đó, hình ảnh cái tôi trên mạng Internet ảo lại là một vấn đề mới,
chưa được chú ý nghiên cứu một cách có hệ thống.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
“Hành vi thể hiện cái tôi của sinh viên trên Facebook” được xác lập.

2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng hành vi thể hiện cái tôi của sinh viên trên FB, trên cơ sở đó đề xuất
một số biện pháp tác động tích cực đến hành vi thể hiện cái tôi của sinh viên trên FB.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hành vi, cái tôi, FB và hành vi thể hiện cái tôi của sinh
viên trên FB.
Xác định thực trạng hành vi thể hiện cái tôi của sinh viên trên FB, tìm hiểu nguyên

nhân của thực trạng trên.

9


Đề xuất một số biện pháp nhằm định hướng hành vi thể hiện cái tôi của sinh viên
trên FB một cách tích cực, hiệu quả.

4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Sinh viên và các trang FB của họ.

4.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng hành vi thể hiện cái tôi của sinh viên trên FB.

5. Giả thuyết nghiên cứu
Hầu hết sinh viên có hành vi thể hiện cái tôi trên FB thuộc mức độ trung bình.
Có các yếu tố bên ngoài và bên trong ảnh hưởng đến hành vi thể hiện cái tôi của SV
trên FB, trong đó các yếu tố bên trong ảnh hưởng mạnh hơn.
Các biện pháp đề xuất nhằm tác động tích cực đến hành vi thể hiện cái tôi của sinh
viên trên FB mang tính cần thiết.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ nghiên cứu này, một số phạm vi được đặt ra để đáp ứng tính khả
thi của nghiên cứu.
Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Do khách thể nghiên cứu là sinh viên và các FB
của họ nên nghiên cứu tập trung chủ yếu vào đối tượng sinh viên tình nguyện tham gia
nghiên cứu này. Vì thế, có sự hạn chế trong việc phân bố đều các mẫu. Nói cách khác, có
sự chênh lệch nhất định về lượng mẫu giữa các trường ĐH.
Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Tập trung chủ yếu ở các trường: ĐH Văn Lang; ĐH

Sư Phạm TP.HCM; ĐH Trà Vinh; ĐH Cần Thơ; ĐH Tài Chính – Marketing; ĐH Kiểm sát
Hà Nội; ĐH Văn Hiến; ĐH Kinh tế Huế; Cao đẳng Công thương; ĐH Công nghệ Sài Gòn.
Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung khám phá thực trạng hành
vi thể hiện cái tôi của sinh viên giới thiệu trên FB cá nhân.

10


7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Các nguyên tắc phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc vào đề tài ta sẽ tìm hiểu hành vi thể hiện cái
tôi của sinh viên thông qua cấu trúc hành vi bao gồm mặt bên ngoài là chuỗi hành động
thống nhất với mặt bên trong là nhận thức và thái độ.

7.1.2. Quan điểm thực tiễn
Nghiên cứu hành vi thể hiện cái tôi sinh viên xuất phát từ thực tiễn cuộc sống, có ý
nghĩa thực tiễn, và giúp giải quyết được những vấn đề của thực tiễn đề ra.

7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhằm làm rõ các nội dung lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Cụ thể:
- Tổng quan những nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về các vấn đề
liên quan đến hành vi thể hiện bản thân, cái tôi của sinh viên, FB.
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến hành vi thể hiện cái
tôi của sinh viên trên FB.
- Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó xác lập quan điểm
chỉ đạo trong nghiên cứu thực tiễn về hành vi thể hiện cái tôi của sinh viên trên FB.

7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Nhằm làm rõ hơn về thực trạng và tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi thể
hiện cái tôi của sinh viên trên FB.
* Phương pháp phỏng vấn
Nhằm thu thập thêm thông tin sâu hơn về vấn đề nghiên cứu.
Cách thực hiện: đặt câu hỏi cho sinh viên trả lời thông qua các bảng hỏi phỏng vấn
được gửi gián tiếp thông qua FB.

7.2.3 Phương pháp thống kê toán học

11


Đưa ra những kết luận định lượng cho vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó đưa ra
những đánh giá, kết luận định tính về thực trạng hành vi thể hiện cái tôi của sinh viên trên
FB.

12


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI THỂ HIỆN CÁI TÔI CỦA SINH VIÊN
TRÊN FACEBOOK
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề về Facebook và hành vi thể hiện cái tôi của SV
trên Facebook
1.1.1. Trên thế giới
Trên thế giới, các nghiên cứu về việc thể hiện hình ảnh cái tôi đã được quan tâm từ
lâu. Năm 1973, Altman, Taylor cho rằng việc tự công khai các hình ảnh cái tôi là một quá
trình cần thiết trong việc hình thành và duy trì các mối quan hệ xã hội. Mặt khác,
Buhrmester và Prager (1995) còn cho rằng, tự công khai tiết lộ hình ảnh cái tôi sẽ giúp phát

triển bản sắc cá nhân, tăng cường các mối quan hệ thân thiết như gia đình và bạn bè [54].
Một số nhà nghiên cứu cho rằng hành vi thể hiện cái tôi là một hiện tượng
(Phenomenon), và nó phụ thuộc vào khả năng tiếp cận xã hội (Rickers – Ovsiankina, 1956)
và khả năng tiếp cận ngôn ngữ (Polansky, 1965) của khách thể. Dẫn theo Lawrence R.
Wheeless [32].
Joseph Sirgy cũng đã có đóng góp đáng kể vào việc nghiên cứu các khái niệm “Cái
tôi”. Từ kết quả nghiên cứu, ông cho rằng con người có xu hướng hành xử để nâng cao
lòng tự hình ảnh và làm tăng lòng tự trọng của bản thân [48].
Theo một bài viết của tác giả Van Halen và Janssen (2004), cái tôi của mỗi người
gắn liền với sự phát triển của xã hội. Theo đó cái tôi được hình thành và củng cố khi có sự
tiếp xúc với xã hội. Các tác giả chỉ ra rằng, trước thời công nghệ hiện đại (thập niên 1950),
cái tôi của mỗi người có được dựa trên sự gán ghép (ascribed) của xã hội là chủ yếu. Từ
thập niên 1990 trở về sau, khi thời kì công nghệ hiện đại kèm theo theo sự phát triển của
truyền thông, hình ảnh cái tôi của mỗi người có được là do họ nỗ lực (achieved) đạt được.
Và bây giờ, con người có thể thể hiện và quản lý (managed) cái tôi một cách chủ quan tuỳ
ý của họ [54].

13


1.1.1.1. Châu Mỹ
Các nghiên cứu về cái tôi trực tuyến trong môi trường Internet nói chung và cái tôi
trên các trang MXH nói riêng đã được triển khai nghiên cứu từ rất sớm. Các nhà nghiên
cứu đã quan tâm đến hành vi thể hiện cái tôi của người dùng cũng như tác động từ các
trang MXH đối với người dùng từ trước khi MXH FB xuất hiện (2004).
Năm (2002), trong bài nghiên cứu “Can you see the real me? Activation and
Expression of the “True self” on the Internet”, John A. Bargh đã chỉ ra rằng: Internet giúp
người sử dụng trực tuyến thể hiện cái tôi một cách dễ dàng hơn so với thế giới thực [29].
Đó là vì hai tính năng quan trọng và độc đáo của Internet. Đầu tiên và quan trọng
nhất là khả năng tương đối vô danh trong hồ sơ cá nhân, kể cả danh sách bạn bè tương tác

trên Internet. Điều này cho phép người dùng thể hiện cái tôi bằng những cách không có sẵn
trong thế giới thực. Thứ hai, giao tiếp truyền thống mặt đối mặt có rào cản thực sự trong
việc tiết lộ những điều cấm kỵ của một người và các khía cạnh tiêu cực của mình thậm chí
điều đó có thể dẫn đến tuyệt giao các mối quan hệ bạn bè và các thành viên gia đình. Những
rào cản này là không có mặt trong các tình huống giao tiếp trực tuyến [28].
Tuy nhiên chính điều này cũng có thể làm người dùng đặt mình vào nguy cơ rủi ro
ở cả hai khía cạnh là cuộc sống và thực tế ảo [49].
Dennis Mazalin và Susan Moore, trong bài nghiên cứu của mình vào năm 2004, đã
phân tích hành vi sử dụng Internet của lứa tuổi thanh niên, từ đó chỉ ra việc gia tăng sử
dụng Internet có liên quan với sự suy giảm kích thước của vòng tròn giao tiếp trong gia
đình; làm gia tăng trầm cảm và cô đơn xã hội của một người [23].
Đến khi FB phát triển và phổ biến, các đề tài nghiên cứu liên quan đến MXH và
hành vi sử dụng MXH của người dùng ngày càng được quan tâm hơn.
Năm 2006, trong bài viết “A Familiar Face(book): Profile Elements as Signals in an
Online Social Network”, Lampe đã tiến hành một cuộc khảo sát giữa các SV về mức độ
hiểu biết và cách SV tiếp cận các trang cá nhân trên FB. Qua đó cho thấy, SV ngoài việc
sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để thể hiện cái tôi mình, họ còn dùng FB như một
công cụ để tìm hiểu thêm thông tin nhận dạng trực tuyến về những người mà họ quan tâm
[22].
14


Ellison và cộng sự, vào năm 2007, đã cho rằng: trong thực tế, danh tính thực sự của
người dùng Facebook thường được biết đến bởi bạn bè của chính người dùng đó. Nói cách
khác, có sự tương tác, ràng buộc lẫn nhau giữa các tài khoản MXH. Vì thế độ tin cậy, chính
xác của các thông tin được người dùng đưa lên FB tương đối cao – Chính điều này góp
phần “kìm hãm” sự lừa dối trên FB [39]. Từ đây có thể thấy rằng, bạn bè trên FB ảnh hưởng
đến sự thể hiện cái tôi của người dùng ở một khía cạnh nào đó. Như ở báo cáo trên đây,
yếu tố bạn bè đã ảnh hưởng đến sự trung thực trong thể hiện cái tôi của người dùng lên FB.
Vào năm 2007, để làm rõ hơn hành vi thể hiện cái tôi của người dùng, tác giả Monica

Whitty đã nghiên cứu cách người dùng trang trí trang cá nhân của họ. Qua đó, báo cáo cho
rằng: trên các trang MXH, người dùng chủ yếu sử dụng hình ảnh cho hồ sơ cá nhân như là
một cách để gây ấn tượng với mọi người trong danh sách bạn bè. Bài viết cũng nói rằng:
Những người có nhiều hình ảnh và mô tả về bản thân sẽ thành công hơn trong việc thu hút
người khác chú ý vào hồ sơ của họ [42].
Trong cùng năm 2007, Golder và cộng sự, trong bài báo cáo Rhythms of Social
Interaction: Messaging Within a Massive Online Network đã chỉ ra: trong dữ liệu thu thập
được từ 378 triệu liên kết bạn bè, chỉ có 57,0 triệu người (15,1%) trong những cặp bạn bè
ấy là có sự trao đổi tin nhắn với nhau qua FB. Từ đó có thể thấy rằng, số lượng người chúng
ta giao tiếp và tương tác thông qua FB ít hơn rất nhiều so với số lượng bạn bè mà chúng ta
đã kết bạn [26]. Kết quả này cũng phản ánh một thực trạng hiện nay khi một bộ phận người
dùng “vô tư” kết bạn trên FB nhưng tính tương tác giữa các liên hệ này thì không nhiều,
trong khi sự rủi ro trong bảo mật thông tin và an toàn cá nhân luôn trực chờ người sử dụng
FB.
Càng về sau, khi FB ngày càng phổ biến, các nghiên cứu liên quan đến xu hướng sử
dụng MXH cũng như nghiên cứu hành vi thể hiện cái tôi của người dùng FB cũng được
quan tâm hơn.
Một trong số các kết luận nghiên cứu đáng chú ý là: Người dùng FB chỉ thể hiện
những mặt tích cực của họ lên FB. Kết quả này đã được Beth Anderson và cộng sự công
bố qua bài viết vào năm 2010 mang tựa đề “FB psychology: popular questions answered
by research”. Qua các câu hỏi soạn sẵn, nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng FB là mô ̣t môi
15


trường “mở”. Người dùng quan tâm đến những hoạt động tương tác trên FB và ảnh hưởng
của nó đến suy nghĩ của người khác về họ [19].
Tuy nhiên, kết luận trên của Beth Anderson có phần mâu thuẫn với kết quả nghiên
cứu của Back và cộng sự (2010). Cụ thể, sau khi nhóm tác giả Back thực hiện nghiên cứu
bằng phương pháp quan sát 236 tài khoản MXH và cho 236 người sử dụng các tài khoản
ấy tự đánh giá về hồ sơ MXH của mình thì kết quả chỉ ra rằng: Các trang hồ sơ cá nhân

trên MXH đã thể hiện nhân cách thật (real personality) của họ. Nghiên cứu cũng không tìm
ra bằng chứng cho rằng người dùng (user) đã lý tưởng hoá, cường điệu hoá hình ảnh cái
tôi họ trong các trang MXH [35].
Có sự khác nhau giữa các kết quả nghiên cứu về sự tương thích giữa hình ảnh cái
tôi thực tế và cái tôi trên MXH. Tuy nhiên, một kết luận chắc chắn rằng người dùng MXH
(cụ thể là SV) có sự chủ động trong quản lý hình ảnh cá nhân của mình trên FB, để phục
vụ nó cho mục đích nhất định của cá nhân người dùng. Theo đó, Baiyun Chen và Justin
Marcus trong bài báo cáo “Students’ self-presentation on Facebook: An examination of
personality and self-construal factors” đã cho rằng: SV chỉ duy trì sử dụng chủ yếu một tài
khoản trên MXH. Hầu hết những người tham gia khảo sát (N = 463) thiết lập một số cài
đặt để giới hạn quyền truy cập hồ sơ trên FB của họ, chứng tỏ SV có hiểu biết về những gì
họ đã đăng lên FB và có sự quản lý hình ảnh cá nhân của họ trên trang MXH [18].
Một nghiên cứu khác về SV và FB trong cùng năm 2012 tại ĐH Central Florida
(Hoa Kỳ) cũng chỉ ra rằng, FB giúp SV dễ dàng tạo ra các mối liên kết ảo giữa các cá nhân.
Trong các mối liên kết ấy, SV dễ dàng xây dựng và bộc lộ cho mình một “nhận dạng”, một
bản sắc riêng. Không chỉ để tạo các mối quan hệ, hành động này có thể giúp SV học hỏi,
trao đổi lẫn nhau, thu thập các kinh nghiệm trong học tập và cuộc sống với các mối liên hệ
ảo khác nhờ “nhận dạng” ảo của chính mình [21].
Năm 2013, Jose Van Dijck trong bài nghiên cứu “You have one identity':
performing the self on Facebook and LinkedIn; Media Culture Society” đã khẳng định lại
kết quả nghiên cứu vào năm 2002 của John A. Bargh (được đề cập ở trên) khi cho rằng:
MXH tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân có thể tự thể hiện cái tôi. Tuy nhiên, tác giả
cũng bổ sung thêm rằng: Hành vi thể hiện cái tôi sẽ được phân loại thành 3 dạng chính: tự
16


bày tỏ (self-expression), tự trình bày (self-representation) và tự quảng cáo (self-promotion)
[29].
Gần đây, trong một bài nghiên cứu tổng hợp đăng trên tạp chí Problems of Education
in the 21st century đã cho ta thấy cái nhìn tổng quát hơn về thấy sự ảnh hưởng tiêu cực

trong hành vi sử dụng FB của SV, trong đó có liên quan đến hành vi thể hiện cái tôi trên
FB. Báo cáo cho rằng: Rõ ràng, rằng sự phổ biến của Internet và các phương tiện truyền
thông xã hội đã dẫn đến cái gọi là "thế hệ Facebook" được hình thành. Thế hệ thanh thiếu
niên, SV và ngay cả người lớn đang dành rất nhiều thời gian trên mạng Internet và MXH.
Và dường như phần lớn thời gian, họ gắn chặt mình với các thiết bị điện tử thông minh
(Yong, Gates, Harrison, 2016). Việc sử dụng các tài khoản mạo danh FB có thể dẫn đến
các vụ lừa gạt và rủi ro mất an toàn thông tin (John Henry, Niyi, Akorede Olufunbi,
Egbeyemi Taiwo, Ukangwa, 2015). Về phía SV, họ sử dụng FB để giao tiếp và nói chuyện
với bạn bè hơn là để phục vụ học tập hoặc công việc (Madge, Meek, Wellens, Hooley,
2009). FB cũng tạo nên một môi trường ảo cho SV duy trì thể hiện cái tôi trong các mối
quan hệ ảo trên MXH. Việc thể hiện hình ảnh cái tôi ấy không trực tiếp đem lại sự ảnh
hưởng tiêu cực đến người dùng. Nó chỉ mang tính chất “bắt cầu”. Theo đó, hành vi thể hiện
cái tôi sẽ đem lại các mối quan hệ cả tốt và xấu. Và những mối quan hệ tiêu cực sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển tâm lý của một cá nhân [25].

1.1.1.2. Châu Âu
Các đề tài liên quan đến MXH được quan tâm nghiên cứu có phần “trễ” hơn so với
khu vực Châu Mỹ. Nguyên nhân có thể do xuất xứ của các trang MXH đa phần đều đến từ
các quốc gia như Hoa Kỳ, Canada… Tuy nhiên số lượng các đề tài nghiên cứu về mảng
này cũng rất phong phú, đa dạng.
Trong số 4,2 triệu người sử dụng FB được thu thập trong tập dữ liệu của nghiên cứu,
nhóm tác giả N. Ellison, C. Steinfeld, và C. Lampe đã tìm được số trung vị Me của người
dùng FB là 144 bạn bè và số bạn bè trung bình mà họ có là 179,53 cho mỗi người dùng
[37]. Phát hiện này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu vào năm 1992 của nhà nhân chủng
học Robin Dunbar. Ông cho rằng con người chỉ có thể thoải mái duy trì mối quan hệ tương
đối ổn định trong mức 150 người. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng số lượng bạn bè lý
17


tưởng trên FB là 302 – con số này đủ để người dùng không cảm thấy cô đơn hoặc quá ảnh

hưởng bởi người khác khi sử dụng FB [41].
Năm 2010, tác giả Sonia Livingstone và David R. Brake với báo cáo “On the rapid
rise of social networking sites: new findings and policy implications” đã đưa ra các số liệu
mới về việc sử dụng MXH của trẻ em và các em tuổi “teen” Năm 2007, ở Anh, 42% các
em trong độ tuổi 8 – 17 có ít nhất một tài khoản MXH, trong đó 27% là các em 8 – 12 tuổi
và 55% các em từ 13 – 17 tuổi. Từ đó, tác giả nêu lên sự cần thiết trong việc xây dựng các
chính sách xã hội, sự quản lý của gia đình hợp lý, đảm bảo sự phát triển tự do cho các em
nhưng đồng thời cũng tạo ra sự cân bằng giữa cơ hội và rủi ro trong việc sử dụng MXH
của các em thông qua các hình thức giáo dục [43].
Các nghiên cứu ở Châu Âu đã đóng góp rất nhiều trong việc thu thập, điều tra về
hành vi sử dụng MXH. Các số liệu này đa phần được dùng để hỗ trợ nhà chức trách kiểm
soát môi trường giao tiếp trực tuyến tích cực, phù hợp với các đối tượng sử dụng, cũng như
cập nhật các quy định liên quan đến việc sử dụng MXH.
Điển hình trong năm 2010, bài báo cáo về MXH ở các nước châu Âu “Social
Networks Report in Euro” với mục đích lý giải hành vi sử dụng MXH của những người trẻ
tuổi (15 – 30 tuổi) để xác định những nhu cầu của họ. Từ đó góp phần xây dựng MXH
hoặc những ứng dụng mới tốt hơn, phù hợp hơn với người dùng. Nghiên cứu về việc sử
dụng MXH, bài báo cáo cũng đưa ra những thống kê cụ thể như: Về tần suất sử dụng MXH:
Người dùng sử dụng MXH nhiều lần trong ngày chiếm tỉ lệ 62%; Về địa điểm sử dụng
MXH: Người dùng sử dụng MXH ở nhà chiếm 96%, nơi học tập nghiên cứu (34%), nơi
làm việc (26%), bất cứ nơi nào với điện thoại thông minh (16%), nơi nào có wifi (12%) và
ở tiệm cà phê (2%); Về động lực sử dụng MXH: Phần lớn người dùng MXH với mục đích
cá nhân là chủ yếu (49% hoàn toàn cá nhân, 28% khá cá nhân), sử dụng với mục đích
chuyên môn chiếm tỉ lệ rất ít (<5%). Các nội dung được chia sẻ trên MXH bao gồm: Hình
ảnh (74%); văn bản (61%); chia sẻ liên kết – link (50%); video (35%); âm nhạc (30%) và
những thứ khác (6%) [15].
Tại Anh, vào năm 2014, tác giả Scott cho rằng: Người dùng Internet sử dụng các
trang MXH để lý tưởng hóa cái tôi trong một môi trường ảo (Manago, Graham &
18



Salimkhan, 2008), và để mở rộng các kết nối cá nhân, duy trì các mối quan hệ xã hội mà
họ có được (Ambady & Skowronski, 2008. Vazire & Gosling, năm 2004) [41].
Năm 2016, trong bài viết Civility vs. Incivility in Online Social Interactions: An
Evolutionary Approach, nhóm tác giả đứng đầu là Antoci A đã đưa ra kết luận rằng: các
tương tác trên MXH sẽ ảnh hưởng đến các chiến lược giao tiếp của mỗi cá nhân đối với
người khác trên các trang MXH [17].

1.1.1.3. Châu Á
Các đề tài nghiên cứu liên quan đến FB và MXH ở khu vực này cũng khá đa dạng.
Năm 2011, bài viết đăng trên kỷ yếu hội thảo IDSI-APDSI (Đài Loan, 2011) với tựa
đề “Personality, social network sites, and leisure activities – a conceptual exploration” đã
bàn về hành vi sử dụng MXH cũng như ảnh hưởng qua lại giữa việc sử dụng MXH đối với
các hoạt động trong thời gian rỗi và nhân cách của người dùng. Nhóm tác giả Tingya Kuo;
Hung-Lian Tang đã đưa ra nhiều nội dung tổng hợp, trong đó có một vài đóng góp cho
định hướng nghiên cứu: Những người có tính cởi mở (openness) sẽ sử dụng nhiều tính
năng hơn của Facebook. Những người có tính cẩn thận, tận tâm (conscientiousness) có xu
hướng có nhiều bạn bè hơn nhưng ít hình ảnh được tải lên trên Facebook [44].
Trong một nghiên cứu năm 2012 tại Trung Quốc, Jason Lee và cộng sự đã tìm hiểu
về việc sử dụng trang MXH FB của những du học sinh trong chương trình trao đổi, qua đó
hiểu thêm về ảnh hưởng của việc sử dụng FB đối với việc học tập, làm việc khi đang trong
chương trình trao đổi du học sinh [33].
Từ những nghiên cứu trên, có thể thấy FB tạo nên những ảnh hưởng nhất định đến
quá trình học tập của SV cũng như sự tương tác giữa các người dùng với nhau. Một nghiên
cứu tại Nepal vào tháng 2 năm 2016 cũng chỉ ra nội dung tương tự. Cụ thể, nhóm nghiên
cứu đứng đầu là Rajesh Kumar Jha, khi nghiên cứu trên đối tượng là SV của một trường
đại học (N = 452), đã cho các kết quả đáng chú ý về việc sử dụng FB: Lý do chính để sử
dụng FB là để liên lạc với bạn bè (32%). Tuy nhiên, mục đích sử dụng FB làm kênh tìm
hiểu thông tin về nghiên cứu, học thuật chỉ chiếm vỏn vẹn 5%. Báo cáo nghiên cứu cũng
nêu lên tác động tiêu cực của FB đối với SV. Gần 2/3 SV được khảo sát thừa nhận rằng

việc sử dụng FB ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập. Việc ảnh hưởng đến sức khỏe khi
19


sử dụng FB cũng được đề cập đến: 21% SV cảm thấy mỏi mắt, khô mắt khi sử dụng FB,
19% bị gián đoạn giấc ngủ, 16% bị đau đầu. Từ đó, 71,4% SV đã thử và có đến 68,7%
thành công với việc giảm thời gian sử dụng FB để tập trung vào việc học tập và nghiên cứu
[39].
Các trang MXH nói chung và FB nói riêng cung cấp nhiều cơ hội cho SV xây dựng
danh tính trực tuyến của họ thông qua các lựa chọn cẩn thận các hình ảnh đại diện cho hồ
sơ cá nhân và biệt hiệu mà họ thường hài lòng. SV nhận thức được nhóm bạn bè đồng đẳng
cũng có tương tác tích cực về hình ảnh ấy. Các nghiên cứu cho thấy rằng các chàng trai
cảm thấy thoải mái hơn trong việc sử dụng tên thật của họ trong các thiết lập trực
tuyến. Ngược lại, các cô gái ưa thích để sử dụng biến thể hấp dẫn, sáng tạo cho tên hồ sơ
trực tuyến của mình. Những hình ảnh hồ sơ cá nhân thường được thay đổi và cập nhật theo
ý tưởng bất chợt và tưởng tượng của họ. Các bức ảnh được chỉnh sửa lại cẩn thận để chúng
hấp dẫn hơn và có ý nghĩa. Khi so sánh con trai với cô gái trong việc sử dụng các hình ảnh,
các chàng trai thường sử dụng hình ảnh để thể hiện mình một cách dễ dàng các cô gái. Tiếng
Anh là một ngôn ngữ ưa thích mặc dù có thể lựa chọn các ngôn ngữ khác và sự lựa chọn
đó có sẳn trong các thiết lập tài khoản chung [30].
Tại Ấn Độ, bài nghiên cứu “Research to enhance experience of Indian Social
Networking Site”, đã nói về việc sử dụng MXH ở Ấn Độ với mục tiêu tìm hiểu về nhận
thức MXH và hành vi sử dụng, nhận ra những kẽ hở của MXH hiện nay để có thể khai
thác, hiểu được những yếu tố thích và không thích ở MXH để có những đề xuất cải tiến
thích hợp. Một vài số liệu đáng chú ý: Điều được yêu thích nhất ở FB đó là sử dụng dễ
dàng, giao diện thân thiện với người dùng (46,07%) Tiếp đó là khả năng chia sẻ và kết nối
người dùng (43,82%). Điều không thích ở FB đó là tính riêng tư (29,21%) [46].

1.1.1.4. Ở khu vực khác
Năm 2013, từ bài báo cáo “Young People, Social Media, Social Network Sites and

Sexual Health Communication in Australia, nhóm nghiên cứu cũng thảo luận một số vấn
đề liên quan đến sức khỏe tình dục như nỗi lo lắng về sự bắt nạt, sự riêng tư, và sự xấu hổ
trên MXH hay truyền thông cộng đồng [20].

20


Tại Úc, vào năm 2013, dẫn theo kết quả tổng hợp một vài nghiên cứu có liên quan
đến hành vi thể hiện cái tôi của tác giả Kirsty Young, thì hành vi thể hiện cái tôi trên FB
chủ yếu thông qua việc sử dụng các hình ảnh (Marder, Joinson & Shankar, 2012; Siibak,
2009; Strano, 2008; Weber & Mitchell, 2008; Willett & Ringrose, 2008; Zhao & Elesh,
2008) và liên quan đến các bài viết trên tường (Wall) của trang cá nhân và các thông tin cá
nhân cơ bản [54].
Liên quan đến hành vi sử dụng FB. Vào năm 2014, để đánh giá về sự liên quan giữa
sử dụng, lạm dụng và nghiện FB, nhóm tác giả tại trường ĐH RMIT (Úc) đứng đầu là
Tracii Ryan đã nghiên cứu tổng hợp thông qua 24 nghiên cứu về việc sử dụng FB và 9
nghiên cứu khác về chứng nghiện FB. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng quá
mức FB có thể trở thành thói quen, và một số người nghiện sử dụng FB để thoát khỏi tâm
trạng tiêu cực [45].
Tại Nigeria, Charles O. Omekwu (2014) và cộng sự đã nghiên cứu về hành vi sử
dụng FB của SV thông qua đề tài "The Use of Social Networking Sites among the
Undergraduate Students of University of Nigeria, Nsukka". Bằng phương pháp khảo sát
SV ở trường ĐH Nigeria Nsukka và tổng hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu trước đó,
nhóm tác giả đã chỉ ra lòng tự trọng (self- esteem) và giá trị bản thân người dùng bị ảnh
hưởng một cách tích cực bởi việc sử dụng FB. Việc sử dụng FB tạo ra cảm xúc tích cực
cho người dùng; và có mối tương quan với thành tích học tập [24].
Tại Nam Phi, cho rằng các trang MXH là những công cụ đặc biệt và rất phổ biến
cho các hoạt động thể hiện cái tôi của thanh niên, nhóm tác giả Matjorie Rachoene và Toks
Oyedemi đã tiến hành nghiên cứu về Facebook và sự bắt nạt trực tuyến (Khách thể là SV
các trường ĐH), mà cụ thể ở đây là hành vi thể hiện cái tôi và sự bắt nạt trực tuyến. Qua

đó, nhóm nghiên cứu khẳng định có sự đe doạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự trực tuyến
(Thông qua lăng mạ, đe doạ, gửi ảnh khiêu dâm…). Và những hành vi đó dẫn đến sự xung
đột, bạo lực ở môi trường bên ngoài. Nhóm tác giả đưa ra một vài nhận định rằng: Trong
một nền văn hoá kỹ thuật số nơi sự riêng tư ngày càng trở nên lỏng lẻo hơn, cần quan tâm
đến sự rủi ro và hậu quả của môi trường trực tuyến mang lại, đặc biệt là hậu quả đối với
các nạn nhân của hành vi đe doạ trực tuyến [34].
21


Nhìn chung, các nghiên cứu phần tập trung vào việc thu thập dữ liệu về các thói
quen, tần suất sử dụng FB, các thông tin người dùng đăng tải trên FB. Tuy nhiên, hành vi
thể hiện cái tôi của SV trên môi trường trực tuyến như FB vẫn chưa được chú trọng nghiên
cứu.

1.1.2. Ở Việt Nam
1.1.2.1. Lịch sử nghiên cứu về Facebook
Các chủ đề có liên quan đến MXH được chú trọng nghiên cứu trong những năm gần
đây, gắn liền với sự phát triển và bùng nổ của các trang MXH. Các số liệu thu nhận được
đã nêu lên bức tranh khá đầy đủ về thực trạng hành vi sử dụng MXH của người dùng VN
hiện nay. Tuy nhiên, MXH phổ biến là FB vẫn chưa được chú trọng nghiên cứu một cách
riêng biệt.
Gần đây nhất, vào tháng 4/2017, khảo sát của Chương trình nghiên cứu Internet và
Xã hội (VPIS) cho thấy, 78% người dùng mạng tại Việt Nam khẳng định từng là nạn nhân
hoặc biết những trường hợp phát ngôn gây thù ghét trên MXH. Thông tin công bố tại Hội
thảo "Phát ngôn gây thù ghét và các giải pháp hướng tới môi trường MXH an toàn và giải
pháp bền vững", tổ chức tại Hà Nội ngày 12/04/2017. Ngoài ra, theo khảo sát của VPIS,
61,7% người dùng MXH từng chứng kiến hoặc trở thành nạn nhân của trò nói xấu, phỉ
báng, bôi nhọ danh dự và 46,6% từng bị vu khống, bịa đặt thông tin. Nạn nhân gần như bất
lực, cách duy nhất có thể làm là yêu cầu gỡ thông tin sai trái trên [53]. Vì vậy, cần có những
giải pháp đến từ chính cơ quan nhà nước, các nhà mạng cung cấp dịch vụ nội dung trực

tuyến, cũng như ý thức đến từ chính người dùng để tạo nên một môi trường mạng an toàn,
văn minh.
Cùng với mục đích phục vụ công tác quản lý MXH đối với cả nhà nước và doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ; đề ra các chính sách, giải pháp, phương án và công cụ để quản lý
MXH tại Việt Nam, nghiên cứu “Nghiên cứu xu hướng phát triển MXH và đề xuất chính
sách định hướng phát triển MXH tại Việt Nam” (Chủ trì đề tài: ThS Đỗ Công Anh - Mã
số: 52 – 11 – KHKT – RD) đã tập trung nghiên cứu vào các vấn đề: Nghiên cứu tổng quan
hiện trạng phát triển MXH tại Việt Nam và dự báo xu hướng phát triển của MXH trong
thời gian tới; Bài học kinh nghiệm trong quản lý MXH của các quốc gia; Đưa ra các yếu
22


tốt then chốt phục vụ công tác quản lý MXH đối với cả nhà nước và doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ; Đề ra các chính sách, giải pháp, phương án và công cụ để quản lý MXH tại
Việt Nam. Nhóm đề tài đã lựa chọn 20 MXH nổi tiếng và được truy cập nhiều trên thế giới
và 10 MXH được truy cập nhiều tại Việt Nam để thu thập và tổng hợp số liệu, qua đó đưa
ra được cái nhìn toàn cảnh và hiện trang chi tiết của MXH trên thế giới cũng như tại Việt
Nam [1].
Ngoài mục đích nghiên cứu phục vụ công tác quản lý, các nghiên cứu còn tập trung
vào phục vụ công tác giáo dục. Điển hình là đề tài của tác giả Lê Thị Nhi (2011) - “Nghiên
cứu đề xuất xây dựng MXH học tập tại Việt Nam”. Qua đó, tác giả đề xuất xây dựng MXH
học tập vì những nguyên nhân: Có chính sách của Nhà nước về thúc đẩy ứng dụng công
nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục đào tạo, đã có nền tảng về giáo dục điện tử, số
lượng người dùng Internet lớn đặc biệt là độ tuổi học sinh, sinh viên, MXH cũng đã được
đón nhận rộng rãi và việc ứng dụng MXH trong các hoạt động giáo dục đào tạo đã được
quan tâm phát triển. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề ra các thách thức khi áp dụng mô hình
biện pháp này: những nghi ngại về nhược điểm của MXH, thói quen học tập theo kiểu
truyền thống khó từ bỏ, trình độ Tin học vả giáo viên và học sinh một số nơi còn chưa cao
[11].
Trong một ấn phẩm do tác giả Nguyễn Thị Hậu chủ biên (2013) về MXH đã nêu lên

một vài nội dung đáng chú ý về MXH và giới trẻ hiện nay - đa phần là học sinh, sinh viên:
- Lí do của sự phát triển MXH ở giới trẻ hiện nay: Thứ nhất là do tính mới của dịch
vụ MXH và xu hướng thích khám phá cái mới của giới trẻ. Thứ hai là do ưu điểm của
MXH so với các phương tiện truyền thông trước đây. Thứ ba, MXH đáp ứng được nhu cầu
đa dạng của con người một cách dễ dàng và nhanh chóng (Dẫn theo bài viết của ThS.
Nguyễn Hải Nguyên, tác giả có đề cập đến).
- Những ảnh hưởng tiêu cực của MXH cụ thể là giới trẻ sống thu mình với thế giới
ảo, không dám thể hiện mình hoặc phô diễn thái quá, sử dụng MXH để làm những việc mà
trong thế giới thực họ không thể và không dám làm (Dẫn theo bài viết “MXH – vỏ ốc của
một bộ phận giới trẻ” của Ths Lưu Đình Vinh) [5].

23


×