Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Biểu hiện cái tôi của sinh viên trường Đại học Sân Khấu Điện ảnh Thành phô Hô Chí Minh (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỜ CHÍ MINH

Nguyễn Hồng Xn Hương

BIỂU HIỆN CÁI TƠI CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU – ĐIỆN ẢNH
THÀNH PHỐ HỜ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành Phớ Hờ Chí Minh – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỜ CHÍ MINH

Nguyễn Hồng Xn Hương

BIỂU HIỆN CÁI TƠI CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU – ĐIỆN ẢNH
THÀNH PHỐ HỜ CHÍ MINH

Chun ngành : Tâm lí học
Mã sớ

: 60 31 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. MAI HIỀN LÊ



Thành Phớ Hờ Chí Minh – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng
dẫn khoa học của TS. Mai Hiền Lê. Các số liệu nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bớ trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.
Tác giả
Nguyễn Hoàng Xuân Hương


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi nhận được sự
giúp đỡ quý báu từ rất nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, cán bộ và
chuyên viên phòng Sau Đại học, q thầy cơ khoa Tâm lí học
trường Đại học Sư phạm Thành phớ Hờ Chí Minh và q thầy
cô tham gia hoạt động giảng dạy lớp cao học Tâm lí học khóa
26 đã tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và nghiên
cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu,
các anh chị phòng đào tạo, phòng Quản lý HSSV, các giảng
viên của trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM đã tận
tình giúp đỡ, dành thời gian phỏng vấn, nhiệt tình tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi trong q trình tiến hành nghiên cứu và
hơn hết là các bạn sinh viên đã rất nhiệt tình giúp đỡ tơi trong
q trình khảo sát.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc

đến TS. Mai Hiền Lê – người hướng dẫn khoa học đã tận tình
hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tơi rất nhiều trong śt q
trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tác giả
Tác gia


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁI TÔI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SÂN KHẤU ĐIỆN ẢNH

THÀNH PHỐ HỜ

CHÍ MINH ............................................................................................. 10
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về cái tơi ................................................. 10
1.1.1. Nghiên cứu về cái tơi ở nước ngồi ......................................................................... 10
1.1.2. Nghiên cứu về cái tôi ở Việt Nam ........................................................................... 20
1.2. Cái tôi .................................................................................................................. 27
1.2.1. Khái niệm cái tôi ........................................................................................................... 27
1.2.2. Cấu trúc của cái tơi....................................................................................................... 29
1.2.3. Vai trị của cái tơi ......................................................................................................... 35
1.2.4. Sự hình thành và phát triển cái tôi ........................................................................... 37
1.4. Cái tôi của thanh niên sinh viên. ......................................................................... 41
1.4.1. Đặc điểm tâm lý – nhân cách của thanh niên sinh viên. .................................... 41

1.4.2. Biểu hiện cái tôi của thanh niên sinh viên ............................................................. 47
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc biểu hiện cái tôi ................................................ 50
1.5.1. Yếu tố khách quan ........................................................................................................ 50
1.5.2. Yếu tố chủ quan ............................................................................................................ 53
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 56
Chương 2. THỰC TRẠNG BIỂU HIỆN CÁI TÔI

CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH THÀNH PHỐ
HỜ CHÍ MINH ...................................................................................... 57
2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng biểu hiện cái tôi của sinh viên
trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh ......................... 57


2.1.1. Khái quát về trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phớ Hờ
Chí Minh ......................................................................................................................... 57
2.1.2. Khái qt chung về khách thể tham gia nghiên cứu ........................................... 57
2.1.3. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn .................................................................. 58
2.1.4. Phương pháp thớng kê tốn học ............................................................................... 64
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện cái tôi của sinh viên trường Đại
học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 65
2.2.1. Đánh giá chung về mức độ biểu hiện cái tôi của sinh viên trường Đại
học Sân khấu – Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh ............................................ 65
2.2.2. Biểu hiện cái tôi hiện thực của sinh viên trường Đại học Sân khấu –
Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................... 68
2.2.3. Biểu hiện cái tơi lăng kính của sinh viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh .......................................................................... 77
2.2.4. Biểu hiện cái tôi lý tưởng của sinh viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh .......................................................................... 79
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc biểu hiện cái tôi của sinh viên trường Đại
học Sân khấu – Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh ........................................... 81

2.4. Biện pháp khắc phục cái tôi tiêu cực của sinh viên trường Đại học Sân
khấu – Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh ......................................................... 87
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 96
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSKĐA TP.HCM

:

Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM

Nxb

:

Nhà xuất bản

SV

:

Sinh viên

STT

:


Số thứ tự

TYT

:

Tự ý thức


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê chung về khách thể tham gia nghiên cứu..................................... 58
Bảng 2.2. Biểu hiện cái tơi Hiện thực, cái tơi Lăng kính và cái tơi Lý tưởng của
SV trường ĐHSKĐA TP.HCM ................................................................... 65
Bảng 2.3. Biểu hiện cái tôi hiện thực của SV trường ĐHSKĐA TP.HCM ................. 68
Bảng 2.4. Biểu hiện cái tơi Lăng kính của SV trường ĐHSKĐA TP.HCM ................ 77
Bảng 2.5. Biểu hiện cái tôi Lý tưởng của SV trường ĐHSKĐA TP.HCM ................. 79
Bảng 2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc biểu hiện cái tôi của SV trường
ĐHSKĐA TP.HCM ..................................................................................... 81
Bảng 2.7. Các biện pháp khắc phục cái tôi tiêu cực của SV trường ĐHSKĐA
TP.HCM ....................................................................................................... 87


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cái tôi của con người là quá trình tự ý thức về nhân cách của mình trong sự đới
lập và những khác biệt với thế giới xung quanh. Cái tôi nổi lên trước hết với tư cách là
một chủ thể ý thức, chủ thể của các hiện tượng tâm lí trong một chỉnh thể thống nhất.

Những đặc trưng nổi bật của cái tôi là chủ thể, tính ý thức, tính khẳng định. Đó là khởi
ngun, là sự bắt đầu của q trình điều hồ hành vi bởi hệ giá trị, bởi các hiện tượng
tâm lí và hoạt động tâm lí. Đó cũng là hạt nhân, là cái cốt lõi đầu tiên của con người,
của động cơ người: Tại sao tôi hành động? Tôi hành động vì mục đích gì và tn theo
những giá trị gì?
Vấn đề cái tơi từ lâu đã trở thành chủ đề nghiên cứu của những lĩnh vực khoa học
khác nhau như: triết học, xã hội học, văn học… Có nhiều nhà tâm lí học nước ngồi đã
nghiên cứu về cái tơi, trong đó tiêu biểu là: Sigmund Freud và Carl Jung với thuyết
Phân tâm học, Carl Rogers với thuyết hiện sinh, Albert Bandura với thuyết nhận thức
xã hội, Sarbin với thuyết nhận thức… Trong những năm gần đây, cái tôi đã trở thành
một trong những vấn đề được các nhà tâm lí học Việt Nam quan tâm. Tác giả Vũ
Khiêu cho rằng: trong thời đại ngày nay cái tôi đang trở thành đối tượng nghiên cứu
quan trọng nhất, sâu sắc nhất của Tâm lí học [24]. Một sớ cơng trình nghiên cứu về cái
tôi ở Việt Nam như: “Cái tôi trong Tâm lí học xã hội” của tác giả Lã Thị Thu Thủy đã
trình bày một sớ quan điểm về cái tơi, cấu trúc cái tơi, sự hình thành và phát triển cái
tơi [34]; đề tài nghiên cứu “Tính cộng đờng – tính cá nhân và cái tơi của người Việt
Nam hiện nay” của Viện Tâm lý học thuộc Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn
quốc gia đã đưa ra một số kết luận về diễn biến của tính cộng đờng – tính cá nhân và
cái tơi của người Việt Nam hiện nay [21]… Các đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung
làm sáng tỏ khái niệm cái tơi, cấu trúc cái tơi, sự hình thành và phát triển cái tôi, mối
quan hệ giữa cái tôi và cộng đồng, đặc điểm cái tôi của người Việt Nam. Tuy nhiên,
những nghiên cứu về cái tôi của thanh niên sinh viên cịn mờ nhạt. Chính vì thế, việc
nghiên cứu cái tôi của thanh niên sinh viên là một vấn đề cấp thiết hiện nay.
Với ảnh hưởng của quá trình hội nhập và bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay cái
tơi ở người Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc, được biểu hiện khá rõ rệt và rất đa


2
dạng. Q trình xã hội hố cá nhân ngày càng nhanh, q trình dân chủ hố xã hội
càng sâu sắc thì cái tơi ngày càng vững vàng và tự khẳng định mạnh mẽ. Kinh tế thị

trường một mặt tạo ra sự tích cực năng động cho con người nhưng mặt khác cũng dẫn
đến sự suy thối nhất định đới với một số phẩm chất cá nhân. Cái tôi xét dưới góc độ
cá nhân và cộng đờng hiện nay đang diễn ra một cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái tơi
tích cực và cái tôi tiêu cực ở từng cá nhân, từng tầng lớp, từng gia đình, từng lứa tuổi,
từng giới tính. Sự biến đổi đó địi hỏi chúng ta phải nghiên cứu về cái tơi một cách
tồn diện hơn, sâu sắc hơn.
Lứa tuổi thanh niên với những thay đổi trong vị thế xã hội, sự thách thức khách
quan của cuộc sống dẫn đến xuất hiện những nhu cầu về hiểu biết thế giới, hiểu biết xã
hội và các chuẩn mực quan hệ người - người, hiểu mình và tự khẳng định mình trong
xã hội... Thanh niên ngày nay đang có cơ hội phát huy tài năng, trí tuệ, được cổ vũ,
khích lệ làm giàu, xây dựng cuộc sớng tự do, hạnh phúc cho chính mình, cho gia đình
và cho xã hội. Vì thế, nhu cầu tự khẳng định mình, nhu cầu muốn thể hiện cái tôi ở lứa
tuổi thanh niên phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt, đối với sinh viên trường Đại học Sân
khấu - Điện ảnh Thành phố Hờ Chí Minh, là đới tượng học tập các bộ môn về nghệ
thuật và sau này sẽ làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật thì nét độc đáo riêng biệt, cái tôi
của mỗi cá nhân đều được thể hiện rõ trong từng sản phẩm nghệ thuật, từng vai diễn,
mỗi tác phẩm của họ đều mang dấu ấn cái tôi sâu sắc. Mơi trường nghệ thuật địi hỏi
sự tự do sáng tạo, sự thể hiện cái tôi cá nhân một cách sắc nét để có thể tỏa sáng và ghi
dấu ấn trong lịng cơng chúng. Thế nhưng hiện nay vẫn chưa có các nghiên cứu đi sâu,
tìm hiểu về biểu hiện cái tôi của khách thể hết sức độc đáo này.
Việc tìm hiểu biểu hiện cái tơi ở thanh niên sinh viên sẽ giúp các nhà giáo dục
phát hiện, bồi dưỡng những cái tơi tích cực, góp phần thực hiện phương châm cao cả
“Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển”. Việc làm rõ được
những biểu hiện cái tơi tích cực và tiêu cực của sinh viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh có thể giúp cho các giảng viên trong q trình giảng
dạy có thể khéo léo bời dưỡng, củng cố cho sinh viên hướng tới cái tôi tích cực, hạn
chế cái tơi tiêu cực. Với sự dìu dắt hướng dẫn của các thầy cô giáo; đồng thời tự nhận
thức, rèn luyện cái tơi tích cực, biết khắc phục cái tôi tiêu cực của bản thân, sinh viên


3

sẽ ngày càng hoàn thiện hơn về nhân cách, đạo đức, tác phong để trở thành một nghệ
sĩ chân chính, chinh phục được đông đảo khán giả và tỏa sáng trên con đường nghệ
thuật.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Biểu hiện cái tôi của sinh viên trường
Đại học Sân Khấu - Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh” được xác lập.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện thực trạng biểu hiện cái tôi của sinh viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh, từ đó đề x́t một sớ biện pháp nhằm bời dưỡng,
phát triển cái tơi tích cực cũng như hạn chế những biểu hiện của cái tôi tiêu cực của
sinh viên trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hờ Chí Minh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thớng hóa cơ sở lý luận của việc nghiên cứu biểu hiện cái tôi của sinh viên
trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh:
- Khái niệm cái tôi, biểu hiện cái tôi, mức độ biểu hiện cái tơi.
- Cấu trúc, vai trị của cái tơi; sự hình thành và phát triển cái tôi.
- Xây dựng khái niệm cái tôi của thanh niên sinh viên, cấu trúc cái tơi của thanh
niên sinh viên.
- Vai trị của cái tơi đối với sự phát triển tâm lý - nhân cách sinh viên thanh niên.
3.2. Làm rõ thực trạng mức độ biểu hiện cái tôi của sinh viên trường Đại học Sân
khấu - Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh.
3.3. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc biểu hiện cái tôi của sinh viên trường
Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh.
4. Đới tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện cái tôi của sinh viên trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phớ
Hờ Chí Minh.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên 176 sinh viên trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh
Thành phớ Hờ Chí Minh, với số lượng khách thể được phân bổ như sau:



4

Ngành

Nam

Nữ

Tổng cộng

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng

%

Đạo diễn

36

60%

24


40%

60

100%

Diễn viên

30

50,8%

29

49,2%

59

100%

Quay phim

47

82,5%

10

17,5%


57

100%

Tổng cộng

113

64,2%

63

35,8%

176

100%

5. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về cái tơi có nhiều vấn đề cần được quan tâm: quan niệm về cái tôi,
biểu hiện của cái tôi, ảnh hưởng của cái tôi, xu hướng phát triển của cái tôi, biến đổi
của cái tôi... Nhưng người nghiên cứu chỉ tập trung vào một số nội dung sau:
- Mức độ biểu hiện cái tôi của sinh viên trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh
Thành phớ Hờ Chí Minh.
- Các ́u tớ ảnh hưởng đến việc biểu hiện cái tôi của sinh viên trường Đại học
Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh
6. Giả thuyết khoa học
- Mong ḿn khẳng định bản thân là biểu hiện cái tôi rõ nét nhất của sinh viên
trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh.
- Đặc trưng nghề nghiệp là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến việc biểu hiện cái

tôi của sinh viên trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh.
7. Ngun tắc tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Nguyên tắc tiếp cận
* Tiếp cận hệ thống – cấu trúc
Tất cả các vấn đề được nghiên cứu trong đề tài đều được đặt trong mới liên hệ
chặt chẽ với nhau, có ảnh hưởng, tác động qua lại với nhau và nằm trong một chỉnh
thể thống nhất.
Từ khái niệm cái tôi, cấu trúc cái tôi người nghiên cứu xây dựng khái niệm cái
tôi, cấu trúc cái tôi của thanh niên sinh viên. Từ sự phân tích các ́u tớ ảnh hưởng đến
việc biểu hiện cái tôi, người nghiên cứu đưa ra các biện pháp nhằm khắc phục cái tôi
tiêu cực cho sinh viên...


5
* Tiếp cận nhân cách
Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm cá nhân, do điều kiện sinh học và xã hội
tạo ra, tổng hợp lại, làm cho cá nhân ấy một hiện tượng tâm lý, một dáng dấp tâm lý
khơng giớng cá nhân khác, nhân cách cịn gọi là bản ngã cá tính. Về cấu trúc nhân
cách theo quan niệm của Việt nam các tác giả đưa ra 2 bộ phận thống nhất với nhau là
đức và tài, hay phẩm chất và năng lực dưới sự chỉ đạo của ý thức bản ngã (cái tơi). Do
đó cái tơi là một thành phần quan trọng của nhân cách. Đề tài chú ý đến ảnh hưởng của
cái tơi đến sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
* Mục đích nghiên cứu lý luận
- Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề liên quan
đến cái tôi, đặc biệt là cái tôi của thanh niên sinh viên.
- Xây dựng một hệ thống lý luận (Khái niệm cái tôi, khái niệm biểu hiện cái tôi;
Cấu trúc, vai trị của cái tơi; sự hình thành và phát triển cái tôi; Đặc điểm tâm lý –
nhân cách của lứa tuổi thanh niên sinh viên; Xây dựng khái niệm cái tôi của thanh niên

sinh viên, biểu hiện cái tôi của thanh niên sinh viên, cấu trúc cái tôi của thanh niên
sinh viên; Vai trị của cái tơi đới với sự phát triển tâm lý - nhân cách sinh viên thanh
niên) có liên quan để định hướng cho việc thiết kế cơng cụ nghiên cứu cũng như tồn
bộ q trình điều tra về cái tôi của sinh viên trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh
Thành phớ Hờ Chí Minh.
- Xây dựng giả thuyết nghiên cứu.
* Nội dung nghiên cứu lý luận
- Phân tích, tổng hợp những cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài
nước về cái tôi, đặc biệt là cái tôi của thanh niên sinh viên, chỉ ra những vấn đề cịn
tờn tại ở những nghiên cứu này để tiếp tục nghiên cứu.
- Xác định các khái niệm công cụ và các vấn đề liên quan đến nghiên cứu.
- Xây dựng các tiêu chí và thang đo biểu hiện cái tôi của sinh viên trường Đại
học Sân khấu – Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh.


6
* Cách thực hiện:
- Phương pháp chủ yếu để sử dụng nghiên cứu lí luận là phương pháp nghiên cứu
tài liệu, văn bản. Phương pháp này được thực hiện theo các bước: Phân tích, tổng hợp,
hệ thớng hóa, khái qt hóa lí thút và cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nước liên quan đến biểu hiện cái tơi.
- Tìm kiếm, thu thập các tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu tại Thư
viện trường Đại học Sư phạm Thành phớ Hờ Chí Minh, Thư viện Khoa học Tổng hợp
Thành phớ Hờ Chí Minh, Thư viện trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phớ
Hờ Chí Minh và các thư viện điện tử. Sau đó phân loại các tài liệu có liên quan đến đề
tài nghiên cứu.
- Xây dựng mục lục tài liệu tham khảo cho đề tài.
- Đọc và tạo thư mục cho từng nội dung nghiên cứu.
- Phân tích, tổng hợp các vấn đề lí luận nhằm làm rõ tổng quan và xây dựng cơ
sở lí luận của đề tài.

* Phương tiện nghiên cứu
- Từ điển, sách chuyên ngành tâm lý giáo dục.
- Các luận án, luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài.
- Các tạp chí khoa học về Tâm lí học.
- Các trang Web…
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
* Mục đích
Đây là phương pháp chính của đề tài nhằm khảo sát biểu hiện cái tôi, yếu tố ảnh
hưởng đến việc biểu hiện cái tôi của sinh viên trường Đại học Sân Khấu - Điện ảnh
Thành phố Hồ Chí Minh.
* Cách thực hiện
- Dựa trên cơ sở lý luận, đề tài xây dựng phiếu điều tra thử bao gồm các câu hỏi
về từng mặt cần khảo sát (các biểu hiện cái tơi tích cực và tiêu cực, các yếu tố ảnh
hưởng đến việc biểu hiện cái tôi, những biện pháp khắc phục cái tôi tiêu cực của SV).


7
- Các ý kiến trả lời được tổng hợp và phân loại nhằm xây dựng phiếu điều tra thử
nghiệm. Phiếu điều tra thử nghiệm này kết hợp với phần trưng cầu ý kiến đánh giá
phiếu điều tra của sinh viên trở thành phiếu thăm dò thử nghiệm.
- Từ các ý kiến thu về ở phiếu thăm dò thử nghiệm, tác giả thực hiện kiểm
nghiệm độ tin cậy CronBach’s Alpha để chỉnh sửa và hồn thiện thành phiếu điều tra
chính thức.
- Tiến hành khảo sát chính thức.
7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn
* Mục đích
Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thêm thơng tin để bổ sung định
tính cho các thơng tin thu được ở phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Ngồi ra
phương pháp phỏng vấn cịn được dùng để đánh giá độ trung thực trong việc trả lời

phiếu điều tra. Những ý kiến này sẽ là những dữ liệu quan trọng nhằm làm rõ hơn và
mô tả cụ thể hơn các kết quả thu được từ bảng hỏi.
* Cách thực hiện
- Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn.
- Xác định đới tượng phỏng vấn.
- Tiếp cận, tìm hiểu một sớ thơng tin cơ bản về khách thể, trình bày mục đích, lý
do và xin sự đờng thuận phỏng vấn.
- Tiến hành phỏng vấn từ các ý trả lời tiêu biểu trong bảng câu hỏi phỏng vấn.
- Ghi chép hoặc ghi âm phần phỏng vấn.
7.2.2.3. Phương pháp quan sát
* Mục đích
Phương pháp này được thực hiện nhằm phát hiện và ghi nhận thêm những biểu
hiện cái tôi của sinh viên tại trường học, sân khấu... thu thập những tài liệu cụ thể, trực
quan cho đề tài.
* Khách thể: SV trường ĐHSKĐA TP.HCM
* Cách thực hiện
- Liên hệ địa điểm quan sát (nếu cần).


8
- Xác định rõ ràng mục đích, nhiệm vụ quan sát, từ đó xây dựng kế hoạch quan
sát trong śt quá trình nghiên cứu và chương trình của từng buổi quan sát.
- Tiến hành thực hiện việc quan sát.
- Kết quả quan sát được ghi nhận bằng biên bản quan sát.
* Nội dung
- Quan sát những nét nổi bật về hình thức bên ngồi của SV (phong cách thời
trang, kiểu tóc, cách đi đứng...)
- Quan sát những cảm xúc, phong cách, khả năng... của SV khi đứng trên sân
khấu biểu diễn.
- Quan sát những biểu hiện cái tôi cá nhân thể hiện rõ nét.

7.2.2.4. Phương pháp chuyên gia
Nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý học về mức độ
biểu hiện cái tôi và những yếu tố ảnh hưởng đến việc biểu hiện cái tôi của thanh niên
sinh viên.
7.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
* Mục đích
- Tổng hợp, phân tích kết quả nghiên cứu.
- Trình bày và mơ tả kết quả nghiên cứu.
- Kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
* Cách thực hiện
Phần mềm SPSS phiên bản 24.0 được dùng để xứ lý các số liệu thu được, phục
vụ cho việc phân tích sớ liệu cũng như đảm bảo tối đa yêu cầu định lượng và tính
khách quan trong q trình nghiên cứu.
Phương pháp này được sử dụng để xử lý các số liệu thu được từ phiếu điều tra,
phân tích chúng theo các nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm: thống kê mô tả như tính tần
sớ, điểm trung bình (của các biểu hiện cái tôi, yếu tố ảnh hưởng, biệp pháp), tỉ lệ phần
trăm (các lựa chọn trong từng biểu hiện, số lượng khách thể nam và nữ theo từng
ngành); thớng kê phân tích như kiểm nghiệm T-test, kiểm nghiệm ANOVA nhằm
kiểm tra sự khác biệt trong việc biểu hiện cái tôi của SV theo ngành học, giới tính,
năm học,... và trình bày kết quả nghiên cứu dưới dạng bảng, biểu đồ.


9
8. Những đóng góp mới của đề tài
* Về lý luận:
Hệ thớng hóa lý luận về biểu hiện cái tơi của sinh viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh.
- Xây dựng khái niệm cái tôi của thanh niên sinh viên, biểu hiện cái tôi của thanh
niên sinh viên, cấu trúc cái tôi của thanh niên sinh viên.
- Vai trị của cái tơi đới với sự phát triển tâm lý - nhân cách sinh viên thanh niên.
* Về thực tiễn:

- Đề tài phát hiện những biểu hiện cái tôi của sinh viên trường Đại học Sân khấu
- Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh.
- Xác định và lãm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến việc biểu hiện cái tôi của sinh
viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Thành phớ Hờ Chí Minh.
- Xây dựng hệ thống biện pháp khắc phục cái tôi tiêu cực và bời dưỡng, phát
triển cái tơi tích cực của sinh viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Thành phớ Hờ
Chí Minh.
- Đề x́t các định hướng cho sự phát triển cái tôi của thanh niên sinh viên theo
hướng tích cực, phù hợp với yêu cầu xã hội.


10

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁI TÔI CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU ĐIỆN ẢNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về cái tơi
1.1.1. Nghiên cứu về cái tơi ở nước ngồi
1.1.1.1. Cái tôi trong các lý thuyết nhân cách

 Cái tôi trong thuyết Phân tâm học của Sigmund Freud
Học thuyết có ảnh hưởng to lớn trong các lĩnh vực đời sống xã hội ở phương Tây
là học thuyết phân tâm của Sigmund Freud. Theo ông nhân cách con người gồm ba
phần, đó là: phần vơ thức tương ứng với cái nó (id), phần ý thức tương ứng với cái tôi
(ego) và phần siêu ý thức tương ứng với cái siêu tôi (super ego) [1, tr.55].
Phần vơ thức (cái nó) là phần bản năng, trong đó bản năng tình dục giữ vị trí
trung tâm. Đặc điểm chung của bản năng là bị kìm nén, nó là ng̀n động lực, là sức
mạnh cho các hoạt động của con người. Bản năng hoạt động theo ngun tắc khối
cảm, làm theo khối cảm và ln trớn tránh sự đau khổ. Theo S. Freud thì cái nó được
coi là khơng có lý do, phi logic, khơng có các giá trị chuẩn mực và đạo đức. Tóm lại,

cái nó là sự u cầu, địi hỏi, sự bớc đờng, sự che đậy, tính khơng lý trí, tính ích kỉ…
tất cả những gì mà cái nó làm để theo nhu cầu của bản thân, mang tính bản năng bất
chấp thực tế, chi phới tồn bộ đời sớng hoạt động tâm thần của con người.
Phần thứ hai mà S. Freud đề cập tới trong cấu trúc nhân cách là ý thức hay cịn
gọi là cái tơi (ego). Cái tơi được hình thành do áp lực thực tại bên ngồi đến tồn bộ
khới bản năng. Nếu như cái vơ thức đi tìm kiếm sự khối cảm thì ý thức đi tìm kiếm
hiện thực. Cái tôi bao gồm ý thức của con người về các quy định, quy luật của cuộc
sống, các chuẩn mực của xã hội… Nhiệm vụ của cái tôi là kiềm hãm những nhu cầu
của cái nó hoặc làm cho cái nó thỏa mãn mà khơng làm tổn hại đến cơ thể, làm giảm
sự căng thẳng một cách tốt nhất, giúp cái nó biểu hiện các nhu cầu dưới những hình
thức có thể được xã hội chấp nhận. Cái tơi ý thức ln được coi là có logic, có lý trí,
chịu đựng được sự ức chế và quản lý nhân cách.


11
Phần thứ ba mà S. Freud đề cập đến là phần siêu ý thức, hay cịn gọi lá cái siêu
tơi (super ego). Cái siêu tôi là tổ chức bên trong bao gồm tất cả phạm trù xã hôi, đạo
đức, nghệ thuật, giáo dục. Cái siêu tôi là nhân tố lương tâm, đạo đức trong nhân cách
bao gồm mọi khái niệm xã hội về cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu, nó là hiện thân của
những lý tưởng và sự cớ gắng để đạt tới sự hồn thiện thay vì sự thỏa mãn hay thực tại
tức là sự học hỏi của cá nhân về các giá trị và quy tắc xã hội. Cái siêu tơi là các chuẩn
mực bên ngồi được phóng chiếu vào bên trong do kết quả nhập tâm của những lời
dạy từ gia đình, nền giáo dục, nền văn hóa. Nó hoạt động theo nguyên tắc kiểm duyệt,
là một cỗ máy ngăn chặn không cho con người bộc lộ những bản năng tính dục và hiếu
chiến theo cách có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến xã hội và trật tự xã hội. Cái siêu tôi
đấu tranh để cho các hành vi hoàn thiện bằng cách xác định giá trị hành vi hoặc thái độ
đối với hành vi là đúng hay sai. Nó ngăn cấm khơng cho cái tôi làm những điều không
đúng để thỏa mãn nhu cầu của cái nó. Bên cạnh đó, cái siêu tơi luôn thúc đẩy cái tôi
vươn tới cái lý tưởng, cái cao thượng.
Theo S. Freud, mọi thành phần trong cấu trúc nhân cách thực hiện những chức

năng khác nhau và có quan hệ với nhau, cấu trúc này được S. Freud ví như việc lái
một chiếc ơ tơ, cái nó (bản năng) tương ứng với cái động cơ, cái tôi tương ứng với tay
lái và cái siêu tôi là nguyên tắc chuyển động.
Điểm nổi bật trong cấu trúc nhân cách của S. Freud là mối quan hệ giữa ba thành
phần này luôn luôn tồn tại sự kiểm duyệt, đè nén, kiềm hãm. Vì vậy, những động cơ
của vơ thức ln bị biến dạng, nó khơng được biểu hiện một cách trực tiếp, nếu không
những động cơ này sẽ mâu thuẫn với ý thức và siêu thức, nó hiện ra dưới dạng khác
sao cho phù hợp với ý thức và siêu thức. Trong cuộc sớng hàng ngày, hiện tượng giấc
mơ, nói lắp, nói nhịu… là những hình thức biểu hiện gián tiếp của vơ thức.
Tóm lại, cái tơi theo quan điểm S. Freud luôn bị đè nén, kiềm hãm và đây cũng là
nguyên nhân gây ra bệnh tâm căn ở con người. Quan niệm cái tôi của S. Freud chịu
nhiều áp lực của bản năng, của vô thức cũng như của các ngun tắc xã hội lồi người,
trong đó bản năng là động lực chính và là ng̀n gớc của hành vi con người. Rõ ràng
đây là một lý thuyết còn phiến diện. Nó tạo nên cái tơi khơng đích thực và có xu
hướng bản năng hóa con người. Sự suy diễn và không thể kiểm chứng được cái tôi


12
trong phân tâm học là một trong những lý do khiến cho lý thuyết này không được hoan
nghênh ở nhiều vùng văn hóa.

 Cái tơi trong học thuyết Phân tâm học mới của Carl Jung
Người thứ hai đại diện cho trường phái phân tâm học là Carl Jung. Ông cho rằng
hành vi con người được điều chỉnh bằng cả vô thức và ý thức. Đó là q trình điều
chỉnh tổng hợp, là một hệ thống tự điều chỉnh. C. Jung khơng thừa nhận bản năng tình
dục là qút định tâm lý con người như S. Freud quan niệm, nhưng ông lại thừa nhận
trong con người có vơ thức. Vì vậy, bản chất học thuyết của Jung vẫn là học thuyết
phân tâm được cải biến thành học thuyết phân tâm học mới. Trong cấu trúc nhân cách
của Jung, cái tôi là trung tâm của ý thức [1, tr.62–65].
Nhằm khắc phục quan điểm bản năng của S. Freud về cái tôi, C. Jung đã đề cập

nhiều đến tính xã hội trong cái tôi của con người. Trong những bài viết đầu tiên của
mình, ơng đã đề cập đến cái tơi là một cái gì giớng như tinh thần hoặc tồn bộ nhân
cách. Ơng bắt đầu tìm kiếm những nền tảng mang tính chủng tộc về nhân cách và đã
phát triển các nguyên mẫu đó. Ngun mẫu là biểu hiện bản thân thơng qua các biểu
tượng khác nhau. Theo ơng, khái niệm chính trong tâm lý học phải là cái tôi với sự
thống nhất mang tính tổng thể.
Cái tơi là mục đích của cuộc sớng, một mục đích mà con người ln phấn đấu
nhưng ít khi đạt được. Giớng như tất cả những nguyên mẫu, nó thúc đẩy hành vi con
người và là ngun nhân để người đó tìm kiếm một tổng thể. Trước khi cái tơi có thể
x́t hiện, nó rất cần cho những thành phần khác nhau của cá nhân, khiến họ có thể
phát triển một cách đầy đủ và độc đáo. Với lý do này, nguyên mẫu về cái tôi không thể
rõ ràng cho đến khi con người ở tuổi trung niên. Khái niệm cái tôi là sự phát hiện về
tâm lý học quan trọng nhất của C. Jung và những kết quả nghiên cứu của ông đã tập
trung ở những ngun mẫu.
Có thể thấy, cái tơi của C. Jung không rõ ràng, không hiện thực. Cũng như S.
Freud, ông khơng đề cập gì đến tính chủ thể của con người trong các hành vi của
mình.
Như vậy, các nhà Phân tâm học cho rằng cái tôi là trung tâm của ý thức, cái tôi
điều khiển khối bản năng và thể hiện phần nào đó nhân cách con người. Theo S. Freud



×