Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

KIẾN THỨC và THỰC HÀNH về dự PHÒNG HEN PHẾ QUẢN của NGƯỜI CHĂM sóc TRẺ mắc HEN tại BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 67 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ HUYỀN TRANG

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN
CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ MẮC HEN
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN

HÀ NỘI - 2016


2

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

LÊ HUYỀN TRANG

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ DỰ PHÒNG HEN PHẾ QUẢN
CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC TRẺ MẮC HEN


TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành

: Quản lý bệnh viện

Mã số

: 60720701

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Ngô Văn Toàn
HÀ NỘI - 2016


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hen phế quản (HPQ) gọi tắt là hen, là tình trạng viêm mạn tính đường
thở kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí. Cơn hen cấp là nguyên
nhân chủ yếu khiến người bệnh phải nhập viện, đặc biệt là trẻ em. Hen gặp ở
mọi lứa tuổi, diễn biến lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng học tập, lao động
cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hen trở thành gánh nặng
bệnh tật cho gia đình, y tế và xã hội.
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới có
khoảng 300 triệu người mắc hen, chiếm 6-8% ở người lớn và 10-12% trẻ ở
lứa tuổi học đường [1], [2]. Ước tính vào năm 2025 sẽ có 400 triệu người trên
thế giới mắc hen. Ở Việt nam, chưa có số liệu chính xác về số người mắc và

tử vong do hen, theo Nguyễn Năng An ước tính khoảng 4 triệu người mắc
hen và khoảng 3000 người tử vong mỗi năm.
Từ năm 1992 “Chiến lược toàn cầu về phòng chống hen” (GINA) đã
được hình thành và được cập nhập liên tục hàng năm để tăng cường kiểm
soát, điều trị và dự phòng hen. Những phương pháp dự phòng hen có hiệu
quả, an toàn và thuận tiện đã làm giảm tỷ lệ hen nặng cũng như giảm chi phí
cho điều trị cơn hen cấp, đưa người bệnh trở lại cuộc sống bình thường hoặc
gần như bình thường.
Mặc dù hen là bệnh viêm mãn tính đường thở nhưng đa số người bệnh
có thể chung sống thoải mái với bệnh hen. Vài năm gần đây thông tin về bệnh
hen được cập nhật liên tục và phổ biến rộng rãi trên báo, đài, vô tuyến truyền
hình và các trang mạng xã hội. Công nghệ thông tin phát triển giúp trao đổi
thông tin giữa thầy thuốc và bệnh nhân được nhanh chóng [3]. Đối tượng
được tư vấn về hen phế quản không chỉ là những bệnh nhân hen, người có
nguy cơ mắc hen, gia đình, người chăm sóc người bệnh hen mà gồm cả những
người quan tâm đến hen và những thành viên trong cộng đồng mà người bệnh


4

hen sinh sống. Tư vấn giáo dục hen phế quản được đánh giá là loại hình can
thiệp có chi phí thấp nhưng lại có hiệu quả cao trong phòng chống hen [4].
Cần nhớ rằng thầy thuốc chỉ được cho người bệnh dùng thuốc chữa hen khi
người bệnh đã được tư vấn kĩ về bệnh hen. Tại Việt Nam, mới đây trong
nghiên cứu trên người bệnh về các thông tin liên quan đến điều trị và kiểm
soát hen thì chỉ có 29.1% người có điều trị dự phòng hen và 57.9% trường
hợp chưa dùng thuốc dự phòng hen nào [5]. Đây thực sự là con số đáng báo
động với công tác dự phòng HPQ nói riêng và công tác dự phòng y tế nói
chung.Và thực tế hiện nay vẫn còn một số lượng bệnh nhân nhi vẫn phải
nhập viện, nguyên nhân là do sự hiểu biết để phòng bệnh của người chăm sóc

còn chưa đúng và chưa đầy đủ. Vì vậy từ việc tìm hiểu thông tin về phòng
bệnh đến việc có kiến thức đúng để nhận biết các dấu hiệu lên cơn hen, các
yếu tố gây hen, làm bùng phát cơn hen và cách sử dụng thuốc cắt cơn và dự
phòng hen là rất quan trọng. Trước thực trạng này chúng tôi tiến hành đề tài:
“Kiến thức và thực hành về dự phòng hen phế quản của người chăm sóc trẻ
mắc hen tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với mục tiêu cụ thể như sau:
1. Mô tả kiến thức và thực hành về dự phòng hen phế quản của người chăm sóc
trẻ mắc hen tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về dự phòng hen phế
quản của người chăm sóc trẻ mắc hen.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh HPQ
1.1.1. Lịch sử bệnh HPQ
Hippocrates (460 – 370) đã đề xuất và giải thích từ “asthma” (thở vội
vã theo tiếng Hy Lạp) để mô tả một cơn khó thở có biểu hiện khò khè [1].
Đến thế kỷ thứ II sau công nguyên, hen phế quản được Aretaeus mô tả
chi tiết hơn. Ông cho rằng hen là bệnh mạn tính có chu kỳ, có ảnh hưởng của
thay đổi thời tiết và làm việc gắng sức[6].
Từ thế kỷ thứ III đến thế kỷ thứ XVII do ảnh hưởng của tôn giáo nên
việc nghiên cứu về hen không được quan tâm, các hiểu biết về hen gần như
không có tiến bộ mới.
Năm 1615,Van Helmont thông báo các trường hợp khó thở do phấn
hoa.
Năm 1803, F.D. Reisseissen nói đến sự co thắt của các cơ trơn đường
hô hấp mà sau này người ta lấy tên của ông đặt cho cơ trơn phế quản là cơ

Reisseissen.
Năm 1819, Laennec xác định cơn khó thở là do co thắt cơ Reisseissen.
Năm 1860, Samter chứng minh bệnh hen do tiếp xúc với lông mèo.
Năm 1873, Blackley chứng minh phấn hoa và một số loại cỏ có thể là
nguyên nhân gây hen.
Năm 1902, việc C.Richer gây được shock phản vệ trên thực nghiệm
(giải thưởng Nobel 1913) đã đặt cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn về hen
phế quản và các bệnh dị ứng.
Năm 1910, Dale phát hiện ra Histamine.Năm 1936, Chakravarty tìm ra
Serotonin.Năm 1940, Ado lưu ý đến vai trò của Acetylcholin.


6

Sau đó, nhiều tác giả nghiên cứu và tìm ra vai trò của rất nhiều loại chất
trung gian hoá học (lymphokin, leucotrien, cytokin), các loại tế bào (tuyến ức,
lympho B, lympho T) và cả kháng thể (IgE) trong cơ chế bệnh sinh của hen.
Từ năm 1985 đến nay nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, viêm đóng
vai trò quan trọng trong hen dẫn đến tình trạng co thắt phế quản, tăng tính
phản ứng phế quản và từ đó có nhiều bước cải tiến trong việc điều trị và
phòng bệnh hen.
Chương trình khởi động toàn cầu phòng chống hen (Global Initiative for
Asthma) gọi tắt là GINA ra đời nhằm mục đích để ra chiến lược quản lý
khống chế và kiểm soát bệnh hen [7].
1.1.2. Định nghĩa bệnh HPQ
Có rất nhiều định nghĩa về HPQ từ trước đến nay. Tuy nhiên, hiện nay
mọi người đều thống nhất sử dụng định nghĩa đầy đủ và cập nhật theo GINA
2015:
“Hen phế quản (HPQ) là một bệnh lý với nhiều hình thái khác biệt,
thường đặc trưng bởi tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính. Hen được xác

định bởi tiền sử tái đi tái lại các triệu chứng cơ năng của đường hô hấp như
khò khè, khó thở, nặng ngực và ho, các triệu chứng này thay đổi theo thời
gian và cường độ, cùng với sự han chế thông khí thì thở ra ở các mức độ khác
nhau”[8].
1.1.3. Khái quát về tình hình bệnh HPQ
Tỷ lệ mắc HPQ:
Song song với sự phát triển của khoa học công nghệ, nạn ô nhiễm môi
trường, thay đổi khí hậu, thói quen hút thuốc lá… không chỉ tác động đến đời
sống kinh tế, xã hội mà càng làm gia tăng đáng kể bệnh lý của đường hô hấp đặc
biệt là hen.


7

Tỷ lệ mắc hen ngày càng tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam, làm
ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người bệnh, là gánh nặng cho gia đình và
xã hội. Hiện nay trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc hen, dao động
từ 4-12% dân số ở các nước phát triển và đang phát triển [1].
Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO), cứ 10 năm tỷ lệ mắc
hen tăng lên 20-50%, đặc biệt 20 năm qua tốc độ này ngày càng tăng nhanh
hơn. Tỷ lệ mắc hen ở mỗi vùng, mỗi lứa tuổi rất khác nhau.Hen hay gặp ở
những nước công nghiệp có nền kinh tế phát triển, có tốc độ đô thị hóa cao, ít
gặp hơn ở các nước kém phát triển.
Các nước như: Anh, Australia, Newzeland có tỷ lệ mắc hen cao trong
khi đó Uzơbekistan là nước có tỷ lệ mắc hen thấp nhất thế giới là 1,4%.
Ở Mỹ có khoảng 12-15 triệu dân mắc HPQ (chiếm 4-5% dân số), chi
phí trực tiếp và gián tiếp cho HPQ tốn trên 6 tỷ đô la mỗi năm, chiếm tới 1%
ngân sách cho y tế Mỹ, trong đó chi phí cho nằm viện khoảng 4,5 tỷ đô la [2].
Tại Việt nam, theo điều tra trước năm 1985 tỷ lệ mắc HPQ là 1-2%. Tỷ
lệ HPQ tại một số vùng dân cư nội thành Hà nội năm 1997 là 3,15%, trong đó

tỷ lệ mắc hen ở học sinh dưới 13 tuổi: 3,3%. Năm 2001 ước tính có 4 triệu
người mắc HPQ [9].
Những nghiên cứu của trung tâm Miễn dịch dị ứng – miễn dịch lâm sàng
bệnh viên Bạch Mai dự báo tỷ lệ mắc HPQ ở nước ta là 6-7%. Tỷ lệ hen ở học
sinh một số trường trung học phổ thông tại Hà nội năm 2006 là 8,74% [10].
Nghiên cứu gần đây của Trần Thúy Hạnh - trung tâm Miễn dịch dị ứng
– miễn dịch lâm sàng bệnh viên Bạch Mai dự báo tỷ lệ mắc HPQ ở nước ta là
3,9%, trong đó tỷ lệ hen ở trẻ em là 3,1%[11].
Tử vong do HPQ:
Tỷ lệ tử vong do HPQ là rất nhỏ. Tuy nhiên những năm gần đây số
người tử vong do HPQ có xu hướng tăng lên, trung bình thế giới có 40-60


8

người trong 1 triệu dân chết vì HPQ. Ở Mỹ năm 1977 có 1674 trường hợp tử
vong vì HPQ, đến năm 1998 đã có trên 6000 trường hợp tử vong vì HPQ [2], [12].
Tại Việt Nam, hiện chưa có thống kê đầy đủ về số ca tử vong do hen
trong cả nước, nhưng ngày càng có nhiều người tử vong do hen. Tuy nhiên
điều đáng lưu ý là 85% các trường hợp tử vong có thể phòng ngừa được nếu
gia đình, xã hội, thầy thuốc và bệnh nhân quan tâm hơn tới điều trị dự phòng
HPQ. Việc quản lý và điều trị dự phòng hen nhằm đáp ứng các yêu cầu của
chương trình khởi động toàn cầu về phòng chống hen GINA [7], [13].
Gánh nặng bệnh tật:
Đối với người bệnh: Hen phế quản là một bệnh mạn tính thường gặp ở
trẻ em và là một trong những nguyên nhân buộc trẻ phải nghỉ học nhiều ngày.
Có tới 40% trẻ em phải nghỉ học mỗi khi lên cơn, trung bình trẻ bị hen phải
nghỉ học 10 -15 ngày trong năm [14].
Đối với gia đình: Hen phế quản tác động xấu đến tâm lý gia đình, coi
người bệnh như một gánh nặng.

Đối với xã hội: Thiệt hại do hen gây ra cho xã hội bao gồm các chi phí
trực tiếp (khám bệnh, xét nghiệm, thuốc, viện phí...) và cả các chi phí gián
tiếp (ngày nghỉ việc, nghỉ học, giảm khả năng lao động, chất lượng cuộc sống
giảm sút), số ngày nghỉ làm việc của người lớn trong gia đình tăng lên do phải
chăm sóc trẻ, năng suất lao động giảm sút, thiếu nhiệt tình, giới hạn hoạt
động, thiếu hoà nhập xã hội. Theo WHO (1998) chi phí cho bệnh HPQ của
nhân loại lớn hơn hai căn bệnh hiểm nghèo là HIV và lao cộng lại. Theo
GINA chi phí trực tiếp cho phòng chống hen phế quản chiếm 1 – 3% tổng chi
phí y tế ở hầu hết các quốc gia [7], [15]. Theo tác giả Nguyễn Thị Rồi, gánh
nặng kinh tế xã hội của bệnh hen nghiên cứu trên 1.762 trẻ em nhập viện tại
khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng II từ tháng 7/2006 đến tháng 6/2007: tổng
số ngày nằm viện: 10.545 ngày, tổng số ngày nghỉ học: 864 ngày, chi phí bình


9

quân cho một đợt điều trị mỗi bệnh nhân là 466.548 nghìn đồng [16]. Những
con số thống kê ở Hà Nội cho thấy, mỗi bệnh nhân hen nếu không được kiểm
soát tốt mỗi năm phải vào viện cấp cứu trung bình 2 – 4 lần, mỗi lần nhập
viện chi phí 2 – 3 triệu đồng, chưa kể các tổn thất gây ra do nghỉ học, nghỉ
việc, mất việc và giảm chất lượng cuộc sống [8], [17].
1.2. Kiến thức và thực hành về dự phòng HPQ
1.2.1. Kiến thức về dự phòng HPQ
Yếu tố nguy cơ gây HPQ [7], [8],[10],[18]:
Các yếu tố nguy cơ của HPQ chia ra làm 2 loại: các yếu tố liên quan tới
nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố làm kịch phát cơn hen. Trong đó yếu tố
gây bệnh hen thường là yếu tố chủ thể (chủ yếu là yếu tố di truyền) còn yếu tố
gây kịch phát cơn hen thường là các yếu tố môi trường.
a) Yếu tố chủ thể:
- Gen: các nghiên cứu gần đây cho thấy có rất nhiều gen có thể liên quan sinh

bệnh học của hen. Tính di truyền chiếm 40-60% các trường hợp HPQ.Nếu bố
hoặc mẹ bị hen thì nguy cơ mắc hen ở con là 25%, nếu cả bố và mẹ bị hen thì
nguy cơ này tăng lên tới 50%.
- Béo phì: được cho là một trong các yếu tố nguy cơ gây hen, trong đó phải kể
đến leptin có thể là chất gây ảnh hưởng chức năng đường thở và tăng nguy cơ
phát bệnh hen.
- Giới tính: ở trẻ em tỷ lệ hen ở nam lớn hơn nữ, trẻ càng lớn thì tỷ lệ nữ mắc
hen có xu hướng tăng lên và khi đến gần tuổi trưởng thành thì tỷ lệ hen ở nữ
lớn hơn nam.
b) Yếu tố môi trường
- Dị nguyên: dị nguyên là những chất có tính kháng nguyên, khi lọt vào cơ thể
có khả năng kích thích cơ thể sản sinh ra các kháng thể và kết hợp đặc hiệu


10

với kháng thể đó, tạo nên tình trạng dị ứng.Dị nguyên được chia làm hai
nhóm: dị nguyên nội sinh và ngoại sinh.Trong HPQ các di nguyên được
quan tâm tới là: bụi nhà, phấn hoa, lông động vật, côn trùng (gián), nấm
mốc…
- Nhiễm trùng: nhiều vi khuẩn, virus, kí sính trùng gây viêm nhiễm đường hô
hấp dẫn đến HPQ.
- Ô nhiễm môi trường: các chất gây ô nhiễm không khí từ chất thải, khí thải
công nghiệp, bụi…khi xâm nhập vào đường hô hấp gây kích ứng niêm mạc
phế quản làm tăng phản ứng phế quản gây nên phản ứng dị ứng.
- Khói thuốc lá: trong khói thuốc có chứa các chất có hại như polycyclic,
hydrocarbon, nicotine, CO… gây tăng phản ứng phế quản, tăng xuất tiết phế
quản làm tăng mức độ nặng của bệnh hen.
- Gắng sức: Gắng sức có thể làm xuất hiện cơn HPQ sau 1-10 phút. Vận động
thể lực mạnh làm tình trạng khó thở xuất hiện và nặng lên nhanh.

- Thay đổi thời tiết: Bệnh nhân HPQ rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết.
Cơn HPQ thường xuất hiện khi giao mùa, trời lạnh, lúc nửa đêm gần sáng.
- Thuốc: một số loại thuốc hay gây cơn hen cấp tính như aspirin và các thuốc
chẹn β giao cảm. Hội chứng hô hấp do dị ứng với aspirin chủ yếu gặp ở người
lớn, nhưng đôi khi có thể gặp ở trẻ em. Có nhiều phản ứng chéo giữa dị ứng
aspirin với các thuốc chống viêm không steroid [19].Các thuốc chẹn β giao
cảm rất hay gây tắc nghẽn đường hô hấp ở người hen và những người tăng
mẫn cảm đường hô hấp, ngay cả thuốc chẹn β chọn lọc cũng có đặc tính này,
nhất là với liều cao nên thận trọng trong khi dùng.
- Thức ăn, phụ gia: mặc dù mối quan hệ giữa dị ứng thức ăn và HPQ vẫn chưa
rõ nhưng có một vài bằng chứng rằng trẻ bị dị ứng thức ăn sau này có tỷ lệ bị
hen cao hơn.


11

- Thay đổi cảm xúc, stress: người bị bệnh hen rất nhạy cảm với những mâu
thuẫn cảm xúc và sang chấn tình cảm. Các yếu tố tâm lý đó có thể tương tác
với cơ địa hen để làm nặng quá trình bệnh.
- Một số yếu tố khác như nghề nghiệp, chế độ ăn, yếu tố nội tiết…cũng có thể
là yếu tố gây hen.
Yếu tố thuận lợi gây bệnh HPQ


Tuổi:
HPQ có thể bắt đầu xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, khoảng 30% xuất

hiện ở trẻ lúc 1 tuổi, trẻ dưới 6 tháng ít gặp HPQ. Thông thường hay gặp ở trẻ
trên 1 tuổi và 80-90% số trẻ em xuất hiện triệu chứng hen trước 5 tuổi.HPQ
có thể khỏi hoặc giảm nhẹ ở tuổi dậy thì. Theo Hodek có 10,3% trẻ HPQ khỏi

hẳn ở tuổi dậy thì; 41,8% cơn hen giảm nhẹ và có 4,2%-10,8% HPQ xuất hiện
ở tuổi dậy thì, khoảng 10% HPQ xuất hiện ở tuổi trên 60.


Giới:
Ở trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ HPQ ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái. Năm 2000, Cagney

và cộng sự nghiên cứu trên 2020 trẻ từ 5-14 tuổi tại Western Sydney – Australia và
thấy rằng yếu tố nguy cơ phát triển HPQ ở trẻ trai gấp 1,5 lần trẻ gái [20].
Trước tuổi dậy thì HPQ gặp nhiều ở trẻ trai hơn trẻ gái, đến tuổi thanh
niên và trưởng thành tỷ lệ HPQ là ngang nhau ở 2 giới . Ở trẻ em tùy theo tác
giả, tỷ lệ mắc hen giữa nam/nữ dao động từ 1,3 đến 1,7 lần.


Yếu tố cơ địa:
Có mối liên quan giữa HPQ và cơ địa dị ứng, những trẻ có cơ địa dị

ứng hoặc có những bệnh dị ứng khác như chàm thể tạng, viêm mũi dị ứng,
mày đay, viêm xoang dị ứng... dễ bị HPQ hơn những trẻ không có cơ địa dị
ứng hoặc bệnh dị ứng [21].


12

Halken S và cộng sự nghiên cứu những cá nhân có tiền sử bị viêm mũi
dị ứng cho thấy 6% có nguy cơ bị HPQ, trong khi nếu không có tiền sử dị ứng
này thì nguy cơ chỉ là 1,3%.[22]
Triệu chứng lâm sàng của HPQ:
Các triệu chứng của hen thường xuất hiện hoặc nặng lên khi có các yếu
tố kịch phát như:

• Thay đổi thời tiết
• Nhiễm trùng đường hô hấp
• Tiếp xúc với dị nguyên
• Gắng sức
• Stress
• Ô nhiễm môi trường, tiếp xúc khói thuốc lá
Thường gặp các triệu chứng trên lâm sàng như sau:
- Ho khan, sau có thể ho có nhiều đờm rãi.
- Khò khè.
- Thở nhanh.
- Tức ngực.
Tất cả các triệu chứng trên thường tái đi tái lại dai dẳng và xảy ra nặng hơn về
ban đêm làm trẻ phải thức giấc
Điều trị bệnh HPQ:
Các thuốc điều trị hen:


Thuốc cắt cơn:Thường dùng cường β2 tác dụng ngắn (SABA):

Salbutamol (Ventoline), Terbutalin (Bricanyl), Fenoterol (Berotec). Thuốc có
tác dụng sau 3 - 5 phút, nhưng chỉ tồn tại trong cơ thể 4h, đây là những thuốc
cắt cơn tốt nhất.


Thuốc điều trị dự phòng hen: thuốc chủ yếu dùng trong kiểm soát

hen,tác dụng chống viêm và phải dùng hàng ngày để làm giảm triệu chứng và
các cơn hen cấp.



13

1.2.2. Thực hành về dự phòng HPQ


14

Để chữa hen có hai loại thuốc quan trọng nhất được dùng đó là thuốc cắt
cơn và thuốc dự phòng. Cha/mẹ trẻ mắc hen phải nhớ được tên thuốc cắt cơn
là ventolin. Việc cha/mẹ biết thuốc cắt cơn hen là thuốc giãn phế quản và nhớ
được tên thuốc cắt cơn sẽ có ích cho trẻ trong trường hợp cần phải dùng thuốc
khi cơn hen xuất hiện hoặc trong cộng đồng nếu nhớ được tên thuốc dùng để
cắt cơn hen có thể hỗ trợ người mắc bệnh hen khác trong các tình huống khẩn
cấp. Nghiên cứu thực hiện năm 2009 chỉ khoảng 50% các bà mẹ có con bị hen
biết chọn thuốc giãn phế quản là thuốc cắt cơn hen [23], cũng tại bệnh viện
Nhi trung ương năm 2010 trên 80% các mẹ cho biết đã cho con dùng kháng
sinh khi em bé có cơn hen [24]. Theo hướng dẫn điều trị hen của GINA, khi
có cơn hen thì thuốc giãn phế quản phải được lựa chọn đầu tiên, kháng sinh là
một trong các thuốc không nên dùng để điều trị cơn hen trừ khi có bằng
chứng rõ ràng người bệnh có nhiễm khuẩn kèm theo [25]. Nhiều cha/mẹ vẫn
cho rằng kháng sinh và thuốc ho là một trong những loại thuốc quan trọng để
chữa hen. Theo các chuyên gia, người mắc bệnh hen nhất thiết phải phân biệt
được thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng hen và phải sử dụng đúng 2 loại thuốc
này. Việc nhầm lẫn cách dùng 2 loại thuốc chữa hen quan trọng này có thể
khiến cho việc kiểm soát hen không đạt kết quả [26] thêm vào đó sử dụng
thuốc chữa hen không hợp lí không chỉ khiến cho việc kiểm soát hen trở nên
khó khăn hơn mà còn khiến cho giá thành chữa hen tăng cao, làm tăng gánh
nặng chi phí kinh tế cho cả người bệnh và cộng đồng. Đi khám hen định kì là
một trong những bước phải thực hiện để giúp cho việc kiểm soát hen thành
công. Để đảm bảo việc theo dõi hen thường xuyên người bệnh cần được khám

lại 1-3 tháng sau lần khám đầu tiên và mỗi 3-12 tháng cho những lần khám
sau, đối với các trường hợp vào viện vì hen nặng người bệnh cần được khám
lại 1 tuần sau đó, các lần thăm khám sau sẽ được hẹn dựa vào tình trạng bệnh
của người bệnh [26]. Người bệnh không biết hoặc không tuân thủ đúng việc


15

đi khám và chữa hen định kì sẽ dẫn đến hậu quả tỉ lệ bỏ điều trị cao và hiệu
quả kiểm soát hen trong cộng đồng là rất thấp. Việc đi khám hen định kì là hết
sức quan trọng, nhưng người bệnh cần phải biết lựa chọn địa điểm khám chữa
hen phù hợp mới có thể nhận được những hướng dẫn điều trị thích hợp.
Các dụng cụ phân phối thuốc trong dự phòng hen phế quản:
Phương pháp vận chuyển thuốc qua đường hô hấp ngày càng được sử
dụng phổ biến trong điều trị cắt cơn HPQ ở mọi mức độ và duy trì dự phòng
nhằm giảm triệu chứng.Thuốc được đưa trực tiếp vào đường hô hấp với hiệu
quả điều trị mạnh, thời gian tác dụng nhanh (5 – 10 phút), tác dụng tối đa sớm
(sau 30 phút), ít tác dụng phụ toàn thân [27]. Có 3 loại dụng cụ vận chuyển
thuốc qua đường hô hấp: khí dung, hít định liều, hít bột khô.
 Khí dung
Khí dung là phương pháp được ưa chuộng hiện nay do hiệu quả nhanh
chóng và an toàn hơn so với dạng uống và tiêm. Hiệu quả của đường khí dung
phụ thuộc vào tỉ lệ lắng đọng hạt thuốc ở khí – phế quản, kích thước hạt thuốc
và mức độ tắc nghẽn phế quản [30], có các thuốc: salbutamol (ventolin ống),
turbutaline (brycanyl ống).
 Dạng hít định liều (MDI):
Dạng hít định liều được dùng rộng rãi vì nhỏ gọn, thuận tiện. Nguyên lý
hoạt động của phương pháp này là một liều thuốc được đo chính xác và được
giải phóng ra nhờ một van định liều khi thuốc được “nén ép” trong bình. Liều
thuốc được giải phóng ra từ 25 - 100µg tùy thuộc vào công thức định liều

[27].
Hướng dẫn sử dụng bình xịt định liều( đối với từ 5 tuổi trở lên):


16

Bước 1: Mở nắp hộp thuốc
Giữ bình xịt thẳng đứng, đáy bình quay lên trên

Bước 2: Lắc mạnh bình xịt 5-7 lần
Đặt bình xịt vào miệng giữa hai hàm răng, ngậm kín
môi lại

Bước 3: Bắt đầu hít vào nhẹ và xịt thuốc. Cần phối
hợp đồng thời xịt thuốc và hít vào thật Nhanh, thật
Sâu, thật Dài
Bước 4: Nín thở trong khoảng 20 giây (đếm
chậm từ 1-10)
Bước 5: Sau hít xúc miệng bằng nước sạch
Bước 6: Đóng nắp hộp thuốc


17

Hướng dẫn xử dụng bình xịt babyhaler( đối với bệnh nhân dưới 5


tuổi)

STT

1.
2.
3.
4.
5.
6.

Các bước sử dụng thuốc xịt qua bình đệm babyhaler
Tháo nắp hộp thuốc, lắc hộp thuốc 4-5 lần
Lắp hộp thuốc vào bình đệm
Đặt mask vừa kín miệng và mũi trẻ
Ấn lọ thuốc xịt một nhát
Giữ cho trẻ thở như vậy trong khoảng 20 giây (đếm chậm từ 110)
Nếu phải xịt nhát tiếp theo, tiếp tục làm lại từ bước 1 – 5

1.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về dự phòng
HPQ
Giới tính:
Người chăm sóc trẻ trực tiếp trong gia đình thường là các bà mẹ. Họ thường
là những người nắm rõ thông tin về sở thích, ăn uống, cách dùng thuốc và
những thay đổi hàng ngày của trẻ. Trẻ bị bệnh thì khả năng phòng được bệnh
hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người trực tiếp chăm sóc.
Tuổi:
Tuổi của người trực tiếp chăm sóc càng trẻ thì khả năng thu nhận các kiến
thức về bệnh tật từ nhiều nguồn càng tốt. Họ có thể tự tiếp cận các kiến thức


18

phòng bệnh từ các phương tiện thông tin đại chúng hoặc có thể trực tiếp tìm

hiều. Người trực tiếp chăm sóc tuổi càng cao thì khả năng này càng hạn chế.
Nơi ở:
Thành phố là nơi tập trung dân cư đông đúc, điều kiện sinh hoạt chật chội,
con người luôn phải tiếp xúc với với môi trường ngột ngạt, các chất gây ô
nhiễm môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh hen xuất hiện. Bên cạnh
những yếu tố nguy cơ, ở thành phố lớn, các bệnh nhân có ý thức về bệnh tật
hơn, chú trọng việc phòng và điều trị bệnh, có điều kiện đến bệnh viện hơn. Ở
nông thôn nhận thức của người dân cũng kém hơn, không chú ý đến dự phòng
và điều trị bệnh.
Nghề nghiệp:
Người trực tiếp chăm sóc trẻ có nghề nghiệp ổn định thì khả năng tuân thủ
điều trị và tái khám cao hơn.
Trình độ học vấn:
Người trực tiếp chăm sóc trẻ có trình độ học vấn cao thì khả năng tiếp cận với
các nguồn thông tin về phòng bệnh tốt -> hiệu quả điều trị cho trẻ bị bệnh tốt.
Một số nghiên cứu can thiệp về tư vấn giáo dục cho thấy ở những đối tượng
có trình độ học vấn càng cao thì hiệu quả đạt được sau tư vấn cao hơn so với
nhóm có trình độ học vấn thấp.
Số con trong gia đình:
Những gia đình có ít con cái thì người chăm sóc trẻ có nhiều thời gian chăm
sóc và quan tâm đến bệnh tật của con hơn những gia đình đông con.
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh HPQ:


19

Với những trẻ có tiền sử gia đình có người mắc bệnh HPQ thì khả năng trẻ
mắc bệnh HPQ cao nhưng đồng thời họ cũng có kinh nghiệm phát hiện các
dấu hiệu và triệu chứng sớm của HPQ.
Tìm hiểu thông tin về bệnh HPQ:

Khi trẻ bị bệnh bố, mẹ trẻ thường cố gắng tìm hiểu các thông tin về bệnh qua
nhân viên y tế, các phương tiện thông tin và qua bạn bè người thân, Nghiên cứu
của Zhang L tại Bồ Đào Nha cho thấy nguồn cung cấp thông tin về bệnh HPQ
cho bố, mẹ bệnh nhi chủ yếu là từ bác sĩ (80,8%) [28].
Tham gia câu lạc bộ Hen:
Khi trẻ bị bệnh tham gia câu lạc bộ hen, người trực tiếp chăm sóc trẻ có thể
học hỏi thêm kinh nghiệm phòng bệnh từ những bệnh nhân khác và có thể
trao đổi thông tin về bệnh trực tiếp với cán bộ y tế.
Một số nghiên cứu về hen phế quản:
Về kiến thức phòng chống hen của người dân: Theo Asthma insight and
Reality study – Asia Pacific (2006): Tỷ lệ người dân Việt Nam chưa biết bệnh
hen có thể điều trị, khống chế được chiếm 88%, tự mua thuốc điều trị hoặc
mua thuốc theo đơn cũ: 43%, không điều trị dự phòng: 89% [29].
Khi tìm hiểu kiến thức của bố, mẹ bệnh nhi hen tại khoa Nhi, Bệnh
viện trung tâm Maputo (Mozambique), các tác giả đã tiến hành nghiên cứu ở
152 cha, mẹ bệnh nhân bị bệnh hen phế quản đến khám, chữa bệnh, cho thấy
kiến thức về hen rất nghèo nàn: 11% cha, mẹ bệnh nhân nghĩ rằng bệnh hen là
bệnh truyền nhiễm, 4% nghĩ rằng bệnh lây truyền bởi thức ăn ô nhiễm, hơn
một nửa bố, mẹ bệnh nhân nghĩ rằng trẻ không thể làm chủ cuộc sống bình
thường, thậm chí trong những khoảng thời gian ngoài cơn, một số không có nhận
thức đúng về cơn hen phế quản, việc sử dụng thuốc còn thiếu hiểu biết [30].
Năm 2003, Lai CK nghiên cứu tình hình bệnh hen ở 3207 trẻ em mắc
hen tại các nước thuộc Châu Á Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Kết


20

quả cho thấy, có tới 44,3% trẻ bị hen phải thức dậy vào ban đêm vì khó thở, tỷ
lệ cơn hen phải nhập viện khá cao: 2/5 cơn, tỷ lệ sử dụng corticoide dạng hít
là 13,6%, sử dụng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh là 56,3% và có 36,5%

trẻ phải nghỉ học trong năm vì hen. Điều đó cho thấy tình hình kiểm soát hen
tại khu vực này còn đang ở mức thấp [31].
Theo ISAAC (2004) cho thấy độ lưu hành hen đã thay đổi từ 1,6% đến
36,8%.Hen trẻ em gặp nhiều ở các vùng đô thị, thành phố hơn so với vùng
nông thôn, ở các nước phát triển tỷ lệ mắc hen cao hơn ở nước đang phát
triển.Tỷ lệ hen ở trẻ em vào khoảng 1- 30% tuỳ từng vùng. Tỷ lệ bệnh nhân
hen nhập viện khá cao: Singapore: 9%, Việt Nam: 26%, Philippine: 27%,
Trung Quốc: 33% .
Arlene Butz đã tiến hành một nghiên cứu từ tháng 8/2001 đến tháng 8/
2003 tại Marylyn được thực hiện ở 188 bệnh nhi, bố, mẹ và người chăm sóc
trẻ nhằm đánh giá hiệu quả của biện pháp tham vấn sức khoẻ về bệnh HPQ và
nâng cao chất lượng cuộc sống của các gia đình có trẻ bị hen. Kết quả cho
thấy việc giáo dục sức khoẻ về HPQ đã nâng cao kiến thức về HPQ cho cả
cha mẹ và bản thân trẻ [32].
Tại Singapore, Prabhakaran L và cộng sự (2008) tiến hành nghiên cứu
ở 67 bố, mẹ bệnh nhân hen với mục tiêu đánh giá hiệu quả của chương trình
giáo dục hen tại bệnh viện. Kết quả cho thấy, trước tư vấn tỷ lệ bố, mẹ bệnh
nhi có khái niệm đúng về bệnh hen phế quản là 89,7%, sau tư vấn là 95,6%,
trước tư vấn tỷ lệ bố, mẹ bệnh nhi nhận biết các dấu hiệu của bệnh hen chỉ là
72,05% nhưng sau tư vấn tỷ lệ bố, mẹ bệnh nhi biết được các dấu hiệu của
bệnh hen là 97% với p < 0.001 [33].
Nghiên cứu của ARIAP cho thấy bệnh nhân hen phế quản chưa được
theo dõi và quản lý đúng mức: 88% bệnh nhân hen không biết rằng tình trạng


21

bệnh của họ có thể kiểm soát được, 90% người được hỏi không hề sử dụng
corticosteroid hít - một dạng điều trị phòng ngừa hen rất hiệu quả[34].
Năm 2003, Hội Hen Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Khoa Dị ứng – Miễn

dịch lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai và Bộ môn Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng,
Trường Đại học Y Hà Nội phối hợp triển khai chương trình khởi động toàn
cầu về phòng và chống HPQ theo GINA - 2002: Tổ chức Ngày hen toàn cầu
hàng năm, một số câu lạc bộ, phòng tư vấn hen phế quản ở Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh được thành lập và hoạt động. Việc điều tra dịch tễ học HPQ
cũng đã được một số bệnh viện và cơ sở y tế tiến hành nhưng chưa được toàn
diện.Vì vậy chưa có số liệu đầy đủ và chính xác về tỷ lệ lưu hành hen ở Việt
Nam nhất là hen ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Tại thành phố Hồ Chí Minh là 29,1%
(nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Đồng I), của Sở Y tế Hà Nội là 13,9% ở trẻ từ
5-11 tuổi. Các nghiên cứu về kiến thức và hiệu quả của các biện pháp can
thiệp nhằm mục tiêu hướng tới quản lý hen tốt tại cộng đồng cũng đang được
tiến hành.


22

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Miễn dịch, Dị
ứng, Khớp Bệnh viện Nhi TW.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6/2015 đến tháng
6/2016, trong đó thu thập số liệu được tiến hành từ 15/9/2015 đến 15/3/2016.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Người chăm sóc có trẻ mắc HPQ đến điều trị nội trú hoặc ngoại trú tại khoa
Miễn dịch, Dị ứng, Khớp Bệnh viện Nhi TW.
Tiêu chuẩn lựa chọn:
- Người chăm sóc có trẻ mắc HPQ đến tái khám (đến điều trị nội trú hoặc
ngoại trú từ lần thứ 2 trở lên) đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ:

- Người chăm sóc có trẻ mắc HPQ đến điều trị nội trú hoặc ngoại trú lần đầu.
- Người chăm sóc có trẻ mắc HPQ không đồng ý tham gia NC.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Đơn vị mẫu: Người chăm sóc có trẻ mắc HPQ.
- Mẫu và phương pháp chọn mẫu: Theo báo cáo quý 1 năm 2015 của khoa
Miễn dịch – dị ứng – khớp lượng bệnh nhân hen vào điều trị nội trú và điều trị
ngoại trú là 227 bệnh nhân. Vì vậy chúng tôi tiến hành chọn toàn bộ người
chăm sóc có trẻ mắc HPQ đến điều trị tại Khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp


23

trong khoảng thời gian từ 15/9/2015 đến 15/3/2016 và kết quả chúng tôi đã
phỏng vấn được 250 người chăm sóc có trẻ mắc HPQ.
2.3.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu
Biến độc lập:
+ Yếu tố nhân khẩu học: Tuổi, giới, nơi ở, nghề nghiệp, trình độ học vấn; số
con trong gia đình;
+ Yếu tố thông tin về HPQ: tìm hiểu thông tin về HPQ, biết trẻ mắc HPQ, ai
cho biết trẻ mắc HPQ, nơi chẩn đoán HPQ, tiền sử bệnh HPQ, tiền sử dị ứng
của trẻ, tham gia CLB Hen.
Biến phụ thuộc:
+ Kiến thức về dự phòng HPQ: đặc điểm của bệnh, đặc điểm dịch tễ của
bệnh, kiểm soát bệnh, yếu tố khởi phát, yếu tố nguy cơ, thời điểm đưa trẻ đi
KCB;
+ Thực hành về dự phòng HPQ: thực hành xịt thuốc dự phòng cho trẻ.
Cách đánh giá về thực hành xịt thuốc dự phòng của người chăm sóc cho

trẻ mắc hen hoặc trẻ mắc hen (đối với những trẻ lớn) như sau:
+ Trong 5 bước của quy trình thực hành xịt thuốc dự phòng nếu người chăm
sóc trẻ hoặc trẻ thực hiện sai 1 bước -> không thực hiện đúng bước thực hành
xịt thuốc.
2.3.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin
Công cụ thu thập thông tin:
Bộ câu hỏi (BCH) được xây dựng dựa trên mục tiêu và biến số/chỉ số trong
nghiên cứu. BCH gồm có 3 phần:
Phần 1: đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi; giới; nơi ở; trình độ
học vấn; nghề nghiệp.
Phần 2: Kiến thức về dự phòng HPQ
Phần 3: Thực hành về dự phòng HPQ


24

Phương pháp thu thập thông tin:
Phỏng vấn người chăm sóc bệnh nhi theo BCH.
Quan sát người chăm sóc trẻ hoặc trẻ (đối với trẻ lớn) thực hành dựa vào bảng
kiểm (phần thực hành).
2.3.5.Quy trình thu thập thông tin
- Lựa chọn điều tra viên (ĐTV) và giám sát viên (GSV) là điều dưỡng viên
của Khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp, Bệnh viện Nhi Trung ương.
- Tập huấn GSV, ĐTV về công cụ nghiên cứu và cách tiếp cận điều tra, thu
thập số liệu.
- Tổ chức thu thập số liệu bằng cách NCV hoặc ĐTV phỏng vấn NCST thông
qua BCH đã thiết kế sẵn tại Khoa Miễn dịch – Dị ứng – Khớp.
- Lựa chọn đối tượng nghiên cứu dựa vào tiêu chuẩn lựa chọn. Nếu đối tượng
đủ tiêu chuẩn sẽ được tiến hành điều tra.
- Trong quá trình điều tra có tiến hành giám sát số liệu để đảm bảo số liệu thu

thập được hoàn chỉnh ở mức cao nhất có thể.
- Trong khi phỏng vấn, ĐTV sẽ thông báo mục đích và nội dung chính của
nghiên cứu và cũng sẽ giải thích rõ các thắc mắc của người tham gia nghiên
cứu.
- ĐTV phải kiểm tra phiếu điều tra ở tất cả các mục để tránh bỏ sót. Cần phải
hoàn chỉnh phiếu điều tra trước nộp lại phiếu cho GSV.
- Tập hợp phiếu, hoàn chỉnh phiếu để chuẩn bị cho nhập số liệu.


25

Quy trình thu thập số liệu:
Trẻ được khám và chẩn đoán mắc bệnh HPQ tại
Khoa khám bệnh BV Nhi TW
Vào điều trị nội trú hoặc điều trị ngoại trú
tại khoa Miễn dịch – dị ứng – khớp
Phỏng vấn kiến thức và thực hành về dự phòng
HPQ
2.3.6. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu
Xử lý số liệu:
- Tất cả những phiếu phỏng vấn đã thu thập được trong sẽ được nghiên
cứu viên kiểm tra đầy đủ thông tin.
- NCV rà soát kết quả của các phiếu thu thập số liệu ngay trong đêm hôm
đó và điều chỉnh thiếu sót vào ngày hôm sau nếu có thiếu sót thông tin.
- Một số dữ liệu không phù hợp đã được NCV hiệu chỉnh ngay trong ngày
hôm sau trên đối tượng đó.
- Số liệu đã được mã hóa, làm sạch trước và sau khi nhập vào máy tính
bằng phần mềm Epi data 3.1.
-Từng phiếu được nghiên cứu viên rà soát, loại bỏ những thông tin thừa
trên từng phiếu, và hầu như không có thông tin thiếu vì đã được hiệu chỉnh

ngay trong thời gian thu thập số liệu.
- Nghiên cứu viên trực tiếp thực hiện khai báo bộ câu hỏi và hạn chế lỗi
nhập liệu ở phần mềm nhập liệu Epi data 3.1. Sau đó nhập liệu bởi chính
nghiên cứu viên và một thành viên trong gia đình biết sử dụng vi tính (tiến
hành nhập liệu song song).


×