Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Kiến thức, thái độ và thực hành về chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại bệnh viện nhi Trung ương năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.96 KB, 56 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ hệ thống miễn dịch của cơ thể còn chưa
hoàn thiện nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nhiễm khuẩn
đường hô hấp….[1], [2]. Mặt khác một đặc điểm cơ bản của điều hòa nhiệt ở
trẻ em là trung tâm điều nhiệt chưa trưởng thành, rất dễ bị tác động, dễ sốt cao
ngay cả khi có nhiễm trùng nhẹ. Diện tích da của trẻ (theo cân nặng) lớn hơn,
mạng lưới mao mạch dưới da nhiều hơn so với người lớn nên thân nhiệt trẻ
em dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường. Vì vậy, so với người lớn, trẻ em
dễ bị sốt và thường sốt cao hơn [3]. Khi trẻ ốm, sốt là một triệu chứng thường
gặp, nhưng đồng thời có nhiều bệnh lí khác của cơ thể biểu hiện bằng sốt. Sốt
thường có biểu hiện đi kèm như bú kém, ăn kém, quấy khóc, ho, sổ mũi …
Sốt là một phản ứng của cơ thể, có tác dụng làm tăng tốc độ các phản ứng hóa
học để bảo vệ cơ thể khi cần thiết nhưng sốt quá cao và kéo dài lại gây ra
nhiều hậu quả xấu đối với cơ thể [4- 6]. Sốt cao hoặc sốt kéo dài dễ dẫn đến
tình trạng mất nước, điện giải, thiếu các chất dinh dưỡng do tăng chuyển hóa,
giảm hấp thu, kém ăn. Trẻ sốt kéo dài dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng, chậm
phát triển về thể chất [2]. Ở trẻ dưới 6 tuổi sốt cao có khi kèm theo co giật [5].
Sốt cao co giật thường gặp ở trẻ nhỏ và để lại những di chứng nặng nề cho
đứa trẻ sau này giả ở Mỹ và châu Âu, 3-5 % số trẻ em < 5 tuổi bị sốt cao co
giật một hoặc nhiều lần, tỷ lệ gặp cao nhất trong khoảng 10 tháng đến 2 tuổi
[7-9]. Ở Việt Nam theo Lê Thanh Hải và cộng sự, co giật do sốt ở trẻ dưới 7
tuổi vào khoa cấp cứu lưu bệnh viện Nhi Trung Ương giai đoạn 1984-1990
chiếm 2.12% số trẻ nhập viện trong thời gian đó [10]. Cơn co giật kéo dài dẫn
đến thiếu oxi não làm tổn thương các tế bào thần kinh (giảm trí nhớ, động
kinh), thậm chí hôn mê, tử vong hoặc làm tăng nguy cơ co giật cho những lần
sau khi trẻ sốt [3], [4].
2
Nhận biết và xử trí tại nhà khi trẻ sốt là rất quan trọng, làm hạn chế
được các biến chứng do sốt gây nên trước khi trẻ tiếp cận với dịch vụ chăm
sóc sức khỏe ban đầu. Để đạt được điều này phụ thuộc rất nhiều vào cách


chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của mẹ và người nuôi dưỡng trẻ. Sốt và chăm sóc
trẻ khi sốt đã được nhiều tác giả quan tâm, tuy nhiên kết quả thay đổi theo
thời gian, địa điểm nghiên cứu cũng như các dịch vụ chăm sóc sức khỏe…
Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát kiến thức, thái độ và cách
xử trí sốt của bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung Ương”
nhằm mục tiêu:
- Mô tả kiến thức, thái độ và cách xử trí sốt của các bà mẹ có con dưới 5
tuổi tại bệnh viện Nhi Trung Ương.
- Tìm hiểu mối liên quan giữa TĐHV với kiến thức, thực hành về chăm
sóc trẻ sốt của các bà mẹ.
Hy vọng kết quả thu được sẽ giúp cho việc nâng cao kiến thức và chất
lượng chăm sóc trẻ sốt của nhân viên y tế cũng như của các bà mẹ và người
chăm sóc trẻ nhằm hạn chế những biến chứng do sốt gây ra.

3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về sốt
Sốt là một triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân gây nên
rối loạn điều hòa thân nhiệt, làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải
nhiệt của cơ thể. Trong nhiều bệnh lý, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn, triệu
chứng sốt thường xuất hiện rất sớm. Vì vậy, sốt còn được coi là triệu chứng
nhạy bén và đáng tin cậy. Sốt là trạng thái thân nhiệt cao hơn bình thường [6],
một trẻ được coi là sốt khi nhiệt độ đo ở nách ≥ 37.5
0
C [11].
Một số tác giả cho rằng: “Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt của cơ thể
được xác nhận khi đo nhiệt độ ở hậu môn trên 37.8
0
C (ở trẻ bú mẹ) hoặc trên

38
0
C (ở trẻ lớn hơn) trong điều kiện cơ thể nghỉ ngơi, do hậu quả của sự rối
loạn trung tâm điều hoà nhiệt ở vùng dưới đồi làm tăng ngưỡng thân nhiệt” [3].
Cơ chế điều hòa nhiệt của cơ thể người:
Ở cơ thể người cũng như ở các loài động vật máu nóng khác, thân nhiệt
luôn được duy trì ở mức hằng định hoặc dao động trong một giới hạn hợp lý
do có sự cân bằng giữa hiện tượng “sinh nhiệt” và hiện tượng “thải nhiệt”.
- Hiện tượng sinh nhiệt: Nhiệt lượng được sinh ra trong cơ thể người do
quá trình “đốt cháy” carbonhydrat, acid béo và acid amin mà chủ yếu là trong
quá trình co cơ và tác động của hormon thông qua men ATP-aza (Adenosin
triphosphataza). Sinh nhiệt do cơ bắp có tầm quan trọng đặc biệt vì nó có thể
thay đổi tùy theo nhu cầu do sự chỉ huy của võ não (hữu ý) hoặc do thần kinh
tự động [12].
- Hiện tượng thải nhiệt: Cơ thể thải nhiệt ra môi trường xung quanh chủ
yếu bằng các con đường đối lưu, bức xạ và bốc hơi qua bề mặt da. Chi phối
các quá trình này do tuần hoàn đưa máu đến bề mặt của cơ thể nhiều hay ít và
bài tiết mồ hôi dưới tác động của thần kinh giao cảm. Ngoài con đường trên,
4
cơ thể còn thải nhiệt qua hô hấp, mất nhiệt qua các chất thải (phân, nước
tiểu…) [6], [12].
- Trung tâm điều hòa nhiệt: Duy trì sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải
nhiệt được đặt dưới sự điều hành của trung tâm điều hòa nhiệt, nằm dưới đồi
thị của não. Nếu tổn thương trung tâm điều hòa nhiệt thì cơ thể người sẽ mất
khả năng duy trì thân nhiệt ổn định và lúc đó nhiệt độ của cơ thể sẽ biến đổi
theo nhiệt độ của môi trường xung quanh gọi là hiện tượng “biến nhiệt” [6].
1.2. Cơ chế bệnh sinh của sốt.
Sốt là trạng thái tăng thân nhiệt chủ động do trung tâm điều hòa nhiệt bị
rối loạn trước tác động của chất gây sốt (chất sinh nhiệt). Chất sinh nhiệt có
hai loại: chất sinh nhiệt nội sinh và chất sinh nhiệt ngoại sinh [6], [12].

- Chất sinh nhiệt nội sinh: đó là các cytokine do bạch cầu sinh ra thông
qua Prostaglandine E2 tác động lên thụ thể ở trung tâm điều nhiệt gây sốt.
- Chất sinh nhiệt ngoại sinh: được biết rõ nhất là các pyrogen thuộc các
thành phần, độc tố, các sản phẩm của các vi sinh vật.
Cơ chế gây sốt:
Sốt là một phản ứng của cơ thể trước nhiều tác nhân: vi khuẩn và độc tố
của chúng, nấm, ricketsia, kí sinh trùng, một số chất hóa học và một số thuốc,
hormon, các kháng nguyên của cơ thể…Những tác nhân gây sốt trên gọi là
chất sinh nhiệt ngoại sinh. Các chất sinh nhiệt ngoại sinh tác động thông qua
chất trung gian gọi là chất sinh nhiệt nội sinh. . Interleukin-1 do các tế bào
đơn nhân và đại thực bào sản xuất ra, bản chất là một peptid có vai trò đáp
ứng sớm hay “đáp ứng của giai đoạn cấp tính” và được coi là cytokin đảm
nhiệm chức năng sinh nhiệt nội sinh. Hoạt động của interleukin-1 được thực
hiện khi chúng tác động lên các nơron cảm ứng nhiệt ở vùng trước thị giác
của vùng dưới đồi thị, kích thích quá trình tổng hợp prostaglandin nhóm E từ
acid arachidonic. Prostaglandin E mà đặc biệt là PG-E1 sẽ kích thích quá trình
tổng hợp adenyl monophosphat vòng (AMP vòng) để hoạt hóa quá trình sinh
5
nhiệt. Thực chất của quá trình sinh nhiệt là một dãy phản ứng thần kinh- hóa
học phức tạp chưa hoàn toàn sáng tỏ. Nhìn chung những nguyên nhân làm
tăng sản xuất chất sinh nhiệt nội sinh Interleukin-1 hoặc tăng sản xuất
Prostaglandin E đều làm tăng quá trình sinh nhiệt và ngược lại (asprin và các
dẫn xuất) có tác dụng hạ sốt thông qua cơ chế ức chế men cyclo-oxygenaza từ
đó ngăn cản tổng hợp prostaglandin E1, E2. Glucocorticoid hạ nhiệt thông
qua cơ chế ức chế sản xuất ra interleukin-1 v.v…) [6], [12].
Cần phải nhấn mạnh rằng, sốt là một phản ứng của cơ thể đối với các
chất sinh nhiệt ngoại sinh (phần lớn là các tác nhân gây bệnh) thông qua vai
trò trung gian của interleukin-1; là đáp ứng đặc thù của cơ thể với các nhiễm
trùng và viêm nhiễm cấp tính. Một số đáp ứng này mang tính bảo vệ. Do vậy,
không phải tất cả mọi trường hợp sốt đều cần dùng thuốc hạ sốt ngay mà chỉ

khi sốt gây rối loạn những chức năng của cơ quan trong cơ thể lúc đó mới cần
phải hạ sốt [12].
1.3. Phân loại sốt.
1.3.1 Theo mức thân nhiệt.
- Sốt nhẹ: 37.5
0
C – 38
0
C
- Sốt vừa: 38
0
C – 38.5
0
C
- Sốt cao: 38.5
0
C – 39
0
C
- Sốt rất cao: ≥ 39.5
0
C
Cách phân loại trên dựa vào nhiệt độ đo ở nách [13],[17].
1.3.2. Theo thời gian sốt.
- Sốt cấp tính: thường dưới 7 ngày, gồm các bệnh nhiễm trùng do virus.
- Sốt kéo dài: là thuật ngữ dùng chỉ những người bệnh có nhiệt độ đo ở
hậu môn trên 37.8
0
C (ở trẻ nhỏ) hoặc trên 38
0

C (ở trẻ lớn) trong một thời gian
ít nhất 2 tuần [3].
- Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân: khái niệm này dùng để chỉ những
trường hợp sốt kéo dài mà trong vòng 1 tuần với sự tích cực tìm kiếm của bác
sỹ và sự giúp đỡ của các xét nghiệm thường quy vẫn không xác định được
nguyên nhân [3], [14-16].
6
- Sốt dai dẳng: Sốt nhiều ngày nhưng không liên tục, có những ngày
không sốt [3].
1.3.3. Theo kiểu sốt trên lâm sàng
1.3.3.1. Kiểu sốt
Theo quan niệm kinh điển, sốt bao gồm sốt dao động, sốt liên tục, sốt
từng cơn, sốt có chu kỳ [12], [17- 18]:
- Sốt dao động: là khi nhiệt độ trong ngày (lấy nhiệt độ hàng giờ) dao
động > 1
0
C. Sốt dao động thường gặp ở đa số các trường hợp bệnh lý kể cả
nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn. Bởi vì theo quy luật sinh lý, nhiệt độ về
buổi chiều và đêm thường cao hơn buổi sáng. Đặc biệt là các nhiễm khuẩn
gây ổ mủ sâu hay gặp sốt dao động rõ, có khi chênh lệch nhiệt độ trong ngày
tới 2-3
0
C.
- Sốt liên tục: là khi nhiệt độ trong ngày dao động ít (chênh lệc 1
0
C, có
tác giả lấy tiêu chuẩn 0.5
0
C). Khái niệm “sốt cao liên tục” hay còn gọi là sốt
hình cao nguyên để chỉ những trường hợp nhiệt độ tăng trên 39

0
C và dao
động chênh lệch 0.5
0
C.
- Sốt thành cơn: khi trong ngày có những cơn sốt rõ rệt (kể cả cảm giác
của người bệnh và lấy nhiệt độ chứng minh) xen kẽ với những thời gian hoàn
toàn không sốt. Trong ngày có thể có 1 hoặc nhiều cơn sốt.
- Sốt có chu kỳ: cơn sốt trong ngày xảy ra cùng một thời gian và kiểu sốt
tương tự. Chu kỳ có thể xảy ra hàng ngày hoặc cách ngày hoặc cách 2 ngày.
Kiểu sốt này hay gặp trong sốt rét tái phát. “Sốt hồi quy” cũng có thể coi là
sốt có chu kỳ nhưng từng đợt sốt kéo dài nhiều ngày xen kẽ những đợt nghỉ
nhiều ngày không sốt.
7
1.3.3.2. Kiểu khởi phát sốt
Trong lâm sàng, kiểu khởi phát sốt được các thầy thuốc rất chú ý bởi lẽ
có thể là định hướng cho chẩn đoán nguyên nhân. Dựa vào kiểu khởi phát sốt,
nguời ta chia sốt ra làm 3 loại: đột ngột, tương đối đột ngột và từ từ.
- Sốt đột ngột: là khi nhiệt độ ở bệnh nhân tăng lên rất nhanh, đạt tới
đỉnh cao trong vòng 1 ngày, đúng hơn là trong vòng 12 giờ. Sốt đột ngột gần
đồng nghĩa với sốt cấp tính.
- Sốt tương đối đột ngột: khi nhiệt độ của bệnh nhân đạt tới đỉnh cao từ
1-2 ngày.
- Sốt từ từ: khi nhiệt độ ở bệnh nhân tăng dần chậm và sau 3 ngày mới
đạt đỉnh cao.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sốt
1.4.1. Vai trò của vỏ não
Thí nghiệm: trước khi gây sốt, nếu tiêm cafein, cơn sốt cao hơn bình
thường nhưng nếu cho động vật uống bromua thì sốt nhẹ hơn. Như vậy mức
độ sốt phụ thuộc vào mức hưng phấn của vỏ não và hệ giao cảm [6].

1.4.2. Vai trò tuổi
Ở trẻ nhỏ, phản ứng sốt thường mạnh nên trẻ dễ xuất hiện co giật khi
thân nhiệt cao. Ngược lại, ở người già phản ứng sốt yếu không thể hiện được
mức độ bệnh. Ở đây có vai trò của cường độ chuyển hóa [6].
1.4.3. Vai trò của nội tiết
Vai trò của các tuyến nội tiết trong cơ chế sốt chưa có nhiều ý kiến
chứng minh.Tuy nhiên việc cắt bỏ một tuyến như hạ não, tuyến giáp thì thấy
phản ứng sốt giảm. Gần đây người ta chú ý đến vai trò của prostaglandine
trong cơ chế gây sốt. Chất gây sốt giúp cho tăng quá trình tổng hợp
prostaglandine từ các acid béo không bão hòa. Có lẽ chất gây sốt tác dụng lên
trung tâm điều hòa nhiệt độ thông qua vai trò của prostaglandine [6].
8
1.4.4. Đặc điểm điều hòa thân nhiệt ở trẻ em
Đặc điểm cơ bản nhất của điều hòa thân nhiệt ở trẻ em là trung tâm điều
nhiệt chưa trưởng thành, rất dễ bị tác động, dễ sốt cao ngay cả khi nhiễm
trùng nhẹ hoặc ngược lại.
Diện tích da của trẻ em tính theo cân nặng rộng, mạng mao mạch dưới
da cũng nhiều hơn so với người lớn nên thân nhiệt rất dễ bị ảnh hưởng bởi
nhiệt độ môi trường. Do cơ thể trẻ đang phát triển, trẻ luôn hiếu động nên quá
trình sinh nhiệt cũng cao hơn. Để cân bằng thân nhiệt, cơ chế thải nhiệt qua
bốc hơi ở trẻ qua nhịp thở và bài tiết mồ hôi có vai trò rất quan trọng. Ở lứa
tuối dậy thì do có biến động về nội tiết và thần kinh mạnh mẽ nên sự điều hòa
nhiệt độ ở trẻ em cũng rất dễ mất cân bằng và rối loạn. Ngoài ra ở trẻ em có
thể gặp các bệnh bẩm sinh do rối loạn các cơ quan điều nhiệt như thiểu sản
hay bất sản tuyến mồ hôi, loạn sản ngoại bì gây sốt kéo dài [3], [12].
1.5. Nguyên nhân gây sốt
Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt, có thể tổng hợp vào 3 nguyên nhân
chủ yếu gây nên các trạng thái bệnh lý là: các bệnh nhiễm khuẩn, các bệnh
không phải nhiễm khuẩn và rối loạn điều hòa thân nhiệt.
1.5.1. Các bệnh nhiễm khuẩn:

Đa số các bệnh sốt là những bệnh nhiễm khuẩn. Chính vì vậy, trước một
bệnh nhân có sốt, đầu tiên người thầy thuốc phải nghĩ tới bệnh nhiễm khuẩn.
Tuy vậy, các bệnh nhiễm khuẩn khác nhau cũng có những đặc điểm sốt khác
nhau mà dựa vào đó mà thầy thuốc lâm sàng có thể chẩn đoán được căn nguyên
- Nhiễm virus: đa số các bệnh do virus gây ra đều có sốt đột ngột hoặc
tương đối đột ngột và thời gian sốt thường chỉ kéo dài 2-7 ngày hoặc tới 10
ngày. Sốt do virus còn gọi là sốt cấp tính hay sốt ngắn ngày (để phân biệt với
sốt kéo dài). Tuy vậy cũng có một số virus gây sốt kéo dài như: Epstein-Barr,
virus Coxsackie nhóm B, virus sốt chim, vẹt…nhưng nhìn chung đây là
những bệnh ít phổ biến [18].
9
- Nhiễm vi khuẩn: có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, do vậy bệnh do vi
khuẩn gây ra cũng là bệnh thường gặp. Sốt do nhiễm các vi khuẩn rất đa dạng
và không có một đặc điểm chung nhất. Tuy nhiên, căn cứ vào cơ quan tổn
thương và tính chất của sốt cũng có thể chẩn đoán được căn nguyên bệnh. Ví
dụ như một bệnh nhân có ho, tức ngực, khạc đờm màu socola và có sốt cấp tính
kèm những cơn rét run thì căn nguyên sẽ là phế cầu khuẩn; một bệnh nhân có
sốt cao tăng dần hình cao nguyên và có tổn thương đường tiêu hóa (đi ngoài
phân lỏng màu nâu) thì nghĩ ngay đến căn nguyên là do trực khuẩn thương hàn.
Bệnh nhân sốt kèm theo mụn mủ lớn (viêm nang lông) ngoài da là do căn
nguyên tụ cầu vàng v.v…Nhiễm khuẩn khu trú ở sâu gây các ổ áp xe (trong ổ
bụng, trong gan, não, lách, thận, tử cung…) sẽ có sốt kéo dài và có những cơn
rét run. Nhiễm khuẩn huyết sẽ có biểu hiện sốt cao dao động, có những cơn rét
run, kéo dài nhiều ngày và thường có biểu hiện thiếu máu rõ [18].
- Nhiễm ký sinh trùng: đa số các bệnh do ký sinh trùng gây ra đều có sốt
nhẹ và sốt vừa, ít khi có sốt cao, trừ một số đơn bào như sốt rét Plasmodium,
bệnh do Leishmania. Sốt do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium có đặc điểm rất
riêng đó là: sốt cao đột ngột, thành cơn (rét, nóng, vã mồ hôi), có chu kỳ
(hàng ngày, cách nhật, hoặc cách 2 ngày tùy từng loại Plasmodium), thường
tái phát. Leishmania gây sốt kéo dài, kèm theo là hội chứng gan, lách to và

thiếu máu. Với amip (Entamoeba histolytica) nếu gây bệnh đường ruột (lỵ
amip) chỉ gây nên sốt nhẹ, nhưng nếu gây áp xe ở gan, não…thì có thể gây sốt
cao, rét run và kéo dài. Ngoài ra, bệnh do Toxoplasma và Trypanosoma cũng
gây sốt cao kéo dài nhưng chưa tìm thấy bệnh này ở nước ta [18].
- Nhiễm rickettsia: các rickettsia gây ra những bệnh thường có ổ bệnh
thiên nhiên và là nhóm bệnh từ động vật lây sang người. Sốt trong các bệnh
do rickettsia gây nên có đặc điểm chung là dao động, có chu kì, kéo dài và tái
phát [18]. Ví dụ về một số bệnh do rickettsia:
10
+ Sốt mò: bệnh do rickettsia Tsutsugamushi gây nên được truyền qua vật
chủ trung gian là ấu trùng mò. Sốt mò là những bệnh gặp ở những vùng đồi
núi và trung du nước ta, một số nơi có ổ bệnh thiên nhiên. Sốt trong bệnh sốt
mò có đặc điểm là khởi phát tương đối đột ngột, sốt nóng là chủ yếu, sốt tăng
dần và kéo dài, đa số các trường hợp bệnh có sốt theo kiểu hình cao nguyên
kéo dài 2-3 tuần hoặc hơn. Bệnh thường tái phát sau khi đã chấm dứt số đợt
đầu 5-10 ngày, kể cả khi đã được điều trị đặc hiệu bằng chlorocid [18].
+Sốt phát ban thành dịch: còn gọi là sốt phát ban chấy rận do Rickettsia
prowazeki gây nên. Triệu chứng sốt của bệnh thường xảy ra đột ngột, sốt cao
có rét run kéo dài 2 tuần hoặc hơn. Sau khi hết sốt một thời gian dài, mặc dù
đã hết chấy rận nhưng ở một số bệnh nhân vẫn có sốt tái phát (tái phát xa).
+ Sốt Q: bệnh do Rickettsia burneti gây nên. Bệnh thường biểu hiện
bằng sốt cao đột ngột và kéo dài khoảng 2 tuần sau đó giảm dần. Có thể tái
phát 2-3 lần nhưng những lần sau ngắn hơn. Một số trường hợp kéo dài thành
mãn tính (viêm màng trong tim mãn tính, viêm não, viêm gan mãn tính) [18].
1.5.2. Các bệnh không nhiễm khuẩn có sốt
Có rất nhiều bệnh lý không phải nhiễm khuẩn có triệu chứng sốt. Có thể
kể đến những nhóm bệnh thường gặp sau:
- Các bệnh của hệ thống tạo máu: các bệnh Leucose, Hodgkin, u lympho
không phải Hodgkin, tăng tổ chức bào ác tính là những bệnh thường xuyên có
sốt. Đôi khi triệu chứng sốt xuất hiện sớm nhất khi chưa có biểu hiện gì khác,

nhưng thông thường sốt xuất hiện vào giai đoạn muộn hơn khi đã có một số
triệu chứng kèm theo. Trong bệnh nhược cơ tủy, suy tủy, sốt xuất hiện muộn
và là hậu quả của giảm bạch cầu hạt dẫn đến nhiễm khuẩn. Nhìn chung, sốt
trong các bệnh lý của hệ thống tạo máu thường kéo dài và đa dạng, không
mang đặc điểm riêng nên khó chẩn đoán nếu chỉ dựa vào chúng [12], [19].
- Các bệnh mô liên kết: các bệnh luput ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng
thấp, viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, viêm nút quanh động mạch, viêm
11
động mạch tế bào khổng lồ đều có thể có sốt. Các bệnh mô liên kết thường
gây sốt cao, kéo dài và chủ yếu là sốt nóng. Các bệnh lý u, đặc biệt là u ác
tính cũng là nguyên nhân gây sốt kéo dài. Tuy vậy, sốt trong bệnh lý u thường
là muộn và đa số các trường hợp sốt xuất hiện khi đã phát hiện ra khối u trước
đó [12].
- Mắc một số bệnh lý khác: nhiều bệnh lý khác cũng có sốt như: tắc
mạch phổi rải rác, sốt do tan máu bởi các nguyên nhân khác nhau, sốt do phản
ứng với thuốc… [12].
1.5.3. Rối loạn điều hòa thân nhiệt
- Trúng nóng: gặp ở những người lao động gắng sức trong môi trường
nóng mà độ ẩm lại cao. Trúng nóng còn gọi là đột quỵ do nóng thường gặp ở
những vận động viên, người chơi thể thao và những tân binh khi phải tập
luyện dưới nắng nóng. Trúng nóng gây sốt rất cao tới 41-42
0
C, bệnh nhân mất
ý thức và huyết áp thường hạ [12].
- Các bệnh lý gây tổn thương trung khu điều hòa nhiệt: tai biến mạch
máu não, u não, các bệnh thoái hóa não…đều có thể gây ra tình trạng sốt rất
cao và đặc biệt là các thuốc hạ nhiệt đều không có tác dụng giảm sốt [12].
- Cường chức năng tuyến giáp cũng có thể gây sốt do sinh nhiệt quá
mức. Tuy vậy sốt thường ở mức nhẹ và vừa [6].
- Sốt do nguyên nhân tâm lý: thường gặp ở phụ nữ trẻ với biểu hiện sốt

nhẹ kéo dài hay kèm theo mất ngủ. Khám không thấy một bằng chứng nào
của bệnh thực thể [12].
1.6. Các dấu hiệu nhận biết khi trẻ sốt
Các dấu hiệu và triệu chứng sốt ở trẻ có thể được biểu hiện rõ ràng hoặc
kín đáo. Các triệu chứng ở trẻ càng nhỏ thì càng kín đáo và thường có các
biểu hiện và triệu chứng sau [20]:
1.6.1. Ở trẻ nhỏ
Ở trẻ nhỏ thường có các dấu hiệu sau:
12
- Cáu gắt hơn bình thường
- Trẻ làm nũng cha mẹ
- Trẻ yên lặng
- Trẻ hôn mê hoặc li bì (đây là những dấu hiệu rất nguy hiểm)
- Trẻ bú và ăn kém
- Trẻ khóc hoặc thét lên
- Trẻ thở nhanh hơn bình thường
- Có những thay đổi bất thường trong giấc ngủ hoặc ăn uống
- Cha mẹ thấy trẻ ấm, nóng hơn
1.6.2. Ở trẻ lớn
- Trẻ nóng hoặc lạnh hơn những người xung quanh ở cùng môi trường
sống
- Trẻ kêu đau nhức cơ thể
- Trẻ nói trẻ đau đầu
- Trẻ khó ngủ hoặc ngủ nhiều
- Trẻ chán ăn
1.7. Cách đo thân nhiệt
1.7.1. Dụng cụ đo thân nhiệt
Có nhiều cách để phát hiện trẻ sốt, như sờ bằng tay qua cảm nhận của bà
mẹ, bằng nhiệt kế. Nhưng phát hiện trẻ sốt bằng nhiệt kế cho một kết quả
chính xác nhất [21].

Cần đo nhiệt độ để xác định mức độ sốt của trẻ. Dụng cụ có thể sử dụng
là nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế điện tử để đo ở nách, đo tai, đo trán/thái
dương. Tuy nhiên, hiện nay ít sử dụng nhiệt kế thủy ngân vì không an toàn.
Thủy ngân độc, nếu nhiệt kế bị vỡ sẽ gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe, đặc
biệt là trong trường hợp trẻ nuốt phải. Ngoài ra, cũng không nên sử dụng loại
nhiệt kế điện tử dán trán vì không chính xác. Nhiệt kế điện tử đo tai cũng
thường không chính xác cho trẻ dưới 3 tháng tuổi [21].
1.7.2. Cách đo nhiệt độ
Có thể đo nhiệt độ của trẻ tại nách (đa số), miệng, hậu môn, tai, trán/thái
dương (điện tử dùng tia hồng ngoại)
- Với trẻ sơ sinh, nên sử dụng nhiệt kế điện tử để kẹp vào nách.
- Với trẻ 3 tháng đến 5 tuổi, có thể lấy nhiệt độ tại nách hoặc tai.
- Trẻ lớn hơn thì có thể lấy ở nách là chủ yếu.
13
Thông thường, nếu trẻ có nhiệt độ hậu môn là 36.5- 37.5
0
C là bình
thường. Nếu nhiệt độ hậu môn từ 38
0
C trở lên tức là trẻ sốt. Trong đó, nhiệt
độ hậu môn bằng nhiệt độ nách +0.5 và bằng nhiệt độ tai +0.3.
1.7.2.1. Đo nhiệt độ ở nách
- Lau khô vùng nách
- Vảy mạnh nhiệt kế sao cho mức thủy ngân ở dưới 35
0
C.
- Đặt bầu thủy ngân vào giữa vùng hõm nách. Đọc kết quả sau 5 phút.
1.7.2.2. Đo nhiệt độ ở miệng
- Không ăn uống ít nhất 10 phút trước khi cặp nhiệt độ.
- Kiểm tra mức thủy ngân dưới vạch 35

0
C.
- Đặt bầu thủy ngân ở dưới lưỡi – với trẻ nhỏ ở góc má, ngậm miệng lại
nhẹ nhàng (tránh cắn phải nhiệt kế). Với trẻ lớn, khi trẻ có răng hạn chế cặp theo
phương pháp này vì trẻ dễ cắn vỡ nhiệt kế. Đọc kết quả sau 5 phút.
1.7.2.3. Đo nhiệt độ tại hậu môn
- Cặp nhiệt độ được đặt vào ống trực tràng (thường có loại nhiệt kế
riêng). Đây là nhiệt độ phản ánh trung thực nhiệt độ cơ thể nhất. Nên thực
hiện cần cẩn thận vì nếu thô bạo có thể làm tổn thương hậu môn ở trẻ nhỏ.
- Đọc kết quả sau 5 phút. Nhiệt độ đo được bằng hoặc trên 38
0
C được
xem là sốt.
1.8. Cách xử trí khi trẻ bị sốt.
Khi nghi ngờ trẻ bị sốt, chúng ta cần cặp nhiệt độ cho trẻ rồi 10 phút sau lại
kiểm tra lại xem nhiệt độ đó có thay đổi không, nếu trẻ sốt cần hạ nhiệt độ ngay.
Có rất nhiều biện pháp hạ sốt đã được áp dụng rộng rãi tùy theo từng
người bệnh và loại bệnh.
1.8.1. Với trẻ sốt cao:
Khi trẻ sốt cao cần được nằm ở buồng bệnh thoáng mát. Cần nới rộng
quần áo để thoát nhiệt và sử dụng các biện pháp hạ nhiệt sau:
- Biện pháp hạ nhiệt vật lý: dùng khăn tẩm nước ấm để đắp lên trán, da.
Lau người hoặc tắm nước ấm (nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 2-
3
0
C). Sau 5 phút một lần lại cặp lại nhiệt độ và thôi lau người cho đến khi thân
nhiệt hạ xuống còn 38
0
C. Không được dùng nước lạnh, nước đá để lau mình vì
làm như vậy làm cho mạch máu co lại, ngăn cản hiện tượng tỏa nhiệt và sẽ

14
khiến thân nhiệt gia tăng [21]. Ngoài ra, cần chú ý không được pha rượu (gây
ngộ độc) hay thoa chanh (gây tổn thương da) khi lau mát cho trẻ [17], [21].
- Biện pháp dùng thuốc: các thuốc aspirin, ibuprofen và acetaminophen
cùng hàng chục dẫn xuất của chúng thường được sử dụng để hạ thân nhiệt.
Các thuốc an thần cũng được sử dụng, đặc biệt là với trẻ em, ngoài tác dụng
hạ sốt còn đề phòng co giật. Glucocorticoid cũng có tác dụng hạ nhiệt nhưng
ít được sử dụng vì có nhiều tác dụng phụ.
Xử trí bằng thuốc hạ sốt trong các trường hợp:
- Khi trẻ sốt từ 38.5
0
C trở lên kèm theo khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ.
- Sốt từ 38
0
C trở lên có tiền sử bệnh lý tim/phổi, tiền sử co giật…
Khi sử dụng thuốc hạ sốt cần lưu ý, có thể dùng paracetamol hoặc
acetaminophen: 10-15mg/kg cân nặng, uống khi cần mỗi 4-6 giờ. Không cho
trẻ uống Aspirin khi có triệu chứng thủy đậu hay cúm, vì có thể gây ra hội
chứng Reye [17], [21-22].
Tiến hành lau mát ngay khi sốt kèm theo co giật, sốt trên 40
0
C, không
đáp ứng với thuốc hạ nhiệt. Phương pháp này không dùng thường quy vì trẻ
dễ run, dễ khiến trẻ khó chịu, mất nhiệt.
15
Nuôi dưỡng khi trẻ sốt
- Cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn bình thường theo nhu cầu của
trẻ, khi trẻ sốt hay cho trẻ ăn từng bữa nhỏ, cho trẻ ăn làm nhiều lần. Hãy cho
trẻ ăn những món mà trẻ thích. Hãy cho trẻ uống thêm nước hoa quả tươi như
lê, táo, cam, dưa hấu [21].

- Hãy khuyến khích trẻ uống nước càng nhiều càng tốt (không dùng nước
ngọt), bằng cách cho uống những lượng nước nhỏ, theo khoảng cách đều đặn [21].
- Tái khám sau 2 ngày nếu còn sốt, tái khám ngay khi trẻ có dấu hiệu
nặng (cần đi bệnh viện).
1.8.2. Khi trẻ sốt nhẹ
Khi trẻ sốt nhẹ, 37.5- 38.5
0
C thì chưa cần dùng thuốc hạ sốt mà chỉ cần cởi
bớt quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ đang bú mẹ cho bú nhiều hơn. Khi
trẻ sốt trên 38.5
0
C cần cởi bớt quần áo, cho trẻ mặc quần áo lót mỏng, mềm,
thoáng, rộng, cho uống thuốc hạ nhiệt hoặc đặt thuốc ở hậu môn [17].
Ngoài ra cần dùng khăn thấm nước ấm lau 2 hõm nách, 2 bẹn của trẻ
hoặc lau người cũng góp phần làm hạ nhiệt độ của trẻ, chú ý không dùng
nước đá hoặc chườm đá cho trẻ sẽ gây cho trẻ phản ứng không tốt.
1.9. Tác hại của thuốc hạ sốt [4]
Tác hại của nhóm thuốc hạ sốt hay sử dụng như aspirin, ibuprofen,
paracetamol thuộc nhóm hạ sốt, chống viêm, giảm đau không steroid. Tác hại
của thuốc chủ yếu là do ức chế tổng hợp PG. Thuốc có các tác hại chính sau:
- Tác hại lên hệ tiêu hóa: do đặc điểm cơ chế tác dụng của nhóm thuốc
hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid làm mất đi khả năng bảo vệ niêm
mạc dạ dày của PG, đặc biệt là PG E2 có tác dụng làm tăng chất nhầy và có
thể kích thích phân bào để thường xuyên thay thế các tế bào niêm mạc bị phá
hủy, tạo điều kiện cho HCl của dịch vị gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày,
cụ thể gây loét dạ dày- ruột. Vì vậy, không được dùng thuốc cho những người
có tiền sử loét dạ dày và phải uống thuốc sau bữa ăn.
- Gây xuất huyết: Làm kéo dài thời gian chảy máu do ức chế ngưng kết
tiểu cầu. Đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp người bệnh bị sốt xuất huyết,
sử dụng Aspirin hạ sốt có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, nội tạng…

16
- Gây hại cho gan, thận: Với thận, PG có vai trò quan trọng trong tuần
hoàn thận. Ức chế tổng hợp PG gây hoại tử gan và sau là viêm thận kẽ mãn
tính, giảm chức phận cầu thận. Thuốc hạ sốt nhóm không steroid chuyển hóa
qua gan và thải trừ qua thận, nên nếu sử dụng kéo dài và trên những người
giảm chức năng gan, thận sẽ gây hại cho gan, thận.
Ngoài các tác dụng không mong muốn chính nêu trên còn có thể gặp các
tác dụng không mong muốn khác như:
Mọi thuốc chống viêm không steroid đều có khả năng gây cơn hen giả.
Với aspirin, nếu dùng lâu có thể gây “hội chứng salicyle”: buồn nôn, ù tai,
điếc, nhức đầu, lú lẫn. Gây các phản ứng dị ứng như nổi mề đay, phù, hen,
phù Quicke. Ở trẻ nhỏ, nếu ngộ độc aspirin có thể gây nhiễm kiềm hô hấp
( làm thở nhanh và sâu), từ đó dẫn đến hậu quả nhiễm toan chuyển hóa.
Trong 3 loại thuốc hạ sốt hay được sử dụng hiện nay bao gồm aspirin,
ibuprofen và paracetamol thì paracetamol là loại thuốc hay được sử dụng
nhiều nhất vì thuốc ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên chúng ta nên chú trọng sử
dụng các biện pháp hạ sốt vật lý trước khi sử dụng các loại thuốc hạ sốt cho
trẻ. Khi sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ cần tuân thủ tuyệt đối thời điểm dùng
thuốc, thời gian giữa 2 lần dùng thuốc và liều lượng thuốc phù hợp với cân
nặng của trẻ.
1.10. Biến chứng của sốt
Khi trẻ sốt, có thể gặp các biến chứng sau[2], [5- 6]:
- Sốt cao gây co giật
- Gây mất nước, điện giải
- Gây rối loạn hô hấp, giai đoạn đầu gây thở nhanh
- Gây gầy sút cân do tăng chuyển hóa, giảm hấp thu, kém ăn và rối loạn
tiêu hóa. Nguy cơ chậm phát triển thể chất nếu trẻ sốt kéo dài .
Tóm lại: Sốt là một triệu chứng mang tính khách quan của nhiều bệnh
lý và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ở trong cơ thể và ngoài môi trường. Cơ
chế của sốt rất phức tạp trong đó giữ vị trí quan trọng là thần kinh- thể dịch.

Sốt cũng là phản ứng bảo vệ. Dựa vào những đặc điểm của sốt có thể hướng
17
tới chẩn đoán bệnh (căn nguyên). Nhưng sốt cao sẽ gây nhiều rối loạn và biến
chứng phức tạp, do đó trong điều trị cần phải hạ sốt kịp thời khi cần thiết.
1.11. Các nghiên cứu về sốt và chăm sóc trẻ khi sốt
Sốt ở trẻ là vấn đề được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm.
Trên thế giới đã có một số tác giả tiến hành nghiên cứu về kiến thức, thái độ,
thực hành của bà mẹ về chăm sóc trẻ sốt nhằm hạn chế biến chứng của sốt ở
trẻ và bổ sung kiến thức, cách xử trí sốt cho các bà mẹ: Năm 1998, tác giả
người Italy – Nannini S [23] đã tiến hành nghiên cứu với đề tài “ Kiến thức,
thái độ và cách xử trí sốt của bà mẹ có con dưới độ tuổi đi học”, đề tài này
cũng đã được tác giả Elena Chiappini [24] tiến hành nghiên cứu vào năm
2011.Tác giả Vefik Arica [25] tiến hành nghiên cứu kiến thức, thái độ và cách
xử trí của bà mẹ về sốt ở trẻ tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011…Theo nghiên cứu của
các tác giả, hầu hết các bà mẹ có kiến thức và cách xử trí đúng cho trẻ khi sốt.
Trong nghiên cứu của tác giả Vefik Arica tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy 99.2% bà
mẹ có thái độ quan tâm đến vấn đề sốt ở trẻ, cho rằng sốt ở trẻ là vấn đề nguy
hiểm đến tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ không nhỏ các bà mẹ
sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ không theo chỉ định của bác sỹ, chưa thực hiện
các biện pháp hạ nhiệt vật lý cho trẻ.
Ở Việt Nam, những năm gần đây có một số tác giả tiến hành nghiên cứu về
chăm sóc trẻ sốt của người nuôi dưỡng trẻ. Năm 2008, Phạm Thị Tuyết, Đinh
Thị Thu Hường [26] đã tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thái độ, thực hành về
chăm sóc trẻ sốt ở bà mẹ có con dưới 6 tuổi” tại Hải Phòng. Kết quả của tác giả
cho thấy kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc trẻ khi sốt còn thấp. Hơn 60% bà
mẹ không biết về biến chứng của sốt ở trẻ. Hầu hết các bà mẹ có thái độ quan
tâm đến vấn đề sốt của trẻ. Tỷ lệ các bà mẹ sử dụng nhiệt kế để phát hiện trẻ sốt
còn rất thấp là 12.1% và các bà mẹ chủ yếu chườm mát cho trẻ, một tỷ lệ nhỏ
các bà mẹ cởi bớt quần áo cho trẻ khi sốt. Năm 2010, Đặng Thị Hà và Đoàn Thị
Vân [27] tiến hành nghiên cứu về kiến thức, thái độ và kĩ năng của bà mẹ có trẻ

bị sốt cao đến khám và điều trị tại bệnh viện Phúc Yên. Theo kết quả nghiên cứu
18
của tác giả, tỷ lệ các bà mẹ có kiến thức đúng về sốt rất thấp chiếm 36.8%. Các
bà mẹ có cách xử trí sốt đúng cho trẻ chiếm tỷ lệ thấp 34.9%. Đặc biệt tác giả chỉ
ra rằng chỉ có 35.8% các bà mẹ có thái độ đúng về chăm sóc và xử trí sốt cho trẻ.
Năm 2013, tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung Ương, Hồ Thị Bích,
Doãn Thúy Quỳnh cũng đã thực hiện một đề tài tương tự. Kết quả nghiên cứu
của tác giả Hồ Thị Bích, Doãn Thúy Quỳnh cho thấy gần ¾ bà mẹ hiểu sai khái
niệm về sốt, gần 70% bà mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt không theo đơn bác sỹ và
không quan tâm đến nhiệt độ sốt ở trẻ. Vẫn có bà mẹ chườm đá để hạ sốt cho trẻ.
Qua nghiên cứu, tác giả chỉ ra gần 80% các bà mẹ có hành vi chăm sóc khi trẻ
sốt sai…[28].
Nhìn chung vấn đề sốt ở trẻ đặc biệt là cách xử trí và chăm sóc trẻ sốt
của người nuôi dưỡng trẻ được các tác giả quan tâm và tiến hành nghiên cứu.
Qua đó có những biện pháp can thiệp kịp thời để hạn chế biến chứng sốt ở trẻ
và nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ khi sốt tốt hơn.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu là các bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị sốt đến khám
và điều trị tại bệnh viện Nhi Trung Ương từ ngày 1/9/2012 - 31/12/2012.
Tiêu chuẩn chọn lựa
- Mẹ của trẻ bị sốt đến khám và điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung Ương.
- Mẹ trẻ có thể nghe, hiểu, nói được bằng tiếng Kinh và không có bất
thường về ngôn ngữ cũng như ý thức.
19
- Mẹ trẻ đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang.

2.2.2. Phương pháp chọn mẫu
- Chọn mẫu thuận tiện.
- Chọn ngẫu nhiên các bà mẹ có con < 5 tuổi đến khám và điều trị tại
bệnh viện Nhi Trung Ương, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chọn lựa.
2.2.3. Phương pháp đánh giá
Các biến số nghiên cứu:
2.2.3.1 Đặc điểm về trẻ:
- Tuổi
- Giới
2.2.3.2 Đặc điểm về mẹ:
- Tuổi
- Nghề nghiệp
- Trình độ học vấn (TĐHV)
- Địa dư
2.2.3.3. Kiến thức của bà mẹ về vấn đề sốt:
- Khái niệm về sốt:
Đúng khi bà mẹ trả lời nhiệt độ đo ở nách của trẻ ≥ 37.5
0
C

- Dấu hiệu nhận biết trẻ sốt: + Trẻ nóng
+ Trẻ khát nước
+ Trẻ quấy khóc
+ Các dấu hiệu khác
- Biến chứng của sốt: + Sốt cao gây co giật
+ Sốt gây mất nước, rối loạn điện giải
+ Sốt gây rối loạn hô hấp (gây thở nhanh)
+ Sốt kéo dài có thể dẫn đến sụt cân, suy kiệt
20
- Cách dùng thuốc hạ sốt:

+ Dùng thuốc khi nào: Đúng khi nhiệt độ trẻ ≥ 38.5
0
C
+ Tác hại của thuốc hạ sốt: + Gây hại cho hệ tiêu hóa
+ Gây hại cho gan
+ Gây hại cho thận
+ Tác hại khác
+ Thời gian giữa hai lần dùng thuốc hạ sốt: từ 4-6 giờ
+ Loại thuốc hạ sốt hay dùng cho trẻ
2.2.3.4. Thái độ của bà mẹ về sốt:
- Sốt ở trẻ có là vấn đề nguy hiểm, cần quan tâm không?
- Cách tìm hiểu kiến thức về vấn đề sốt và nguồn thông tin tìm hiểu
2.2.3.5. Thực hành của bà mẹ về vấn đề sốt ở trẻ:
- Cách phát hiện trẻ sốt : + Bằng nhiệt kế
+ Bằng tay
+ Áp má
- Vị trí cặp nhiệt độ
- Các biện pháp hạ sốt ban đầu cho trẻ
- Nuôi dưỡng khi trẻ sốt
2.2.3.6. Mối liên quan giữa TĐHV với kiến thức, thực hành về chăm sóc trẻ
sốt của bà mẹ.
- Mối liên quan giữa TĐHV với kiến thức của bà mẹ về khái niệm sốt, về biến
chứng của sốt, cách sử dụng thuốc hạ sốt…
- Mối liên quan giữa TĐHV với thực hành về cách phát hiện trẻ sốt, biện pháp
hạ sốt ban đầu cho trẻ, cách nuôi dưỡng trẻ khi sốt.
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu
- Thiết lập bộ câu hỏi phỏng vấn có cấu trúc theo mẫu chuyên biệt phù
hợp với mục tiêu nghiên cứu.
- Nguồn thu thập số liệu: Phỏng vấn trực tiếp từ mẹ của bệnh nhân.
2.2.5 Phương pháp xử lí số liệu

21
Số liệu được nhập vào phần mềm SPSS 16.0 và được xử lý theo phương
pháp thống kê toán học thông thường.
2.3. Đạo đức trong nghiên cứu
Đối với điều tra viên:
- Nghiên cứu kỹ bộ câu hỏi, cách điều tra, thu thập số liệu (cả về
phương pháp phỏng vấn, ghi chép cẩn thận, cách tiếp cận trẻ và
mẹ trẻ, tạo không khí thoải mái để đối tượng có điều kiện trả lời).
- Không thực hiện phỏng vấn khi trẻ đang quấy khóc để dễ tiếp cận
được với đối tượng nghiên cứu và thu được thông tin đầy đủ,
chính xác hơn.
Đối với đối tượng được phỏng vấn:
- Được giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc điều tra, phỏng vấn
để đối tượng hiểu rõ và chấp nhận hợp tác.
- Tạo điều kiện tốt nhất để đối tượng hiểu rõ câu hỏi và trả lời trung
thực, rõ ràng.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 200 bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị sốt đến khám và điều trị
tại Bệnh viện Nhi Trung Ương từ ngày 1/ 9/2012 đến ngày 31/12/2012, chúng
tôi thu được kết quả sau:
3.1. Thông tin về đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm của trẻ trong nhóm nghiên cứu
22
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm về giới của nhóm trẻ trong nghiên cứu
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm về tuổi của nhóm trẻ trong nghiên cứu
Nhận xét : Trong số 200 trẻ bị sốt, đến khám và điều trị thì:
- Tỷ lệ trẻ nam: trẻ nữ là 1.6: 1
- 83.5% số trẻ bị sốt nằm trong độ tuổi < 24 tháng.
- 46.5% trẻ có độ tuổi dưới 6 tháng.

3.1.2. Đặc điểm của bà mẹ trong nhóm nghiên cứu
Bảng 3.1 : Đặc điểm của bà mẹ trong nhóm nghiên cứu
Thông tin về mẹ n Tỉ lệ %
Tuổi mẹ ( năm ) ≤ 22 21 10.5
23 – 35 166 83.0
23
≥ 36 13 6.5
Tuổi trung bình (
X
± SD ) 28.7±4.7
Địa dư Nông thôn 112 56.0
Thành phố 88 44.0
Trình độ học vấn ≤ THCS 72 36.0
THPT và trung cấp 74 37.0
≥ Cao đẳng 54 27.0
Nghề nghiệp Nông nghiệp 65 32.5
Công nhân 33 16.5
Buôn bán 11 5.5
CNVC 65 32.5
Nội trợ 18 9.0
Nghề khác 12 6.0
Nhận xét :
- Tuổi trung bình là 28.7 ± 4.7. Độ tuổi từ 23-35 tuổi chiếm tỷ lệ
cao nhất (83%).
- Tỉ lệ bà mẹ sống tại nông thôn là 56%, thành phố là 44%.
- Hơn 70% bà mẹ có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống.
- Hơn 50% bà mẹ làm nông nghiệp, công nhân và nghề tự do.
- 32.5% các bà mẹ là cán bộ CNVC.
3.2. Kiến thức, thái độ và cách xử trí sốt của bà mẹ.
3.2.1 Kiến thức của bà mẹ về vấn đề sốt ở trẻ

Bảng 3.2 : Kiến thức của bà mẹ về sốt
Khái niệm về sốt n Tỉ lệ %
Đúng 50 25
Sai 150 75
Nhận xét : Tỉ lệ các bà mẹ có kiến thức chưa đúng về sốt ở trẻ cao gấp 3 lần
số bà mẹ có kiến thức đúng.
Bảng 3.3: Kiến thức của bà mẹ về dấu hiệu sốt ở trẻ
Dấu hiệu khi trẻ sốt n Tỉ lệ %
Trẻ nóng 175 87.5
Trẻ khát nước 6 3.0
Trẻ quấy khóc 157 78.5
24
Khác 114 57.0
*khác : mặt đỏ, môi đỏ, đau đầu .
Nhận xét :
- Dấu hiệu trẻ nóng, trẻ quấy khóc là 2 dấu hiệu dễ nhận thấy ở các
bà mẹ, gặp với tỷ lệ cao.
- Gần 60% trẻ khi sốt có dấu hiệu: mặt đỏ, môi đỏ, đau đầu …
25
Bảng 3.4: Kiến thức của bà mẹ về biến chứng của sốt ở trẻ
Biến chứng của sốt n Tỉ lệ %
Gây co giật 183 91.5
Gây mất nước 11 5.5
Gây sút cân 1 0.5
Gây rối loạn hô hấp (thở nhanh) 5 2.5
Gây ảnh hưởng não 7 3.5
Không biết 13 6.5
Nhận xét :
- 91.5% các bà mẹ biết co giật là biến chứng của sốt ở trẻ.
- 6.5% số bà mẹ trả lời không biết về biến chứng xảy ra khi trẻ sốt.

Bảng 3.5: Kiến thức của bà mẹ về sử dụng thuốc hạ sốt ở trẻ
Sử dụng thuốc hạ sốt n Tỷ lệ %
Dùng ngay thuốc hạ

sốt khi trẻ sốt cao
Có 93 46.5
Không 107 53.5
Tác hại của thuốc hạ

sốt
Gây độc cho gan 20 10.0
Gây độc cho thận 4 2.0
Gây hại cho hệ tiêu hóa 75 37.5
Không biết 116 58.0
Thời gian giữa 2 lần
dùng thuốc hạ sốt
(4-6 tiếng)
Đúng 163 81.5
Sai 8 4.0
Không biết 29 14.5
Nhận xét :
- 46.5% các bà mẹ cho trẻ uống ngay thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao.
- Khoảng 40% các bà mẹ biết tác hại của thuốc hạ sốt, trong đó
37.5% các bà mẹ biết rằng thuốc hạ sốt có hại cho hệ tiêu hóa.
- 81.5% các bà mẹ biết thời gian giữa 2 lần dùng thuốc hạ sốt là 4-6
giờ. Gần 20% các bà mẹ chưa có kiến thức đúng về thời gian giữa
2 lần dùng thuốc hạ sốt.
Bảng 3.6: Kiến thức của bà mẹ về loại thuốc hạ sốt hay dùng cho trẻ
Loại thuốc hạ sốt hay dùng cho trẻ n Tỷ lệ %
Paracetamol 117 58.5

Ibuprofen 0 0

×