1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng chiếm một ví trí quan trọng đối với sức khỏe con người,
đặc biệt là ở trẻ em dưới 5 tuổi . Cùng với sự phát triển của khoa học, ngành
dinh dưỡng học hiện đại ngày càng được coi trọng và đã chứng minh được vai
trò to lớn của dinh dưỡng trong việc phòng và điều trị bệnh đặc biệt ở phụ nữ
và trẻ em. Dinh dưỡng là yếu tố quyết định cho sự phát triển khỏe mạnh của
một thế hệ. Dinh dưỡng không hợp lý là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tình
trạng suy dinh dưỡng.
Hiện nay, suy dinh dưỡng vẫn là một trong các vấn đề sức khỏe
cộng đồng luôn được các quốc gia quan tâm. Theo số liệu thống kê năm
2013 có161 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi, 99 triệu trẻ em
SDD nhẹ cân .
Tại Việt Nam theo số liệu thống kê năm 2014 của Viện Dinh dưỡng cho
thấy trong số khoảng 7,68 triệu trẻ dưới 5 tuổi thì số trẻ suy dinh dưỡng thể
nhẹ cân hiện có gần 1,2 triệu trẻ (14,5%) và suy dinh dưỡng thấp còi vào
khoảng trên 2 triệu trẻ (24,9%) và suy dinh dưỡng thể gầy còm (6,7%) .
Viện Dinh dưỡng là một trong những cơ quan đầu ngành phụ trách việc
chăm sóc sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt
Nam. Sự ra đời khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em được xây dựng trên cơ
sở của trung tâm tư vấn phục hồi và kiểm soát béo phì. Mỗi năm đón tiếp một
số lượng lớn trẻ em đến khám và tư vấn dinh dưỡng. Các đối tượng là trẻ em
thường được gia đình đưa đến khám tại đây là những trẻ chậm lên cân, biếng
ăn, SDD thấp còi, trẻ ra mồ hôi trộm, táo bón… với các nguyên nhân bệnh
thường gặp là còi xương, đe dọa SDD, rối loạn tiêu hóa, gầy còm, thừa cân
béo phì… Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá tình trạng dinh dưỡng
và một số yếu tố liên quan của trẻ tại đây. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên
2
cứu “Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em đến
khám tại khoa khám Tư vấn dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng năm 2014”
nhằm khảo sát thực trạng và từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện tình trạng
dinh dưỡng của trẻ trong thời gian tới.
Mục tiêu nghiên cứu:
1.
Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của các trẻ từ 0 – 5 tuổi đến khám tại
khoa khám Tư vấn dinh dưỡng – Viện Dinh Dưỡng năm 2014.
2.
Mô tả kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ của các bà mẹ và một số yếu
tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em từ 0 – 5 tuổi đến khám tại
khoa khám Tư vấn dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng năm 2014.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi
1.1.1. Khái niệm tình trạng dinh dưỡng
Là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và hóa sinh, phản ánh
mức đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Tình trạng dinh dưỡng là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố
như: tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập thấp, điều kiện vệ
sinh môi trường, công tác chăm sóc trẻ em, gánh nặng công việc lao động
của bà mẹ…
Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào
và tình trạng sức khỏe. Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt (thiếu
hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề sức khỏe hoặc dinh dưỡng hoặc
cả hai .
1.1.2. Khái niệm suy dinh dưỡng
Là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh
dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác
nhau, nhưng ít nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận
động của trẻ .
1.1.3. Phân loại suy dinh dưỡng trẻ em
Theo WHO 2006, SDD trong cộng đồng được chia thành 3 thể: SDD
nhẹ cân, SDD thấp còi và SDD gày còm . Theo khuyến nghị của WHO, các
chỉ tiêu thường dùng để đánh giá TTDD là cân nặng theo tuổi (CN/T), chiều
cao theo tuổi (CC/T), cân nặng theo chiều cao (CN/CC). Thiếu dinh dưỡng
được ghi nhận khi các chỉ tiêu nói trên thấp hơn hai độ lệch chuẩn (< -2SD)
so với chuẩn tăng trưởng của WHO 2005 . Đây là cách phân loại đơn giản cho
phép đánh giá nhanh các mức độ SDD và có thể áp dụng rộng rãi trong cộng
đồng .
4
Chỉ số Z- Score (điểm –Z) được tính theo công thức :
Z- Score =
Kích thước đo được – số trung bình của chuẩn tăng trưởng
Độ lệch chuẩn của chuẩn tăng trưởng
Khi CN/T Z-score < - 2SD : SDD thể nhẹ cân
Khi CC/T Z-score < - 2SD : SDD thể thấp còi
Khi CN/CC Z-score < - 2SD: SDD thể gầy còm
Bảng 1.1. TTDD của trẻ được đánh giá theo chuẩn tăng trưởng WHO
2006 với 3 chỉ số theo Z-Score
Tình trạng SDD
Cân nặng/tuổi
Chiều cao/tuổi
Cân nặng/chiều cao
Chỉ số Z – Score
Phân loại
< - 3SD
SDD mức độ nặng
< - 2SD
SDD mức độ vừa
Từ - 2SD đến + 2SD
Bình thường
< - 3SD
SDD mức độ nặng
< - 2SD
SDD mức độ vừa
Từ - 2SD đến + 2SD
Bình thường
< - 3SD
SDD mức độ nặng
< - 2SD
SDD mức độ vừa
Từ - 2SD đến + 2SD
Bình thường
> +2SD
Thừa cân
> + 3SD
Béo phì
Bảng 1.2. Các giá trị ngưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của chỉ số
nhân trắc dinh dưỡng trẻ em
Chỉ tiêu
SDD thể nhẹ cân
SDD thể thấp còi
SDD thể gầy còm
Mức độ thiếu dinh dưỡng (%)
Thấp
Trung bình
Cao
Rất cao
< 10
10 – 19
20 – 29
> 30
< 20
20 – 29
30 – 39
> 40
<5
5–9
10 – 14
> 15
5
1.1.4. Nguyên nhân suy dinh dưỡng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến SDD. Nguyên nhân trực tiếp là thiếu
ăn cả về số lượng, chất lượng và mắc các bệnh nhiễm khuẩn . Nguyên nhân
tiềm tàng của SDD là do sự bất cập trong dịch vụ chăm sóc bà mẹ trẻ em, vấn
đề nước sạch, vấn đề vệ sinh môi trường và tình trạng nhà ở không đảm bảo,
mất vệ sinh. Nguyên nhân cơ bản của SDD là tình trạng đói nghèo, lạc hậu bao
gồm sự mất bình đẳng về kinh tế .
Thiếu ăn hay nói rộng hơn là đói nghèo, là một trong những nguyên
nhân trực tiếp của SDD. Tỷ lệ đói nghèo ở khu vực vùng núi cao hơn rất nhiều
so với khu vực thành thị, vả về đói nghèo kinh tế nói chung và đói nghèo lương
thực thực phẩm nói riêng. Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2013 cho thấy tỷ
lệ đói nghèo chung cho cả nước là 7,6%. Nghiên cứu ở một số dân tộc thiểu số
miền núi phía Bắc cho thấy mức thu nhập kinh tế hộ gia đình càng tăng thì tỷ lệ
SDD ở trẻ em càng giảm . Đói nghèo và SDD chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
văn hóa xã hội, trình độ học vấn, đặc biệt là số con trong gia đình. Nghiên cứu
của Nguyễn Ngọc Diệp và cộng sự tại khu vực miền núi phía Bắc cho thấy trẻ
em ở những gia đình mà người mẹ có từ 3 con trở lên có nguy cơ SDD cao gấp
2,15 lần , tác giả Hoàng Khải Lập và cộng sự nghiên cứu ở trẻ em dân tộc Tày,
Nùng cũng cho kết quả tương tự .
Suy dinh dưỡng và nhiễm trùng luôn là vòng luẩn quẩn. Nhiễm trùng
làm tăng nguy cơ SDD đồng thời SDD làm giảm miễn dịch của cơ thể qua đó
làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn vì vậy làm tăng quá trình nhiễm trùng.
Những trẻ được nuôi dưỡng kém sẽ có nguy cơ viêm phổi cao hơn rõ rệt so
với những trẻ được nuôi dưỡng tốt, nếu những trẻ đó mắc viêm phổi thì nguy
cơ tử vong cũng rất cao. Nghiên cứu của Kaushik và cộng sự tại Meerut, Ấn
Độ đã đưa ra mối liên hệ giữa nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (NKHHCT) và
SDD của trẻ: 42,25% trẻ mắc NKHHCT trong 2 tuần trước khi điều tra chủ
6
yếu là ho và cảm lạnh, viêm phổi chỉ có 19,5%. Trong những trường hợp
viêm phổi nặng và rất nặng có tới 57,5% trẻ thiếu protein năng lượng. Trẻ
SDD mắc NKHHCT nhiều hơn trẻ không SDD (52,2% và 28,8%, p < 0,001) .
Khi nghiên cứu về tử vong ở trẻ SDD của các nước đang phát triển, các tác
giả Amy L.R và cộng sự nhận thấy có mối liên quan giữa SDD và bệnh tật
nhất là bệnh tiêu chảy và NKHHCT. Trẻ bị SDD khi bị tiêu chảy tình trạng
bệnh sẽ nặng hơn, nguy cơ tử vong cao hơn. Trẻ SDD khi mắc NKHHCT
nguy cơ tử vong tăng gấp 2 - 3 lần .
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng là một nguyên nhân quan trọng
gây ra SDD, thiếu máu ở trẻ em. Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước
về mối liên quan giữa SDD và bệnh ký sinh trùng đường ruột. Nghiên cứu của
Hadju và cộng sự ở vùng dân nghèo thành phố của Indonesia cho thấy có mối
liên quan giữa nhiễm ký sinh trùng đường ruột với sự phát triển chiều cao của
trẻ. Nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng (1999–2001) cho thấy tẩy giun định kỳ
6 tháng/lần có tác dụng cải thiện TTDD và thiếu máu ở trẻ em .
Vấn đề về thực phẩm, sử dụng sữa mẹ, chăm sóc trẻ khi bị bệnh, tập
quán nuôi dưỡng trẻ…cũng ảnh hưởng tới TTDD của trẻ. Sữa mẹ đóng vai trò
vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt sữa mẹ làm giảm
khả năng mắc bệnh của trẻ, nhất là các bệnh NKHHCT và tiêu chảy. Đối với
trẻ em ở lứa tuổi ăn bổ sung thành phần dinh dưỡng, cách chế biến và chăm
sóc trẻ có ảnh hưởng rất nhiều đến TTDD của trẻ.
Phạm Văn Hoan và cộng sự (1997 – 2000) khi nghiên cứu khu vực
nông thôn miền núi phía Bắc cho thấy các yếu tố: kinh tế gia đình nghèo,
thiếu ăn, bố mẹ là người dân tộc thiểu số, tình trạng thiếu năng lượng
trường diễn của mẹ, thời điểm ăn bổ sung trước 4 tháng có liên quan đến
TTDD của trẻ .
7
Một nghiên cứu tại Hà Nội của Lê Thị Hợp cho thấy các yếu tố như cai
sữa trước 12 tháng, ăn bổ sung sớm, chất lượng bữa ăn bổ sung kém, mắc
bệnh tiêu chảy, NKHHCT trong 2 tuần qua là các yếu tố liên quan đến SDD
trẻ em .
Người ta thường cho rằng những vùng ăn chủ yếu các loại ngũ cốc, củ
thường hay dẫn đến thiếu protein, nhưng nhiều nghiên cứu gần đây lại cho
thấy khẩu phần ăn của trẻ thiếu năng lượng trầm trọng, ngay cả khi mức thiếu
protein mới ở mức đe doạ .
Sữa mẹ và thức ăn bổ sung đóng vai trò quan trọng đối với thời gian bị
SDD và thể loại SDD , , . Các quan niệm dinh dưỡng sai lầm của người mẹ
hoặc gia đình trong vấn đề chăm sóc thai sản, nuôi con bằng sữa mẹ và thức
ăn bổ sung là những nguyên nhân quan trọng, trực tiếp làm cho trẻ dễ bị
SDD. Trẻ không được bú sữa mẹ, hoặc bú chai nhưng số lượng sữa không đủ,
dụng cụ bú sữa không đảm bảo vệ sinh đều có thể dẫn đến SDD. Khi cho ăn
bổ sung muộn, như ở một số nước châu Phi, các trường hợp SDD nặng
thường xảy ra vào năm thứ 2 . Cho ăn bổ sung quá sớm, hoặc cho trẻ ăn thức
ăn đặc quá muộn, số lượng không đủ và năng lượng, protein trong khẩu phần
ăn thấp cũng dễ dẫn tới SDD.
8
1.1.5. Hậu quả của suy dinh dưỡng
Trẻ bị SDD dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, diễn biến thường nặng và
dẫn đến tử vong.
1.1.5.1. SDD và tình trạng bệnh tật tử vong
Hậu quả của SDD thể nặng không còn là vấn đề bàn cãi nữa, nhưng đối
với thể vừa và thể nhẹ cân các hậu quả cũng không kém phần quan trọng. Qua
phân tích 6,3 triệu trường hợp tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong năm 2013 trên
thế giới có đến 45% trường hợp tử vong liên quan đến SDD (2,8 triệu) .
Trên những trẻ bị SDD thường kèm theo tình trạng thiếu các chất vi
chất cần thiết như vitamin A, sắt, kẽm làm giảm sức chống đỡ các bệnh nhiễm
trùng. Người ta ước tính khoảng 50 - 60% trẻ dưới 5 tuổi tử vong do nguyên
nhân tiểm ẩn là SDD. Trong đó 50 - 70% gánh nặng bệnh tật của tiêu chảy,
sởi, sốt rét, nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em toàn thế giới là do sự góp mặt
của SDD .
1.1.5.2. SDD với phát triển hành vi trí tuệ
Có thể thấy mối liên quan giữa thiếu dinh dưỡng và kém phát triển trí
tuệ hành vi qua những cơ chế sau:
- Do thiếu nhiều chất dinh dưỡng cùng lúc, trong đó có các chất dinh
dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí tuệ như iôt, sắt...
- Trẻ em thiếu dinh dưỡng thường lờ đờ, chậm chạp, ít năng động nên ít
tiếp thu được qua giao tiếp với cộng đồng và người chăm sóc trẻ.
- Các thử nghiệm về ăn bổ sung tỏ ra có hiệu quả với các chỉ số phát
triển trí tuệ.
Với sự hiểu biết hiện nay, người ta thấy SDD trong bào thai và trong
những năm đầu của cuộc đời có ảnh hưởng xấu đến phát triển trí tuệ ít nhất là
suốt cả thời niên thiếu .
9
1.1.5.3. SDD và sức khỏe lúc trưởng thành
Những trẻ thấp bé sẽ trở thành những người trưởng thành có tầm vóc
nhỏ bé, năng lực sản xuất kém. Gần đây người ta thấy sự liên quan giữa SDD
trước đó và thừa dinh dưỡng về sau và đó là sự kết hợp đặc biệt nguy hiểm.
Người ta nhận thấy các bệnh mạn tính không lây đang trội lên ở các nước đang
phát triển có khi còn mạnh hơn ở các nước phát triển trước đây, đặc biệt ở các
nước đang phát triển nhanh. Đối với SDD thể thấp còi, người ta cũng nhận thấy
có mối liên quan giữa thấp còi và thừa cân ở trẻ em. Ở các nước nghèo, số
đông trẻ em bị thấp còi và thiếu cân nhưng khi thu nhập tăng lên, điều kiện
sống thay đổi chúng dễ dàng trở nên béo phì mà chúng ta đều biết phòng chống
béo phì ở trẻ em khó khăn không kém phòng chống SDD, thiếu cân.
1.1.6. Phương pháp đánh giá TTDD trẻ em
Hiện nay có bốn phương pháp chính được dùng để đánh giá TTDD của
trẻ em :
Điều tra khẩu phần và tập quán ăn uống;
Các chỉ tiêu nhân trắc;
Thăm khám thực thể để phát hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh tật có
liên quan đến ăn uống;
Các xét nghiệm hóa sinh.
Phương pháp nhân trắc học:
Các chỉ số nhân trắc được sử dụng phổ biến để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng của cá thể và của một cộng đồng. Các chỉ số cân nặng, chiều cao hoặc
BMI theo tuổi thường được so sánh với chuẩn tăng trưởng của Tổ chức Y tế
thế giới 2006.
Ở trẻ em, người ta thường dùng chỉ tiêu cân nặng theo tuổi để xác định
tình trạng SDD nhẹ cân, chiều cao theo tuổi để xác định tình trạng SDD thấp còi
và cân nặng theo chiều cao để xác định tình trạng SDD gầy còm. Cân nặng theo
10
tuổi còn dùng để sàng lọc tình trạng thừa cân, còn để chẩn đoán thừa cân/béo phì
phải dựa vào cân nặng theo chiều cao và bề dày lớp mỡ dưới da.
Cân nặng theo tuổi (CN/T):
Chỉ số này thường được dùng để đánh giá tình trạng SDD nhẹ cân
nhưng không cho biết cụ thể đó là loại SDD vừa mới xảy ra hay đã tích lũy từ
lâu. Vì việc theo dõi cân nặng tương đối đơn giản hơn chiều cao ở cộng đồng
nên tỷ lệ thiếu cân vẫn được xem như tỷ lệ chung của thiếu dinh dưỡng .
Thiếu cân được định nghĩa cân nặng theo tuổi dưới -2 độ lệch chuẩn so với
chuẩn tăng trưởng WHO năm 2005. Chỉ số này cho biết tình trạng thiếu hụt
một trong các dưỡng chất thiết yếu hoặc thiếu hụt năng lượng khẩu phần một
cách tương đối hay tuyệt đối . Chỉ tiêu này dễ thu thập và hay dùng nhất trong
sử dụng biểu đồ tăng trưởng.
Chiều cao theo tuổi (CC/T):
Chỉ số này đã được WHO khuyến cáo sử dụng để phát hiện trẻ SDD
thấp còi kết hợp với cân nặng theo chiều cao. Chiều cao theo tuổi thấp phản
ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc trong quá khứ làm cho đứa trẻ bị
thấp còi và làm gia tăng khả năng mắc bệnh. Tỷ lệ thấp còi cao nhất là từ 2
đến 3 tuổi . Tỷ lệ hiện mắc SDD thể thấp còi phổ biến hơn tỷ lệ hiện mắc
SDD nhẹ cân ở mọi nơi trên thế giới vì có những trẻ bị thấp còi trong giai
đoạn sớm của cuộc đời có thể đạt được cân nặng bình thường sau đó nhưng
vẫn có chiều cao thấp .
Cân nặng theo chiều cao (CN/CC):
Khi chỉ số này dưới -2 độ lệch chuẩn so với quần thể tham khảo được
định nghĩa là gầy còm, hay SDD cấp tính. Cân nặng theo chiều cao thấp cho
thấy sự thiếu nguồn thực phẩm xảy ra trong khoảng thời gian gần đây làm cân
nặng của trẻ giảm nhanh.
11
Các chỉ số nhân trắc còn được TCYTTG sử dụng để đánh giá mức độ
trở thành vấn đề sức khỏe có ý nghĩa cộng đồng khi dựa vào tỷ lệ thiếu cân,
thấp còi và gầy còm của trẻ em trong cộng đồng ấy.
1.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi trên Thế
giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình trạng dinh dưỡng dưới 5 tuổi trên Thế giới
Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây
nhưng tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi hiện vẫn là một vấn đề
có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng rất phổ biến tại các quốc gia đang phát triển
trong đó có Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng tỷ lệ trẻ em tử
vong trên toàn thế giới do nguyên nhân suy dinh dưỡng chiếm 54% và tình
trạng thiếu cân là nguyên nhân gây ra hơn 1/3 tổng số ca tử vong của trẻ em
dưới 5 tuổi . Hiện nay, 195 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị ảnh hưởng bởi tình trạng
suy dinh dưỡng và 90% trong số đó sống tại các tiểu vùng khu vực Sahara,
châu Phi và Nam Á. Theo số liệu thống kê, ít nhất 20 triệu trẻ em có tình
trạng suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng và 175 triệu trẻ khác bị suy dinh
dưỡng .
Theo báo cáo của Liên hiệp Quốc năm 2008 về việc thực hiện các mục
tiêu thiên niên kỷ và báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc (UNICEF) năm
2006 về tiến triển tình hình dinh dưỡng trẻ em cho thấy: trong khoảng 16 năm
(1990 - 2006) tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân toàn thế giới đã giảm được 7%
(từ 33% xuống còn 26%), nhưng trong khoảng 146 trẻ em hiện tại đang bị SDD
thì có tới 106 triệu (73%) sống ở các nước đang phát triển và hơn một nửa số đó
sống ở 3 nước: Bangladesh (48%), Ấn Độ (47%), Pakixtan (38%) .
Trong một báo cáo của mình, UNICEF đã chỉ ra rằng chỉ có hai khu
vực đang trên đà đạt được mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ về giảm tỷ lệ suy
12
dinh dưỡng là khu vực châu Mỹ La Tinh và khu vực Đông Á với tỷ lệ trẻ nhẹ
cân trung bình của các khu vực lần lượt là 7% và 15% .
Đối với khu vực Đông Nam Á không có khả năng đạt được mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ bao gồm: Lào (40%), Campuchia (36%), Myanmar
(32%) và Đông Timor (46%). Các nước đã đạt được tiến bộ trong giảm suy
dinh dưỡng Indonesia (28%), Philippines (28%) và Việt Nam (21%). Còn lại
những nước có tốc độ giảm SDD rõ rệt, tỷ lệ SDD được kiểm soát tốt ở mức độ
thấp bao gồm các nước Singapore (3%), Malaysia (8%) và Thái Lan (9%) .
1.2.2. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam
Việt Nam có tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu vi chất trẻ em xếp vào loại
cao nhất thế giới. Mặc dù đã đạt được một số thành công nhưng suy dinh
dưỡng trẻ em vẫn là mối quan tâm lớn về xã hội và kinh tế cụ thể: Việt Nam
là một trong 36 nước chiếm 90% tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi trên toàn
thế giới trong đó tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi chiếm 1/3 tổng số trẻ Việt
Nam đặc biệt là ở khu vực nông thôn và các dân tộc thiểu số .
Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng vào thập kỷ 80 tỷ lệ SDD rất
cao trên 50%. Năm 1995 là 44,9% đến năm 2000 SDD thể nhẹ cân là 33,8% và
SDD thể thấp còi 36,5%, năm 2005 tỷ lệ SDD nhẹ cân 25,5% và 29,6% SDD
thể thấp. Năm 2010 tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em cả nước là 17,5% trong đó
SDD vừa (độ I) là 15,4%, SDD nặng (độ II) là 1,8% và SDD rất nặng (độ III)
là 0,3%. 20 tỉnh, thành có mức SDD trẻ em trên 20%. Đến năm 2010 cả nước
còn gần 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng nhẹ cân, khoảng 2,1 triệu
trẻ SDD thấp còi và 520 000 trẻ SDD thể gầy còm. Phân bố SDD không đồng
đều ở các vùng sinh thái khác nhau , .
Theo UNICEFF Việt Nam là nước giảm tỷ lệ SDD hàng năm đứng thứ
ba trong khu vực sau Malayxia và Trung Quốc. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở Việt
Nam đã giảm đáng kể trong vòng hai thập kỷ qua từ 51,2% năm 1985 xuống
13
còn 25,2% năm 2005. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực như Trung
Quốc (8%), Malayxia (11%) hay Mông Cổ (13%), thì tỷ lệ suy dinh dưỡng của
nước ta còn khá cao. Đồng thời, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các vùng miền khác
nhau cũng có sự khác biệt lớn, như thành phố Hồ Chí Minh là 10% trong khi
tỉnh Đắc Nông, khu vực Tây Nguyên có tới 35% trẻ bị suy dinh dưỡng . Việt
Nam vẫn là một trong 20 nước có tỷ lệ SDD cao nhất trên thế giới .
Bảng 1.3. Tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi tại Việt Nam 2004 – 2014 .
Năm
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Phân
Thể nhẹ cân
Thể thấp còi
Thể gầy còm
(Tỷ lệ %)
(Tỷ lệ %)
(Tỷ lệ %)
26,6
30,7
7,7
25,5
29,6
6,9
23,4
31,9
7,2
21,2
33,9
7,1
19,9
31,6
7,0
18,9
31,9
6,9
17,5
29,3
7,1
16,8
27,5
6,6
17,2
26,7
6,7
15,3
25,9
6,6
14,5
24,9
6,8
bố SDD ở Việt Nam không đồng đều giữa các khu vực. Điều tra
theo dõi tỷ lệ SDD trẻ em các tỉnh năm 2014 của Viện Dinh dưỡng cho thấy
có sự khác nhau về tỷ lệ SDD trẻ em ở các vùng sinh thái trên cả nước. Trong
đó tỷ lệ SDD khu vực miền núi luôn cao hơn ở đồng bằng, tại nông thôn cao
hơn thành thị, những vùng hay bị hạn hán, lũ lụt có tỷ lệ SDD cao hơn những
vùng khác . Trong khi tại một số tỉnh đồng bằng tỷ lệ SDD đã giảm xuống mức
thấp như ở thành phố Hà Nội là 7,0% cho thể nhẹ cân và 15,5% cho thể thấp còi,
tương ứng ở thành phố Hồ Chí Minh là 4,1% và 6,7% còn ở nhiều tỉnh khu vực
miền núi tỷ lệ các thể SDD vẫn ở mức cao như: Kon Tum là 26,1% và 40,8%,
Gia Lai là 24,8% và 35,5% và Đắc Nông là 23,6% và 34,2% .
14
1.2.2.3. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại phòng khám Tư vấn
dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng
- Khoa khám Tư vấn dinh dưỡng hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì
tại Viện Dinh dưỡng đã thành lập được 13 năm do các giáo sư, tiến sĩ và bác
sĩ chuyên ngành dinh dưỡng, nhi khoa, nội khoa uy tín, nhiều kinh nghiệm
đảm nhiệm. Khoa thực hiện dịch vụ khám, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ gồm:
khám lâm sàng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, hướng dẫn thực hành dinh
dưỡng cho trẻ đến khám. Hiện nay, khoa khám có 09 phòng khám. Mỗi phòng
khám có 01 bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng, nhi khoa trực tiếp khám và tư
vấn. Theo báo cáo trong mỗi năm trung tâm đã đón tiếp khoảng 55 ngàn lượt
đối tượng tới khám, tư vấn và thực hành dinh dưỡng. Các đối tượng là trẻ em
thường được gia đình đưa đến khám tại đây là những trẻ chậm lên cân, biếng
ăn, SDD thấp còi, trẻ ra mồ hôi trộm, táo bón…với các nguyên nhân bệnh
thường gặp là còi xương, đe dọa SDD, rối loạn tiêu hóa, gầy còm, thừa cân
béo phì…So với những năm trước tỷ lệ trẻ SDD đến khám cũng đã giảm đi.
Năm 2010 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 26,0%, tỷ lệ SDD thể gầy còm 13,5% đến
năm 2013 tỷ lệ SDD thể nhẹ cân 17,8%, tỷ lệ SDD thể gầy còm là 7,4% .
Bảng 1.4. Tỷ lệ SDD trẻ em đến khám
tại phòng khám từ năm 2010- 2013
Thể nhẹ cân
Thể thấp còi
Thể gầy còm
(%)
(%)
(%)
2010
26,0
18,3
13,5
2012
17,5
27,2
9,6
2013
17,8
27,7
7,4
Năm
1.3. Một số yếu tố liên quan đến TTDD trẻ em
15
1.3.1. Chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ khi có thai và cho con bú
Khi mang thai dinh dưỡng, thói quen dinh dưỡng tốt sẽ cung cấp đầy
đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thời kì mang thai, cho sự phát triển và
lớn lên của thai nhi .
Các yếu tố nguy cơ dẫn dến cân nặng sơ sinh (CNSS) của trẻ thấp trước
tiên là tình trạng chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ trước và trong khi có thai.
TTDD kém, chế độ ăn uống không cân đối, không đủ năng lượng và các chất
dinh dưỡng cần thiết cho bà mẹ khi mang thai có thể dẫn đến SDD bào thai và
gây ra những hậu quả cho đứa trẻ về sau .
Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn, thiếu vi chất dinh dưỡng ở
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Năm 1999, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở
phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 32,8%. Điều này có thể làm tăng các rủi ro về
thai sản, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh, SDD bào thai và thiếu sữa .
Việc theo dõi tình trạng thai nhi và chăm sóc bà mẹ khi mang thai như
số lần khám thai, thời điểm khám thai, số cân nặng tăng khi mang thai, bổ
sung viên sắt và tiêm phòng uốn ván trong quá trình mang thai có ảnh hưởng
lớn đến tình trạng SDD của trẻ. Đây là chiến lược phòng chống SDD sớm khi
trẻ còn nằm trong bụng mẹ nhằm làm giảm nguy cơ trẻ bị SDD và tạo điều
kiện cho trẻ tăng trưởng và phát triển tốt .
Những bà mẹ trong khi mang thai lao động nặng nhọc, không được
nghỉ ngơi đầy đủ cũng là những yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng sơ sinh.
1.3.2. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Theo khuyến cáo của WHO sau khi sinh đứa trẻ cần được cho bú mẹ
càng sớm càng tốt thậm chí ngay trong 1 giờ đầu sau sinh và bú mẹ hoàn toàn
cho tới tận 6 tháng , vì bú sớm có lợi ích cho cả mẹ và con:
- Bú sớm giúp trẻ tận dụng được sữa non là loại sữa tốt, hoàn hảo về
dinh dưỡng và các chất sinh học thích ứng với cơ thể non nớt của trẻ.
16
- Bú sớm sẽ kích thích sữa mẹ tiết sớm hơn và nhiều hơn qua cung
phản xạ prolactin.
- Bú sớm cũng giúp cho sự co hồi tử cung tốt hơn ngay sau đẻ, hạn chế
mất máu.
- Bú sớm ngay sau đẻ tạo sự bền chặt tình cảm mẹ con trong suốt cuộc
đời sau này , , .
- Số lần bú: Trẻ càng bú nhiều thì sữa mẹ càng được bài tiết nhiều, số
lần bú phụ thuộc theo nhu cầu của trẻ, hãy để trẻ bú theo nhu cầu của trẻ, bú
bất cứ lúc nào trẻ muốn, kể cả ban đêm.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không cho ăn thêm thức ăn
gì khác kể cả nước uống vì bản thân người mẹ có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu
dinh dưỡng mà trẻ cần, mọi thức ăn thêm khác trong giai đoạn này đều có thể
mang đến cho trẻ các rủi ro về sức khỏe , , .
- Thời gian cai sữa: Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Không
nên cai sữa trước 12 tháng, nên cho trẻ bú mẹ kéo dài từ 18 đến 24 tháng.
- Việc không cho trẻ bú, ngừng cho con bú sớm, không cho con bú khi
bị bệnh hoặc ăn bổ sung sớm từ tháng thứ hai làm tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở
trẻ dưới 2 tuổi [37].
- Ở Việt Nam tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn chung cho cả nước là 30,9% [35],
theo một nghiên cứu của Phạm Lê Tuấn thì tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn
trong 4 tháng đầu ở các xã thuộc ngoại thành Hà Nội còn thấp 37,5 % [32].
1.3.3. Thực hành cho trẻ ăn bổ sung.
Ăn bổ sung (ABS) hay còn gọi là ăn sam, ăn thêm ở miền Bắc hay ăn
dặm ở miền Nam . Theo khuyến cáo của WHO cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu tiên của cuộc đời . Trẻ cần được ABS đúng độ tuổi (khi trẻ
tròn 6 tháng tuổi) .
Kết quả nghiên cứu của WHO tại 9 nước đang phát triển chỉ ra rằng sữa
mẹ chỉ có xu hướng thỏa mãn nhu cầu của trẻ trong vòng 6 tháng đầu . Do
17
vậy để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng lên của trẻ về thể chất đến một giai
đoạn nhất định trẻ cần được ăn thêm các thức ăn khác ngoài sữa mẹ để đảm
bảo nhu cầu .
Theo WHO và UNICEF: ABS là quá trình nuôi trẻ, tập cho trẻ thích
ứng với sự chuyển đổi chế độ ăn từ một khẩu phần hoàn toàn dựa vào sữa mẹ
(hay chế độ sữa đơn thuần với bà mẹ mất sữa) sang chế độ ăn sử dụng đều
đặn các thực phẩm sẵn có trong bữa ăn gia đình , , . Còn Viện Dinh dưỡng cho
rằng ABS là cho trẻ ăn các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ như: bột, cháo,
cơm, rau, hoa quả, sữa đậu nành, sữa bò….
Các thực phẩm sử dụng với mục đích bổ sung sữa mẹ để thỏa mãn nhu
cầu dinh dưỡng của trẻ gọi là thực phẩm bổ sung. Các thực phẩm này được
xếp vào 8 nhóm chính:
+ Nhóm 1: Lương thực (gạo, ngô, khoai, sắn...), đây là nguồn cung cấp
glucid/chất bột, đường cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể.
+ Nhóm 2: Nhóm hạt các loại: đậu, đỗ, lạc, vừng...
+ Nhóm 3: Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa.
+ Nhóm 4: Nhóm thịt và các loại cá, hải sản.
+ Nhóm 5: Nhóm trứng các loại và các sản phẩm của trứng.
Các sản phẩm từ nhóm 2-5 cung cấp đạm/protein.
+ Nhóm 6: Nhóm củ, quả có màu vàng, màu cam, màu đỏ như: cà rốt,
bí ngô, gấc, cà chua...hoặc rau tươi có màu xanh thẫm.
+ Nhóm 7: Nhóm rau, củ, quả khác như: su hào, củ cải...
Các thực phẩm nhóm 6 và 7 cung cấp vitamin, chất khoáng và chất.
+ Nhóm 8: Nhóm dầu, mỡ các loại, là nguồn cung cấp lipid/chất béo
- Số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn hợp
khẩu vị của trẻ.
Số lượng bữa ăn và lượng thức ăn tăng dần theo tuổi, đảm bảo thức ăn
hợp khẩu vị của trẻ.
18
Số bữa ăn cần bổ sung trong ngày :
+ Trẻ 6 tháng: 1 bữa bột + bú mẹ
+ Trẻ 7 – 8 tháng: bú mẹ + 2 bữa bột (2/3 bát mỗi bữa) và quả nghiền
+ Trẻ 9- 11 tháng: bú mẹ + 3 bữa bột hoặc cháo (3/4 bát mỗi bữa) + 2
bữa phụ (hoa quả, sữa chua, nước hoa quả).
+ Trẻ 12- 23 tháng: bú mẹ + 3 bữa cháo (1 bát mỗi bữa) + 2 bữa phụ.
+ Trẻ từ 24 tháng: 3 bữa cơm (1- 1,5 bát mỗi bữa) + 2 bữa phụ
Việc cho trẻ ăn bổ sung quá sớm cũng có thể góp phần gây nên tình
trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Trong nghiên cứu vè tình trạng suy dinh dưỡng
hiện mắc và một số yếu tố liên quan ở trẻ từ 6 đến 59 tháng tuổi ở Nam
Ethiopia chỉ ra rằng những trẻ ăn bổ sung sớm trước 6 tháng tuổi có nguy cơ
bị suy dinh dưỡng cao gấp 3,3 lần só với trẻ bắt đầu ăn bổ sung từ tháng 6 trở
đi (OR = 3,3, 95% CI = 1,3 – 4,4) .
1.3.4. Một số yếu tố khác
- Giới: một nghiên cứu ở Bangladesh năm 2009 báo cáo rằng tỷ lệ suy
dinh dưỡng ở trẻ nữ cao hơn trẻ nam . Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng
tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nữ tại khu vực Nam Á thấp hơn trẻ nam . Khi
nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại Nairobi Kenya
các tác giả cũng cho biết tỷ lệ còi cọc ở trẻ nam cao hơn trẻ nữ. Kết quả này
tương đồng với kết quả điều tra dân số và sức khỏe vùng cận Shahara châu
Phi với 10 quốc gia thuộc vùng này có có số trẻ nam dưới 5 tuổi nhiều khả
năng cao bị suy dinh dưỡng hơn trẻ nữ ,.
- Điều kiện kinh tế gia đình, tình trạng thiếu ăn, tình trạng văn hóa của
cha mẹ ảnh hưởng đến TTDD của trẻ. Tác giả Mandefro Asfaw và các cộng
sự trong một nghiên cứu về tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ ở Ethiopia cho
19
thấy rằng: những trẻ em mà cha mù chữ có nguy cơ thiếu cân cao gấp 6,7 lần
so với những trẻ mà cha biết chữ (OR = 6,7, 95% CI = 1,8 – 62,2) .
- Vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau khi sinh còn yếu,
tỷ lệ nạo hút thai cao, một số bệnh máu, bệnh mạn tính của bà mẹ có ảnh
hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng đứa con sau này.
- Môi trường sống, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, hố xí không
đạt tiêu chuẩn cao, tập quán sử dụng phân tươi để tưới rau gây ô nhiễm môi
trường tăng tỷ lệ mắc bệnh giun sán. Một nghiên cứu đánh giá các yếu tố liên
quan đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi tại phía bắc Ethiopia chỉ ra rằng:
những trẻ em mà nguồn nước của gia đình không an toàn thì có khả năng bị
suy dinh dưỡng cao gấp 3 lần so với những trẻ em mà gia đình sử dụng nguồn
nước đảm bảo (OR = 3,04, 95% CI = 1,01 – 9,17) .
- Các bệnh được xếp hàng đầu thường gặp là ỉa chảy và nhiễm khuẩn
hô hấp cấp. Trong 1 năm số lần mắc bệnh tiêu chảy trung bình của trẻ em là
2,2 lần, bệnh viêm phổi là 1,6 lần [7].
Khi trẻ bị bệnh cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng,
cảm giác thèm ăn giảm, tiêu hóa và hấp thu thức ăn kém, khả năng cung cấp
dinh dưỡng giảm, các chất dinh dưỡng không còn đủ đáp ứng nhu cầu của cơ
thể, do đó bệnh tật trở thành nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD ở trẻ em.
Nhiễm khuẩn dễ dẫn đến SDD do rối loạn tiêu hóa và ngược lại, SDD
dễ dẫn đến nhiễm khuẩn do sức đề kháng giảm. Do đó tỷ lệ SDD thường
cao trong các mùa mà các bệnh lưu hành ở mức cao (tiêu chảy, nhiễm
khuẩn hô hấp cấp...).
Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ các bệnh nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng
và tử vong ở trẻ em cao hơn ở các nước phát triển. SDD cũng thường đi kèm
theo các bệnh: thiếu vitamin A, thiếu các vi chất dinh dưỡng như vitamin
20
nhóm B, axit folic, sắt, i-ốt, kẽm [8]...
Rối loạn tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống. Trẻ đi ỉa tóe
nước > 3 lần/ngày được coi là tiêu chảy.Trẻ được chuẩn đoán là táo bón khi đi
ngoài phân cứng, khô, khoảng các 2 lần đại tiện quá xa nhau. Kết quả từ một
nghiên cứu tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em tại Ethiopia cho thấy trẻ bị tiêu
chảy trong hai tuần tước khi thu thập dữ liệu có nguy cơ thiếu cân cao hơn 3,9
lần so với trẻ không mắc tiêu chảy (OR = 3,9, 95%CI = 2,2- 6,8) .
Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính: chuẩn đoán theo 2 loại
Ho và cảm lạnh: trẻ sốt, ho, chảy nước mũi, nhịp thở bình thường.
21
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: nghiên cứu được tiến hành tại khoa khám Tư vấn dinh
dưỡng trẻ em - Viện Dinh dưỡng.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 10/2014 đến tháng 12/2015
2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Trẻ em dưới 5 tuổi đến khám tư vấn dinh dưỡng tại Viện Dinh dưỡng.
- Bà mẹ của các trẻ.
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Trẻ: không bị mắc các bệnh bẩm sinh
- Bà mẹ/người chăm sóc trẻ: không bị tâm thần, rối loạn trí nhớ và có
thái độ hợp tác.
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh
- Bà mẹ bị tâm thần, rối loạn trí nhớ và không hợp tác
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang
2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Đối với trẻ:
Cỡ mẫu: dùng công thức ước lượng 1 tỷ lệ để tính cỡ mẫu
n = z2(1-a/2)
p(1- p)
e2
22
Trong đó:
n: Cỡ mẫu
Z1-α/2: là giá trị tương ứng của hệ số giới hạn tin cậy đòi hỏi, với độ tin
cậy là 95% thì Z = 1,96.
p = 0,3 là tỷ lệ SDD theo số liệu báo cáo của phòng khám năm 2013
(27,7%) [44].
e : là sai số cho phép lựa chọn 5% (0,05)
Cỡ mẫu tính được là 322.
Cách chọn mẫu
Trên thực tế, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu trên 325 trẻ dưới 5
tuổi đến khám tại khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện Dinh dưỡng.
Chọn trẻ có đủ tiêu chuẩn trên đến khi đủ số lượng thì thôi.
2.4. Các biến số, chỉ số nghiên cứu
2.4.1. Các biến số, chỉ số
- Các biến số, chỉ só về tình trạng dinh dưỡng trẻ
+ Chỉ số nhân trắc: cân nặng, chiều cao
+ Tỷ lệ SDD theo 3 thể: nhẹ cân, thấp còi, gầy còm.
- Các biến số, chỉ số về yếu tố liên quan SDD của trẻ
+ Đặc điểm chung của trẻ: Giới: nam/ nữ; nhóm tuổi: 0- 11 tháng, 1223 tháng, 24- 35 tháng, 36- 47 tháng, 48- 59 tháng; cân nặng sơ sinh: <
2500g, > 2500g.
+ Đặc điểm chung của bà mẹ: Trình độ học vấn: cấp 1, cấp 2, cấp 3,
trung cấp, cao đẳng/đại học, sau đại học; nghề nghiệp: chủ cơ sở sản xuất
kinh doanh, công nhân/nông dân, cán bộ viên chức, lao động không trả lương;
tuổi của mẹ: < 35, > 35.
23
+ Đặc điểm chung hộ gia đình: số con trong gia đình: < 2, >2; kinh tế
hộ gia đình: không đủ, đủ, tương đối dư dả
+ Kiến thức, thực hành về chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ:
• Tình trạng cho trẻ bú sữa mẹ: thời gian cho trẻ bú lần đầu sau khi
sinh: trước 1 giờ đầu, sau 1 giờ đầu; thời gian trung bình trẻ được bú mẹ; thời
gian cai sữa: trước 12 tháng, từ 12- 18 tháng và sau 18 tháng.
• Cho trẻ ăn bổ sung: Thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung: < 6 tháng,
> 6 tháng; số bữa ăn trung bình bổ sung trong 1 ngày của trẻ.
• Chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ bị bệnh: cho trẻ bú, ăn, uống khi bị
bệnh, tiêu chảy.
• Điều trị cho trẻ bị tiêu chảy: cho trẻ uống ORS, điều trị tại cơ sở Y tế,
để trẻ tự khỏi.
2.4.2. Định nghĩa các biến số
- Trẻ bú sớm sau sinh: trẻ bú trong vòng giờ đầu sau sinh
- Ăn bổ sung đúng: trẻ bắt đầu ăn bổ sung khi tròn 6 tháng tuổi hay 180
ngày .
- Thời gian cho con bú mẹ đúng: bà mẹ cho con bú ít nhất từ 12 tháng
trở lên .
- Thu thập thông tin kinh tế gia đình: dựa vào ý kiến chủ quan của bà
mẹ tham gia phỏng vấn.
- Cân nặng sơ sinh thấp: trẻ sơ sinh nhẹ cân khi có cân nặng tại lúc sinh
dưới 2500g .
2.4.3. Phương pháp thu thập các biến số
- Xác định tuổi của trẻ: xác định tuổi trẻ em theo hướng dẫn của Viện
Dinh dưỡng, dựa trên khuyến cáo của WHO năm 2005 .
+ Tính tuổi theo tháng:
Kể từ khi mới sinh tới trước ngày tròn một tháng (từ 1 đến 29 ngày hay
còn gọi là tháng thứ nhất) được coi là 0 tháng tuổi.
24
Kể từ ngày tròn 1 tháng đến trước ngày tròn 2 tháng (tức 30 ngày đến
59 ngày, tháng thứ 2) được coi là 1 tháng tuổi.
Tương tự, kể từ ngày tròn 11 tháng đến trước ngày tròn 12 tháng (tức là
tháng 12) được coi là 11 tháng tuổi.
Trường hợp mẹ không nhớ ngày sinh thì việc tính tháng tuổi được tiến
hành như trên nhưng bớt đi một tháng. Dùng lịch âm dương để quy đổi nếu
người mẹ không nhớ ngày sinh dương lịch.
+ Tính tuổi theo năm:
Từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày (tức là năm thứ nhất) được gọi là 0
tuổi hay dưới 1 tuổi.
Kể từ ngày tròn 1 năm tuổi đến trước 1 năm 11 tháng 29 ngày (tức là
năm thứ hai) được gọi là 1 tuổi hay dưới 2 tuổi.
Như vậy theo quy ước
0 tuổi tức là năm thứ nhất: gồm các tháng tuổi từ 0 đến 11.
1 tuổi tức là năm thứ hai: gồm các tháng tuổi từ 12 đến 23.
2 tuổi tức là năm thứ ba: gồm các tháng tuổi từ 24 đến 35.
3 tuổi tức là năm thứ tư: gồm các tháng tuổi từ 36 đến 47.
4 tuổi tức là năm thứ năm: gồm các tháng tuổi từ 48 đến 59.
- Kỹ thuật cân trẻ:
- Dụng cụ cân:
+ Sử dụng cân SECA lòng máng với độ chính xác 0,01 kg được tính
theo đơn vị gram để cân trẻ dưới 2 tuổi.
+ Sử dụng cân điện tử SECA với độ chính xác 0,01kg cân trẻ lớn hơn 2 tuổi
- Vị trí đặt cân: nơi bằng phẳng chắc chắn, thuận tiện để đối tượng bước
lên xuống cân.
- Chỉnh cân: chỉnh cân về số 0 trước khi cân và kiểm tra độ chính xác
của cân sau 10 lượt cân.
25
- Thao tác cân:
+ Chỉnh số 0 hoặc vị trí thăng bằng sau mỗi lần cân.
+ Trẻ mặc quần áo tối thiểu, bỏ dày dép, mũ nón và các vật nặng khác
trên người.
+ Trẻ đứng giữa cân, đọc kết quả ở thời điểm trẻ đứng yên không cử động.
+ Người cân trẻ ngồi đối diện chính giữa mặt cân, khi cân thăng bằng
đọc kết quả theo đơn vị kg với một số thập phân.
Đo chiều cao đứng: áp dụng cho trẻ lớn hơn 24 tháng tuổi
- Dụng cụ: sử dụng thước gỗ 3 mảnh của UNICEF với độ chính xác 0,1cm.
- Vị trí đặt thước: để thước đo theo chiều thẳng đứng, vuông góc với
mặt đất nằm ngang.
- Thao tác đo: cần 2 người, một người đo chính xác và một người trợ giúp
+ Bỏ tất cả giầy dép, mũ… của trẻ,
+ Để trẻ đứng quay lưng vào thước đo, 2 chân sát vào nhau đảm bảo
các điểm chạm: gót chân, bụng chân, mông, vai và chẩm theo một đường
thẳng áp sát thước đo, mắt nhìn thẳng 2 tay buông thõng 2 bên.
+ Một người giữ đầu trẻ sao cho mắt trẻ hướng thẳng ra phía trước.
+ Người thứ 2 giữ thẳng 2 đầu gối trẻ, cho 2 gót chân chạm nhau, tay
kia đẩy êke di động áp sát đỉnh đầu, vuông góc với mặt thước.
+ Đọc kết quả theo đơn vị là cm với 1 chữ số thập phân.
Đo chiều dài nằm: áp dụng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
- Dụng cụ: sử dụng thước gỗ 2 mảnh của UNICEF với độ chính xác 0,1 cm
- Vị trí đặt thước: đặt thước trên mặt phẳng nằm ngang (trên mặt bàn
hoặc dưới sàn).
- Kỹ thuật đo: cần 2 người, một người đo chính và một người trợ giúp
+ Bỏ tất cả dày dép, mũ... của trẻ;