B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
DNG TH HU
TìNH TRạNG DINH DƯỡNG Và MộT Số YếU Tố
LIÊN QUAN ở TRẻ EM DƯớI 5 TUổI DÂN TộC TàY
HUYệN BắC SƠN TỉNH LạNG SƠN NĂM 2012
KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA 2007 2013
H NI 2013
B GIO DC V O TO B Y T
TRNG I HC Y H NI
DNG TH HU
TìNH TRạNG DINH DƯỡNG Và MộT Số YếU Tố
LIÊN QUAN ở TRẻ EM DƯớI 5 TUổI DÂN TộC TàY
HUYệN BắC SƠN TỉNH LạNG SƠN NĂM 2012
KHểA LUN TT NGHIP BC S Y KHOA
KHểA 2007 2013
NGI HNG DN:
PGS.TS. NGUYN PHNG HOA
H NI 2013
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo Bộ môn Y học gia
đình cùng toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Y Hà Nội, các thầy cô
Phòng Đào tạo và Thư viện đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong thời
gian học tập và thực hiện khóa luận.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn
Phương Hoa – Phó Trưởng Bộ môn Y học gia đình– người đã trực tiếp hướng
dẫn và chỉ bảo em tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận.
Để thực hiện khóa luận này, em không thể không nhắc đến và biết ơn
sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú thuộc Trung tâm Y tế huyện Bắc Sơn
và Trạm y tế các xã Bắc Sơn, Long Đống, Hữu Vinh giúp đỡ em trong quá
trình thu thập số liệu tại thực địa.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cha mẹ và toàn thể anh chị
em, bạn bè, những người đã ở bên cạnh động viên, chia sẻ khó khăn và giúp đỡ
trong suốt quá trình em học tập cũng như hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm
2013
Sinh viên
Dương Thị Huế
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Phòng Đào tạo Trường Đại học Y Hà Nội.
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp.
Bộ môn Y học gia đình Trường Đại học Y Hà Nội.
Tôi xin cam đoan về tính chân thực của bản khóa luận tốt nghiệp
này. Các số liệu, kết quả trong bản khóa luận là của chính bản thân thực
hiện. Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.
TS. Nguyễn Phương Hoa mà không phải sao chép từ bất cứ công trình
nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2013
Sinh viên
Dương Thị Huế
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CN/CC : Cân nặng theo chiều cao
CN/T : Cân nặng theo tuổi
CC/T : Chiều cao theo tuổi
CSSKBD : Chăm sóc sức khỏe ban đầu
H/A : Chiều cao theo tuổi
NCHS : Trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia (Mỹ)
SDD : Suy dinh dưỡng
TTDD
:
Tình trạng dinh dưỡng
UNICEF : Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc
VDD : Viện dinh dưỡng
WHO : Tổ chức Y tế thế giới
W/H : Cân nặng theo chiều cao
W/A : Cân nặng theo tuổi
MỤC LỤC
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhu cầu dinh dưỡng là một trong những nhu cầu cơ bản của sự sống,
hàng ngày mỗi người đều cần đến các chất dinh dưỡng thiết yếu khác nhau. Do
vậy, dinh dưỡng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển
trong suốt cuộc đời của con người, đặc biệt đối với trẻ em là cơ thể đang lớn và
phát triển [3], [10].
Do những đòi hỏi phát triển nhanh của cơ thể, ăn uống cần thỏa mãn nhu
cầu dinh dưỡng cao, nhưng với một cơ thể còn rất non nớt nên thường nảy sinh
những vấn đề do ăn uống làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ [13]. Đặc biệt, ở
một số khu vực có điều kiện kinh tế-xã hội chưa phát triển, tình trạng thiếu
lương thực, thực phẩm còn diễn ra phổ biến, hoàn cảnh môi trường sống kém,
các bà mẹ còn thiếu kiến thức nuôi con sẽ là những yếu tố tác động trực tiếp tới
tình trạng dinh dưỡng (TTDD) trong đó trẻ em là đối tượng đầu tiên chịu tác
động [10], [13], [36]. Suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ dưới 5 tuổi không chỉ ảnh
hưởng đến sự phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tinh thần, trí
tuệ và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội. Do vậy, việc đảm bảo cung cấp đầy đủ
dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn này là vấn đề hết sức quan trọng [10], [13].
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (2002), hiện có khoảng
150 triệu trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 26,7% số trẻ này trên thế giới) bị SDD thể
nhẹ cân, 182 triệu trẻ bị SDD thể còi. Trên 2/3 trẻ bị SDD trên thế giới tập trung
ở Châu Á (đặc biệt là Nam Á) và 25,6% nằm ở Châu Phi [31], [33], [35].
Ở Việt Nam, theo công bố của Viện Dinh dưỡng (VDD), năm 2011 tỷ lệ
SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể nhẹ cân là 16,8%; thể thấp còi là 27,5% và thể gầy
còm là 6,6% trung bình cho toàn quốc. Theo xếp loại của WHO đã ở mức trung
bình. Tuy vậy, ở một số vùng như Tây Nguyên, Bắc Trung bộ và Tây Bắc tỷ lệ
SDD vẫn ở mức cao [29].
9
10
Trẻ em miền núi, vùng dân tộc ít người chịu nhiều thiệt thòi trong chăm
sóc dinh dưỡng cũng như chăm sóc sức khỏe (CSSK) và khả năng tiếp cận các
dịch vụ CSSK. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thuấn cho thấy tỷ lệ SDD trẻ em
dưới 5 tuổi dân tộc Tày của 3 thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm tương ứng là
23,3%; 30,1% và 11,2% [20].
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, thuộc khu vực Đông Bắc Việt
Nam là nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Trong đó, dân tộc Tày là 1 dân
tộc chiếm tỷ lệ cao. Sau 20 năm thực hiện triển khai Kế hoạch hành động dinh
dưỡng Quốc gia và chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng, tình trạng SDD ở tỉnh
Lạng Sơn đã được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi nói chung
toàn tỉnh (cân nặng/tuổi) từ 29,8% (năm 2004) và đến năm 2011 còn 19,9% [22],
nhưng ở một số vùng có nhiều người dân tộc sinh sống tỷ lệ SDD vẫn còn cao,
trong đó có dân tộc Tày.
Để có thể góp phần cung cấp bằng chứng cho các chương trình can thiệp
nhằm hạ thấp tỷ lệ SDD trẻ em dân tộc Tày của tỉnh, đề tài “Tình trạng dinh
dưỡng và một số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc Tày huyện
Bắc sơn tỉnh Lạng Sơn, năm 2012” được tiến hành với hai mục tiêu:
1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của trẻ em dân tộc Tày,
huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn, năm 2012.
2. Mô tả thực trạng một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở trẻ
dưới 5 tuổi dân tộc Tày huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
10
11
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Dinh dưỡng và sức khỏe
1.1.1. Sơ lược về lịch sử suy dinh dưỡng protein - năng lượng
Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần
thiết làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường
của cơ thể, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein - năng lượng, thường kèm theo
tác động của nhiễm trùng.
Các tình trạng gầy đét, phù do thiếu ăn đã được biết từ lâu. Mormet đã mô
tả rất sớm căn bệnh này với cái tên là Bouffissure ở Annam (mặt trẻ bị phù trông
bạnh ra) và phát hiện ở Việt Nam năm 1926, trước những công trình nghiên cứu
của người Anh ở Biển Vàng (Ghana 1930- 1933).
Năm 1931, Cicely Williams đã dùng thuật ngữ “Kwashiorkor” (từ 1 bộ
lạc ở Ghana, có nghĩa là “bệnh của đứa trẻ khi mẹ đẻ em bé” để mô tả hội chứng
mà trước đó thường lầm với bệnh Pellagra.
Năm 1959, Jellife D.B dùng thuật ngữ “thiếu dinh dưỡng protein - năng
lượng” (PEM: Protein- Energy Malnutrition) vì thấy có mối liên quan chặt
chẽ giữa thể phù và gầy đét. Thuật ngữ đó tiếp tục được sử dụng từ đó đến
nay [24].
1.1.2. Nguyên nhân suy dinh dưỡng
Thiếu dinh dưỡng là hậu quả của nhiều yếu tố tác động, có thể xảy ra do
giảm cung cấp chất dinh dưỡng, tăng tiêu thụ dưỡng chất hoặc cả hai.
Các yếu tố giảm cung cấp như: không cung cấp đủ lương thực thực phẩm,
trẻ biếng ăn, ăn không đủ nhu cầu, chế biến không phù hợp, năng lượng thấp.
Các yếu tố tăng tiêu thụ như: trẻ bệnh, nhất là bệnh kéo dài, nhiễm ký sinh
trùng đường ruột, thất thoát chất dinh dưỡng do bệnh lý…[6], [7].
11
12
Trong đó yếu tố quan trọng nhất là chế độ ăn nghèo về số lượng và chất
lượng. Năng lượng là yếu tố hạn chế nhất trong khẩu phần trẻ em, chất lượng và
số lượng protein thường rất thấp. Các chế độ ăn nghèo này cũng thường thiếu cả
sắt, vitaminA và các vitamin nhóm B.
Thiếu dinh dưỡng nói chung và các thể nặng thường hay gặp ở trẻ em
trước tuổi đi học vì nhu cầu dinh dưỡng tính theo đơn vị thể trọng ở lứa tuổi này
cao, do tốc độ lớn nhanh, trẻ nhỏ thường không thể ăn hết suất theo nhu cầu vì
thức ăn cơ bản cồng kềnh, có đậm độ năng lượng thấp, trẻ tăng tiếp xúc với môi
trường nên dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn [24].
1.1.3. Tầm quan trọng của SDD protein- năng lượng
Suy dinh dưỡng protein - năng lượng là một tình trạng khá phổ biến.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng chống SDD trong thời gian
qua, nhưng SDD protein - năng lượng vẫn còn là một vấn đề sức khỏe cộng
đồng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, 33% trẻ còi cọc là ở các nước
này [30].
Suy dinh dưỡng protein - năng lượng là nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu ở trẻ em. Hàng năm, có trên 10 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới bị chết,
mà tập trung hầu hết ở các quốc gia đang phát triển, trong đó 50% tử vong có
liên quan đến SDD. Tình trạng SDD làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
và làm tăng tử vong do nhiễm trùng. Suy dinh dưỡng làm cho kém phát triển cả
về thể chất và tinh thần. Điều này gây tác động xấu đến thế hệ tương lai. Những
đứa trẻ thấp bé sẽ trở thành những người trưởng thành có tầm vóc bé nhỏ, năng
lực sản xuất kém [10].
Việc điều trị các trường hợp SDD protein - năng lượng thì phức tạp và tốn
kém trong khi việc phát hiện sớm SDD thể nhẹ cũng như việc dự phòng SDD có
thể thực hiện được nhờ các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ).
1.2. Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới
12
13
Ước tính trên toàn thế giới hiện nay [30] còn khoảng 150 triệu trẻ em trước
tuổi học đường bị SDD. Theo tài liệu của WHO cho thấy, hơn 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi
ở các nước đang phát triển có chiều cao/tuổi thấp hơn -2SD và nhiều năm trở lại đây
tỷ lệ SDD nói chung chưa giảm đáng kể, ở nhiều nơi gần như không thay đổi và thực
tế con số trẻ bị SDD lại xu hướng tăng lên vì dân số tăng nhanh trong thời gian qua
[30], [35].
Những năm đầu thập kỷ 90, Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về trẻ em đã đề ra
mục tiêu giảm một nửa tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2000. Thế nhưng chỉ
có khu vực Nam Mỹ đạt được mục tiêu này với tỷ lệ SDD chung giảm được 50%
.Tại các quốc gia đang phát triển, trung bình chỉ giảm được 5% trong 15 năm qua.
Gần 3/4 trẻ em thiếu cân trên toàn thế giới đang sống ở 10 quốc gia và hơn một nửa
số đó 3 nước: Băngladesh (48%), Ấn Độ (47%) và Pakixtan (38%) [36]. Đối với khu
vực Đông Nam Á, các nước có tỷ lệ SDD cao và không có khả năng đạt được mục
tiêu phát triển thiên niên kỷ, đó là: Lào (40%), Campuchia (36%), Myanmar (32%)
và ĐôngTymor (46%). Các nước đã đạt được tiến bộ trong giảm SDD cấp độ quốc
gia song một bộ phận dân cư vẫn phải đối mặt với điều kiện CSSK và dinh dưỡng
kém là Indonesia (28%), Phillippine (28%) và Việt Nam (21%) [36].
1.2.2. Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam
WHO và UNICEF (Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc) đã đưa ra mục tiêu phấn
đấu giảm tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2015. Mặc dù, Việt Nam đã được
WHO và UNICEF đánh giá là quốc gia duy nhất có tốc độ giảm SDD nhanh, song
hiện vẫn nằm trong nhóm nước có tỷ lệ SDD cao và rất dao động theo vùng địa lý
và tình trạng kinh tế xã hội [1].
Các chỉ tiêu TTDD trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó đặc biệt chú ý là tỷ lệ SDD
protein – năng lượng được coi là những chỉ tiêu quan trọng bậc nhất, phản ánh về
mặt chất lượng cuộc sống xã hội. Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta có
nhiều thay đổi lớn, đời sống người dân đang từng bước được cải thiện, các chương
trình chăm sóc sức khỏe quan trọng như tiêm chủng mở rộng, phòng chống một số
13
14
bệnh xã hội với các can thiệp dinh dưỡng đặc hiệu như phòng chống thiếu vitamin
A, phòng chống thiếu dinh dưỡng… đã trực tiếp ảnh hưởng đến TTDD của trẻ em .
Kết quả điều tra của VDD trong những năm đầu của thập kỷ 1980 cho thấy
khoảng 51,5% trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD nhẹ cân, gần 60% (59,7%) trẻ bị SDD thể
thấp còi, khoảng 50% bà mẹ mang thai bị thiếu máu, hàng năm có khoảng 5.000 –
7.000 trẻ bị mù do thiếu vitamin A… thì đến năm 2010 (kết quả điều tra dinh
dưỡng năm 2010), còn có khoảng 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD nhẹ cân và
khoảng 2,1 triệu trẻ em bị SDD thấp còi [2].
Bảng 1.1. Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam 1999 – 2011(*)
Năm
Thể nhẹ cân
(Tỷ lệ %)
Thể thấp còi
(Tỷ lệ %)
Thể gầy còm
(Tỷ lệ %)
1999 36,7 38,7 9,8
2000 33,8 36,5 8,6
2001 31,9 34,8 9,0
2002 30,1 33,0 7,9
2003 28,4 32,0 7,2
2004 26,6 30,7 7,7
2005 25,5 29,6 6,9
2009 18,9 31,9 6,9
2010 17,5 29,3 7,1
2011 16,8 27,5 6,6
(*) Nguồn: Viện Dinh dưỡng 1999 – 2011
Tỷ lệ SDD trẻ em Việt Nam cũng khác nhau theo các vùng sinh thái. Những
vùng có tỷ lệ SDD cao là Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, vùng núi và trung du phía Bắc.
Theo số liệu điều tra năm 1999, chỉ có 4 tỉnh thành là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Long An có tỷ lệ SDD dưới 30%. Sáu tỉnh: Nghệ An, Quảng Ngãi, Lào Cai,
Đắc Lắc, Gia Lai, Quảng Bình tỷ lệ SDD còn trên 45% [1].
Bảng 1.2. Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam theo khu vực năm 2011 (*)
Tên vùng
Thể nhẹ cân
(%)
Thể thấp còi
(%)
Thể gày còm
(%)
Toàn quốc 16,8 27,5 6,6
Đồng bằng sông Hồng 12,7 22,7 5,4
14
15
Tây Bắc 22,1 33,6 6,9
Bắc Trung Bộ 20,2 32,0 7,6
Tây Nguyên 25,9 37,3 8,6
(*) Nguồn: Viện Dinh Dưỡng năm 2011
1.3. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
Ngày nay người ta thấy tình trạng dinh dưỡng (TTDD) còn là kết quả
tác động phức tạp giữa các yếu tố với nhau như yếu tố môi trường, kinh tế,
văn hóa… Cho nên tính chất phổ biến, nghiêm trọng của tình trạng SDD có
thể coi như một chỉ số hữu ích để đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã
hội [34].
Trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em hiên nay người ta thường
kết hợp sử dụng các phương pháp: nhân trắc, khẩu phần, lâm sàng, xét nghiệm
và các tỉ lệ bệnh tật, tử vong. Trong đó, hai phương pháp thường được sử dụng
nhiều nhất là nhân trắc và điều tra khẩu phần mà các số đo nhân trắc là các chỉ
số đánh giá trực tiếp tình trạng dinh dưỡng [10].
Sử dụng các số đo nhân trắc trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng là
phương pháp làm phổ thông và được áp dụng rộng rãi. Các số đo nhân trắc của
cơ thể cung cấp sơ lược sự phát triển hay kích thước cơ thể đạt được, hoặc là sự
thay đổi của các kích thước này qua thời gian. Chúng được dùng để mô tả tình
trạng dinh dưỡng của cá thể hay cộng đồng, phản ánh kết quả cuối cùng của việc
cung cấp thực phẩm ăn vào, hấp thu, chuyển hóa các chất dinh dưỡng của cơ
thể. Khi đánh giá các chỉ số nhân trắc, từng số đo riêng lẻ về chiều cao hay cân
nặng sẽ không nói lên được điều gì, chúng chỉ có ý nghĩa khi kết hợp với tuổi,
giới hoặc kết hợp giữa các số đo của đứa trẻ với nhau và phải được so sánh với
các giá trị của quần thể tham khảo, WHO đã khuyến cáo có 3 chỉ số nên dùng là
cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao [10].
15
16
- Cân nặng theo tuổi (CN/T) là chỉ số được dùng sớm và phổ biến nhất. Khi
sử dụng chỉ số này có thể gặp khó khăn khi thu thập số liệu nếu người
được phỏng vấn không nhớ rõ ngày tháng năm sinh của trẻ [37].
- Chiều cao theo tuổi (CC/T) là chỉ số phản ánh tiền sử dinh dưỡng. Tuy
nhiên, chỉ số này không nhạy vì sự phát triển chiều cao diễn ra từ từ trong
khi đó các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao xảy ra trước khi
chiều cao thay đổi [27].
- Cân nặng theo chiều cao (CN/CC) là chỉ số đánh giá tình trạng dinh
dưỡng hiện tại. Chỉ số này thấp phản ánh sự không tăng cân hay giảm cân
nếu so sánh với trẻ có cùng chiều cao. Chỉ số này có ưu điểm là không
phụ thuộc vào tuổi hay dân tộc [37].
WHO đã khuyến cáo dùng quần thể tham khảo NCHS (National Center for
Health Statistic) trong việc so sánh và đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở các
nước [23]. Từ năm 2005, WHO khuyến cáo áp dụng chuẩn tăng trưởng mới để
đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ.
16
17
Các cách phân loại tình trạng dinh dưỡng
• Phân loại theo Gomez (1956): Dựa vào cân nặng theo tuổi quy ra % của cân
nặng chuẩn và sử dụng quần thể tham khảo Havard. Đây là phương pháp phân
loại được dùng lớn nhất và hiện nay vẫn còn được dùng rộng rãi. Phân loại này
đơn giản nhưng không phân biệt được TTDD mới hay suy dinh dưỡng đã lâu.
% cân nặng mong đợi theo tuổi Phân độ dinh dưỡng Độ suy dinh dưỡng
>90%
76- 90%
61- 75%
≥60%
Bình thường
SDD nhẹ
SDD trung bình
SDD nặng
Bình thường
SDD độ I
SDD độ II
SDD độ III
• Phân loại theo Waterlow (1972): Dựa vào chiều cao theo tuổi so với chuẩn và
cân nặng so với chiều cao. Phân loại có ưu điểm dễ thực hiện tại cộng đồng và
cho biết suy dinh dưỡng cấp hay mạn tính.
Các chỉ số
Cân nặng theo chiều cao ( 80% hay – 2SD)
Trên Dưới
Chiều cao theo tuổi
(90% hay-2SD)
Trên Bình thường SDD gầy còm
Dưới SDD còi cọc SDD nặng kéo dài
- Gầy còm (Wasting): biểu hiện tình trạng SDD cấp tính.
- Còi cọc (Sturting): biểu hiện tình trạng SDD trong quá khứ.
- Gầy mòn + còi cọc: biểu hiện tình trang SDD mạn tính.
• Phân loại theo Welcome (1970): Dựa theo chỉ tiêu cân nặng/ tuổi + phù. Cách
phân loại này có ưu điểm là phân loại được các thể của SDD nặng, phân biệt
giữa thể Marasmus- Kwashiorkor.
17
18
Cân nặng% so với chuẩn
Phù
Có Không
60- 80% Kwashiorkor SDD vừa và nặng
< 60% Marasmus - Kwashiorkor Marasmus
• Phân loại theo WHO (2005):
Từ năm 2006, WHO đã khuyến cáo áp dụng chuẩn tăng trưởng mới
MGHS để đánh giá TTDD trẻ, các chỉ số đánh giá cũng dựa vào điểm ngưỡng
dưới -2SD so với quần thể tham khảo [26], [29].
So sánh bảng CN/T, khi CN dưới CN
TB
- 2SD, trẻ SDD thể nhẹ cân.
So sánh bảng CC/T, khi CC dưới CC
TB
- 2SD, trẻ SDD thể thấp còi.
So sánh bảng CN/CC, khi CN dưới CN
TB
- 2SD, trẻ SDD thể gầy còm.
Dựa vào Z- Score (điểm –Z), tính theo công thức:
Z – Score =
Kích thước đo được – số trung bình quần thể tham chiếu
Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu
18
19
Điểm ngưỡng theo Z-Scores [28]
Chiều cao /Tuổi:
≥ -3 ÷ <-2: Thấp còi.
<-3: Thấp còi nặng.
Cân nặng/Tuổi:
≥ -3 ÷ <-2: Nhẹ cân.
<-3: Nhẹ cân nặng.
Cân nặng/Chiều cao:
>3: Béo phì.
> 2 ÷ ≤ 3: Thừa cân.
> 1 ÷ ≤ 2: Nguy cơ thừa cân.
≥-3 ÷ <-2: Còm
<-3: Còm nặng.
BMI/Tuổi :
>3: Béo phì.
> 2 ÷ ≤ 3: Thừa cân.
> 1 ÷ ≤ 2: Nguy cơ thừa cân.
≥-3 ÷ <-2: Còm
<-3: Còm nặng.
Bảng phân loại mức độ SDD trẻ em dưới 5 tuổi tại cộng đồng theo WHO.
Mức độ Cân nặng/ tuổi (%) Chiều cao/ tuổi (%) Cân/ cao (%)
Thấp < 10 < 20 < 5
Trung bình 10- 19,9 20- 29,9 5- 9,9
Cao 20- 29,9 30- 39,9 10- 14,9
Rất cao ≥30 ≥ 40 ≥15
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em
1.4.1. Chăm sóc dinh dưỡng bà mẹ khi có thai
Trước khi có thai, dinh dưỡng và thói quen dinh dưỡng tốt sẽ cung cấp
đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thời kì có thai, cho sự phát triển và lớn
lên của thai nhi. Nhiều nghiên cứu thấy các yếu tố nguy cơ dẫn đến trẻ sơ sinh
có cân nặng thấp trước tiên là tình trạng dinh dưỡng kém của người mẹ trước khi
có thai và chế độ không cân đối, không đủ năng lượng khi có thai hoặc thiếu các
vi chất và chất khoáng cần thiết như sắt, canxi… Những bà mẹ trong khi có thai
lao động nặng nhọc, không được nghỉ ngơi đầy đủ cũng là những yếu tố ảnh
hưởng tới cân nặng sơ sinh. Yếu tố bệnh tật của người mẹ và yếu tố đẻ thiếu
tháng cũng làm tăng tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng thấp [23].
19
20
Để đảm bảo nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng, trong thời gian
có thai bà mẹ phải ăn uống nhiều hơn bình thường cả về số lượng và chất lượng
bữa ăn. Các bà mẹ cần ăn phối hợp nhiều loại thực phẩm v́ mỗi loại thực phẩm
có vai tṛ quan trọng khác nhau, tốt nhất là kết hợp được các nhóm thực phẩm từ
4 nguồn thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất và
chất xơ. Bà mẹ không ăn nhiều gia vị (ớt, hạt tiêu) và những chất kích thích (cà
phê, rượu, nước chè đặc…) [28].
1.4.2. Thực hành nuôi trẻ
Trẻ em là một cơ thể đang lớn, sự tăng cân của trẻ là một biểu hiện của sự
phát triển bình thường. Sau 6 tháng cân nặng của trẻ tăng gấp 2 lần và sau 1 năm
tăng gấp 3 lần so với cân nặng khi mới sinh. Do tốc độ phát triển của trẻ nhanh
nên đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao. Vì vậy, chế độ ăn đóng vai trò quan trọng
đối với tình trạng dinh dưỡng của trẻ, trong đó nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ
ăn bổ sung hợp lý là 2 vấn đề quan trọng nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối
liên quan chặt chẽ giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và chế độ
nuôi dưỡng.
- Nuôi con bằng sữa mẹ: Sữa mẹ không chỉ là nguồn thức ăn có giá trị dinh dưỡng
tốt nhất giúp cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ mà con cung cấp 1
lượng lớn các kháng thể giúp trẻ chống đỡ bệnh tật trong những năm đầu cuộc
đời đặc biệt là trong 6 tháng đầu. Chính vì thế cần thiết phải cho trẻ bú sữa mẹ
càng sớm càng tốt ngay sau đẻ, không vắt bỏ sữa đầu, bú sữa mẹ hoàn toàn
trong 6 tháng đầu ngay cả khi trẻ bị bệnh và cho trẻ bú mẹ kéo dài từ 18 đến 24
tháng và có thể lâu hơn [23].
- Cho trẻ ăn bổ sung: Từ 6 tháng tuổi, trẻ phát triển nhanh, nhu cầu của trẻ nhiều
hơn nên sữa mẹ không thể đáp ứng được đầy đủ do đó cần phải cho trẻ ăn bổ
sung. Với từng lứa tuổi trẻ cần được cung cấp số bữa ăn, số lượng và thành phần
khác nhau. Ăn bổ sung sớm hay muộn, thức ăn không đạt yêu cầu về cả số
lượng và chất lượng đều dẫn đến tình trạng SDD của trẻ [23].
20
21
1.4.3. Một số yếu tố khác
Ngoài ra còn có một số yếu tố khác tác động đến tình trạng dinh dưỡng
của trẻ em như tình trạng bệnh tật của trẻ, trình độ hiểu biết của bà mẹ, số người
trong gia đình, số con của mỗi bà mẹ, kinh tế gia đình, cơ cấu kinh tế xã hội,
đường lối chính sách của mỗi quốc gia…
21
22
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
• Địa điểm :
Nghiên cứu được tiến hành tại 3 xã huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn: Bắc
Sơn, Long Đống, Hữu Vinh.
• Thời gian thu thập số liệu: tháng 2 đến tháng 7 năm 2012.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Các cặp mẹ-con dưới 5 tuổi dân tộc Tày.
• Tiêu chuẩn lựa chọn:
Trẻ: dưới 5 tuổi có mẹ là dân tộc Tày.
Bà mẹ: dân tộc Tày thuộc 3 xã nghiên cứu.
• Tiêu chuẩn loại trừ:
Trẻ: mắc bệnh bẩm sinh, mạn tính, không phải là người dân tộc Tày.
Bà mẹ: bị bệnh tâm thần, rối loạn trí nhớ, không hợp tác.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang .
2.4. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
2.4.1. Cỡ mẫu: áp dụng công thức:
n= Z
2
(1 - α /2)
Trong đó: n là cỡ mẫu nghiên cứu .
Z 1- α/2 = 1,96 là giá trị tương ứng của hệ số giới hạn tin cậy với hệ
số tin cậy 95%.
22
p x q
d
2
23
p: Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi thể thấp còi của dân tộc Tày tại tỉnh
Tuyên Quang năm 2010 theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thuấn là 30,1%
(SDD CC/T) [20].
q = 1- p
d: sai số mong muốn= 5%
Từ đó ta có cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là: n=323
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu:
Bước 1 (chọn huyện): Chọn chủ đích huyện Bắc Sơn.
Bước 2 (chọn xã): Chọn chủ đích số xã có trẻ dưới 5 tuổi người dân tộc Tày
đáp ứng được cỡ mẫu tối thiểu đã được tính toán: chọn được 3 xã: Bắc Sơn,
Long Đồng, Hữu Vinh.
Bước 3 (chọn đối tượng nghiên cứu): lập danh sách toàn bộ bà mẹ có con
dưới 5 tuổi là dân tộc Tày và toàn bộ trẻ dưới 5 tuổi là con của các bà mẹ này ở
ba xã đã chọn ngẫu nhiên trên.
Lấy toàn bộ số đối tượng này, trên thực tế điều tra được 466 trẻ và 466 bà
mẹ có con dưới 5 tuổi.
Tiến hành cân, đo các trẻ và phỏng vấn tất cả các bà mẹ trong danh sách đã
được ghi nhận.
2.5. Phương pháp thu thập số liệu
2.5.1. Các chỉ số cần thu thập:
• Các thông tin chung
o Thông tin về trẻ: Giới, nhóm tuổi.
o Thông tin chung về bà mẹ: Tuổi, trình độ học vấn, nghề ngiệp.
23
24
• Các chỉ tiêu nhân trắc
o Tuổi
o Giới
o Cân nặng
o Chiều cao
o Cân nặng trẻ khi sinh
• Tập quán nuôi con
o Nuôi con bằng sữa mẹ:
Thời điểm đầu tiên trẻ được bú mẹ sau khi sinh.
Vắt sữa non.
Thời gian trẻ được bú mẹ hoàn toàn, trẻ ăn ngoài sữa mẹ trong thời gian
bú sữa mẹ hoàn toàn.
Thời gian cai sữa cho trẻ.
o Ăn bổ sung:
Thời gian bắt đầu được ăn bổ sung.
Loại thực phẩm có trong bữa ăn ngày hôm qua.
o Chăm sóc khi trẻ bệnh: Tình trạng mắc bệnh của trẻ 2 tuần trước khi
điều tra, cách chăm sóc và điều trị khi trẻ bị bệnh.
• Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng trẻ:
o Chăm sóc dinh dưỡng khi bà mẹ mang thai: Tình trạng khám thai,
chế độ ăn, lao động, uống viên sắt của bà mẹ.
o Thực hành chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ: Thời điểm cai sữa, thời điểm
cho trẻ ăn bổ sung.
o Kiến thức dinh dưỡng của bà mẹ: Kiến thức chăm sóc thai nghén,
kiến thức nuôi dưỡng trẻ.
o Một số yếu tố khác: Trình độ học vấn của mẹ, số con của bà mẹ, số
con dưới 5 tuổi, kinh tế gia đình.
2.5.2. Các kỹ thuật thu nhập số liệu
24
25
Nhân trắc:
1. Tuổi: Áp dụng cách tính tuổi do WHO, quy tuổi về tháng hoặc năm
gần nhất. Ví dụ, một cháu bé được coi là 0 tháng tuổi khi sinh được 1 đến 29
ngày, từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày gọi là 0 tuổi hay dưới 1 tuổi.
2. Cân nặng: Sử dụng cân đồng hồ của UNICEF có độ chính xác 0,1kg
để cân trẻ, cụ thể dùng cân Seca. Đặt cân ở vị trí ổn định và bằng phẳng, kiểm
tra và chỉnh trước khi cân. Cân trẻ theo một giờ nhất định. Trẻ được mặc quần
áo mỏng trước khi cân. Kết quả được ghi theo kg với 1 số lẻ.
3. Chiều cao: Đo chiều dài nằm bằng thước chuyên dụng với trẻ dưới
24 tháng tuổi. Để thước trên mặt phẳng nằm ngang. Đặt trẻ nằm ngửa thật
ngay ngắn, giữ đầu trẻ để mảnh gỗ chỉ số 0 của thước áp sát đỉnh đầu của trẻ,
ấn thẳng gối và đưa mảnh gỗ ngang thứ 2 áp sát gót, chú ý để gót bàn chân sát
mặt phẳng nằm ngang và bàn chân thẳng đứng. Kết quả ghi theo cm với một
số lẻ.
2. Các yếu tố kinh tế, văn hóa và xã hội, tình hình nuôi dưỡng, chăm sóc của
trẻ theo phiếu điều tra đã được thử và hoàn chỉnh. Mỗi bà mẹ được tiến hành
phỏng vấn trực tiếp.
Theo định nghĩa của WHO:
Cân nặng khi sinh: đánh giá là thấp khi < 2500 gam.
2.5.3. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng
• Tình trạng dinh dưỡng của trẻ được đánh giá theo quần thể tham khảo WHO
2005 với 3 chỉ tiêu CN/T, CC/T, CN/CC theo Z-Score như sau:
Khi CN dưới CN
TB
-2SD, trẻ SDD thể nhẹ cân.
Khi CC dưới CC
TB
-2SD, trẻ SDD thể thấp còi.
Khi CN dưới CN
TB
-2SD, trẻ SDD thể gầy còm.
2.6. Xử lý và thống kê số liệu
25