Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************************************

HUỲNH THÚY VY

QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************************************

HUỲNH THÚY VY

QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ LÊ TẤN PHƯỚC



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu hoàn toàn do cá nhân tôi
thực hiện.
Các trích dẫn, số liệu trong luận văn đều được dẫn nguồn và trung thực, các
kết luận nghiên cứu trong bài luận văn chưa từng được công bố cưới bất kỳ hình
thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Huỳnh Thúy Vy


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1.

Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1


2.

Nội dung luận văn.......................................................................................... 2

3.

Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2

4.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2

5.

Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2

6.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 2

7.

Ý nghĩa nghiên cứu........................................................................................ 3

8.

Điểm mới của luận văn .................................................................................. 3

9.


Kết cấu của luận văn: .................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ....................................................... 4
1.1.
1.1.1.

Tỷ giá hối đoái và rủi ro tỷ giá hối đoái..................................................... 4
Tỷ giá hối đoái ........................................................................................ 4


1.1.1.1.

Khái niệm ......................................................................................... 4

1.1.1.2.

Phân loại tỷ giá hối đoái................................................................... 4

1.1.1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái ........................... 5

1.1.2.

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng và rủi ro tỷ giá hối đoái .................... 5

1.1.2.1.

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng.................................................... 5


1.1.2.2.

Rủi ro tỷ giá hối đoái ....................................................................... 6

1.2.

Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái trong ngân hàng ....................................... 8

1.2.1.

Khái niệm quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái ................................................ 8

1.2.2.

Quy trình quản trị rủi ro tỷ giá ................................................................ 8

1.2.3.

Sự cần thiết phải hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá trong ngân hàng ....... 9

1.2.4.

Vai trò của quản trị rủi ro tỷ giá ............................................................. 9

1.2.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tỷ giá ................................. 10

1.2.6.


Các phương pháp quản trị rủi ro tỷ giá ................................................. 11

1.3.

Mô hình hồi quy bội và mô hình ARIMA ............................................... 12

1.3.1.

Mô hình hồi quy đa biến ....................................................................... 12

1.3.2.

Mô hình ARIMA .................................................................................. 13

1.4.

Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái ............................... 15

1.4.1.

Bài học tài chính kinh điển của ngân hàng Barings và Nicolas Leeson 15

1.4.2.

Bài học quản trị rủi ro từ vụ lừa đảo lớn nhất năm 2001 ...................... 17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM ............................................................................. 19


Thực trạng biến động của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn 2008-quý

2.1.

III/2014. ................................................................................................................. 19
2.2.

Giới thiệu Viecombank ............................................................................. 20

2.3.

Thực trạng rủi ro tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá hối

đoái đến hoạt động kinh doanh tại Vietcombank ............................................. 22
2.3.1.

Rủi ro tỷ giá hối đoái và thực trạng huy động và cho vay ngoại tệ của

Vietcombank trong giai đoạn 2010-quý II/2014................................................... 22
2.3.2.

Rủi ro tỷ giá và thực trạng kinh doanh ngoại hối tại Vietcombank trong

giai đoạn 2009-2013 ............................................................................................. 25
2.3.2.1.

Rủi ro tỷ giá và thực trạng kinh doanh ngoại hối trong năm 2013 25


2.3.2.2.

Rủi ro tỷ giá và thực trạng phát triển công cụ phái sinh tại

Vietcombank trong giai đoạn 2009-2013 ....................................................... 27
2.3.3.

Rủi ro tỷ giá và trạng thái ngoại tệ tại Vietcombank ............................ 30

2.3.4.

Một số hoạt động kinh doanh khác có sử dụng ngoại tệ của

Vietcombank ......................................................................................................... 31
Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank ................. 32

2.4.
2.4.1.

Các chủ trương quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank ........... 32

2.4.2.

Ủy ban quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank ........................ 33

2.4.3.

Thực trạng quy trình quản trị tỷ giá hối đoái tại Vietcombank ............ 34


2.4.3.1.

Thực trạng nhận dạng rủi ro tỷ giá ................................................. 34

2.4.3.2.

Thực trạng phân tích rủi ro tỷ giá .................................................. 34

2.4.3.3.

Thực trạng đo lường rủi ro tỷ giá ................................................... 34

2.4.3.4.

Thực trạng kiểm soát rủi ro ............................................................ 36

2.4.3.5.

Thực trạng tài trợ rủi ro .................................................................. 37

2.4.4.

Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank .... 37


2.5.

Những nguyên nhân tồn tại gây ra sự hạn chế trong quy trình quản trị

rủi ro ngoại hối tại Vietcombank ....................................................................... 38

2.5.1.

Những nguyên nhân từ các quy định, chính sách Nhà nước có liên quan

đến tỷ giá hối đoái ................................................................................................. 38
2.5.2.

Những nguyên nhân từ tình hình biến động kinh tế và biến động tỷ giá

trên thị trường trong nước và quốc tế ................................................................... 39
2.5.3.

Các nguyên nhân xuất phát từ nội bộ ngân hàng và chiến lược quản trị

rủi ro tỷ giá của Vietcombank ............................................................................... 40
2.6.

Một số mô hình định lượng có thể áp dụng cho quản trị rủi ro tỷ giá

của Vietcombank ................................................................................................. 42
2.6.1.

Mô hình phân tích nhân tố tác động đến biến động tỷ giá hối đoái ..... 42

2.6.2.

Sử dụng mô hình ARIMA dự báo biến động tỷ giá USD/VND theo quý48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................... 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI

ĐOÁI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG
VIỆT NAM .............................................................................................................. 54
3.1.

Định hướng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank ................ 54

3.2.

Các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại

Vietcombank ........................................................................................................ 54
3.2.1.

Xây dựng mô hình dự báo xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái

trong tương lai ....................................................................................................... 54
3.2.2.

Xây dựng mô hình định lượng đo lường sự ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá

đối với thực trạng hoạt động kinh doanh của Vietcombank ................................. 55
3.2.3.

Giải pháp về hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái ......... 56

3.2.4.

Có kế hoạch phù hợp để bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra .................... 58



3.2.5.

Hoàn thiện công tác dự báo doanh thu kinh doanh ngoại hối cho

Vietcombank. ........................................................................................................ 59
Các giải pháp cho các công cụ tài chính phái sinh nhằm giảm thiểu rủi

3.2.6.

ro tỷ giá hối đoái. .................................................................................................. 59
3.2.7.

Xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ, quản trị thông tin có hiệu quả61

3.2.8.

Đa dạng hóa trong kinh doanh ngoại tệ. ............................................... 62

3.2.9.

Nâng cao năng lực quản trị điều hành của nhân viên quản trị, cần thiết

lập một chính sách quản trị rủi ro có hiệu quả ...................................................... 63
3.2.10.

Đào tạo và nâng cao năng lực, kiến thức và đạo đức của nhân viên kinh

doanh ngoại hối và các nhân viên có công việc liên quan đến ngoại tệ ............... 64
3.2.11.


Nâng cao sử dụng các ứng dụng công nghệ, khoa học hiện đại trong

quản trị rủi ro tỷ giá .............................................................................................. 65
3.2.12.
3.3.

Các giải pháp về quảng cáo, tuyên truyền, giao lưu ............................. 65

Các kiến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho hoạt động quản

lý rủi ro tỷ giá hối đoái ........................................................................................ 66
3.3.1.

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ..................................................... 66

3.3.2.

Kiến nghị với Chính phủ ...................................................................... 69

3.3.3.

Kiến nghị với Bộ Tài Chính ................................................................. 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 71
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ gốc

ARIMA

Mô hình trung bình trượt kết hợp tự hồi quy

BCTC

Báo cáo tài chính

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

ROE

Lợi nhuận trên vốn

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

Vietcombank
WTO

Tên viết tắt của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại
thương Việt Nam
Tổ chức thương mại Thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
2.1

2.2

2.3

2.4

2.5

2.6

TÊN BẢNG
TRANG
Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh tại một số NHTM ở
28
Việt Nam vào thời điểm tháng 07/2013
Giá trị hợp đồng và khoản lãi/lỗ từ hoán đổi tiền tệ và kỳ hạn tiền
tệ của Vietcombank trong giai đoạn 2009-2013

Tỷ trọng giao dịch phái sinh tiền tệ trong tổng giao dịch ngoại tệ
của Vietcombank
Tổng trạng thái ngoại hối của tất cả các loại ngoại tệ của
Vietcombank qua các quý trong giai đoạn quý II/2010-quý II/2014
Bảng ma trận hệ số tương quan giữa biến lạm phát, lãi suất thực
và giá dầu thế giới của mô hình (1)
Tỷ giá hối đoái trung bình quý của cặp tỷ giá USD/VND trong
giai đoạn quý IV/2007-quý III/2014

29

29

30

46

49


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÊN BIỂU ĐỒ

STT
2.1

2.2

2.3


Tỷ giá hối đoái USD/VND trung bình quý trong giai đoạn 2008quý III/2014
Giá trị huy động và cho vay tất cả các loại ngoại tệ của
Vietcombank qua các quý trong giai đoạn 2010-quý II/2014
Tổng trạng thái ngoại hối của tất cả các loại ngoại tệ của
Vietcombank qua các quý trong giai đoạn quý II/2010-quý II/2014

TRANG
20

23

31

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

TÊN HÌNH

TRANG

Kết quả ước lượng sự phụ thuộc của biến tỷ giá năm vào biến
2.1

lạm phát, lãi suất thực và giá dầu thế giới trong giai đoạn từ

45

năm 1991-2013
2.2


Kết quả kiểm định Jarque-Bera của mô hình (1)

47

2.3

Kết quả kiểm định LR của mô hình (1)

48

2.4

Kết quả kiểm định tính dừng cho chuỗi tỷ giá USD/VND

50

2.5

2.6

Kiểm quả kiểm định tính dừng của chuỗi tỷ giá khi lấy sai phân
bậc 1
Lược đồ tương quan của chuỗi tỷ giá quý trong giai đoạn quý
IV/2007-quý III/2014

50

51

2.7


Kết quả EVIEW của mô hình ARIMA dự báo tỷ giá quý

51

2.8

Kết quả kiểm định ADF cho phần dư của mô hình ARIMA

52

2.9

Kết quả dự báo tỷ giá trung bình quý của mô hình ARIMA

52


1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Khi những hoạt động kinh doanh như cho vay và huy động bằng ngoại tệ,
kinh doanh ngoại hối, các dịch vụ về công cụ phái sinh tiền tệ do ngân hàng cung
cấp, trung gian thanh toán giao dịch xuất nhập khẩu, dịch vụ có sử dụng ngoại tệ…
ngày càng phát triển trong hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam,
thì vai trò của quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái ngày càng chiếm vai trò quan trọng
trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) là

ngân hàng thương mại cổ phần rất mạnh trong các hoạt động kinh doanh có sử dụng
đồng ngoại tệ. Tại Vietcombank, ngoại hối là một trong hai lĩnh vực quan trọng
nhất của ngân hàng, do đó, quản trị rủi ro tỷ giá sao cho có hiệu quả là một mục tiêu
rất quan trọng trong hoạt động quản trị ngân hàng tại Vietcombank.
Do vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” nhằm mục tiêu phân tích
thực trạng rủi ro tỷ giá và quản trị rủi ro tỷ giá của Vietcombank, và đưa ra các giải
pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của Vietcombank, giảm thiểu
sự ảnh hưởng bất ổn của tỷ giá hối đoái đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của
Vietcombank. Trong luận văn, tác giả sẽ nghiên cứu thực trạng rủi ro tỷ giá hối đoái
trong hoạt động huy động, cho vay ngoại tệ, kinh doanh ngoại hối, các công cụ phái
sinh của ngân hàng, quyết định trạng thái ngoại hối tại Vietcombank. Vietcombank
hiện nay đang quản trị rủi ro tỷ giá như thế nào, phân tích những thành tựu đạt được
và một số mặt hạn chếm, cũng như phân tích những nguyên nhân còn tồn tại gây
hạn chế trong quản trị rủi ro tỷ giá... Ngoài ra, tác giả còn đề xuất một số mô hình
định lượng nhằm dự báo biến động tỷ giá hối đoái trong tương lai, góp phần vào
hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank.


2

2. Nội dung luận văn
Đề tài nghiên cứu sự ảnh hưởng của sự biến động tỷ giá đối với hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và thực
trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các vấn đề sau:
-

Nghiên cứu về lý thuyết của rủi ro tỷ giá hối đoái và quản trị rủi ro tỷ giá hối

đoái tại các ngân hàng thương mại, nêu một số bài học kinh nghiệm về quản
trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại các ngân hàng thương mại trên thế giới.

-

Phân tích thực trạng của rủi ro tỷ giá hối đoái và thực trạng quản trị rủi ro tỷ
giá hối đoái của Vietcombank, những nguyên nhân tồn tại gây ra sự hạn chế
trong công tác quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của Vietcombank. Từ đó đề xuất
các giải pháp và kiến nghị đối với Vietcombank nhằm hoàn thiện quản trị rủi
ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank.

4. Đối tượng nghiên cứu
-

Thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái, thực trạng kiểm tra, giám sát rủi ro
tại Vietcombank.

-

Những nguyên nhân tồn tại của môi trường kinh doanh, hành lang pháp lý…
gây ra hạn chế cho quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank.

5. Phạm vi nghiên cứu
-

Hoạt động quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank trong giai đoạn từ
2008-quý III/2014.

6. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng hai phương pháp định lượng:

-

Phương pháp phân tích hồi quy: Sử dụng mô hình hồi quy đa biến để phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá hối đoái.

-

Phương pháp dự báo chuỗi thời gian: Sử dụng mô hình ARIMA để dự báo tỷ
giá hối đoái trung bình quý trong tương lai.


3

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng
hợp, phân tích so sánh để làm rõ được thực trạng thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối
đoái. Từ đó rút ra được giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại
Vietcombank.
7. Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank.
Từ đó, ta có thể vận dụng kết quả nghiên cứu và rút ra được những giải pháp và
kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank.
8. Điểm mới của luận văn
-

Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái và những nguyên nhân gây
ra sự hạn chế trong quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank.

-

Xây dựng mô hình định lượng phân tích các nhân tố ảnh hưởng biến động tỷ

giá hối đoái và mô hình dự báo biến động tỷ giá hối đoái nhằm góp phần
hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá tại Vietcombank.

9. Kết cấu của luận văn:
Luận văn được chia thành ba chương với nội dung cụ thể như sau:
-

Chương 1: Tổng quan lý thuyết về rủi ro tỷ giá hối đoái và quản trị rủi ro
tỷ giá hối đoái

-

Chương 2: Thực trạng rủi ro tỷ giá hối đoái và quản trị rủi ro tỷ giá hối
đoái ở Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

-

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TỶ GIÁ
HỐI ĐOÁI VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

1.1.

Tỷ giá hối đoái và rủi ro tỷ giá hối đoái


1.1.1. Tỷ giá hối đoái
1.1.1.1.

Khái niệm

- Trong tài chính, tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ,
tỷ giá Forex, hoặc Agio) là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho
một đồng tiền khác. Nó cũng được coi là giá trị đồng tiền của một quốc gia đối với
một tiền tệ khác.
- Theo Thomas P. Fitch: “Tỷ giá là giá chuyển đổi để đổi một đồng tiền này
lấy đồng tiền khác”.
- Theo Frederic S. Mishkin : “Giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông
qua đồng tiền khác gọi là tỷ giá”.
Có nhiều khái niệm được đặt cho tỷ giá, thì về bản chất, xét theo cơ chế kinh
tế thị trường, tỷ giá được khái niệm như sau: “Tỷ giá là giá cả của một đồng tiền
được biểu thị thông qua đồng tiền khác”.
Ví dụ, một tỷ giá hối đoái liên ngân hàng của yên Nhật (JPY, ¥) với đô la
Hoa Kỳ (US$) là 91 có nghĩa là 91 Yên sẽ được trao đổi cho mỗi 1 USD hoặc 1
USD sẽ được trao đổi cho mỗi 91 Yên.
1.1.1.2.

Phân loại tỷ giá hối đoái

- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng nhà nước công bố. Tỷ giá này thường
được dùng làm tỷ giá tham khảo cho các ngân hàng thương mại và làm tỷ giá tính
toán trong công tác kế toán và kế hoạch, không áp dụng trong mua bán ngoại tệ.


5


- Tỷ giá chuyển khoản: là tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc di chuyển
ngoại hối không phải bằng tiền mặt, mà bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng.
- Tỷ giá tiền mặt: tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối bằng
tiền mặt.
- Tỷ giá mở cửa: là tỷ giá được công bố vào đầu giờ giao dịch.
- Tỷ giá đóng cửa: là tỷ giá được công bố vào cuối giờ giao dịch.
- Tỷ giá mua: là tỷ giá ngân hàng mua ngoại tệ từ khách hàng.
- Tỷ giá bán: là tỷ giá ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng.
- Tỷ giá liên ngân hàng: là tỷ giá áp dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ giữa
các ngân hàng với nhau trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
1.1.1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng biến động tỷ giá hối đoái

-

Cung cầu nội tệ

-

Cung cầu ngoại tệ

-

Cán cân thanh toán quốc tế

-

Lạm phát


-

Lãi suất

-

Thu nhập tại một quốc gia

-

Chính sách can thiệp của Chính phủ

-

Thông tin và kỳ vọng

-

Yếu tố tâm lýTăng trưởng hay suy thoái kinh tế

-

Sự thay đổi những sự kiện kinh tế, chính trị trên thế giới

1.1.2. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng và rủi ro tỷ giá hối đoái
1.1.2.1.

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng

Khái niệm

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là những biến cố không mong đợi xảy ra,
gây mất mát, thiệt hại tài sản, thu nhập của ngân hàng trong quá trình hoạt động.
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn
trong tương lai sẽ làm cho chủ thể là các NHTM không thể đạt được những mục


6

tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động, cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất đi
những cơ hội thị trường
Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài
sản của ngân hàng, làm giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra
thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất
định
Phân loại rủi ro của ngân hàng thương mại
Trong hoạt động của NHTM có 5 loại rủi ro bao gồm:
-

Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín

dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ
hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng
-

Rủi ro thanh khoản: là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn

có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh
-

Rủi ro lãi suất: Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị


trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản
hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng
-

Rủi ro tác nghiệp: Rủi ro tác nghiệp là rủi ro phát sinh do yếu tố con người

(cẩu thả, gian lận), sự yếu kém trong hệ thống công nghệ, thông tin, sự sơ hở, yếu
kém trong các quy định nghiệp vụ, hoặc từ các yếu tố bên ngoài.
-

Rủi ro tỷ giá: ta sẽ tìm hiểu nội dung này ở phần tiếp theo.

1.1.2.2.

Rủi ro tỷ giá hối đoái
Khái niệm

- Theo Henni van Greunung - Sonja Brajo vic Bratanovic (1996) cho rằng:
"Rủi ro tỷ giá là rủi ro xuất phát từ thay đổi tỷ giá hối đoái giữa tiền bản địa và
ngoại tệ".


7

- Theo Peter S.Rose (1999) định nghĩa: "Rủi ro tỷ giá là khả năng thiệt hại
mà ngân hàng phải gánh chịu do biến động giá cả tiền tệ trên thị trường thế giới".
Có nhiều khái niệm về rủi ro tỷ giá, tóm lại: “Rủi ro tỷ giá hối đoái là khả
năng thiệt hại (tổn thất) mà ngân hàng phải gánh chịu do sự biến động giá cả
tiền tệ thế giới”.

Rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động ngân hàng phát sinh trong quá trình
cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều
hướng bất lợi cho ngân hàng.
Rủi ro xuất hiện do ngân hàng thực hiện các hoạt động:
-

Ngân hàng cho vay, đi vay bằng ngoại tệ

-

Ngân hàng kinh doanh ngoại tệ

Nguyên nhân của rủi ro tỷ giá: Có 2 nguyên nhân chính làm phát sinh rủi
ro tỷ giá:
 Một là, nhu cầu kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng, gồm hai hoạt động:
- Mua và bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc cho chính mình nhằm cân bằng
trạng thái ngoại hối để phòng ngừa rủi ro tỷ giá
- Mua và bán ngoại tệ nhằm mục đích đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá biến động
 Hai là, sự không cân xứng giữa tài sản Có và tài sản Nợ đối với từng loại
ngoại tệ.
Cả hai nguyên nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại tệ ròng.
Trạng thái ngoại hối

=

Số dư của ngoại tệ i – Số dư của ngoại tệ i
thuộc tài sản Có
thuộc tài sản Nợ
(Mua vào trong kỳ)
(Bán ra trong kỳ)


Tổng trạng thái ngoại hối =

Số dư của

tất cả ngoại tệ
thuộc tài sản Có

Số dư của
tất cả ngoại tệ
thuộc tài sản Nợ


8

Khi đó, xảy ra 3 trạng thái ngoại hối:
- Trạng thái ngoại hối ngoại tệ i>0: Số dư ngoại tệ thuộc tài sản Có (mua vào
trong kỳ) lớn hơn số dư ngoại tệ thuộc tài sản Nợ (bán ra trong kỳ), đây là trạng thái
độ lệch dương (trạng thái dư thừa) và phần chênh lệch đó được gọi là trường thế
(long currency position). Tỷ giá ngoại tệ giảm thì thu nhập giảm nhanh hơn chi phí,
rủi ro xuất hiện khi tỷ giá giảm. Ngân hàng sẽ gặp rủi ro tỷ giá nếu trong tương lai
tỷ giá hối đoái của ngoại tệ i giảm xuống.
- Trạng thái ngoại hối ngoại tệ i<0: Số dư ngoại tệ thuộc tài sản Có (mua vào
trong kỳ) nhỏ hơn số dư ngoại tệ thuộc tài sản nợ (bán ra trong kỳ), đây là trạng thái
độ lệch âm (trạng thái dư thiếu) và phần chênh lệch đó được gọi là đoản thế (short
currency position). Rủi ro xuất hiện khi tỷ giá ngoại tệ tăng.
- Trạng thái ngoại hối của ngoại tệ i=0: Số dư ngoại tệ thuộc tài sản Có (mua
vào trong kỳ) bằng số dư ngoại tệ thuộc tài sản nợ (bán ra trong kỳ). Lúc này, tỷ giá
ngoại tệ tăng hay giảm thì rủi ro tỷ giá không xuất hiện vì thu nhập và chi phí sẽ
tăng giảm với tốc độ bằng nhau nên lợi nhuận không đổi. Rủi ro tỷ giá xem như

bằng không. Trạng thái cân bằng – “square position”.
1.2.

Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái trong ngân hàng

1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái
Quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái là quá trình tiếp cận một cách khoa học, toàn
diện nhằm nhận biết, định lượng những tổn thất đang và sẽ xảy ra do biến động bất
lợi của tỷ giá hối đoái gây ra, để từ đó có thể kiểm soát, phòng ngừa rủi ro tỷ giá và
giảm thiểu tổn thất, thông qua việc lập nên các chính sách, chiến lược hoạt động và
sử dụng các công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro tỷ giá.
1.2.2. Quy trình quản trị rủi ro tỷ giá
Quy trình quản trị rủi ro tỷ giá gồm 5 bước sau:
- Nhận dạng rủi ro tỷ giá


9

- Phân tích rủi ro tỷ giá
- Đo lường rủi ro tỷ giá
- Kiểm soát, phòng ngừa rủi ro tỷ giá
- Tài trợ rủi ro tỷ giá
1.2.3. Sự cần thiết phải hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá trong ngân hàng
Hiện nay, các ngân hàng thương mại hầu hết đều thực hiện quản trị rủi ro tỷ
giá, nhưng quản trị rủi ro tỷ giá ở các ngân hàng này chưa thực sự hoàn thiện, hiệu
quả quản trị rủi ro tỷ giá chưa cao, đôi khi vẫn còn chịu tổn thất do biến động bất lợi
của tỷ giá hối đoái gây ra.
Do đó, các ngân hàng cần phải nghiên cứu để hoàn thiện lại quản trị rủi ro tỷ
giá ở ngân hàng mình, vì khi hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá sẽ giúp nâng cao khả
năng nhận biết được rủi ro tỷ giá, dự đoán tốt hơn, chính xác hơn những tổn thất

đang và sẽ xảy ra, quy trình quản trị rủi ro chặt chẽ hơn và giảm thiểu được tổn thất.
Từ đó, ngân hàng có thể hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, nâng cao chất
lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM và nâng cao năng lực hội nhập
quốc tế.
1.2.4. Vai trò của quản trị rủi ro tỷ giá
 Vai trò của quản trị rủi ro tỷ giá với ngân hàng thương mại
Trong nỗ lực nhằm thu lợi nhuận, các ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro,
bao gồm cả rủi ro tỷ giá. Ngân hàng có kế hoạch, chiến lược phòng ngừa rủi ro tỷ
giá và quản trị rủi ro tỷ giá có hiệu quả thì mới làm giảm khả năng xảy ra tổn thất
do biến động tỷ giá hối đoái bất lợi gây ra, làm tổn hại đến lợi nhuận của ngân hàng,
nhất là khi tỷ giá biến động do những nguyên nhân khách quan mà bản thân mỗi
ngân hàng không kiểm soát được.
Nếu khả năng dự báo rủi ro tỷ giá của ngân hàng tốt, ngoài phòng tránh tổn
thất, ngân hàng còn có thể thu được những khoản lợi nhuận đáng kể từ việc kinh


10

doanh ngoại hối. Ngược lại, ngân hàng cũng có thể phải trả giá đắt nếu tham gia sâu
vào hoạt động đầu cơ để kiếm lãi mà chưa nắm chắc được các kỹ thuật quản lý rủi
ro liên quan đến hoạt động ngoại hối.
Ngoài ra, ngân hàng quản trị rủi ro tỷ giá tốt và có hiệu quả cũng góp phần
nâng cao uy tín của ngân hàng với khách hàng của mình.
 Vai trò của quản trị rủi ro tỷ giá với khách hàng của ngân hàng
Quản trị rủi ro tỷ giá tốt, thì ngân hàng mới có thể phòng ngừa và kiểm soát
rủi ro tỷ giá, tránh được những tổn thất gây giảm thiểu lợi nhuận ngân hàng. Lợi
nhuận ngân hàng ổn định thì khách hàng của ngân hàng sẽ yên tâm hơn khi giao
dịch với ngân hàng vì khả năng quản trị rủi ro tốt của ngân hàng. Ngoài ra, khi ngân
hàng ổn định lợi nhuận, giảm thiểu sự bất ổn thì tài sản của khách hàng gửi vào
ngân hàng được đảm bảo hơn.

 Vai trò của quản trị rủi ro tỷ giá với nền kinh tế
Khi tỷ giá biến động bất lợi, ngân hàng sẽ bị sụt giảm lợi nhuận hoặc bị lỗ.
Quản trị rủi ro tỷ giá không hiệu quả sẽ gây ra sự bất ổn trong hoạt động và lợi
nhuận của ngân hàng, gây ra sụt giảm lợi nhuận hoặc kinh doanh thua lỗ, nếu bị lỗ
nặng có thể gây ra phá sản. Khi hoạt động của một ngân hàng bất ổn hoặc phá sản
thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại khác và gây ảnh
hưởng xấu đến nền kinh tế.
Ngược lại, nếu các ngân hàng thương mại quản trị rủi ro tỷ giá có hiệu quả,
sẽ góp phần tạo sự ổn định trong hoạt động của các ngân hàng, góp phần kích thích
nền kinh tế phát triển.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tỷ giá
Các nhân tố môi trường
Các quy định, chính sách vĩ mô của Chính phủ đóng vai trò quyết định đối
với hoạt động của nền kinh tế nói chung, đến biến động của tỷ giá hối đoái nói
riêng. Những chính sách đó có thể có lợi cho ngân hàng, nhưng cũng có thể có hại.


11

Khi NHNN thay đổi các quy định, chính sách gây ảnh hưởng đến ngoại hối, tỷ giá
hối đoái hay nền kinh tế, thì cũng sẽ gây ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tỷ giá.
Các yếu tố về mặt pháp lý quy định về quy trình trong quản trị rủi ro không
được chặt chẽ và hợp lý của Chính phủ cũng góp phần khiến các ngân hàng lơ là,
gia tăng rủi ro.
Các yếu tố tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lũ… cũng có ảnh hưởng
đến sự bất thường của biến động tỷ giá, do đó cũng ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tỷ
giá. Ngoài ra, các yếu tố như sự biến động của tình hình chính trị, kinh tế trong
nước và thế giới, sự biến động của tỷ giá hối đoái trong nước và trên thế giới đều
gây đều ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tỷ giá.
Các nhân tố từ ngân hàng

Chiến lược quản trị phù hợp và sự chặt chẽ và hợp lý trong quy trình quản trị
và kiểm tra, giám sát rủi ro tỷ giá là những nhân tố quan trọng trong sự quyết định
sự thành công trong quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái của ngân hàng.
Khả năng phân tích rủi ro tỷ giá và dự báo sự biến động tỷ giá hối đoái hợp
lý cũng góp phần xây dựng quy trình quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái có hiệu quả.
Ngoài ra, trình độ và năng lực quản trị, đạo đức của của nhân viên quản trị
rủi ro và nhân viên giám sát rủi ro cũng là những nhân tố quan trọng trong quản trị
rủi ro tỷ giá.
1.2.6. Các phương pháp quản trị rủi ro tỷ giá
- Áp dụng giải pháp cho vay bằng loại ngoại tệ này nhưng thu nợ bằng loại
ngoại tệ khác ổn định hơn với tỷ giá kỳ hạn đã được ấn định trước trong hợp đồng
tín dụng
- Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong dự trữ và thanh toán, hạn chế tập trung
vào một loại ngoại tệ.
- Sử dụng các kỹ thuật để dự đoán tỷ giá.
- Áp dụng các kỹ thuật bảo hiểm rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, quyền
chọn, hoán đổi ngoại tệ, hợp đồng tương lai.


12

- Chuyển giao rủi ro tỷ giá cho cơ quan bảo hiểm: NH chịu phí bảo hiểm và
khi rủi ro xuất hiện thì cơ quan bảo hiểm sẽ bồi thường thiệt hại cho NH.
- Duy trì trạng thái ngoại hối hợp lý:
 Quản trị bị động: Áp dụng trong trường hợp tỷ giá biến động thất thường,
không theo quy luật, không dự đoán trước được thì NH nên chủ động duy
trì trạng thái ngoại hối bằng 0 và đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh
doanh.
 Quản trị chủ động: Áp dụng trong trường hợp tỷ giá biến động có thể dự
báo trước được.

- Nếu có dự báo tỷ giá tăng: duy trì trạng thái ngoại hối có độ lệch dương.
Nếu có dự báo tỷ giá giảm: duy trì trạng thái ngoại hối có độ lệch âm.
1.3.

Mô hình hồi quy bội và mô hình ARIMA
Để hoàn thiện quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại Vietcombank, trong luận văn

này sẽ đề xuất hai mô hình định lượng có thể sử dụng cho quản trị rủi ro tỷ giá hối
đoái tại Vietcombank:
Mô hình hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến biến động
tỷ giá hối đoái
Mô hình ARIMA để dự báo biến động tỷ giá trong tương lai.
1.3.1. Mô hình hồi quy đa biến
Hàm hồi quy tổng thể ngẫu nhiên với k biến có thể được biểu diễn như sau:
Yt = = β1 + β2*X2t + … + βk* Xkt + Ut
Trong đó, 2, …, k là các hệ số hồi quy riêng, Ut là hạng nhiễu ngẫu nhiên, và
t là quan sát thứ t, n được xem là quy mô toàn bộ của tổng thể.
Phương trình trên cũng được chia thành hai thành phần (1) Thành phần xác
định E(Yt/X2t,…, Xkt), nghĩa là giá trị trung bình có điều kiện của Y theo các giá trị
cho trước của các X, và (2) Thành phần ngẫu nhiên ut đại diện cho tất cả các yếu tố
khác ngoài các biến X2t, …, Xkt có ảnh hưởng lên Yt.
Để ước lượng các hệ số hồi quy riêng ta sử dụng phương pháp tổng bình
phương bé nhất thông thường (OLS). Các giả định của mô hình:


13

1. Các biến độc lập là các biến phi ngẫu nhiên và giá trị được xác định trước
2. Giá trị kỳ vọng của sai số ngẫu nhiên bằng không
3. Phương sai của các yếu tố ngẫu nhiên và phương sai của các yếu tố khác là

đồng đều.
4. Không có hiện tượng tự tương quan giữa sai số ngẫu nhiên
5. Không có hiện tượng tự tương quan giữa biến độc lập và sai số ngẫu nhiên
6. Sai số ngẫu nhiên có phân phối chuẩn
Các ước lượng của OLS khi tuân thủ các giả định sẽ đạt được tiêu chuẩn
BLUE2, có nghĩa là ước lượng không chệch, tuyến tính, và tốt nhất.
 Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy OLS
Xác định giả thiết không (H0) và giả thiết khác (H1), với
H0: β2 = 0; H1: β1 ≠ 0
Bác bỏ H0, nghĩa là kết quả nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê. Ngược lại,
khi ‘không bác bỏ’ H0, nghĩa là kết quả nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê.
Trong luận văn sẽ sử dụng mô hình quy quy đa biến để phân tích sự ảnh
hưởng của lạm phát, lãi suất thực và giá dầu thế giới đến tỷ giá hối đoái trong giai
đoạn từ năm 1991-2013.
1.3.2. Mô hình ARIMA
Một phương pháp rất phổ biến trong việc lập mô hình chuỗi thời gian là
phương pháp trung bình trượt kết hợp tự hồi quy (Auto Regressive Integrated
Moving Average), còn gọi là mô hình ARIMA, được xây dựng dựa trên phương
pháp luận Box-Jenkins.
 ARIMA la viết tắt của 3 thành phần AR, I và MA. Điều đó có nghĩa là
ARIMA là mô hình tổng quát của 3 mô hình sau: mô hình tự hồi quy (AR), mô hình
hồi quy với sai phân (I), và mô hình bình quân di động (MA).
-

Mô hình sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, xem giá trị trong quá khứ của một

biến số cụ thể là một chỉ tiêu tốt phản ánh giá trị trong tương lai của nó, cụ thể, cho
Yt là giá trị của biến số tại thời điểm t với Yt = f(Yt-1, Yt-2, ..., Y0, t).



14

-

AR là viết tắt của Auto Regressive, cho biết sự tự hồi quy của biến. Mô hình

tự hồi quy p - AR(p): trong mô hình tự hồi qui quá trình phụ thuộc vào tổng trọng
số của các giá trị quá khứ và số hạng nhiễu ngẫu nhiên
Yt = φ1Yt-1 + φ2Yt-2 + ...+φpYt-p +δ +εt
-

MA là viết tắt của Moving Averange, mang ý nghĩa trung bình trượt của dữ

liệu. Mô hình trung bình trượt q – MA(q): trong mô hình trung bình trượt, quá trình
được mô tả hoàn toàn bằng tổng trọng số của các ngẫu nhiên hiện hành có độ trễ:
Yt = μ +εt −θ1εt-1 −θ2εt-2 −...−θqεt-q
Cần phải lưu ý là hầu hết các chuỗi thời gian đều không dừng, và các thành
phần AR và MA của mô hình ARIMA chỉ liên quan đến các chuỗi thời gian dừng.
-

I là viết tắt của Integrated, hay còn gọi là tích hợp, là một dạng hàm ngược

của sai phân. Một chuỗi thời gian Yt không dừng là tích hợp bậc nhất, [có nghĩa là
nó có dạng I(1)], thì các sai phân bậc 1 của nó có tính dừng. Tương tự, nếu một
chuỗi thời gian là I(2), thì các sai phân bậc 2 của nó có tính dừng. Tóm lại, nếu một
chuỗi thời gian là I(d), thì sau khi lấy sai phân d lần thì ta có một chuỗi dừng.
Mô hình tổng quát với sai phân bậc d được ký hiệu là I(d).
 Xây dựng mô hình ARIMA(p,d,q) trong đó, p là bậc hồi quy, d là số lần lấy
sai phân chuỗi Yt để được một chuỗi dừng, q là bật trung bình trượt, p và q là bậc
tương ứng của chuỗi dừng. Phương trình tổng quát của mô hình ARIMA là:

Yt = φ1Yt-1 + φ2Yt-2 + ...+φpYt-p +δ +εt − θ1εt-1 −θ2εt-2 −...−θqεt-q
Trong đó: p là bậc hồi quy, d là số lần lấy sai phân chuỗi Yt để được một
chuỗi dừng, q là bật trung bình trượt, p và q là bậc tương ứng của chuỗi dừng.
Việc xác định p và q sẽ phụ thuộc vào các đồ thị SPACF = f(t) và SACF =
f(t). Với SACF là hàm tự tương quan mẫu và SPACF là hàm tự tương quan mẫu
riêng phần (Sample Partial Autocorrelation):


15

Chọn giá trị của p nếu đồ thị SPACF có giá trị cao tại độ trễ 1, 2, ..., p
và giảm nhiều sau p và dạng hàm SAC giảm dần.
Chọn giá trị của q nếu đồ thị SACF có giá trị cao tại độ trễ 1, 2, ..., q
và giảm nhiều sau q và dạng hàm SPAC giảm dần.
 Ước lượng các tham số của mô hình
Các hệ số của mô hình ARIMA được xác định bằng phương pháp ước lượng
thích hợp cực đại. Sau đó chúng ta kiểm định và bằng thống kê t. Ước lượng sai số
bình phương trung bình của phần dư: S2
 Kiểm định mô hình
Kiểm tra phần dư có phải là nhiễu trắng không. Nếu phần dư là nhiễu trằng
thì chấp nhận mô hình, trong trường hợp ngược lại, chúng ta phải tiến hành lại từ
đầu.
 Dự báo bằng mô hình ARIMA: tiến hành xác định giá trị dự báo và khoảng
tin cậy cho dự báo với độ tin cậy 95% và k=1.96.
Trong luận văn, tác giả sẽ sử dụng mô hình ARIMA để dự báo biến động tỷ
giá hối đoái trong tương lai, dựa theo chuỗi dữ liệu tỷ giá USD/VND trung bình quý
của giai đoạn quý IV/2007-quý III/2014
1.4.

Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái

Trược khi đi vào phân tích thực trạng quản trị rủi ro tỷ giá hối đoái tại

Vietcombank, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số sự kiện thất bại trong quản trị rủi ro tỷ
giá hối đoái của một số ngân hàng trên Thế giới và phân tích nguyên nhân thất bại
và bài học kinh nghiệm từ các sự kiện đó.
1.4.1. Bài học tài chính kinh điển của ngân hàng Barings và Nicolas Leeson
Vào năm 1995, chỉ trong vòng có một tuần lễ, Nicolas Leeson, một nhân
viên ngân hàng Barings đã làm tiêu tan trong mây khói gần 1 tỷ euros, bằng số tiền
mà ngân hàng này tích luỹ hàng năm trong suốt gần 250 năm. Sự kiện này đã gây
chấn động hệ thống ngân hàng nước Anh vì Barings là một ngân hàng danh tiếng và
rất có uy tín tại Anh. Nhiều cuộc phân tích sự việc đã được tiến hành để tìm ra các
bài học kinh nghiệm cho hoạt động kinh doanh ngân hàng ở châu Âu.


×