Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.7 MB, 51 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP

GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: THIẾT BỊ ĐIỆN GIA DỤNG
NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐNCKNN
ngày tháng năm 2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Cơ khí nông
nghiệp)

(Lưu hành nội bộ)
Dùng cho đào tạo trình độ: Cao đẳng
Nhóm tác giả, biên tập, biên soạn
Chủ biên:
Hoàng Văn Hùng
Biên tập, biên soạn:
Hoàng Văn Hùng

VĨNH PHÚC, NĂM 2016

1


MỤC LỤC
Tên Bài

Trang

Bài mở đầu: Khái quát chung về thiết bị điện gia dụng
Bài 1. Thiết bị cấp nhiệt.
1. Khái niệm và phân loại.


2. Bàn là điện.

3. Bếp điện
4. Nồi cơm điện
5. Bình nước nóng gián tiếp:
Bài 2. Máy biến áp gia dụng
2.1. Khái niệm và phân loại.
2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biết áp một pha.
2.3. Các loại biến áp thông dụng.
Bài 3. Động cơ điện gia dụng.
3.1. Khái niệm và phân loại
3.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ KĐB một pha có
vòng ngắn mạch.
3.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ KĐB 1 pha
có cuộn dây phụ – khởi động bằng tụ điện.
3.4. Sử dụng và sửa chữa động cơ điện một pha.
3.5. Một số động cơ điện thông dụng.
Bài 4. THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH
4.1. Khái niệm và phân loại
4.2. Tủ lạnh
Bài 5. Điều hoà nhiệt độ
5.1. Khái Niệm
5.2. Phân loại : theo cấu tạo một cụm, 2 hoặc nhiều cụm.
5.3. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy điều hoà
Bài 6. Các loại đèn gia dụng và trang trí.
6.1. Đèn sợi đốt.
6.2. Đèn huỳnh quang.
6.3. Đèn thuỷ ngân áp suất cao.
6.4. Đèn halogen
6.5. Đèn compac

Bai 7: Thực hành lắp đặt điện gia dụng
7.1. Mạch điện đèn huỳnh quang (đèn nêông)

2

4
4
4
5
8
10
14
19
19
19
21
25
25
25
26
28
29
33
33
34
39
39
40
40
48

48
48
49
50
50
50
50


7.2. Mạch điện điều khiển đèn ở 2 vị trí
7.3. Mạch điện điều khiển đèn ở 3 vị trí
7.4. Mạch điện điều khiển đèn nhà 3 tầng dùng công tắc 3 cực
7.5. Mạch điện điều khiển nhiều đèn
Tài liệu tham khảo

3

50
51
51
51
52


Bài mở đầu: Khái quát chung về thiết bị điện gia dụng
Thiết bị điện gia dụng là một trong các môn học kỹ thuật chuyên nghành của các
chuyên ngành điện công nghiệp …Nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản
về cách sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa một số thiết bị điện dùng trong gia đình hiện nay.
Phân tích được cấu tạo, nguyên lý của một số thiết bị điển hình như: bàn là điện, nồi cơm
điện, ấm điện, tủ lạnh, máy điêu hòa nhiêt độ cũng như lựa chọn được các thiết bị phù

hợp với yêu của hộ gia đình.
Với mục tiêu trên, nội dung môn học được chia thành 6 bài như sau:
Bài mở đầu: Khái quát chung về thiết bị điện gia dụng
Bài 1: Thiết bị cấp nhiệt
Bài 2: Máy biến áp gia dụng
Bài 3: Động cơ điện gia dụng
Bài 4: Thiết bị điện lạnh
Bài 5: Thiết bị điều hòa nhiệt độ
Bài 6: Các loại đèn gia dụng và trang trí
Bài 7: Thực hành lắp đặt điện gia dụng
Các bài học trên được sắp xếp theo trình tự phù hợp với nhận thức và phát triển nhận
thức của người học nghề, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao hơn khi đọc giáo trình này
người học cần nắm vững các kiến thức cơ bản của các môn học cơ sở khác, đặc biệt là các
môn như máy điện, điện tử công suất, trang bị điện. Đối với hệ cao đẳng kỹ thuật và cao
đẳng nghề cần nắm vững cả 7 bài của giáo trình. Tuy nhiên trong các bài giảng cần tăng
cường liên hệ, so sánh với các cơ cấu sản xuất, các hệ thống truyền động trong công
nghiệp để người học có cái nhìn tổng thể hơn. Để thực hiện biên soạn giáo trình này tác
giả đã dựa vào các tài liệu tham khảo chính nêu ở cuối giáo trình, kết hợp với kinh
nghiệm giảng dạy ở bậc cao đẳng nghề. Tác giả cố gắng trình bày các vấn đề một cách
đơn giản, dễ tiếp thu cho người học. Tuy nhiên do trình độ và thời gian hạn chế nên chắc
rằng giáo trình còn nhiều sai sót, rất mong được sự đóng góp xây dựng của bạn đọc.
Bài 1. Thiết bị cấp nhiệt.
1. Khái niệm và phân loại.
Khi dòng điện đi trong bất cứ vật dẫn nào cũng làm nó nóng lên. Theo định luật
Jun- Lenxơ cho biết nhiệt lượng Q tỏa ra trên dây tuỳ thuộc vào R của dây dẫn, dòng điện
I và thời gian duy trì t của dòng điện đi trong dây dẫn đó.
là:

Vậy nhiệt lượng toả ra khi cho dòng điện chạy trong một dây dẫn trong thời gian t
Q= 0,24.R.I2.t (calo).b


Từ mối quan hệ này người ta dùng dây dẫn có điện trở suất lớn và chịu được nhiệt
độ cao để làm dây đốt nóng (biến điện năng thành nhiệt năng) cho các thiết bị như: Bếp
điện, bàn là, ấm đun nước, nối cơm điện...
Dây đốt nóng là những hợp kim như:
- Nikel-Crôm, điện trở suất  = 1,1.mm2/m, nhiệt độ làm việc từ 100011000C.
- Dây Sắt-Crôm, điện trở suất  = 1,3.mm2/m, nhiệt độ làm việc 850oC.

4


2. BÀN LÀ ĐIỆN.

2.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bàn là
2.1.1. Bàn là không có bộ phận phun nước:
2.1.1.1. Cấu tạo của bàn là không có bộ phận phun nước:
Bàn là điện có nhiều loại khác nhau tuỳ theo các hãng sản xuất, nhưng nó
đều có một nguyên lý chung. Hình 1.2 là sơ đồ nguyên lí mạch điện của bàn là
không có bộ phận phun nước bàn là này thông thường có điện áp 100V hoặc 220V,
công suất 1000W.

1 L
2 N
3 GND
J1
100V-220V/50Hz

F1 FUSE

SW1


Power

R1 §iÖn trë nhiÖt

1
R2 R

2

Led

Red

OCR
3

Hình 1.2: Sơ đồ mạch điện của bàn là không có
bộ phận phun nước.

Hình 1.1: Hình dạng thực tế của
một loại bàn là không có bộ
phận phun nước.
*Cấu tạo: Về phương diện bên ngoài thì bàn là không có bộ phận phun nước thông
thường được chế tạo theo kiểu dáng như hình 1.1. Vỏ thường làm bằng nhựa cứng
chịu nhiệt có tráng men hoặc sơn theo các màu sáng sang trọng. Bên dưới là mặt ủi
được chế tạo bằng hợp kim nhôm gia công nhẵn bóng, không đục lỗ và có phủ lớp
men chống ôxy hoá để dễ dàng di chuyển trên các loại vải. Phía sau thường là vị trí
gắn dây dẫn, phích cắm và đèn báo có loại thì đèn báo đặt dưới hay bên cạnh tay
cầm. Tại đoạn cuối của dây dẫn người ta chế tạo thêm một ốp nhựa dẻo (hoặc lò xo

phản kháng) có đàn hồi để trong quá trình ủi cũng như di chuyển để mềm mại sự di
chuyển của dây dẫn tránh dối dây và đứt ngậm bên trong. Giữa bàn là là một mâm
xoay (núm điều chỉnh) nhiệt độ đã được ghi theo các mức qui định của nhà sản
xuất, dành cho người sử dụng tuỳ thuộc vào chất liệu vải trong khi ủi để điều chỉnh
cho phù hợp.
Về phương diện bên trong chủ yếu là mạch điện như hình 1.2 phần tử sinh
nhiệt chính là điện trở nhiệt R 1 được gắn trên mặt ủi. Quá trình khống chế nhiệt độ
được thực hiện bởi phần tử rơ le nhiệt OCR. Việc báo hiệu bàn ủi đang hoạt động
hay không hoạt động sử dụng đèn báo chuyên dụng 100V-220V hoặc dùng đèn led
có mắc điện trở hạn dòng R 2. Một số hãng người ta còn lắp thêm phần tử cần chì F 1
để bảo vệ ngắn mạch.

5


2.1.1.2. Nguyên lý làm việc của bàn là không có bộ phận phun nước:
Bàn là không có bộ phận phun nước được trình bày theo sơ đồ mạch điện
hình 1.2. Điều chỉnh nhiệt độ bằng rơ le nhiệt 0CR làm cho tiếp điểm của rơ le SW 1
đóng lại, mạch điện được kín mạch. Dây điện trở R1 được cấp điện, đồng thời đèn
báo hiệu led sáng. Tuỳ vị trí điều chỉnh rơ le nhiệt 0CR để trục ví 3 thay đổi khoảng
cách vị trí tiếp điểm SW1 của rơ le nhiệt theo các loại bàn là mà có nhiệt độ làm
việc khác nhau. Trong một khoảng thời gian nhất định, mặt ủi nóng lên, thanh
lưỡng kim 2 của rơ le nhiệt cong lên đến nhiệt độ xác định, nó sẽ đẩy tiếp điểm
SW1 làm hở mạch điện, dây điện trở R 1 mất điện, đồng thời đèn báo hiệu led tắt.
Sau một khoảng thời gian bàn ủi giảm nhiệt độ, thanh lưỡng kim 2 nguội đi, trở về
vị trí ban đầu, tiếp điểm SW1 của rơ le nhiệt tự động đóng lại, dây điện trở R 1 lại
được cấp điện, đèn báo hiệu led sáng. Cứ như vậy chương trình hoạt động của bàn
là sẽ lặp đi lặp lại theo nguyên lý trên. Thời gian đóng mở của rơ le OCR nhiệt phụ
thuộc vào việc điều chỉnh trục vít 3, được gắn vào mâm xoay hay núm điều chỉnh
tuỳ thuộc vào chất liệu vải mà trên mâm xoay nhà chế tạo đã chỉ những vị trí điều

chỉnh nhiệt độ.
2.1.2. Bàn là có bộ phận phun nước:
2.1.2.1. Cấu tạo của bàn là có bộ phận phun nước:
Về phương diện tổng quan thì
cấu tạo của bàn là có bộ phận phun
nước gần giống với bàn là không có bộ
phận phun nước. Trên bàn là có bộ
phận phun nước thì có thêm một số chi
tiết cấu tạo sau: Mặt ủi được chế tạo
bằng hợp kim nhôm gia công nhẵn
bóng, có đục lỗ để tạo hơi nước, Chốt
mở khoá tháo bộ phận chứa nước, nút
ấn phun nước phía trước, nút ấn mở
nước dưới mặt ủi, lỗ đổ nước vào hốc
chứa nước và đầu phun nước phía
trước.
Hình 1.3: Hình dạng thực tế của một
loại bàn là có bộ phận phun nước.
2.1.2.2. Nguyên lý làm việc của bàn là có bộ phận phun nước:
Về phần điện thì bàn là có bộ phận phun nước có nguyên lý giống như bàn
là không có bộ phận phun nước. Nhưng trên bàn là có bộ phận phun nước sử dụng
áp lực hơi nước trên mặt ủi khi tác động “nút mở nước dưới mặt ủi” nên bàn là này
thường có ưu điểm phù hợp với các loại vải và ủi được nhanh hơn. Đối với các vị
trí khó tiếp xúc toàn bộ mặt ủi thông thường sử dụng hệ thống phun nước phía
trước khi tác động “nút ấn phun nước phía trước” để làm ướt vải rồi sử dụng mũi
mặt ủi để len lỏi vào tạo áp lực hơi nước cho các vị trí khó tiếp xúc.

6



2.2. Sửa chữa, thay thế các bộ phận của bàn là
2.2.1. Rơ le nhiệt:
2.2.1.1. Sửa chữa rơ le nhiệt:
Rơ le nhiệt trong bàn là có cấu tạo như hình 1.4 trong đó bao gồm các chi tiết sau:
- Trục vít: Dùng để điều chỉnh nhiệt độ.
- Cam sứ: Dùng để giữ và thay đổi lực phản kháng của thanh lưỡng kim tiếp
điểm.
- Tiếp điểm: Dùng để đóng cắt nguồn cho điện trở nhiệt.
- Lót cách điện: Dùng để cách điện ra vỏ.
- Điểm đấu dây cấp nguồn: Dùng để đấu dây nguồn vào và ra.
- Vị trí bắt vào mâm nhiệt: Dùng để cố định rơ le nhiệt vào mâm nhiệt.

Hình 1.4: Hình dạng thực tế của rơ le nhiệt trong bàn là điện.
Hiện tượng, hư hỏng

Cách kiểm tra và biện pháp khắc phục sửa chữa

- Dùng đồng hồ vạn năng ở chế độ đo điện trở để
thang đo Rx1để kiểm tra sự tiếp xúc của tiếp điểm.
Tiếp xúc hai que đo của đồng hồ vào hai vị trí đấu
dây cấp nguồn vào ra của rơ le nhiệt nếu thấy kim
đồng hồ chỉ:
- Tiếp điểm của rơ le
+ Rtđ≈0Ω là tiếp điểm tiếp xúc tốt (tiếp điểm sạch).
nhiệt tiếp xúc không tốt
+ Rtđ= 1Ω trở lên đến vài chục ôm là tiếp điểm tiếp
hoặc không tiếp xúc.
xúc không tốt (tiếp điểm không sạch).
+ Rtđ= ∞Ω là tiếp điểm không tiếp xúc.
- Dùng giấy nhám mịn chà bề mặt tiếp điểm, sau đó

dùng kìm kẹp kiểm tra sao cho khi ép hai mặt tiếp
xúc của tiếp điểm được áp khít vào nhau.
- Cam sứ đội tiếp điểm
- Dùng mắt thường quan sát cam sứ của rơ le nhiệt.
bị vỡ hoặc bị tuột.
7


- Gia công một cam sứ khác phù hợp với kích thước
cam sứ bị vỡ, để dễ dàng gia công cam sứ đội tiếp
điểm thì nên sử dụng loại gỗ phíp chịu nhiệt.
- Quá trình cam sứ tuột khỏi vị trí đội tiếp điểm thông
thường do panh kẹp trên tiếp điểm bị lỏng hoặc quá
trình tiếp xúc nhiệt nhiều lần nên bị giãn nở. Khi lắp
cam sứ trở lại đúng vị trí rồi dùng kìm kẹp ép lại
panh kẹp để cố định cam sứ.
- Tiếp điểm trên rơ le
- Dùng mắt thường quan sát sự mòn vẹt của tiếp điểm
nhiệt bị mòn vẹt hoặc
rơ le nhiệt.
thanh lưỡng kim không
- Thay mới rơ le nhiệt.
còn khả năng đàn hồi.
3. BẾP ĐIỆN
3.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của bếp điện
3.1.1. Bếp điện có công suất không đổi:
3.1.1.1. Cấu tạo của bếp điện có công suất không đổi:
Bếp điện cũng là thiết bị gia nhiệt dùng dây điện trở, có nhiều công suất
khác nhau. Trước đây bếp điện kiểu hở được sử dụng rộng rãi vì tính kinh tế,
nhưng loại này không an toàn, hiệu suất thấp, nay được thay thế bằng bếp điện kiểu

kín có hiệu suất cao hơn và an toàn hơn.
- Cấu tạo: Bếp điện có hai bộ phận chính là dây đốt nóng và thân bếp
+ Dây đốt nóng thường làm bằng hợp kim niken-crôm
a) Bếp điện kiểu hở:
*Cấu tạo bếp điện kiểu hở:
Dây đốt nóng của bếp điện kiểu hở
được quấn thành lò xo, đặt vào rãnh
của thân bếp (đế) làm bằng đất chịu
nhiệt. Hai đầu dây sợi đốt được luồng
trong chuỗi hạt cườm.

Hình 2.1: Hình dạng thực tế của bếp
kiểu hở.

8


b) Bếp điện kiểu kín:
*Cấu tạo của bếp điện kiểu kín:
Dây đốt nóng được đúc kín trong
ống (có chất chịu nhiệt và cách điện
bao quanh dây đốt nóng) đặt trên thân
bếp làm bằng nhôm, gang hoặc sắt.
1. Đèn báo
2. Công tắc
3. Dây đốt nóng
Hình 2.2: bếp kiểu kín.
4. Thân bếp
3.1.1.2. Nguyên lý làm việc của bếp điện có công suất không đổi:
OCR

*Nguyên lý làm việc:
SW1 C«ng t¾c
Cấp điện cho bếp thì đèn báo
DS1
2
LAMP
1
DS1 sáng, đóng công tắc SW1 điện trở
J1
1
nhiệt R1 có điện, sau một khoảng thời 220V
2
3
gian đốt nóng đến nhiệt độ định mức
F1 FUSE
R1 §iÖn trë nhiÖt
thì rơ le nhiệt OCR mở tiếp điểm làm
dây điện trở R1 mất điện đồng thời đèn
Hình 2.3: Sơ đồ mạch điện của bếp
báo DS1 tắt.
điện có công suất không đổi
Khi nhiệt độ trên điện trở nhiệt R1 giảm dưới định mức thì tiếp điểm rơ le
nhiệt OCR lại đóng lại. Chương trình hoạt động của bếp được lặp lại như trên.
3.1.2. Bếp điện có công suất thay đổi được:
3.1.2.1. Cấu tạo của bếp điện có công suất thay đổi được:
*Cấu tạo:
Loại bếp này vỏ ngoài bằng sắt có
tráng men. Dây điện trở được đúc kín
trong ống, đảm bảo độ bền, hiệu suất
cao, cách điện tốt, công suất tối đa

2kW, điện áp 220V.
1. Đèn báo
2. Công tắc (chuyển mạch)
3. Dây đốt nóng
Hình 2.4: Hình dạng thực tế của bếp
4. Thân bếp
điện có công suất thay đổi.

9


SW1
ChuyÓn m¹ch
C

OCR
DS1
LAMP
J1
220V

1
2
3

2
1
C

F1 FUSE


SW2
ChuyÓn m¹ch

0
1
2
3
4
0
1
2
3
4

R1 §iÖn trë nhiÖt

R2 §iÖn trë nhiÖt

Hình 2.5: Sơ đồ mạch điện của bếp điện có công suất thay đổi được.
3.1.2.2. Nguyên lý làm việc của bếp điện có công suất thay đổi được:
*Nguyên lý làm việc:
Bếp có một công tắc chuyển mạch để nấu được 4 chế độ khác nhau:
- Vị trí công tắc ở số 4, nhiệt độ cao nhất (650 0 ÷ 7500C) 2 điện trở nối song
song, công suất cỡ 1kW.
- Vị trí công tắc ở số 3. Nhiệt độ trung bình (550 0 ÷ 6500C), công suất cỡ
600W.
- Vị trí công tắc ở số 2, nhiệt độ (4500 ÷ 5000C), công suất 400W.
- Vị trí công tắc ở số 1, nhiệt độ thấp nhất (250 0 ÷ 4000C), ở vị trí này 2 dây
điện trở nối tiếp với nhau, công suất cỡ 250W.

Với loại bếp này thông thường rơ le nhiệt chỉ hoạt động ở mức nhiệt độ lớn
nhất theo đinh mức.
3.2. Thay thế các bộ phận, sửa chữa bếp điện
3.2.1. Rơ le nhiệt:
3.2.1.1. Sửa chữa rơ le nhiệt:
Hiện tượng, hư hỏng
Biện pháp khắc phục và sửa chữa
- Dùng giấy nhám mịn chà bề mặt tiếp điểm, sau
Tiếp điểm của rơ le nhiệt
đó dùng kìm kẹp kiểm tra sao cho khi ép hai mặt
không tiếp xúc.
tiếp xúc của tiếp điểm được áp khít vào nhau.
Tiếp điểm trên rơ le nhiệt bị - Thay mới rơ le nhiệt
mòn vẹt hoặc thanh lưỡng kim
không còn khả năng đàn hồi.
3.2.1.2. Thay thế rơ le nhiệt:
Quá trình thay mới rơ le nhiệt được thực hiện theo thứ tự các bước như sau:
+ Tháo vỏ bếp điện, tháo dây nguồn vào và dây dẫn vào công tắc (chuyển
mạch) trên rơ le nhiệt
+ Lấy dấu vị trí rơ le nhiệt rồi tháo ốc vít tách rời rơ le nhiệt ra khỏi mâm
nhiệt
+ Lắp rơ le nhiệt mới vào theo đúng vị trí lấy dấu các bước được thực hiện
ngược lại so với các bước tháo rơ le nhiệt.
10


4. NỒI CƠM ĐIỆN
4.1. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của nồi cơm điện
Hiện tại trên thị trường có khá nhiều nhãn hiệu nồi cơm điện khác nhau từ
Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,…và Việt Nam, nhưng về cơ bản được

phân thành 2 loại chính: nồi cơm điện cơ , nồi cơm kỹ thuật số (nồi cơm điện tử) và
nồi cơm cao tần.
4.1.1. Nồi cơm điện cơ:
4.1.1.1. Cấu tạo của nồi cơm điện cơ:
Nồi cơm điện cơ là loại nồi có rơ le
tự ngắt, xuất hiện trên thị trường từ
hơn 20 năm nay, hoạt động dựa trên
nguyên lý cơ học, khi nhiệt độ đạt đến
mức nhiệt nhất định khoảng 102 độ C
thì rơ le này sẽ tự ngắt và chuyển sang
chức năng giữ ấm.
Loại nồi này chỉ có 2 chức năng :
nấu chín và giữ ấm thông thường, vì
thế mà giá của chúng chỉ tầm từ
300,000 đến 1 triệu đồng, và tất nhiên
cũng có sản phẩm giá cao hơn, tùy
hãng sản xuất và dung tích nồi.
Hình 4.1: Hình dạng thực tế nồi cơm
điện cơ.
4.1.2. Nồi cơm điện tử:
4.1.2.1. Cấu tạo của nồi cơm điện tử
Nồi cơm kỹ thuật số hay nồi cơm điện tử, có khả năng tự điều chỉnh nhờ một
chip điện tử (vi xử lý) đã được cài đặt sẵn các chương trình nấu nướng. Việc điều
chỉnh và cài đặt được hiển thị thông qua một màn hình tinh thể lỏng LCD hay led 7
thanh, do vậy mà ngoài chức năng nấu cơm thì nồi kỹ thuật số có thể dùng để nấu
cơm nếp, nấu cháo, làm bánh hay hầm, xào,..

11



Hình 4.2: Hình dạng thực tế nồi cơm điện kỹ thuật số (nồi cơm điện tử).
Trên thị trường hiện nay có hai dòng sản phẩm chính hãng Nhật Bản và Thái
Lan của một số thương hiệu như Tiger, Panasonic, Hitachi, Sharp, Zojirushi,
Toshiba... với các loại dung tích phổ biến là 1,8L, 1L và 0,5L.
4.1.2.2. Nguyên lý làm việc của nồi cơm điện tử:
4.1.3. Nồi cơm cao tần:
4.1.3.1. Cấu tạo của nồi cơm cao tần:
Một số model Panasonic có thêm chức năng nướng bánh và tiềm thức ăn, sản
xuất tại Nhật Bản - Thái Lan. Trong khi đó, loại sản phẩm cao cấp của Nhật như
Tiger ngoài lớp chống dính bên trong, còn có thêm lớp men chống trầy bên ngoài,
hai mâm nhiệt làm nóng bên trên, bên dưới giữ cơm ấm đều 12 tiếng với nhiệt độ
cao nhất đến 6000C, đảm bảo cho người sử dụng luôn có cơm nóng như vừa chín
tới.
Tuy nhiên sự hiện đại chưa hẳn đã
phổ biến bởi người tiêu dùng còn e
ngại khi mua sắm nồi cơm cao tần do
khó sử dụng và giá thành còn cao.
Do sản phẩm này có quá nhiều tính
năng nên đòi hỏi người sử dụng phải
có sự am hiểu nhất định về quá trình
vận hành của nó để có những thao tác
đúng trong việc điều chỉnh, cài đặt
nhiệt độ/ thời gian, định lượng thực
phẩm cho phù hợp với món ăn.
Bên cạnh đó việc tháo lắp, lau rửa
cũng phức tạp hơn, đòi hỏi đúng kỹ Hình 4.3: Hình dạng thực tế của nồi
thuật để đảm bảo các mạch điện tử cơm cao tần. Với model JKC-R10W có
hoặc màn hình tinh thể lỏng LCD
5 lớp chống dính.
không bị hỏng hóc.

12


4.1.3.2. Nguyên lý của nồi cơm cao tần:
4.1.2. Cấu tạo:
Về phương diện phân loại thì có 3 loại nồi cơm: nồi cơm điện cơ, nồi cơm
điện tử và nồi cơm cao tần. Nhưng chức năng nhiệm vụ thì giống nhau, nên về cấu
tạo cũng chỉ lấy đại diện một loại nồi cơm điện.
Cấu tạo của nồi cơm điện thường có 2 lớp vỏ. Giữa 2 lớp vỏ đặt bông thủy
tinh giữ nhiệt. Dây điện trở R1 (điện trở chính) được đúc kín trong ống có chất chịu
nhiệt và cách điện với vỏ ống, đặt ở đáy nồi, giống như một bếp điện, điện tở phụ
R2 được gắn trên thành nồi như hình vẽ. Nồi nấu làm bằng nhôm đặt khít trong vỏ,
để chống dính cho nồi người ta thường phủ bên trong nồi một lớp men mỏng đặc
biệt màu ghi nhạt.
1. Vỏ nồi.
2. Soong.
3. Nắp trong.
4. Nắp nồi.
5. Đèn báo hiệu: hẹn giờ nấu cơm và ủ
cơm.
6. Công tắc đóng cắt điện.
7. Núm hẹn giờ.
Hình 4.4: Cấu tạo nồi cơm điện cơ.
Vung nồi có van an toàn, khi đậy vung khít chặt với nồi, nhiệt năng không
phát tán ra ngoài, ngoài vỏ có cốc hứng nước ngưng tụ để khỏi rơi xuống sàn bếp.
4.3. Nguyên lý làm việc của nồi cơm điện:
Sơ đồ mạch điện đơn giản nhưng có
thể làm việc tự động ở 2 chế độ:
- Chế độ nấu cơm, dùng một điện trở
nhiệt chính R1 trên mâm nhiệt đặt dưới

đáy nồi.
- Chế độ ủ cơm hoặc ninh thực phẩm
dùng thêm một điện trở nhiệt phụ R2
có công suất nhỏ được gắn vào thành
nồi. Việc nấu cơm hoặc ủ cơm được
Hình 4.5: Sơ đồ nồi cơm cơ thông
thực hiện hoàn toàn tự động.
dụng hiện nay.
Nguyên lý đầy đủ và đại diện cho một loại nồi cơm điện được thực hiện theo
sơ đồ hình 4.6: Khi cấp điện cho nồi cơm đèn màu vàng (Led 1) sáng báo hiệu đã có
nguồn, đồng thời thiết bị cũng đang ở chế độ giữ nhiệt điện trở nhiệt phụ (R 2) được
cấp điện. Tác động công tắc (SW 1) đèn màu đỏ (Led2) sáng còn đèn màu vàng
(Led1) tắt thiết bị ở chế độ sinh nhiệt điện trở nhiệt chính (R 1) được cấp điện. Công
13


tắc (SW1) tự giữ nhờ lực hút của nam châm vĩnh cửu (4) trong rơ le từ nhiệt. Khi
thiết bị thực hiện xong chế độ sinh nhiệt, nhiệt độ cao đến định mức làm mất từ
tính trong nam châm vĩnh cửu (4) lò xo phản kháng (2) thắng lực hút của nam
châm đẩy công tắc (SW1) hở mạch điện trở nhiệt chính R1) mất điện. Trạng thái đèn
báo đảo ngược lại đèn màu đỏ (Led2) tắt, đèn màu vàng (led1) sáng báo hiệu đã thực
hiện xong chế độ nấu đồng thời thiết bị chuyển về trạng thái giữ nhiệt điện trở nhiệt
phụ (R2) được cấp điện.
4.2. Một số sơ đồ nồi cơm điện
2.1. Sơ đồ nguyên lý mạch điện của nồi cơm điện cơ:
F1 FUSE

SW1

Power


R1 §iÖn trë nhiÖt chÝnh
1
2
3

1 L
2 N
3 GND
J1
220v /50Hz

N S

4
5

R¬ le tõ nhiÖt

R2 §iÖn trë nhiÖt phô
R3 R

Led1
Y ELLOW

R4 R

Led2
RED


Hình 4.6: Sơ đồ mạch điện của nồi cơm điện cơ.
* Tác dụng các phần tử:
+ J1: Jắc cắm 3 chân (3P), trong đó có 2P các điện áp nguồn và 1P nối đất an toàn.
+ F1: Cầu chì dùng để bảo vệ ngắn mạch.
+ SW1: Công tắc dùng để đóng cắt điện cho điện trở nhiệt chính R1.
+ R1: Điện trở nhiệt chính dùng để nấu cơm (Cook).
+ R2: Điện trở nhiệt phụ dùng để ủ cơm (Warm).
+ Led1: Đi ốt phát quang màu vàng dùng để báo hiệu chế độ ủ cơm.
+ Led2: Đi ốt phát quang màu đỏ dùng để báo hiệu chế độ nấu cơm.
+ R3 và R4: Điện trở hạn dòng cho 2 led báo hiệu chế độ làm việc.
* Rơ le từ nhiệt:
1: Sắt từ.
4: Nam châm vĩnh cửu.
2, 3: Lò xo phản kháng.
5: Đòn bẩy.
2.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điện của nồi cơm điện tử:
2.3. Sơ đồ nguyên lý mạch điện của nồi cơm cao tần:
5. Bình nước nóng gián tiếp:
5.1. Cấu tạo của bình nước nóng gián tiếp:

14


Hình 5.4: Mô tả cấu tạo toàn diện của
Hình 5.3: Hình dạng thực tế của bình
bình nước nóng gián tiếp:
nước nóng gián tiếp.
1. Lõi bình nước nóng gián tiếp: Lõi bình được làm từ thép tấm chuyên dùng được tráng
men. Thép tấm được chế tạo thành 2 nửa, rồi được xử lý tẩy dầu mỡ và tẩy gỉ. Sau đó
được hàn kín lại với nhau và được tạo độ nhám bề mặt bên trong lõi bình. Tiếp theo được

tráng một lớp men thủy tinh rồi cho vào lò nung ở nhiệt độ 800 đến 8600C. Ở nhiệt độ này
các phần tử thép giãn nở hết cỡ tạo điều kiện cho men thủy tinh nóng chảy thẩm thấu vào
bề mặt tạo thành một lớp liên kết bền vững giữa thép và thủy tinh. Lớp men thủy tinh này
có tác dụng bảo vệ không cho lõi bình bị ăn mòn trong điều kiện môi trường nước.
2. Lớp cách nhiệt: Lớp xốp giữ nhiệt bằng Polyurethane (PU) được bơm vào khoảng
trống giữa vỏ nhựa và lõi bình với mật độ cao nhằm làm giữ nhiệt và giảm tối đa tổn thất
nhiệt khi đun nước trong bình giúp tiết kiệm điện năng.
3. Vỏ bình nước nóng gián tiếp: Vỏ bình nước nóng gián tiếp thường được làm bằng nhựa
đối với các loại bình nhỏ và bằng thép sơn tĩnh điện đối với các loại bình cỡ lớn.
4. Thanh gia nhiệt (Heating Element): Thanh gia nhiệt bình nước nóng thường được
làm bằng hợp kim hoặc bằng đồng. Thanh gia nhiệt phải đảm bảo những điều kiện như
truyền nhiệt tốt, cách điện tốt và thời gian sử dụng cao.
5. Thanh Magiê (Magnesium Anode): Dù có cố gắng đến mấy cũng không thể tráng
men phủ kín toàn bộ lòng bình nước nóng, đặc biệt là các khu vực mối hàn hai nửa bình
nước nóng và mối hàn của đường nước ra và nước vào. Thậm chí men có thể bị bong một
vài điểm do công nghệ và dây chuyền tráng men không hoàn hảo hoặc do va chạm trong
quá trình vận chuyển. Khi tiếp xúc trực tiếp với nước, các tiếp điểm tiếp xúc bị ăn mòn
dẫn đến thủng, gây ra những hậu quả khôn lường nguy hiểm đến tính mạng cho người sử
dụng.
Thanh magiê được lắp trong bình nước nóng tráng men có chức năng bảo vệ các
điểm hở, không được men phủ kín trong bình nước nóng tráng men làm cho quá trình han
gỉ tại các điểm hở trong bình nước nóng tráng men không diễn ra do đó nó bảo vệ lõi bình
không bị thủng.

15


Bề mặt tráng men của lõi bình nước nóng càng hở nhiều thì thanh Magiê tan ra
càng nhanh. Khi thanh Magiê tan hết, lúc đó bình nước nóng không được bảo vệ, cần phải
thay thế thanh Magiê khác.

Ngoài ra chất lượng thanh Magiê cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo
vệ bình nước nóng tráng men. Như chúng ta đã biết, do có tính chất riêng rất đặc biệt nên
Magiê có chức năng bảo vệ bình nước nóng tráng men. Nếu thanh Magiê có lẫn quá nhiều
tạp chất hay các kim loại khác, thì tác dụng bảo vệ bình nước nóng giảm đi đáng kể.
Tuổi thọ của thanh Magiê trong bình nước nóng tráng men còn phụ thuộc nhiều
vào cách thức vào vị trí lắp đặt của thanh Magiê trong bình nước nóng.
Chất lượng nước cũng là một trong những yếu tố có thể làm tuổi thọ của thanh
Magiê tăng hay giảm.
- Những quan điểm hiểu sai về thanh Magiê trong bình nước nóng:
+ Thanh Magiê không có chức năng lọc nước, khử đóng cặn trong bình nước nóng.
+ Thanh Magiê có thể dùng trong bình nước nóng Inox (thanh Magiê chỉ được
khuyến cáo dùng cho bình nước nóng tráng men, trường hợp dùng cho bình Inox, thanh
Magiê sẽ tan rất nhanh, điều này có nghĩa thời gian bảo vệ quá ngắn nên không hiệu quả).
Vì vậy thanh Magiê (Magnesium Anode) là một giải pháp an toàn để bảo vệ lõi
bình nước nóng chống lại sự ăn mòn điện hóa, làm tăng tuổi thọ lõi bình nước nóng nói
riêng và toàn bộ bình nước nóng nói chung.
6. Bộ ổn nhiệt (Rơ le nhiệt – Thermostat): Bộ ổn nhiệt thường được thiết kế với hai chức
năng.
- Chức năng thứ nhất là chức năng điều khiển (ổn nhiệt): Khi nhiệt độ trong bình
đạt định mức 7500C thì rơ le nhiệt tự động ngắt không cấp điện cho thanh gia nhiệt, còn
khi nhiệt độ giảm xuống thì rơ le nhiệt lại tự động cấp điện trở lại cho thanh gia nhiệt.
- Chức năng thứ hai là chức năng bảo vệ: Trong trường hợp chức năng thứ nhất bị
trục trặc, không ngắt điện tại nhiệt độ 750 0C thì chức năng thứ hai sẽ hoạt động và cắt
điện toàn hệ thống, giúp đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
7. Dây điện nguồn: Dây điện nguồn thường được thiết kế gắn liền với bộ chống giật LCB.
Chỉ với dòng dò nhỏ hơn hoặc bằng 15mA thì bộ chống giật tự động ngắt không cấp điện
cho bình nên luôn đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
8. Đèn hiển thị: Đèn hiển thị giúp người sử dụng biết bình nước nóng đang hoạt động hay
không hoạt động.
9. Van xả một chiều (van an toàn): Van xả một chiều có chức năng xả nước khi bình gặp

sự cố, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
5.2. Nguyên lý làm việc của bình nước nóng gián tiếp:
Nguyên lý làm việc của
OCR
K1 Thermortat
bình nước nóng gián tiếp
1
DS2
2
GREEN
được trình bày theo hình 5.5.
Điều chỉnh nhiệt độ bằng
núm xoay trên bộ điều nhiệt
Thermostat
thermostat làm cho tiếp điểm
1
1
DS1
J1
2
2
RED
K1 đóng lại, mạch điện được 220V
3
R1 §iÖn trë nhiÖt
kín mạch. Thanh ra nhiệt R1
(sợi đốt – điện trở nhiệt)
Hình 5.5: Sơ đồ mạch điện bình nước nóng gián tiếp.

16



được cấp điện, đồng thời đèn báo làm việc DS 1 sáng (màu đỏ) còn đèn báo kết thúc làm
việc DS2 tắt (màu xanh). Tùy vị trí đặt của bộ điều nhiệt thermostat để mở hay đóng tiếp
điểm K1. Khi nhiệt độ nên đến định mức theo vị trí đặt của bộ điều nhiệt thermostat thì
tiếp điểm K1 mở ra làm thanh ra nhiệt R 1 mất điện đồng thời đèn báo nước trong bình đã
đủ nhiệt độ theo vị trí đặt của thermostat DS 2 sáng (màu xanh) còn đèn báo DS 1 tắt. Sau
một khoảng thời gian nước trong bình giảm nhiệt độ, bộ điều nhiệt thermostat lại đóng
tiếp điểm K1 thanh ra nhiệt R1 lại được cấp điện, đèn báo hiều DS 1 sáng. Cứ như vậy
chương trình hoạt động của bình nước nóng sẽ lặp đi lặp lại theo nguyên lý trên. Thời
gian đóng mở tiếp điểm của bộ điều nhiệt thermostat K 1 phụ thuộc vào việc điều chỉnh
thermostat được gắn vào mâm xoay hay núm điều chỉnh.
Nếu trong trường hợp bộ điều nhiệt thermostat bị hỏng, thanh ra nhiệt luôn được
cấp điện nhiệt độ nước trong bình tăng cao kéo theo áp suất trong bình cũng tăng. Để
tránh hư hỏng thanh ra nhiệt và zoăng kín nước (giữa bình chứa và thanh ra nhiệt) thì rơ
le nhiệt OCR sẽ được tác động làm tiếp điểm rơ le nhiệt OCR mở ra làm thanh ra nhiệt R 1
mất điện, đèn báo hiệu DS1 và DS2 tắt trạng thái bảo vệ được khởi động.
5.3. Tháo, lắp các bộ phận bình nước nóng
5.3.1. Rơ le nhiệt:
Một số hãng sản xuất bình nước
nóng theo xu thế bảo vệ toàn diện cho các
bộ phận trên bình nước nóng được tốt
hơn. Khi bộ điều nhiệt thermostat bị hỏng
thì rơ le nhiệt sẽ được khởi động để bảo
vệ

Hình 5.6: Hình dạng thực tế của rơ le
nhiệt.

Hình 5.7: Hình dạng thực tế của bộ điều

nhiệt thermostat.

17


5.3.2. Dây điện trở:

Hình : Hình dạng thực thế của một số điện trở nhiệt trong bình nước nóng.
.
Stt
1

5.4. Một số hư hỏng của bình đun nước nóng và cách khắc phục.
Hiện tượng

Nguyên nhân và cách khắc phục

Cả hai vòi nóng lạnh chảy
yếu, chậm.

- Cột nước từ bể chứa nước vào bình thấp, áp suất nước
vào bình nhỏ, tăng áp suất vào bình bằng cách.
- Nâng cao bể chứa nước so với bình (ít nhất từ 5 - 6m)
- Lắp thêm máy bơm phụ trợ phía trước bình.
- Bỏ bớt lò xo đóng van một chiều trong van an toàn.
- Van chặn trước bình mở nhỏ quá, cần mở rộng ra.

2.

Vòi lạnh chảy bình - Nguồn nước có nhiều muối canxi, trong quá trình đun

thường, vòi nước nóng nước lâu ngày, lớp cặn đọng nhiều trên thành bình và
chảy yếu.
đường ống, làm giảm lỗ thông của đường ống.
- Van đường nước nóng không mở hết, khắc phụ bằng
cách vệ sinh lại bình hoặc bảo dưỡng làm sạch van.

3.

Đèn báo hiệu sáng liên tục
nhưng không có nước
nóng.

- Thanh gia nhiệt bị đứt, kiểm tra lại và thay thế thanh gia
nhiệt mới.

4.

Đèn báo hiệu không sáng,
không có nước nóng.

Không có điện vào bình do: Tiếp điểm của cách rơ le
không tiếp xúc, Rơle bảo vệ quá nhiệt đã tác động ngắn
mạch điện, Các mối nối dây cáp bị hỏng hoặc tiếp xúc
kém,... Cần kiểm tra, sửa chữa, thay thế những phần hỏng
hóc.

5.

Bình đóng, ngắt điện đun
Rơle điều chỉnh để ở vị trí nhiệt độ thấp hoặc tác động sai

nước nhưng nước vẫn chưa lệch.
đủ nóng.

6.

Đèn báo hiệu sáng liên tục, - áp suất hơi và nước trong bình tăng cao quá mức cho
nước nóng quá mức bình
phép do các tiếp điểm của các rơle tiếp xúc kém, bị quá
thường, có thể vẫn xả.
nóng gây nên hiện tượng hàn dính, tiếp điểm không ngắt
được mạch điện.

18


- Các rơle hỏng không ngắt mạch điện, cần ngắt áptômát
nguồn cung cấp điện, kiểm tra, sửa chữa hoặc thay thế rơle
khác.
7.

Thanh gia nhiệt hỏng

- Lớp cáu cặn canxi bám ngoài ống dày lên, làm giảm tốc
độ truyền nhiệt từ dây mayxo vào nước, nhiệt độ thanh gia
nhiệt tăng cao, cát thạch anh trong ống dãn nở nhiều làm
nứt vỏ ống gây hư hỏng thanh gia nhiệt.
- Hoặc do lâu ngày, vỏ ống nhôm bị ăn mòn dần gây thủng
ống và hỏng thanh gia nhiệt. Thay thanh gia nhiệt khác
đúng chủng loại, đúng công suất.


8.

áptômát cấp điện cho bình
tự động ngắt. không đóng
điện bằng áptômát được.

- Đường cáp dẫn điện sau áptômát bị chập, bị tuột gây
chập mạch... Cần kiểm tra, thay thế dây lớn hơn.
- Thanh gia nhiệt bị chập mayxo với vỏ ống ở phần đầu
cực dây lửa. Thay thế thanh gia nhiệt khác.

Bài 2. MÁY BIẾN ÁP
2.1. Khái niệm và phân loại.
2.1.1. Khái niệm.
Máy biến áp là máy điện tĩnh, nhiệm vụ biến đổi nguồn năng lượng điện xoay
chiều từ cấp điện áp này thành cấp điện áp khác nhưng không làm thay đổi tần số.
2.1.2. Phân loại.
Máy biến áp có nhiều loại và được phân loại theo nhiều cách như:
Theo tính năng làm
việc

Theo tính chất làm
mát

Theo điện áp

Theo số pha

+ MBA thông dụng


+ Biến áp hạ áp.

+MBA làm mát cưỡng
bức

+Biến áp một pha.

+MBA đặc biệt.

+ Máy biến áp
trung áp

+MBA làm mát tự +Biến áp 3 pha.
nhiên

+Biến áp cao áp
2.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy biết áp một pha.
2.2.1. Cấu tạo.
Máy biến áp có cấu tạo gồm hai phần cơ bản là mạch từ và dây quấn

19


a/ Lõi thép (mạch từ)

I-U

I-E

I-I


Vành xuyến

- Mạch từ, gồm các lá thép kĩ thuật điện mỏng có bề
dày từ 0,25 - 0,35 mm và được ghép chặt lại với
nhau tạo thành hệ thống mạch từ kín, phần để quấn
dây gọi là trụ, phần còn lại gọi là gông.
Để giảm tổn hao do dòng điện xoáy thì 2 mặt
lá thép được sơn phủ 1 lớp sơn cách điện mỏng .

Hình 2.1. Sơ đồ mạch từ

Mạch từ thường là những lõi thép hình I-E, U-I, I-I
hoặc Vành xuyến
b/ Dây quấn :

Gồm 2 cuộn dây riêng biệt được cách điện với nhau và cách điện với lõi thép .
Cuộn nhận điện áp từ nguồn tới gọi là cuộn dây sơ cấp : Các thông số kỹ thuật
U1 , I1 , W1 , d1

Cuộn lấy điện áp ra gọi là cuộn dây thứ cấp : Các thông số kỹ thuật U 2 , I 2 ,W2 , d 2
- Dây quấn của máy biến áp thường dùng dây đồng có tiết diện hình chữ nhật,
hình tròn và được bọc bởi lớp sơn cách điện (êmay), hoặc được bởi 1 lớp băng vải sợi gọi
là dây (pôtông)
2.2.2. Nguyên lý làm việc của máy biến áp một pha.
Khi đặt một điện áp xoay chiều u1 vào 2 đầu cuộn dây W1, trong cuộn dây sẽ có
dòng điện xoay chiều i1 chạy qua, dòng điện này tạo ra từ thông chạy trong mạch từ của
máy  Do mạch từ kín mạch nên từ thông  sẽ móc vòng qua cuộn dây W1 và W2. Nên
theo định luật cảm ứng điện từ trong cuộn dây W1 sinh ra một sức điện động e 1, trong
cuộn dây W2 sinh ra một sức điện động e2.

e1 = - w1

df
dt

e2 = - w2

df
dt

Độ lớn của sức điện động cảm ứng tỉ lệ với: f, , W
e1= 4,44 .f.max .W1

(V)

e2 = 4,44 .f.max .W2.

(V)

20



Trong đó:

i

f - Là tần số của nguồn điện U1.
W1 - Là số vòng dây sơ cấp.


U1

U2

W2 - Là số vòng dây thứ cấp.
max- Là biên độ cực đại
của từ thông móc vòng.

Hình 2.2. Nguyên lý làm việc của máy biến áp.

Nếu bỏ qua tổn hao không tải trong cuộn dây sơ cấp i 1  0, cuộn dây thứ cấp hở
mạch i2  0.
 e1 = U1 + I.R nếu i1  0  e1 = U1
 e2 = U2 + I.R nếu i2 = 0  e2 = U2
Lập tỉ số:

e1 U 1 4,44. f . max .w1


 K u : Gọi là tỷ số máy biến áp.
e2 U 2 4,44. f . max w2

Như vậy tỉ số truyền đạt điện áp của nguồn điện xoay chiều đúng bằng tỉ số vòng
dây của các cuộn dây.
Cuộn dây phải làm việc với điện áp càng lớn thì số vòng dây càng nhiều.
Cuộn dây phải làm việc với điện áp càng thấp thì số vòng dây càng ít.
Nếu KU  1  U1  U2 . là biến áp tăng áp.
Nếu KU  1  U1  U2 . là biến áp giảm áp.
2.3. Các loại biến áp thông dụng.
2.3.1. Máy biến áp nguồn.

Biến áp nguồn là biến áp làm việc ở tần số 5060 Hz để biến đổi điện áp lưới
(thường là 110V-60 Hz hoặc 220V-50Hz) thành điện áp đầu ra theo yêu cầu, đồng thời
ngăn cách thiết bị khỏi nguồn điện cao áp.
Các biến áp nguồn thường có : Đầu vào (0-110-220V) Đầu ra (0-3- 6-9-12...V)
Một số thiết bị yêu cầu nguồn cung cấp có độ ổn định cao như màn hình máy tính,
tivi, VCD... ta sử dụng mạch ổn áp dải rộng gọi là autovolt với sơ đồ (hình 2.4 và hình
2.5)

Hình 2.5. Mạch bội áp

21


* Nguyên tắc hoạt động như sau:
Nguồn điện lưới không ổn định được đưa vào mạch nắn điện để tạo ra điện áp một
chiều. Dòng điện một chiều này chạy qua cuộn dây sơ cấp rồi qua mạch điện tử tạo dao
động cao tần. Dao động cao tần làm ức chế dòng điện một chiều, lúc có lúc mất, do đó tạo
nên dòng điện xoay chiều biến đổi nhanh, tạo ra sức điện động tự cảm rất lớn do di/dt lớn.
Sức điện động này có thể lên tới 1KV và như vậy sự không ổn định của điện lưới ban đầu
(80240V) có thể coi như không ảnh hưởng tới sức điện động của cuộn sơ cấp, tức là
cũng không ảnh hưởng tới cuộn thứ cấp, đầu ra ac của mạch được ổn định.
2.3.2. Survolteur ( Máy biến áp tự ngẫu).



220

Máy biếnCầu
áp tự ngẫu220có cấu tạo giống máy
chỉnh thô


biến áp thông thường là
160gồm mạch từ
và dây quấn.

110

a/ Cấu tạo bên ngoài survoltteur :
Chú thích
1- Đèn báo quá áp

1

2

80

3

5

b/ Nguyên lý làm việc của máy biến áp tự ngẫu.

2- Vônkế

4

220V
Nguyên160
lý làm

tự như
110Vmáy
110việc của
0 2biến áp tương
-1 34
7
1
1
máy biến áp thông
thường.
-2
5

áp
3- ĐènRơleđiện
tín hiệu

4- Cầu chỉnh thô
5- Cầu chỉnh tinh
6 – ổ cắm điện áp ra
220V

Stắcte

220

6

80


V

-3 7 6

Ta có thể ghép1 ba biếnsurvolteur
áp một pha thành một biến áp ba
pha để có thể điều chỉnh trị số điện áp 3 pha theo yêu cầu.
2.3.3. Máy biến áp ổn áp.
220V

110V

10
Chuông
7- ổ cắm điện áp ra 110V
ổn áp thực chất là một biến áp tự ngẫu được dùng
phổ biến trong các gia đình như
hình
7
9
8 2.7.
8- Đèn nháy

9- Rơle điện áp

6

10- Vỏ hộp
5


Khi điệnHình
áp 2.5.
cungVỏcáp
cuộn
sơ cấp thay đổi,
hộpcho
và các
thiết
lắp trên
biếntaáp
tự đổi số vòng dây
muốn giữ điện ápbịkhông
đổimáy
người
thay
ngẫu
của cuộn sơ cấp.

Dây quấn của ổn áp được quấn trên một lõi thép hình vành khăn. Để thay đổi số
vòng dây cuộn sơ cấp khi điện4 áp cung cấp thay đổi, người ta dùng IC điều khiển động cơ
quay con trượt để thay đổi số vòng dây W 1 nhằm cho điện áp ra không đổi khi điện áp vào
Cầu
3
thay đổi. chỉnh tinh
2
1
0

-1


6

-2

12

-3

22
Hình 2.6. Máy biến áp tự ngẫu dùng trong gia đình.

+
Ur2

-


2.3.4. Một số hư hỏng thường gặp và cách khắc phục.
Stt
1

Hiện tượng
Máy biến áp bị quá nhiệt.

Nguyên nhân và cách khắc phục
+ Do quá tải
+ Nhiệt độ môi trường xung quanh quá cao

2


Máy biến áp ngắn mạch do sự + Hỏng cánh điện giữa lõi thép với dây quấn.
cố cách điện.
+ Ngắn mạch vòng dây.

3

Tiếng kêu không bình thường + ép gông bị lỏng
của máy biến áp
+ Các mối ghép giữa trụ và gông bị hở quá mức do

23


máy biến áp bị dung trong quá trình làm việc.
+ Điện áp đặt vào máy biến áp tăng.
Bài 3. Động cơ điện gia dụng.
3.1. Khái niệm và phân loại
3.1.1. Khái niệm
Là loại động cơ làm việc với nguồn điện áp xoay chiều 1 pha, rôto kết cấu kiểu
lồng sóc và dây quấn. Tốc độ quay của rôto nhỏ hơn tốc độ quay của từ trường.
3.1.2. Phân loại
- Loại có vòng ngắn mạch
- Loại có cuộn dây phụ
3.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ KĐB một pha có vòng ngắn
mạch.
3.2.1. Cấu tạo
1

a/. Stato: Mạch từ được kết cấu kiểu cực từ lồi.
* Lõi thép: Được tạo nên bởi


2

Các lá thép KTĐ mỏng
được dập định hình và được
ghép chặt lại với nhau thành
3

một khối trụ rỗng. Mặt trong
là các cực từ và các rãnh để đặt dây quấn.
Trên mỗi cực từ được xẻ một rãnh chia cực từ
thành 2 phần (ở phần nhỏ được quấn một vòng
dây và được hàn ngắn mạch 2 đầu còn gọi là

4

Hình 3.1. Lõi thép và dây quấn stato
1/ Lõi thép stato
2/ Dây quấn
3/ Cực từ
4/ Vòng ngắn mạch

vòng ngắn mạch)
* Dây quấn Stato: Gồm một bộ dây có nhiều bối dây được nối nối tiếp lại với
nhau, mỗi một bối dây được đặt trên một cực từ, các bối dây được cách điện với
nhau và được cách điện với lõi thép. Quy luật nối dây giữa các bối dây với nhau
sao cho khi có dòng điện chạy qua thì từ trường giữa các cực từ kề nhau phải cùng
chiều (chiều dòng điện trong một rãnh phải cùng chiều)
b/. Rôto: Gồm lõi thép và dây quấn
* Lõi thép: Được tạo nên bởi các lá thép KTĐ mỏng được dập định hình và được

ghép chặt lại với nhau rồi ghép chặt trên trục. Mặt ngoài của lõi thép là các rãnh để
đặt dây quấn.

24


* Dây quấn Rôto: Kiểu thanh dẫn
Có kết cấu hình khung được tạo nên bởi rất nhiều các thanh dẫn. Mỗi thanh dẫn
được đặt trong một rãnh của rôto, tất cả các thanh dẫn được hàn kín mạch với nha
u bởi hai vòng ngắn mạch ở hai đầu.

c/ Các bộ phận khác:
Nắp: GồmHình
nắp 3.2.
trước
nắpvàsau,
có dẫn
nhiệm
vụ che chắn bảo vệ các bộ phận phía
Lõivàthép
thanh
rôto
bên trong 1/
của
là nơi lắp các vòng bi hoặc bạc. Nắp được chế tạo đúc bằng
Lõimáy
thépvàrôto
hợp kim nhôm
hoặc
gang

2/ Thanh dẫn rôto và vòng ngắn mạch
* Chân, vỏ, hệ thống làm mát, cực đấu dây, hệ thống bu lông đai ốc ...
3.2.2. Nguyên lý làm việc.
Khi đặt ngồn điện xoay chiều vào 2 đầu bộ dây stato thì sẽ có dòng điện xoay
chiều chạy qua. Các cuộn dây có dòng điện sinh ra từ trường, từ trường của các cuộn dây
được khép mạch trong hệ thống mạch từ của động cơ: qua cực từ 1  qua khe hở không
khí 1qua gông rôto qua khe hở không khí 2 qua cực từ 2  rồi khép kín mạch qua
gông stato.
Các đường sức từ của từ trường qua mỗi cực được chia làm 2 nhánh: nhánh 1 đi qua
phần cực từ
không có vòng ngắn mạch là 1. Nhánh 2 đi
qua phần cực từ có vòng ngắn mạch là 2.

IK K

1 và 2 đều là từ trường biến thiên, dưới tác dụng



1

của 2 trên vành ngắn mạch sẽ xuất hiện 1 sức điện
động cảm ứng EK.
Do vòng ngắn mạch kín mạch nên trong đó có
dòng điện cảm ứng IK, IK sinh ra 1 từ trường
K có xu hướng chống lại sự biến thiên của 2,
Kết quả từ trường đi qua phần cực từ có vòng ngắn

2





mạch là  3   2   K



IR
R

2 1 

E

25

K

K

3

Hình 3.3. Đồ thị véc tơ biểu diễn
góc lệch pha giữa các đại lượng

6


×