Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đánh giá nguy cơ trượt lở đất huyện đồng văn, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
**********

TRỊNH THUỲ DƢƠNG

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRƯỢT LỞ ĐẤT HUYỆN
ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ

HÀ NỘI – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
**********

TRỊNH THÙY DƢƠNG

ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRƯỢT LỞ ĐẤT HUYỆN
ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG
CHUYÊN NGÀNH: Địa lý Tự nhiên
MÃ SỐ: 62.44.02.17

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đỗ Văn Thanh


HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các
số liệu, các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Trịnh Thuỳ Dương


LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại khoa Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Văn Thanh. Tác giả xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy - người đã thường xuyên dạy dỗ, chỉ
bảo tận tình tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý
kiến của các thầy cô, các nhà khoa học trong khoa Địa lý, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội và các cơ sở đào tạo ngoài trường như: Viện Địa lý - Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hà Giang,
phòng Tài nguyên môi trường huyện Đồng Văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trung học phổ
thông Chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định, cơ quan công tác của tác giả đã
tạo những điều kiện thuận lợi nhất giúp cho tác giả có cơ hội phấn đấu,
vươn lên trong công tác cũng như trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của
mình. Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các đồng nghiệp trong tổ Địa lí trường Lê
Hồng Phong, các bạn học viên lớp Địa lí tự nhiên khoá 25 trường Đại học

Sư Phạm Hà Nội.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với sự giúp
đỡ, động viên của gia đình, người thân và bạn bè trong quá trình học tập,
nghiên cứu và thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TLĐ

: Trượt lở đất

KT- XH

: Kinh tế và xã hội.

Bộ NN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

GIS - Geographic Information System

: Hệ thống thông tin địa lý.

NN

: Nông nghiệp.

KH&CN


: Khoa học và công nghệ

KH-TN

: Khoa học tự nhiên

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

GTVT

: Giao thông vận tải

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường

TBTN

: Tai biến thiên nhiên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hệ thống phân loại trượt lở đất theo Varnes D.J (1978) ............ 22
Bảng 1.2. Phân loại các kiểu trượt lở theo cơ chế và hình thái mặt trượt ......... 22
Bảng 1.3. Phân loại trượt lở đất theo quy mô (Theo tác giả Trần Trọng Huệ) ..... 23
Bảng 1.4. Cách xác định chỉ số lớp ổn định ............................................... 28
Bảng 2.1. Bảng số liệu độ dốc các xã của huyện Đồng Văn ...................... 41

Bảng 2.2: Nhiệt độ trung bình năm tại trạm Phó Bảng huyện Đồng Văn
(oC) .............................................................................................................. 45
Bảng 2.3: Tổng lượng mưa năm tại huyện Đồng Văn (mm) ...................... 45
Bảng 2.4: Số ngày mưa trong năm tại huyện Đồng Văn ........................... 45
Bảng 2.5: Tài nguyên đất của huyện Đồng Văn năm 2013 ........................ 47
Bảng 2.6: Số liệu hiện trạng rừng ............................................................... 51
trên địa bàn huyện Đồng Văn 2016 ............................................................ 51
Bảng 2.7: Phân chia mức độ nguy cơ trượt lở theo độ che phủ thực vật .... 58
Bảng 2.8. Dân số và mật độ dân số các xã huyện Đồng Văn năm 2010 .... 59
Bảng 2.9: Kết quả chuyển dịch cơ cấu của huyện Đồng Văn ..................... 62
Bảng 2.10 : Diện tích, năng suất, sản lượng ............................................... 63
một số cây trồng chính năm 2014 ............................................................... 63
Bảng 2.11. Thống kê các cấp nguy cơ tai biến TLĐ theo đơn vị hành chính
cấp xã huyện Đồng Văn ............................................................................. 71
Bảng 3.1. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2007 – 2012 trên huyện Đồng
Văn .............................................................................................................. 74


DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ

TT Số hiệu

Tên bản đồ và sơ đồ

Sau
trang

1

Bản đồ 1


Bản đồ hành chính huyện Đồng Văn

33

2

Bản đồ 2

Bản đồ độ dốc huyện Đồng Văn

41

3

Bản đồ 3

Bản đồ nguy cơ trượt lở đất huyện Đồng Văn

51


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................... 8
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 1
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 2
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 3
5. CƠ SỞ DỮ LIỆU..................................................................................... 7

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................... 8
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ........................................................................ 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ............................... 9
ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRƢỢT LỞ ĐẤT HUYỆN ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG ....................................................................................... 9
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................... 9
1.1.1. Các công trình nghiên cứu đánh giá nguy cơ trƣợt lở đất trên thế giới... 9
1.1.2. Nghiên cứu nguy cơ trƣợt lở đất ở Việt Nam ............................... 11
1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang. ................................................................................................... 13
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC CÓ
NGUY CƠ TRƢỢT LỞ ĐẤT .................................................................. 16
1.2.1. Khái niệm trƣợt lở đất .................................................................... 16
1.2.2. Bản chất và các đặc điểm của quá trình trƣợt lở đất .................. 18
1.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH CÁC KHU
VỰC CÓ NGUY CƠ TRƢỢT LỞ ĐẤT ................................................. 23
1.3.1. Mô hình trọng số bằng chứng ........................................................ 23
1.3.2. Mô hình SINMAP ........................................................................... 27
1.3.3. Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong dự báo các khu vực
có nguy cơ trƣợt lở đất hiện nay. ............................................................. 29


Chƣơng 2: TRƢỢT LỞ ĐẤT HUYỆN ĐỒNG VĂN TỈNH HÀ GIANG .... 33
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG 33
2.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 33
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 35
2.2. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRƢỢT LỞ ĐẤT HUYỆN ĐỒNG VĂN,
TỈNH HÀ GIANG ..................................................................................... 68
2.2.1. Ứng dụng mô hình trọng số bằng chứng để xây dựng bản đồ

nguy cơ trƣợt lở đất huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. ......................... 68
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU NGUY
CƠ TRƢỢT LỞ ĐẤT HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG ....... 74
3.1. NHỮNG ẢNH HƢỞNG CỦA TRƢỢT LỞ ĐẤT........................... 74
3.1.1. Đối với tự nhiên ............................................................................... 74
3.1.2. Đối với kinh tế xã hội ...................................................................... 76
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VÀ GIẢM THIỂU TRƢỢT LỞ
ĐẤT HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG .................................... 78
3.2.1. Nhóm giải pháp phi công trình ...................................................... 80
3.2.2. Nhóm giải pháp công trình (giải pháp kỹ thuật).......................... 85
KẾT LUẬN ................................................................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 96


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Do ảnh hưởng ngày một gia tăng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu,
trái đất ấm lên nên hoạt động bão lũ ở nước ta nói chung và vùng núi phía
Bắc nói riêng đang có những biến đổi bất thường, làm phát sinh những
trận mưa lớn kéo dài với cường độ cao hơn nhiều so với trước đây. Hơn
nữa, các hoạt động của con người như phá rừng, khai khoáng, xây dựng các
công trình giao thông, nhà cửa… thúc đẩy các quá trình tai biến địa chất,
đặc biệt là hiện tượng trượt lở đất, phát triển mạnh mẽ với quy mô ngày
càng lớn, mức độ thiệt hại ngày càng tăng, đe dọa đến an sinh cộng đồng.
Trượt lở đất (TLĐ) đã gây ra những tổn thất về kinh tế và ảnh hưởng
sâu sắc đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Những tài liệu thu
thập được cho thấy, trong những năm qua mức độ, quy mô xảy ra của hiện
tượng này ngày một gia tăng và trở nên nghiêm trọng hơn. Hàng năm,
những thiệt hại do trượt lở gây nên ở một số tỉnh miền núi phía Bắc hết sức
nặng nề ước chừng đến vài chục tỷ đồng, đôi khi kèm theo sự cố này là

những tổn thất về sinh mạng con người.
Địa bàn mà tác giả chọn nghiên cứu đánh giá nguy cơ TLĐ là huyện
Đồng Văn. Đây là một huyện miền núi vùng cao nằm ở Bắc của tỉnh Hà
Giang, nằm trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước theo chương trình 30a
của Chính Phủ, có mặt bằng dân trí còn thấp. Hàng năm, vào mùa mưa,
TLĐ xảy ra khá phổ biến trên toàn bộ lãnh thổ. Hiện trạng TLĐ ở huyện
Đồng Văn được điều tra nghiên cứu qua hàng ngàn điểm trượt lở lớn nhỏ
xảy ra trên địa bàn trong những năm gần đây.
Trên cơ sở những phân tích đã nêu và với lòng mong muốn được
đóng góp phần nào giúp giảm thiểu hậu quả do trượt lở đất gây ra ở huyện
Đồng Văn, tác giả chọn vấn đề: “Đánh giá nguy cơ trượt lở đất huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” Việc thực hiện đề tài nhằm xác định các khu
1


vực có nguy cơ trượt lở trên địa bàn huyện Đồng Văn phục vụ cho công tác
phòng chống cũng như hạn chế những thiệt hại do TLĐ gây ra đối với tự
nhiên cũng như hoạt động sống và sản xuất của con người ở đây.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu
Đánh giá nguy cơ TLĐ của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang bằng mô hình
trọng số bằng chứng phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ thực hiện những nội
dung khoa học sau:
- Xác lập cơ sở khoa học và công nghệ của việc đánh giá nguy cơ
TLĐ. Vận dụng cụ thể vào địa bàn nghiên cứu là huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình TLĐ của huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

- Xây dựng bản đồ nguy cơ TLĐ huyện Đồng Văn bằng mô hình
trọng số bằng chứng và công nghệ GIS.
- Đánh giá nguy cơ TLĐ tại địa bàn nghiên cứu, từ đó đưa ra những
kiến nghị về việc sử dụng đất nhằm giảm thiểu nguy cơ TLĐ.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Về không gian
Đề tài thực hiện trong phạm vi diện tích của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang, với tổng diện tích tự nhiên là 44.497,55 ha. Ranh giới lãnh thổ
nghiên cứu được xác định trên cơ sở bản đồ địa hình 1:50.000 và bản đồ
hành chính hiện hành của Bộ Tài nguyên Môi trường. Theo đó toàn huyện
có 19 đơn vị hành chính cấp xã gồm 17 xã và 02 thị trấn.
3.2. Về nội dung
Với mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra, một số vấn đề về nội dung
nghiên cứu của đề tài được giới hạn như sau:
2


- Nghiên cứu bản chất của quá trình TLĐ nói chung
-

Xác lập cơ sở khoa học của việc đánh giá nguy cơ TLĐ và xác

định các khu vực có nguy cơ TLĐ ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
4. QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp thể hiện sự phân hóa của các đối tượng trên lãnh thổ
và đánh giá tổng hợp các đối tượng đó để tìm ra mối liên hệ giữa các đối
tượng với nhau trên cùng một lãnh thổ.
Theo đó, quan điểm này đòi hỏi phải nhìn các sự vật, hiện tượng địa

lý trong mối quan hệ tương tác với nhau, bởi sự vật, hiện tượng địa lý từ
thế giới vô cơ, hữu cơ đến xã hội loài người đều có quy luật vận động phức
tạp. Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào
đó có thể gây ra những biến đổi lớn trong hoạt động của cả tổng thể. Quan
điểm này chỉ đạo nội dung và phương pháp nghiên cứu của địa lý học với
đối tượng nghiên cứu là các tổng thể địa lý tự nhiên, tổng thể địa lý kinh tế
- xã hội và tổng thể địa lý tự nhiên - kinh tế xã hội. Đây là quan điểm chủ
đạo được vận dụng trong đề tài. Áp dụng quan điểm này trong đề tài nghiên
cứu là xem xét các đối tượng trên cùng một lãnh thổ huyện Đồng Văn như
các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, hiện trạng sử dụng
đất…..và mối quan hệ giữa các yếu tố đó trong việc gây nên TLĐ.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống là phương pháp luận nhận thức khoa học đối với các
đối tượng nghiên cứu là hệ thống. Cơ sở của quan điểm hệ thống là quan
niệm về sự hoàn chỉnh và sự thống nhất về động lực của các mối liên hệ
bên trong hệ thống. Đồng thời, đặc điểm, sự vận động của hệ thống còn
chịu sự chi phối của các mối liên hệ với bên ngoài hệ thống

3


Theo đó, quan điểm hệ thống thể hiện các đối tượng là một hệ thống hoàn
chỉnh, phức tạp có tổ chức, là sự tổng hợp hoặc phối hợp các vật thể hoặc
các bộ phận để tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh
Vận dụng quan điểm này cho thấy các thành phần tự nhiên trong khu
vực nghiên cứu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo một hệ thống nhất
định. Sự biến đổi của thành phần này sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành
phần khác. Đánh giá trượt lở đất là phải xem xét trên nhiều góc độ địa chất –
địa mạo, các nguyên nhân phát sinh phải bao gồm cả nội sinh và ngoại sinh.
Bên cạnh đó thì trượt lở đất xảy ra có tính hệ thống nhất định và tuân theo

quy luật thống nhất của các quá trình địa chất do vậy khi đánh giá trượt lở cần
phải xác định cơ sở phát sinh, nguyên nhân và giải pháp hạn chế.
4.1.3. Quan điểm lịch sử
Quan điểm lịch sử cho phép nghiên cứu đặc điểm của đối tượng
trong quá khứ và động lực phát triển của chúng ở hiện tại cũng như trong
tương lai. Trượt lở đất liên quan đến các hoạt động địa chất – địa mạo và
lịch sử phát triển địa chất của khu vực. Đôi khi ảnh hưởng của các quá trình
hoạt động địa chất không phải là hiện tại mà có nguồn gốc từ xa xưa, do đó
khi xem xét nguyên nhân, hiện trạng cũng như đề ra dự báo, giải pháp cần
phải đặt vấn đề trong hệ thống lịch sử nghiên cứu của nó. Chỉ có như vậy
thì việc đánh giá trượt lở đất và đưa ra các giải pháp mới có tính thực tế và
đem lại hiệu quả cao phù hợp với thực tế.
4.1.4. Quan điểm lãnh thổ
Mỗi đối tượng địa lý đều gắn với một không gian cụ thể, đều có các
quy luật hoạt động riêng, gắn bó và phụ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm của
lãnh thổ đó. Các đối tượng này phản ánh những đặc trưng cơ bản của lãnh
thổ, giúp phân biệt lãnh thổ này với lãnh thổ khác. Trong từng lãnh thổ
luôn luôn có sự phân hóa nội tại đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ với
những lãnh thổ xung quanh cả về tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội. Do
4


vậy, các nghiên cứu địa lý đều được gắn với một lãnh thổ cụ thể. Vận dụng
quan điểm lãnh thổ giúp giải quyết một cách cụ thể các vấn đề về cơ sở lý
luận cũng như trong thực tiễn khai thác, quản lý và sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên trong lãnh thổ nghiên cứu.
4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững
Tư tưởng chủ đạo của quan điểm này là sự phát triển kinh tế bền vững phải
đảm bảo 3 mục tiêu: bảo vệ môi trường, hiệu quả kinh tế và ổn định, công
bằng xã hội. Quan điểm phát triển bền vững hướng tới sự hài hòa mối quan

hệ giữa con người và tự nhiên trong sự tương tác giữa hệ thống tự nhiên và
hệ thống kinh tế - xã hội.
Quan điểm phát triển bền vững được vận dụng trong đánh giá nguy
cơ trượt lở đất ở huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang phục vụ quy hoạch sử
dụng đất, giảm thiểu nguy cơ trượt lở đất có tính chất định hướng cho quá
trình nghiên cứu. Theo đó, khi sử dụng tổng hợp lãnh thổ, cần phải xem xét
tính bền vững môi trường, tính hiệu quả kinh tế và tính ổn định xã hội.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lý và tổng hợp tài liệu
Đây là một phương pháp quan trọng trong việc thực hiện đề tài. Thông
qua việc tổng quan tài liệu thu thập được cho phép tiếp cận với những kết quả
nghiên cứu đã có, cập nhật những vấn đề mới ở trong và ngoài nước. Các tài
liệu được thu thập và hệ thống hóa theo đề cương và nội dung nghiên cứu của
đề tài đã được xác định trước, tránh những thiếu sót cho bước tổng hợp về
sau. Nguồn dữ liệu của luận văn gồm các dữ liệu thống kê về điều kiện tự
nhiên, về kinh tế - xã hội, các số liệu, tài liệu điều tra khảo sát thực địa và các
bản đồ được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau.
Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã tiến hành thu thập các
tài liệu như các báo cáo tổng hợp, các bài báo, luận văn, luận án… và
nội dung nghiên cứu có liên quan, nhằm đánh giá hiện trạng, nguyên
nhân trượt lở đất
5


4.2.2. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Đây là các phương pháp không thể thiếu trong mọi công trình nghiên cứu
địa lý. Tác giả đã sử dụng phương pháp này là phương pháp chính trong
khi thực hiện luận văn. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá đặc điểm địa chất,
địa hình của khu vực kết hợp nghiên cứu hiện trạng, xây dựng được hệ
thống các dữ liệu về hiện trạng các tai biến để thành lập các bản đồ hiện

trạng và các bản đồ khoanh vùng dự báo các tai biến TLĐ.
- Sử dụng công nghệ GIS sẽ hỗ trợ việc xây dựng các cơ sở dữ liệu phục vụ
xây dựng bản đồ nguy cơ tai biến trượt lở đất.
- Phương pháp bản đồ giúp cho việc thể hiện các bản đồ thành phần của
khu vực nghiên cứu một cách trực quan.
4.2.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là một trong những phương pháp quan trọng về nghiên cứu tai biến
đồng thời đó là một khâu không thể thiếu trong quá trình thực hiện đề tài.
Phương pháp này được tiến hành theo các lộ trình và các tuyến cụ thể đã
được vạch ra khi nghiên cứu, phân tích tài liệu trong phòng. Mục đích của khảo
sát thực địa là thu thập thông tin về các dạng trượt lở phổ biến trong khu vực,
khảo sát đánh giá các yếu tố địa chất - địa mạo, điều kiện địa lý tự nhiên, đặc
điểm địa chất thuỷ văn, thành phần đá gốc và đặc điểm vỏ phong hoá, chế độ
kiến tạo, đặc biệt kiến tạo hiện đại khu vực nghiên cứu.
Chỉ có thông qua thực địa chúng ta mới xác định một cách chính xác
nhất hiện trạng thực tế của trượt lở đất tại khu vực nghiên cứu. Ngoài ra,
công tác thực địa còn giúp kiểm nghiệm lại kết quả nghiên cứu cũng như
tìm hiểu cụ thể hơn các nguyên nhân tác động đến quá trình trượt lở đất.
4.2.4. Phương pháp mô hình hoá
Đây là phương pháp xây dựng mô hình hoạt động của đối tượng
nghiên cứu thông qua các yếu tố đầu vào và đầu ra, cùng với các phép biến
đổi bên trong của chúng nhằm định lượng hóa vấn đề nghiên cứu. Trong
khi đó việc nghiên cứu về tai biến trượt lở đất đã được rất nhiều người quan
6


tâm tuy nhiên những nghiên cứu này cũng chỉ mang tính chất định tính mà
thiếu đi tính định lượng dẫn đến kết quả nghiên cứu có độ chính xác không
cao. Chính vì thế , việc sử dụng mô hình để nghiên cứu tai biến trượt lở đất
là rất cần thiết và trong nghiên cứu này tác giả đã sử dụng mô hình trọng số

để thành lập bản đồ dự báo nguy cơ trượt lở đất cho khu vực nghiên cứu.
4.2.5. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của
các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó. Thực chất đây là
phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia
có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để
tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề, sự kiện đó. Phương pháp chuyên gia rất
cần thiết cho người nghiên cứu không chỉ trong quá trình nghiên cứu mà
còn cả trong quá trình nghiệm thu, đánh giá kết quả, hoặc thậm chí cả trong
quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu,
củng cố các luận cứ…..
5. CƠ SỞ DỮ LIỆU
Dữ liệu được sử dụng trong luận văn bao gồm:
5.1. Hệ thống các bản đồ và dữ liệu số
Trong luận văn sử dụng các bản đồ và dữ liệu số: hành chính, địa
chất, địa hình, lượng mưa trung bình năm, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng
đất các năm, bản đồ thảm thực vật huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tỷ lệ
1:50.000 và 1:25.000
5.2. Hệ thống tài liệu
- Luận văn tham khảo các công trình khoa học, đề tài, các chương
trình, các dự án, các luận án mang tính lý luận về đánh giá nguy cơ TLĐ,
bổ sung kiến thức lý luận và thực tiễn cho đề tài.
- Các số liệu thống kê, các dữ liệu, văn bản, báo cáo kinh tế - xã hội,
về tai biến TLĐ của của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã được công bố
đến năm 2015.
7


6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Ý nghĩa khoa học

Góp phần hoàn thiện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu,
đánh giá nguy cơ trượt lở đất cho lãnh thổ cụ thể.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần dự báo nguy cơ trượt lở đất cho từng khu vực để có các
giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những thiệt hại do tai biến trượt lở đất gây
ra.. Đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp phi công trình: quy hoạch và quản
lý tai biến, thiết kế các công trình phòng chống trượt lở, phục vụ phát triển
KT-XH theo hướng bền vững cho địa phương.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương nội dung với
tổng số ... trang đánh máy. Luận án đã sử dụng ... bảng, ...hình và biểu đồ,
...sơ đồ và bản đồ chuyên đề minh họa kết quả nghiên cứu.
Chương 1. Cơ sở khoa học và công nghệ đánh giá nguy cơ trượt lở
đất huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Chương 2. Trượt lở đất ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ trượt lở đất
trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ TRƢỢT LỞ ĐẤT
HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG
1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Các công trình nghiên cứu đánh giá nguy cơ trƣợt lở đất trên thế giới
Từ thủa xa xưa trải qua các thời kì khác nhau, trong đời sống sinh
hoạt của con người trên trái đất luôn luôn phải đối mặt với các tai họa do

các quá trình dịch chuyển đất đá trên sườn dốc gây ra. Nguy cơ TLĐ đã và
đang là mối nguy hiểm hàng đầu trong tất cả các loại tai biến địa chất xảy
ra hàng năm trên thế giới cả về diện phân bố, số lượng, quy mô và mức độ
ảnh hưởng. Tuy nhiên, công tác nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển trọng
lực đất đá thực sự chỉ được triển khai trong các thế kỷ XV - XVIII, bắt đầu
phát triển sâu và rộng hơn vào thế kỷ XIX và đạt tới đỉnh cao trong thế kỷ
XX cho đến nay. Tuy chưa có thống kê đầy đủ nhưng các công trình
nghiên cứu về hiện tượng dịch chuyển trọng lực đất đã được công bố khắp
nơi trên thế giới.
Đầu tiên, TLĐ được nghiên cứu bắt đầu với sự mô tả của Endlich
(1876) về vụ trượt lở ở Slumgullion, một trong những vụ trượt lở nổi tiếng
nhất nước Mĩ. Theo đó, trượt lở đất ở Slumgullion khá phức tạp bao gồm
khối trượt hoạt động hiện tại di chuyển trên vết trượt cổ. Tiếp theo Endlich,
đã có nhiều nhà khoa học Mĩ, Anh, Italia, Pháp... quan tâm đến trượt lở đất
đá. Những nghiên cứu mang tính định hướng, có ảnh hưởng lớn, phát triển
từ nửa sau thế kỉ XX.
Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, tai biến TLĐ đã xảy ra nhiều nơi trên
thế giới với tần suất và mức độ ngày càng lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng
9


kể cả người và tài sản. Vì thế năm 1989, Liên Hợp Quốc công bố thập niên
1990 – 2000 là thập niên quốc tế giảm thiểu tai biến thiên nhiên. Thực tế
đòi hỏi công tác nghiên cứu điều tra về TLĐ được tiến hành thường xuyên
hơn, rộng khắp hơn với sự tham gia của nhiều nhóm chuyên gia, nhóm và
trung tâm nghiên cứu lớn. Từ cuối thế kỉ XX cho đến nay, nhiều công trình,
ấn phẩm được công bố liên quan đến tai biến TLĐ trên thế giới được công
bố với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến là các mô hình nghiên
cứu trượt lở điển hình của trường ITC ở Mehico, trên cơ sở mã nguồn mở
của phần mềm ILWIS; mô hình GISSIZ - Mô hình này được xây dựng trên

quan điểm tiếp cận địa lý địa mạo; mô hình hàm hữu tỉ (có độ chính xác
93.04%) và Mô hình hồi quy logic (có độ chính xác khoảng 90,34%) được
thử nghiệm ở vùng Selangor, Malaysia; Mô hình TRIGRS (Transient
Rainfall Infiltration and Grid-Based Regional Slope-Stability) được tác giả
Rex L.Baum (người Mỹ) xây dựng để mô hình hoá thời gian và sự phân bố
của lượng mưa gây ra TLĐ (Rex L. B. và nnk., 2008) v.v. hai mô hình
được sử dụng nhiều nhất trong đánh giá TLĐ là mô hình trọng số bằng
chứng được sử dụng để xây dựng các bản đồ với các tác nhân khác nhau
tác động đến quá trình TLĐ (Van Westen C.J., 2002). Độ chính xác của mô
hình này để dự báo nguy cơ xảy ra trượt lở đất là khoảng 85% (John
Mathew, V. K. Jha và G. S. Rawat, 2007; Barbieri G. và P. Cambuli,
2009). Và Mô hình SINMAP (Stability INdex MAPping) là mô hình thành
lập bản đồ chỉ số ổn định sườn để dự báo nguy cơ TLĐ (R.T. Pack, D.G.
Tarboton, C. N. Goodwin, 1998; A.El Naqa, M. Abdelghafoor, 2006;
Michael D. Dixon, P.E.; Mgr.Jan Klimes, 2007).
Trên thế giới, hướng sử dụng tư liệu viễn thám đa thời gian và sự kết
hợp các ảnh viễn thám khác nhau bằng các công cụ chuyên dụng cũng là
một hướng nghiên cứu hiện trạng, đánh giá nguy cơ tai biến có hiệu quả.
Tư liệu viễn thám đa thời gian cung cấp cho các nhà nghiên cứu các dữ liệu
để xây dựng các giai đoạn hình thành và phát triển một số dạng tai biến.
10


Về cụ thể triển khai ở các nước, nhận thức được mối hiểm hoạ do tai
biến TLĐ gây ra, hầu hết các nước như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, … đã
tập trung nghiên cứu đánh giá hiện trạng, xác định các nguyên nhân, diễn
biến và phân vùng dự báo nguy cơ TLĐ, nhằm quy hoạch sử dụng hợp lý
lãnh thổ, đưa ra các giải pháp phòng chống, phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại
do chúng gây ra. Những nghiên cứu về tai biến TLĐ ở các nước trên đã đạt
được những thành tựu to lớn, thực sự đã làm giảm nhẹ và phòng tránh tai

biến có hiệu quả. Các công trình không những nghiên cứu và đánh giá một
cách tổng quan mà còn phục vụ cho từng đối tượng cụ thể: như các điểm
tập trung dân cư, các khu công trình công nghiệp, các tuyến đường giao
thông, các hồ đập thủy điện, hoặc các khu kinh tế. Việc nghiên cứu đánh
giá tai biến TLĐ đối với các nước trên thế giới không chỉ dừng lại ở khía
cạnh cụ thể của một đối tượng mà họ đã tiến tới việc nghiên cứu tổng hợp
và thực hiện các các giải pháp đồng bộ, thực sự đã giảm thiểu đáng kể các
sự cố do tai biến TLĐ gây ra. Đứng đầu trong những nghiên cứu này là các
nước như: Mỹ, Nga, Nhật Bản và Trung Quốc.
Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới, trong đó có Nga, Mỹ, Nhật
Bản, Nepan đã đi sâu đánh giá đối tượng chịu thiệt hại do TLĐ gây ra. Đó
chính là đánh giá nguy cơ về mức độ thiệt hại KT-XH cho những khu vực có
nguy cơ chịu tai biến địa chất. Đó chính là đánh giá mức độ nguy hại, độ rủi ro
(Risk) do tai biến địa chất gây nên . Cơ sở của đánh giá rủi ro là tính toán từ các
vùng nguy cơ tai biến TLĐ với mức độ thiệt hại về KT-XH (có thể tính bằng
tiền) tại vùng đó. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý quy hoạch mới hoạch định
chính sách phát triển kinh tế cho vùng, cho địa phương mình để tránh được
những rủi ro không đáng có, phát triển bền vững KT-XH và bảo vệ môi trường.
1.1.2. Nghiên cứu nguy cơ trƣợt lở đất ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiên cứu TLĐ đã được tiến hành từ những năm 70,
80 của thế kỷ trước. Trung bình hàng năm, nước ta phải gánh chịu nhiều
11


thiệt hại do tai biến TLĐ gây ra. Bước vào Thế kỷ XXI chắc chắn những
thiệt hại đó sẽ tiếp diễn, gây hậu quả xấu đến đời sống KT-XH ở nước ta,
nếu chúng ta không có những đầu tư nghiên cứu phòng tránh giảm nhẹ
thiên tai. Chính vì vậy, trong những năm gần đây Nhà nước và Chính phủ
đã tập trung đầu tư vốn cho việc nghiên cứu phòng chống thiên tai, coi đây
là nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng, phát triển bền vững KTXH và bảo vệ môi trường.

Các cơ quan chủ yếu được Nhà nước giao nghiên cứu trong lĩnh vực
này là Viện Địa chất, Viện Địa lý (Viện KH&CN Việt Nam), Viện Địa chất
và Khoáng sản, Trường đại học KH - TN (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại
học Mỏ địa chất. .. Viện Địa chất thuộc Viện KH&CN Việt Nam trong
những năm qua đã triển khai thực hiện nhiều đề tài, dự án nghiên cứu vấn
đề tai biến địa chất trên phạm vi toàn quốc. Ở qui mô quốc gia, Nguyễn
Trọng Yêm và nnk đã phân vùng nguy cơ trượt lở đất cho toàn lãnh thổ
Việt Nam, trong đó đã chỉ ra khu vực Bắc Trung Bộ là khu vực có nguy cơ
xảy ra trượt lở đất cao nhất, sau đó là khu vực Tây Bắc. Ở qui mô cấp
vùng, cho Bắc Trung Bộ và vùng núi phía Bắc, có công trình của Trần
Trọng Huệ và các cộng sự (2000, 2001, 2003, 2006), Phan Trọng Thịnh
(2004). Ở qui mô cấp tỉnh hiện có rất công trình như Nguyễn Ngọc Thạch
và nnk (2002) đối với Hoà Bình, Phan Trọng Trịnh và nnk (2007), Mai
Thành Tân (2009) đối với Thừa Thiên Huế, Trần Thanh Hà (2009) đối với
Lào Cai, Phạm Văn Hùng và Nguyễn Xuân Huyên (2010) đối với Đà
Nẵng. Ngoài ra, TLĐ còn được đề cập đến trong những công trình nghiên
cứu của một số tác giả thuộc các Bộ, Ngành khác, như: Nguyễn Đình Vinh,
Lê Đức Tửu (1995), Nguyễn Thanh Sơn (1996) thuộc Viện KH&CN
GTVT - Bộ GTVT; Phạm Khả Tuỳ, Nguyễn Đình Uy (1996), Đỗ Tuyết
(1999), Trần Tân Văn và các cộng sự (2000) thuộc Viện Khoa học Địa chất
và Khoáng sản - Bộ TN&MT; Nguyễn Đức Thái (1998), Đào Văn Thịnh và
các cộng sự (2004) thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam - Bộ
12


TN&MT, Nguyễn Văn Lâm và các cộng sự (2001) thuộc Trường Đại học
Mỏ - Địa chất, Bộ GD&ĐT.
Các công trình khoa học trên đây bước đầu đã đạt được những thành
tựu đáng kể, đã thành lập các bản đồ phân bố và phân loại TLĐ với quy mô
và khía cạnh khác nhau ở một số vùng lãnh thổ trên phạm vi cả nước. Một

số công trình đã đánh giá cụ thể tác động của TLĐ đến các trình xây dựng,
giao thông vận tải, các cụm dân cư, khu kinh tế. Thành tựu khoa học đáng
lưu tâm, đó là các công trình đã khoanh được những vùng có nguy cơ tiềm
ẩn xảy ra tai biến ở tỷ lệ trung bình và nhỏ; đồng thời đưa ra những giải
pháp phòng chống trước mắt phục vụ sự phát triển bền vững KT-XH ở
nước ta dưới góc độ vùng kinh tế. Phần lớn các công trình còn dừng lại ở
mức độ khái quát, những khía cạnh khác nhau trong phạm vi và quy mô
nhỏ đến trung bình. Do vậy, những kết quả đó mới chỉ mang tính định
hướng cho các nghiên cứu tiếp theo phục vụ cho quy hoạch sử dung tài
nguyên lãnh thổ. Do vậy, việc nghiên cứu khoanh vùng và đưa ra các
phương án phòng chống có hiệu quả cho các khu vực cụ thể ở từng địa
phương còn rất hạn chế. Trong khi đó, do yêu cầu của thực tiễn hiện nay,
trên quan điểm của địa chất học hiện đại, tai biến TLĐ phải được nghiên
cứu một cách toàn diện hơn, tổng hợp hơn và đề xuất những giải pháp cụ
thể hơn để phòng, chống TLĐ có hiệu quả hơn.
1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang.
Tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang các nghiên cứu về TBTN và
ảnh hưởng của chúng đến quá trình phát triển KT- XH hầu như chưa được
thực hiện. Tuy nhiên, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến
hướng này đối với cấp không gian bao trùm như cấp tỉnh Hà Giang, công
viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn, ví dụ như:
- Đề tài KC.08.01 “Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng tai biến
môi trường tự nhiên lãnh thổ Việt Nam “ (2006) do GS.TS. Nguyễn Trọng
13


Yêm là chủ nhiệm là một công trình nghiên cứu đồ sộ về 10 loại hình tai
biến tự nhiên trên lãnh thổ Việt Nam, phân chia mức độ nguy cơ trượt lở
thành 5 cấp: rất thấp, thấp, trung bình, cao và rất cao. Theo đó, vùng đồi

núi của tỉnh Hà Giang được xếp vào nguy cơ cao và rất cao.
- Công trình “ Báo cáo kết quả Điều tra và thành lập bản đồ hiện
trạng trượt lở đất đá tỉ lệ 1:50.000 khu vực miền núi tỉnh Hà Giang” của tác
giả Lê Quốc Hùng – Viện khoa học Địa chất và khoáng sản thuộc Bộ Tài
nguyên và môi trường. Trong Giai đoạn I của Đề án (2012-2015), tỉnh Hà
Giang là một trong số các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam đã được tiến
hành công tác điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trượt lở đất đá tỷ lệ
1:50.000. Trong thời gian này, toàn bộ diện tích của tỉnh Hà Giang đã được
tiến hành điều tra hiện trạng TLĐ xảy ra cho đến năm 2013, trong đó:
+ Công tác giải đoán ảnh máy bay và phân tích địa hình trên mô hình
lập thể số được thực hiện bởi Liên đoàn Địa chất Intergeo, thuộc Tổng cục
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, phối hợp với Tổng Công ty TN&MT và
Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản.
+ Công tác điều tra khảo sát thực địa hiện trạng trượt lở tỷ lệ
1:50.000 do Liên đoàn Địa chất Intergeo, thuộc Tổng cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam, trực tiếp triển khai trong khoảng thời gian từ tháng
7/2013 đến tháng 11/ 2013.
Đây là kết quả điều tra hiện trạng TLĐ đến năm 2013, để làm số liệu
đầu vào cho các bài toán và mô hình đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy
cơ TLĐ. Do vậy, phương thức sử dụng kết quả này hữu ích nhất là chuyển
giao các sản phẩm về địa phương, nhằm mục đích thông báo với chính
quyền và nhân dân sở tại về thực trạng các vị trí đã từng xảy ra TLĐ, mức
độ nguy cơ của các vị trí đó và khu vực lân cận, chuẩn bị các biện pháp ứng
phó, phòng, tránh và giảm thiểu thiệt hại trong mùa mưa bão hàng năm.
Công tác đánh giá và phân vùng nguy cơ TLĐ, xác định cụ thể các khu
14


vực có nguy cơ cao đến rất cao sẽ được thực hiện ở các bước sau trên cơ sở
kết quả điều tra hiện trạng. Từ đó mới có thể có các kết luận cụ thể hơn về

công tác di rời, sắp xếp dân cư.
- Báo cáo tổng hợp: “ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tai biến tự
nhiên điển hình đến phát triển KT-XH trên công viên địa chất toàn cầu cao
nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang” do PGS. TS Mai Trọng Thông làm chủ
nhiệm đề tài với mục tiêu tổng quát đánh giá được ảnh hưởng của tai biến
tự nhiên đến phát triển KT-XH vùng công viên địa chất toàn cầu cao
nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Không gian nghiên cứu gồm 4 huyện
thuộc vùng lõi: Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc, Yên Minh và một phần
thuộc vùng đệm của 2 huyện Bắc Mê và Vị Xuyên. Các nội dung nghiên
cứu chính là đánh giá hiện trạng chung các tai biến thiên nhiên trong đó có
TLĐ trên địa bàn nghiên cứu, ảnh hưởng của các tai biến đến phát triển
KT-XH nói chung và một số ngành, lĩnh vực KT- XH chủ đạo trên công
viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn, đề xuất các giải pháp ứng phó với
tai biến thiên nhiên nhằm đảm bảo phát triển bền vững của KT-XH và tạo
lập sinh kế bền vững cho người dân trên khu vực nghiên cứu.
Những nghiên cứu về huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang về những lĩnh
vực khác có thể kể đến;
+ Về công tác quản lý đất đai có đề tài: “ Đánh giá công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang” của tác giả Lâm Thành Dân – Luận văn Thạc sĩ của
trường Đại học Nông Lâm, Thái Nguyên. Đề tài với mục tiêu tổng quát
đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện Đồng Văn, Hà
Giang, đánh giá hiện trạng sử dụng đất, đánh giá công tác bồi thường, giải
phóng mặt bằng trên địa bàn huyện cho phù hợp với bối cảnh mới, đảm bảo

15


hài hoà các mục tiêu và phù hợp với kế hoạch của huyện và các chiến lược

phát triển của huyện.
+ Trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp có đề tài :“ Đánh giá khả
năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai trong điều kiện vụ
xuân năm 2012 – 2013, tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang” của tác giả
Nguyễn Thành Hưng, Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, mục tiêu
đề tài nghiên cứu là xác định được những giống cây trồng có năng suất cao,
khả năng chống chịu tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái tại huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang làm cơ sở chọn giống phù hợp với vùng núi Đông Bắc
Việt Nam.
+ Về đặc điểm kinh tế - xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo có đề tài của tác
giả Phùng Thị Sinh : “Tổ chức xã hội và tín ngưỡng, tôn giáo của người
Mông ở huyện Đồng Văn, Hà Giang trước cách mạng tháng Tám, 1945” –
Luận văn Thạc Sĩ trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên với mục tiêu
nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử hình thành, tổ chức xã hội, chính trị, văn
hoá, tín ngưỡng, tôn giáo của dân tộc Mông, đi sâu vào giải quyết các vấn
đề về tổ chức xã hội, tín ngưỡng tôn giáo và người Mông ở huyện Đồng
Văn, Hà Giang. Ngoài ra, còn có đề tài : “Cuộc vận động định cạnh, định
cư đồng bào Mông huyện Đồng Văn, Hà Giang trong thời kì đổi mới 1986
– 2005” . Đề tài nghiên cứu cụ thể và có hệ thống về tình hình kinh tế của
đồng bào Mông trong cuộc vận động định canh, định cư của Đảng và Nhà
nước ta.
1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC KHU VỰC CÓ
NGUY CƠ TRƢỢT LỞ ĐẤT
1.2.1. Khái niệm trƣợt lở đất
Trượt lở đất (landslides) là một dạng biến đổi bề mặt trái đất khác.
Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ sự chuyển động của đất, đá trên mặt
hay gần mặt xuống phía dưới sườn dốc. Bề mặt trượt có thể là các bề mặt
16



×