Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào tạo huyện ứng hòa thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
---  ---

LÊ ANH TUẤN

BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ỨNG HÒA
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số:60.14.01.14

Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Quang Uẩn

HÀ NỘI - 2017

1


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan: Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các dữ
liệu và kết quả trong luận văn hoàn toàn trung thực và chưa được cơng bố
trong bất kì cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Lê Anh Tuấn

2




LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơnsâu sắc GS, TS. Nguyễn Quang Uẩn,
người Thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy giáo, các Cơ giáo
Khoa Quản lí giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng
dạy và hướng dẫn chúng em nghiên cứu khoa học trong suốt khóa học. Em
xin chân thành cảm ơn Phịng Sau đại học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu và bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của Lãnh đạo Phịng
Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo các trường trung học cơ sở huyện Ứng Hịa,
các thầy giáo, cơ giáo và các em học sinh đã tạo điều kiện thuận lợi trong
quá trình nghiên cứu, khảo sát để thực hiện luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng hoàn thiện luận văn nhưng chắc chắn
khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các q Thầy (Cơ) giáo, các
đồng chí Lãnh đạo các cơ quan, các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến, giúp
tác giả hoàn thiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Lê Anh Tuấn

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ


1. BP

Biện pháp

2. ĐTB

Điểm trung bình

3. ĐLC

Độ lệch chuẩn

4. Nxb

Nhà xuất bản

4


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................. 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................ 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4

7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 5
8. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 6
Chương1MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP CHỈ
ĐẠOHOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚPỞ CÁC
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ......................................................... 7
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề.................................................. 7
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................... 7
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước..................................................................... 9
1.2. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................... 12
1.2.1.Khái niệm hoạt động giáo dục ............................................................ 12
1.2.2.Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ................................ 13
1.2.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở ........ 15
1.2.4. Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các
hoạt động giáo dục khác ở trường trung học cơ sở .............................. 17
1.2.5. Biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường
trung học cơ sở.................................................................................... 18
1.3. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở các
trường trung học cơ sở ........................................................................ 19
1.3.1. Xác định và thực hiện các mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ................................................................................................. 19
1.3.2. Thực hiện các chủ đề giáo dục ngoài giờ lên lớp ............................... 20
1.3.3. Các lực lượng tham gia hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học
sinh ở trường trung học cơ sở .............................................................. 21
1.3.4. Các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ............. 22
1.3.5. Các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ........ 23
5


1.3.6. Đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh ............. 24
1.4. Chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh

trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo ................................. 25
1.4.1. Khái niệm, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Giáo
dục và Đào tạo .................................................................................... 25
1.4.2. Quan hệ chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo với các lực lượng
xã hội trong tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .................. 29
1.4.3. Các biện pháp chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp cho học sinh trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo ....... 30
1.4.3.1. Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho học sinh............................................................. 30
1.4.3.2. Chỉ đạo xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện giáo dục ngoài
giờ lên lớp ........................................................................................... 31
1.4.3.3. Chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp .......................................................... 32
1.4.3.4. Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng lực lượng tham gia hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp........................................................................... 33
1.4.3.5. Chỉ đạo việc xây dựng và sử dụng các điều kiện, phương tiện
phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ..................................... 35
1.4.3.6. Chỉ đạo phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ................................................................................. 36
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở trường trung học cơ sở ......................................................... 37
1.5.1. Các yếu tốchủ quan ........................................................................... 37
1.5.2. Các yếu tố khách quan ...................................................................... 38
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 40
Chương 2.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ
LÊN LỚP VÀ THỰC TRẠNG CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞCỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ỨNG
HÒA ................................................................................................... 42
2.1.Vài nét về tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục đào tạo huyện Ứng

Hòa, thành phố Hà Nội ....................................................................... 42
2.1.1. Vài nét về huyện Ứng Hòa ................................................................ 42
2.1.2 Vài nét về tình hình giáo dục và đào tạo trường trung học cơ sở
huyện Ứng Hòa ................................................................................... 43

6


2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trườngtrung
học cơ sở ở huyện Ứng Hòa ................................................................ 45
2.2.1. Nhận thức mức độ cần thiết tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp cho học sinh trung học cơ sở ................................................... 45
2.2.2. Đánh giá những khó khăn khi tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp ........................................................................................... 46
2.2.3. Tự đánh giá của học sinh về vai trò của các cá nhân trong tổ chức
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp .................................................. 48
2.2.4. Đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung
học cơ sở ............................................................................................. 50
2.2.4.1. Thực hiện các mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho
học sinh trung học cơ sở...................................................................... 50
2.2.4.2. Thực hiện các chủ đề giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp cho
học sinh trung học cơ sở...................................................................... 51
2.2.4.3. Thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ................................................................................................. 53
2.2.4.4. Thực hiện các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp ........................................................................................... 55
2.2.4.5. Đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở
các trường trung học cơ sở .................................................................. 56
2.2.5. Đánh giá chung thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp cho học sinh trung học cơ sở ở các trường trung học cơ sở ..... 58

2.3. Chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh
trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ứng Hòa........ 62
2.3.1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ................................................................................................. 62
2.3.2. Chỉ đạo xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở các trường trung học cơ sở ................................................... 64
2.3.3. Chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở ..................... 66
2.3.4. Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng lực lượng tham gia hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ................................................................................. 68
2.3.5. Chỉ đạo việc xây dựng và sử dụng các điều kiện, phương tiện phục
vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.............................................. 69
2.3.6. Chỉ đạo phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp cho học sinh trung học cơ sở ............................................. 71

7


2.3.7. Đánh giá chung thực trạng chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học cơ sở của Phòng Giáo dục
và Đào tạo huyện Ứng Hòa ................................................................ 73
2.4. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến tổ chức
và chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung
học cơ sở ............................................................................................. 76
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 78
Chương 3CÁC BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤCNGỒI GIỜ LÊN LỚP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỞCỦA PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ỨNG HÒA .. 80
3.1. Nguyên tắc của việc đề xuất các biện pháp .......................................... 80
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu .................................................... 80

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ...................................................... 80
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện và hệ thống ................................ 81
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .................................................... 82
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển ................................................... 82
3.2. Các biện pháp đề xuất .......................................................................... 83
3.2.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức về hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở cho cán
bộ quản lí, giáo viên ............................................................................ 84
3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo việc xây dựng bộ máy và cơ chế phối hợp
các lực lượng giáo dục tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
ở trường trung học cơ sở có kết quả .................................................... 86
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo việc triển khai có kết quả các nội dung hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học cơ sở ................... 88
Các nội dung cụ thể hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung
học cơ sở: ............................................................................................ 89
3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo việc xây dựng môi trường, điều kiện, cơ sở
vật chất cho việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các
trường trung học cơ sở ........................................................................ 92
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung
học cơ sở ............................................................................................. 95
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất............................................... 97
3.4. Khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của
các biện pháp đề xuất .......................................................................... 99
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ...................................................................... 99
8


3.4.2. Khách thể khảo nghiệm ..................................................................... 99
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm ...................................................................... 99

3.4.4. Các bước tiến hành khảo nghiệm ...................................................... 99
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ...................................................................... 100
Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 104
1.Kết luận ................................................................................................. 104
2. Kiến nghị .............................................................................................. 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 109
PHỤ LỤC

9


DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Trang

Bảng 2.1. Đánh giá những khó khăn khi tổ chức hoạt động giáo dục ngồi
giờ lên lớp .................................................................................................. 46
Bảng 2.2. Tự đánh giá của học sinh về vai trò của các cá nhân trong tổ chức
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ......................................................... 48
Bảng 2.3. Thực hiện các mục tiêu hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho
học sinh trung học cơ sở ............................................................................ 50
Bảng 2.4. Thực hiện các chủ đề giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp cho
học sinh trung học cơ sở ............................................................................ 51
Bảng 2.5. Thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp ............................................................................................................. 53
Bảng 2.6. Thực hiện các phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp ........................................................................................................ 55
Bảng 2.7. Đánh giá hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của học sinh trung
học cơ sở.................................................................................................... 57
Bảng 2.8. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ

lên lớp ........................................................................................................ 62
Bảng 2.9. Chỉ đạo xây dựng bộ máy và tổ chức thực hiện giáo dục ngoài giờ
lên lớp ở các trường trung học cơ sở .......................................................... 64
Bảng 2.10. Chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm tổ chức hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở ................... 66
Bảng 2.11. Chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng lực lượng tham gia hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp ................................................................................. 68
Bảng 2.12. Chỉ đạo việc xây dựng và sử dụng các điều kiện, phương tiện
phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ............................................ 69
Bảng 2.13. Chỉ đạo phối hợp các lực lượng tham gia hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học cơ sở .......................................... 72

10


Bảng 2.14. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan, khách quan đến tổ
chức và chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học
cơ sở .......................................................................................................... 76
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất 100

11


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các
hoạt động khác ........................................................................................... 18
Biểu đồ 2.1: Kết quả nhận thức sự cần thiết tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp cho học sinh trung học cơ sở .......................................... 45

Biểu đồ 2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp học
học sinh trung học cơ sở ở các trường trung học cơ sở ............................... 59
Biểu đồ 2.3. Thực trạng quản lí, chỉ đạo tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp của phòng giáo dục .................................................................. 74
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất.................................... 98

12


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1.Đảng và Nhà nước luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu.Giáo dục phổ thơng giữ vai trị là nền tảng của sự nghiệp giáo
dục.Luật Giáo dục sửa đổi năm 2005, bổ sung năm 2009 tại Điểm 1 Điều 27
nêu rõ“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển tồn diện
về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng
lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người
Việt Namxã hội chủ nghĩa, xây dựngtư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn
bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia
xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [14].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương khóa XI nêu
rõ quan điểmđổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới
những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục
tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực
hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quảnlí của Nhà nước đến hoạt
động quản trị của các cơ sở giáo dục và đào tạo và việc tham gia của gia
đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học,
ngành học [11].
Văn kiện Đại hội XII kế thừa quan điểm chỉ đạo của các kỳ Đại hội

trước,Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng
đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát
triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triếtlí nhân
sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề” [12].
Cùng với việc tiếp tục phát triển nâng cao toàn diện nhân cách các giá
trị đạo đức cơ bản và năng lực nghề nghiệp cần có ở con người lao động thời
kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những thập niên đầu thế kỷ XXI.
Những giá trị nói trên được hình thành không chỉ thông qua những giờ học

1


trên lớp mà còn được rèn luyện, củng cố và phát triển thơng qua cáchoạt
động giáo dục, trong đó có hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp..
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một nội dung giáo dục của
nhà trường phổ thơng. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học
trên lớp.Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ
hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắnlí thuyết với thực tiễn, tạo nên
sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, lôi cuốn đông đảo học sinh
tham gia để mở rộng hiểu biết, tạo khơng khí vui tươi lành mạnh, tạo cơ hội
để học sinh rèn luyện thói quen sống trong cộng đồng vàphát huy tối đa
năng lực, sở thích của từng cá nhân. Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớpđã
góp phần quan trọng vào chất lượng giáo dục của nhà trường.hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp nhằm củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt
trong học tập, lao động và cơng tác xã hội. bồi dưỡng thái độ tự giác, tích
cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm
chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đấtnước, có
thái độ hành động đúng đắn với hiện tượng tự nhiên và xã hội. Tổ chức và
quản líhoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cho học sinh ở các bậc học phổ

thông sẽ tạo cơ sở cho việc thực hiện giáo dục học sinh chuẩn bị tốt tiềm
năng cho việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
1.2. Về cơ bản các trường học có chất lượng giáo dục tốt là những
trường thực hiện giáo dục tồn diện, khơng chỉ chăm lo hoạt động dạy và
học và giáo dục hướng nghiệp mà còn rất quan tâm tổ chức, quản lí có hiệu
quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nhiều trường đã chú ý tổ chức
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với hình thức và nội dung khác nhau
nhưng chưa thực sự thu hút sự tham gia đông đảo của học sinh mớichỉ tạo
được sân chơi cho học sinh và hiệu quả hoạt động giáo dục còn thấp. Cần
phải tiếp tục nghiên cứu giáo dục tồn diện trong đó có giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Trong hoàn cảnh thực tế hiện nay nhiều trường phổ thông chủ yếu
mới chỉ cung cấp trí thức để hình thành nhận thức, thái độ, chưa coi trọng
2


đúng mức và chưa có đủ điều kiện rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp.
1.3. Huyện Ứng Hịa nằm ởphía Nam thành phốHà Nội, mật độ dân
số tương đối cao, kinh tế phát triển tương đối mạnh, tuy nhiên ngành giáo
dục cũng gặp không ít khó khăn. Do nhiều nguyên nhân khác nhau về kinh
tế, chính trị, về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, nhận thức… một số
trường chưa làm tốt công tác giáo dục tồn diện, trong đó có hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp, kĩ năng giao tiếp, văn hóa học đường chưa được quan
tâm đúng mức.
Xuất phát từ những lí do trên tác giả chọn nghiên cứu vấn đề “Biện
pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học
cơ sở của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Ứng Hòa thành phố Hà
Nội”làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngànhquản lí giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận, thực tiễn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpvà
chỉ đạo hoạt động này của phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện, đề xuất các
biện pháp chỉ đạocủa phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện, giúp cho hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở địa phương tốt hơn.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu: hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các
trường trung học cơ sởhuyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở của phòng giáo dục và đào
tạo cấp huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội.
4. Giả thuyết khoa học
Trong thời gian qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, quảnlíhoạt
động giáo dục ngồi giờ lên lớp các trường trung học cơ sởvà chỉ đạo của
cấpphòng giáo dục và đào tạo huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội đạt
đượckết quả đáng kể.Tuy nhiên, còn những hạn chế, bất cập trong việc
3


quảnlívà chỉ đạo hoạt động giáo dục này. Nếu đề xuất được một số biện
pháp chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo cấp huyện phù hợp với thực tiễn
và đáp ứng yêu cầu đổi mới quảnlíhoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp thì
sẽ góp phần nâng cao kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các
trường trung học cơ sởở địa phương.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận:biện pháp chỉ đạohoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp của các trường trung học cơ sở.
5.2. Nghiên cứu thực trạnghoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpở các
trường trung học cơ sởtrong huyện Ứng Hịa thành phố Hà Nội. Thực trạng
quảnlí của cấp trường vàchỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của

Phòng Giáo dục và Đào tạo Ứng Hòa, lí giải nguyên nhân của thực trạng.
5.3.Đềxuất một số biện phápchỉ đạocủa Phòng Giáo dục và Đào tạo
đối vớihoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sởở
huyện Ứng Hòa.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpởtrường
THCS ở Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện.
6.2. Phạm vi khách thể khảo sát.
Cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo, Gan Giám
hiệu, giáo viên, đoàn, đội, cha mẹ học sinh và học sinh trên địa bàn huyện
Ứng Hòa cụ thể như sau:
- 07 lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- 50 hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng tổ chuyên 10 trường trung học
cơ sở huyện Ứng Hòa.
- 150 giáo viên 10 trường trung học cơ sởhuyện Ứng Hòa.
- 100 học sinh 10 trường trung học cơ sở huyện Ứng Hòa.

4


6.3. Giới hạn về địa bànnghiên cứu: Đề tài đượcnghiên cứu tại 10
trường trung học cơ sởtrên địa bàn huyện Ứng Hòa.
6.4.Giới hạn về thời gian: Năm học 2016 - 2017
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các nguyên tắc phương pháp luận
- Nguyên tắc liên ngành; khoa học quản lí, quản lí giáo dục, giáo dục
cộng đồng, xã hội học.
- Tiếp cận hoạt động.
- Tiếp cận hệ thống.

- Tiếp cận phát triển.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận, văn bản
Phân tích các văn bản, Nghị quyết, các tài liệu về hoạt động giáo dục
ngồi giờ lên lớp,lí luận giáo dục,lí luận về quảnlí giáo dục, quảnlí hoạt
động giáo dục ngồi giị lên lớp ở trường phổ thơng, xây dựng các khái niệm
cơ bản.
7.2.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
a)Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến của các chuyên gia giáo dục, các nhà quản lí giáo dục về
quảnlíhoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp cho học sinh trung học cơ sở để
xác định các cơng cụ điều tra các tiêu chí đánh giá.
b)Phương phápđiều tra viết bằng phiếu trưng cầu ý kiến
Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến để khảo sát thực trạng và khảo
nghiệm.
+ Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp do cán bộ quản lí
nhà trường, giáo viên, cha mẹ học sinh, các lực lượng giáo dục.
+ Thực trạng quản líhoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp của các hiệu
trưởng các trường trung học cơ sở huyện Ứng Hòa, của Phòng Giáo dục và
Đào tạo huyện Ứng Hòa.
5


+ Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thitết và tính khả thi của các
biện pháp đê xuất.
c)Phương pháp quan sát
- Quan sát việc tổ chức của các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
của các bộ quảnlí,các lực lượng xã hội, giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh
ở các trường trung học cơ sở.
d)Phương pháp phỏng vấn và phỏng vấn sâu

Phỏng vấn các ý kiến cán bộ quảnlí, giáo viên, cha mẹ học sinh, học
sinh về việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thu thập kinh
nghiệm và ý kiến đề xuất.
7.3. Nhóm phương pháp xử lí kết quả nghiên cứu.
Sửdụng phương pháp thống kê tốn học để xử lí và phân tích số liệu
với sự trợ giúp củaSPSS.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học cơ sở.
Chương 2:Thực trạng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và thực
trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớpở các trường trung học cơ
sởcủa Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ứng Hòa.
Chương 3:Các biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dụcngoài giờ lên lớp
ở trường trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạohuyện Ứng Hòa.

6


Chương1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ BIỆN PHÁPCHỈ ĐẠO
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
ỞCÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài
Trong lịch sử, những nhà giáo dục tiêu biểu cho các thời kỳ lịch sử từ
cổ đại đến hiện đại luôn thể hiện tư tưởng này trong quan điểm giáo dục của
mình. Giáo dục kếthợp với lao động sản xuất, giáo dục nhà trường gắn liền

với giáo dục xã hội, giáo dục gia đình.
Khổng Tử (551 - 479 TCN), một triết gia, một nhà giáo dục lỗi lạc
người Trung Quốc cho rằng: Qua giáo dục để tạo ra lớp người “Trị quốc”
học gắn với hành. Ông khẳng định: “Đọc thuộc ba trăm thước kinh thư giỏi,
giao cho việc hành chính khơng làm được, giao cho việc đi xứ khơng có khả
năng đối đáp, học kiểu như vậy khơng có ích gì” [dẫn theo 26].
J.A Comenxki (1592 - 1670) được coi là “Ông tổ của nền sư phạm
của nền cận đại”đã có những đóng góp lớn lao cho nền giáo dục thế giới,
trong đó ơng đặc biệt quan tâm đến việc kết hợp học tập ở trên lớp và hoạt
động ngồi lớp nhằm giải phóng hình thức học tập “giam hãm trong bốn bức
tường” của hệ thống nhà trường giáo hội thời trung cổ. Ông khẳng định “học
tập không phải chỉ là lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà còn là lĩnh hội
kiến thức từ bầu trời, mặt đất, từ cây sồi, cây dẻ” [dẫn theo 26].
Thomas More (1478 - 1535) nhà giáo dục không tưởng đầu thế kỷ
XVI đã đánh giá rất cao vai trò củalao động đối với conngười và đối với xã
hội nên việc giáo dục con người phải thực hiện kếthợp giáo dục nhà trường
với giáo dục ngoài nhà trường, trong lao động và hoạt động xã hội [dẫn theo
26].

7


Petxta Lozil (1746 - 1827) nhà giáo dục người Thụy Sĩ cho rằng, bằng
con đường giáo dục thông qua thực nghiệm ông muốn cứu vớt trẻ em mồ
côi, con nhà nghèo. Nhân dân dựng tượng ơng và ghi dịng chữ: “Tất cả cho
người khác, khơng gì cho mình”. Ơng dựng ra “trại mới” giúp trẻ vừa học
văn hóa, vừa lao động ngồi lớp, ngồi trường học, Ơng cho rằng hoạt động
ngồi lớp khơng những tạo ra của cải vật chất mà cịn là con đường giáo dục
tồn diện cho học sinh. Ơng quan niệm giáo dục gia đình đi trước, giáo dục
trường học là sự tiếp nối “Giờ nào sinh ra trẻ em thì giờ đó bắt đầu sự giáo

dục” [dẫn theo 26].
Robert Owen (1771 - 1858) nhàgiáo dục lớn, một nhà xã hội chủ
nghĩa không tưởng đầu thế kỳ XIX cho rằng muốn cải tạo xã hội (thời kỳ
chủ nghĩa tưbản phát triển) bằng con đường giáo dục đi từ cuộc thực nghiệm
giáo dục mới mẻ trong công xưởng của ông ở nướcAnh. Qua cuộc thực
nghiệm giáo dục vĩ đại này, ông đặt ra một phương thức bất bủ là “Giáo dục
kết hợp với lao động sản xuất ”, “kết hợp giáo dục trong trường lớp với giáo
dục trong lao động và hoạt động xã hội ” [dẫn theo 26].
N.K Crupxkaia (1869 - 1939), nhà giáo dục Xô viết vĩ đại đã phân
tích sâu sắc ý nghĩa của hoạt động lao động, hoạt động chính trị xã hội. Bà
đánh giá cao vai trị hoạt động của đồn thanh niên, của đội thiếu niên, qua
các hoạt động ngoài trường, ngoài lớp. Bà cho rằng qua hoạt động thực tiễn
thế hệ trẻ được “Tự giáo dục ”, qua đó mà hình thành và phát triển nhân
sách của người lao động mai sau [dẫn theo 26].
Có thể nói, từ triết lí của C.Mác về bản chất xã hội của cá nhân đến
những lí luận về học đi đơi với hành; giáo dục kết hợp lao động sản xuất;
phối hợp các lực lượng giáo dục trong môi trường giáo dục… là một chặng
đường dài. Tất cả những lí thuyết giáo dục đó là cơ sở lí luận cơ bản của
việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hiện nay.
Trong những năm gần đây, do yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội
và xu thế hội nhập cùng phát triển của các quốc gia, giáo dục của các nước
8


đã và đang có những định hướng rất cơ bản nhằm đào tạo một thế hệ năng
động, sáng tạo, có những năng lực chủ yếu (như năng lực thích ứng, năng
lực tự hoàn thiện, năng lực hợp tác, năng lực hoạt động xã hội …).
Những lí luận cơ bản của giáo dục xã hội chủ nghĩa đã trở thành
những vấn đề của thời đại, xu thế chung của giáo dục các nước thông qua
hoạt động của chủ thể (người học), đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt

động giáo dục nhà trường, xã hội, gia đình… những khẳng định chung của
UNESCO là :
+ Giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời
+ Nhà trưởng mở, giáo dục mở
+ Tăng cường giáo dục cộng đồng, giáo dục gia đình.
+ Giáo dục cho mọi người.
+ Giáo dục hướng tới 4 trụ cột: Học để biết, học để làm, học để chung
sống, học để tự khẳng định.
Việc ban hành chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
trong sự nghiệp đổi mới giáo dục là một đóng góp nhằm vận dụng những lí
luận của chủ nghĩa Mác và xuất phát từ thực tiễn giáo dục người Việt Nam
thời kìcơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc tìm những biện pháp có hiệu quả
khả thi để mục tiêu của chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
trở thành hiện thực là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay.
1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước
Việc ra đời chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp của Bộ
Giáo dục và Đào tạo và đang thực hiện là một đóng góp nhằm vận dụng
những lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ thực tiễn giáo dục
Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Việc tìm những biện pháp
quản lí có hiệu quảđể đạt mục tiêu của chương trình hoạt động giáo dục
ngồi giờ lên lớp trở thành hiện thực là đồi hỏi cấp thiết hiện nay.
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu đề cập đến các khía
cạnh khác nhau của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp như vai trị, biện
9


pháp quảnlí, hình thức tổ chức trong và ngồi nhà trường ở cả các cấp học.
Có thể kể đến các nghiên cứu sau:
Lê Ngun Đắc với cơng trình: “Cơ sở tâmlí học của cơng tác giáo
dục học sinh ngồi giờ lên lớp ở địa bàn dân cư” [5] đã khẳng định quan

điểm nhóm là chủ thể của hoạt động và đã nêu lên vài trị của hoạt động
ngồi giờ lên lớp trên địa bàn dân cư đối với sự phát triển tâm lí của học
sinh.
Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, lần đầu tiên hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp được chính thức đưa vào trong chương trình giáo dục của
nhà trường phổ thông với yêu cầu thực hiện bắt buộc thống nhất tồn quốc,
có sự chỉ đạo từ Bộ Giáo dục và Đào tạo tới các trường. Để triển khai
chương trình và sách giáo viên “hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp” ở
phổ thơng, một loại tác giả, các nhà nghiên cứu đã đề cập tới nhiều lĩnh vực
khác nhau của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Trong sách “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”Hà Nhật Thăng
(tổng biên tập kiêm chủ nhiệm) sách giáo viên từ 6, 7,8, 9 [19, 20, 21, 22]
cũng đã nêu lên mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp, phương tiện, thiết bị cho việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
của học sinh, đồng thời hướng dẫn thực hiện cụ thể các chủ điểm giáo dục.
Trong các bài viết “Đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp” của tác giảNguyễn Dục Quang [16] đã đề cập đến vấn đề
đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp, giáo dục quốc tế cho học sinh qua các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp.
- Đỗ Ngun Hạnh với cơng trình: “Một vài hình thức GDHSNGLL
có hiệu quả” [7] xuất phát từ đặc điểm ham thích hoạt động NGLL của học
sinh. Nhà trường cần tổ chức các hoạt động phù hợp với sở thích của các
em. Các hình thức hoạt động: Bình thơ, trưng bày tranh ảnh, thăm quan, tiếp
10


xúc với người thực, việc thực có tác dụng tốt đối với việc củng cố, bổ xung
kiến thức, giáo dục tình cảm, ý thức tập thể của học sinh.

Phạm Hồng Gia trong cơng trình nghiên cứu “Về hoạt động ngồi
giờ học của học sinh lớp 6” [6]. Vấn đề tác giả đặt ra là: Nhà trường và xã
hội dần từng bước tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí có kĩ thuật, nghệ
thuật để các em khi tham gia sẽ phát triển năng khiếu, tài năng của mình và
sâu xa hơn là qua các hoạt động đó mà tác động tới việc hình thành nhân
cách của học sinh.
Đinh Xuân Huy với nghiên cứu: “Các biện pháp quản líhoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp của người hiệu trưởng trong trường phổ thơng
dân tộc nội trú tình Lai Châu” [8], đã khẳng định vai trò quan trọng của việc
tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đồng thời xây dựng, đồng thời
xây dựng được các biện pháp quản lí hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
của người hiệu trưởng trong trường phổ thông dân tộc nội trú như: bồi
dưỡng nhận thức, năng lực cho đội ngũ giáo viên; cải tiến cơng tác quản lí,
hướng dẫn hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; phối hợp các lực lượng
tham gia… sẽ là các tác động tích cực để thúc đẩy hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp trong trường phổ thông dân tộc nội trú phát triển, nhằm xây dựng
và hình thành ở học sinh những năng lực, phẩm chất tốt nhất của người cán
bộ dân tộc trong tương lai.
Tác giả Phạm Thị Lệ Nhân với nghiên cứu “Quản lí hoạt động giáo
dục ngồi giờ lên lớp theo hướng xã hội hóa ở trường trung học phổ thơng
Thành phố Hồ Chí Minh” đã chỉ ra thực trạng quản lí hoạt động giáo dục
ngồi giờ lên lớp theo hướng xã hội hóa đã đáp ứng được những yêu cầu cơ
bản của xã hội, nhưng thực tế cần phát huy hơn nữa vai trị của các chủ thể
quản lí [13].
Như vậy, đã có nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập đến vấn đề hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, xong các tác giả hầuhết chỉ đưa ra các hình thức
tổ chức, các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mà chưa
11



phân tích các biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động này cho học
sinh, chưa làm nổi bật vai trò thế mạnh của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên
lớp trong việc hình thành nhân cách học sinh góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục tồn diện các trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
Tóm lại, có thể thấy các nghiên cứu trên khá tồn diện, ở nhiều khía
cạnh song đều trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến chỉ đạo hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp với các điểm nổi bật và hạn chế sau:
- Những điểm nổi bật:
+ Các nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động
giao dục ngoài giờ lên lớp với sự phát triển toàn diện nhân cách người học.
+ Hoạt động giáo dục là một nội dung trong chương trình học chính
khóa nên cần được sự quan tâm đồng bộ của các cấp lãnh đạo, quản lí.
+ Việc chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp từng bước đáp
ứng được các yêu cầu về mặt nội dung.
- Những hạn chế:
+ Việc chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường
trung học cơ sở chưa chỉ rõ những yêu cầu về xây dựng các loại kế hoạch
dành cho lãnh đạo, quản lí mà phần nhiều là kế hoạch về tổ chức thực hiện.
+ Thiếu bộ máy và sự phân cấp cụ thể để tạo sự thống nhất trong chỉ
đạo thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
+ Việc chỉ đạo kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm chưa được chỉ ra
rõ ràng.
+ Việc chỉ đạo bồi dưỡng các lực lượng tham gia chỉ đạo, các lực
lượng phối hợp trong thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa
được xác định rõ, cá tiêu chí đánh giá kết quả chỉ đạo chưa được đặt ra.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.Khái niệm hoạt động giáo dục
- Theo nghĩa rộng: Hoạt động giáo dục là loại hình giáo dục đặc thù
của xã hội lồi người nhằm tái sản xuất những nhu cầu và năng lực của con
12



người để duy trì phát triển xã hội, để hồn thiện các mối quan hệ xã hội
thơng qua các hình thức, nội dung, biện pháp tác động có hệ thống, có
phương pháp, có chủ định đến đối tượng nhằm hình thành, phát triển, hoàn
thiện nhân cách trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mĩ.
- Theo nghĩa hẹp: Hoạt động giáo dục được tổ chức theo kế hoạch,
chương trình nhằm hình thành nhân sinh quan, phẩm chất đạo đức, đồng
thời bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ và phát triển thể chất của học sinh thông
qua hệ thống tác động sư phạm tới tư tưởng, tình cảm, lối sống của các em
kết hợp với các biện pháp giáo dục gia đình và xã hội, phát huy mặt tốt,
khắc phục mặt hạn chế, tiêu cực trong suy nghĩ và hành động của các em.
Hoạt động giáo dục trong nhà trường được xác định theo mục tiêu
giáo dục; do đó, trong nhà trường có bao nhiêu mặt giáo dục thì sẽ có bấy
nhiêu Hoạt động giáo dụcvà được dựa trên nền tảng dạy học, bao gồm hoạt
động trong giờ lên lớp và hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp nhằm tạo
mơi trường cho hoạt động của học sinh và chính những hoạt động này quyết
định sự phát triển nhân cách của mỗi cá nhân; giúp học sinh phát triển toàn
diện về đức, trí, thể, mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân;
chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động
1.2.2.Khái niệm hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Theo các tác giả Bùi Sĩ Tụng, Lê Văn Cầu, Lê Thanh Sử, Đỗ Tường
Vi: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động tổ chức ngồi giờ học
của các mơn học trên lớp nhằm tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động
học 37 tập trên lớp, tạo sự thống nhất giữa giáo dục trong và ngoài nhà
trường, giữa thời gian trong năm học và thời gian hè nhằm góp phần hình
thành và phát triển nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những
yêu cầu đa dạng của xã hội [24].
Điều 26,Điều lệ trường trung học cơ sở:Hoạt động giáo dục ngồi giờ

lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật,
13


×