Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG ĐƯỜNG 25M CỰ KHỐI LONG BIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.98 KB, 31 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*********

Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

THUYẾT MINH
THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
Công trình: XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG TỪ ĐÊ SÔNG HỒNG ĐẾN
ĐƯỜNG GOM CẦU THANH TRÌ- PHƯỜNG THẠCH BÀN, CỰ KHỐI- QUẬN
LONG BIÊN

Địa điểm: PHƯỜNG THẠCH BÀN, CỰ KHỐI – QUẬN LONG BIÊN- TP HÀ NỘI
Hạng mục: : ĐƯỜNG GIAO THÔNG THOÁT NƯỚC, HÀO KỸ THUẬT,
CHIẾU SÁNG

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG
I.1. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014.
- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ quy định về
quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 59/2015/NĐ- CP ngày 18/06/2015 của chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng.
- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản lý chất
lượng và bảo trì công trình xây dựng.
- Thông tư số 09/2014/TT- BXD ngày 10/7/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều
tại các thông tư hướng dẫn Nghị định số 15/2013/NĐ- CP ngày 06/2/2012 của Chính
phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.


- Căn cứ Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 của UBND thành
phố Hà Nội về việc Ban hành quy định một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư
trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Bản vẽ chỉ giới đường đỏ Khu công viên giải trí, sinh thái tại phường Thạch
Bàn, phường Cự Khối do Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội lập được Sở quy hoạch
kiến trúc phê duyệt ngày 31/01/2008.

1


- Bản vẽ chỉ giới đường đỏ tuyến đường từ đê sông Hồng đến đường gom cầu
Thanh Trì do Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội lập ngày 28/2/2011 cấp cho Công ty cổ
phần xây dựng số 2.
- Văn bản số 44/HQLĐ ngày 23/6/2011 của Hạt quản lý đê số 5 về việc thỏa
thuận phương án thiết kế dốc nối tuyến đường từ đê sông Hồng đến đường gom cầu
Thanh Trì.
- Văn bản số 602/CCĐĐ- QL ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Chi cục đê điều và
phòng chống lụt bão về việc thỏa thuận phương án thiết kế dốc nối tuyến đường từ đê
sông Hồng đến đường gom cầu Thanh Trì, phường Cự Khối, Long Biên.
- Văn bản số 5108/SXD- MTCTN ngày 25/7/2011 của Sở xây dựng Hà Nội về
việc Tham gia ý kiến về phương án thiết kế hạ ngầm cáp điện lực, viễn thông thuộc dự
án đầu tư xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến đường gom cầu Thanh Trì.
- Văn bản số 384CV/CSPCCC (TH) ngày 08/6/2011 của Phòng cảnh sát PCCCCông an thành phố Hà Nội về việc Thẩm duyệt về PCCC Dự án Xây dựng tuyến
đường từ đê sông Hồng đến đường gom cầu Thanh Trì- phường Thạch Bàn, Cự Khốiquận Long Biên.
- Văn bản số 197/KT-NS2 ngày 03/6/2011 của Công ty nước sạch số 2 Hà Nội
về việc Thỏa thuận cấp nước cho dự án xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến
đường gom cầu Thanh Trì, phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội.
- Văn bản số 259/TC- QC ngày 01/7/2011 của Cục Tác chiến- Bộ tổng tham
mưu về việc chấp thuận cao độ tĩnh không xây dựng công trình.
- Văn bản số 4676/SXD- HTCTN ngày 7/7/2011 của Sở xây dựng Hà Nội về

việc thoát nước tạm khi thực hiện dự án xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến
đường gom cầu Thanh Trì.
- Quy hoạch phân khu N10 được phê duyệt theo Quyết định số 6115/QĐUBND ngày 21/11/2014 của UBND thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 2110/QĐ- UBND ngày 11/5/2015 của UBND thành phố Hà Nội
về việc cho phép chuyển đổi hình thức đầu tư dự án: Xây dựng tuyến đường từ đê sông
Hồng đến đường gom cầu Thanh Trì- phường Thạch Bàn, Cự Khối- quận Long Biên.
- Quyết định số 38/QĐ-HDND ngày 22/6/2015 của Hội đồng nhân dân quận
Long Biên về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Xây dựng tuyến đường từ đê

2


sông Hồng đến đường gom cầu Thanh Trì- phường Thạch Bàn, Cự Khối- quận Long
Biên.
- Quyết định số 10211/QĐ-UBND ngày 30/ 10 /2015 của UBND quận Long
Biên về việc phê duyệt dự án: Xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến đường gom
cầu Thanh Trì- phường Thạch Bàn, Cự Khối- quận Long Biên.
- Quyết định số 255/QĐ-UBND ngày 22/ 1 /2016 của UBND quận Long Biên
về việc phê duyệt nhiệm vụ khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công dự án: Xây dựng
tuyến đường từ đê sông Hồng đến đường gom cầu Thanh Trì- phường Thạch Bàn, Cự
Khối- quận Long Biên.
- Quyết định số 862/QĐ-UBND ngày 24/ 02 /2016 của UBND quận Long Biên
về việc phê duyệt dự toán chi phí chuẩn bị thực hiện dự án: Xây dựng tuyến đường từ
đê sông Hồng đến đường gom cầu Thanh Trì- phường Thạch Bàn, Cự Khối- quận
Long Biên.
- Quyết định số 9171/QĐ-UBND ngày 25/ 9 /2015 của UBND quận Long Biên
về việc chỉ định đơn vị tư vấn đo vẽ bản đồ hiện trạng, khảo sát địa hình, địa chất,
đánh giá tác động môi trường, lập Báo cáo nghiên cứu khả thi công trình: Xây dựng
tuyến đường từ đê sông Hồng đến đường gom cầu Thanh Trì- phường Thạch Bàn, Cự
Khối- quận Long Biên.

- Căn cứ hợp đồng số

/2016/HĐTV ngày

tháng năm 2016 giữa Ban

quản lý dự án quận Long Biên và Công ty cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng và chuyển
giao công nghệ Thành An về việc khảo sát, lập thiết kế bản vẽ thi công – dự toán dự
án: Xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến đường gom cầu Thanh Trì- phường
Thạch Bàn, Cự Khối- quận Long Biên.
I.2. TIÊU CHUẨN VÀ QUY TRÌNH
I.2.1. Quy trình khảo sát:
- Quy trình khảo sát đường ô tô: 22 TCN 263-2000.
- Quy trình khảo sát, thiết kế, sửa chữa, cải thiện nâng cấp đường ôtô:22TCN
20-84.
- Quy trình khảo sát địa hình của Cục bản đồ 96TCN 43-90.
- Quy trình khoan thăm dò địa chất 22TCN 259-2000.
- Quy trình thí nghiệm đất xây dựng TCN 4195-1995 và 4202-1995.
- Quy trình khảo sát và tính toán thủy văn 22TCN 220-95 của Bộ GTVT;
3


- Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung: TCVN 9398 :
2012
I.2.2 Tiêu chuẩn thiết kế
- Đường đô thị - Yêu cầu thiết kế: TCXDVN 104- 2007.
- Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054- 2005.
- Quy trình thiết kế áo đường mềm: 22 TCN 211- 06.
- Quy trình khảo sát thiết kế nền đường ô tô đắp trên đất yếu 22TCN 262 -2000.
- Tiêu chuẩn thiết kết kết cấu bê tông và bê tông cốt thép TCVN 5574: 2012.

- Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép TCVN 5573: 2011.
- Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép TCVN 5573: 2011.
- Tiêu chuẩn về tải trọng và tác động: TCVN 2737-1995.
- Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước – Mạng lưới bên ngoài và công trình TCVN
7957:2008.
- Quy trình thiết kế cầu cống theo TTGH 22 TCN18-79.
- Tính toán các đặc trưng dòng chảy lũ 22TCN 220-95.
- QCVN 41:2012/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
- Quy phạm trang bị điện: 11-TCN-18-2006, 11-TCN-19-2006, 11-TCN-202006, 11 TCN-21-2006 do Bộ Công Nghiệp ban hành kèm theo quyết định số
19/2006/QĐ-BCN ngày 11/07/2006; và các tiêu chuẩn khác có liên quan;
- Tiêu chuẩn về nối đất, nối không các thiết bị điện: TCVN 4576:1989;
- Tiêu chuẩn TCXDVN 259:2001 Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng nhân tạo
đường, đường phố, quảng trường, đô thị số 28/2001/QĐ-BXD ngày 13/1/2001;
- Tiêu chuẩn xây dựng TCXDVN 333:2005 “Chiếu sáng nhân tạo bên ngoài các
công trình công cộng và kỹ thuật hạ tầng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế” ban hành kèm
theo quyết định số 08/2005/QĐ-BXD của Bộ Xây Dựng;
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD ban hành kèm theo
quyết định số 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây Dựng ngày 03/04/2008;
- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị QCXDVN
07:2010/BXD ban hành kèm theo thông tư số 02/2010/TT-BXD của Bộ Xây Dựng
ngày 05/02/2010;

4


- Quyết định số 1186/QĐ-EVN ngày 07/12/2011 của Tập đoàn Điện lực Việt
nam về Quy trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa,
xây dựng đường dây và trạm điện;
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 09-2005 Các công trình xây dựng sử dụng
năng lượng có hiệu quả.

- Quy phạm trang bị điện Phần 2: Hệ thống đường dây dẫn điện 11 TCN-192006 do Bộ công nghiệp ban hành năm 2006.
- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07:2010/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các
công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
I.2.3 Quy trình thi công và nghiệm thu
- TCVN 9436 :2012 : Nền đường ô tô – Thi công và nghiệm thu.
- TCVN 9361:2012: Công tác nền móng – Thi công và nghiệm thu.
- TCVN 4447:2012: Công tác đất – Thi công và nghiệm thu.
- TCVN 8859:2011: Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô vật liệu, thi công và nghiệm thu.
- TCVN 8819 : 2011: Mặt đường bê tông nhựa nóng – yêu cầu thi công và
nghiệm thu
- 22TCN 255-99: Trạm trộn bê tông nhựa nóng
- TCVN 8864:2011: Mặt đường ô tô – Xác định độ bằng phẳng bằng thước dài
3,0 mét.
- TCVN 8865:2011: Mặt đường ô tô – Phương pháp đo và đánh giá xác định độ
bằng phẳng theo chỉ số độ ghồ ghề IRI.
- TCVN 8866:2011: Mặt đường ô tô – Xác định độ nhám mặt đường bằng
phương pháp rắc cát – Thử nghiệm
- TCVN 8867:2011: Áo đường mềm – Xác định modun đàn hồi chung của kết
cấu bằng cần đo võng Benkelman
- TCVN 4085:2011: Kết cấu gạch đá – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
- TCVN 9115:2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – Thi công và
nghiệm thu.
- TCVN 9113 : 2012: Ống bê tông cốt thép thoát nước.
- 22TCN 266-2000: Cầu và cống – Quy phạm thi công và nghiệm thu.
- TCVN 7570:2006: Cốt liệu cho bê tông và vữa yêu cầu kỹ thuật.
5


- TCVN 4506 :2012: Nước trộn bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật.
I.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

I.3.1 Phạm vi nghiên cứu
- Tuyến đường nghiên cứu là tuyến đường đô thị thuộc địa phận phường Thạch
Bàn, Cự Khối - quận Long Biên, có vị trí cụ thể như sau:
+ Điểm đầu tuyến: Giao với đường đê tả Hồng.
+ Điểm cuối tuyến: Giao với đường gom cầu Thanh Trì.
+ Chiều dài tuyến chính L= 1219.64(m).
- Tuyến khớp nối lên đê: Khớp nối lên đê bằng hai nhánh bê tông xi măng hiên
trạng (thi công năm 2013) với tổng chiều dài khoảng 145m.
- Diện tích sử dụng đất: Khoảng 38.000 m2.
I.3.2 Địa điểm xây dựng:
- Phường Thạch Bàn, Cự Khối- Quận Long Biên- Hà Nội.

6


CHƯƠNG II: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA CHẤT DỌC TUYẾN

II.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều
chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên thuộc Thành phố Hà Nội.
Long Biên có Sông Hồng là giới hạn với quận Hoàn Kiếm, Thanh Trì, Tây Hồ,
Hai Bà Trưng; Sông Đuống là giới hạn với Huyện Gia Lâm, Đông Anh. Vị trí cụ thể
như sau:
- Phía Đông giáp Sông Đuống
- Phía Tây giáp quận Hoàn Kiếm
- Phía Nam giáp huyện Thanh Trì
- Phía Bắc giáp huyện Gia Lâm, Đông Anh
II..2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
II.2.1 Khí hậu.

Long Biên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Đông Bắc Bộ. Một năm có
bốn mùa rõ rệt. Mựa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt
độ trung bình 22 - 23oC, độ ẩm dao động lớn, từ 80 - 90%.
* Mưa
- Tổng lượng mưa trung bình năm tại Long Biên dao động trong khoảng 1500mm
- 1600mm.
- Lượng mưa trong những tháng mùa mưa trung bình từ 1200mm đến 1300mm,
bằng 80 - 85% tổng lượng mưa năm tại Long Biên.
- Mùa khô lượng mưa trung bình từ 200- 300mm chiếm khoảng 15 - 20% tổng
lượng mưa năm.
- Số ngày mưa trong năm trung bình khoảng 140 - 150 ngày, trong đó số ngày
mưa nhỏ, mưa phùn chiếm khoảng 60 - 65 ngày.
- Ngoài ra ở Long Biên cũng xuất hiện mưa giông, là những trận mưa lớn đột
xuất kèm theo gió lớn và giông sét. Mưa giông xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11 và
tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9.
* Nắng
7


- Thời gian chiếu sáng trung bình năm khoảng 1.640 - 1.650 giờ.
- Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, số giờ nắng chiếm khoảng 1080 - 1100 giờ.
- Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau số giờ nắng chiếm khoảng 500 - 520
giờ.
- Số giờ nắng tháng cao nhất tuyệt đối 268 giờ (tháng 5 năm 1974).

- Số giờ nắng tháng thấp nhất tuyệt đối 6,8 giờ (tháng 2 năm 1988).
* Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh Long Biên là 23,2oC phân bố khá đồng đều
trên địa bàn tỉnh.
- Mùa hè nền nhiệt độ trung bình nhiều năm 27,3oC.

- Mùa đông nền nhiệt độ trung bình nhiều năm 19,1oC
- Tổng nhiệt trung bình năm 8.400 - 8.500oC.
- Tổng nhiệt trung bình mùa nóng 4.800 - 5.000oC.

Tổng

nhiệt

trung

bình

mùa

lạnh

3.300

-

3.500oC.

* Độ ẩm
- Độ ẩm trung bình năm từ 80 - 90%.
- Độ ẩm cao nhất trong năm xuất hiện vào tháng 2.
Độ ẩm nhỏ nhất trong năm xuất hiện vào tháng 11 và tháng 12.
* Bốc hơi
Lượng bốc hơi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nắng và gió trên địa bàn Long
Biên. Tổng lượng bốc hơi theo trung bình nhiều năm là 8730mm, lớn nhất tuyệt đối
144,9 mm (tháng 7 năm 1961), nhỏ nhất tuyệt đối 20,8 mm (tháng 2 năm 1988).

* Gió
- Long Biên có 2 mùa gió chính: Mùa đông có gió mùa đông bắc, thường từ
tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Mùa hè có gió đông nam thường từ tháng 3 đến tháng 7.
- Gió đông nam chiếm ưu thế trong năm, sau đó là gió đông bắc. Các hướng khác
chỉ xuất hiện đan xen nhau với tần xuất thấp không thành hệ thống.
- Tốc độ gió cực đại ghi lại tại Long Biên là 40m/s, hướng thổi tây nam (ngày
22/5/1978).
* Mưa bão

8


Hàng năm bão và áp thấp nhiệt đới không đổ bộ trực tiếp vào Long Biên như các
tỉnh ven biển, nhưng ảnh hưởng về mưa do bão gây ra là rất lớn. Lượng mưa do bão
gây ra tại Long Biên chiếm tời 15- 20% tổng lượng mưa năm.
Mưa bão bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc tháng 11, nhưng ảnh hưởng với tần xuất
lớn nhất trong các tháng 7, 8 và 9.
II.2.2 Đặc điểm địa hình, địa chất
- Đặc điểm địa hình
Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, địa hình Quận Long Biên tương đối bằng
phẳng, không có núi đồi. Địa hình thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông (với
độ dốc 14cm/km) xen kẽ những ô đất trũng (đầm, hồ, ao, ruộng trũng) thường xuyên
bị ngập nước. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng
cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng.
- Đặc điểm địa chất
Quận Long Biên nằm gọn trong một ô trũng thuộc đồng bằng sông Hồng, được
cấu tạo bằng các trầm tích thuộc kỷ Đệ Tứ, với chiều dài 150m - 160m.
- Đặc điểm thổ nhưỡng
Đất đai trong tỉnh được hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp. Thành phần cơ
giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua. Có thể chia làm ba loại:

+ Loại đất phù sa sông Hồng được bồi: Màu nâu thẫm, đất trung tính, ít chua, đây
là loại đất tốt.
+ Loại đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng: Loại này có tầng phù sa dày,
thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến đất thịt nặng, đất trung tính, ít chua.
+ Loại đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ, không được bồi lắng: Đất màu nâu
nhạt, tầng phù sa mỏng, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, bị sét hóa mạnh,
chất hữu cơ phân hủy chậm, thường bị chua
II.2.3. Diện tích tự nhiên, dân số, tài nguyên, kết cấu hạ tầng
- Diện tích tự nhiên
Long Biên có diện tích 6.038,24 ha, có 14 đơn vị hành chính trực thuộc với 301
tổ dân phố. Danh sách các phường:

9


TT
1
2
3
4
5
6
7

Tên phường
Cự Khối
Thạch Bàn
Long Biên
Bồ Đề
Ngọc Thụy

Ngọc Lâm
Gia Thụy

TT
8
9
10
11
12
13
14

Tên phường
Thượng Thanh
Việt Hưng
Phúc Đồng
Sài Đồng
Phúc Lợi
Giang Biên
Đức Giang

- Dân cư
Theo kết quả điều tra dân số năm 2003, toàn quận có 170.706 người.
Mật độ dân cư là 2827 người/km2
- Tài nguyên thiên nhiên
Quận Long Biên với thế mạnh về tài nguyên là tài nguyên đất đô thị, phát huy
tiềm năng tài nguyên chính là phát huy thế mạnh của tài nguyên đất đô thị.
Phường Cự Khối, phường Thạch Bàn với đặc điểm là nằm trên đầu mối giao
thông trọng điểm (đầu cầu phía Nam cầu Thanh Trì), giáp với các khu vực đang có
phát triển rất mạnh.

II..3. ĐẶC ĐIỂM KHẢO SÁT ĐỊA HÌNH DỌC TUYẾN
II.3.1. Hiện trạng đường giao thông
- Hiện nay tuyến đường chưa được hình thành, đường chân đê sông Hồng tại vị
trí đầu tuyến đang được khai thác sử dụng , đường gom cầu Thanh Trì tại vị trí cuối
tuyến đang trong quá trình thi công. Khu vực tuyến đi qua được chia thành 3 đoạn
chình. Cụ thể các đoạn như sau:
+ Đoạn 1: Chiều dài khoảng 120m, từ cọc DT(Km0+0.00) -:- cọc
6(Km0+120.00), tuyến đi qua khu dân cư và vườn cây ăn quả. Cao độ tự nhiên trung
bình từ +4.88m -:- +7.00m.
+ Đoạn 2: Chiều dài khoảng 660m, từ cọc 6(Km0+120.00) -:- cọc
35(Km0+780.00), tuyến đi qua khu vực vườn cây ăn quả, vườn rau, ao nước, mương
thoát nước. Cao độ tự nhiên trung bình từ +3.61m -:- +5.40m.
+

Đoạn

3:

Chiều

dài

khoảng

439.64m,

từ

cọc


35(Km0+780)

-:-

CT(Km1+219.64), tuyến đi qua khu dân cư, vườn cây ăn quả và mương thoát nước.
Cao độ tự nhiên trung bình từ +2.70m -:- +5.52m.
II.3.2. Hiện trạng thoát nước
10


- Khu vực tuyến đi qua chủ yếu là vườn cây ăn quả, vườn rau vì vậy nước mưa
được thoát trực tiếp ra các mương đất và ao hồ trong khu vực.
- Nước thải trong khu dân cư được thoát theo hệ thống rãnh xây dọc các tuyến
đường làng ngõ xóm, một phần đổ trực tiếp ra mương đất gây mất vệ sinh môi trường.
- Tuyến đường chồng lấn lên mương thoát nước hiện trạng tại 2 vị trí:
+ Vị trí thứ nhất từ cọc N2 (Km0+417.54) -:- cọc 33A(Km0+723.84), chiều dài
mương khoảng 306.30m, đáy mương rộng trung bình 1.5m, cao độ đáy mương từ +
3.68m -:- + 4.2m
+ Vị trí thứ hai từ cọc 40A (Km0+910.71) -:- cọc 48A (Km1+102.64), chiều dài
mương khoảng 191.93m, đáy mương rộng trung bình 3.5m, cao độ đáy mương từ
+2.79m -:- + 3.20m
- Tuyến đường cắt ngang qua mương thoát nước hiện trạng tại 2 vị trí cọc Cong1
(Km0+794.60), Cong2 (Km1+149.26).
II.3.3. Hiện trạng cấp điện, cấp nước, viễn thông
- Hiện trạng khu vực xây dựng có đường dây cấp điện trung thế và hạ thế chạy
ngang qua.
- Khu vực xây dựng không có đường ống cấp nước và thông tin liên lạc chạy qua.
II..4. ĐẶC ĐIỂM KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT DỌC TUYẾN
- Đất trong phạm vi khảo sát có thành phần khá phức tạp. Trong phạm vi chiều
sâu khảo sát từ mặt đất xuống 12.00m có đến 08 lớp đất có diện phân bố, bề dày, tính

chất cơ lý khác nhau.
+ Lớp 1a: Đất lấp, sét pha, xám nâu, lẫn rễ cây. Lớp này gặp ngay trên bề măt và
chỉ gặp duy nhất ở LK1, có bề dày 0.5m
+ Lớp 1b: Đất thổ nhưỡng, sét pha, lẫn rễ cây, mùn thực vật, trạng thái dẻo mềm.
Lớp này phân bố cục bộ và gặp ở các lỗ khoan LK1 và LK3, có bề dày 0.2m
+ Lớp 1c: Bùn ao, bùn sét pha, xám nâu, xám tro, lẫn hữu cơ. Lớp này phân bố
cục bộ và chỉ gặp duy nhất ở LK1, có bề dày 0.4m
+ Lớp 2: Sét pha nặng –sét, xám nâu, nâu vàng, xám xanh, trạng thái dẻo mềm
đến dẻo cứng. Lớp này phân bố khắp khu vực khảo sát. Bề dày trung bình lớp là 2.9m
+ Lớp 3: Đất hữu cơ, màu xám tro, xám đen, xen kẹp sét pha dẻo chảy. Lớp này
phân bố trên toàn bộ khu vực khảo sát. Bề dày trung bình lớp là 2.0m

11


+ Lớp 4: Sét pha, xám tro, xám nây, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng. Lớp này
phân bố cục bộ, chỉ gặp duy nhất ở hố khoan LK1. Bề dày chưa xác định trong phạm
vi khoan khảo sát sâu 7.0m vì tại hố khoan LK1 kết thúc tại lớp này.
+ Lớp 5: Sét màu xám tro, xám nâu, trạng thái dẻo chảy, nhiễm hữu cơ. Lớp này
phân bố cục bộ, chỉ gặp ở hố khoan LK2. Bề dày chưa xác định trong phạm vi khoan
khảo sát sâu 12.0m, vì hố khoan LK2 kết thúc tại lớp này.
+ Lớp 6: Sét màu xám trắng, xám nâu, xám vàng loang lổ, trạng thái nửa cứng.
Lớp này phân bố một phần trong phạm vi khảo sát và chỉ gặp ở hố khoan LK3. Bề dày
chưa xác định trog phạm vi khoan khảo sát sâu 7.0m, vì hố khoan LK3 kết thúc tại lớp
này.

12


CHƯƠNG III: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ, MỤC TIÊU XÂY DỰNG,

NỘI DUNG VÀ QUY MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
III.1. SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
Quận Long Biên được thành lập năm 2003, với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng
phía Đông thủ đô Hà Nội, có nhiều tuyến trục giao thông huyết mạch đi qua như Quốc
lộ 1, Quốc lộ 5, Quốc lộ 3, đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng…Có 04 cây cầu qua
Sông Hồng nối với trung tâm thủ đô (cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Chương Dương, Đông
Trù), giao thông rất thuận lợi với tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Dương,
Hưng Yên, Hải Phòng…Là quận có nguồn tài nguyên đất dồi dào tiềm ẩn khả năng
phát triển mãnh liệt cả về công nghiệp, nông nghiệp, đô thị.
Trong những năm qua, quận Long Biên đã có những thành tựu phát triển nhảy
vọt, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện, mạng lưới cơ sở
hạ tầng không ngừng đầu tư, từng bước hoàn thiện quy hoạch chi tiết, là khu vực thu
hút đầu tư với nhiều dự án xây dựng đô thị và công nghiệp.
Khu vực nghiên cứu xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến đường gom cầu
Thanh Trì thuộc phường Cự Khối, đây là phường có vị trí thuận lợi, tiếp giáp cầu
Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, quốc lộ 5, sông Hồng. Đặc biệt là khi dự án đường cao tốc
Hà Nội- Hải Phòng hoàn thiện sẽ tạo cơ hội rất lớn thúc đẩy sự phát triển của phường
Cự Khối. Trong bối cảnh đó việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của phường là
rất quan trọng.
Với mục tiêu từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông theo quy hoạch được
duyệt, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông đi lại trong khu vực, việc đầu tư xây dựng
tuyến đường theo quy hoạch nối từ đường 25m đến đường gom cầu Thanh Trì tuyến
khớp nối là cần thiết và cấp bách. Tuyến đường khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ
hình thành trục giao thông quan trọng và kết nối nhiều tuyến giao thông khác trên địa
bàn phường Cự Khối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các ô đất hai bên
đường, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong khu vực cũng như trên địa bàn quận
Long Biên.
III.2. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Tạo trục chính giao thông, thoát nước, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ kết nối
đường đê tả Hồng với nút giao đi khu vực huyện Gia Lâm, Hưng Yên.

13


Tạo điều kiện khai thác quỹ đất hai bên đường và khu vực lân cận để cân đối cho
các dự án xây dựng cơ bản và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
III.3. NỘI DUNG VÀ QUY MÔ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
III.3.1 Tên dự án
Xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến đường gom cầu Thanh Trìphường Thạch Bàn, Cự Khối- quận Long Biên.
III.3.2. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng
Quy mô : Đầu tư xây dựng tuyến đường chính có chiều dài khoảng 1219.64m,
mặt cắt ngang B = Bmđ + Bhè = 15 + 2x5 = 25m. Trong đó: Điểm đầu từ đường đê tả
Hồng và điểm cuối đến đường gom cầu Thanh Trì.
Nội dung đầu tư: Giải phóng mặt bằng, xây dựng đồng bộ các hạng mục đường
giao thông, thoát nước, cấp nước, cấp điện, chiếu sáng, viễn thông, hào kỹ thuật, di
chuyển công trình ngầm nổi, khớp nối hạ tầng theo quy hoạch.

14


CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
IV.1. THIẾT KẾ ĐƯỜNG GIAO THÔNG

IV.1.1. Nguyên tắc thiết kế
Trên cơ sở tuân thủ chỉ giới đường đỏ khu công viên giải trí, sinh thái tại phường
Thạch Bàn, Cự Khối do Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội được sở Quy hoạch Kiến
trúc chấp thuận ngày 31/01/2008 trùng với chỉ giới đường đỏ do Viện Quy hoạch xây
dựng Hà Nội lập ngày 28/02/2011 và quy hoạch phân khu N10 đã được phê duyệt,
khớp nối với tuyến đường đê và đường gom cầu Thanh Trì.
IV.1.2. Quy mô thiết kế
Tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu của tuyến đường như sau:

- Cấp hạng kỹ thuật là đường phố gom (đường phố khu vực).
- Tốc độ thiết kế: 50km/h.
- Kích thước mặt cắt ngang B=Bmđ+ Bhè= 15m+ 2x5m= 25m.
- Loại tầng mặt áo đường: Áo đường mềm, mô đuyn đàn hồi yêu cầu: Eyc = 155
Mpa.
- Tải trọng trục tính toán tiêu chuẩn P = 100KN
IV.1.3. Thiết kế bình đồ tuyến
Hướng tuyến tuân theo bản vẽ chỉ giới đường đỏ đã được phê duyệt.
- Điểm đầu tuyến: Cọc DT giao với đường hành lang chân đê tả Hồng.
- Điểm cuối tuyến: Cọc CT giao với đường gom cầu Thanh Trì.
- Chiều dài tuyến L = 1219,64m.
Theo bản vẽ chỉ giới đường đỏ tim đường đi qua các điểm khống chế là 1, 2, 3, 4.
Các điểm này có tọa độ chi tiết lần lượt như sau:
BẢNG THỐNG KÊ TỌA ĐỘ TIM ĐƯỜNG VÀ CÁC ĐIỂM CƠ SỞ ĐỂ XÁC
ĐỊNH TỌA ĐỘ TIM ĐƯỜNG
ĐIỂM

1
2
3
4

HỆ TỌA ĐỘ HN-1972

X
2324598.2980
2324598.2980
2324598.2980
2324260.5467


Y
516077.4371
516494.9770
516717.5704
517198.2214

HỆ TỌA ĐỘ VN-2000

X
2324673.8510
2324675.8090
2324676.8530
2324341.3530

15

Y
593880.7060
594298.2460
594520.8390
595003.0750

BÁN
KÍNH

R= 400m


IV.1.4. Thiết kế trắc dọc tuyến
- Định hướng thiết kế :

+ Tuân thủ theo định hướng Quy hoạch phân khu N10 được phê duyệt theo
Quyết định số 6115/QĐ-UBND ngày 21/11/2014 của UBND thành phố Hà Nội.
+ Căn cứ cao độ vào cao độ tuyến đường hành lang chân đê sông Hồng, tuyến
đường gom cầu Thanh Trì và nền hiện trạng khu dân cư, đảm bảo khớp nối đồng bộ
giữa tuyến đường xây dựng mới với các dự án và khu dân cư lân cận.
- Kết quả thiết kế trắc dọc tuyến cụ thể như sau:
+ Từ cọc DT -:- cọc 4, chiều dài L = 80.0(m), cao độ thiết kế điểm đầu tuyến DT:
+7.10(m), cao độ thiết kế cọc 4: +6.25(m), độ dốc dọc thiết kế i = 1.07%.
+ Từ cọc 4 -:- cọc N2, chiều dài L = 225.69(m), cao độ thiết kế cọc 4: +6.25(m),
cao độ thiết kế cọc N2: +5.50(m), độ dốc dọc thiết kế i = 0.33%.
+ Từ cọc N2 -:- cọc N3, chiều dài L = 129.73(m), cao độ thiết kế điểm đầu tuyến
N2: +5.50(m), cao độ thiết kế cọc N3: +5.50(m), độ dốc dọc thiết kế i = 0%.
+ Từ cọc N3 -:- cọc N4, chiều dài L = 462.31(m), cao độ thiết kế điểm đầu tuyến
N3: +5.50(m), cao độ thiết kế cọc N4: +5.50(m), độ dốc dọc thiết kế i = 0%.
+ Từ cọc N4 -:- cọc CT, chiều dài L = 210.06(m), cao độ thiết kế điểm đầu tuyến
N3: +5.50(m), cao độ thiết kế cọc CT: +5.60(m), độ dốc dọc thiết kế i = 0.05%.
IV.1.5. Thiết kế trắc ngang tuyến
- Kích thước mặt cắt ngang: Kích thước mặt cắt ngang tuân thủ theo định hướng
Quy hoạch phân khu N10 được phê duyệt theo Quyết định số 6115/QĐ-UBND ngày
21/11/2014 của UBND thành phố Hà Nội.
- Cụ thể mặt cắt ngang tuyến đường như sau:
+ Mặt đường rộng Bmđ = 15m.
+ Vỉa hè rộng Bhè = 2 x 5m = 10m.
+ B=Bmđ+ Bhè= 15m+ 2x5m= 25m.
- Độ dốc ngang: Mặt đường dốc 2 mái imặt= 2,0%, vỉa hè dốc 1 mái ihè= 1,5%.
IV.1.6. Thiết kế nền đường
- Căn cứ vào hồ sơ khảo sát địa chất, khả năng chịu tải của các lớp đất nền thiên
nhiên. Trên cơ sở tính toán kiểm tra ổn định nền đường theo tiêu chuẩn 22TCN2622000 lựa chọn kết quả xử lý nền đất yếu để đảm bảo ổn định nền đường và đảm bảo
tính kinh tế như sau:
16



+ Khu vực thuộc phạm vi mặt đường đào vét hữu cơ dày trung bình 0.4m, đắp
hoàn trả bằng cát đen đạt độ chặt K>=0,95.
+ Khu vực thuộc phạm vi vỉa hè đào vét hữu cơ dày trung bình 0.4m, đắp hoàn
trả bằng cát đen đạt độ chặt K>=0,90.
- Phạm vi thiết kế nền đường nằm trong chỉ giới đường đỏ và ranh giới của dự
án. Riêng 30cm ngay dưới lớp kết cấu áo đường phải đảm bảo độ chặt K>=0,98.
- Tại vị trí ráp gianh với các ô đất quy hoạch G7/NO1, G7/NO2, G7/P1 và
G7/P2 thiết kế đắp mái taluy với độ dốc 1/1.5, đảm bảo điều kiện chân mái taluy nằm
trong ranh giới dự án, đắp bao mái taluy bằng đất đất sét dày 0,5m.
- Tại các vị trí có sự chênh lệch cao độ giữa hè đường thiết kế và cao độ tự nhiên
>= 1.2m, thiết kế tường chắn đá hộc xây với chiều cao tường chắn từ H=1.5m -:H=2.2m.
+ Hình thức tường chắn: Tường chắn kiểu trọng lực.
+ Kết cấu tường chắn: Móng, thân tường chắn xây đá hộc vữa xi măng M100,
giằng đỉnh tường BTXM M200 đá 1x2, đệm móng bằng đá dăm dày 10cm, lưng tường
chắn làm tầng lọc ngược bằng đất sét và đá dăm 2x4. Khoảng 10m bố trí 1 khe lún, cứ
2m bố trí 1 ống nhựa PVC D6cm. Gia cố móng tường chắn bằng cọc tre dài 2,5m, mật
độ 25 cọc/ m2.
- Tại các vị trí có sự chênh lệch cao độ giữa hè đường thiết kế và cao độ tự nhiên
<= 1.2m, thiết kế bó gáy hè bằng gạch xây.
IV.1.7. Thiết kế mặt đường
- Căn cứ vào đặc điểm sử dụng, tình hình cung cấp vật liệu tại khu vực, lựa chọn
giải pháp thiết kế áo đường mềm cấp cao A1, tải trọng trục tính toán tiêu chuẩn
P=100KN, p = 6daN/cm2, D=33cm và mô đuyn đàn hồi yêu cầu là Eyc = 155 MPa với
các lớp kết cấu như sau:
+ Lớp bê tông nhựa hạt mịn dày 5cm.
+ Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 0.5kg/m2.
+ Lớp bê tông nhựa hạt thô dày 7cm.
+ Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1.0kg/m2.

+ Lớp móng cấp phối đá dăm loại I dày 20cm.
+ Lớp móng cấp phối đá dăm loại II dày 30cm.
+ Lớp cấp phối đá dăm loại II tăng cường cho nền đường dày 10cm.
17


IV.1.8. Thiết kế vỉa hè, bó vỉa, bó gáy hè
- Thiết kế trên cơ sở tuân thủ thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn thành phố
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 4340/QD-UBND ngày 20/8/2014 của
UBND thành phố Hà Nội.
- Kết cấu lát hè:
+ Đá tự nhiên dày 3cm.
+ 2cm vữa xi măng M100.
+ 8cm BTXM đá 2x4 cấp B12.5
+ 01 lớp giấy dầu.
+ Nền cát đầm chặt, tạo phẳng K>=0.90
- Kết cấu hạ hè:
+ Đá tự nhiên dày 3cm.
+ 2cm vữa xi măng M100.
+ 15cm BTXM đá 2x4 cấp B20.
+ 01 lớp giấy dầu.
+ Nền cát đầm chặt, tạo phẳng K>=0.90
- Kết cấu bó vỉa: Hai bên mép đường chôn bó vỉa vát có đan kích thước
26x23x100cm và 26x23x25cm tương ứng với các vị trí tại đoạn thẳng và đoạn cong
(Đối với đoạn nâng siêu cao phần lưng đường cong sử dụng viên vỉa vát 26x23cm
không đan) . Kết cấu viên bó vỉa bằng đá tự nhiên
- Kết cấu tấm đan rãnh bằng đá tự nhiên, kích thước 30x50x6 cm, độ dốc ngang
tấm đan rãnh i = 5-:-10%. Cao độ vỉa đặt cao hơn đan rãnh 13cm đảm bảo cao độ
người đi bộ trên vỉa hè và dắt xe thuận tiện.
- Kết cấu bó gáy hè bằng gạch xây VXM M50 trát mặt trên bằng VXM M75 dày

2cm, bên dưới là lớp móng BTXM M150 đá 2x4 dày 10cm.
IV.1.9. Thiết kế trồng cây xanh trên hè
- Để tạo cảnh quan cho đường phố theo yêu cầu về kiến trúc không gian chung
của thị trấn, tạo bóng mát cho đường và phần xe chạy. Giảm tiếng ồn, bụi, hơi độc hại
do các phương tiện tham gia giao thông thải ra, cải thiện khí hậu.
- Thiết kế trên cơ sở tuân thủ thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn thành phố
Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 4340/QD-UBND ngày 20/8/2014 của
UBND thành phố Hà Nội.
18


- Xây bó gốc cây bằng đá tự nhiên ở hai bên vỉa hè với khoảng cách 7m/ 1cây ,
kích thước ô bó gốc cây là 1,4 x 1,4 (m). Trồng cây bóng mát là cây sấu, ở chiều cao
1,3m phải đảm bảo đường kính cây từ 20cm đến 25cm, phân nhánh ở chiều cao từ
2,8m đến 3,2m trở lên. Khoảng cách tim ô trồng cây đến mép ngoài bó vỉa là b=1,0m.
IV.1.10. Thiết kế tổ chức giao thông
- Thiết kế theo quy chuẩn “QCVN 41:2012/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về báo hiệu đường bộ”.
- Biển báo phải được đặt ở những chỗ quang đãng dễ nhìn, đúng vị trí biển cần
phát huy tác dụng, nên tránh đặt nhiều biển với mật độ cao.
- Biển báo làm bằng tôn tráng kẽm, sơn chống rỉ và sơn phản quang, cột biển báo
làm bằng thép ống Ø=80mm. Móng cột bằng bê tông M200, đá 1x2, hình chữ nhật
B=0.5m, cao 0.8m ( tính từ mặt kết cấu hè hoặc lề đất ).
IV.2. THIẾT KẾ THOÁT NƯỚC MƯA
Tuân thủ theo định hướng Quy hoạch phân khu N10 được phê duyệt theo Quyết
định số 6115/QĐ-UBND ngày 21/11/2014 của UBND thành phố Hà Nội
IV.2.1. Lưu vực thoát nước
Theo định hướng Quy hoạch phân khu N10 thì hướng thoát nước mưa của tuyến
đường sẽ thoát ra mương Long Biên - Cự Khối (B=19.5m, H=4m). Tuy nhiên do tuyến
mương này chưa được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, nên trước mắt để đảm bảo

thoát nước chung của khu vực, tránh gây ngập úng và đẩy nhanh tiến độ dự án, nước
mưa sẽ xả vào hệ thống mương thoát nước hiện trạng được hoàn trả dọc theo tuyến
đường, sau đó chảy qua đường gom cầu Thành Trì ra sông Cầu Bây.
IV.2.2. Nguyên tắc thiết kế
- Hệ thống thoát nước mưa thiết kế là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, độc
lập với hệ thống thoát nước thải.
- Các tuyến cống được tính toán đảm bảo thoát nước triệt để không chỉ cho các
lưu vực nằm trong khu vực nghiên cứu mà còn đảm bảo thoát nước cho các lưu vực
nằm ngoài khu vực nghiên cứu được xác định theo quy hoạch.
- Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tự chảy, độ dốc thiết kế lấy theo quy
phạm hiện hành.
- Trên hệ thống thoát nước mưa bố trí các công trình kỹ thuật như: ga thăm, ga
kiểm tra nhằm tiện cho việc kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng trong quá trình vận hành,
19


quản lý. Khoảng cách giữa các ga này được đặt theo yêu cầu quy phạm và thực tế
trong khu vực. Việc bố trí các tuyến cống thoát nước được kết hợp chặt chẽ với các
công trình ngầm khác trong khu vực nghiên cứu
IV.2.3. Thiết kế thoát nước mưa dọc tuyến:
- Hệ thống thoát nước mưa thuộc tuyến đường được thiết kế với các loại cống
tròn bê tông cốt thép có khẩu độ từ D800 – D1500 chạy dọc theo tim đường, độ dốc
của cống từ i = 0,09% đến i = 0.13%. Cống đặt trên gối đỡ bằng bê tông cốt thép, dưới
đệm cát đen dày 10 cm.
+ Đoạn từ đầu tuyến cọc 1 (Km0+20.00) -:- cọc N2 (Km0+417.54), nước mặt
sau khi chảy vào ga thu sẽ được gom vào tuyến cống D1500 chạy dọc theo tim của
tuyến đường. Hướng thoát từ cọc 1 về cọc N2, độ dốc lòng cống i = 0.09%, sau đó xả
vào mương Long Biên – Cự Khối. Tuy nhiên do tuyến mương này chưa được đầu tư
xây dựng theo quy hoạch, nên trước mắt sẽ nối dài tuyến cống D1500 kể trên về đấu
nối với cống hộp ngang đường BxH=2x2m tại vị trí cọc Cong1(Km0+794.60) rồi xả ra

mương đất hiện trạng.
+ Đoạn từ cọc Cong1 (Km0+794.60) -:- cuối tuyến cọc 53 (Km1+200.00). Đoạn
này theo quy hoạch không có bố trí thoát nước dọc. Để không gây ngập úng cho khu
vực, nước mặt sau khi chảy vào ga thu sẽ được gom vào tuyến cống D800 chạy dọc
theo tim của tuyến đường. Hướng thoát nước là chảy vào các điểm xả được bố trí theo
quy hoạch trên tuyến đường, độ dốc lòng cống i = 0.13%, sau đó xả vào hệ thống
mương thoát nước hiện trạng được hoàn trả dọc theo tuyến đường.
+ Cống tròn BTCT D=400 -:- 1500 (mm) và đế cống được chế tạo trong nhà máy
bằng công nghệ rung lõi, tải trọng thiết kế HL93.
+ Trên tuyến cống bố trí đầy đủ các hố ga thăm, thu với khoảng cách trung bình
40m/ 1ga.
+ Cấu tạo hố ga bằng BTCT M300 dày 20cm trên lớp bê tông lót M150 dày
10cm.
- Thiết kế thu nước mặt đường đoạn từ cọc 1C+6.9m (Km0+ 17.05) đến ga TT33
(Km0+36.05)

bên trái tuyến

và từ cọc 1C+12.9m (Km0+23.05) đến ga

TT1(Km0+36.05) bên phải tuyến bằng rãnh B300. Rãnh có khẩu độ BxH=0.3x0.35
(m), cấu tạo bằng BTCT M250 dày 15cm trên lớp bê tông lót M150 dày 10cm. Đậy

20


nắp rãnh bằng các tấm song chắn rác composite chịu tải trọng 250KN. Nước mưa từ
trên tuyến đường gom chân đê sẽ chảy vào rãnh sau đó xả ra ga TT1 và TT13.
IV.2. 4. Thiết kế thoát nước mưa ngang tuyến:
- Tuyến đường cắt ngang qua mương thoát nước hiện trạng tại 2 vị trí cọc Cong1

(Km0+794.60), Cong2 (Km1+149.26).
- Tại vị trí cọc Cong1 (Km0+794.60) thiết kế cống hộp bê tông cốt thép ngang
đường, khẩu độ BxH=2x2m, chiều dài cống khoảng L=25m, hướng thoát nước từ phải
sang trái, xả vào mương thoát nước hiện trạng.
- Tại vị trí cọc Cong2 (Km1+149.26) thiết kế cống hộp bê tông cốt thép ngang
đường,cống được đặt chéo so với tim đường một góc 78d, khẩu độ BxH=3x3m, chiều
dài cống khoảng L=29.834m, hướng thoát nước từ trái sang phải, chảy vào mương
thoát nước hiện trạng, sau đó thoát theo cống tròn đôi qua đường gom cầu Thanh Trì ra
sông Cầu Bây.
IV.2.5. Thiết kế hoàn trả mương thoát nước hiện trạng:
- Hiện nay trong phạm vi dự án xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến
đường gom cầu Thanh Trì có tuyến mương thoát nước Xuân Đỗ Hạ. Tuyến đường nằm
chồng lên hệ thống mương thoát nước kể trên tại 2 vị trí: từ cọc N2 (Km0+417.54) -:cọc 33A(Km0+723.84) và từ cọc 40A (Km0+910.71) -:- cọc 48 A (Km1+102.64).
- Theo định hướng Quy hoạch phân khu N10 thì hướng thoát nước mưa của
tuyến đường sẽ thoát ra mương Long Biên - Cự Khối (B=19.5m, H=4m). Để đảm bảo
thoát nước chung của khu vực tránh gây ngập úng và đẩy nhanh tiến độ dự án trong
điều kiện tuyến mương quy hoạch nói trên chưa triển khai, phương án thoát nước tạm
cho tuyến đường được đề xuát cụ thể như sau:
+ Hệ thống thoát nước mưa của tuyến đường được thoát tạm vào tuyến mương
thoát nước Xuân Đỗ Hạ.
+ Đoạn mương Xuân Đỗ Hạ nằm trong phạm vi tuyến đường sẽ được đào hoàn
trả ra ngoài bằng đoạn mương mới song song với tuyến đường.
Thiết kế hoàn trả bằng mương đất có Bđáy = 1.5m. Vị trí đào hoàn trả mương là
ở bên trái tuyến, từ cọc N2 (Km0+417.54) -:- cọc 33A(Km0+723.84) , chiều dài
khoảng 306.30m. Cao độ đáy mương thiết kế hoàn trả bằng cao độ đáy mương hiện
trạng, từ + 3.68m -:- + 4.2m, mương sâu trung bình là 1.0m.

21



Thiết kế hoàn trả bằng mương đất có Bđáy = 3.5m. Vị trí đào hoàn trả mương là
ở bên trái tuyến, từ cọc 40A (Km0+910.71) -:- cọc 48A (Km1+102.64), chiều dài
khoảng 191.93m. Cao độ đáy mương thiết kế hoàn trả bằng cao độ đáy mương hiện
trạng, từ +2.79m -:- + 3.20m, mương sâu trung bình là 1.0m.
+ Đoạn mương Xuân Đỗ Hạ cắt ngang qua tuyến đường tại cọc Cong1
(Km0+794.60) sẽ được thiết kế bằng cống hộp BTCT khẩu độ BxH=2x2(m).
+ Đoạn mương Xuân Đỗ Hạ cắt ngang qua tuyến đường tại cọc
Cong2(Km1+149.26) sẽ được thiết kế bằng cống hộp BTCT khẩu độ BxH=3x3(m).
IV.3. THIẾT KẾ THOÁT NƯỚC THẢI
IV.3.1. Nguyên tắc thiết kế
- Tuân thủ theo định hướng Quy hoạch phân khu N10 được phê duyệt theo Quyết
định số 6115/QĐ-UBND ngày 21/11/2014 của UBND thành phố Hà Nội
- Hệ thống thoát nước thải thiết kế là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn, độc
lập với hệ thống thoát nước mưa.
IV.3.2. Giải pháp thiết kế
- Hệ thống thoát nước thải bằng cống tròn BTCT D400 chạy dọc trên vỉa hè bên
phải tuyến đường. Hướng thoát nước chảy từ đầu tuyến về cuối tuyến, sau đó thoát về
trạm xử lý nước thải An Lạc. Tuy nhiên do trạm xử lý này chưa được xây dựng, nên
trước mắt nước thải sẽ xả chung với nước mưa tại 1 số vị trí.
- Độ dốc dọc cống thoát nước thải từ i= 0.25%.
- Cống tròn BTCT D=400(mm) và đế cống được chế tạo trong nhà máy bằng
công nghệ rung lõi, tải trọng vỉa hè (đối với đoạn cống đi dưới long đường sử dụng tải
trọng HL93).
- Bố trí hố ga thăm thoát nước thải với khoảng cách trung bình 30m/ 1ga. Ga
thăm thoát nước thải bao gồm 2 loại tùy theo chiều cao ga.
+ Đối với các ga có chiều sâu từ mặt ga đến đáy ga < 2,0m. Kết cấu thân ga xây
gạch VXM M75# dày 22cm, trong trát vữa xi măng mác 100 dày 2 cm, đậy tấm đan
BTCT M250. Ga được đặt trên lớp móng BTXM M150 dày 15cm và lớp đệm đá dăm
dày 10cm.
+ Đối với các ga có chiều sâu từ mặt ga đến đáy ga > 2,0m. Kết cấu thân ga bằng

BTCT M300 dày 20cm.Ga được đặt trên lớp lót móng bằng BTXM M150 dày 10cm.

22


- Thiết kế rãnh RIB khẩu độ B=0.3m tại vị trí qua khu dân cư bên phải tuyến, để
thu gom nước thải sinh hoạt của nhà dân. Nước thải sau khi thu gom vào rãnh sẽ được
xả vào tuyến cống D400 theo quy hoạch. Rãnh RIB có kết cấu bằng gạch xây VXM
M75 dày 22cm, trong trát VXM M75 dày 2cm. Rãnh được đặt trên lớp móng BTXM
M150 dày 15cm và đậy tấm đan BTCT M200 dày 8cm.
IV.4. THIẾT KẾ HÀO KỸ THUẬT
IV.4.1. Nguyên tắc thiết kế
- Căn cứ vào văn bản số 5108/SXD- MTCTN ngày 25/7/2011 của Sở xây dựng
Hà Nội về việc Tham gia ý kiến về phương án thiết kế hạ ngầm cáp điện lực, viễn
thông thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ đê sông Hồng đến đường gom cầu
Thanh Trì
- Tuân thủ theo định hướng Quy hoạch phân khu N10 được phê duyệt theo Quyết
định số 6115/QĐ-UBND ngày 21/11/2014 của UBND thành phố Hà Nội
- Hệ thống hào kỹ thuật để lắp đặt các đường dây, đường ống như ống thông tin
liên lạc, ống cấp điện sinh hoạt.
IV.4.2. Giải pháp thiết kế
- Xây dựng hệ thống hào kỹ thuật trên vỉa hè bên phải tuyến. Cao độ mặt hào
được thiết kế nằm ngay dưới kết cấu lát hè.
- Hào kỹ thuật bằng BTCT đúc sẵn mác M250# có tiết diện BxH=1.2x1.0m. Hào
được đặt trên lớp móng BTXM M150 dày 10cm.
- Đoạn hào chạy qua đường hoặc giao với ccsđược thay thế bằng ống nhựa xoắn
chịu lực HDPE và đươc hạ thấp cốt để đảm bảo kết cấu nền đường
- Bố trí hố ga hào kỹ thuật với khoảng cách trung bình 65m/ 1ga. Hố ga được xây
gạch VXM M75# dày 22cm, trát vữa xi măng mác 100 dày 2 cm, đậy tấm đan BTCT
M250. Ga được đặt trên lớp móng BTXM M150 dày 15cm.

IV.5. THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG
IV.5.1. Lựa chọn tuyến chiếu sáng

a. Phân tích các yêu cầu đối với hệ thống chiếu sáng
Trên tuyến giao thông đối ngoại, độ chói trung bình trên mặt đường phải đạt từ
1,0 - 1,6cd/m2 đảm bảo an toàn giao thông với mức độ chiếu sáng tốt, thích ứng với
tốc độ xe chạy từ 80km/h trở lên.
23


Đối với các tuyến giao thông nội thị, hệ thống chiếu sáng phải đảm bảo các chức
năng về an toàn giao thông cũng như các giải pháp về trang trí, thẩm mỹ và an toàn
cho vận hành.
Đối với đường cấp cao (bê tông xi măng, bê tông asphan) có phản xạ ánh sáng
theo đường cong, phản xạ, tán xạ có hướng. Còn lại mặt đường cấp cao thứ yếu và các
loại mặt đường khác phản xạ theo đường cong phản xạ khuyếch tán. từ cơ sở đó theo
qui định của độ chói trung bình cho mặt đường cấp cao, còn mặt đường khác thì chỉ
cần qui định độ rọi trung bình là đủ đảm bảo chính xác.
Ngoài các yêu cầu trên, hệ thống đèn chiếu sáng đường phố còn có chức năng
hướng dẫn nhìn và hướng dẫn quang học, do đó cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Vị trí của đèn chiếu sáng phải được bố trí sao cho người điều khiển phương tiện
phân biệt rõ các biển báo hiệu. Các biển báo này có bề mặt được làm bằng vật liệu làm
cho sự phản xạ ánh sáng mang tính khuếch tán.
- Các đèn cần phải được đặt theo hàng, có tác dụng như cọc tiêu để người điều
khiển phương tiện tăng khả năng định hướng.
Khi chọn nguồn sáng, kính lọc màu (để tạo ánh sáng màu) của các thiết bị chiếu
sáng kiến trúc và chiếu sáng nghệ thuật cần phải tính phản xạ và màu sắc của các đối
tượng được chiếu sáng.
Các chỉ tiêu cơ bản chiếu sáng: Theo tiêu chuẩn uỷ ban chiếu sáng quốc tế IEC.
Với chiếu sáng đường trong dự án này lựa chọn các chỉ tiêu chiếu sáng cơ bản như

sau:
+ Độ chói trung bình: L=1,2 Cd/m2.
+ Độ rọi trung bình: E=14 lux.
+ Độ đồng đều chung của độ rọi: U0 =0,4.
+ Độ đồng đều dọc của độ rọi: U1 =0,7.
+ Tỷ số R với áo đường trung bình, đèn nửa che: R=14
+ Chỉ số tiện nghi: G=5
b. Dự kiến các phương án chiếu sáng
Trong lĩnh vực chiếu sáng đường phố việc bố trí đèn chiếu sáng được thực hiện
theo một nguyên tắc chung đó là đèn được bố trí dọc theo các trục đường trên vỉa hè
hoặc trên dải phân cách của đường. Khoảng cách giữa các đèn tuỳ thuộc vào từng cấp

24


đường hay độ rộng của mặt cắt đường. Dựa vào đặc điểm của dự án và tuyến đường,
dự kiến phương án bố trí đèn như sau:
- Do đặc điểm của tuyến đường không có giải phân cách ở giữa, đường rộng 15m
tương đối lớn và có vỉa hè ở 2 bên rộng 5m nên phương án tuyến chiếu sáng lòng
đường sẽ bố trí cột đèn ở 2 bên trên vỉa hè đối diện nhau. Cột đèn chiếu sáng sử dụng
là loại cột bát giác côn liền cần đơn cao 10m, cần đèn đơn vươn 1,5m và có kèm tay
bắt đèn cầu chiếu sáng vỉa hè. Chiếu sáng vỉa hè sử dụng đèn cầu D400, tay bắt đèn
cầu gắn trực tiếp trên cột chiếu sáng lòng đường.
- Đèn chiếu sáng cho đường phố: Sử dụng đèn LED hiệu suất cao chiếu sáng
đường phố, loại 32 bóng đèn LED, ánh sáng trắng tự nhiên, quang thông 10900lm,
công suất 110W.
- Đèn chiếu sáng vỉa hè: Sử dụng loại đèn cầu, bóng compact công suất 26W
E27.
Nguồn điện: Nguồn điện (hệ thống tuyến cáp ngầm trung áp và trạm biến áp
cấp điện cho khu vực và cấp cho hệ thống chiếu sáng) sẽ do chủ đầu tư thực hiện trong

công trình Di chuyển cấp điện trung hạ thế thuộc 1 hạng mục trong tổng thể dự án.
Trong đề án này chỉ thiết kế hệ thống cấp nguồn chiếu sáng từ sau tủ hạ áp của trạm
biến áp C3-6;N2, công suất 1000kVA-22/,04kV cấp cho hệ thống tủ điều khiển chiếu
sáng và cho các tuyến đèn chiếu sáng.
c. Mô tả phương án chiếu sáng
Hệ thống chiếu sáng được điều khiển từ tủ điện chiếu sáng TĐ-04 lắp mới. Tủ
điện chiếu sáng TĐ-04 lấy nguồn từ tủ hạ thế của trạm biến áp C3-6;N2, công suất
100kVA-22/0,4kV cấp điện cho khu vực (phần trạm biến áp và tuyến cáp ngầm trung
áp được thực hiện theo công trình Di chuyển cấp điện trung hạ thế trong cùng dự án).
Sử dụng cáp đồng 0,6/1kV-Cu/XLPE/PVC/PVC-4x16mm2 cấp nguồn từ tủ hạ
thế của TBA C3-6, N2 công suất 1000kVA-22/0,4kV tới tủ điều khiển chiếu sáng TĐ04.
Sử dụng cáp đồng 0,6/1kV-Cu/XLPE/PVC/PVC-4x10mm2 cấp nguồn từ tủ điều
khiển chiếu sáng tới các cột đèn chiếu sáng đường phố.
Tất cả cáp cấp điện cho hệ thống chiếu sáng được luồn trong ống nhựa xoắn
HDPE D65/50, chôn trực tiếp dưới đất tại vị trí sát móng cột chiếu sáng.
Sử dụng dây đồng 0,6/1kV-Cu/PVC/PVC-2x2,5mm2 làm dây dẫn từ cầu đấu cửa
cột lên bóng đèn.
Phương án chiếu sáng:
25


×