Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Hiệu quả điều trị bệnh trứng cá bằng chiếu laser he ne kết hợp bôi clindamycin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.3 MB, 103 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN NGỌC OANH

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ
BẰNG CHIẾU LASER HE-NE KẾT HỢP
BÔI CLINDAMYCIN
Chuyên ngành: Da liễu
Mã số:

60720152

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Hướng dẫn khoa học:
TS. BÙI THỊ VÂN

HÀ NỘI - 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ


2


NGUYỄN NGỌC OANH

HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ BẰNG
CHIẾU LASER HE-NE
Chuyên ngành: Da liễu
Mã số

:

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. BÙI THỊ VÂN

HÀ NỘI - 2016


3

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trứng cá (acne) là bệnh da phổ biến ở lứa tuổi 15 đến 30 cả nam và nữ
với nhiều hình thái thương tổn đa dạng như: sẩn, mụn mủ, cục, nang, nhân
đầu trắng, nhân đầu đen…, thường gặp ở vùng mặt, ngực và lưng [1], [2], [3].
Căn nguyên gây bệnh được biết đến là do sự tăng tiết chất bã, sừng hóa cổ
nang lông, sự có mặt của vi khuẩn (chủ yếu là P.acnes), tình trạng viêm cùng
với các yếu tố liên quan khác làm nặng thêm trứng cá như: thời tiết, chế độ
ăn, tâm lý, thói quen sinh hoạt… [2], [4], [5], [6], [7]. Dựa vào hình thái lâm
sàng và đặc điểm tiến triển mà bệnh trứng cá được chia thành nhiều thể khác
nhau như: trứng cá thông thường, trứng cá mạch lươn, trứng cá hoại tử, trứng
cá do thuốc…, trong đó trứng cá thông thường hay gặp nhất [8], [9]. Bệnh tuy

không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng diễn biến thường
kéo dài, lúc tăng lúc giảm, vị trí thương tổn ở vùng mặt là chủ yếu kèm theo
một số di chứng có thể tồn tại suốt đời và gây trở ngại lớn đến thẩm mỹ và
tâm lý người bệnh như sẹo lồi, sẹo lõm… [1], [9], [10].
Điều trị bệnh trứng cá kịp thời và đúng phương pháp sẽ có hiệu quả tốt,
tránh được các biến chứng và trả lại làn da bình thường cho người bệnh. Các
phương pháp điều trị đều nhằm mục đích: chống tăng tiết chất bã, chống sừng
hóa tuyến bã và chống nhiễm khuẩn [11], [12]. Cho đến nay đã có nhiều đề tài
nghiên cứu điều trị bệnh trứng cá thông thường như điều trị bằng: Doxycyclin
[13], Kem lô hội AL-04 [14], Duac [10], Papulex [15], Klenzit-C [16],
Isotretinoin [17]… cho hiệu quả nhất định. Clindamycin dạng bôi tại chỗ là
thuốc có tác dụng kìm khuẩn cũng được đánh giá là tác động tốt đến vi khuẩn
P.acnes, một tác nhân quan trọng hình thành tổn thương viêm trong bệnh
trứng cá.


4

Laser Helium-Neon (He-Ne) là một loại laser năng lượng thấp được sử
dụng nhiều trong lâm sàng với ưu điểm nổi bật tác động không tiếp xúc với
tổn thương, không gây chảy máu, không gây đau đớn cho người bệnh, dễ thực
hiện và rẻ tiền [18], [19]. Nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng chủ yếu của
laser He-Ne là kích thích sinh học, tăng cường tái tạo tổ chức, phục hồi chức
năng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, làm tăng quá trình chuyển hóa,
tăng hệ thống vi tuần hoàn trong mô, tăng tổng hợp protein và hoạt hóa hệ
thống miễn dịch của cơ thể [18], [20], [21].
Chiếu laser He-Ne hỗ trợ điều trị một số bệnh da liễu đã được một số
cơ sở áp dụng hỗ trợ điều trị zona, eczema, viêm mao mạch, các vết loét lâu
lành...có hiệu quả [22], [23], [24], [25]. Điều trị bệnh trứng cá bằng chiếu
laser He-Ne đã được Khoa Da liễu-Dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội

108 áp dụng trong nhiều năm có hiệu quả [26], nhưng chưa có tổng kết đánh
giá hiệu quả. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Hiệu quả điều
trị bệnh trứng cá bằng chiếu laser He-Ne kết hợp bôi clindamycin”, với 2
mục tiêu sau:
1. Khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá
đến khám điều trị tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 từ tháng
10/2015 đến 8/2016.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trứng cá nhẹ và vừa bằng chiếu laser
He-Ne kết hợp bôi clindamycin.


5

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. BỆNH TRỨNG CÁ THÔNG THƯỜNG
1.1.1. Đại cương bệnh trứng cá
Bệnh trứng cá là một bênh da thường gặp, xuất hiện cả nam và nữ, đa số
xuất hiện ở độ tuổi 13-25 tuổi, nhiều trường hợp còn xuất hiện muộn sau tuổi
25 và kéo dài đến độ tuổi 40 hoặc lâu hơn. Đặc biệt trứng cá thông thường
phổ biến đến mức người ta coi đó là một biểu hiện của trạng thái sinh lý[6],
[27]. Theo Totsi A và cộng sự, bệnh trứng cá thông thường (TCTT) có thể ảnh
hưởng đến nam giới độ tuổi 16-17 với tỷ lệ 95-100% và nữ giới ở độ tuổi 1617 với tỷ lệ 83-85% [28]. Bệnh gặp nữ nhiều hơn nam, người da trắng có xu
hướng bị nhiều hơn da đen. Bệnh biểu hiện với nhiều loại tổn thương là nhân
đầu đen, nhân đầu trắng, sẩn, mụn mủ, cục, nang và hậu quả là sẹo lõm hoặc
sẹo lồi [2], [3], [7].
Điều trị bệnh trứng cá còn nhiều khó khăn, tiêu tốn thời gian và tiền
của. Bệnh tiến triển đa dạng, có trường hợp giảm dần, nhưng nhiều trường
hợp kéo dài dai dẳng, từng đợt tái phát nếu không được điều trị kịp thời, phù

hợp sẽ gây nên các thể lâm sàng nặng thậm chí gây hậu quả lâu dài ảnh hưởng
nặng nề về thẩm mỹ [3], [5], [7], [9], [12].
Dựa vào hình thái lâm sàng và đặc điểm tiến triển của bệnh, người ta
chia thành các thể lâm sàng trứng cá khác nhau bao gồm:
- Trứng cá thông thường (Acne vulgaris) [3], [7], [11]: thể lâm sàng hay
gặp nhất. Các thương tổn khu trú đặc biệt ở vùng da mỡ như: ở mặt (trán, má,
cằm), ở vùng giữa ngực, lưng, vai; đôi khi gặp nhân trứng cá ở vành tai, bọc ở
ống tai, màng nhĩ. Tổn thương rất đa dạng, có thể là nhân trứng cá, sẩn đỏ,
mụn mủ, cục, nang viêm tấy đỏ…, song các loại thương tổn này không phải
thường xuyên kết hợp với nhau và có đầy đủ trên một bệnh nhân.


6

- Trứng cá mạch lươn (Acne conglobata) [1], [7], [9]: là một dạng của
trứng cá nặng, gặp chủ yếu ở nam giới, bắt đầu sau tuổi dậy thì và kéo dài
nhiều năm sau đó. Tổn thương thấy ở mặt, cổ, ngực, vai, lưng, mông, đùi và
phối hợp nhiều hình thái: cục, nang, áp xe… Khởi đầu là mụn mủ ở nang
lông, sau tiến triển thành các ổ viêm to dần và loét rất đặc biệt do ổ viêm
thường thành cụm 2-3 cái, đi vằn vèo thành hang hốc với nhiều đường rò và
cầu da. Thương tổn có dịch màu vàng nhầy dạng sợi hoặc lẫn máu, sau khi
rạch và dẫn lưu dịch lại đầy trở lại rất nhanh. Bệnh tiến triển lâu dài, dai dẳng.
- Trứng cá kê hoại tử (Acne miliaris necrotica) [7], [9], [12]: do tụ cầu
vàng gây nên, gặp nhiều ở nam giới, khu trú đối xứng ở trán, thái dương, rìa
tóc. Khởi đầu là các sẩn nang lông màu đỏ, bờ xung quanh viêm tấy đỏ, sau
nhanh chóng biến thành mụn mủ màu nâu nhạt, bám rất chắc, có thể ngứa. Ở
dưới sẩn viêm là ổ loét nhỏ, sau lành để lại sẹo vĩnh viễn.
- Trứng cá tối cấp (Acne fulminans) [7], [9], [11]: có thể thấy ở nam giới từ
13-17 tuổi, bệnh thường ở thân mình, hiếm khi ở mặt. Thương tổn dạng trứng cá
nang nặng tiến triển thành tổn thương loét đau với bờ nhô cao bao quanh các

mảng hoại tử xuất tiết, khi lành để lại sẹo lồi. Lâm sàng kèm theo sốt, mệt mỏi,
đau các khớp, xét nghiệm có tăng bạch cầu, tốc độ máu lắng tăng cao.
- Trứng cá sẹo lồi (Acne keloidalis) [4],[9],[11],[29]: chủ yếu gặp ở nam
giới, khu trú vùng gáy và rìa tóc. Thương tổn dạng viêm nang lông sắp xếp
thành đường thẳng hay vằn vèo, tiến triển thành củ xơ hoặc dải xơ phì đại gồ
lên mặt da giống như sẹo lồi, có thể có ít mụn mủ trên bề mặt. Bệnh tiến triển
lâu dài, sau xẹp dần và lông tóc bị mất vĩnh viễn.
- Trứng cá do thuốc (Occupational acne) [11],[12],[29],[30]: có rất nhiều
loại thuốc gây phát sinh, phát triển bệnh trứng cá. Các steroid gây sừng hóa
nang lông và bít tắc cổ nang lông, hormon adrogen làm tăng hoạt động và phì
đai tuyến bã, các thuốc khác như: thuốc chống hen, thuốc long đờm, thuốc
cản quang, isoniazid, phenolbacbital, cyclosporin… đều gây bệnh trứng cá và
bệnh sẽ khỏi sau dùng thuốc vài ba tuần.


7

- Trứng cá trước tuổi thiếu niên (Preadolescent acne) [7], [11], [12]:
gồm 3 loại:
+ Trứng cá sơ sinh (Neonatal acne): xuất hiện trong 4 tuần đầu sau đẻ,
do nội tiết tố progesteron của mẹ truyền sang. Bệnh tự khỏi sau vài tuần mà
không để lại dấu vết gì.
+ Trứng cá tuổi ấu thơ (Infantile acne): xuất hiện từ tháng thứ 2 sau đẻ
hoặc do trứng cá sơ sinh tồn tại dai dẳng, bệnh có thể kéo dài thành trứng cá
tuổi thiếu niên.
+ Trứng cá tuổi thiếu niên (Childhood acne) [7], [31]: do trứng cá trẻ em
tồn tại dai dẳng, yếu tố gia đình đóng vai trò quan trọng.
- Các loại hình trứng cá khác:
+ Trứng cá do mỹ phẩm (Acne Cosmetica) [7], [12], [32]: gặp ở phụ nữ
25 – 30 tuổi, do dùng loại mỹ phẩm không phù hợp hoặc có thói quen dùng

nhiều kem dưỡng ẩm, kem kem chống nắng.
+ Trứng cá do yếu tố cơ học (Acne Mechanica) [4], [11], [30]: hay gặp ở
các cô gái trẻ có tâm lý lo lắng, hay nặn bóp, cào xước, cọ sát liên tục gây tắc
nghẽn lối ra vào của nang lông tuyến bã dẫn đến hình thành cồi mụn, sau để
lại vết thâm, sẹo teo da.
+ Trứng cá nhân loạn sừng gia đình (Familial dyskeratotic comedones
acne) [11], [29]: Bệnh do rối loạn di truyền trội, thương tổn nhiều nhân ở mặt,
thân mình, các chi, có thể có sẩn đỏ, mụn nước, khỏi để lại sẹo sâu như hố
băng. Mô bệnh học có tiêu gai và tế bào loạn sừng ở trong thành các lỗ chân
lông. Bệnh có thể xuất hiện đến giữa tuổi 40.
+ Trứng cá vùng nhiệt đới (Tropical acne) [7], [11]: xuất hiện vào mùa hè
khi thời tiết nóng, ẩm, thương tổn dạng nang lớn, đa dạng ở ngực, mông, lưng.
+ Trứng cá trước chu kỳ kinh nguyệt [12]: xuất hiện trước khi có kinh 1
tuần, do Luteinizing hormone (LH) ở đỉnh cao kích thích tổ chức đệm của
buồng trứng tiết androgen. Thương tổn dạng sẩn mủ, số lượng từ 5 – 10.


8

1.1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh trứng cá thông thường
Dựa trên hình thái lâm sàng, thương tổn cơ bản của bệnh trứng cá thông
thường được chia làm 2 loại:
1.1.2.1. Thương tổn không viêm
Các tổn thương không viêm được hình thành sớm của tiến trình hình
thành tổn thương bệnh trứng cá, bao gồm các hình thái sau:
- Vi nhân trứng cá (microcomedones) [3], [7], [11], [12]: các nhân trứng cá rất
nhỏ, bắt đầu mới hình thành, khó phát hiện trên lâm sàng, chủ yếu là nhờ sinh thiết.
- Nhân mở (open comedones) hay nhân đầu đen (blackheads) [3], [7],
[11], [12]: tổn thương do kén bã (chất lipid) kết hợp với những lá sừng của
thành nang lông gồ cao trên mặt da, làm nang lông giãn rộng. Sự oxy hóa chất

keratin làm đầu nhân trứng cá có màu đen. Loại nhân trứng cá này có thể
thoát ra tự nhiên, ít gây tổn thương trầm trọng song cũng có thể bị viêm và
thành mụn mủ trong vài tuần. Chích nặn lấy được nhân có dạng giống trứng
của cá, màu trắng ngà.
- Nhân kín (closed comedones) hay nhân đầu trắng (whiteheads) [3], [7],
[12], [29]: do chất bã và lá sừng tích tụ. Thương tổn có kích thước nhỏ hơn
nhân đầu đen, màu trắng hoặc hồng nhạt, hơi gồ cao và không có lỗ mở trên
da, có thể thoát ra tự nhiên hoặc chuyển thành nhân đầu đen.
1.1.2.2. Thương tổn viêm
Tùy thuộc vào tình trạng viêm nhiễm, trên lâm sàng biểu hiện nhiều hình
thái tổn thương khác nhau: sẩn đỏ, mụn mủ, cục, nang… với điểm chung đều
gây viêm ở trung bì [3], [7], [11], [31].
- Sẩn đỏ: các nang lông bị giãn rộng và bít chặt lại, vùng kế cận tuyến
bã có phản ứng viêm nhẹ. Sẩn có đường kính 5 mm, nhô cao, màu đỏ, mềm
và hơi đau, có thể tự khỏi hay tiến triển thành mụn mủ.
- Mụn mủ: là sẩn chứa mủ. Mụn mủ có thể vỡ ra hoặc khô lại, xẹp và
biến mất, có thể để lại sẹo.


9

- Cục: hình thành do hiện tượng viêm nhiễm có thể xuống sâu hơn, tới
trung bì sâu tạo thành các cục hay nang viêm khu trú dưới trung bì, đường
kính < 1 cm, thường đau và tăng lên khi sờ.
- Nang: tập hợp nhiều cục, thường là 2-3 cục sưng lên, quá trình viêm
đã hóa mủ chứa dịch vàng lẫn máu, kích thước > 1cm, sờ thấy lùng nhùng,
khỏi hay để lại sẹo.
- Dát và sẹo: là các thương tổn thứ phát, do các thương tổn viêm thuyên
giảm để lại các dát đỏ, dát thâm sau đó da trở về bình thường. Nếu tổn thương
viêm nhiễm sâu, hóa mủ sẽ để lại sẹo, có thể là sẹo lõm, sẹo lồi hoặc sẹo quá phát.

Ngoài các thương tổn trên, bệnh nhân bị trứng cá thông thường còn có
hiện tượng tăng tiết bã là da bóng, nhờn, các lỗ chân lông giãn rộng…
1.1.2.3. Phân loại mức độ bệnh trứng cá thông thường
Có nhiều cách phân loại mức độ bệnh trứng cá dựa vào số lượng và đặc
điểm thương tổn trứng cá.
- Phân loại theo Karen McKoy-2008 [32]: dựa vào số lượng và đặc điểm
thương tổn, bệnh trứng cá được chia thành 3 mức độ:
+ Mức độ nhẹ: <20 thương tổn không viêm, hoặc <15 thương tổn
viêm, hoặc tổng số thương tổn <30.
+ Mức độ trung bình: ≤5 nang/cục hoặc 20-100 thương tổn không
viêm, hoặc 15-50 thương tổn viêm, hoặc tổng số thương tổn 30-125.
+ Mức độ nặng: > 5 nang/ cục, hoặc >100 thương tổn không viêm,
hoặc >50 thương tổn viêm, hoặc tổng số thương tổn >125.

Hình 1.1. Mức độ nhẹ

Hình 1.2. Mức độ vừa

Hình 1.3. Mức độ nặng


10

- Phân loại theo Habif-2010 [11] chia 3 mức độ sau:
+ Mức độ nhẹ:

sẩn/mụn mủ: +/++, cục: 0

+ Mức độ vừa:


sẩn/mụn mủ: ++/+++, cục: +/++

+ Mức độ nặng: sẩn/mụn mủ: +++/++++, cục: +++
- Phân loại theo Hayashi và cộng sự-2008 [33]: Hayashi và cộng sự đã
dùng ảnh chụp và đếm thương tổn trên nửa khuôn mặt để phân bệnh trứng cá
thành 4 mức độ:
+ Mức độ nhẹ:

0 – 5 thương tổn

+ Mức độ vừa:

6 – 20 thương tổn

+ Mức độ nặng:

21 – 50 thương tổn

+ Mức độ rất nặng:

> 50 thương tổn

Trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi chọn cách phân loại của Karen
McKoy (2008).
1.1.3. Sinh bệnh học bệnh trứng cá thông thường
1.1.3.1. Đặc điểm nang lông và tuyến bã
- Đặc điểm nang lông: Nang lông có 2 loại: Nang lông tơ: rải rác trên
toàn bộ da của cơ thể trừ lòng bàn tay, bàn chân, nang lông tơ có kích thước
nhỏ, nhưng kích thước tuyến bã ở nang lông tơ lớn hơn ở nang lông dài và
nang lông dài: ở da đầu, cằm, nách và mu [2], [7], [12], [34].

- Đặc điểm tuyến bã [2], [7], [12], [31], [34], [35]: Tuyến bã cùng với
tuyến mồ hôi, tuyến sữa là 3 loại tuyến của da. Tuyến bã là một chùm nang chia
nhánh, đường kính 0,2 - 2 mm gắn vào nang lông, tiết ra chất bã đổ vào nang
lông nhờ một ống dẫn rồi bài xuất lên mặt da. Tuyến bã ở niêm mạc đổ thẳng ra
bề mặt như tuyến Tyson và hạt Fox – Foxdyce. Tuyến bã là tuyến toàn hủy:
chất bã và tế bào tuyến được đào thải toàn bộ. Tuyến bã hoạt động mạnh lúc
mới sinh do được hoạt hóa bởi androgen của mẹ qua nhau thai, bất hoạt ở trẻ
em 2-6 tuổi, sau 7 tuổi thì hoạt động trở lại và phát triển mạnh ở tuổi dậy thì,
giảm tiết ở tuổi 50 đối với nữ, 60-70 đối với nam. Tuyến bã phân bố không


11

đều trên toàn bộ cơ thể: vùng da đầu, mặt, lưng, ngực giàu tuyến bã với số
lượng 400-900 tuyến/cm2 nên trứng cá hay xuất hiện, những vùng da khác có
số lượng tuyến bã ít hơn, riêng lòng bàn tay, bàn chân không có tuyến bã.
- Chất bã [3], [34]: là hợp chất vô khuẩn được sản xuất chủ yếu từ tuyến
bã và một phần thượng bì, tiết ra trên bề mặt da làm dẻo hóa màng sừng, có tác
dụng bảo vệ da chống lại virus, vi khuẩn, nấm, chống thấm nước và giữ độ ẩm
cho da. Thành phần chủ yếu của chất bã là acid béo dưới dạng este hỗn hợp, bao
gồm: squalene (chỉ có ở da người với nồng độ ổn định), tryglycerid và các acid
béo chuỗi dài, cires là những este đơn và kép của những acid béo chuỗi dài,
ngoài ra còn có lipid gốc thượng bì từ cholesterol và các este của nó.
1.1.3.2. Sinh bệnh học trứng cá thông thường
Trứng cá là một bệnh của nang lông tuyến bã. Sinh bệnh học trứng cá
liên quan đến 4 yếu tố chính: sự tăng tiết chất bã, sừng hóa cổ nang lông
tuyến bã, vai trò của vi khuẩn trong nang lông và tình trạng viêm.
- Sự tăng tiết chất bã [3], [4], [7], [12], [31], [34]: Trong bệnh trứng cá,
chất bã được bài tiết quá nhiều. Hoạt động bài tiết của tuyến bã có liên quan
chặt chẽ với các hormon, trong đó quan trọng là hormon sinh dục nam, đặc

biệt là testosteron, ngoài ra còn chịu tác động của một số yếu tố: di truyền,
thời tiết, các stress…
- Sừng hóa cổ nang lông tuyến bã [3], [4], [7], [12], [31]: Cổ nang lông
tuyến bã bị sừng hóa làm hẹp ống bài xuất tuyến bã, chất bã vì thế không
thoát ra ngoài được nên bị ứ đọng lại trong lòng tuyến bã, lâu ngày bị cô đặc
lại hình thành nhân trứng cá (quá trình hình thành nhân trứng cá trung bình là
30 ngày). Môi trường hiếm khí do bít tắc cổ nang lông tạo điều kiện cho các
vi khuẩn hiếm khí tăng sinh mạnh, nếu bội nhiễm sẽ gây viêm nhiễm, có mủ,
có thể phá hủy nang tuyến bã khác hình thành nên các sẩn viêm, mụn mủ…
Hormon androgen (testosteron), thiếu hụt acid linoleic, tăng acid béo tự do,
tăng hoạt động IL-1a, yếu tố di truyền… gây nên hiện tượng này.


12

- Vai trò của vi khuẩn trong nang lông [3], [4], [5], [12], [32], [36]:
Trong nang lông có Propionibacterium acnes (P.acnes), còn gọi là
Corynebacterium acnes, một loại trực khuẩn Gram (+) có tính chất đa dạng và
kị khí. Bình thường, trong độ tuổi 11-16 không tìm thấy P.acnes ở những
người không bị trứng cá, ngược lại ở những người bị trứng cá trung bình có
khoảng 114.800 P.acnes/cm2.

Hình 1.4. Vi khuẩn Propionibacterium acnes
Bằng sinh hóa và huyết thanh học, loại vi khuẩn này được chia thành 2
loại: P.acnes và P. Grannulosum. Vi khuẩn P. Grannulosum gặp chủ yếu ở cổ
nang lông với số lượng rất ít. Vi khuẩn P.acnes có khả năng phân hủy lipid,
trong quá trình chuyển hóa sinh ra chất porphyrin và giải phóng acid béo tự
do gây viêm mạnh. Ngoài ra, còn thấy một số nấm men Pityrosporum ovale ở
một số nang tuyến bã.
- Tình trạng viêm [3], [4], [7], [12], [31]:


Hình 1.5. Sinh bệnh học trứng cá


13

Sự tham gia của các yếu tố vi khuẩn (nhất là P.acnes), bạch cầu, enzym,
các cytokin tiền viêm, TNF-a…hình thành phản ứng viêm tạo các thương tổn
viêm như: sẩn, mụn mủ, cục, nang. Theo Lyte P (2009), các biểu hiện của
trứng cá do P.acnes gây ra phản ứng viêm không những khi vi khuẩn còn sống
mà ngay cả khi vi khuẩn đã bị tiêu diệt, cấu trúc màng tế bào vi khuẩn chết
cũng có thể kích thích gây phản ứng viêm.
1.1.4. Các yếu tố liên quan đến bệnh trứng cá thông thường
Bệnh trứng cá liên quan với nhiều yếu tố, các yếu tố này có thể làm khởi
phát bệnh và cũng có thể làm bệnh nặng thêm.
- Tuổi: Trứng cá thưởng khởi phát ở lứa tuổi 13-19, đôi khi muộn hơn ở
tuổi 20-25, hoặc thậm chí ở tuổi 50 [4], [7], [9], [31].
- Giới: đa số tác giả đều cho rằng nữ bị trứng cá nhiều hơn nam nhưng
các hình thái lâm sàng ở nam thường nặng hơn nữ [7], [12], [32].
- Yếu tố nghề nghiệp: việc tiếp xúc dầu mỡ, ánh nắng… nhiều làm tăng
khả năng mắc trứng cá [1], [7].
- Yếu tố gia đình: có liên quan đến bệnh trứng cá. Theo Goulden cứ 100
bệnh nhân trứng cá thì 50% có tiền sử gia đình [37].
- Yếu tố thời tiết: khí hậu nóng, ẩm, hanh khô… cũng ảnh hưởng đến
bệnh trứng cá [12].
- Yếu tố chủng tộc: người da trắng và da vàng mắc bệnh trứng cá nhiều
hơn người da đen.
- Các bệnh nội tiết: một số bệnh nội tiết gây trứng cá như cường giáp,
Cushing, buồng trứng đa nang…[7].
- Chế độ ăn: đồ ăn ngọt (sô cô la, đường…), rượu, bia, cà phê… làm

tăng trứng cá [1], [38].
- Yếu tố thần kinh: tâm lý lo lắng, căng thẳng… làm bệnh trứng cá nặng
lên [12], [39], [40].


14

- Thuốc: một số thuốc gây tăng mụn trứng cá như: corticoid, isonazid,
lithium… [1], [29], [41].
- Một số nguyên nhân như vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng
phương pháp và lạm dụng mỹ phẩm gây ảnh hưởng đến bệnh trứng cá.
1.1.5. Điều trị bệnh trứng cá thông thường
Mục tiêu điều trị là tác động vào mắt xích trọng yếu của sinh bệnh học
bệnh trứng cá. Bốn nguyên tắc chính khi điều trị mụn trứng cá là [4], [7],
[12], [31], [32]: Làm giảm hoạt động của tuyến bã nhờn; điều chỉnh những
thay đổi về sự sừng hóa nang lông; làm giảm sự phát triển của vi khuẩn, đặc
biệt là P.acnes, ức chế sản xuất các sản phẩm của viêm nhiễm ngoại bào thông
qua việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn và chống viêm.
Ngoài ra, vấn đề chăm sóc da, khống chế các yếu tố liên quan như thức
ăn, thức khuya, môi trường làm việc, thời tiết khí hậu…là rất cần thiết kết hợp
thêm sự phối hợp tốt của người bệnh và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Các thuốc điều trị bệnh trứng cá gồm thuốc tại chỗ và toàn thân.
1.1.5.1. Điều trị tại chỗ
- Retinoid: hoạt hóa và ức chế quá trình sao chép gen, làm thay đổi các
yếu tố có liên quan đến sự tăng sinh, tình trạng viêm, sản xuất bã nhờn, giảm
sự kết tụ chất bã, tác dụng giải quyết nhân trứng cá và các tổn thương viêm.
Tác dụng không mong muốn: khô da, kích thích da, tróc vảy, tăng mụn trứng
cá tạm thời trong 2-3 tuần đầu điều trị. Các chất dùng trong điều trị là:
tretinoin, isotretinoin, adapalene, tazarotene…[7], [11], [12], [31].
- Benzoyl peroxide: diệt khuẩn với phổ tác dụng rộng, có hiệu quả tốt

trong điều trị trứng cá thông thường, tác dụng phụ thường gặp là khô da và
nhạy cảm ánh sáng …[4], [7], [12], [31], [32], [42].
- Azelaic acid: dưới dạng cream 20% có hiệu quả trong trứng cá có tổn
thương sẩn, mụn mủ. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn, ít tác dụng phụ và ít có
tình trạng kháng thuốc …[4], [7], [31], [43].


15

- Kháng sinh: một số kháng sinh được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp
như: clindamycin, doxycyclin, erythromycin, metronidazole…đều có hiệu quả
và dung nạp tốt, làm giảm sự phát triển của P.acnes trên bề mặt da và trong
nang lông [4], [7], [42].
1.1.5.2. Điều trị toàn thân
- Kháng sinh [4], [7], [44], [45], [46]: kháng sinh đường uống là điều trị
căn bản trong trứng cá. Có nhiều loại kháng sinh tác dụng lên P.acnes như:
minocyclin liều dùng 100mg/ngày; doxycyclin liều dùng 100-200 mg/ngày;
erythromycin liều dùng 1,5-2 g/ngày; clindamycin liều dùng 300-600
mg/ngày; trimethoprim/sulfamethoxazole liều dùng 960 mg x 2 lần/ngày… Mỗi
loại kháng sinh đường uống đều có tác dụng phụ, hay gặp nhất là: nhạy cảm
ánh sáng với doxycyclin, chóng mặt khi dùng minocyclin, rối loạn tiêu hóa
khi dùng erythromycin, dị ứng thuốc khi dùng trimethoprim/sulfamethoxazol.
- Liệu pháp hormon [7], [47], [48]: nhằm ức chế cạnh tranh với androgen
tại tuyến bã. Liệu pháp này được dùng cho những bệnh nhân nữ bị trứng cá
không đáp ứng với điều trị thông thường. Các nhóm hormon dùng điều trị
bệnh trứng cá là các hormon đối kháng androgen (spironolacton, flutamide,
cyproterone acetate) tác động vào sự bài tiết tuyến bã; thuốc tránh thai chứa
estrogen, progestin làm buồng trứng giảm sản xuất androgen.
- Vitamin A acid [7], [49], [50], [51]: isotretinoin là thế hệ thứ nhất của
vitamin A acid được lựa chọn điều trị bệnh trứng cá nặng rất có hiệu quả.

Điều trị đạt liều tới hạn (120-150mg/kg cân nặng) sẽ có hiệu quả tốt và giảm
tái phát tốt. Isotretinoin có tác dụng làm giảm kích thước tuyến bã, giảm bài
tiết chất bã, bình thường hóa hiện tượng tăng sừng cổ nang lông tuyến bã nên
làm giảm quá trình hình thành nhân trứng cá. Thuốc ức chế P.acnes sau 4-8
tuần điều trị, tác dụng này được duy trì trong quá trình điều trị và còn vài
tháng sau đó. Ngoài ra, isotretinoin còn có tác dụng kháng viêm do ức chế
hóa hướng động bạch cầu đa nhân trung tính và điều hòa các yếu tố sao mã.


16

Thuốc chỉ định cho bệnh trứng cá nặng, trứng cá không đáp ứng với điều trị
bằng đường uống và tại chỗ thông thường, các biến thể bất thường như cơn
bộc phát trứng cá, trứng cá dạng nang bọc…và một số bệnh khác như: vảy
phấn đỏ nang lông, viêm da dầu mức độ nặng…Liều dùng khởi đầu là 0,5-1
mg/kg/ngày trong 15-20 tuần, tối đa 2 mg/kg/ngày với mụn trứng cá rất nặng,
mụn trứng cá ở ngực hay lưng và liều duy trì 0,1- 0,3 mg/kg/ngày. Tác dụng
không mong muốn gồm khô da, đỏ da, nhạy cảm với ánh sáng; khô môi, bong
vảy, khô miệng, khô giác mạc, đau cơ và mỏi khớp,… ít gặp hơn là hiện tượng
cốt hóa sớm đầu xương, dị dạng thai nhi thai và độc phôi; mệt mỏi; sẩn ngứa;
buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, viêm lợi; viêm kết mạc, kém thích nghi
bóng tối, đục thủy tinh thể; rối loạn thị trường, nhức đầu, trầm cảm, nám da ...
1.2. CLINDAMYCIN ĐIỀU TRỊ BỆNH TRỨNG CÁ [52], [53]
Clindamycin là kháng sinh thuộc nhóm lincosamid.
- Tác dụng của clindamycin là liên kết với tiểu phần 50S của ribosom,
do đó ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn. Clindamycin có tác dụng kìm
khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao với nhiều loại vi khuẩn
trong đó có P.acnes. Cơ chế kháng thuốc của vi khuẩn đối với clindamycin là
methy hóa RNA trong tiểu phần 50S của ribosom của vi khuẩn; kiểu kháng
này thường qua trung gian plasmid.


Hình 1.6. Cấu trúc hóa học clindamycin
Sau khi bôi tại chỗ nhiều lần dung dịch clindamycin phosphate với nồng
độ tương đương 10 mg/mL clindamycin trong dung dịch nước và isopropyl


17

alcohol, nồng độ clindamycin tìm thấy trong huyết thanh rất thấp (0 - 3 ng/ml)
và dưới 0,2% liều dùng xuất hiện lại trong nước tiểu dưới dạng clindamycin.
Hoạt tính clindamycin được chứng minh trên mụn trứng cá ở những bệnh
nhân có mụn trứng cá. Nồng độ kháng sinh có hoạt tính trung bình lấy từ mụn
trứng cá sau khi sử dụng clindamycin bôi tại chỗ trong 4 tuần là 597 mcg/g
(thay đổi từ 0 – 1490). Trong môi trường in vitro, clindamycin ức chế tất cả
mụn trứng cá do P. acnes trong lô vi khuẩn thử nghiệm (MIC 0,4 mcg/mL).
Lượng acid béo tự do trên bề mặt da giảm từ xấp xỉ 14% xuống 2% sau khi
bôi clindamycin.
- Chỉ định tại chỗ trong điều trị mụn trứng cá.
- Liều lượng và cách dùng: Bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng tổn
thương, ngày 2 lần, tránh bôi vào mắt và môi.
- Chống chỉ định: với người có tiền sử quá mẫn với chế phẩm chứa
clindamycin hay lincosamid, viêm ruột khu trú hay viêm loét đại tràng, viêm
đại tràng do dùng kháng sinh.
- Tác dụng không mong muốn: khô da là tác dụng không mong muốn
thường gặp nhất khi sử dụng thuốc, ngoài ra có một số tác dụng không mong
muốn khác được báo cáo như: kích ứng da, viêm da tiếp xúc, da nhờn, mày
đay, đau bụng, các bất thường tiêu hóa, viêm đại tràng giả mạc, viêm nang
lông gram âm… Dung dịch clindamycin bôi tại chỗ chứa alcol bazơ là chất có
thể gây rát, kích ứng mắt, màng nhầy và làm trầy da.
- Tương tác thuốc: Có sự kháng chéo giữa clindamycin và erythromycin

vì những thuốc này tác dụng lên cùng một vị trí của ribosom vi khuẩn.
Clindamycin được thấy có đặc tính chẹn thần kinh cơ nên có thể làm tăng tác
dụng của các thuốc chẹn thần kinh cơ khác, do vậy cần thận trọng trên các
bệnh nhân đang dùng các thuốc này.
- Chế phẩm bôi tại chỗ: dạng gel (biệt dược là T3-mycin) hoặc dung
dịch (biệt dược là Dalacin T).


18

- Độ ổn định và bảo quản: ở nhiệt độ không vượt quá 30 độ C trong bao
bì kín.
- Thông tin quy chế: clindamycin có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt
Nam ban hành lần thứ tư năm 1999.
1.3. LASER TRONG ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ
1.3.1. Đại cương về laser [54], [55]
LASER (Light Amplification by Stimulated Emision of Radiation) là
thiết bị phát ánh sáng đơn sắc trên cơ sở khuyếch đại ánh sáng bởi bức xạ
cưỡng bức. Nguyên lý hoạt động của laser lần đầu được công bố vào năm
1958 bởi các nhà vật lý Schawlow AL và Townes CH (Hoa Kỳ), Prochov và
Basov (Liên Xô cũ), dựa trên nguyên lý bức xạ cưỡng bức của Einstein A
(1917). Năm 1960, thiết bị laser đầu tiên được chế tạo thành công bởi nhà vật
lý Maiman TH (Hoa Kỳ), đó là một laser Ruby. Năm 1963, laser này lần đầu
tiên được đưa vào ứng dụng trong y học. Đến nay, nhiều loại laser đã được
chế tạo và ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt trong
lĩnh vực y sinh học, laser đã và đang góp phần quan trọng trong chẩn đoán và
điều trị nhiều loại bệnh lý. Việc phát minh ra tia laser dựa trên các hiện tượng
quang học cơ bản: hiện tượng hấp thu ánh sáng, hiện tượng phát xạ tự do và
hiện tượng phát xạ cưỡng bức (là nguyên lý cơ bản tạo ra laser).
1.3.1.1. Cấu trúc cơ bản của máy laser[54]

Một laser có cấu trúc gồm 3 thành phần chính: môi trường hoạt chất
laser, buồng cộng hưởng quang học và nguồn nuôi.


19

Hình 1.7. Cấu trúc cơ bản của máy laser
- Môi trường hoạt chất laser: là môi trường đặc biệt ở đó số mức điện tử
ở mức kích thích phải lớn hơn số mức điện tử ở mức năng lượng thấp, có
nghĩa là có sự đảo ngược độ tích lũy của điện tử mà ở môi trường bình thường
thì các điện tử tồn tại ở trạng thái ngược lại. Hiện tượng phát xạ cưỡng bức do
đó xảy ra mạnh hơn hiện tượng hấp thụ ánh sáng, nhờ đó mà chùm tia laser
được sinh ra. Hoạt chất laser có thể là chất rắn (Nd-YAG, Diod…), chất khí
(CO2, He-Ne…) hoặc chất lỏng. Họat chất là loại gì, laser có tên gọi đó.
- Buồng cộng hưởng quang học: chùm laser ban đầu sinh ra rất yếu vì
thế cần một buồng cộng hưởng (buồng hoạt chất laser nằm ở đó). Buồng này
cho phép chùm ánh sáng tạo ra có thể qua lại hoạt chất nhiều lần cho đến khi
đạt trạng thái ổn định và đủ năng lượng cần thiết. Buồng cộng hưởng phải có
đủ độ dài và chỉ cho phép ánh sáng đã được khuyếch đại và có cùng một bước
sóng thoát ra ngoài theo cùng một hướng nhất định.
- Nguồn nuôi: để tạo ra và duy trì tình trạng đảo ngược độ tích lũy của
các điện tử ở môi trường hoạt chất laser, cần phải cung cấp năng lượng cho
môi trường này từ một nguồn nuôi (có thể là điện năng hoặc quang năng).
1.3.1.2. Tính chất đặc trưng của laser [55], [56]
Laser là một loại ánh sáng đặc biệt có các tính chất sau:
- Tính đơn sắc cao (monochromaticity): hầu hết các photon trong chùm
tia laser đều có cùng một bước sóng.


20


- Độ định hướng cao (collimation): các photon trong chùm tia laser có
cùng một hướng truyền và gần như song song hoàn toàn với nhau.
- Tính kết hợp (coherence): các photon trong cùng một chùm tia laser thì
có cùng pha dao động cả về không gian và thời gian.
- Có cường độ rất cao, ít mất năng lượng trên đường đi, có độ hội tụ tập
trung rất tốt. Do tính đơn sắc, laser có thể được hấp thu chọn lọc vào từng tổ
chức bia có phổ hấp thu phù hợp với từng bước sóng của laser.
1.3.1.3. Các thông số kỹ thuật cơ bản của laser [54]
- Bước sóng (Wave-length): mỗi loại laser có bước sóng nhất định, bước
sóng của laser quyết định tính chất và khả năng ứng dụng của laser đó.
- Năng lượng (Energy): được sử dụng như là đơn vị đo liều lượng,
đơn vị tính là Joule (J). Năng lượng (J) = Công suất (1 watt) x Thời gian
tác động (1s).
- Công suất (Power): là mức hiệu suất năng lượng hoạt động của máy, là
năng lượng chia đều theo thời gian tác động. Đơn vị tính là Watt (W), 1W
tương đương với 1J/s.
- Mật độ công suất (Power density): là hiệu suất năng lượng chia đều
cho một đơn vị diện tích của tổ chức được chiếu. Đơn vị tính là W/cm 2. Mật
độ công suất tỷ lệ thuận với công suất và tỷ lệ nghịch với diện tác động. Mật
độ công suất càng cao thì khả năng bay hơi tổ chức càng diễn ra nhanh.
- Mật độ năng lượng (Energy density hoặc Fluence): là tổng mức năng
lượng phân bố trên một diện tích của chùm tia laser. Đơn vị tính là J/cm2.
- Diện tác động (Spot size): được điều chỉnh bởi hệ thống kính hội tụ
hoặc việc dịch chuyển xa, gần của hệ thống tay cầm. Tùy theo mục đích sử
dụng mà thay đổi diện tác động: khi cắt cần tăng công suất và giảm diện tác
động, khi quang đông tổ chức cần giảm công suất và tăng diện tác động.
- Xung laser (Pulse): năng lượng laser có thể phát ra một cách liên tục
(continuous wave) hay chia thành các xung riêng biệt (multiple discrete pulse



21

– pulse laser). Có nhiều loại xung laser khác nhau, tùy thuộc vào thời gian của
mỗi xung, có thể là xung dài (tính bằng giây), các xung ngắn 1/10 giây, 1/100
giây, hoặc cực ngắn tới nana giây (10-250ns với công nghệ Qswitching). Với
một năng lượng nhất định, khi thời gian tác động cực ngắn sẽ làm cho công
suất tăng cực cao, làm tăng khả năng bốc bay tổ chức, đồng thời giảm tới mức
tối thiểu các tổn thương nhiệt khác đối với các tổ chức lân cận.
1.3.1.4. Tương tác của laser với tổ chức sống [18], [55], [56]
Tùy theo loại laser với các bước sóng khác nhau, mật độ công suất, thời
gian tác động khác nhau, khi chiếu vào tổ chức sống sẽ xảy ra các hiệu ứng
khác nhau:
- Hiệu ứng kích thích sinh học: làm tăng sinh tế bào, cải thiện tình trạng
vi tuần hoàn, giảm việc tạo ra các gốc oxy hóa qua đó có tác dụng chống
viêm, giảm phù nề, kích thích quá trình liền vết thương. Hiệu ứng kích thích
sinh học không phá hủy tổ chức sống và chủ yếu được ứng dụng trong vật lý
trị liệu với các laser năng lượng thấp như: He-Ne, Diod, Nitro…
- Hiệu ứng quang hóa: khi đưa một chất cảm quang (photosensitizer) có
bước sóng hấp thu đã biết vào cơ thể, các chất này sẽ tập trung vào tế bào đích.
Khi chiếu laser có bước sóng phù hợp vào phổ hấp thu của các chất cảm quang,
năng lượng của laser sẽ được các chất cảm quang hấp thu, tạo ra các gốc tự do,
gây ra phản ứng oxy hóa các thành phần cơ bản của tế bào và làm phá hủy tế bào
đích một cách chọn lọc. Hiệu ứng này được ứng dụng trong điều trị ung thư và
được gọi là phương pháp trị liệu PDT (photodynamic therapy).
- Hiệu ứng quang cắt hay quang bóc lớp (photoablation): khi mật độ
công suất nhỏ hơn 1W/1cm 2, năng lượng của laser sẽ phá vỡ các liên kết điện
tử trong các nguyên tử của phân tử mà không sinh nhiệt. Sự phá vỡ các liên
kết dẫn đến việc phá hủy tổ chức ở nơi chùm tia laser tác động. Các laser
Excimer với bước sóng vùng cực tím có khả năng tạo ra hiệu ứng này rất tốt,



22

được ứng dụng trong phẫu thuật bóc lớp giác mạc, điều trị các chứng tật khúc
xạ của mắt.
- Hiệu ứng quang plasma (photoplasmolysis): laser với mật độ công suất
rất cao >1.2 x 1010W/cm2, trong một thời gian tác động cực ngắn, có khả năng
gây ion hóa hầu hết các nguyên tử trong tổ chức, tạo ra plasma. Khối plasma
có nhiệt độ rất cao (150000C) gây ra sóng sốc dãn nở đột ngột, làm phá hủy
cơ học kiến trúc tổ chức. Hiệu ứng này được ứng dụng trong ngoại khoa để
phá sỏi thận, sỏi mật của da.
- Hiệu ứng quang nhiệt (photothermolysis): năng lượng của laser được
tổ chức hấp thu và chuyển thành nhiệt năng, gây phá hủy tổ chức. Đa số các
loại laser đều có hiện tượng quang nhiệt khi tương tác với tổ chức sống, điển
hình là các loại laser CO2, Nd-YAG, Argon, Ruby… Nếu laser có hệ số hấp
thu của nước cao và có hệ số tán xạ thấp thì laser đó có tác dụng bốc bay và
cắt tổ chức tốt, điển hình là loại laser CO2. Ngược lại, laser có hệ số hấp thu
của nước thấp nhưng lại có hệ số tán xạ cao thì laser đó có khả năng quang
đông tốt, khả năng cắt và bốc bay kém, điển hình là laser Nd-YAG. Laser
trong phẫu thuật chủ yếu dựa trên hiệu ứng này.
- Hiệu ứng quang nhiệt chọn lọc (selective photothermolysis): là phương
pháp nhằm khu trú tổn thương vào các chromophore đích cụ thể (các phân tử
hay nguyên tử được photon chuyển năng lượng) ở mức tế bào, làm giảm tới
mức tối thiểu tổn thương nhiệt không mong muốn cho tổ chức xung quanh do
hậu quả của quá trình khuyếch tán nhiệt. Do đó, với độ rộng xung ngắn, cùng
với công suất cao, các laser sẽ mang lại những lợi ích về mặt y tế khi tác động
tới các tổ chức đích cần can thiệp, đồng thời giảm tối thiểu sự phá hủy tổ chức
lành xung quanh do hậu quả của sự truyền nhiệt.
1.3.1.5. Phân loại laser [54]

Có nhiều cách phân loại laser, về vật lý có thể dựa trên trạng thái, tính
chất của hoạt chất laser để phân loại, hoặc công suất của laser, trong y học căn


23

cứ theo hiệu ứng tác động của laser trên tổ chức sống, hoặc dựa theo mục đích
ứng dụng để phân loại.
- Theo hoạt chất:
+ Laser rắn: môi trường hoạt chất là các chất ở thể rắn, như laser NdYAG, laser Ruby, laser GAAs…
+ Laser lỏng: môi trường hoạt chất là một chất lỏng, như laser màu (Dye
laser) dung môi là các chất màu khác nhau, có thể tạo ra các loại laser màu
với các bước sóng khác nhau.
+ Laser khí: môi trường hoạt chất là các chất khí, có nhiều loại thông
dụng như laser CO2, laser He-Ne, laser hơi đồng, laser hơi vàng…
- Theo công suất laser: là laser công suất thấp (Soft laser): công suất tính
bằng mW, dùng để kích thích tổ chức, chủ yếu dùng trong vật lý trị liệu và
laser công suất cao (Surgery laser): công suất từ Watt đến vài chục Watt, tác
động vào tổ chức theo cơ chế nhiệt, được sử dụng nhiều trong phẫu thuật.
1.3.2. Laser Helium-Neon
1.3.2.1. Cơ chế tác động của laser Helium-Neon [18], [54], [55], [56]
Laser He-Ne là loại laser khí công suất thấp từ 1 đến 100 mW phát ánh
sáng đỏ với bước sóng 632,8 nm, là bước sóng rất thích hợp với các mô của
cơ thể sống. Tác dụng của laser He-Ne lên cơ thể sống được chia làm 2 loại:
phản ứng nhanh (hay trực tiếp) được tính theo giây hay theo phút sau khi
chiếu laser và phản ứng chậm (hay gián tiếp) với thời gian theo dõi là giờ hay
ngày. Loại phản ứng thứ nhất, rất điển hình là sự kích thích quá trình hô hấp
tế bào; còn trong loại phản ứng sau, sự gia tăng quá trình phân chia tế bào
đóng vai trò trung tâm. Karu và cộng sự [57] đã tìm ra mối quan hệ gần như
tuyến tính giữa 2 loại phản ứng này và nhấn mạnh vai trò của quá trình hô hấp

tế bào – nơi cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Tác dụng chủ yếu của laser He-Ne là kích thích sinh học, cụ thể là kích
thích thực bào, giảm độc tính tụ cầu, tăng sinh tổ chức biểu mô, giảm phù nề


24

và tăng hoạt tính các men tại chỗ. Dưới tác dụng của laser He-Ne, nhiều công
trình của các tác giả nước ngòai đã ghi nhận được các thay đổi ở các mức tổ
chức của sinh vật thực nghiệm trên vi sinh vật như:
- Ở mức phân tử: theo Greco và cs (1989), laser He-Ne làm tăng tổng
hợp DNA, RNA, protein, tăng tổng hợp ATP [58].
- Ở mức dưới tế bào [59], [60]: laser He-Ne làm biến đổi các siêu cấu
trúc bên trong tế bào, làm biến đổi hình thái chức năng ở bên trong tế bào như
tăng tạo các sợi collagen và các tiền tố của nó (các tơ không bào, các ống
cơ…) và đã nêu các biến đổi ở mức phân tử gồm:
+ Laser He-Ne tác động lên quá trình polymer hóa và tinh thể hóa:
Chiếu laser lên môi trường tế bào nuôi cấy, sau 15 phút bộ khung tế bào bắt
đầu thay đổi, sau 30 phút thay đổi rõ, ống siêu vi, các xơ siêu vi tăng lên rõ về
số lượng và mật độ. Nguyên nhân do tia laser He-Ne đã ảnh hưởng đến các
mối liên kết yếu như liên kết kỵ nước, liên kết hydro…và tác động lên quá
trình polymer hóa, tinh thể hóa bộ khung tế bào [61].
+ Laser He-Ne tác động làm biến đổi cấu trúc phân tử và chuyển hóa tế
bào [60].
+ Laser He-Ne làm thay đổi trạng thái oxy hóa khử tế bào: tia laser đã
kích thích tạo oxy ở dạng phân tử và tác động tới các enzyme oxy hóa khử ở
trong tế bào [57].
- Ở mức tế bào: laser He-Ne giúp tế bào tăng khả năng tự sửa chữa
để chống lại các yếu tố bất lợi (tia gamma, tia X, hóa chất, tổn thương do
viêm…) gây ra với tế bào, tăng các quá trình oxy hóa-khử, gây tăng sinh

tế bào [59], [62].
- Ở mức mô, cơ quan và cơ thể: tại các mô tổn thương, laser He-Ne làm
tăng tân tạo tế bào, tân tạo mạch máu và bạch huyết, làm thay đổi hoạt tính
của enzym trong tế bào ở các mô tổn thương, làm tăng chuyển hóa [63], [64].


25

- Ở mức hệ thống (cơ thể): laser He-Ne làm hoạt hóa hệ thống miễn dịch
và các chức năng khác [65], [66].
Những đáp ứng ở mức mô, cơ quan và cơ thể được biểu hiện làm giảm
phản ứng viêm và giảm tổn thương tế bào, tăng cường miễn dịch, tăng sinh tế
bào và tái tạo mô.
1.3.2.2. Hấp thụ tia bức xạ laser He-Ne trong cơ thể sống
Laser He-Ne khi chiếu lên cơ thể sống, ngoại trừ một số ít năng lượng
của chùm tia laser bị yếu đi bởi nhiễu xạ, khúc xạ và tán xạ còn phần lớn
năng lượng sẽ được hấp thụ khi đi qua tổ chức sinh học [54]. Sự hấp thụ tia
bức xạ laser trong cơ thể sống được đặc trưng với độ xuyên sâu của tia bức
xạ laser và khả năng hấp thụ của mô.
- Độ xuyên sâu của tia bức xạ laser [54]: phụ thuộc chủ yếu vào bước
sóng của chùm tia. Đối với các loại laser khác nhau có bước sóng khác nhau
thì độ xuyên sâu vào tổ chức sinh học của chúng cũng khác nhau, ví dụ trong
các loại laser thì laser Nitơ có bước sóng 337.1 nm, laser Kadimi có bước
sóng 441.6 nm, laser He-Ne có bước sóng 632.8 nm thì laser He-Ne có độ
xuyên sâu nhất do có bước sóng dài và phát ánh sáng đỏ. Do đó việc chiếu
laser He-Ne lên các huyệt [20] và các tổn thương trên da có nhiều thuận lợi.
Thực tế, khi chiếu laser cho các đối tượng sinh học thì độ xuyên sâu còn phụ
thuộc vào các vùng mô khác nhau. Ánh sáng đỏ xâm nhập đặc biệt vào cùng
mô được cấp máu nhiều [54].
- Khả năng hấp thụ của mô [18], [54], [55]: hấp thụ mô được xác định

bằng tỉ số giữa năng lượng được hấp thụ trong môi trường với năng lượng
được chiếu trên bề mặt nó. Tỉ lệ này luôn nhỏ hơn 1 là do ngoài một phần lớn
tia xuyên qua còn một phần tia bị phản xạ trên bề mặt. Hiệu ứng kích thích
sinh học trong cơ thể chỉ có được khi các mô hấp thụ các photon và không
phải tất cả các phân tử sau khi được hấp thụ photon đều chuyển sang trạng
thái kích thích và tham gia vào các phản ứng quang hóa. Năng lượng bức xạ


×