Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tài liệu vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình trạng ô nhiễm nước và thiếu nước sạch ở thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 11 trang )

Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỊA LÝ, HÓA HỌC, TOÁN HỌC,
SINH HỌC, GIÁO DỤC CÔNG DÂN ĐỂ TRÌNH BÀY THỰC TRẠNG Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG THIẾU NƯỚC
SẠCH SINH HOẠT. TỪ ĐÓ TÌM RA CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CẢI
THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
1. Tình huống cần giải quyết
Nước - nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải vô tận. Mặc dù lượng
nước chiếm hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh hoạt và sản
xuất rất ít, chỉ chiếm khoảng 3%. Nhưng hiện nay nguồn nước này đang bị ô nhiễm trầm
trọng do nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chính là do hoạt động sản xuất và ý thức
của con người. Việc khan hiếm nguồn nước ngọt đã và đang gây ra hậu quả hết sức
nghiêm trọng đến môi trường, hệ sinh thái, các loài sinh vật, trong đó có con người…. và
ngay chính quê hương em mảnh đất Cần Thơ tươi đẹp đang diễn ra tình trạng ô nhiễm
nguồn nước. Do vậy em chọn đề tài “Tình trạng ô nhiễm môi trường nước dẫn đến
tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt từ đó tìm ra giải pháp khắc phục cải thiện môi
trường nước ở thành phố Cần Thơ” với mục tiêu giới thiệu sơ lược về hiện trạng ô
nhiễm nước ở Cần Thơ, cũng như hậu quả mà nó gây ra để từ đó đề ra biện pháp giải
quyết.
2. Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức liên môn trong bài viết nhằm đảm bảo các yêu cầu sau:
- Tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm nguồn nước dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch.
- Các giải pháp khắc phục cải thiện môi trường nước ở thành phố Cần Thơ.
- Tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư nâng cao ý thức phòng ngừa và
xử lí tình trạng ô nhiễm nước nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do ô nhiễm và
thiếu nước sạch gây ra.
3. Tổng quan giải quyết tình huống
Bài viết đã sử dụng kiến thức tổng hợp một số môn học để đánh giá, tìm hiểu vấn
đề nghiên cứu như:
- Địa lý:


+ Tìm hiểu về vị trí địa lí – điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội ở thành phố Cần
Thơ.
+ Tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân cũng như hậu quả của tình trạng thiếu
nước sạch gây ra.
- Hóa học:
+ Tìm ra những chất độc hại có trong nguồn nước bị ô nhiễm.
+ Giải quyết nước ô nhiễm bằng các chất hóa học.
- Toán học: Số liệu, phương pháp thống kê và dự báo.
- Sinh học: phân tích ảnh hưởng của ô nhiễm nước đến: con người, môi trường,
sinh vật.
Trang 1


Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn
- Giáo dục công dân: tuyên truyền các biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục hiện
trạng.
- Văn học: cách diễn đạt, viết câu, lập luận, phân tích,…
4. Các bước thực hiện để giải quyết tình huống:
- Lập kế hoạch nghiên cứu.
- Tiến hành nghiên cứu thực tế.
- Tổng hợp các kết quả, đánh giá nghiên cứu, đề ra biện pháp giải quyết.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
- Tài liệu tham khảo trên mạng Internet.
- Báo chí, truyền hình.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để trình chiếu.
6. Khái quát về thành phố Cần Thơ
6.1. Vị trí địa lí.
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí trung tâm châu thổ
đồng bằng sông Cửu Long, trải dài trên 55km dọc bờ Tây sông Hậu, tổng diện tích tự
nhiên 1.401,61 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía

Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam
giáp tỉnh Hậu Giang.
Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” – 105050’35” kinh độ Đông và
9055’08” – 10019’38” vĩ độ Bắc. Đơn vị hành chính của thành phố Cần Thơ gồm 5 quận
(Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ,
Vĩnh Thạnh, Thới Lai) với 85 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (5 thị trấn, 36
xã, 44 phường). Thành phố Cần Thơ là một trong những cực phát triển góp phần đóng
góp vào kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long.

Trang 2


Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn
Hình 1. Vị trí Cần Thơ trong các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn: Trang về người miền Tây.
6.2. Điều kiện tự nhiên
6.2.1. Sông ngòi và đất đai
Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi
đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu. Địa
chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và
phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 mét có hai loại trầm tích là phù sa
mới và phù sa cổ.
Nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Trong đó sông Hậu là con
sông lớn nhất với tổng chiều dài chảy qua thành phố là 65km, đoạn qua Cần Thơ có chiều
rộng khoảng 1,6 km. Tổng lượng nước sông Hậu đổ ra biển khoảng 200 tỷ m 3/năm
(chiếm 41% tổng lượng nước của sông Mêkông), lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ
là 14.800m3/ giây. Mùa cạn từ tháng 1 đến tháng 6, thấp nhất là vào tháng 3 và tháng 4.
Lưu lượng nước trên sông tại Cần Thơ chỉ còn 2.000 m 3/s. Mực nước sông lúc này chỉ
cao hơn 48 cm so với mực nước biển. Tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triêu
m3/năm (chiếm gần 1/2 tổng lượng phù sa sông Mêkông); sông Cái Lớn dài 20km, chiều

rộng cửa sông 600 – 700m, độ sâu 10m – 12m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt;
sông Cần Thơ dài 16km, đổ ra sông Hậu tại bến Ninh Kiều. Sông Cần Thơ có nước ngọt
quanh năm, vừa có tác dụng tưới nước trong mùa cạn, vừa có tác dụng tiêu úng trong
mùa lũ và có ý nghĩa lớn về giao thông.
Bên cạnh đó, thành phố Cần Thơ còn có hệ thống kênh rạch dày đặc, với hơn 158
sông, rạch lớn nhỏ là phụ lưu của 2 sông lớn là sông Hậu và sông Cần Thơ đi qua thành
phố nối thành mạng đường thủy. Các sông rạch lớn khác là sông Bình Thủy, sông Trà
Nóc, sông Ô Môn, sông Thốt Nốt, kênh Thơm Rơm và nhiều kênh lớn khác tại các huyện
ngoại thành là Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Phong Điền, cho nước ngọt suốt hai mùa
mưa nắng, tạo điều kiện cho nhà nông làm thủy lợi và cải tạo đất.
6.2.2. Địa hình và khí hậu
Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư
nghiệp, với Độ cao trung bình khoảng 1 – 2 mét dốc từ đất giồng ven sông Hậu và sông
Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đông bắc sang phía tây nam.Bên cạnh
đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn
Sơn, Cù lao Tân Lập. Thành phố Cần Thơ có 3 dạng địa hình chính là Địa hình ven sông
Hậu hình thành dải đất cao là đê tự nhiên và các cù lao ven sông Hậu.
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão, quanh năm nóng ẩm,
không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng
12 tới tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28 °C, số giờ nắng trung bình cả
năm khoảng 2.249,2h, lượng mưa trung bình năm đạt 1600 mm. Độ ẩm trung bình năm
dao động từ 82% - 87%. Do chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lợi thế về
nền nhiệt độ, chế độ bức xạ nhiệt, chế độ nắng cao và ổn định theo hai mùa trong năm.
Các lợi thế này rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể tạo
ra 1 hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại cây con, tạo
Trang 3


Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn
nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Tuy nhiên, mùa

mưa thường đi kèm với ngập lũ ảnh hưởng tới khoảng 50% diện tích toàn thành phố, mùa
khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, nhất
là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu
dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp.
6.2.3. Dân cư – Xã hội
Tính đến năm 2015, dân số toàn Thành phố Cần Thơ đạt gần 1.400.300 người, mật
độ dân số đạt 995 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 791.800 người,
dân số sống tại nông thôn đạt 408.500 người. Dân số nam đạt 600.100 người, trong khi
đó nữ đạt 600.200 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,2 ‰.
Thành phố Cần Thơ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau. Người
Khmer ở Cần Thơ không nhiều, chủ yếu tập trung chung quanh chùa hoặc sống rải rác
xen kẽ với người Việt ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt. Người Hoa ở Cần Thơ
thường sống tập trung ở quận Ninh Kiều và huyện Phong Điền, người Hoa gốc Quảng
Đông làm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc và người Hoa gốc Hải
Nam làm nghề may mặc....
Mặc dù Cần Thơ được khám phá khá muộn. Tuy nhiên, Văn hoá Cần Thơ vừa
mang những nét chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng mang nét
đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô. Đặc trưng văn hoá Tây Đô được thể hiện qua nhiều
phương diện ẩm thực, lối sống, tín ngưỡng, văn nghệ... Hò Cần Thơ là một trong những
làn điệu dân ca độc đáo với các loại là hò huê tình, hò cấy và hò mái dài, xuất phát từ
những cầu hò của khách thương hồ lúc rảnh rỗi cắm sào để tìm bạn hò và đợi con nước
để rời sang bến khác. Cần Thơ cũng là quê hương của nhiều người nổi tiếng như Châu
Văn Liêm, Út Trà Ôn,... Về mặt tín ngưỡng, văn hoá, việc thờ cúng, sinh hoạt lễ hội của
các ngôi đình ở Cần Thơ không khác mấy so với các ngôi đình ở Nam Bộ, Một số ngôi
đình nổi tiếng ở Cần Thơ như đình Bình Thủy, thờ các nhân vật nổi tiếng như Đinh Công
Chánh, Trần Hưng Đạo, Bùi Hữu Nghĩa.... Cần Thơ từ xưa từng được biết đến qua câu ca
dao:


Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn
về



7. Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
dẫn đến thiếu nước sạch ở Cần Thơ.
7.1. Thực trạng
Theo thống kê của Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ, năm 2015,
có 100% dân cư đô thị tập trung tại các quận như: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng,… đã
có nước sạch sử dụng, 90% dân cư nông thôn ở các được sử dụng nước sạch tập trung ở
các huyện như Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai,… Cũng trong năm 2015, toàn thành phố có
75% hộ gia đình ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, 65% số hộ nông dân chăn nuôi có
chuồng trại hợp vệ sinh. Các chỉ tiêu này đến năm 2020 lần lượt là 95% và 90%… Thực
Trang 4


Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn
hiện các giải pháp quy hoạch vệ sinh môi trường nông thôn, gồm: 80.667 công trình vệ
sinh hộ gia đình (nhà vệ sinh tự hoại, nhà vệ sinh thấm dội nước), 32 công trình cấp nước
và vệ sinh các cơ sở công cộng (trạm y tế, trường học, trụ sở UBND xã), 11.847 công
trình xử lý chất thải chăn nuôi. Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án hơn 1.112 tỉ đồng.
Tình trạng thiếu nước sạch do ô nhiễm diễn ra tại nhiều địa bàn trong thành phố:
+ Tại rạch Cái Khế - một trong những con rạch lớn nhất trên địa bàn quận Ninh
Kiều, chảy qua 6 phường Cái Khế, An Nghiệp, An Hòa, Xuân Khánh, An Khánh - vài
năm trở lại đây, do nhiều người dân dựng nhà lấn chiếm, vứt rác bừa bãi nên ngày càng
biến dạng, dòng nước trở nên đen ngòm.
+ Các con rạch khác như: Xẻo Nhum, Ba Láng, Đầu Sấu... cũng cùng chung số
phận. Số liệu thống kê của Sở Tài nguyên - Môi trường, Cần Thơ hiện có 12 kênh, rạch bị
ô nhiễm nặng, chất lượng nước mặt có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Ngoài ra, TP còn

có 8 KCN với tổng diện tích hơn 2.300ha, nhưng chưa có hệ thống xử lý nước thải tập
trung. Cụ thể, KCN Trà Nóc 1 và KCN Trà Nóc 2 có 34 DN phát sinh nước thải, nhưng
chỉ 11 DN xử lý nước thải đạt quy chuẩn.
+ Hơn 4 năm qua, nhiều người dân ở khu tái định cư (TĐC) xã Trung Thạnh sống
trong điều kiện không có nước sạch sử dụng. Nhiều người phải đầu tư tiền khoan cây
nước để có nguồn nước sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, nguồn nước khoan bị nhiễm
phèn, hôi bùn không đảm bảo vệ sinh. Nước nấu ăn, uống hằng ngày, người dân ở đây
phải mua nước đóng thùng chi phí rất tốn kém... Nước khoan chủ yếu để tắm rửa, giặt
giũ...". Phần lớn, người dân ở TĐC sau khi bơm nước phải lóng phèn mới dám sử dụng.

Hình 2. Nguồn nước ô nhiễm tại rạch Bà Nga - Phường Hưng Lợi.
Nguồn: Báo điện tử của Sở Tài Nguyên & Môi Trường.

Trang 5


Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn

Hình 3. Sử dụng nước sạch tại một hộ dân ở xã Tân Thới, huyện Phong Điền
Nguồn: Báo điện tử Cần Thơ.
+ Dân ở Khu vực Bình Nhựt, phường Long Hòa, quận Bình Thủy với hơn 578 hộ
dân sinh sống phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng, mùi hôn
bốc lên nồng nặc từ nhiều năm nay, trạm cấp nước Khu vực Bình Nhựt rất sơ sài, hệ
thống mái che của bể lắng, lọc của trạm không đảm bảo, rong rêu đóng nhiều tại thành
bể. Gần trạm cấp nước có trang trại nuôi heo, mùi phân bốc lên nồng nặc. Trạm nằm sát
ngay cạnh đường giao thông và cung cấp nước sinh hoạt cho gần 600 hộ dân nhưng lại
không có hàng rào bảo vệ.
Như vậy có thể khẳng định: tỉ dân cư trong thành phố Cần Thơ có nước sạch sử
dụng khá cao nhưng trên thực tế nguồn nước sạch đang bị đe dọa bởi ô nhiễm môi trường
là rất lớn, các nhà máy xử lí nước sạch chưa thật sự đạt chuẩn, công tác qui hoạch, quản

lí,… còn nhiều hạn chế đã gây ra không ít khó khăn cho người dân.
7.2. Nguyên nhân
7. 2.1. Yếu tố tự nhiên
Ở đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và ở Cần Thơ nói riêng có hệ thống sông
ngòi kênh rạch chằng chịt. Nên khi mùa lũ đến thì hầu hết vùng này đều bị ngập chìm
trong nước, dòng nước lũ vừa cuốn theo những chất thải sinh hoạt và nước thải sản xuất
nông nghiệp và công nghiệp, vừa pha loãng và phát tán các chất này vào nguồn nước.
Chính vì vậy, khả năng tích tụ các chất gây ô nhiễm cho cộng đồng sau lũ là rất lớn.
7.2.2. Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Ngoài nước thải sản xuất của các nhà máy nước thải của sản xuất nông nghiệp
cũng là một vấn đề cần quan tâm. Trong những năm gần đây việc sử dụng phân bón và
các loại thuốc bảo vệ thực vật của người dân ngày một tăng.
Nhiều loại hóa chất độc hại được thải tự nhiên ra môi trường lượng dư thừa còn
tồn động trong đất, trong nguồn nước lại rất đáng kể. Trong khi đó hệ thống kênh mương
nội đồng lại nối trực tiếp với hệ thống kênh, rạch, gây nên nguồn nước bị ô nhiễm các
chất hóa học.
Việc chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đặc biệt là cá tra làm cho nguồn nước bị
nhiễm bẩn và các vi sinh có hại cho sức khỏe và cộng đồng. Khi thu hoạch tất cả lượng
nước trong ao thải trực tiếp ra sông không qua xử lý gây nên hiện tượng hôi thối.
Trang 6


Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn

Hình 4. Tình trạng ô nhiễm nguồn nước từ hóa chất.
Nguồn: Báo Người lao động.
7.2.3. Thói quen sinh hoạt của người dân.
Nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường sống chưa cao. Nguồn
nước thải từ nhà vệ sinh cũng là một yếu tố trực tiếp tác động đến ô nhiễm nguồn nước
sông, rạch cũng như nguồn nước ngầm mà người dân vẫn đang sử dụng hàng ngày.

Theo thống kê của Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường Cần Thơ, trung bình
mỗi ngày 1 người dân đô thị Cần Thơ thải ra hơn 0,89 kg rác. Lượng rác thu gom đổ vào
bãi rác chỉ khoảng 60%, số còn lại người dân đổ ra sông, ao hồ, cống rãnh, kênh, rạch
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Không chỉ có hoá chất, rác, bệnh phẩm, trên hầu
hết các sông, kênh trên địa phận tỉnh Cần Thơ, người dân đua nhau lấn chiếm lòng sông,
làm cản trở dòng chảy, cản trở giao thông đường thuỷ và tranh thủ sử dụng khoảng sông
nhỏ hẹp ấy như một hệ thống WC. Đặc biệt, trong sinh hoạt người dân sống ven sông,
kênh, rạch đã xả rác thải, nước thải trực tiếp xuống sông gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Trang 7


Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn

Hình 5. Người dân xả rác thải, nước thải trực tiếp xuống kênh, rạch.
Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường.
7.2.4. Đô thị hóa, công nghiệp hóa.
Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển. Trong đó hệ thống cung cấp
nước sạch còn yếu kém, mới cung cấp được cho dân cư trong khu vực nội đô, còn ở vùng
ven hầu như chưa có.
Các hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy, xí nghiệp chưa đạt yêu cầu chủ yếu
bằng các hình thức đơn giản như chôn lấp, đốt hoặc nguy hại hơn là xả trực tiếp ra sông,
kênh, rạch gây hôi thối ảnh hưởng lớn đến dân cư.
Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét
nghiệm, từ các nhà vệ sinh.... cũng có thể từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân,
người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong BV. Nước thải y tế có khả năng
lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là đối với nước thải được xả ra từ những
bệnh viện hay những khoa truyền nhiễm, lây nhiễm.

Hình 6. Nước thải ở các khu công nghiệp hầu như chưa được xử lý.

Nguồn: Báo Sài Gòn Giải Phóng.
8. Hậu quả

Trang 8


Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn
Nhiều người dân sống dọc theo các con sông rạch nhỏ trên địa bàn quận Ninh
Kiều cũng cho biết vào ban đêm, mùi hôi của nước thải bốc lên nồng nặc rất khó chịu,
ảnh hưởng sức khỏe, công việc…
Chịu cảnh thiếu nước sạch để dùng. Họ phải sử dụng nước từ sông ngòi, giếng
khoan. Tuy nhiên, những nguồn nước này đang bị ô nhiễm nặng nề do ý thức bảo vệ
nguồn nước chưa cao.
Việc sử dụng nước từ sông, hồ không qua xử lý đã gây nên nhiều loại bệnh ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nước ngầm bị ô nhiễm nặng sẽ dẫn đến việc hao hụt nguồn tài nước quý giá sử
dụng trong hiện tại và tương lai.
Kim loại nặng trong nước giếng khoan làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm
đến tính mạng. Chì trong nước làm hệ thần kinh trung ương bị nhiễm độc, tuỷ xương bị
rối loạn hoạt động,
Sử dụng nguồn nước không vệ sinh dễ gây ra các bệnh liên quan đến tiêu hoá.
Ngoài ra, sử dụng nước trong các dụng cụ đựng nước như chum, vại, bể chứa nước mưa
lâu ngày làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn tiêu hóa gây ra các bệnh như tiêu chảy, kiết lị.

Hình 7. Các loại bệnh mà thiếu nước sạch gây ra.
Nguồn: Tin tức Ohido.com
9. Biện pháp khắc phục
*Đối với chính quyền
Tổ chức xây dựng, nâng cấp hơn nữa hệ thống các cây nước và đường ống tại
cộng đồng dân cư vùng xa trung tâm hoặc làm các mô hình nhỏ hơn nữa với quy mô chỉ

vài chục hộ chung một cây nước, với quy mô này có thể đảm bảo cho các cộng đồng xa
trung tâm có nước sạch dùng.
Trang 9


Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn
Xây dựng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp và các chất thải
khác.
Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, thúc đẩy thực hiện các
biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu tối đa tình trạng xả thải gây ô nhiễm kênh rạch là
việc bức thiết cần phải tập trung giải quyết.
Tăng cường công tác quản lý chặt, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về
luật môi trường.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường không những trong nhân dân mà ngày cả các
cơ quan, ban ngành chuyên trách về môi trường.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đóng góp từ nguồn lực trong nhân dân,
hoặc các nhà tài trợ, bằng các mô hình kết hợp nhà nước với nhân dân cùng làm.
* Đối với người dân
Các hộ gia đình và các cá nhân sinh sống phải cam kết thực hiện đúng các quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Rác thải sau khi sinh hoạt phải thu gom, xử lí tập trung, không được thải xuống
sông làm ô nhiễm nguồn nước.
Mỗi người dân phải tự ý thức bảo vệ môi trường khi mua bán và sinh hoạt ở khu
vực dân cư.
Tuyên truyền phát động các kế hoạch thu gom rác thải quy mô trên những kênh,
rạch ô nhiễm.
Tích cực sử dụng các sản phẩm tái chế từ rác thải.
Cùng chung tay trong việc bảo vệ nguồn nước.
* Đối với các cơ sở y tế địa phương
Có biện pháp xử lí rác thải, bảo đảm vệ sinh, tiêu chuẩn môi trường.

Có kế hoạch phòng ngừa các loại bệnh do ô nhiễm nguồn nước gây ra.
10. Ý nghĩa
Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long với hệ
thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là những điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với đời
sống và sản xuất của người dân. Đồng bằng rộng lớn, màu mỡ thuận lợi phát triển nông
nghiệp, nhiều kênh, rạch phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, thời gian gần
đây do môi trường nước ô nhiễm đã làm ảnh hưởng đến môi trường nước các con sông
nơi đây và ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân và cảnh quan đô thị. Các hoạt
động xả thải, xả rác, sử dụng phân bón hóa học… là những nguyên nhân khiến cho tình
trạng ô nhiễm nước sông ngày càng tăng dẫn đến thiếu nước sạch cho người dân sử dụng
và gây ra nhiều hệ lụy, có chiều hướng diễn biến phức tạp, khó lường nghiêm trọng, làm
tài nguyên nước bị ô nhiễm trầm trọng, bốc mùi hôi thối, gây ra nhiều loại bệnh cho
người dân trong vùng. Chính vì thế, chính quyền địa phương cùng người dân ở thành phố
Cần Thơ cần khẩn trương đưa ra những biện pháp phòng chống cũng như khắc phục thiệt
hại do ô nhiễm nước dẫn đến thiếu nước sạch gây ra. Những biện pháp phòng chống và
khắc phục hiệu quả và hợp lí sẽ góp phần đảm bảo sự an toàn đối với đời sống và sản
xuất của người dân nơi đây.
Trang 10


Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn
11. Tài liệu tham khảo
1. Đào Ngọc Cảnh (CB), (2007), Địa lý TP Cần Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Cục thống kê Cần Thơ, (2010), Niên giám thống kê Cần Thơ 2015, Cần Thơ.
3. Nguyễn Hữu Danh, (1999), Địa lí trong trường học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Vũ Tự Lập, (1978), Địa lý tự nhiên Việt Nam tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Đặng Văn Phan, (2009), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, NXB
Trường ĐH Cửu Long, Vĩnh Long.
6. Lê Bá Thảo, (2008), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Lê Thông (CB), (2003), Địa lý các tỉnh và TP Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà

Nội.
8. Tỉnh Ủy, UBND tỉnh Cần Thơ, (2002), Đia chí Cần Thơ, Cần Thơ.
9. canthoepiza.gov.vn - Ban quản lí các KCX và công nghiệp Cần Thơ.
10. cantho.gov.vn – cổng thông tin điện tử TP Cần Thơ.
11. soct.cantho.gov.vn - cổng thông tin Sở Công Thương TP Cần Thơ.
12. sotnmt.cantho.gov.vn - cổng thông tin Sở Tài nguyên Môi trường TP Cần Thơ.
13. solđtbxa.cantho.gov.vn - cổng thông tin Sở Lao động – Thương binh – Xã hội
TP Cần Thơ.

Trang 11



×