CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT
CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BA VÌ
TRƯỜNG THCS ĐỒNG THÁI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
- Trường THCS Đồng Thái
- Địa chỉ: Đồng Thái – Ba Vì – Hà Nội
- Điện thoại: 0433625773
- Email:
- Thông tin về học sinh (hoặc nhóm không quá 03 học sinh):
Họ và tên: Phùng Duy Đạt
Ngày sinh: 17/03/2001 Lớp: 8A
I. TÊN TÌNH HUỐNG
“TẠI SAO TRANG TRÍ NHÀ Ở BẰNG CÂY CẢNH VÀ HOA
SẼ LÀM CHO NHÀ Ở MÁT MẺ HƠN, KHÔNG KHÍ TRỞ NÊN
TRONG LÀNH HƠN?”
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để đạt được kết quả tốt trong việc giải quyết tình huống : “Tại sao trang trí
nhà ở bằng cây cảnh và hoa sẽ làm cho nhà ở mát mẻ hơn, không khí trở nên
trong lành hơn” thì chúng ta cần đạt được những mục tiêu sau :
+ Hiểu rõ được đặc điểm của thực vật ưa bóng và thực vật ưa sáng, nhằm xác
định đúng các loại cây cảnh và hoa để trang trí nhà ở.
+ Trong quá trình trao đổi chất của thực vật thì có xảy ra quá trình đặc trưng
là quá trình quang hợp, tổng hợp các chất hữu cơ.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỮU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI
QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Theo kiến thức đã học của môn sinh học thì cây xanh chia làm 2 nhóm đó
chính là nhóm ưa sáng và nhóm ưa bóng như vậy muốn giải quyết tình huống trên
thì chúng ta phải xác định được đại diện của từng nhóm cây đó là nhu cầu ánh sáng
của cây nếu xác định đúng sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn cũng như giảm thời
gian và công sức chăm sóc cho cây.
Để trang trí cây cảnh trong nhà ở cho hợp lí thì ta cần phân chia vị trí trang
trí cây cảnh trong nhà và vị trí trang trí ngoài nhà. Muốn trang trí cây cảnh cho phù
hợp từng vị trí thì chúng ta phải xác định được loại cây cảnh nào là cây ưa bóng và
loại cây cảnh là là loại cây ưa sáng.
Nếu trang trí cây cảnh trong nhà thì chúng ta sử dụng các loại cây ưa bóng vì
lượng ánh sáng trong phòng đã bị yếu đi, một số loại cây có thể dùng để trang trí
trong phòng.
Ví dụ: Hoa lan, cây phát tài, cây trường sinh,….
Còn nếu chúng ta muốn trang trí cây cảnh ngoài nhà, đường đi vào nhà thì
cần sử dụng nhóm cây cảnh ưa sáng.
Ví dụ: Cây Sanh, cây Si, cây Sung, cây tre,…đây là những cây ưa sáng, chịu
được ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
Ở môn sinh học cho chúng ta biết vai trò của nước đối với sự sống của sinh
vật nói chung và thực vật nói riêng, nhờ có nước mà thực vật có thể lấy được chất
dinh dưỡng để nuôi cơ thể, các chất dinh dưỡng hòa tan sẽ được rễ cây hút lên để
nuôi cơ thể, sau đó nước sẽ được thoát ra ngoài môi trường xung quanh thông qua
các lỗ thoát trên lá. Việc thoát hơi nước này sẽ tạo ra lực hút tiếp theo để hút nước
từ rễ lên lá, đồng thời lượng hơi nước tỏa ra xung quanh sẽ làm giảm nhiệt độ của
môi trường, làm cho ta cảm thấy rất mát mẻ khi chúng tat rang trí nhà ở bằng cây
cảnh và hoa như chúng ta đã học ở bài 12 môn công nghệ 6.
Trong môi trường xung quanh ta, lượng khí thải cacbonic liên tục tăng lên
do hoạt động hô hấp của con người. Động vật hay những hoạt động sinh hoạt sản
xuất của con người làm cho tỷ lệ cacbonic trong không khí tăng lên, đây là một
trong những chất khí không duy trì sự sống và cũng không duy trì sự cháy, nó là
một trong những chất khí chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính, làm cho nhiệt độ trái đất
tăng lên gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đe dọa sự sống cho cả hành tinh. Nên
việc làm giảm tỷ lệ cacbonic trong không khí cũng đồng nghĩa với việc làm sạch
môi trường sống.
Kiến thức môn sinh học thì đặc trưng của thực vật còn một vấn đề nữa đó
chính là quá trình quang hợp nhằm tạo ra chất hữu cơ để nuôi cơ thể, các chất cần
thiết cho quá trình này là khí cacbonic, nước, ánh sáng và thành phần không thể
thiếu nữa đó chính là chất diệp lục có trong lá cây. Trong quá trình này thì cây xanh
sẽ hấp thụ khí cacbonic trong không khí thông qua quá trình quang hợp sẽ tạo ra
các sản phẩm trong đó có khí oxi. Đây là chất khí cần thiết cho sự sống, lượng oxi
sinh ra này sẽ làm giảm tỷ lệ cacbonic trong không khí. Bên cạnh việc cây xanh có
khả năng làm giảm lượng cacbonic trong không khí thì việc cản bụi cũng là một vai
trò đáng kể của cây xanh, một số loại cây cảnh được trồng để trang trí trong sân,
hành lang, hàng rào,… có khả năng che, cản bụi.
Ví dụ: Cây dâm bụt, cẩm thạch,… Ngoài những khả năng trên một số loại
cây xanh còn có khả năng hút độc trong môi trường như cây Trâm Ổi có khả năng
hút độc chì từ không khí và góp phần làm trong sạch không khí và tạo không khí
trong lành.
IV. GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Trên cơ sở các nghiên cứu tổng quan đã được nêu trên thì giải pháp chủ yếu
để giải quyết tình huống là căn cứ vào các cơ sở khoa học đã được nghiên cứu ở
môn sinh học mà chúng ta lập luận, thiết minh để giải quyết tình huống đã được
nêu ra dựa vào kiến thức môn công nghệ.
V. THUYẾT MINH QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Với tình huống “Tại sao trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa sẽ làm cho
nhà ở, phòng ở mát mẻ hơn, không khí trong sạch hơn?” Ta có thể giải thích như
sau: Tạm thời bỏ qua các yếu tố khác như thời gian, không gian và các yếu tố tâm
lý thì với những căn cứ đã được nêu dựa vào kiến thức liên môn, môn sinh học thì
cây xanh có khả năng thoát hơi nước thông qua lá sẽ làm cho nhiệt độ môi trường
xung quanh cây trở nên mát mẻ hơn, đồng thời cây xanh có khả năng cản bụi từ
ngoài bay vào nhà, vào phòng và một quá trình nữa đó là quá trình quang hợp sẽ
hấp thụ lượng cacbonic trong không khí và cung cấp cho môi trường một lượng
đáng kể oxi, như vậy cho nên sẽ làm cho không khí trong nhà và ngoài nhà trở nên
trong sạch hơn khi chúng ta trang trí cây cảnh và hoa.
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Mục tiêu giáo dục hiện nay nhằm tạo ra những con người toàn diện, có đầy
đủ kiến thức về nhiều lĩnh vực trong đời sống nhằm đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của
xã hội. Vệc gải quyết tình huống có ý nghĩa giúp chúng ta rèn luyện việc vận dụng
kiến của nhiều môn học để giải quyết một hiện tượng, một vấn đề nào đó trong đời
sống. Đồng thời việc giải quyết thành công tình huống “Tại sao trang trí nhà ở
bằng cây cảnh và hoa sẽ làm cho nhà ở mát mẻ hơn, không khí trở nên trong
lành hơn” một lần nữa khẳng định lợi thế về việc hiểu biết kiến thức liên môn của
người học.
Trong thực tiễn học tập chúng ta còn gặp rất nhiều các tình huống khác nhau
từ tình huống đơn giản đến các tình huống phức tạp cần phải giải quyết, mà muốn
giải quyết được các tình huống đó chúng ta phải sử dụng kiến thức của nhiều môn
học khác nhau như: Giáo dục thể chất của môn thể dục, cần có sự kết hợp kiến
thức nấu ăn, chế độ ăn uống hợp lý ở môn công nghệ nấu ăn, hay muốn thu chi hợp
lý trong gia đình? Làm thế nào để tạo ra thu nhập của gia đình? và chi tiêu như thế
nào cho hợp lý? Của môn công nghệ 6 thì cần sử dụng kiến thức liên môn của toán
học,…Tóm lại, ý nghĩa thật sự của việc hiểu biết kiến thức liên môn là vận dụng
kiến thức của nhiều môn học để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn đời sống
kinh tế - xã hội./.