Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân tích nguyên tắc bầu cử theo quy định của Hiến pháp 2013 và liên hệ thực tiễn bầu cử tại địa phương.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.28 KB, 10 trang )

Phân tích nguyên tắc bầu cử theo quy định của Hiến pháp
2013 và liên hệ thực tiễn bầu cử tại địa phương.

I. MỞ ĐẦU
Bầu cử là một chế định quan trọng của nhà nước dân chủ, trong đó quyền lực tối
cao của nhà nước thuộc về các cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.
Đây là phương thức hữu hiệu để nhân dân thực hiện quyền lực của mình, thông qua
việc bầu ra những người xứng đáng đại diện cho mình thực thi quyền lực nhà
nước. Quan điểm về chế độ bầu cử có nhiều cách hiểu khác nhau, khi đặt trong
điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, có thể hiểu, chế độ bầu cử là tổng thể các
nguyên tắc, các quy định của pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân
dân và các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình bầu cử. Thông qua việc bầu
cử thể hiện rõ bản chất xã hội của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam –
nhà nước dân chủ, của dân, do dân và vì dân. Để tìm hiểu rõ tính dân chủ của nhà
nước trong việc bầu cử, dưới đây chúng em xin đi sâu phân tích các nguyên tắc bầu
theo quy định của Hiến pháp 2013 và các luật khác có liên quan (luật bầu cử Quốc
hội và Hội đồng nhân dân 2015).

II. NỘI DUNG
1. Nguyên tắc bầu cử theo quan niệm của Hiến pháp 2013
Nguyên tắc bầu cử là những tư tưởng, quan điểm định hướng cho toàn bộ
hoạt động bầu cử từ tổng quát đến cụ thể các quy định của pháp luật về bầu cử.
Nguyên tắc bầu cử trong pháp luật hiện hành được thể hiện ở Khoản 1 Điều
7 Hiến pháp 2013 và Điều 1 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân năm 2015 đồng thời quy định: “Việc bầu cử Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và
bỏ phiếu kín”.


Các nguyên tắc trong bầu cử bao gồm: phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ
phiếu kín được giữ nguyên qua các bản Hiến pháp từ năm 1959 đến nay đã cho


thấy tầm quan trọng của các nguyên tắc này trong công tác bầu cử.

2.

Các nguyên tắc bầu cử
2.1.
Nguyên tắc bầu cử phổ thông

Nguyên tắc bầu cử phổ thông là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong chế độ
bầu cử. Mức độ dân chủ của xã hội được thể hiện chủ yếu thông qua nguyên tắc
này. Nguyên tắc bầu cử phổ thông thể hiện tính toàn dân và toàn diện trong bầu cử,
bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín
ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghệ nghiệp, thời hạn cư trú, đều có quyền
tham gia bầu cử và có quyền ứng cử theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc bầu cử phổ thông phản ánh rõ tính dân chủ của chế độ bầu cử vì
nó là căn cứ để đảm bảo sự tham gia rộng rãi của người dân vào cuộc bầu cử. Tuy
nhiên, dù ở mỗi quốc gia đều quy định khác nhau nhưng tập trung chủ yếu vào ba
yếu tố cơ bản đó là quốc tịch, độ tuổi và năng lực hành vi để công dân có thể tham
gia cuộc bầu cử này. Ví dụ: Ở Việt Nam thì người được bầu cử hoặc ứng cử phải là
công dân Việt Nam, trong độ tuổi được pháp luật Việt Nam quy định.
Bầu cử phổ thông là một quyền chính trị cơ bản của mỗi công dân, đó chính là
quyền bầu cử và ứng cử của công dân. Quyền này được ghi nhận một cách đầy đủ
và trang trọng trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc
tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, trong Hiến pháp của hầu hết các quốc
gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Cụ thể là: Tại Khoản 3, Điều 21 của
Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 có quy định: “Ý chí của nhân dân là
cơ sở tạo nên quyền lực của chính quyền; ý chí này được thể hiện qua các cuộc bầu
cử định kỳ và thực sự, theo nguyên tắc bỏ phiếu phổ thông và bình đẳng và được
thực hiện qua bỏ phiếu kín hoặc qua các thủ tục bỏ phiếu tự do tương tự.” Tại
Khoản b, Điều 25 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 cũng

có quy định:” Bầu cử và ứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực bằng phổ
thông đầu phiếu, bình đẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý
chí của mình”.


Nguyên tắc phổ thông là một nguyên tắc hiến định, được ghi nhận trong tất cả
các bản Hiến pháp nước ta từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến
pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp 2013. Điều 27 Hiến pháp năm
2013 quy định: “công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai
mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc
thực hiện các quyền này do luật định”.
Tuy khẳng định quyền bầu cử và ứng cử là quyền của tất cả công dân nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng pháp luật cũng có quy định các trường
hợp đặc biệt không được tham gia bầu cử, cụ thể:
Những trường hợp không được ghi tên vào danh sách cử tri, quy định tại
Khoản 1, Điều 30 Luật Bầu cử đại biều Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân
năm 2015: Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật; Người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án;
Người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo; Người mất
năng lực hành vi dân sự.
Những trường hợp không được ứng cử đại biều Quốc hội và đại biểu hội
đồng nhân dân, quy định tại Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội
đồng nhân dân năm 2015: Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp hành hình phạt tù,
người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; Người đang bị khởi tố bị can;
Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án; Người đã chấp hành
xong bản án,quyết định hình sự của Tòa án nhưng chưa được xóa án tích; Người
đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2.2.


Nguyên tắc bầu cử bình đẳng

Nguyên tắc bầu cử bình đẳng là một trong các nguyên tắc quan trọng của
chế độ bầu cử ở Việt Nam, bảo đảm được tính khách quan, không thiên vị để mọi
công dân có khả năng như nhau tham gia vào việc bầu cử, nghiêm cấm mọi sự
phân biệt đối xử dưới bất cứ hình thức nào.
Nguyên tắc bầu cử bình đẳng quy định số lượng dân như nhau thì sẽ được
bầu số lượng đại biểu như nhau; mỗi cử tri được ghi tên vào danh sách ở một nơi
cư trú, mỗi người chỉ được ghi tên ứng cử ở một đơn vị bầu cử, mỗi cử tri chỉ được


bỏ một phiếu bầu và giá trị phiếu bầu như nhau không phụ thuộc vào dân tộc, tôn
giáo, giới tính, địa vị xã hội… (Khoản 1, 2 Điều 29 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015); kết quả bầu cử chỉ phụ thuộc vào số phiếu
mà cử tri đã bỏ phiếu cho mỗi ứng cử viên.
Ví dụ, một sinh viên có hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh
nhưng đang tạm trú tại kí túc xá trường Đại học Kiểm Hà Nội thuộc địa bàn
phường Dương Nội thì sẽ được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu
tại địa bàn phương Dương Nội.
Nguyên tắc này còn đòi hỏi phải có sự phân bố hợp lý cơ cấu, thành phần, số
lượng đại biểu Quốc hội để bảo đảm tiếng nói đại diện của các vùng miền, địa
phương, các tầng lớp xã hội, các dân tộc thiểu số và phụ nữ phải có tỷ lệ đại biểu
thích đáng trong Quốc hội (quy định tại Điều 7, 8, 9 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015).
Ví dụ: Nghị quyết số 1135/2016/UBTVQH13 về dự kiến số lượng, cơ cấu,
thành phần đại biểu Quốc hội khóa XIV quy định cơ cấu kết hợp: Đại biểu là
người ngoài Đảng: từ 25 - 50 đại biểu; Đại biểu trẻ tuổi (dưới 40 tuổi): khoảng 50
đại biểu; Đại biểu tái cử: khoảng 160 đại biểu; Đại biểu là người dân tộc thiểu số:
Khi lập danh sách chính thức những người ứng cử ít nhất là 162 người bằng 18%

tổng số người trong danh sách ứng cử và phấn đấu trúng cử ít nhất 90 đại biểu
bằng 18% tổng số đại biểu Quốc hội; Đại biểu là phụ nữ: Khi lập danh sách chính
thức những người ứng cử, phải bảo đảm ít nhất là 314 người bằng 35% tổng số
người trong danh sách ứng cử và phấn đấu trúng cử ít nhất 150 đại biểu bằng 30%
tổng số đại biểu Quốc hội.
Nguyên tắc bầu cử bình đẳng thể hiện xuyên suốt trong cả quá trình bầu cử,
kể từ khi lập danh sách cử tri đến khi kết thúc, tuyên bố kết quả của cuộc bầu cử.
Ngoài ra còn thể hiện trong các quy định của pháp luật về quyền bầu cử và quyền
ứng cử của công dân, như trong luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng
nhân dân 2015 tại Điều 2 và trong tất cả các bản Hiến pháp của nước ta. Ví dụ:
Điều 27 Hiến pháp 2015 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền
bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng
nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”
2.3.

Nguyên tắc bầu cử trực tiếp


Để đảm bảo thực hiện nguyên tác bầu cử trực tiếp đã được ghi trong Hiến
pháp, ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước, các Luật về bầu cử và các văn
bản dưới luật quy định những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện.
Trong quá trình bầu cử mỗi công dân được tự do thể hiện ý chí, nguyện vọng
của mình. Mục đích của sự thể hiện ý chí ngyện vọng này là bầu được những
người xứng đáng cho mình vào Quốc hội hay Hội đồng nhân dân. Nếu sự thể hiện
ý chí nguyện vọng này được tiến hành trực tiếp, tức cử tri trực tiếp bầu ra người
đại diện cho mình vào cơ quan dân cử thì điều này cũng có nghĩa là cuộc bầu cử đó
được tiến hành theo nguyên tắc bầu cử trực tiếp.
Nội dung của nguyên tắc bầu cử trực tiếp là cử tri trực tiếp lựa chọn người
đủ tín nhiệm vào cơ quan quyền lực nhà nước bằng là phiếu của mình mà không
phải thông qua bất kì một khâu trung gian nào. Cùng với các nguyên tắc khác,

nguyên tắc này là điều kiện cần thiết để đảm bảo tính khách quan cho một cuộc
bầu cử.
Nguyên tắc bầu cử trực tiếp được bảo đảm thực hiện bằng nhiều quy định
trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và
những văn bản dưới luật khác.Để công dân có điều kiện tham gia bầu cử đầy đủ
pháp luật bầu cử nước ta quy định ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội
đồng nhân dân là ngày chủ nhật, cử tri phải tự mình đi bầu, không được nhờ người
khác bầu thay, không được bầu bằng cách gửi thư,…
Nguyên tắc bầu cử trực tiếp còn được đảm bảo bằng các quy định pháp luật
để cử tri được trực tiếp ứng cử, đề cử, kiểm tra danh sách những người ứng cử,
khiếu nại về những sai lầm thiếu sót trong danh sách những người ứng cử,… Đây
là những yếu tố cần để có một cuộc bầu cử dân chủ rộng rãi, thực sự là ngày hội
của dân. Chính nguyên tắc này cho phép đại biểu được nhân dân bầu ra, trực tiếp
nhận được quyền lực nhà nước từ nhân dân.
Trái với nguyên tắc bầu cử trực tiếp là nguyên tắc bầu cử gián tiếp. Thep
nguyên tắc này, cử tri không trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình mà bầu ra
thành viên của tuyển cử đoàn, sau đó tuyển cử đoàn sẽ bầu ra cơ quan dân cử hay
chức danh Nhà nước (bầu cử tổng thống, thượng nghị viện ở mỹ, Ấn Độ, Ma Rốc,
…).


Nguyên tắc bầu cử trực tiếp là một trong những nguyên tắc xuyên suốt của
pháp luật bầu cử Việt Nam ngay từ ngày đầu dành được độc lập. Ở đây cử tri tín
nhiệm ứng cử viên nào thì trực tiếp bỏ phếu cho người đó mà không thông qua
người nào hay cấp nào khác. “cử tri phải thân hành đi bầu, không được ủy quyền
cũng không được bầu bằng cách gửi thư” (Điều 29 sắc luật 004/SLT).
Để đảm bảo thực hiện nguyên tác bầu cử trực tiếp đã được ghi trong Hiến
pháp, ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước, các Luật về bầu cử và các văn
bản dưới luật quy định những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện. Theo quy định
của Điều 30 Sắc luật 004/SLT thì “Cử tri không biết chữ hay vì tàn tật không thể tự

mình viết phiếu được, có thể tùy chọn người viết hộ, nhưng phải tự tay mình bỏ
phiếu. Chỉ trong trường hợp không thể tự mình bỏ phiếu được, cử tri có thể chọn
người bỏ lá phiếu vào hòm phiếu, nhưng cử tri ấy phải thấy tận mắt lá phiếu của
mình được bỏ vào hòm phiếu”.
2.4.

Nguyên tắc bỏ phiếu kín

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong nguyên tắc bầu cử chính là bỏ
phiếu kín. Các hoạt động luôn gắn liền với nhau nhưng chỉ riêng công đoạn bỏ
phiếu là kín. Nguyên tắc bỏ phiếu kín thể hiện việc chỉ có cử tri biết sự lựa chọn
của mình, các đơn vị bỏ phiếu có trách nhiệm đảm bảo tính bí mật, giữu kín quyết
định của cử tri trong việc lựa chọn đại biểu. Khi cử tri viết phiếu bầu không ai
được đến gần, kể cả cán bộ, nhân viên các tổ chức phụ trách bầu cử; không ai được
biết và can thiệp vào việc viết phiếu bầu của cử tri. Cử tri viết phiếu bầu trong
buồng kín và bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Nguyên tắc này thể hiện tính bí mật trong việc bầu cử, cử tri bầu ai, không
bầu ai đều được giữ kín, thể hiện ý chí, nguyện vọng và niềm tin mà cử tri gửi gắm
vào đại biểu của mình. Đồng thời, loại trừ sự theo dõi và kiểm soát từ bên ngoài sự
thể hiện ý chí (sự bỏ phiếu) của cử tri, nhằm đảm bảo tự do đầy đủ sự thể hiện ý
chí của cử tri, để có sự khách quan trong việc lựa chọn họ. Nguyên tắc này luôn
được coi là một nguyên tắc cơ bản của mọi cuộc tuyển cử và được thể chế hóa
thông qua việc quy định chặt chẽ các phương thức và trình tự bỏ phiếu.
Hiện nay, bỏ phiếu kín đã được quy định và áp dụng ở hầu hết các quốc gia,
do nó đảm bảo được tính khách quan, công bằng và dân chủ trong bầu cử, ngăn
chặn sự kiểm soát, chỉ đạo từ bên ngoài đối với hoạt động bầu cử vì bảo đảm được


tính độc lập của cử tri trong việc đưa ra quyết định chọn lựa ai xứng đáng làm đại
biểu.

Trong điều kiện hiện nay, việc lí tưởng nhất trong để đảm bảo nguyên tắc bỏ
phiếu kín là hình thức bỏ phiếu tập trung. Ở một số quốc gia còn thừa nhận hình
thức bỏ phiếu qua bưu điện, Internet, tuy nhiên hình thức này không thực sự đảm
bảo nguyên tắc này vì tính bảo mật kém.
Ta có thể thấy được rằng nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử thể hiện được
sự tiến bộ, văn minh; đem lại được sự khách quan, đặc biệt là lấy được niềm tin
của người dân. Bác dạy ta phải lấy dân làm gốc, xây dựng nhà nước của dân, do
dân, vì dân, có được sự tín nhiệm, lòng tin của nhân dân thì công cuộc xây dựng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta có thêm được phần thành công.
3.

Mối liên hệ giữa các nguyên tắc trong việc bầu cử

Trước tiên, phải khẳng định rằng: Các nguyên tắc bầu cử luôn luôn thống
nhất với nhau, bổ sung cho nhau và hoàn thiện lẫn nhau để đảm bảo cho cuộc bầu
cử khách quan, dân chủ, thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân khi lựa
chọn người đại biểu đại diện cho mình thực hiện quyền lực nhà nước. Bên cạnh đó,
sự thống nhất của các nguyên tắc thể hiện rõ tính dân chủ trong quá trình thực hiện
quyền lực nhà nước. Phản ánh đúng bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa việt Nam, nhà nước của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân
dân.
Việc không đảm bảo các nguyên tắc hay thiếu một trong các nguyên tắc này
đều sẽ gây ra những bất cập, thậm chí là sự bất công bằng trong quá trình thực hiện
quyền công dân. Cụ thể:
Nếu thiếu đi nguyên tắc bầu cử phổ thông sẽ mất đi tính dân chủ của chế độ
bầu cử; mất đi tính toàn dân toàn diện; làm cho quá trình bầu cử không được triển
khai sâu rộng trong quần chúng. Ngoài ra, một trong ba yếu tố: quốc tịch, độ tuổi
và năng lực hành vi của công dân không được tôn trọng cũng sẽ gây ra hậu quả
khó lường.
Nếu nguyên tắc bình đẳng không được đề cao sẽ không đảm bảo tính khách

quan, từ đó có sự thiên vị, phân biệt đối xử giữa các cử tri (dân tộc, nam, nữ, thành
phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo…) và gây mất cân bằng tỷ lệ đại biểu Quốc hội
của từng vùng miền, từng tầng lớp, dân tộc thiểu số và nữ đại biểu.


Cử tri sẽ không được trực tiếp lựa chọn và bầu ra những đại biểu mà mình
tín nhiệm khi không có nguyên tắc bầu cử trực tiếp. Đồng thời, đây cũng là nguyên
tắc ràng buộc quyền cử tri, để cử tri không nhận thức sai về những quyền lợi hợp
pháp của mình, hạn chế biểu hiện tập trung quyền lực một các quan liêu trong bộ
máy nhà nước.
Nếu không có nguyên tắc bỏ phiếu kín, sẽ mất đi tính bí mật trong quá trình
bầu cử, điều này có thể gây ra những tác động từ bên ngoài đến quyết định của cử
tri, ảnh hưởng đến tính dân chủ, khách quan và công bằng.
4.

Liên hệ thực tiễn bầu cử ở địa phương và sự thể hiện của các
nguyên tắc bầu cử theo quy định của pháp luật

Là sinh viên đến từ mọi miền tổ quốc, chúng em lần đầu tiên thực hiện
quyền cầu cử tại địa phương phường Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà
Nội năm 2016. Qua đó, chúng em có thể chứng kiến quá tình bầu cử Đại biểu
Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tuân thủ theo đúng những nguyên tắc bầu
cử được quy định trong Hiến pháp 2013: “Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực
tiếp, bỏ phiếu kín”.
Về nguyên tắc phổ thông, vào ngày 2/5/2016, cử tri của phường Dương Nội,
trong đó có sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cùng với cử tri cả nước cầm
trên tay lá phiếu đi đến các điểm bỏ phiếu với tinh thần trách nhiệm để bầu chọn
những đại biểu ưu tú, đủ tài, đủ đức đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân
dân. Từ 7 giờ sáng, cử tri ở các lứa tuổi, các tầng lớp xã hội trong phường đã có

mặt khá đông tại nhiều điểm bỏ phiếu bầu cử với tinh thần phấn khởi, chờ đến giờ
tự tay mình bỏ lá phiếu thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, bầu chọn những
người mình tín nhiệm. Mỗi lá phiếu là niềm tin, là sự kỳ vọng của cử tri đối với các
ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ
2016 – 2021. Riêng sinh viên trường Đại học Kiểm sát Hà Nội cùng người dân khu
dân phố Thắng Lợi, Đoàn Kết, khu đất dịch vụ La Khê 27, La Khê 28 đã tiến hành
bỏ phiếu tại tổ bầu cử số 7, phường Dương Nội. Cứ như thế, từ 7 giờ sáng đến 7
giờ chiều, người dân nơi đây không phân biệt trai gái, giàu nghèo, tuổi tác, tầng lớp
đã có mặt tại Nhà văn hóa khu dân phố Thắng Lợi cạnh chợ để tiến hành bầu cử,
quán triệu nguyên tắc bầu cử phổ thông.


Về nguyên tắc bình đẳng, ngay trước ngày bầu cử 1 tháng, trên bảng thông
báo trường, phường, các địa điểm hội họp khác đã có danh sách những người ứng
cử, đề cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. Sinh viên chúng em được bầu
cử đại biểu mình tín nhiệm ở 3 cấp, là: Quốc hội, Hội đồng nhân dân thành phố Hà
Nội và Hội đồng nhân dân quận Hà Đông. Người đến bầu cử có thể đọc qua lần
nữa thông tin của danh sách đại biểu tại điểm bầu. Còn được biết trước lề bầu cử.
Mặt trận Tổ quốc quận Hà Đông tổ chức hiệp thương lần hai lập danh sách sơ bộ
những người ứng cử đại biểu HĐND quận khóa XX, tại đây hội nghị hiệp thương
đã thảo luận và nhất trí thông qua danh sách sơ bộ 80 người được giới thiệu ứng cử
đại biểu HĐND quận nhiệm kỳ 2016 - 2021, trong đó cơ cấu nữ: 33 người, chiếm
tỷ lệ 41,25%; dưới 35 tuổi: 21 người, chiếm 26,2%; người ngoài Đảng: 16 người,
chiếm 20%; tôn giáo: 1 người, chiếm 1,25%. Về trình độ: 1 tiến sĩ, 23 thạc sĩ, 48
đại học và 07 cao đẳng, trung cấp. (Theo nguồn Cổng thông tin điện tử Quận Hà
Đông – Hà Nội). Mỗi người một lá phiếu, tương ứng với một cơ hội làm nên sự
thắng cử hay không của một đại biểu, chúng tôi bầu cử trên tinh thần trách nhiệm,
khách quan để chọn ra người có đức, có tài vào bộ máy Quốc hội và Hội đồng
nhân dân các cấp. Đó là những dẫn chứng cho thấy nguyên tắc bình đẳng tại đợt
bầu cử tại địa phương chúng tôi tham gia vừa qua.

Về nguyên tắc trực tiếp, sinh viên chúng em, những ai có nhà gần Hà Nội
đều về bầu cử ở địa phương, riêng em tham gia bầu cử tại tổ bầu cử số 7 phường
Dương Nội. Trực tiếp đến, trực tiếp nhận phiếu, trực tiếp đọc tiểu sử từng đại biểu
ứng cử để có trực tiếp có sự lựa chọn đúng đắn, và trực tiếp bỏ nó vào hòm phiếu.
Lần đầu tiên chúng tôi đã trực tiếp thực hiện quyền lớn nhất của mỗi công dân, trực
tiếp chọn ra những đại biểu xứng đáng cho nhà nước, tổ quốc. Cùng với sinh viên,
người dân địa phương cũng trực tiếp đến bầu cử, riêng những người già yếu, bệnh
tật thì có Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu cử để chỗ ở của cử ttri để
nhận phiếu bầu và bầu.
Về nguyên tắc bỏ phiếu kín, quá trình từ lúc ghi danh đến lúc nhận phiếu,
cầm cây bút trên tay để chọn ra những đại biểu mình tín nhiệm đến lúc bỏ phiếu,
không có những câu như: “Cậu bầu ai?”, “Cháu bầu ai?” Quá trình bỏ phiếu được
diễn ra nhanh chóng vì mọi người đều có ý thức, trách nhiệm về quyền công dân
khi đến đây, thực hiện quyền thiêng liêng này. Chúng em cũng đã có cân nhắc rất
kĩ để có những lựa chọn công minh, khách quan nhất. Sau khi bỏ phiếu, người đi
bỏ phiếu phải mang thẻ cử tri đến bàn đóng dấu chứng nhận là đã hoàn thành việc


bầu cử mà không ai biết người bỏ phiếu đã bầu ai, kết quả chỉ biết được thông qua
danh sách trúng cử sau khi kiểm phiếu theo trình tự thủ tục do luật quy định.

III. KẾT LUẬN
Như vậy, qua việc tìm hiểu rõ những nguyên tắc trong việc bầu cử ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có thể thấy, trong pháp luật nói chung và
Hiếp pháp 2013, Luật bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp nói riêng đã
có những quy định rất cụ thể về việc bầu cử. Giúp cho nhân dân cả nước đều có thể
thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với đất nước, tạo điều kiện cho Nhân dân
phát huy tối đa quyền làm chủ của mình trong việc bầu ra những đại biểu xứng
đáng, thể hiện sự tín nhiệm của Nhân dân, đó cũng là phương thức mà Nhân dân
thực hiện quyền quản lí nhà nước và quản lí xã hội. Trong thời gian tới cần tiếp tục

phát huy hơn nữa những quy định trong chế định bầu cử nói chung và tiếp tục hoàn
thiện quy định trong nguyên tắc bầu cử nhằm tối ưu hóa trong việc thực hiện quyền
công dân và tang cường hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.



×