Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.29 KB, 6 trang )

Tổ chức hoạt động giáo dục cho học sinh THPT.
1. Tên hoạt động: Cuộc thi Hành Trình Xanh
2. Mục tiêu giáo dục của hoạt động:
- Kiến thức: Giúp cho học sinh nắm được những kiến thức xung quanh
vấn đề bảo vệ môi trường đồng thời giúp các em tìm hiểu được thực trạng
môi trường nơi tổ chức hoạt động giáo dục.
- Kĩ năng: Giúp các em làm quen với những hoạt động thực tế, hoạt động
ngoài trời. Kĩ năng thực hành, khả năng sáng tạo và tư duy được nâng
cao.
- Thái độ: Giúp các em có cái nhìn thực tế về hiện trạng môi trường nơi
tổ chức hoạt động. Qua đó cũng là một bài học giúp các em nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường.
3. Thời gian, địa điểm tổ chức, thành phần tham gia
- Thời gian: từ 6h30’ sáng tới khoảng 4h30’ chiều (tùy theo thời gian các
đội thi hoàn thành phần chơi của mình). Hoạt động được tổ chức vào
ngày môi trường 5-6 hoặc dịp 26-3.
- Địa điểm: Từ trường học tới 1 địa điểm tham quan gần nhất của trường.
Địa điểm thích hợp nhất đó là một khu du lịch sinh thái, khu bảo tồn hay
một vườn quốc gia( thích hợp với nơi có rừng) .nếu gần từ 1-3 km dùng
phương tiện xe đạp, nếu >3km dùng xe khách chuyên chở
- Thành phần tham gia: + Học sinh 3 khối 10, 11, 12. Mỗi khối chọn ra 5
hs có khả năng hoạt động tốt.

1


+ 3 Giáo viên đại diện cho mỗi khối có trách
nhiệm như một người trợ giúp, hướng dẫn các em.
+ BGK: Thầy hiệu trưởng, Bí thư đoàn trường và
1 người quản lý khu du lịch sinh thái, bảo tồn…
+ Ngoài ra sẽ có tất các thầy cô và các em học


sinh đến cổ vũ. Tùy thuộc số lượng sẽ có phương
tiện thích hợp.
4. Nội dung tiến trình và hình thức tổ chức hoạt động:
- Nội dung tiến trình: Bắt đầu xuất phát từ trường học tới địa điểm thực tế
(vd khu bảo tồn). Quá trình đi từ trường tới địa điểm các em sẽ phải trải qua
phần thi đầu tiên. Khi tới khu bảo tồn, sau khi đã chuẩn bị đồ đạc các em sẽ
tiếp tục 3 phần thi tiếp theo. Kết thúc 2 phần đẩu tiên là giờ nghỉ trưa trong
rừng. Các em sẽ trải qua phần thi lều cắm trại và phần về đích cuối cùng.
Mỗi nhóm cử ra 1 học sinh dùng máy quay do ban tổ chức cung cấp ghi lại
toàn bộ quá trình của đội mình. Kết thúc phần thi các đội quay trở lại địa
điểm xuất phát ở khu bảo tồn.
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động thực tế ngoài trời.
5. Công tác chuẩn bị
- Giáo viên:
+ Phương tiện: Xe đạp, Xe khách tùy thuộc vào khoảng cách của nơi diễn ra
hoạt động.
+ Chuẩn bị cho mỗi đội 1 máy quay phim KTS để ghi lại toàn bộ quá trình
hoạt động của các đội. Trang bị cho 3 đội 3 chiếc lều trại, một số dụng cụ
cứu thương và một số vật dụng thiết yếu liên quan.

2


+ Mỗi đội có 1 GV phụ trách chung có trách nhiệm hướng dẫn các em trong
quá trình diễn ra hoạt động. Trước khi tham gia cuộc thi mỗi giáo viên cần
trang bị cho đội thi của mình một số kiến thức cơ bản về thực trạng môi
trường nơi các em sinh sống. Hai là khái quát những đặc điểm địa hình, sinh
vật hay phạm vi mà các em sắp đến. Ba là các kĩ năng sử dụng máy quay,
cách dựng lều…v.v
+ Thành phần BGK đến nơi diễn ra hoạt động trước các đội thi để hoàn

thành công tác chuẩn bị cho phần chơi thứ 2.
+ GV có trách nhiệm liên hệ với BQL khu bảo tồn kiểm tra lại toàn bộ
những địa điểm diễn ra cuộc thi. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các em hs.
- Học sinh: + Thành viên trong đội chuẩn bị mỗi người 1 chiếc ba lô, trong
đó có nước uống, đồ ăn nhẹ và một số vật dụng cá nhân.
+ Cử 1 người làm đội trưởng nhận và bảo quản máy quay, lều vải
trong suốt quá trình diễn ra cuộc thi.
6. Tổ chức hoạt động
Kịch bản cuộc thi “Hành trình xanh” cụ thể như sau:
- Phần chơi 1: Phóng viên môi trường
Các đội chơi xuất phát từ địa điểm tập kết 1 (Trường THPT các em
học) tới địa điểm thi (vd; khu bảo tồn sinh thái), các đội chơi sử dụng máy
quay do BTC cấp, quay lại toàn bộ quá trình đội mình thi. Các đội sẽ tự quay
lại những hoạt động môi trường nơi mình đi qua, có ý kiến cá nhân và nhưng
phương hướng giải quyết. Phần thi được tổ chức giống như một phóng sự
ngắn mà các em là những phóng viên. Trong đó cử ra 1 người có khả năng
nói tốt làm MC dẫn cho clip của đội.
3


Những hoạt dộng liên quan tới vấn đề môi trường như: hoạt động đi lại của
các phương tiện giao thông; hành động xả rác trên đường, nước ô nhiễm khi
đi qua các khu vực sông suối; nhà máy công nghiệp gây ô nhiễm…
Giới hạn thời gian cho các đội là 8h30’ phải tập kết tại khu bảo tồn.
Điểm tối đa cho phần chơi “Phóng viên môi trường” là 20đ. Trong đó đánh
giá theo 4 tiêu chí sau: -

Nội dung (5đ)

- Kiến thức (5đ)

- Kĩ năng (5đ)
- Sáng tạo (5đ)
- Phần chơi 2: Truy tìm mảnh ghép
Kết thúc phần chơi 1, các đội tập kết tại địa điểm chính và nộp lại thẻ
nhớ cho BGK chấm điểm. Sau đó nhận thẻ nhớ mới và tiếp tục phần chơi 2.
Ở phần chơi này mỗi đội sẽ bốc thăm một gói câu hỏi gồm 10 câu hỏi
trắc nghiệm IQ kiến thức môi trường và 1 câu tự luận chủ đề về 1 vấn đề
môi trường có tính thời sự hiện nay.
Điểm cho phần chơi này là 15đ, trong đó 10đ phần trắc nghiệm và 5đ phần
tự luận. Thời gian tối đa là 60’
Đội chơi hoàn thành xong phần trước sẽ nhận được 1 mảnh ghép tương ứng
với gói câu hỏi đã bốc. Mảnh ghép là 1 bức ảnh về 1 địa điểm cụ thể trong
khu bảo tồn (địa điểm tập kết 3). Các đội phải tìm được địa điểm trong bức
ảnh trong vòng tối đa 15’. Nếu cứ quá 5’ mà đội chơi chưa tìm được sẽ bị trừ
1đ. Nếu đội chơi nào không tìm được địa điểm có trong bức ảnh có quyền sử
dụng quyền trợ giúp từ GV quản lý. GV sẽ dẫn đội chơi tìm đúng địa điểm

4


tập kết 3 nhưng đội chơi đó sẽ không được cộng điểm phần này. Đội chơi
tìm được vị trí tập kết trong bức ảnh sẽ được cộng 5đ.
- Phần chơi 3: Sáng tạo
Kết thúc phần chơi thứ 2, các đội sẽ có thời gian nghỉ ngơi, ăn uống trong
vòng 60’.
Tại vị trí tập kết 3 các đội dựng lều do BTC cấp cho trước đó, tuy nhiên
tất cả mọi thứ trang trí cho lều sử dụng phải là những vật liệu có sẵn trong
khu vực rừng của đội chơi đó. Sử dụng những vật liệu từ thiên nhiên để làm
lều và trang trí cho lều. (lá cây, cành củi, đá….)
Trong vòng 60’ các đội phải hoàn thành xong lều của mình. Mỗi BGK sẽ tới

từng đội thi để kiểm tra và chấm điểm
Điểm tối đa cho phần chơi này là 20đ.
- Phần chơi 4: Ai nhanh tay hơn
Sau khi BGK chấm điểm ở từng đội chơi ở phần chơi 3, mỗi đội sẽ
nhận được một câu hỏi và những gợi ý về vật cần tìm. Vd như 1 con vật, một
loại cây quý, một loài hoa trong khu bảo tồn (câu hỏi chung cho 3 đội). Các
đội sẻ phải tư duy xem vật cần tìm ở đây là gì, sau đó chụp ảnh lại và quay
trở lại vị trí tập kết 2 thật nhanh để ghi điểm.
Đội chơi trở về đầu tiên chụp đúng vật cần tìm được cộng 20đ. Các đội về
thứ 2, 3 không được cộng điểm.
Khi đội chơi cuối cùng trở về vị trí tập kết thì cũng là lúc cuộc thi kết thúc
7. Kết thúc hoạt động
BGK tổng kết số điểm và trao giải cho đội thắng cuộc. Nhận xét ưu nhược
điểm của các đội thi qua đó tacs động ý thức bảo vệ mt của hs.
5


8. Kinh phí
- Thuê xe: 500.000đ
- Chi phí thuê lều trại, máy quay và một số vật dụng khác: 500.000đ
- Vé vào khu DLST, khu bảo tồn: 500-700.000đ
- Phần thưởng cho các đội: 500.000đ
- Chi phí nước uống, thức ăn nhẹ: 300.000đ
TỔNG CHI PHÍ TRONG KHOẢNG 2.500.000- 3.000.000Đ

6




×