Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN NĂNG lực THIẾT kế CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG tạo CHO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NHIỆM VỤ KHCN CẤP TRƯỜNG

“NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THIẾT KẾ
CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
CHO GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG”

Mã số: SPHN 2014-17-02NV

MẪU THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Thị Hằng

HÀ NỘI, 3-2015


MỤC LỤC
1. Mẫu 1: Hoạt động trải nghiệm trong giáo dục giá trị và kỹ năng sống. Chủ đề:
Giá trị yêu thương và kỹ năng thể hiện sự cảm thông
2. Mẫu 2: Hoạt động trải nghiệm trong giáo dục giá trị và kỹ năng sống. Chủ đề:
Giá trị trách nhiệm và kỹ năng ra quyết định
3. Mẫu 3: Hoạt động trải nghiệm trong giáo dục giá trị và kỹ năng sống. Chủ đề:
Giá trị hòa bình, khoan dung và kỹ năng giải quyết mâu thuẫn tích cực
4. Mẫu 4: Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo dưới hình thức thảo luận
chuyên đề. Chủ đề: Tình bạn khác giới- Tình yêu tuổi học trò
5. Mẫu 5: Thiết kế hoạt động: “Bảo tồn nghề làm cốm ở Làng Vòng, phường Dịch
Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội” theo phương pháp dự án
6. Mẫu 6: Thiết kế hoạt động hướng nghiệp theo phương thức trải nghiệm
7. Mẫu 7: Trắc nghiệm sở thích và khả năng theo lý thuyết mật mã Holland




Mẫu 1: Hoạt động trải nghiệm trong giáo dục giá trị và kỹ năng sống
Chủ đề : GIÁ TRỊ YÊU THƯƠNG VÀ KĨ NĂNG
THỂ HIỆN SỰ CẢM THÔNG, CHIA SẺ
Người thiết kế: PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
I. Mục tiêu
- Sau khi tham gia hoạt động HS sẽ:
- Trình bày được thế nào nào là tình yêu thương, thế nào là có tình yêu
thương và không có tình yêu thương
- Nêu được ý nghĩa của tình yêu thương trong cộng đồng, kết quả của tình
yêu thương và không có tình yêu thương
- Trình bày được sự chi phối của giá trị yêu thương trong kĩ năng thể hiện
cảm thông, chia sẻ.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thông, chia sẻ trên cơ sở biết yêu thương mọi người
- Phát triển được các kĩ năng cảm thông, chia sẻ thể hiện giá trị yêu thương
II. Phương tiện
• Giấy A0, A4, giấy mầu các loại
• Bút dạ, kéo, băng dính
• Các phiếu bài tập và các tình huống, câu chuyện phục vụ cho nội dung
hoạt động
NỘI DUNG CỤ THỂ
Khởi động : Cả lớp hát một bài hát về tình yêu thương / hoặc đọc câu
chuyện dưới đây
Đừng bao giờ từ bỏ những người bạn bạn đã yêu thương!
Ở Nhật xảy ra một câu chuyện có thực 100% như thế này: Có một người vì
muốn sửa lại nhà nên dỡ tường ra; tường nhà kiểu kiến trúc Nhật thường đế một
tấm gỗ ở giữa, hai bên trát xi măng, nhưng thực chất bên trong để rỗng.
Khi anh ta dỡ tường ra, phát hiện có một chú thạch sùng đang ngủ ở trong đó, đuôi
nó bị đóng vào vào tường bởi một chiếc đinh được đóng từ ngoài vào trong. Anh

này thấy tình cảnh đó vừa thấy thương thạch sùng vừa thấy tò mò, anh ta chăm chú
quan sát chiếc đinh, trời ạ! đây là chiếc đinh được đóng khi xây nhà 10 năm trước.
Rút cục là có chuyện gì thế này nhỉ? Chú thạch sùng này đã mặc kẹt trên tường mà
vẫn sống được trọn 10 năm! Sống được 10 năm trong bức tường tối, thật không đơn
giản chút nào. Có gì đó bất thường thì phải? Anh ta tiếp tục tục nghĩ ngợi, đuôi nó
bị đóng chặt, không thể xê dịch được, thế nó đã sống được nhờ vào điều gì mười
năm qua? Anh ta quyết định chưa sửa công trình của mình vội, muốn quan sát xem
chú thạch sùng này đã ăn gì? Anh muốn nghiên cứu tìm hiểu xem sao.


Một lát sau, không biết từ đâu bò ra một chú thạch sùng khác, miệng nó ngoặm
miếng thức ăn… ồ! Anh ta lặng người đi. Thế này là sao nhỉ? Vì một bạn thạch
sùng bị đinh đóng vào đuôi không thể đi lại được, một bạn thạch sùng khác đã kiếm
tìm thức ăn mớm cho bạn trong suốt mười năm qua. Tôi nghe xong thấy xúc động
vô cùng và thực sự cũng không nghĩ thêm về mối quan hệ của chúng nữa.
Các bạn ạ, cùng với sự phổ cập của máy tính trong xã hội con người, tốc độ những
thông tin mà chúng ta có được từ người thân, bạn hữu, đồng nghiệp, … ngày một
nhanh hơn, nhưng khoảng cách giữa con người với con người chúng ta với nhau
phải chăng cũng ngày một gần nhau hơn ? … Cho nên đừng bao giờ từ bỏ những
người mà chúng ta yêu thương nhé!
Hoạt động 1: Khám phá giá trị yêu thương
a. Mục tiêu
Người học trình bày được giá trị yêu thương là gì và các biểu hiện của yêu
thương
b. Các bước triển khai
Bước 1: Làm việc chung cả lớp
• GV yêu cầu 3 hoặc 4 HS xung phong sắm vai xử lí tình huống :
Bên vỉa hè có một người tàn tật ngồi bên đường ăn xin, trong khi đó có hai,
ba học sinh đi qua. Hãy đưa ra cách ứng xử ( có thể là cho tiền, hoặc có thể coi như
không biết và đi qua) .

• Thảo luận chung:
1)Hãy thử đặt mình vào vị trí người tàn tật trên và cảm thấy thế nào khi
được người khác cho tiền và trường hợp không được cho tiền?
2) Em đánh giá như thế nào đối với người giúp đỡ những người gặp khó khăn?
- GV ghi nhận tất cả các ý kiến không trùng lặp của HS
Bước 2. Xây dựng một thế giới tràn ngập tình yêu
- GV yêu cầu mỗi nhóm sẽ vẽ về một thế giới tràn ngập tình yêu
- GV theo dõi các nhóm thực hiện
- GV yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày ý tưởng của nhóm mình
- GV đặt tiếp câu hỏi cho cả lớp:
1) Vậy yêu thương là gì?
2) Các biểu hiện của yêu thương? Khi trong lòng ta không có yêu thương thì
như thế nào? Còn khi lòng ta tràn ngập tình yêu thương thì sẽ ra sao ...?
• GV ghi nhận tất cả các ý kiến không trùng lặp của HS lên bảng hoặc giấy A0
• GV cùng HS phân tích các ý kiến, khái quát, bổ sung và kết luận
c. Kết luận:


Trong cuộc sống hàng ngày, ở mọi lúc mọi nơi chúng ta đều cần đến tình yêu
thương để vượt qua khó khăn, trở ngại.
• Yêu thương là nền tảng tạo dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ một cách
chân thành và bền vững
• Yêu thương gắn với lòng trắc ẩn, quan tâm, thông cảm, chia sẻ với người
khác. Yêu thương là chăm sóc yêu thương là chia sẻ
• Yêu thương người khác có nghĩa là mong muốn những điều tốt đẹp nhất
đến với họ. Yêu thương tạo dựng niềm tin vào người khác, nhìn nhận người khác
theo cách tích cực/muốn những điều tốt đẹp cho người khác
• Trong yêu thương không có sự thiên vị, tình yêu thương cần được lan toả
• Không cho phép bản thân, người khác làm theo sở thích có hại cho bản
thân cũng là thể hiện của yêu thương

• Mỗi cá nhân có thể yêu chính mình, yêu gia đình, yêu những người khác,
yêu đất nước, yêu mục đích của mình, và yêu cả thế giới cùng một lúc
Hoạt động 2: Ý nghĩa của giá trị yêu thương
a. Mục tiêu
HS thấy rõ vai trò của giá trị yêu thương đối với con người, gia đình và xã hội,
b. Các bước tiến hành
Bước 1. Làm việc cá nhân
- GV phát cho mỗi HS 3 tờ giấy mầu và yêu cầu suy ngẫm trả lời các câu
hỏi dưới đây:
1) Cá nhân không có tình yêu thương và không được yêu thương thì hậu quả
sẽ như thế nào?( viết vào tờ giấy mầu xanh)
2) Trong gia đình nếu không có tình yêu thương/ mọi người không yêu
thương nhau thì hậu quả sẽ như thế nào? ?( viết vào tờ giấy mầu hồng)
3) Nếu trong xã hội nếu không có tình yêu thương/ mọi người không yêu
thương nhau thì hậu quả sẽ như thế nào? ?( viết vào tờ giấy mầu vàng)
- GV kẻ 3 cột trên bảng: cột dành cho cá nhân, cột 2 dành cho gia đình, cột
3 dành cho xã hội để HS gắn các tờ phiếu mầu xanh vào cột 1, hồng vào cột 2, vàng
vào cột 3.
Đối với cá nhân

Đối với gia đình

Bước 2. Chia sẻ trong cả lớp

Đối với xã hội


- GV cùng HS gỡ các phiếu ở từng cột, loại bỏ những phiếu có ý kiến trùng
lặp; khái quát các ý kiến và chốt lại
c.Kết luận:

- Biết yêu thương và được yêu thương con người sẽ hạnh phúc và cảm thấy
mình có năng lực và giàu có. Tình yêu là chất xúc tác tạo nên sự thay đổi, phát triển
và thành đạt
- Trong gia đình, mọi người biết yêu thương nhau thì gia đình sẽ hạnh phúc
và có thể giúp đỡ nhau, tạo nên sức mạnh, vượt qua mọi khó khan, thử thách đến
với gia đình.
- Trong xã hội, nếu mọi người biết yêu thương nhau thì sẽ tạo nên một xã hội
nhân ái, giảm thiểu những tệ nạn xã hội.Tình yêu thương là giá trị làm cho mối
quan hệ của chúng ta tốt đẹp hơn
Hoạt động 3 : Nâng cao tình yêu thương và những rào cản tình yêu thương
a. Mục tiêu
HS thực hành cách khẳng định giá trị yêu thương và xác định các nguyên
nhân hoặc rào cản thể hiện tính yêu thương của con người thông qua xây dựng các
tình huống và xử lí tình huống
b. Các bước triển khai
Bước 1. Làm việc theo nhóm
- Chia lớp thành các nhóm không quá 8 người.
- GV yêu cầu các nhóm xây dựng tình huống và diễn lại tình huống, hoặc kể
về một câu chuyện có tình yêu thương hoặc không có tình yêu thương.
Bước 2. Làm việc chung cả lớp
- Lần lượt các nhóm trình bày tình huống/ tiểu phẩm của nhóm mình
- GV yêu cầu các thành viên trong lớp nhận xét về thong điệp đưa ra từ tình
huống/ tiểu phẩm của từng nhóm
- GV đặt tiếp 2 câu hỏi sau để HS thảo luận:
1) Có thể làm tăng tình yêu thương bằng cách nào?
2) Nguyên nhân hoặc những rào cản con người thể hiện tình yêu thương đối
với nhau?
- GV ghi nhận tất cả những ý kiến không trùng lặp của HS lên bảng
- GV cùng HS phân tích các ý kiến, khái quát hóa, bổ sung và chốt lại
c. Kết luận

• Những nguyên nhân/ rào cản thể hiện sự yêu thương:
- Do tính ích kỉ
- Do sự vô cảm
- Ghen tị, đố kị


- Muốn lợi dung/ lạm dụng người khác,
• Cách để làm tăng tình yêu thương
- Luôn xem con người là vốn quí nhất trên đời.
- Hình thành và củng cố tình yêu đích thực đối với bản thân, với người khác
- Mọi thái độ, hành vi đều hướng tới mục tiêu đem lại cho con người niềm
vui, hạnh phúc. Nói cách khác xem con người là mục tiêu, không phải là phương
tiện để mình lợi dụng
- Luôn suy nghĩ tích cực tìm ra những điểm đáng yêu của bản thân, của
người khác
- Khoan dung với những lỗi lầm của bản thân và của mội người để yêu
thương được trọn vẹn
Hoạt động 4. Giá trị yêu thương trong cuộc sống
a. Mục tiêu
HS suy ngẫm về những hành vi thể hiện sự yêu thương và ý nghĩa của nó
trong cuộc sống để củng cố niềm tin vào những giá trị này và tiếp tục phát triển giá
trị yêu thương trong cuộc sống
b.Các bước tiến hành
- GVđặt câu hỏi cho học sinh:
Hãy kể một câu chuyện về những việc làm có thật về tình yêu thương của
một cá nhân hay tập thể nào mà em biết?
- GV yêu cầu HS tìm những câu ca dao, tục ngữ, hoặc bài thơ nói về tình
yêu thương con người?
c. Kết luận:
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta gặp rất nhiều người tôn trọng giá trị

yêu thương, sống nhân ái, giúp đỡ, thông cảm và chia sẻ với người có hoàn cảnh
khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số nguời không có tình yêu thương, Họ luôn lạnh
nhạt với mọi người và không quan tâm đến người khác khi gặp khó khăn
Hoạt động 5. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ
a. Mục tiêu
HS biết được cách thể hiện sự cảm thông chia sẻ và phân tích được ý nghĩa
của sự cảm thông chia sẻ.
b. Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS nhớ lại một tình huống khó khăn trong quá khứ mà bản
thân đã nhận được sự cảm thông chia sẻ của ai đó.
Bước 2. Chia sẻ theo cặp
- HS chia sẻ theo nhóm đôi.
Bước 3. Làm việc chung cả lớp:
- GV mời một số HS kể trước lớp. Yêu cầu HS kể rõ:


1) Bạn đã gặp khó khăn gì?
2) Ai là người đã quan tâm, cảm thông chia sẻ với bạn?
3) Người đó đã thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn như thế nào?
4) Sự cảm thông chia sẻ đó có giúp bạn vượt qua được khó khăn không?
5) Khi nhận được sự quan tâm, cảm thông chia sẻ của người khác, bạn cảm
thấy thế nào?
- GV ghi nhận tất cả những ý kiến không trùng lặp của HS lên bảng
- GV cùng HS phân tích các ý kiến, khái quát hóa, bổ sung và chốt lại
c. Kết luận
- Con người biết cảm thông, chia sẻ với người khác có gốc rễ là họ mang
trong mình giá trị yêu thương
- Sự cảm thông chia sẻ có thể là những hành động, việc làm hỗ trợ, giúp đỡ

cụ thể, hoặc có thể chỉ là những lời hỏi thăm, những cử chỉ, ánh mắt chân tình, cách
quan tâm lắng nghe người khác bộc bạch những khó khăn, bức xúc mà họ đang phải
đối mặt.
- Niềm vui được nhân đôi và nỗi buồn sẽ vơi đi một nửa khi được cảm
thông chia sẻ. Sự cảm thông chia sẻ sẽ giúp cho chúng ta có thêm niềm vui và sức
mạnh để vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Hoạt động 6: Đóng vai thực hành KN cảm thông chia sẻ (30 phút)
a. Mục tiêu
HS có KN thể hiện sự cảm thông chia sẻ trong một số tình huống.
b. Cách tiến hành
Bước 1. Làm việc theo nhóm
- GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và
đóng vai thể hiện sự cảm thông chia sẻ trong một tình huống (xem Phụ lục 2).
- Các nhóm thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai.
Bước 2. Làm việc chung toàn lớp
- Lần lượt từng nhóm lên đóng vai trước lớp.
- Thảo luận sau tiểu phẩm của mỗi nhóm:
+ Cách bày tỏ sự cảm thông chia sẻ trong tình huống đã phù hợp chưa? Vì sao?
+ Người nhận được sự cảm thông, chia sẻ sẽ có suy nghĩ, cảm xúc như thế nào?
+ Trong tình huống này, chúng ta có thể bày tỏ sự cảm thông chia sẻ một
cách khác được không? Cụ thể là như thế nào?
- Sau khi các nhóm đã trình bày các tiểu phẩm đóng vai và rút kinh nghiệm
xong, GV nêu câu hỏi thảo luận chung toàn lớp:
+ Những dấu hiệu nào cho thấy một người đang gặp khó khăn và cần sự hỗ trợ?
+ Chúng ta có thể làm gì để giúp họ tin cậy giãi bày, chia sẻ với chúng ta về
những vấn đề, những khó khăn họ đang phải đối mặt?
+ Trong trường hợp họ không muốn nói về những vấn đề khó khăn của mình
và từ chối sự hỗ trợ thì chúng ta nên làm gì?
- HS trao đổi ý kiến.
c. Kết luận



- Sự cảm thông chia sẻ phải chân thành, phù hợp với nhu cầu của đối tượng
và với tình huống, hoàn cảnh cụ thể, đồng thời phải rất tế nhị, không được làm tổn
thương lòng tự trọng của đối tượng.
- Một số dấu hiệu bên ngoài thường có ở một người đang gặp những vấn đề
khó khăn và cần sự hỗ trợ: buồn, trầm ngâm, ít nói hẳn so với mọi khi; ngồi hút
thuốc, uống rượu nhiều một mình; không tập trung tư tưởng làm một việc gì đến nơi
đến chốn; hay cáu gắt, giận dữ vô cớ; trằn trọc, mất ngủ, hay thở dài; bỏ ăn…
- Khi nhận thấy những dấu hiệu như vậy, chúng ta có thể chủ động hỏi han
xem có phải họ gặp vấn đề gì không, họ có thể chia sẻ với chúng ta không, chúng ta
có thể làm gì để giúp đỡ họ không,… với thái độ quan tâm, chân thành và tế nhị.
- Trong trường hợp đối tượng muốn giữ kín, không muốn nói về những vấn
đề khó khăn của họ và từ chối sự hỗ trợ thì chúng ta cần tôn trọng họ, không nên ép
buộc.
Tổng kết (15 phút)
GV nêu câu hỏi:
1) Qua bài học ngày hôm nay, bạn có thể rút ra được điều gì?
2) Thế nào là giá trị yêu thương
3) Thế nào là KN cảm thông chia sẻ?
4) Mối quan hệ giữa giá trị yêu thương và KN cảm thông chia sẻ?
5) Giá trị yêu thương và kĩ năng cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa như thế nào
trong cuộc sống
- HS trao đổi ý kiến và GV kết luận chung:
- KN cảm thông chia sẻ là khả năng có thể hình dung và đặt mình vào trong
hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác; hiểu rõ cảm xúc
và tình cảm của người khác; cảm thông với hoàn cảnh hoặc nhu cầu của họ và biết thể
hiện sự cảm thông bằng những lời nói, cử chỉ, hành động, việc làm phù hợp.
- KN cảm thông chia sẻ có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu
quả giao tiếp, ứng xử và hợp tác với người khác; trong việc cải thiện các mối quan

hệ xã hội, đặc biệt trong bối cảnh xã hội đa văn hoá, đa sắc tộc, giúp con người có
niềm tin hơn vào cuộc sống và có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.
- KN cảm thông chia sẻ được dựa trên KN tự nhận thức và KN xác định giá
trị. Đồng thời, KN này là một yêu cầu quan trọng trong quá trình giao tiếp, ra quyết
định và giải quyết vấn đề, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, kiên định và kiểm
soát cảm xúc.
Đánh giá
Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa những nội dung đã học trong chủ đề này
Phụ lục
Một số tình huống đóng vai


Tình huống 1: An là HS lớp 11. Bố An là một chiến sĩ công an dũng cảm.
Không may trong một lần vây bắt cướp, bố An đã hi sinh để lại vợ và hai đứa con
nhỏ. Mẹ An vì quá đau đớn nên đã đổ bệnh nặng. An rất buồn khổ và học hành bị sa
sút...
Nếu là bạn cùng lớp với An, bạn có thể làm gì để an ủi, chia sẻ với An?
(Đáp án: Bạn nên gần gũi, an ủi, động viên An; giảng bài, chép bài hộ An;
cùng các bạn khác trong lớp, trong trường đến thăm gia đình An, cùng chia sẻ việc
nhà với An;…).
Tình huống 2 : Năm nay, lớp 10C có thêm một HS mới từ tỉnh khác chuyển
về. Em tên là Mây, người bé nhỏ, nói tiếng địa phương nghe rất lạ và quần áo em
mặc không giống với các bạn trong lớp. Vì vậy, Mây thường bị một số bạn nam
trong lớp trêu chọc, nhại giọng nói và xì xào, bình phẩm về trang phục… khiến
Mây rất buồn và mặc cảm.
Nếu là một HS của lớp 10C, bạn sẽ làm gì để chia sẻ, giúp đỡ Mây ?
(Đáp án: Bạn nên động viên Mây, chủ động rủ Mây tham gia vào các hoạt
động tập thể của lớp, của trường; đồng thời khuyên nhóm các bạn nam trong lớp
không nên có những thái độ, hành vi thiếu tôn trọng đối với Mây như vậy).
Một tài xế taxi ở thành phố New York, Mỹ đã kể câu chuyện này:

Tôi đến địa chỉ được thông báo và bấm còi. Sau khi đợi vài phút, tôi lại bấm
còi lần nữa. Vì chuyến này là chuyến cuối cùng trong ca làm việc của tôi nên tôi chỉ
nghĩ đến việc muốn ra về cho nhanh. Thế nhưng, thay vào đó tôi lại để xe ở công
viên, rồi bước lại gần cửa nhà và gõ cửa… “Đợi một phút” – giọng một người già,
có vẻ đã yếu trả lời. Tôi còn nghe thấy tiếng kéo lê cái gì đó trên sàn nhà.
Một lúc sau cánh cửa mở ra. Một bà lão người nhỏ nhắn khoảng 90 tuổi đang đứng
trước mặt tôi. Bà mặc một chiếc váy hoa và đội một chiếc mũ tròn có gắn mạng che
bằng lưới trên đầu – giống như vừa bước ra từ một bộ phim của những năm 40.
Bên cạnh bà là một chiếc va ly nhỏ bằng ni-lông. Căn hộ trông như không có ai
sống nhiều năm. Tất cả đồ đạc đều được phủ bằng giấy.
Không có đồng hồ trên tường, không có đồ trang trí hay đồ dùng trên các kệ.
Ở góc nhà là chiếc hộp các-tông đựng đầy ảnh và đồ thủy tinh.
“Anh giúp tôi mang túi ra xe chứ?” – bà nói. Tôi mang chiếc va ly ra xe rồi
quay lại đỡ bà lão.
Bà cầm tay tôi và chúng tôi đi chậm rãi về phía lề đường.
Bà lão liên tục cảm ơn tôi vì đã giúp đỡ. “Không có gì” – tôi nói. “Cháu chỉ cố
gắng đối xử với khách hàng như cách mà cháu muốn mọi người đối xử với mẹ
cháu”.


“Ồ, anh là một chàng trai tốt bụng” – bà nói. Khi đã vào trong xe, bà lão
đưa tôi địa chỉ rồi đề nghị: “Anh có thể lái xe đi qua trung tâm thành phố được
không?”
“Đó không phải là con đường ngắn nhất bà ạ!” – tôi trả lời.
“Ồ, không sao. Tôi không vội. Tôi đang trên đường đến nhà dưỡng lão”.
Tôi nhìn qua gương chiếu hậu. Mắt bà hơi ướt. “Tôi không có gia đình” – bà tiếp
tục nói bằng giọng nhẹ nhàng. “Bác sĩ nói rằng tôi không còn nhiều thời gian
nữa”.
Tôi lặng lẽ vào số và tắt đồng hồ đo mét.
“Bà

muốn
đi
con
đường
nào?”

tôi
hỏi.
Hai giờ sau, chúng tôi đã đi vào thành phố. Bà chỉ cho tôi tòa nhà mà bà đã từng
làm việc như một người điều hành thang máy.
Chúng tôi đi qua khu nhà mà bà và chồng từng chung sống khi họ mới cưới.
Bà đề nghị tôi đi qua một cửa hàng mà trước kia từng là phòng khiêu vũ mà bà
luyện tập thời còn con gái.
Thỉnh thoảng bà bảo tôi đi chậm lại trước một tòa nhà hay một góc phố nào
đó, rồi bà ngồi nhìn chăm chăm vào bóng tối, không nói gì.
Khi ánh Mặt trời đầu tiên dần hé ở đường chân trời, bà đột nhiên nói: “Tôi
mệt rồi. Giờ chúng ta đi thôi”.
Chúng tôi tiếp tục đi trong im lặng tới địa chỉ mà bà đã đưa. Đó là một tòa
nhà thấp, giống như một ngôi nhà nghỉ dưỡng nhỏ, có đường lái xe bên dưới một
mái hiên.
Hai hộ lý bước ra xe ngay khi chúng tôi đến. Họ trông có vẻ lo lắng khi nhìn
từng cử động của bà.
Chắc chắn họ đang mong bà tới.
Tôi mở cốp xe và đặt chiếc va ly ở cửa. Bà lão được dìu vào chiếc xe lăn.
“Tôi nợ anh bao nhiêu?” – bà vừa lấy ví vừa hỏi.
“Không gì cả” – tôi nói
“Anh cũng phải sống chứ” – bà trả lời.
“Cháu còn có những khách hàng khác” – tôi nói.
Không chút chần chừ, tôi cúi xuống và ôm bà. Bà cũng ôm tôi rất chặt.
“Anh đã mang lại cho một bà già nhỏ bé những phút giây hạnh phúc. Cảm ơn anh”

– bà nói.
Tôi nắm chặt tay bà, rồi bước đi trong ánh sáng mờ mờ của buổi sáng sớm.
Cánh cửa đóng lại phía sau tôi, giống như âm thanh của tiếng đóng cửa một cuộc
đời.


Tôi không đón thêm khách vào ca làm việc đó. Tôi lái xe và miên man suy
nghĩ. Suốt cả ngày hôm đó, tôi gần như không nói câu nào. Nếu bà lão gặp phải
một lái xe nóng tính hay một người thiếu kiên nhẫn thì sao? Nếu tôi từ chối đề nghị
của bà, hay lại bấm còi thêm một lần nữa rồi bỏ đi thì sao?
Thoáng suy nghĩ, tôi cho rằng tôi chưa từng làm một việc nào quan trọng
hơn thế trong đời mình.
Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống của chúng ta đầy những khoảnh khắc
tuyệt vời. Nhưng những khoảnh khắc tuyệt vời ấy lại thường được bao bọc bởi cái
vỏ đời thường, bình dị mà người ta thường coi là những chuyện vặt vãnh.
Nguyễn Thảo (Theo Elite Daily)


Mẫu 2:
GIÁ TRỊ TRÁCH NHIỆM VÀ KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
( 200 phút)
• Mục tiêu
Sau khi tham gia hoạt động người học sẽ:
• Trình bày được thế nào là giá trị trách nhiệm và tự liên hệ, đánh giá giá trị
này ở bản thân
• Phân tích được tầm quan trọng của tính trách nhiệm của mỗi cá nhân đối
với bản thân, người khác, với gia đình, xã hội
• Trình bày được nguyên nhân thiếu trách nhiệm và các rào cản con người
thể hiện trách nhiệm
• Nêu được cách nâng cao tính trách nhiệm của con người

• Phương tiện
• Giấy A0, A4, giấy mầu các loại
• Bút dạ, kéo, băng dính
• Các phiếu bài tập và các tình huống, câu chuyện phục vụ cho nội dung
hoạt động
NỘI DUNG CỤ THỂ
Hoạt động 1. Trò chơi “ Bước đi tin tưởng” (20 phút)
• Chia lớp thành các nhóm 4 người. Trong từng nhóm có 3 thành viên giữ
vai trò người dẫn đường thông qua ngôn ngữ; thành viên còn lại bị bịt mắt.
• GV nhắc người hướng dẫn càng có trách nhiệm thì người bị bịt mắt càng
dễ dàng đi đến đích.
• Mọi người trong nhóm luân phiên trải nghiệm vai trò người hướng dẫn và
bị bịt mắt
• GV đặt câu hỏi:
1)Người hướng dẫn trong khi chơi đã sử dụng khả năng của mình một cách
hiệu quả nhất hay chưa?
2) Bạn cảm thấy thể nào nếu bạn bè hoặc cộng sự của mình không có trách
nhiệm?
- GV ghi nhận những ý kiến chia sẻ không trùng lặp của người học lên bảng,
lựa chọn những ý kiến xác đáng và chốt lại:
+ Sẽ cảm thấy thất vọng
+ Không tin cậy
+ Không muốn hợp tác


…..
Hoạt động 2. Khám phá về giá trị trách nhiệm (30 phút)
• Mục tiêu
Người học trình bày được trách nhiệm là gì và các biểu hiện của trách
nhiệm

• Các bước tiến hành
Bước 1: làm việc cá nhân
Yêu cầu từng người tự đọc câu chuyện”Lời hứa từ trái tim” (Trong phần phụ
lục) rồi trả lời 2 câu hỏi sau:
•Bạn có suy nghĩ gì về việc làm của người cha trong câu chuyện này?
•Việc làm của ông đã thể hiện điều gì?
Bước 2. Làm việc theo nhóm
Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:
• Trách nhiệm là gì?
• Các biểu hiện của trách nhiệm?
Bước 3. Làm việc chung cả lớp
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm của mình
- Các HV đưa ra câu hỏi, nhận xét, bổ sung
- GV làm trọng tài, giải thích, điều chỉnh, bổ sung và chốt lại
• Kết luận
1)Người đàn ông trong câu chuyện là một người bố tuyệt vời. Việc làm của
ông đã thể hiện tình thương yêu vô hạn đối với đứa con trai của mình và trách
nhiệm bảo vệ an toàn cho con. Ông đã đảm nhận tốt trách nhiệm của người cha đối
với con, dù trong hoàn cảnh rất khó khăn.
2) Trách nhiệm là một giá trị, đồng thời cũng là phẩm chất của mỗi cá nhân.
Trách nhiệm là góp phần mình vào việc chung / cố gắng làm xong công việc của
mình/làm hết khả năng của mình. Trong cuộc sống, mỗi người đều phải thực hiện
những trách nhiệm, những nhiệm vụ với gia đình, tập thể, cộng đồng,...
3) Các biểu hiện của trách nhiệm:
• Trách nhiệm là thực hiện nhiệm vụ với lòng trung thực/công bằng.
• Người có trách nhiệm là người luôn thực hiện bổn phận được giao đúng
như mục tiêu đã đề ra và tiến hành nhiệm vụ với lòng chính trực, thiện chí và luôn ý
thức về việc mình làm
• Người có trách nhiệm sẽ có nhu cầu làm nhiều hơn những việc xứng đáng
• Giúp đỡ, quan tâm người khác khi họ cần.



• Người có trách nhiệm biết lẽ phải, cái đẹp, nhận ra điều tốt để góp
phần/lựa chọn có trách nhiệm
• Quyền lợi gắn liền với trách nhiệm
• Biết cách sử dụng tiềm lực, tài nguyên của con người để tạo ra những thay
đổi tích cực/ tạo ra thế giới tốt đẹp hơn.
Hoạt động 3. Trách nhiệm của mỗi cá nhân (30 phút)
• Mục tiêu
Người học phân tích được những biểu hiện của các khía cạnh trách nhiệm
của mỗi cá nhân trong cuộc sống
• Các bước tiến hành
Bước 1: Làm việc nhóm
• Chia lớp thành các nhóm không quá 8 người. Phân công nhiệm vụ cụ thể
cho các nhóm như sau:
Nhóm 1. Thảo luận nội dung “trách nhiệm đối với bản thân”
Nghiên cứu tình huống:
Long đang là Học sinh của một trường THPT, nhưng hay nghỉ học tự do để
đi chơi với nhóm bạn cùng khu phố, cho nên kết quả học của Long sút kém. Long
còn đua đòi với nhóm bạn tham gia đua xe và không ít lần bị thương tích. Ngoài ra,
thỉnh thoảng Long lại cùng nhóm bạn uống rượu say đến mức phát nôn và rồi vẫn
tiếp tục phóng xe máy trên đường. Những lúc thiếu tiền Long có thấy lấy trộm tiền
của bố me, thậm chí là của họ hang nếu có cơ hội.
Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn thảo luận các câu hỏi sau:
• Những hành vi của Long thể hiện điều gì?
• Chúng ta cần phải có trách nhiệm gì đối với bản thân?
• Trách nhiệm đối với đạo đức của chính bản thân là gì?
• Là HS, trách nhiệm của bạn là gì?
• Khuyến khích nhóm thể hiện kết quả thảo luận dưới hình thức sơ đồ tư duy
Nhóm 2. Thảo luận về “Trách nhiệm đối với gia đình”

Nghiên cứu tình huống:
Hà sinh ra và lớn lên trong một gia đình khó khăn. Bố mẹ sức yếu , em
nhỏ. Vì vậy Hà luôn tự nhủ phải cố gắng học giỏi để bố mẹ vui lòng, làm g ương
cho em trai, và còn để sau này có nghề nghiệp phụng dưỡng cha mẹ và hỗ trợ em
trai ăn học. Không chỉ cố gắng học giỏi, Hà còn luôn tranh thủ mọi thời gian để
lam việc nhà giúp đỡ bố mẹ, rồi còn làm thêm khi có cơ hội để kiếm tiền phụ thêm
cho cha mẹ.


Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn thảo luận các câu hỏi sau:
• Những suy nghĩ và việc làm của Hà thể hiện điều gì?
• Con cái trong gia đình có những trách nhiệm gì
• Điều gì sẽ xảy ra khi con cái không thực hiện trách nhiệm của mình
• Bạn đã đóng góp gì cho gia đình mình
• Đâu là đóng góp bạn cảm thấy hãnh diện?
• Khuyến khích nhóm thể hiện kết quả thảo luận dưới hình thức sơ đồ tư duy
Nhóm 3. Thảo luận về “Trách nhiệm đối với người xung quanh và xã hội”
Nghiên cứu tình huống:
Không chỉ là một học sinh giỏi, một người con hiếu thảo, Hương còn tích
cực tham gia các phong trào ở địa phương như bảo vệ môi trường, giúp đỡ những
người có hoàn cảnh khó khăn. Hàng tuần vào ngày nghỉ Hương còn thu xếp thời
gian đến khoa u bướu của bệnh viên nhi để chăm sóc, tổ chức hoạt động văn nghệ
cho các em nhỏ bị bệnh để mang thêm niềm vui cho các em .
Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn thảo luận các câu hỏi sau:
• Những việc làm của Hương thể hiện điều gì?
• Chúng ta có thể nói gì với bạn bè khi họ thiếu trách nhiệm hay bỏ rơi chúng ta
• Là con người, bạn cần có trách nhiệm gì đối với những người xung quanh
• Trách nhiệm đối với xã hội của bạn là gì?
- Khuyến khích các nhóm thể hiện kết quả thảo luận dưới hình thức sơ đồ tư duy
Nhóm 4. Thảo luận về “Trách nhiệm đối với toàn cầu”

Nghiên cứu tình huống:
Nam có thói quen sử dụng tiêt kiệm điện, nước và dùng các đồ vật thân
thiện với môi trường.Đồng thời Nam còn vận động mọi người xung quanh làm theo
để giảm thiểu sự biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
Vận dụng kĩ thuật khăn trải bàn thảo luận các câu hỏi sau:
• Những việc làm của Nam thể hiện điều gì?
• Đâu là trách nhiệm chung mà mỗi người cần thực hiện
• Chúng ta có trách nhiệm gì đối với toàn cầu
- Khuyến khích nhóm thể hiện kết quả thảo luận dưới hình thức sơ đồ tư duy
Bước 2. Làm việc chung cả lớp
Kết quả thảo luận nhóm được ghi vào giấy A0 và treo lên tường, hoặc bảng
(những chỗ mà cả lớp có thể quan sát thuận tiện).
• Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
• Các nhóm khác đặt câu hỏi và bình luận


• GV là trọng tài điều chỉnh, bổ sung, và chốt lại
c) Kết luận
1. Trách nhiệm đối với bản thân và đạo đức
- Xác định rõ trách nhiệm đạo đức của bản thân
- Yêu quí giá trị của bản thân, luôn có những suy nghĩ và hành vi tích cực.
- Luôn có những quyết định có trách nhiệm đối với bản thân
- Là học sinh cần có trách nhiệm học tập, hình thành lối sống lành mạnh, tích
cực, phát triển bản thân
2. Trách nhiệm đối với gia đình
- Không làm gì ảnh hưởng đến thanh danh của gia đình, làm tổn thương
người thân,
- Nhận thức rõ quyền lợi đi đôi với trách nhiệm. Luôn thực hiện tốt vai trò
của mình trong gia đình
- Hiếu thảo với cha mẹ, yêu thương người trong gia đình

- Săn sàng đóng góp công sức của mình vì hạnh phúc gia đình, vì người thân,
ruột thịt
- Luôn có chí hướng, nỗ lực bản thân để đem lại niềm vinh hạnh cho gia đình
- 3. Trách nhiệm đối với người khác và xã hội
- Tôn trọng sự công bằng, bình đẳng với mọi người
- Sử dụng sức lực của mình để tạo ra sự thay đổi tích cực cho cộng đồng, xã hội
- Luôn thực hiện bổn phận của mình và thực hiện nhiệm vụ với lòng chính
trực, thiện chí và luôn ý thức về việc mình làm
4. Trách nhiệm đối với toàn cầu:
• Mỗi người chúng ta thể hiện trách nhiệm đối với toàn cầu bằng cách tôn
trọng toàn thể nhân loại
• Có ý thức và hành vi tích cực để khắc phục/ giải quyết những vấn đề toàn
cầu đang nảy sinh
Hoạt động 4. Ý nghĩa của giá trị trách nhiệm ( 20 phút)
• Mục tiêu
HV thấy rõ vai trò của giá trị trách nhiệm đối với con người và xã hội, trên
cơ sở đó có động cơ rèn luyện tính trách nhiệm cho bản thân
• Các bước tiến hành
Bước 1. Làm việc cá nhân
Yêu cầu mỗi người viết một đoạn ngắn về các vấn đề dưới đây:
• Bạn cảm thấy thế nào khi người ta không làm những điều họ đã nói?


• Bạn cảm thấy thế nào khi làm tròn trách nhiệm của mình?
• Bạn cảm thấy thế nào và kết quả ra sao khi bạn không thực hiện trách
nhiệm của mình
• Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi cá nhân thiếu trách nhiệm đối với bản thân, gia
đình, xã hội và toàn cầu?
• Hãy nêu thêm những ví dụ thực tế về con người thiếu trách nhiệm đã dẫn
đến những hậu quả gì?

Bước 2. Chia sẻ theo cặp
• Yêu cầu 2 người ngồi gần nhau chia sẻ bài luận của mình
Bước 3. Chia sẻ trong lớp
• Lấy tinh thần xung phong của các thành viên trong lớp chia sẻ những điều
đã viết. Các thành viên khác bổ sung những suy nghĩ của bản thân
• GV khái quát hóa các ý kiến, bổ sung và kết luận
• Kết luận
• Trách nhiệm không phải là điều gì đó ràng buộc chúng ta, mà nó tạo điều
kiện để ta có thể đạt được những gì ta mong muốn
• Nếu chúng ta thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình chúng ta cảm
thấy tự hào, hạnh phúc. Ngược lại, nếu không thực hiện bổn phận, trách nhiệm của
mình chúng ta sẽ cảm thấy bị dằn vặt
• Nếu cá nhân thiếu trách nhiệm đối với bản thân thì sẽ tự hủy hoại mình;
thiếu trách nhiệm với gia đình thì gia đình sẽ không hạnh phúc; thiếu trách nhiệm
với cộng đồng, xã hội thì cộng đồng, xã hội sẽ không phát triển được, thậm chí là
suy thoái; thiếu trách nhiệm đối với toàn cầu nguy cơ bị hủy diệt có thể xảy ra…
Hoạt động 5. Nguyên nhân thiếu trách nhiệm và những trở ngại trong
thực hiện bổn phận/ trách nhiệm ( 20 phút)
• Mục tiêu
HV nhận biết được nguyên nhân và những rào cản của sự thiếu trách nhiệm,
từ đó có thể phòng tránh và vượt qua.
• Cách tiến hành
Làm việc chung cả lớp
• Phát cho mỗi người những thẻ mầu xanh và đỏ đề người học viết vào đó
những lí do/ nguyên nhân/ rào cản trả lời cho những câu hỏi sau đây:
• Vì sao có những lúc con người không làm những điều mà họ nghĩ mình
cần phải làm?
• Vì sao con người thực hiện nhiệm vụ của mình một cách hình thức?



-GV chia đôi bảng thành 2 phần, một nửa dành cho những ý kiến về những li
do không làm những việc cần làm, nửa kia dành cho những lí do thực hiện nhiệm
vụ một cách thiếu trách nhiệm.
- Sau đó, GV yêu cầu HV mang những tấm thẻ lên dán vào đúng chỗ trên
bảng
- GV cùng cả lớp rà soát, loại bỏ những thông tin trùng lặp, chưa phù hợp,
giữ lại những ý kiến xác đáng, tổng hợp, phân loại và kết luận.
c. Kết luận
• Sự vô tâm, lãnh cảm, ích kỉ,
• Thiếu niềm tin vào sự tất yếu của trách nhiệm.
• Không nhận thức được thể hiện trách nhiệm là điều kiện để có thể đạt
được điều mong muốn.
• Thiếu niềm tin vào sự công bằng, thiếu tự trọng
• Không gắn liền quyền lợi với trách nhiệm
• Ngại khó, khổ
• Thiếu mong muốn mình là người có giá trị, được tin cậy,yêu thương
• ……….
• Ví dụ : Vụ y tá bệnh viện ở Quảng Trị thay vì tiêm vắc xin lại tiêm thuốc
gây mê cho trẻ sơ sinh gây tử vong cho 3 trẻ, các điều tra viên, kiểm sát và tòa án
xử oan sai, hoặc lọt người, lọt tội ( vụ xin lỗi của tòa án nhân dân TP Hà Nội đối với
người bị oan sai sau 13 năm xét xử; và vụ Chủ tịch nước chỉ thị xem xét lại vụ
công an điều tra đánh chết người nghi can ở Tuy Hòa-Phú Yên….)

Hoạt động 6. Làm thế nào để có và nâng cao giá trị trách nhiệm ( 20
phút)
• Mục tiêu
Người học phân tích được những cách hình thành và phát triển giá trị trách
nhiệm cho bản thân, nâng cao tính trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội
b. Cac bước tiến hành
Bước 1: Làm việc cá nhân, sau đó chia sẻ theo cặp

Phát cho mỗi người một tờ giấy A4, yêu cầu suy nghĩ và trả lời các câu hỏi
sau:
• Hiện tại bạn có thấy mình là người có trách nhiệm không?
• Đôi khi chúng ta có trách nhiệm ở một vài lĩnh vực này và không có trách
nhiệm ở một vài lĩnh vực khác. Trách nhiệm của bạn nằm ở lĩnh vực nào?


• Sau đó hai người ngồi cạnh nhau chia sẻ những kết quả làm việc cá nhân.
Mỗi người rèn kĩ năng trình bày và lắng nghe tích cực trong quá trình chia sẻ
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Các nhóm cùng thảo luận 2 câu hỏi sau:
• Bạn đã học hỏi về tinh thần trách nhiệm như thế nào?
• Viết ra những cách làm mới để trở nên có tinh thần trách nhiệm?
Bước 3: Làm việc chung cả lớp
• Các nhóm treo kết quả thảo luận nhóm tại nơi nhóm ngồi
• GV sử dụng kĩ thuật hội chợ – yêu cầu các nhóm đi tham quan sản phẩm
của nhau và trao đổi kết quả làm việc giữa các nhóm.
c.Kết luận
• Nhận thức sâu sắc ý nghĩa của trách nhiệm và hậu quả của thiếu trách
nhiệm
• Tự giác thực hiện trách nhiếm của mình như điều tất yếu.
• Cao hơn là cần gắn giá trị, danh dự, lòng tự trọng của mình với việc thực
hiện trách nhiệm, bổn phận
• Kiên trì, nhẫn nại, chuyên tâm với công việc. Mong muốn được cống hiến
những điều quí giá của bản thân
• Không bảo thủ, bao biện khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện bổn
phận/ trách nhiệm
Hoạt động 7. Phân tích tình huống ( 30 phút)
• Mục tiêu
Qua việc phân tích tình huống, HV bước đầu hình dung được các bước ra

quyết định và thấy được sự chi phối của các giá trị, trong đó có giá trị trách nhiệm
đối với việc lựa chọn quyết định.
• Cách tiến hành
GV giới thiệu nội dung tình huống (Bằng cách sử dụng máy chiếu hoặc dùng
bảng phụ/giấy A0/phiếu thảo luận nhóm, hoặc sắm vai nêu tình huống).
Tình huống:
Hùng và Hương học cùng với nhau 2 năm học liền và giữa họ đã nảy sinh
tình cảm đặc biệt. Hôm đó Hương nghỉ học vì cảm thấy đau đầu. Sau buổi học
Hùng đến nhà Hương để thăm. Đến nơi thấy Hương nằm ở nhà một mình, tình cảm
yêu, thương trong Hùng trỗi dậy. Hùng ôm Hương để chia sẻ, và muốn thể hiện sự


bảo vệ, truyền sức mạnh cho Hương. Tình cảm của Hùng đã kéo theo sự xúc động
chân thành trong Hương. Hùng cảm thấy trong mình một sự rung động mãnh liệt.
Rồi Hùng đề nghị Hương cho phép làm chuyện ấy….
Hương cũng đầy xúc cảm, nhưng băn khoăn:
• Đồng ý với Hùng ?
• Nếu đồng ý thì có cách nào để bảo vệ cho bản thân?
• Không đồng ý với Hùng?
- GV nêu câu hỏi:
1) Nếu là Hương bạn sẽ chọn cách giải quyết nào trong tình huống đó?
- Lấy tinh thần xung phong của 3 cặp HS ( có thể cùng giới)
+ Cặp thứ nhất thể hiện sự đồng ý
+ Cặp thứ hai thể hiện sự đồng ý nhưng nghĩ đến biện pháp an toàn
+ Cặp thứ ba thể hiện sự không đồng ý
• GV yêu cầu người đóng vai Hùng cần đưa ra các cách thuyết phục, thậm
chí là dọa nếu Hương không đồng ý có nghĩa là Hương không yêu Hùng và tình
cảm giữa hai người có thể sẽ kết thúc…Còn người đóng vai Hương cần đưa ra
những lí do thuyết phục, có tình, có lí để từ chối quan hệ, hoặc quan hệ an toàn thể
hiện trách nhiệm đối với nhau…

• Sau khi các cặp thể hiện cách giải quyết thông qua sắm vai, GV hỏi xem
có ai bổ sung?
• GV chia HV thành các nhóm nhỏ và phân công mỗi nhóm phân tích mặt
được và không được của từng phương án đã nêu (ảnh hưởng đối với bản thân
Hương, Hùng với gia đình với học tập, với tương lai,…) ?
Các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận ra giấy A0 theo mẫu sau:

Phương án giải quyết:…………………………
Kết quả
Tích cực

Tiêu cực/Hạn chế

• Sau khi thảo luận xong, các nhóm trưng bày kết quả thảo luận của nhóm
lên tường xung quanh lớp học hoặc trải dưới sàn lớp học.


• Cả lớp đi xem và ghi ý kiến bình luận, bổ sung.
• GV hướng dẫn HV cả lớp cùng tổng hợp kết quả thảo luận của các nhóm
thành một bảng chung trên giấy A0 theo mẫu sau:
Phương án
Kết quả
Tích cực
Tiêu cực/Hạn chế
giải quyết
a) Hương
• Có thể đáp ứng nhu
• Có thể bị gia đình
đồng ý với Hùng. cầu của Hùng lúc đó
Hương bắt gặp, mọi người cùng bị

• Hương cũng có thể tổn thương, đau khổ
• Được thỏa mãn lần đầu,
thỏa mãn nhu cầu tình cảm
của bản thân lúc đó
lần sau Hùng sẽ tiếp tục đòi hỏi
-…
• Hương có thể sẽ cảm
thấy bị tổn thương mỗi khi Hùng
không quan tâm, chu đáo

b) Hương
đồng ý với Hùng
nhưng với điều
kiện sử dụng các
biện pháp an toàn

• Có thể Hương bị mang
thai ngoài ý muốn
- Hai người rất có thể bị
cuốn vào quan hệ giới tính, sao
nhãng nhiệm vụ học tập…
-Nếu tình cảm của hai
ngượi bị phôi pha, sẽ rơi vào mặc
cảm tội lỗi
-…
• Có thể đáp ứng nhu
• Có thể bị gia đình
cầu của Hùng lúc đó
Hương bắt gặp, mọi người cùng bị
• Hương cũng có thể tổn thương, đau khổ

• Được thỏa mãn lần đầu,
thỏa mãn nhu cầu tình cảm
của bản thân lúc đó
lần sau Hùng sẽ tiếp tục đòi hỏi
• Không lo lắng có
• Hương có thể sẽ mặc
hậu quả mang thai ngoài ý cảm thấy bị tổn thương/ coi
muốn
thường mỗi khi Hùng không quan
tâm, chu đáo
• …
- Hai người rất có thể bị
cuốn vào quan hệ giới tính, sao
nhãng nhiệm vụ học tập…
-Nếu tình cảm của hai


ngượi bị phôi pha, sẽ rơi vào mặc
cảm tội lỗi
-….
c) Hương
• Không phải lo lắng
• Không đáp ứng nhu cầu
không đồng ý với gì cả
của Hùng lúc đó
Hùng và thuyết
• Hùng sẽ tôn trọng
• Hương cũng có thể
phục Hùng giữ và càng yêu Hương hơn.
không thỏa mãn nhu cầu tình cảm

gìn cho Hương,
• Hương sẽ tin, yêu của bản thân lúc đó
nuôi dưỡng tình Hùng hơn

cảm trong sáng
-…
• Tình cảm giữa Hùng
và Hương vượt qua được thử
thách để giữ gìn và phát triển
tình cảm theo hướng tích cực
• Hùng và Hương có
trách nhiệm với bản thân, gia
đình…
-…
Thảo luận lớp theo các câu hỏi:
• Có phương án giải quyết nào chỉ có mặt tích cực/hạn chế không?
• Nếu bạn ở trong hoàn cảnh của Hương, bạn sẽ chọn cách giải quyết nào?
Vì sao?
• Quyết định lựa chọn của mỗi người trong tình huống này có giống nhau
không? Theo bạn, việc ra quyết định của mỗi cá nhân phụ thuộc vào những yếu tố
nào?
• Qua việc phân tích tình huống này, theo bạn, để ra được quyết định phù
hợp, cần thực hiện theo bước như thế nào?
• Kết luận
• Mỗi tình huống, vấn đề trong cuộc sống thường có nhiều phương án giải
quyết khác nhau.
• Để có quyết định phù hợp nhất, khi Ra quyết định cần tuân thủ các bước
sau:
1)Nhận diện tình huống
2)Thu thập thông tin liên quan đến giải quyết tình huống ( nếu có thời gian)

3) Liệt kê xem trong tình huống đó có bao nhiêu phương án giải quyết
4) Phân tích mặt được, mặt hạn chế của từng phương án
5) Lựa chọn phương án tối ưu dựa trên các giá trị và bối cảnh cụ thể


6) Thực hiện quyết định
7 ) Đánh giá việc thực hiện quyết định và cả quyết định để rút kinh nghiệm
cho lần sau
• Mỗi phương án giải quyết đều có hai mặt: tích cực và hạn chế riêng.
• Để quyết định lựa chọn được phương án tối ưu cần phải cân nhắc, so sánh
kết quả nếu thực hiện các phương án.
• Trong mọi tình huống, mỗi người khi lựa chọn phương án tối ưu đều cần
có trách nhiệm để có quyết định mang tính tích cực và xây dựng.
Tổng kết (15 phút)
• GV yêu cầu HS nói lên những thu hoạch của bản thân về nhận thức, KN
sau khi học chủ đề này (chỉ nêu những ý kiến không trùng lặp với người đã nói
trước).
• GV chỉ bổ sung thêm sau khi HS đã hết ý kiến:
+Trách nhiệm là một giá trị và là phẩm chất vô cùng cần thiết đối với mỗi cá
nhân và xã hội. Nếu con người thiếu trách nhiệm thì con người sẽ tự hủy hoại bản
thân, phá vỡ hạnh phúc gia đình và cản trở sự phát triển của xã hội
+ Con người thiếu trách nhiệm là do ích kỉ, thiếu mong muốn được tin cậy và
có giá trị
+ Mỗi người cần phải nâng cao tính trách nhiệm và đảm bảo mỗi quyết định
đều có trách nhiệm.
Đánh giá ( 15 phút)
Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa những nội dung đã học trong chủ đề
này

PHỤ LỤC

Lời hứa từ trái tim
( Dành cho hoạt động )
Năm 1989, 1 trận động đất 8,2 độ Richter gần như san bằng Armenia, làm
hơn 30.000 người chết trong vòng 4 phút. Trong cơn hỗn loạn, có 1 người đàn ông
dặn vợ mình ở nhà cho an toàn, rồi chạy ào đến trường, nơi con trai ông đang học.
Ở đó, ông nhìn thấy 1 đống đổ nát - ngôi trường đã sập hoàn toàn. Ngay lúc
đó, người đàn ông nhớ đến lời hứa ông luôn nói với con mình: "Dù thế nào, bố cũng
luôn bảo vệ con!". Và ông bật khóc khi nhìn đống gạch vụn đã từng là trường học.


Rồi ông bắt đầu cố định hướng xem lớp của con mình nằm ở vị trí nào. Góc bên
phải phía sau của trường học! Ông lao đến và bắt đầu bới đống gạch đó.
Nhiều vị phụ huynh thấy người đàn ông làm như vậy, họ vừa khóc vừa kéo
ông ra, kêu lên: "Quá muộn rồi!", "Anh không làm được gì đâu", "Về nhà đi" hoặc
"Chúng ta phải chờ cứu hộ đến thôi"... Nhưng để đáp lại những lời đó, người đàn
ông chỉ nói đúng 1 câu: "Giúp tôi 1 tay!". Và ông vẫn tiếp tục bới đống gạch, cẩn
thận quẳng từng viên gạch, từng mảnh tường ra ngoài.
Đội cứu hộ đến và họ cũng cố lôi ông ra khỏi đống đổ nát.
- Chúng tôi sẽ lo việc này, ông về nhà đi!
Nhưng người cha vẫn dọn dẹp từng viên gạch và chỉ đáp:
- Giúp tôi 1 tay đi!
Cảnh sát cũng có mặt. Họ cũng khuyên can người đàn ông:
- Anh đang trong trạng thái không ổn định. Anh có thể gây nguy hiểm cho
mình và cho
người khác, đề nghị anh về nhà!
Nhưng họ cũng chỉ nghe được 1 câu:
- Giúp tôi 1 tay đi!
Một người, rồi nhiều người vào "giúp 1 tay"
Họ đào bới đống gạch suốt 8 tiếng... 12 tiếng... 24 tiếng... 36 tiếng... Và đến
tiếng thứ 38, khi kéo 1 tảng bê tông ra, dường như họ thấy tiếng trẻ con.

- Armand? - Người đàn ông gọi to, giọng nghẹn lại và ông nghe thấy tiếng
trả lời:
- Bố phải không? Con ở đây này! Con đang bảo các bạn đừng lo, vì bố sẽ
đến cứu con, và tất cả các bạn nữa! Bố đã hứa bố sẽ luôn bảo vệ con mà...
14 học sinh trong số 38 em ở lớp của Armand được cứu sống hôm đó, vì khi
ngôi trường sập xuống, 1 tảng bê tông to đã chặn vào tạo thành cái "hang" nhỏ và
các em bị kẹt. Armand đã bảo các bạn đừng khóc, bởi vì "Bố tớ sẽ đến cứu chúng
ta!". Các em nhỏ hoảng sợ, đói khát, nhưng đã được cứu sống, bởi vì có 1 người cha
đã hứa.
(Theo Hoathuytinh.com)

MẪU 3: GIÁ TRỊ HOA BÌNH, KHOAN DUNG VÀ KĨ NĂNG GIẢI
QUYẾT MÂU THUẪN TICH CỰC
• Mục tiêu


×