Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

KHẢO sát tỷ lệ mắc và đặc điểm lâm SÀNG rối LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ ý ở TRẺ EM tại TRƯỜNG TIỂU học TRƯNG VƯƠNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (584.77 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN TIẾN THỊNH

KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ EM
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

TRẦN TIẾN THỊNH

KHẢO SÁT TỶ LỆ MẮC VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG
RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG GIẢM CHÚ Ý Ở TRẺ EM
TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC TRƯNG VƯƠNG
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành : Nhi Khoa


Mã số
: 60720135
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Thị Thanh Mai

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý
Đào tạo sau đại học, các thầy cô Bộ môn Nhi trường Đại học Y Hà Nội đã
giảng dạy những bài học quý giá, tạo điều kiện giúp đỡ và nhiệt tình đóng
góp giúp tơi hồn thiện luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Thanh Mai là
người thầy đã hướng dẫn tận tình; giúp đỡ, chỉ dạy cặn kẽ cho tơi trong
suốt q trình học tập và hồn thiện luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo bệnh viện, Khoa Tâm bệnh,
Bệnh viện Nhi Trung ương đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tơi trong suốt q
trình học tập cũng như trong q trình làm luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn Trường tiểu học Trưng Vương, Trung tâm
Nhi khoa Thái Nguyên, Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên đã tạo điều
kiện, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt q trình học tập.
Và cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới người thân, gia
đình và bạn bè đã luôn là chỗ dựa vững chắc, động viên tơi trong suốt q
trình học tập và hồn thiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2016
Học viên
Trần Tiến Thịnh



LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Trần Tiến Thịnh, lớp Cao học khóa 23 Trường Đại học Y Hà
Nội, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thị Thanh Mai.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở
nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2016
Người viết cam đoan
Trần Tiến Thịnh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAP
ADD
ADHD

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics)
Rối loạn giảm chú ý (Attention Deficit Disorder)
Rối loạn tăng động giảm chú ý

APA
CD
Cs
CPTTT

DSM

(Attention Deficit Hyperactivity Disorder)
Hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association)
Rối loạn hành vi (Conduct Disorder)
Cộng sự
Chậm phát triển tâm thần
Sổ tay chuẩn đoán và phân loại bệnh tâm thần
(của Hội tâm thần học Hoa Kỳ).

GCY
ICD

(Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders)
Giảm chú ý
Bảng phân loại bệnh quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới
(The International Classification of Diseases - World Health

IQ
NIMH

Organization)
Chỉ số trí tuệ (Inteligence Quotien)
Viện sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Hoa Kỳ).

(National Institute of Mental Health)
ODD
Rối loạn chống đối thách thức (Oppositional Defiant Disorder)
RLTĐGCY Rối loạn tăng động giảm chú ý
TB

Trung bình

Tăng động


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................4
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................6
PHỤ LỤC.........................................................................................................6
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1......................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU...............................................................................3
1.1. Khái quát về rối loạn tăng động giảm chú ý...........................................3
1.1.1. Khái niệm về rối loạn tăng động giảm chú ý..................................3
1.1.2. Lịch sử thuật ngữ tăng động giảm chú ý.........................................4
1.1.3. Dịch tễ học rối loạn tăng động giảm chú ý.....................................6
1.1.4. Nguyên nhân...................................................................................6
1.1.5. Lâm sàng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em........................12
1.1.6. Chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý.....................................16
1.1.7. Phân loại rối loạn tăng động giảm chú ý.......................................22
1.1.8. Điều trị...........................................................................................23
1.1.9. Tiên lượng.....................................................................................27
1.1.10. Các thang đo được sử dụng trong chẩn đốn RLTĐGCY...........28
1.2. Tình hình nghiên cứu về RLTĐGCY trên Thế giới và ở Việt Nam......31
1.2.1. Các nghiên cứu trên Thế giới........................................................31
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam..........................................................32
CHƯƠNG 2....................................................................................................35
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................35
2.1. Đối tượng thời gian, địa điểm nghiên cứu............................................35
2.1.1. Đối tượng sàng lọc phát hiện RLTĐGCY (Mục tiêu 1)................35

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng (Mục tiêu 2)......35
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu.....................................................................37
2.1.4. Thời gian nghiên cứu.....................................................................38
2.2. Phương pháp nghiên cứu......................................................................38
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................38


2.2.2. Phương pháp chọn mẫu.................................................................38
2.2.3. Biến số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá...................................38
2.3. Phương pháp thu thập số liệu...............................................................42
2.3.1. Công cụ thu thập số liệu................................................................42
2.3.2. Các bước tiến hành thu thập số liệu..............................................42
2.4. Xử lý số liệu.........................................................................................43
2.5. Đạo đức nghiên cứu..............................................................................43
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU...........................................................................44
CHƯƠNG 3....................................................................................................45
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................45
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................45
3.1.1. Đặc điểm về giới tính và lứa tuổi..................................................45
3.1.2. Đặc điểm về học vấn của đối tượng nghiên cứu...........................46
3.2. Khảo sát và xác định tỷ lệ mắc RLTĐGCY ở trẻ em tiểu học.............47
3.2.1. Kết quả khảo sát qua test Vanderbilt cha mẹ và giáo viên............47
3.2.2. Tỷ lệ mắc RLTĐGCY...................................................................48
3.3. Đặc điểm lâm sàng của trẻ mắc RLTĐGCY........................................50
3.3.1. Phân bố đặc điểm lâm sàng theo thể mắc RLTĐGCY..................50
3.3.2. Đặc điểm lâm sàng giảm chú ý ở mơi trường trường học và gia
đình..................................................................................................50
3.3.3. Đặc điểm lâm sàng tăng động/ xung động ở môi trường trường học
và gia đình.......................................................................................53
3.3.4. Rối loạn khác kèm theo ở nhóm trẻ mắc RLTĐGCY...................55

3.3.5. Đặc điểm về chỉ số IQ và các hoạt động khác ở trẻ RLTĐGCY...55
Chương 4........................................................................................................57
BÀN LUẬN....................................................................................................57
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..........................................58
4.1.1. Tuổi................................................................................................58
4.1.2. Giới tính........................................................................................59
4.2. Tỷ lệ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý.............................................59
4.2.1. Tỷ lệ mắc chung của RLTĐGCY..................................................59


4.2.2. Tỷ lệ học sinh mắc RLTĐGCY theo tuổi......................................61
4.2.3. Tỷ lệ mắc RLTĐGCY theo giới....................................................62
4.2.4. Tỷ lệ mắc RLTĐGCY theo thể bệnh.............................................63
4.2.5. So sánh tỷ lệ nghi ngờ qua test Vanderbilt và chẩn đoán xác định64
4.3. Đặc điểm lâm sàng của trẻ mắc RLTĐGCY........................................65
4.3.1. Đặc điểm lâm sàng của thể GCY chiếm ưu thế.............................65
4.3.2. Đặc điểm lâm sàng của thể tăng động/ xung động chiếm ưu thế..69
4.3.3. Chỉ số IQ và các đặc điểm khác của trẻ mắc RLTĐGCY.............73
KẾT LUẬN....................................................................................................76
KIẾN NGHỊ...................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi và giới.................45
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo học vấn.......................46
3.2.1.1. Tỷ lệ cha mẹ và giáo viên báo cáo có RLTĐGCY qua test
Vanderbilt............................................................................................47

.............................................................................................................47
Nhận xét:.............................................................................................47
Tỷ lệ nghi ngờ RLTĐGCY qua test Vanderbilt là 6,27% trong tổng
mẫu 1020 học sinh...............................................................................47
3.2.1.2. Tỷ lệ các thể nghi ngờ RLTĐGCY qua test Vanderbilt do cha
mẹ và giáo viên báo cáo......................................................................47
.............................................................................................................47
3.2.1.3. Tỷ lệ nghi ngờ mắc RLTĐGCY qua test Vanderbilt theo giới
.............................................................................................................48
.............................................................................................................48
Bảng 3.3. Tỷ lệ nghi ngờ RLTĐGCY qua test Vanderbilt theo khối học
.............................................................................................................48
Bảng 3.4: Tỷ lệ mắc theo thể bệnh và giới tính...................................49
3.2.2.2. Tỷ lệ mắc RLTĐGCY theo khối học.....................................49
Bảng 3.5: Tỷ lệ học sinh xác định mắc RLTĐGCY theo khối học.....49
Bảng 3.6: Tỷ lệ học sinh mắc RLTĐGCY theo tuổi............................49
.............................................................................................................50
Nhận xét:.............................................................................................50
Thể hỗn hợp chiếm tỷ lệ cao nhất (49%), thể GCY chiếm ưu thế
(30%), thấp nhất là thể TĐ chiếm ưu thế (21%).................................50
Bảng 3.7. Đặc điểm giảm chú ý ở môi trường trường học..................50
Bảng 3.8. Đặc điểm giảm chú ý ở mơi trường gia đình......................52
Bảng 3.9. Đặc điểm tăng động/ xung động ở môi trường trường học.53
Bảng 3.10. Đặc điểm tăng động/ xung động ở mơi trường gia đình...54
Bảng 3.11. Chỉ số IQ của trẻ mắc RLTĐGCY....................................55
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của RLTĐGCY tới kết quả học tập................55
Bảng 3.13: Các hoạt động chung ở trường của trẻ mắc RLTĐGCY...56
Bảng 3.14: Các mối quan hệ của trẻ mắc RLTĐGCY.........................57
● Tỷ lệ cha mẹ và giáo viên báo cáo mắc RLTĐGCY qua test
Vanderbilt là 6,27%, trong đó nam chiếm 70,3%, cao nhất ở khối lớp 1

(9,05%)................................................................................................76


● Tỷ lệ RLTĐGCY được chẩn đoán xác định là 3,24%, tỷ lệ thể giảm
chú ý chiếm ưu thế, thể tăng động chiếm ưu thế và thể hỗn hợp lần
lượt là 0,98; 0,69 và 1,57%.................................................................76
● Tỷ lệ mắc ở nam là 4,97%, cao hơn nữ (1,2%). Nam / nữ = 4,5 / 1.
.............................................................................................................76
● Tỷ lệ mắc của lứa tuổi 7 tuổi, 8 tuổi, 9 tuổi, 10 tuổi, 11 tuổi và 12
tuổi lần lượt là 4,8%, 1,9%, 5,17%, 1,41%, 4,17% và 2,33%.............76


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới.....................46
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ cha mẹ và giáo viên báo cáo có RLTĐGCY qua
test Vanderbilt..................................................................................47
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ các thể nghi ngờ RLTĐGCY qua test Vanderbilt
.........................................................................................................47
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ nghi ngờ mắc RLTĐGCY qua test Vanderbilt
theo giới...........................................................................................48
Biểu đồ 3.5: Phân bố theo thể bệnh mắc RLTĐGCY......................50
Biểu đồ 3.6: Các rối loạn kèm theo RLTĐGCY..............................55


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn tăng động giảm chú ý (RLTĐGCY) là một trong những rối
loạn hành vi khá phổ biến ở trẻ em. Trẻ có rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ

gặp phải rất nhiều các vấn đề khó khăn trong cuộc sống và trong sự phát triển
của các em . Trong một báo cáo thống kê gần đây nhất của Đại học Bond
Australia (2015), tổng hợp từ 175 nghiên cứu về tỷ lệ mắc RLTĐGCY qua
các ấn bản DSM, đã đưa ra ước lượng tỷ lệ mắc RLTĐGCY chuẩn là 7,2%, và
đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây .
Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Hiền (2012) nghiên cứu trên 400 học
sinh ở bốn trường Tiểu học tại Hà Nội cho thấy tỉ lệ mắc RLTĐGCY 6,3% .
Một số nghiên cứu tại miền Nam, đặc biệt tại tỉnh Vĩnh Long cho thấy sự phổ
biến của RLTĐGCY ở lứa tuổi tiểu học chiếm tới 7,7% . Nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Thế Mạnh (2009) trên những trẻ RLTĐGCY đến khám tại phòng
khám Tâm bệnh - Bệnh viện Nhi Trung Ương từ tháng 4 đến tháng 8 năm
2010 cũng ghi nhận 100% số bệnh nhân ở độ tuổi tiểu học .
RLTĐGCY để lại các hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến phát
triển tâm lý và nhân cách trẻ: Lo âu, trầm cảm, nhân cách chống đối, tự ti,
thiếu động cơ . Những trẻ này thường có hoạt động q mức, khó kiểm sốt,
xung động, dễ bị tai nạn. Bản thân trẻ thường có những vấn đề khó khăn trong
mối quan hệ gia đình và xã hội, khó kết bạn, khơng vâng lời, thiếu tơn trọng
các quy tắc và vô kỷ luật , .
Bước vào cấp tiểu học là bước ngoặt đầu đời trong cuộc sống của trẻ,
giai đoạn này sẽ có nhiều biến đổi về tâm sinh lý. Đây là giai đoạn chuyển
tiếp từ hoạt động chủ đạo vui chơi sang hoạt động học tập một cách nghiêm
túc, với nhiều yêu cầu nghiêm ngặt trong thực hiện nội qui của nhà trường,
nên trẻ lứa tuổi này thường phải đương đầu với các vấn đề về thích ứng. Thực


2

tế cho thấy trẻ mắc RLTĐGCY rất khó khăn để hòa nhập và học tập đạt kết quả
tốt như các bạn cùng lứa tuổi, gây ra nhiều hạn chế cho trẻ trong việc phát huy
được tối đa năng lực của bản thân, suy giảm thành tích học tập, cũng như rối

loạn rõ rệt các mối quan hệ xã hội.
Trong những thập kỷ gần đây, RLTĐGCY đã trở thành vấn đề ảnh
hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về
RLTĐGCY, đặc biệt quan tâm về dịch tễ, căn nguyên và điều trị bệnh. Ở
Việt Nam, chưa có 1 nghiên cứu dịch tễ nào có tính chất hệ thống trên tồn
quốc, chỉ có 1 số nghiên cứu mang tính chất dịch tễ cho khu vực, vùng miền.
Trong đó, chưa có nghiên cứu nào được thực hiện tại khu vực miền núi phía
bắc Việt Nam.
Thái Nguyên là một tỉnh trung tâm của khu vực miền núi phía bắc, với
dân số trên 1 triệu dân, hiện chưa có một khảo sát nào đánh giá được tỷ lệ
mắc RLTĐGCY, cũng như đặc điểm lâm sàng của nhóm trẻ mắc rối loạn này
tại tỉnh. Việc xác định tỷ lệ mắc, các yếu tố liên quan và nêu ra 1 số đặc điểm
lâm sàng là những thách thức lớn trong việc định hướng các hình thức chăm
sóc, hỗ trợ, can thiệp và trị liệu cho trẻ em mắc RLTĐGCY tại Thái Nguyên,
đặc biệt ở lứa tuổi phổ biến nhất là tuổi tiểu học.
Do vậy, chúng tôi đề xuất nghiên cứu: “Khảo sát tỷ lệ mắc và đặc
điểm lâm sàng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em tại trường tiểu học
Trưng Vương thành phố Thái Nguyên” với 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em tại trường
Tiểu học Trưng Vương Thành phố Thái Nguyên.
2. Mô tả đặc điểm lâm sàng nhóm trẻ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý
được phát hiện.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về rối loạn tăng động giảm chú ý
1.1.1. Khái niệm về rối loạn tăng động giảm chú ý

Theo ICD-10 (1993), rối tăng động giảm chú ý thuộc mục F90 có đặc
điểm là: dấu hiệu khởi phát sớm, sự kết hợp của một hành vi hoạt động quá
mức, kém kiểm tra với thiếu chú ý rõ rệt và thiếu kiên trì trong cơng việc; và
những đặc điểm hành vi lan tỏa trong một số lớn hoàn cảnh và kéo dài với
thời gian .
Theo DSM-IV-TR (1994), thì rối loạn tăng động giảm chú ý là một
mẫu hành vi khó kiểm sốt, biểu hiện dai dẳng sự kém tập trung chú ý và tăng
cường hoạt động một cách thái quá, khác biệt hẳn với một mẫu hành vi của
những trẻ bình thường khác cùng lứa tuổi phát triển .
Trong những năm gần đây người ta đưa ra thuật ngữ “rối loạn suy giảm
sự chú ý” để chẩn đốn hội chứng này. Nhưng ở đây nó khơng được dùng bởi
nó địi hỏi tri thức về các q trình tâm lý mà chúng ta chưa có sẵn, và nó gợi
ý đưa vào chẩn đốn này những em bé thường hay lo lắng, bận tâm hoặc vô
cảm, “mơ mộng” mà những khó khăn của chúng có lẽ có tính chất khác. Tuy
nhiên, về phương diện hành vi, rõ ràng là những khó khăn trong chú ý là nét
trung tâm của các hội chứng tăng động này .
Người ta thường nghĩ rằng những nét bất thường về thể chất đóng một
vai trò chủ yếu trong sự phát triển của rối loạn này, những nguyên nhân đặc
hiệu hiện nay chưa biết được. Các triệu chứng thứ phát bao gồm tác phong
chống đối xã hội và tự ti. Do vậy, có sự gối lên nhau quan trọng giữa tăng động
và các rối loạn hành vi khác, như rối loạn hành vi ứng xử, chống đối xã hội,


4

khơng thích ứng xã hội. Tuy nhiên những bằng chứng hiện nay nghiêng về sự
phân chia ra một nhóm rối loạn trong đó tăng động là một vấn đề trung tâm .
Nhiều bất thường khác thường kết hợp với rối loạn này. Những trẻ này
thường dại dột, xung đột, dễ bị tai nạn và bản thân chúng thường có những
vấn đề về kỷ luật, do thiếu tôn trọng các quy tắc, việc thiếu tôn trọng này là

kết quả của việc thiếu suy nghĩ (hơn là cố tình chống đối). Các quan hệ của
chúng đối với người lớn thường là thiếu kiềm chế về mặt xã hội, thiếu thận
trọng và dè dặt, chúng không được các trẻ em khác thừa nhận và có thể trở
nên bị cơ lập. Các tật chứng về nhận thức cũng thường gặp và các trạng thái
chậm phát triển đặc hiệu về vận động và ngôn ngữ cũng gặp nhiều hơn một
cách không cân xứng .
1.1.2. Lịch sử thuật ngữ tăng động giảm chú ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý từ lâu đã được mô tả trong văn học y.
Heinrich Hoffmann (1809-1894), một bác sỹ người Đức, là người đầu tiên mơ
tả trẻ em có hành vi xung động và tăng động vào năm 1845. Ông đặt tên cho
biểu hiện hành vi này là “bệnh tâm thần xung động” hay “ức chế khiếm
khuyết” .
Năm 1902, sự quan tâm thực sự về mặt lâm sàng với những trẻ có các
triệu chứng như vậy đã được một Bác sĩ nhi khoa người Anh là George Still
thuyết trình trước Viện Hàn lâm Y khoa Hồng gia. Ơng đã đưa ra một loạt
các mô tả về trẻ em với động cơ kích động, vấn đề về chú ý, khó khăn trong
việc kiểm soát các xung động và nhu cầu cho lợi ích trước mắt. Trong mơ tả
của mình, ơng gắn các đặc điểm hành vi với thực tế rằng những trẻ này
“không xem xét tới những người khác” và được gọi là rối loạn “thiếu kiểm
soát đạo đức”. Quan niệm sai lầm mang tính lịch sử này là biểu tượng của sự
kỳ thị liên quan với các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý: Trẻ em bị


5

ảnh hưởng thường bị hiểu sai là có kiểm sốt trên hành vi của mình và chịu
trách nhiệm về các triệu chứng của chúng .
Trong những thập kỷ sau, hội chứng có liên quan đến tổn thương não và
các rối loạn này được đặt tên là tổn thương não tối thiểu. Khái niệm này đưa
đến rối loạn trạng thái sinh học cao hơn là vấn đề đạo đức, nhưng lại mang giả

định khơng chính xác rằng RLTĐGCY là kết quả của chấn thương não. Sau
đó người ta cơng nhận rằng khơng phải tất cả trẻ em đều có những tổn thương
có thể quan sát được về mặt thể chất và do đó nó được đổi tên thành rối loạn
chức năng não bộ tối thiểu .
Năm 1934, Kramer - Pollnow mô tả một hội chứng mà ông gọi là
Hyperkinetische Erkrankung (bệnh tăng vận động) được đặc trưng bởi sự bồn
chồn và khả năng bị sao nhãng. Năm 1937, phương pháp điều trị hiệu quả đầu
tiên cho bệnh RLTĐGCY đã được mô tả và báo cáo rằng Benzedrine có thể
làm giảm sự tăng động, nâng cao sự chú ý và kết quả học tập .
Tăng động là triệu chứng được sử dụng để đặt tên cho các rối loạn khi
lần đầu tiên được nhắc đến trong bảng phân loại các bệnh của Tổ chức Y tế Thế
giới, tái bản lần thứ 9 (ICD-9) là “hội chứng tăng động của thời thơ ấu”, sau đó
được gọi là “rối loạn tăng động” trong ICD-10 (1992) và trong chẩn đoán của
Hiệp hội tâm thần Mỹ và cuốn sổ tay thống kê về các rối loạn tâm thần xuất
bản lần thứ hai (DSM-II, 1969) có tên gọi là “phản ứng tăng động của thời thơ
ấu”.
Từ năm 1980, sự không chú ý cũng được nhấn mạnh và các rối loạn
được định nghĩa là “rối loạn thiếu tập trung hoặc khơng tăng động” (DSM-III,
1980) và sau đó là “rối loạn tăng động giảm chú ý” (DSM-III-R, 1987 và
DSM-IV, 1994). Cho đến nay rối loạn tăng động giảm chú ý hay ADHD đã
trở thành một khái niệm và đã được mô tả khá nhất quán, cụ thể trong cả 2
tiêu chuẩn chẩn đoán là DSM-IV và ICD-10 ,.


6

1.1.3. Dịch tễ học rối loạn tăng động giảm chú ý
1.1.3.1. Tỷ lệ mắc
Trên thế giới, ước tính tỉ lệ mắc của RLTĐGCY thay đổi tùy theo các
tiêu chí được sử dụng. Một nghiên cứu tổng quan có hệ thống gần đây tập hợp

dữ liệu từ 102 nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới và tính tốn một tỉ lệ 5%
số ca ghi nhận trẻ dưới 18 tuổi, 6% trẻ em ở độ tuổi đến trường và 3% thanh
thiếu niên (Polanczyk và cộng sự, 2007) . Mặc dù các ước tính khơng đồng
nhất, khơng có bằng chứng rõ ràng của sự biến đổi theo các văn hóa khác
nhau. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến thống nhất với tỷ lệ 3-5% số trẻ đi học do
Hội Tâm thần học Hoa Kỳ đưa ra năm 1994 .
Ở Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Vân Thanh (2010),
nghiên cứu trên 1.594 học sinh tiểu học tại Hà Nội, tỷ lệ trẻ mắc RLTĐGCY
là 1,63% . Một số nghiên cứu về sức khỏe tâm thần trẻ em tuổi học đường tại
Hà Nội, lứa tuổi từ 4-18 của Bệnh viện nhi Trung ương, cho biết tỷ lệ học
sinh có các biểu hiện RLTĐGCY tăng từ 3% năm 1997 lên 5,25% năm 2003 ,.
1.1.3.2. Giới tính
Đối với trẻ mắc RLTĐGCY, tỷ lệ ở nam gấp 3-5 lần ở nữ. Một số báo
cáo về tỷ lệ RLTĐGCY ở nam so với nữ là 5:1. Phần lớn là dạng giảm tập
trung của RLTĐGCY ở nữ nhiều hơn nam. Đối với người lớn tỷ lệ RLTĐGCY
của nam và nữ là ngang nhau .
1.1.4. Nguyên nhân
Việc tìm kiếm ngun nhân khá phức tạp bởi tính khơng thuần nhất của
những trẻ đã được chẩn đoán RLTĐGCY. Các bằng chứng cho thấy rằng một
nguyên nhân duy nhất không thể giải thích được cho rối loạn này, một số giả
thuyết đã được đề cập đến như sau:
1.1.4.1. Nguyên nhân nội sinh


7

- Yếu tố di truyền (gene)
Yếu tố di truyền (gene) được đề cập đến trong một nghiên cứu trên 238
cặp song sinh (Goodman và Stevenson, 1989) đã tìm ra sự phù hợp cho chẩn
đoán lâm sàng tăng động ở 51% các cặp sinh đôi cùng trứng và 33% các cặp

sinh đôi khác trứng. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học trường Đại
học Cardiff (Anh) cho thấy, một trong những nguyên nhân của RLTĐGCY là
do gene xấu. Nghiên cứu của một tác giả khác cho rằng có sự bất thường về
gene quy định thụ thể của dopamine là D4, D5, gen vận chuyển dopamine,
gene thuỷ phân beta dopamine, gen quy định thụ thể alpha 2A, gene quy đinh
protein cấu trúc synapse, gene vận chuyển thụ thể 5 HT serotonin, gene quy
định thụ thể seretonin 1B…, được cho rằng đóng vai trị chính trong sự phát
triển tế bào thần kinh bất thường vùng trước trán của trẻ RLTĐGCY. Phát
hiện này cho thấy hướng nghiên cứu triển vọng về điều trị và bệnh sinh của
rối loạn tăng động giảm chú ý ,,.
- Sự khác biệt về chức năng trao đổi chất ở não
Nghiên cứu của Ernst và Cs (1994) cho rằng trao đổi chất thấp hơn
mức bình thường ở nữ mắc RLTĐGCY. Zametkin và Cs (1990) cho rằng có
sự tái hấp thu glucose trong não ở người lớn RLTĐGCY ,.
- Hình ảnh học và chức năng thuỳ trán
Một nghiên cứu quan trọng khác trong suốt 10 năm của Viện sức khỏe
tâm thần quốc gia Hoa Kỳ đã so sánh những lớp chụp cộng hưởng từ não ở nam
giới bình thường và mắc RLTĐGCY, cho thấy thùy trán ở những trẻ mắc
RLTĐGCY nhỏ hơn . Hàng loạt nghiên cứu trắc nghiệm tâm lí - thần kinh về
chức năng của thùy trán (việc kiềm chế đáp ứng hành vi) cho rằng, có sự suy yếu
đáng kể ở phần này của não bộ trẻ RLTĐGCY . Sự bất thường sóng chậm trên
điện não đồ có tỉ lệ cao hơn ở nhóm trẻ RLTĐGCY. Điện thế sóng điện não cơ


8

bản vùng đỉnh ở các trẻ có rối loạn hành vi trong đó có RLTĐGCY thấp hơn
bình thường trong trạng thái bị ức chế ,.
- Thuyết sinh hóa dẫn truyền thần kinh
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân lục cầu não, bao gồm chủ yếu

là các tế bào thần kinh noradrenin, đóng một vai trị lớn trong sự chú ý. Hệ
thống noradrenin bao gồm hệ thống trung tâm (có nguồn gốc trong các nhân
lục) và hệ thống dẫn truyền ngoại vi (sợi trục các neuron trung tâm phóng chiếu
qua bó não trước giữa tới vỏ não thùy trán, đỉnh, hệ viền, đồi thị và dưới đồi).
Các hệ thống dẫn truyền ngoại vi noradrenin được dẫn truyền bằng các chất
dẫn truyền thần kinh epinephrine và norepinephrrine, dopamine có vai trị quan
trọng hơn trong RLTĐGCY. Do đó, một rối loạn chức năng trong hệ thống
noradrenin ngoại vi bị suy giảm hay q thừa các tín hiệu kích thích có khả
năng tác động ngược trở lại hệ thống trung tâm và gây ức chế nhân lục. Nhiều
nghiên cứu thuốc điều trị RLTĐGCY chỉ ra cơ chế của những thuốc tâm thần
tác động lên cả hai hệ noradrenin và hệ thống dopamine. Dopamin liên quan
với việc duy trì các mức độ hoạt động và noradrenin là quan trọng đối với duy
trì chú ý, kiểm sốt các kích thích, lo âu và cảnh giác. Methylphenidate là thuốc
kích thích catecholamine (dopamin, epinephrine và norepinephrrine được tổng
hợp bởi 1 tiền chất là Tyrosine, gọi là nhóm catecholamine). Thuốc ức chế tái
hấp thu chọn lọc norepinephrine bao gồm: Atomoxetine và một số thuốc chống
trầm cảm 3 vịng, ví dụ; Desipramine (Norpramin), Imipramine và thuốc ức
chế men MAO, Clonidine (Catapres), một chủ vận của norepinephrine. Tất cả
các thuốc trên được cho là hữu ích trong điều trị tăng động. Cơ chế của các
thuốc điều trị này là bằng cách làm tăng giải phóng norepinephrine và ngăn
chặn sự tái hấp thu norepinephrine - serotonin ở khe synapse, làm tăng nồng độ
norepinephrine tại khe synapse, dẫn tới tăng dẫn truyền. Do vậy, vai trò
chủ yếu là do hệ thống dẫn truyền thần kinh Catecholamine trong não bất
thường ,.


9

- Chậm trưởng thành não
Sự phát triển mạnh về số lượng synapse thần kinh vào các giai đoạn 3

tháng đến 10 tháng, 6 tuổi, một số trẻ phát triển không đủ số lượng synapse ở
các thời gian này có thể biểu hiện bệnh cảnh tăng động giảm chú ý và sẽ qua
đi khi não hoàn thiện trưởng thành .
1.1.4.2. Các nguyên nhân ngoại sinh
* Yếu tố chấn thương não, thai sản
- Con sinh non, nhẹ cân, phát triển chậm trong tử cung, bị ngạt khi
sinh, thiếu dinh dưỡng, thiếu sắt, bị nhiễm độc chất qua mẹ trong bào thai và
lúc sơ sinh.
- Mẹ lạm dụng chất ma túy, tiếp xúc với hóa chất đặc biệt là chì khi
mang thai, sẩy nạo phá thai, nhiễm độc thai, đẻ mổ, sử dụng các kỹ thuật lấy
thai foccep, giác hút làm tăng nguy cơ trẻ bị các rối loạn hành vi sau này.
- Nghiêm trọng có thể gây chấn thương sọ não (tổn thương thực thể)
hay di chứng như bại não, chậm phát triển tinh thần nhẹ và có thể gây tổn
thương não tối thiểu hay loạn chức năng não tối thiểu (minimal brain
dysfuntion - MBD) .
* Môi trường
Nghiên cứu RLTĐGCY trong nhiều năm đã chú ý tới ảnh hưởng của
các độc tố từ môi trường trong sự tiến triển của chứng rối loạn tăng động.
+ Chất Nicotin
Nicotin là một độc tố có ảnh hưởng đến tiến triển của RLTĐGCY, đặc
biệt khi người mẹ hút thuốc. Một số nghiên cứu cho rằng 22% người mẹ của
những trẻ mắc RLTĐGCY hút trên một bao thuốc là mỗi ngày trong suốt quá
trình mang thai, so với nhóm đối chứng chỉ có 8%. Hơn nữa, những nghiên
cứu trên động vật cho thấy Nicotin làm tăng giải phóng Doparmin và gây ra
tăng động. Dựa trên cơ sở của những số liệu này, Milberger và cộng sự đã đưa


10

giả thuyết rằng hút thuốc ở người mẹ có thể ảnh hưởng đến hệ thống tiết

Dopamine của bào thai đang phát triển. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng,
nguy cơ cho trẻ tiếp xúc với thuốc lá trước khi sinh làm cho trẻ mắc
RLTĐGCY cao gấp 2,4 lần so với trẻ khơng tiếp xúc , .
+ Thực phẩm có các chất phụ gia
Một số giả thuyết về hóa sinh của tăng động đã được đưa ra và cho
rằng thực phẩm có các chất phụ gia có thể gây rối loạn cho hệ thần kinh trung
ương của trẻ tăng động. Mặc dù khơng chắc là có sự nhạy cảm với các chất
phụ gia thực phẩm, nhưng dựa trên những nghiên cứu đối chứng chặt chẽ theo
chế độ ăn, các tác giả nhận thấy rằng một số trẻ RLTĐGCY đáp ứng tích cực
với điều này , .
+ Nhiễm độc chì
Các tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học đều cho thấy chì ảnh
hưởng đến sự phát triển thai nhi, gây nhiễm độc và làm tổn thương thần kinh.
Nghiên cứu trên nhiều phương diện cho thấy độc tính chì ảnh hưởng đến sự
phát triển của trẻ sơ sinh, phá vỡ sự ổn định của tế bào thần kinh, gây tổn
thương đến vỏ não thuỳ trán trước, hồi hải mã, tiểu não, tác động lên hệ dẫn
truyền thần kinh catecholamine ,.
1.1.4.3. Nguyên nhân tâm lý học
M. Beiser và cộng sự (2000) phân tích các số liệu trên 1.555 trẻ là dân
bản xứ và 489 trẻ nhập cư ở Bắc Mĩ, các tác giả cho thấy yếu tố văn hóa như
ngơn ngữ, giá trị niềm tin, truyền thống, tập quán và tín ngưỡng của cộng
đồng có ảnh hưởng đến việc sàng lọc, phát hiện, đánh giá, trị liệu và giáo dục
trẻ có RLTĐGCY .
Bruno Bettelheim cho rằng, ở một số trẻ quá nhạy cảm, lại đi kèm với
cách giáo dục độc đoán của bố mẹ, đặc biệt người mẹ kém kiên trì, dễ bực bội
hay cáu bẩn khi yêu cầu đứa trẻ phải vâng lời. Nếu đứa trẻ lại không vâng lời,


11


thì quan hệ mẹ - con sớm trở nên xung đột và trẻ càng có biểu hiện tăng động.
Theo Ross hành vi tăng động có thể được mơ hình hóa từ hành vi của bố hay
anh chị em ruột. Mối quan hệ bố, mẹ - con cái là mối quan hệ hai chiều. Chỉ
cần bố mẹ của những đứa trẻ RLTĐGCY ra nhiều mệnh lệnh và có những
tương tác tiêu cực với trẻ thì chúng sẽ biểu hiện ít phục tùng mệnh lệnh hơn
và có những tương tác tiêu cực hơn với bố mẹ .
1.1.4.4. Những nguyên nhân khác
- Giảm chức năng tuyến giáp do các hóc mơn tuyến giáp bị kháng lại
trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ .
- Khuyết tật thính giác, thị giác gây trở ngại về chú ý. Đó là những vấn
đề nghiêm trọng ở trung tâm nghe nhìn: xử lý, ghi nhớ, phân biệt và nhận biết
âm thanh, hình ảnh vào ở trong não) .
- Yếu tố nhiễm khuẩn: yếu tố nhiễm khuẩn đóng vai trị khởi phát và tái
phát các đáp ứng miễn dịch thần kinh, gây ra những rối loạn tự miễn tâm thần
kinh. Hậu quả là tăng động và các triệu chứng tâm thần khác .
- Tác động của rượu thời kỳ bào thai (Fetal alcohol effects): tác động
của rượu trong thời kỳ bào thai gây các rối loạn phát triển cho trẻ CPTTT, tổn
thương não, tăng tỷ lệ các vấn đề rối loạn hành vi ,.
- Tác dụng phụ của thuốc làm tăng hoạt động: phenobarbital, valproat
solium .
Tóm lại, các bằng chứng về căn nguyên sinh học đã tăng lên nhiều
trong những năm qua làm thay đổi cách nghĩ liên quan đến bệnh nguyên của
RLTĐGCY. Nhưng cùng với nhân tố tâm lý xã hội, nhân tố kinh tế (đó là mơi
trường tổng thể của trẻ) tương tác vịng trịn gây ra tính phức tạp và hậu quả
của rối loạn. Vai trò của các tác động tâm lý không tốt chắc chắn làm gia tăng
các triệu chứng.


12


1.1.5. Lâm sàng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em
1.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng đặc trưng
- Rối loạn về sự chú ý
+ Theo ICD- 10 (1993), trẻ có 9 nhóm triệu chứng rối loạn, biểu hiện
đa dạng ở nhiều tình huống. Các triệu chứng mang tính chất của 3 loại theo
khái niệm rối loạn chú ý .
+ Rối loạn chú ý có tính chọn lọc: Theo Geoff Kewley, các triệu chứng
này dễ phân tán, chỉ chú ý cái gì gây ra sự quan tâm hứng thú hơn cho trẻ
nhưng thiếu kiên trì, khơng thể tập trung vào đối tượng gây chú ý được dẫn
đến dễ bỏ qua các chi tiết, các hướng dẫn chi tiết. Trẻ thường có biểu hiện
giảm chú ý lắng nghe hơn là chú ý nhìn .
+ Trong rất nhiều các trường hợp, các rối loạn chú ý trong RLTĐGCY
dễ bị đánh giá nhầm với kém chú ý trong bệnh tự kỷ có khả năng nói vì thiếu
hồ hợp, thiếu khả năng thích ứng xã hội (khả năng tự chăm sóc bản thân,
tham gia hoạt động tập thể, khả năng giao tiếp kết bạn, cơng việc, tự kiểm
sốt bản thân).
- Tăng hoạt động
Tiêu chuẩn ICD-10 đánh giá là mức hành động quá tăng, trong khuôn
khổ người ta chờ đợi ở một đứa bé trong một hoàn cảnh nhất định (khi tĩnh,
khi động) và so sánh với một đứa trẻ cùng lứa tuổi về mức độ trí tuệ. Đặc
điểm hành vi này biểu hiện rõ ràng hơn trong những hồn cảnh có tổ chức và
có trật tự đòi hỏi một sự kiểm tra bản thân ở mức cao (đặc biệt trong hồn
cảnh địi hỏi n tĩnh) . Tăng hoạt động trong RLTĐGCY có 2 loại biểu hiện:
tăng vận động, động tác và tăng động lời nói .
+ Tăng vận động động tác: chạy và nhảy liên tục liên tục quanh phịng,
leo trèo trong hồn cảnh khơng thích hợp, cựa quậy khơng ngừng trong khi
ngồi hoặc đứng dậy khỏi chỗ trong khi được yêu cầu ngồi yên…
+ Tăng động lời nói (verbral hyperactivity): nói quá mức và làm ồn hoặc hét to.



13

- Tính xung động ở mức độ cao
Có rất nhiều các khái niệm và định nghĩa đã được đưa ra về đặc điểm
xung động của những trẻ có RLTĐGCY, và nó được hiểu theo nhiều ý nghĩa
trừu tượng khác nhau. Theo Trần Đình Xiêm, xung động được định nghĩa như
là hành động nhanh chóng mà khơng suy nghĩ trước hoặc khơng có ý thức .
Đặc điểm xung động này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, liên quan tới có
nguy cơ tham gia, thiếu suy nghĩ và quyết định một cách nhanh chóng hay
khả năng phối hợp, tự khống chế kém .
Theo nghiên cứu cuả tác giả Patton và cs, tính xung động tách thành ba
thành phần:
1) Hành động có động cơ kích hoạt.
2) Hành động khơng tập trung vào các nhiệm vụ cần thiết.
3) Không lập kế hoạch và không suy nghĩ cẩn thận.
Theo Geoff Kewley biểu hiện xung động bao gồm: xung động lời nói
(verbral impulsiveness), xung động hành động cơ thể (physical impulsiveness) .
+ Xung động lời nói: cắt ngang những mẩu đối thoại, kêu thét trong
lớp, nói tục chửi bậy, thơ lỗ làm tổn thương người khác, làm phiền người khác
quá mức dẫn tới nghèo nàn các mối quan hệ.
+ Xung động cơ thể: là những hành động không nghĩ trước nguyên
nhân và hậu quả. Hành động dại dột như chạy trên đường đuổi theo bóng
khơng cân nhắc những mối nguy hiểm hay trèo lên cây mà không nghĩ ra cách
để xuống.
- Trở ngại về quá trình nhận thức
+ Đó là ảnh hưởng của tập trung chú ý kém, trí nhớ ngắn hạn, khả năng
nắm bắt, sử dụng ngơn ngữ và kiểm sốt hành vi kém... trong khi trẻ mắc
RLTĐGCY thường có trí tuệ bình thường (IQ bình thường), sự định hướng,
trí nhớ dài hạn, ý nghĩ trừu tượng không bị ảnh hưởng.



14

+ Biểu hiện của trở ngại hoạt động nhận thức: quên ngay, quên những
đồ vật thiết yếu, thời gian biểu, công việc hàng ngày, công việc sắp làm,
đang làm dẫn tới tổ chức sắp xếp nhiệm vụ kém hay mắc lỗi cẩu thả phải
làm lại. Trẻ thường né tránh, không thích hoặc miễn cưỡng tham gia vào các
hoạt động địi hỏi phải duy trì nỗ lực trí tuệ. Trở ngại về nhận thức cũng là
một đặc điểm của RLTĐGCY làm ảnh hưởng đến chức năng xã hội và thành
tích học tập (suy giảm chức năng học tập hay chứng khó học - learning
disability; khó khăn về ngơn ngữ - language difficulties; khó học tốn - math
difficulties) ,.
1.1.5.2. Các triệu chứng khác
- Cảm xúc và khí sắc: Trạng thái cảm xúc khơng ổn định, mang tính
bốc đồng, xung động (emotional impulsiveness) dễ khóc, dễ bị kích động,
cơng kích, dễ hưng phấn q mức vì những lý do nhỏ. Điều này có thể khó
phân biệt với rối loạn hành vi chống đối.
- Các hội chứng rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo âu lan tỏa nếu có
chỉ là đi kèm, khơng bao giờ nổi trội bằng các biểu hiện giảm chú ý và tăng
động là hạt nhân chính của RLTĐGCY. Mặc dù trong trầm cảm, lo âu cũng có
giảm tập trung chú ý hay mệt mỏi, khó ngủ .
- Nội dung tư duy bình thường: Phù hợp, logic, khơng có bằng chứng
về suy nghĩ tự sát, giết người hay triệu chứng loạn thần kinh.
1.1.5.3. Các rối loạn phối hợp
Hầu hết các nghiên cứu cho thấy 60-70% trẻ RLTĐGCY có rối loạn khác
đi kèm hoặc phải chung sống trong tình trạng của nhiều loại rối loạn khác.
- Rối loạn hành vi, rối loạn cư xử, chống đối
Các nghiên cứu cho thấy rối loạn đi kèm RLTĐGCY thường là các rối
loạn chống đối (Oppositional Defiant Disorder - ODD), rối loạn cư xử
(Conduct Disorder- LD), rối loạn học tập (Learning Disorder- LD)… Trong



×