Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm bờ mi do nấm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 88 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm bờ mi là một viêm của phần trước mi, một trong những bệnh phổ
biến, có thể gặp ở cả nam và nữ, các lứa tuổi và dân tộc khác nhau. Người ta
chia ra hai hình thái của viêm bờ mi: hình thái viêm có bong vẩy đặc trưng
bởi sự cương tụ của bờ mi với những vẩy dạng mỡ hay khô,hình thái loét
đặc trưng bởi sự phát triển những mụn mủ nhỏ dẫn đến hình thành những hạt
hay những loét của bờ mi, các bệnh kèm theo như viêm kết giác mạc là hay
gặp... bệnh thường tiến triển mạn tính, hay tái phát [1].
Có nhiều cách phân loại viêm bờ mi khác nhau: theo nguyên nhân có
thể viêm bờ mi do nấm, virus, vi khuẩn, kí sinh trùng; do cơ địa như da nhờn,
gàu tóc hoặc mụn trứng cá.... [2],[3]. Mặc dù theo cách phân chia và nguyên
nhân nào thì viêm bờ mi thường gây ra các triệu chứng khó chịu như kích ứng
mắt và mi mắt, cảm giác nóng rát, ngứa, chảy nước mắt, đỏ mắt, sợ ánh sáng....
và nhiều khi ảnh hưởng đến chất lượng thị lực của người bệnh [3]. Viêm bờ mi
là bệnh có thể điều trị khỏi nhưng do diễn biến thường âm thầm, các triệu
chứng thường nhẹ nên nhiều khi bệnh nhân ít để ý và thầy thuốc dễ bỏ qua,
điều trị không triệt để bệnh hay tái phát. Tình trạng viêm nhiễm kéo dài, không
được điều trị triệt để dễ dẫn đến xuất hiện một số biến chứng: chắp, lẹo, rụng
hàng lông mi, thay đổi cấu trúc vĩnh viễn như biến dạng bờ mi, sụn mi, thay
đổi cấu trúc phim nước mắt gây khô mắt, lông quặm, lông xiêu, viêm kết giác
mạc, ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân [4],[5].
Trong các nguyên nhân người ta cũng đề cập nhiều đến viêm bờ mi do
nấm với biểu hiện lâm sàng, điều trị và tiên lượng khá phức tạp. Những
nghiên cứu của các tác giả khác nhau về viêm bờ mi nói chung và viêm bờ
mi do nấm nói riêng đã đề cập đến bệnh cảnh của viêm bờ mi do nấm khá
thường gặp, biểu hiện lâm sàng có nhiều điểm chung với viêm bờ mi do các
nguyên nhân khác tuy nhiên do đặc điểm do nấm có những đặc thù riêng,



2

chẩn đoán và điều trị cũng có những điểm cần được phân biệt với các viêm
bờ mi do nguyên nhân khác. Các triệu chứng đưa người bệnh đến khám
thường xuyên là những triệu chứng nhẹ, gây nên những khó chịu nhẹ, bệnh
nhân có thể không nhớ thời điểm bắt đầu, thường dùng nhiều loại thuốc tra
mắt các triệu chứng dịu đi sau đó lại tái phát có thể nhiều lần. Đôi khi bệnh
nhân đến vì những biến chứng như chắp, lẹo, viêm tỏa lan rộng trên mi,
những biến chứng viêm loét giác mạc, khô mắt... Chẩn đoán viêm bờ mi với
các dấu hiệu thường ít đặc trưng, tuy nhiên khám kỹ bờ mi, làm các xét
nghiệm tìm nguyên nhân cho phép chẩn đoán viêm bờ mi do nấm.
Điều trị viêm bờ mi nói chung và viêm bờ mi do nấm nói riêng đòi hỏi
sự chăm sóc đặc biệt về vệ sinh cá nhân, chăm sóc tại chỗ, toàn thân, các
biện pháp sử dụng các thuốc khác nhau cũng như sự duy trì điều trị và điều
trị các triệu chứng phối hợp. Kết quả điều trị ban đầu thường tốt tuy nhiên
kết quả lâu dài còn nhiều khó khăn nhiều khi nguồn gốc nấm từ các vị trí
khác nhau trên cơ thể không loại trừ được và tái phát là rất thường xuyên.
Hơn nữa các thuốc chống nấm hiện nay là rất ít, dùng đường toàn thân ít tác
dụng và độc tính cao, thuốc điều trị tại chỗ thường không có nhiều, phải sử
dụng kết hợp các biện pháp cơ học và hóa học...
Nhằm tìm hiểu kỹ hơn về viêm bờ mi do nấm chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm
bờ mi do nấm” với hai mục tiêu sau:
1.
2.

Mô tả đặc điểm lâm sàng của viêm bờ mi do nấm.
Đánh giá kết quả điều trị của viêm bờ mi do nấm.



3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. VIÊM MI MẮT
1.1.1. Khái niệm viêm mi mắt
Viêm mi mắt là tình trạng viêm nhiễm phần ngoài của mi mắt do các
tác nhân gây bệnh khác nhau: vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng, rối loạn
chức năng tăng tiết tuyến chất bã nhờn tuyến Meibomius... gây ra các kích
thích của mắt. Viêm mi mắt được nói đến từ lâu những ca đầu tiên được
Elsching mô tả năm 1908 và được Thygeson [1] phân loại lần đầu tiên vào
năm 1946. Tác giả đã phát hiện những liên quan viêm mi mắt do da tiết bã
nhờn, viêm bờ mi do tụ cầu và sự kết hợp của hai thực thể lâm sàng viêm mi
mắt dạng vẩy và viêm dạng loét. Về nguyên nhân chú ý đặc biệt viêm mi
mắt do tụ cầu và viêm mi do nhiễm trùng tuyến Meibomius là rất thường gặp
của viêm mi mắt. Hơn ba thập kỷ sau, McCulley lần đầu tiên báo cáo viêm
mi mắt không lây nhiễm và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nghiên
cứu trên 26 bệnh nhân viêm mi mắt và thấy một số trường hợp do rối loạn
chức năng tăng tiết tuyến chất bã nhờn, trong đó có 8 trường hợp do viêm
tuyến Meibomius [6], [7]. Trên lâm sàngviêm mi do rối loạn chức năng
tuyến Meibomius thấy: các tuyến có xu hướng giãn với dịch tiết bị ứ đọng,
bệnh nhân thường có những triệu chứng rõ rệt: mi có hình ảnh giọt dầu, sủi
bọt trên mi, viêm tắc lỗ tuyến, làm cho màng phim nước mắt bốc hơi nhanh
dẫn đến rối loạn màng phim nước mắt, lâu ngày gây ra rụng lông mi, khô mắt.
1.1.2. Phân loại viêm mi mắt
Theo giải phẫu người ta chia mi thành mi trước, mi sau. Theo quan niệm
viêm mi có thể gặp ở mi trước (hay viêm bờ mi), hay mi sau thường hay đi


4


kèm rối loạn chức năng tuyến Meibomius. Một số tác giả đã mô tả phân loại
đặc điểm lâm sàng của một số nguyên nhân gây viêm mi mắt như sau:
Bảng 1.1. Đặc điểm lâm sàng các hình thái thường gặp viêm mi mắt [2],[3]
Viêm mi trước do tụ cầu
Lông mi thưa,
Lông mi

lông quặm, lông
xiêu
Lông mi mọc dài

Mi mắt

Lông mi mọc

Viêm mi trước

Viêm mi sau do viêm

do tăng tiết bã

tắc tuyến Meibomius

Rụng lông mi

Lông mi mọc bất

Mọc bất thường


thường trong kết mạc

- Vẩy nhờn trên
mi

không đúng

-giọt dầu tuyến
Meibomius
Sủi bọt, Dày tuyến
Tắc lỗ tuyến Meibomius

hướng

Lộ tuyến Meibomius
Phim
nước mắt
Kết mạc

Giác mạc
Bệnh
ngoài da

Bình thường

Bình thường

Viêm dạng nhú

Viêm dạng nhú


Viêm dạng chấm
Thâm nhiễm
Viêm da dị ứng

Bình thường, có thể khô
mắt
Viêm kết mạc dạng
chấm
Loét, phù nề, mỏng,

Loét giác mạc

viêm dạng chấm, tân
mạch

Viêm da do
tăng tiết bã

Mụn trứng cá đỏ

Theo James P McCulley và Cs (1982) [5] nghiên cứu trên nhóm 90
bệnh nhân bị viêm mi mãn tính với các nguyên nhân khác nhau, tác giả phân
loại viêm mi mắt theo nhóm nguyên nhân như sau:


5

Phân loại theo nhóm nguyên nhân
Viêm mi do tụ cầu

Riêng biệt
Hỗn hợp: Da tiết bã nhờn/Viêm mi do tụ
Da tiết cầu

nhờn

Da tiết bã nhờn với da tiết bã nhờn rối
loạn chức năng tuyến tuyến Meibomius
Da tiết bã nhờn với rối loạn chức năng
tuyến Meibomius thứ phát

Số bệnh nhân
gặp

Tỷ lệ

15 bệnh nhân

17,7%

11

20,4%

12,2%

14

25,9%


15,6%

12

22,2%

13,3%

17

31,5%

18,9%

Rối loạn chức năng tuyến Meibomius nguyên phát

14

15,6%

Nguyên nhân khác

7

7,8%

Dị ứng, nấm, bệnh vẩy nến

Như vậy nhóm viêm mi thường gặp nhất là viêm do da tiết bã nhờn
(60%), sau đó là rối loạn chức năng tuyến tuyến Meibomius, viêm mi do tụ

cầu(17,7%) riêng biệt và 25,9% là hỗn hợp da tiết bã nhờn với viêm mi do tụ
cầu....viêm mi do nấm chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong nguyên nhân viêm mi.
1.2. VIÊM BỜ MI
1.2.1. Quan niệm về viêm bờ mi
Từ quan niệm, phân loại của các tác giả về viêm mi mắt, người ta cho
rằng những viêm của phần sau mi có liên quan đến rối loạn chức năng tuyến
Meibomius, còn những viêm mi trước được gọi làviêm bờ mi. Phân loại có
tính chất khu trú vị trí những cũng có liên quan đến bệnh sinh, bệnh cảnh
lâm sàng, nguyên nhân, điều trị và tiên lượng của bệnh lý của viêm mi mắt.
Nghiên cứu về viêm bờ mi hay viêm mi trước Thygeson 1946[1] phân ra
viêm mi mạn tính thành hai dạng: viêm bờ mi dạng vẩy và viêm bờ mi dạng
loét. Tuy nhiên bệnh cảnh của viêm mi mắt thường kết hợp với nhau: viêm
bờ mi cũng có thể có viêm mi sau và ngược lại. Từ những hiểu biết và quan
niệm của các tác giả, nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu đề cập đến viêm mi


6

trước hay viêm bờ mi.
1.2.2. Triệu chứng lâm sàng viêm bờ mi
Theo các nghiên cứu khác nhau triệu chứng lâm sàng của viêm bờ mi
nói chung có những đặc điểm sau [2],[8],[9],[10]:
- Về giới và tuổi: thường gặp ở nữ nhiều hơn nam, các độ tuổi khác nhau
- Cơ địa: các tác giả thấy rằng bệnh thường gặp trên những bệnh nhân
có cơ địa dị ứng, da tăng tiết bã nhờn, mồ hôi dầu, mắc các bệnh sừng hóa
da, mụn đỏ trứng cá....đây là điều kiện thuận lợi cho nấm và các vi khuẩn
khác thâm nhập gây bệnh.
- Điều kiện vệ sinh môi trường sống: bệnh nhân sinh sống trong vùng ô
nhiễm môi trường nhiều bụi khói bẩn, nguồn nước ô nhiễm, ít vệ sinh
thường xuyên hoặc tiếp xúc nhiều với chất lạ cũng rất dễ gây ra viêm bờ mi.

- Chấn thương mi cũng là điều kiện của viêm bờ mi.
Các biểu hiện trên mắt hay gặp là:
- Các triệu chứng chủ quan: kích thích khó chịu trong mắt, cảm giác
cộm, xốn, chảy nước mắt, ngứa ở mi mắt, sợ ánh sáng, mỏi mắt, khó mở
mắt.... Các triệu chứng lúc đầu thường nhẹ, âm thầm, diễn biến tăng dần
theo thời gian và một số điều kiện thuận lợi. Tại các nước tiên tiến trình độ
dân trí cao bệnh nhân thường đến khám và điều trị sớm; ở các nước chậm
phát triển thường bệnh nhân tự tìm mua nhiều loại thuốc khác nhau để tra
mắt, thường các triệu chứng đỡ sau đó lại tái phái, các dấu hiệu tái lại nhiều
lần, bệnh nhân đến bệnh viện khi các triệu chứng đã nặng hay kèm theo biến
chứng (chắp lẹo, viêm kết giác mạc....). Viêm bờ mi lâu ngày có thể gây nên
dấu hiện mờ mắt, nhìn khó, cảm giác nhìn lóa
- Khám trên mi mắt: mi cương tụ, bờ mi đỏ và giãn tĩnh mạch mi là
biểu hiện thường gặp sớm nhất của viêm bờ mi. Các dấu hiệu bong vẩy của
da mi, chân lông mi phù lồi cao, loét bờ mi, kèm theo các tổn thương khác
của mi như: dầy sừng, ổ nhiễm khuẩn kéo dài, áp xe nhỏ trong nang lông mi,
ổ viêm dạng sừng hóa ở chân lông mi...Tùy theo hình thái lâm sàng có thể


7

có biểu hiện ở trên bờ mi trước, bờ mi sau hay toàn bộ mi. Viêm bờ mi sau
thường có dấu hiệu của viêm tuyến Meibomius (nhiều chất tiết ở lỗ tuyến,
tắc lỗ tuyến hình thành nang ở lỗ tuyến....)[11],[4].
Một số hình thái lâm sàng của viêm bờ mi:
- Viêm bờ mi dạng loét: đây là một trong viêm bờ mi tương đối
nghiêm trọng xuất hiện các triệu chứng:
+ Bờ mi luôn trong tình trạng ẩm ướt do chứa nhiều dịch tiết nên dễ
gây ra nguy cơ nhiễm trùng, đóng vẩy, mưng mủ, với những vết loét nhỏ.
+ Nang lông mi hủy hoại nên lông mi mọc sai vị trí có thể mọc vào

trong kết mạc, gây ra lông quặm, lông xiêu làm kích thích mắt khó chịu,
chảy nước mắt, đau nhói, sợ ánh sáng.
+ Lông mi rụng nhiều nhưng có thể mọc lại hoặc không thể mọc lại.
- Viêm bờ mi dạng bong vẩy:
+ Bờ mi tấy đỏ, sung huyết.
+ Cảm giác ngứa liên tục.
+ Chân lông mi biến sắc, trở thành màu trắng xám với rất nhiều vẩy nhỏ
như cám và dễ bong tróc.
- Viêm bờ mi góc mắt:
+Trường hợp này viêm chỉ giới hạn bờ mi ở hai khóe góc mắt trong và
ngoài.
+ Khóe mắt thường đỏ ửng, và rất ngứa.
+ Bạc lông mi, là triệu trứng hiếm gặp nhưng đây là một trong những
tình trạng nặng của bệnh.
+ Khi viêm bờ mi lâu ngày có thể gây bán tắc điểm lệ, gây ra chảy
nước mắt.
+ Rối loạn lipid màng phim nước mắt gây ra khô mắt, đỏ mắt, khiến
bệnh nhân có cảm giác cộm rát.
+ Một số biến chứng nặng có thể xuất hiện: khi viêm loét bờ mi để lại


8

sẹo gây co kéo biến dạng bờ mi, biến chứng quặm mi gây viêm loét kết mạc,
hình thành sẹo kết mạc, lông quặm, lông xiêu chọc vào giác mạc gây viêm
loét giác mạc. Viêm tuyến bờ mi lâu ngày gây tắc tuyến Meibomius, chắp
lẹo có thể tái phát nhiều lần, gây biến chứng biến dạng sụn mi [6],[12].
1.2.3. Phân loại viêm bờ mi: Có nhiều cách phân loại viêm bờ mi
Theo hình thái lâm sàng các tác giả phân loại như sau:
Bảng 1.2. Phân loại viêm bờ mi [1],[2],[5]

Tác giả

Năm

Thygeson

1946

Phân loại
- Viêm bờ mi dạng loét
- Viêm bờ mi dạng vẩy
- Viêm bờ mi do tụ cầu
- Viêm bờ mi da tiết bã
- Viêm bờ mi da tiết bã kết hợp do tụ cầu

McCulley

1982

- Viêm da tăng tiết bã nhờn với tăng tiết bã nhờn
với rối loạn chức năng tuyến Meibomius mạn tính
- Viêm da tăng tiết bã nhờn kết hợp với viêm tuyến
Meibomius cấp
- Viêm bờ mi vẩy khô

Uber-Spitzy

1991

- Viêm bờ mi do tăng tiết bã nhờn

- Viêm bờ mi dạng loét


9

Theo nguyên nhân người ta chia ra:
Viêm bờ mi do vi khuẩn: viêm bờ mi do vi khuẩn Staphylococcus đây
là nguyên nhân thường gặp nhất, thường xảy ra ở người trẻ. Thường gặp ở cả
bờ mi trên, bờ mi dưới và đồng thời cả hai mắt.Có 3 chủng vi khuẩn được
phân lập thường gây ra viêm bờ mi mạn tính bao gồm S. epidermidis,
Propionibacterium acnes, Corynebacterium và S. aureus
Viêm bờ mi do virus: viêm bờ mi do virus Herpes Simplex thường gặp ở
một mắt. Đây là một tình trạng bệnh nặng, có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào,
đặc biệt hay gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Mi có nhiều bọng nước
nhỏ tạo thành chùm, những bọng nước gây phù nề mi nhiều, bọng nước tự vỡ
trong vài ngày, có thể để lại sẹo co kéo gây biến dạng mi.
Viêm bờ mi do Zona mắt là tình trạng nhiễm Herpes Zoster điển hình
thường gặp ở một mắt, bệnh nhân trung niên, người suy giảm miễn dịch. Do
virus Herpes Zoster nằm ở đầu mút các dây thần kinh nên khi bệnh tiến triển
thường có cảm giác đau theo nhánh phân chia đầu tiên của dây thần kinh mặt,
kèm theo nổi mảng sẩn đỏ vùng da trán. Sự phát triển của những bọng nước
nhỏ, bọng nước có thể lan rộng, có mủ và loét kèm theo từng mảng dày cứng.
Những trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện phù quanh hốc mắt do viêm tổ
chức hốc mắt ảnh hưởng đến nhãn cầu. Những bọng nước này vỡ để lại sẹo
có thể gây biến dạng mi, biến dạng bờ mi.
Viêm bờ mi nấm: thường gặp ở những bệnh nhân bị chấn thương hoặc
sinh hoạt trong những điều kiện thiếu vệ sinh. Bệnh nhân thường xuyên có
cảm giác ngứa kéo dài, khó chịu, gây kích thích mắt. Chẩn đoán dựa vào xét
nghiệm nuôi cấy nấm hoặc soi tươi soi trực tiếp [13].



10

Hình 1.1. VBM do tụ cầu có viêm

Hình 1.2. VBM do Herpes [3]

giác mạc [5]
Viêm bờ mi do kí sinh trùng hiện nay viêm bờ mi do kí sinh trùng
thường hiếm gặp. Chủ yếu gặp ở vùng còn những điều sinh hoạt lạc hậu.
Thường hay gặp kí sinh trùng Demodex [14],[15].
Một số nguyên nhân khác viêm bờ mi:
- Viêm bờ mi da do tăng tiết bã nhờn: xuất hiện ở những bệnh nhân có cơ
địa da tăng tiết nhờn, sản xuất thừa các chất bã nhờn, dẫn đến tăng tiết bã các
tuyến của mi mắt. Bệnh thường xuất hiện ở những người lớn tuổi và thường
không phân biệt giới tính. Viêm bờ mi da do tăng tiết bã nhờn làm cho các
ống tuyến bờ mi giãn ra, trong một số trường hợp có thể gây ra viêm kết giác
mạc [16].

Hình 1.3. VBM do viêm tuyến
Meibomius [4]

Hình 1.4. VBM do tụ cầu [5]


11

- Viêm bờ mi trên cơ địa những người thường có mụn trứng cá đỏ. Đây
là một trong những tình trạng viêm da mạn tính đặc trưng bởi mụn trứng cá
đỏ, dai dẳng, sẩn, ban đỏ. Các mụn trứng cá có thể thấy trên má, mũi trán và

mi mắt. Những trường hợp mụn trứng cá mạn tính có thể đi kèm với với viêm
tuyến Meibomius mạn tính. Bệnh gây các biến chứng cho giác mạc như: lắng
đọng lipid giác mạc, phù nề giác mạc [17].
- Viêm bờ mi trong các trường hợp: môi trường độc hại, khói bụi lâu, cơ
địa dị ứng,thẩm mỹ mi mắt bằng các hóa chất, mỹ phẩm....
1.2.4. Điều trị viêm bờ mi
Nguyên tắc chung: [4],[18]
- Khi chưa viêm bờ mi cần áp dụng một số biện pháp phòng tránh:
+ Làm sạch mắt hàng ngày, hoặc sau khi làm việc.
+ Cần phòng tránh các biện pháp phơi nhiễm tác nhân gây viêm bờ mi.
+ Làm sạch mi mắt bằng khăn ấm, nước sạch có thể giúp kiểm soát các
dấu hiệu và triệu chứng.
+ Các biện pháp tự chăm sóc: massage mi, làm sạch mi giúp giảm thiểu
các triệu chứng kích thích.
- Khi có viêm bờ mi do các nguyên nhân: cần tìm nguyên nhân và điều trị
+ Thuốc dùng toàn thân: kháng sinh phối hợp đường toàn thân nếu có
viêm bờ mi nặng.
+ Các phương pháp hoá lý: trong điều kiện khó khăn không có kháng
sinh đặc hiệu có thể sử dụng một số phương pháp cổ điển như chấm dung
dịch betadin 5% trên mặt ổ loét hàng ngày cho đến khi hết loét.
+ Một số thuốc hỗ trợ khác: tăng cườngdinh dưỡng như vitamin A, B2,
B5. Khi xuất hiện các biến chứng cần điều trị phối hợp các biến chứng, tránh
tình trạng bệnh nặng, kéo dài gây biến chứng.


12

Ngoài ra có thể hướng dẫn bệnh nhân đắp gạc ướt, đánh bờ mi, các
phương pháp vật lý trị liệu đơn giản mà bệnh nhân có thể tự làm được.
+ Thuốc kháng sinh tại chỗ.

+ Thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ steroid: trong một số trường hợp nặng
cần thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ chứa steroid có thể giúp kiểm soát viêm
trong mắt và mi mắt.
+ Nước mắt nhân tạo: giúp giảm khô mắt, giảm thiểu các biến chứng
khác về mắt.
- Các biện pháp khắc phục tự chăm sóc một lần hoặc hai lần một ngày:
+ Áp gạc ấm trên mắt khép kín trong năm phút để nới lỏng dịch rử khô
trên mi mắt.
+ Ngay sau đó, sử dụng một chiếc khăn thấm nước ấm và một vài giọt
dầu gội trẻ em để rửa sạch các mảnh vụn dầu tại chân của lông mi.
+ Tiếp tục điều trị cho đến khi các dấu hiệu và triệu chứng hết. Sau đó có thể
giảm tần số rửa mi mắt và duy trì một thói quen chăm sóc mi mắt tránh tái phát.
+ Kiểm soát các viêm nhiễm nơi khác: theo nhiều nghiên cứu, nấm mi
thường cùng bệnh cảnh với nhiễm nấm nơi khác như nấm da, nấm tóc, nấm
móng...các tác giả khuyên cần quan tâm đến điều trị nấm ở các vị trí trên cơ
thể mà có thể là nhiễm nấm nguyên phát. Nấm tóc cũng được nhiều nghiên
cứu quan tâm, các tác giả khuyên cần có điều trị nấm tóc bằng các thuốc
chống nấm (dầu gội đầu có thuốc chống nấm).
Thấy tính chất phức tạp của viêm bờ mi, Tổ chức Nhãn khoa Quốc tế
(ICO) đã bàn thống nhất ban hành hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và theo dõi
viêm bờ mi, hy vọng có hướng dẫn chuẩn của chẩn đoán và điều trị bệnh lý
mạn tính này. Sau đây là toàn bộ nội dung “Hướng dẫn về chẩn đoán và
điều trị viêm bờ mi (theo ICO 2008) [19]”. Đánh giá được đưa ra dựa vào
các dấu hiệu của viêm bờ mi và theo dõi đánh giá theo các mức độ:
- Mức quan trọng đánh giá theo ba mức: mức A là quan trọng nhất, B là
quan trọng vừa, C là không quan trọng.


13


- Mức độ mạnh của triệu chứng đánh giá theo ba mức: mức độ I là rất
mạnh, mức độ II: trung bình, mức độ III: nhẹ
Hướng dẫn bao gồm các bước: ghi nhận bệnh sử, dấu hiệu ban đầu,
khám thực thể ban đầu, xét nghiệm chẩn đoán, quản lý chăm sóc, theo dõi
đánh giá, tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân.
a. Bệnh sử, dấu hiệu ban đầu

• Các triệu chứng và dấu hiệu ở mắt
• Thời điểm trong ngày khi các triệu chứng nặng nhất
• Thời gian của các triệu chứng
• Biểu hiện trên một hay hai mắt
• Điều kiện làm trầm trọng thêm(ví dụ: hút thuốc lá, chất gây dị ứng, gió,
kính áp tròng, mức độ ẩm thấp, chế độ ăn uống, uống rượu, trang điểm mắt)
• Các triệu chứng liên quan đến bệnh lý hệ thống (ví dụ: trứng cá đỏ, dị ứng)
• Các thuốc toàn thân và tại chỗ đã và đang sử dụng
• Tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh (ví dụ: chấy, rận)
• Tiền sử bệnh mắt (ví dụ: phẫu thuật nhãn cầu và mi mắt, chấn thương
tại mắt, bao gồm cả bỏng hóa chất, tổn thương bức xạ, cơ, nhiệt…)
• Tiền sử bệnh toàn thân (ví dụ: các bệnh ngoài da như trứng cá đỏ, bệnh
dị ứng, và Zona mắt)
b. Khám thực thể ban đầu

• Thị lực
• Khám bên ngoài mi: da mi, mi mắt chung
• Khám sinh hiển vi: phim nước mắt, bờ mi trước, lông mi, bờ mi sau,
sụn kết mạc, kết mạc cùng đồ, giác mạc
• Đo nhãn áp
c. Xét nghiệm chẩn đoán

• Xét nghiệm vi sinh có thể được chỉ định cho những bệnh nhân bị viêm

bờ mi trước tái phát với viêm nhiễm nặng cũng như đối với những bệnh nhân
không đáp ứng với điều trị.


14

• Sinh thiết của mi mắt để loại trừ khả năng ung thư có thể được chỉ định
trong các trường hợp bất đối xứng rõ rệt, sức đề kháng với điều trị hoặc tái
phát chắp ở một vị trí không đáp ứng tốt với điều trị.
• Tham khảo ý kiến với các nhà giải phẫu bệnh trước khi lấy sinh thiết
nếu nghi ngờ ung thư biểu mô tế bào bã.
d. Quản lý chăm sóc

• Điều trị viêm bờ mi bắt đầu bằng chế độ chăm sóc: chườm ấm và vệ
sinh mi mắt.
• Đối với bệnh nhân viêm bờ mi do tụ cầu, một kháng sinh tại chỗ như
Erythromycin có thể dùng một hoặc nhiều lần trong ngày hoặc trước khi đi
ngủ, có thể đánh trên mi mắt, thời gian từ một đến nhiều tuần.
• Đối với những bệnh nhân có rối loạn chức năng tuyến Meibomius, mà
triệu chứng và dấu hiệu mạn tính không được kiểm soát đầy đủ với vệ sinh mi
mắt: Tetracyclin đường uống có thể được sử dụng.
• Liệu pháp ngắn corticosteroid có thể có tác dụng tốt, cần tránh điều trị
corticosteroid lâu dài.
e. Theo dõi đánh giá

• Khám theo dõi nên bao gồm: khai thác bệnh sử từng thời kỳ, thử thị
lực, khám phần phụ thuộc, khám sinh hiển vi
• Nếu dùng liệu pháp corticosteroid được quy định, đánh giá lại bệnh
nhân trong vòng một vài tuần tới xác định đáp ứng với điều trị, đo nhãn áp, và
đánh giá sự tuân thủ điều trị

f. Tư vấn, hướng dẫn bệnh nhân

• Trao đổi về bệnh mạn tính và tái phát cho bệnh nhân hiểu về của các
quá trình bệnh.
• Thông báo cho bệnh nhân biết quá trình điều trị bệnh các triệu chứng
có thể được cải thiện nhưng bệnh khó khỏi hoàn toàn.
• Tư vấn bệnh nhân biết rằng việc đắp gạc ấm áp và vệ sinh mi mắt là
cần thiết và lâu dài,các triệu chứng thường tái phát nếu ngừng điều trị sớm


15

1.3. VIÊM BỜ MI DO NẤM
1.3.1. Nấm gây bệnh ở mắt
Theo phân loại nấm nói chung, người ta chia nấm thành 4 nhóm chính
[20],[21],[22],[23]:
- Nấm nhóm 1: các loại nấm của lớp sừng hay gây bệnh lang ben, bệnh
trứng tóc và bệnh vẩy sừng.
- Nhóm 2: các loại nấm da như nấm bẹn, nấm da đầu…
- Nhóm 3: nấm Candida da niêm mạc và phủ tạng
- Nhóm 4: các loại nấm sâu trong cơ thể.
Về cấu tạo của nấm người ta phân biệt ba loại: nấm sợi, nấm men và
nấm lưỡng hình.
- Nấm sợi: đây là những nấm có dạng sợi, đa bào, thường phân nhánh và
tạo thành đám bông, cấu tạo có thể có vách ngăn hoặc không có vách ngăn,
nấm sợi có vách ngăn là những tác nhân thường gặp gây viêm loét giác mạc.
Nấm sợi còn được chia làm hai loại: có và không có sắc tố. Fusarium,
Aspergillus, Curvularia, Bipolaris và Alternaria là những giống nấm sợi
thường gặp gây viêm loét giác mạc. Rhinopus và Mucor là những nấm sợi
không có vách ngăn, hiếm khi gây viêm loét giác mạc và các nhiễm trùng

khác ở mắt
- Nấm men: là những đơn bào, có chồi, khuẩn lạc tròn, nhầy, màu kem.
Trong tổ chức chúng sinh giả sợi nhưng đôi khi cũng sinh sợi thật sự có vách
ngăn. Candida và Tryptococcus là các nấm men gây bệnh mắt có liên quan
đến bệnh toàn thân
- Nấm lưỡng hình: một số nấm tạo thành hình sợi trong điều kiện tự
nhiên (25oC) và dạng men khi ở trong tổ chức (37 oC). Các nấm này gọi là
nấm lưỡng hình phụ thuộc vào nhiệt độ nuôi cấy. Histoplasma capsolatum,
sporothrix schenki và phialophora verrucosa là ví dụ về các nấm lưỡng hình
gây viêm nhiễm ở mắt.


16

Nấm sinh sản bằng phương pháp hữu tính hoặc vô tính và tạo ra các cấu
trúc sinh sản gọi là "bào tử". Những bào tử này đặc trưng cho từng giống và là
đặc điểm hình thái quan trọng trong việc phân loài nấm
Nấm gây bệnh ở mắt có thể gặp nhiều loại tuy nhiên nấm mi mắt chủ yếu
gặp nhóm 1 và nhóm 2 (nấm sừng và nấm da). Viêm bờ mi do nấm là tình
trạng viêm bờ mi mà nguyên nhân gây bệnh là do nấm gây nên. Bệnh thường
tiến triển mạn tính, thời gian điều trị kéo dài, có thể tái phát.
1.3.2. Lâm sàng viêm bờ mi do nấm
Nhiễm nấm bờ mi gây nên viêm bờ mi với các đặc trưng cơ bản của
viêm bờ mi nói chung, dù cho nấm có những đặc tính riêng nhưng viêm bờ mi
do nấm khó tìm những đặc trưng riêng biệt, người ta chẩn đoán nguyên nhân do
nấm chủ yếu phải dựa vào kết quả xét nghiệm. Nhiều nghiên cứu về các yếu tố
ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm da, tóc, mi… trong đó các yếu tố tại chỗ
như pH của da, rối loạn sự tạo sừng, nhiệt độ, dưỡng khí… Nghiên cứu cho thấy
trên da có độ pH khá thấp (6,5) nên khả năng nhiễm nấm thấp, nhưng tại da mi
có ảnh hưởng của pH của nước mắt (gần trung tính) nên khả năng nhiễm nấm bờ

mi khá thuận lợi. Da mi cũng là nơi có độ ẩm cao, chính độ ẩm làm cho khả
năng thâm nhiễm của nấm vào bờ mi dễ hơn[23]. Khi nghiên cứu yếu tố nội tiết
cho thấy vai trò của hormon như androgens và các yếu tố nội tiết khác ảnh
hưởng đến sản xuất lipid của các tuyến bã trong cơ thể cũng như tại tuyến
Meibomius làm thay đổi chất và lượng của lớp lipid gây rối loạn chức năng
tuyến Meibomius. Vì vậy phụ nữ, đặc biệt ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh có
nguy cơ khô mắt và viêm bờ mi do nấm nhiều hơn nam giới. McCulley JP. và Cs
(1977) [6] nghiên cứu trên những bệnh nhân viêm bờ mi có rối loạn chức năng
tuyến Meibomius thường có kèm theo viêm kết giác mạc: 11 bệnh nhân nam và
15 bệnh nhân nữ viêm bờ mi không được điều trị. Tác giả thấy rằng mỗi bệnh
nhân viêm bờ mi đều có biểu hiện rối loạn chức năng tuyến Meibomius và kèm


17

theo các triệu chứng khác: 11,5% có tiết bã nhờn, 34,6% có trứng cá đỏ, 53,8%
có viêm da tăng tiết bã nhờn, 38,5% có tiết bã nhờn đơn thuần, 15,4% có viêm
da tăng tiết bã nhờn kèm theo viêm da dị ứng.
Bảng 1.3. Triệu chứng ở mắt (Theo McCulley JP, Sciallis GF (1977) [6].
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13

Triệu chứng
Vẩy, gàu
Cương tụ
Cảm giác dị vật trong mắt
Chắp
Nhìn mờ
Chảy nước mắt
Cảm giác nóng bỏng trong mắt
Ngứa
Khô mắt
Chảy nước mắt
Bong vẩy
Kích thích
Sợ ánh sáng

Tỷ lệ gặp %
78
78
67
60
43
39
38
30
27
23

19
15
4

Nghiên cứu của các tác giả cho rằng thời gian trung bình của viêm bờ
mi nhóm tăng tiết bã nhờn trung bình là 6 năm, 7,1 năm với nhóm có trứng
cá đỏ, 22 năm với nhóm viêm da tăng tiết bã nhờn có dị ứng da. Các tổn
thương da thường nằm tại các vị trí có sẹo hay bị lạnh như cằm, mũi, gò
má… Các bác sĩ nhãn khoa thấy rằng: các biểu hiện xuất hiện trung bình là
7 năm, tuy nhiên không chính xác thời điểm, các triệu chứng thường hai
bên, và có thể không đối xứng. Sau đây là mô tả của các bác sĩ về những
triệu chứng của viêm bờ mi.
Bảng 1.4. Triệu chứng ở mắt (nghiên cứu khác của tác giả ghi nhận các dấu
hiệu trên mắt) (McCulley JP, Sciallis GF (1977) [6].
STT

Triệu chứng

Tỷ lệ gặp %


18

1

2

3

4


5

Vẩy, gàu
Rụng lông mi
Bờ mi không đều
Triệu chứng ở mi
Bong vẩy
Viêm ở chân lông mi
Lông xiêu
Tuyến bị đặc lại
Tuyến
Tình trạng ứ đọng tuyến
Nốt mủ lỗ tuyến
Meibomius
Lỗ tuyến bị lấp
Cương tụ
Tăng sản nhú gai
Bắt màu Rose bengal
Kết mạc
Sạn mi
Xuất tiết
Dính kết mạc
Bệnh giác mạc chấm
Giác mạc
Sẹo giác mạc
Giảm cảm giác giác mạc
Test But nhanh
Có bọt
Phim nước mắt Rối loạn phim nước măt

Chất tiết
Khô mắt

61
58
46
42
27
7
100
100
35
23
100
100
100
50
23
4
100
15
15
100
62
58
54
35

Tóm lại các triệu chứng của viêm bờ mi do nấm thường gặp [24],[25],[26]:
- Mắt kích thích

- Chảy nước mắt
- Mắt đỏ
- Một cảm giác có sạn trong mắt
- Mi mắt xuất hiện rử
- Ngứa mi mắt
- Sưng đỏ mi mắt
- Bong da quanh mắt


19

- Cặn lông mi
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Lông mi mọc bất thường (sai vị trí lông mi).
- Lông mi rụng có thể mọc lại hoặc không mọc lại.
Một số đặc điểm lâm sàng của một số loại nấm gây viêm bờ mi [27]:
- Viêm bờ mi do nấm blastomycosis: loại nấm này thường gây bệnh ở
những người làm nông nghiệp hoặc làm những công việc ngoài trời.
+ Biểu hiện toàn thân: đây là loại nấm có thể gây bệnh ở phổi: gây ho,
viêm phổi mạn tính.
+ Tổn thương tại mắt: sau khi bị cành cây, lá lúa quệt vào da mi có thể
nhiễm nấm với biểu hiện lâm sàng: tăng sản quá mức của biểu bì da, giống
dạng u nhú hoặc carcinoma tế bào vẩy có kèm theo mụn mủ. Loại nấm này có
thể gây viêm kết mạc kèm theo.
- Viêm bờ mi do nấm coccidiomycosid: thường do Coccidiodes immitis
gây bệnh.
+ Biểu hiện toàn thân: nấm gây bệnh ở phổi gâyviêm phổi kéo dài.
+ Tổn thương tại mắt: tổn thương da mi dạng tế bào vẩy, có thể rụng
hàng lông mi, gây biến dạng bờ mi, viêm bờ mi dạng carcinoma. Đây là loại
nấm ngoài gây viêm bờ mi còn có thể gây tổn thương nhiều bộ phận khác của

nhãn cầu: viêm kết giác mạc, viêm thượng củng mạc, viêm củng mạc, viêm
dịch kích - hắc võng mạc.
- Viêm bờ mi do nấm cryptococosis:do cyptococcus neoformans gây bệnh.
+ Biểu hiện toàn thân: gây bệnh ở phổi, da đầu, da mặt, mụn mủ, nốt
dưới da, đặc biệt gặp ở những người suy giảm miễn dịch hệ thống.
+ Tại mắt: gây viêm bờ mi dạng loét. Bờ mi là những ổ loét sùi để lại sẹo
dễ gây biến dạng bờ mi, lông mi mọc bất thường sai vị trí.


20

- Viêm bờ mi do nấm Dermatophytosis Tinea Palpebrum: thường gây
sừng hóa da do ba loại nấm: Trichophyton, Epidermophyton, Microsporidium.
+ Biểu hiện toàn thân: gây sừng hóa da, tạo thành các nốt sẩn đỏ, có bờ, ngứa.
Tại mi mắt: gây viêm bờ mi dạng sừng hóa kiểu tế bào vẩy, bờ gồ gề,
ngứa tạo thành ổ loét.
- Viêm bờ mi do nấm Sporotrichosis: là bệnh do nấm Sporothrix
Schencki ưa sống ở các loại thực vật như rau gây nên.
+ Biểu hiện toàn thân: bệnh thường gặp ở da, nổi những nốt dọc theo các
mạch bạch huyết, có thể gây bệnh ở xương, phổi.
+ Tại mắt: nấm gây bệnh tạo thành những nốt dưới da, mụn mủ, có thể
gây loét tạo thành sẹo co kéo biến dạng mi, bờ mi, gây lông quặm, lông xiêu.
Loại nấm này có thể viêm củng mạc, viêm mủ túi lệ, nặng hơn có thể viêm
nội nhãn.
- Viêm mi do nấm Pityrosporum:
+ Toàn thân: Đây là loại nấm thường gây bệnh ngoài da, chân lông, tóc,
móng. Bệnh thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, ở những người có cơ địa tăng
tiết tuyến nhờn ở da. Bệnh thường xuất hiện và phát triển ở những vùng có
khí hậu nóng ẩm. Tác giả Nguyễn Tứ Đệ (2014) [28] nghiên cứu nhóm 46
bệnh nhân bị nấm Pityrosporum trên cơ thể thấy tỷ lệ gặp nấm ở mắt là 13/46

ca (28,26%). Các vị trí thường gặp theo thứ tự là: ngực, lưng, tay, cổ nách sau
đó là ở mắt và cuối cùng là ở chân.
+ Tại mắt: bệnh nhân thường có triệu chứng cộm, rát, ngứa bờ mi. Bờ
mi có thể đỏ, chất tiết dính và thường vào buổi sáng, thường có vẩy ở bờ mi
và dọc theo chân lông mi giống như gàu hoặc những đám vẩy to. Có thể có
tắc tuyến Meibomius gây ứ đọng chất tiết.Bệnh thường tiến triển âm ỉ kéo dài


21

đến khi phát hiện bệnh thường bệnh đã nặng hơn. Bệnh thường kèm theo: khô
mắt, viêm da tiết nhờn, Rosasea.
Lâm sàng viêm bờ mi do nấm rất đa dạng, nhiều khi lẫn lộn các nguyên
nhân giữa vi khuẩn, nấm và thậm chí yếu tố dị ứng, miễn dịch… Tác giả
Derbel M1 và Cs (2005) [29] nhân trường hợp viêm bờ mi do nấm do
Milassezia trên bệnh nhân 29 tuổi làm việc nội trợ đến khám vì bị cộm, chói
mắt đỏ của bờ mi không có tiền sử dị ứng, lông mi có xuất tiết, có viêm kết
mạc dạng hạt kèm theo. Khám nghiệm nhãn khoa bình thường. bệnh nhân
được chỉ định điều trị như viêm dị ứng với các thuốc chống dị ứng và
corticoide… khi bệnh nhân khám lại các triệu chứng không giảm mà còn kèm
theo loét của bờ mi. làm xét nghiệm vi khuẩn, ký sinh trùng đều âm tính, xét
nghiệm nấm có nấm Malassezia. Chỉ định dùng thuốc chống nấm nhóm
ketoconazol (Nizoral) tra 5 lần ngày x 15 ngày, các triệu chứng giảm nhanh và
hết… bệnh lại tái phát sau 5 tháng điều trị. Liệu pháp điều trị lại tiếp tục trong
15 ngày. Nhân trường hợp này tác giả cho rằng viêm bờ mi là tổn thương với
bệnh sinh phức tạp. Trong số các viêm bờ mi nhiễm trùng viêm bờ mi do
Malassezia thể hiện một viêm bờ mi do nấm, tuy nhiên các nghiên cứu rất ít
có báo cáo về viêm bờ mi do nấm này. Nhóm này có thể gây viêm bờ mi,
viêm da tiết bã nhờn,u hạt, viêm da dị ứng, thậm chí có nhiễm nấm huyết
(Fongemie). Theo tác giả Saraux và CS thì biểu hiện của bệnh là sự phản ứng

tăng mẫn cảm của cơ thể với tác nhân gây bệnh là nấm, sự bùng phát của bệnh
phụ thuộc vào điều kiện ô nhiễm của môi trường, sự phản ứng thái quá của cơ
thể với tác nhân gây bệnh. Tác giả Huber còn cho rằng hay gặp trên cơ địa dị
ứng có liên quan đến sự giảm đáp ứng miễn dịch tế bào của nhóm IgA gây ra
những thay đổi miễn dịch của cơ thể kéo theo viêm bờ mi với sự bội nhiễm vi
khuẩn [TDT 23]. Điều trị thường kèm theo cả chống dị ứng, chống viêm… Các
triệu chứng thường nặng lên với ánh sáng, hút thuốc lá, và khô mắt.


22

Viêm bờ mi do nấm Malassezia trên lâm sàng hay biểu hiện dưới dạng
viêm bờ mi bã nhờn, tổn thương thường có những điểm loét nhỏ ở bờ mi,viêm
u hạt, bã nhờn. Nghiên cứu trên nhóm 50 bệnh nhân viêm bờ mi do nấm, 42%
nhóm có viêm bờ mi có bã nhờn, 58% viêm bờ mi bong vẩy, thường xuyên
cósự kết hợp viêm kết giác mạc, chắp lẹo. Nhóm nghiên cứu 40 bệnh nhân
viêm bờ mi do nấm Huber và cs thấy có 14% có kết hợp với viêm kết giác
mạc, thường là những viêm kết mạc dạng hạt. Xét nghiệm soi trực tiếp tìm
Malassezia là đủ và không cần thiết nuôi cấy vì nuôi cấy Malassezia là khá
khó. Trong thực hành lâm sàng khó phân biệt viêm bờ mi là do nấm hay do vi
khuẩn trong mọi trường hợp viêm bờ mi. Denton và Cs nghiên cứu thấy rằng
thực hiện khám nghiệm viêm bờ mi có loét, viêm bờ mi trước tái phát không
đáp ứng với các điều trị chuẩn, cần nghi ngờ viêm bờ mi do nấm [23],[24].
1.3.3. Cận lâm sàng viêm bờ mi do nấm
Chẩn đoán nấm bờ mi chủ yếu dựa vào xét nghiệm vi sinh [20],[30]: các
xét nghiệm quen thuộc như soi tươi có thể thấy sợi nấm, tuy nhiên với một số
loại nấm tại bờ mi (đặc biệt nấm Pityrosporium) cần xét nghiệm soi trực tiếp.
Các qui trình nuôi cấy phân lập nấm bằng cách nuôi cấy nấm trên các môi
trường nghèo dinh dưỡng.



23

- Quy trình lấy bệnh phẩm:
+ Bệnh nhân ngừng tra thuốc kháng sinh ít nhất sau 1 ngày.
+ Sáng hôm sau xét nghiệm bệnh nhân không rửa mặt, không tra bất kì
loại thuốc nào.
+ Lam kính: vô khuẩn, khô, ghi tên tuổi bệnh nhân.
+ Chất nuôi cấy nấm: canh thang, thạch cao...
+ Thuốc tê, nước muối, đèn cồn....
+ Dụng cụ lấy bệnh phẩm: thìa, tăm bông, đèn cồn...
+ Lấy bệnh phẩm ở vùng trung tâm hoặc rìa ổ viêm.
+ Cố định bệnh phẩm
+ Soi tươi, soi trực tiếp: nấm(+), (++), (+++)....
- Có nhiều loại nấm gây viêm bờ mi, một số loại nấm thường gặp gây viêm bờ mi:
Blastomycosis,

Coccidiomycosid,

Cryptococosis,

Dermatophytosispalpebrum,

Sporotrichosis, pityrosporium
1.3.4. Chẩn đoán viêm bờ mi do nấm
Lâm sàng [31],[32]:
- Mắt kích thích: chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng
- Mắt đỏ, cảmgiác có sạn trong mắt
- Mi mắt xuất hiện rử
- Ngứa mi mắt

- Sưng đỏ mi mắt
- Bong da quanh mắt
- Cặn lông mi khi tỉnh dậy
- Lông mi mọc bất thường (sai vị trí lông mi).
- Lông mi rụng có thể mọc lại hoặc không mọc lại
- Các dấu hiệu triệu chứng toàn thân kèm theo: viêm phổi, suy giảm hệ
thống miễn dịch....


24

Cận lâm sàng:
- Soi tươi, soi trực tiếp: nấm(+), (++), (+++)....
- Nuôi cấy nấm trên môi trường riêng
1.3.5. Điều trị viêm bờ mi do nấm
Viêm bờ mi do nấm là bệnh có thể điều trị khỏi tuy nhiên việc điều trị
cần thời gian kéo dài, bệnh lại hay tái phát nên đòi hỏi cả bệnh nhân và thầy
thuốc phải kiên trì [31],[33],[34],[35].
Nguyên tắc chung:
- Khi chưa nhiễm nấm cần áp dụng một số biện pháp phòng tránh:
+ Làm sạch mi mắt hàng ngày.
+ Cần phòng tránh các biện pháp phơi nhiễm nấm và nhiễm nấm.
+ Thường xuyên vệ sinh mắt và mi mắt hàng ngày, sau khi làm việc.
+ Làm sạch mi mắt bằng khăn ấm, nước sạch có thể giúp kiểm soát các
dấu hiệu và triệu chứng.
+ Các biện pháp tự chăm sóc: massage mi, làm sạch mi giúp giảm thiểu
các triệu chứng kích thích.
Các tiêu chí chọn kháng sinh chống nấm [36]
Phân loại kháng sinh chống nấm: Kháng sinh chống nấm chủ yếu
thuộc dòng kìm hãm sự phát triển của nấm không phải diệt nấm, điều này nói

lên là cần một điều trị kéo dài đảm bảo cho bảo vệ tế bảo của cơ thể, giới hạn và
loại trừ tác nhân gây bệnh. Nấm có cấu tạo đặc biệt khác vi khuẩn, đó là những
“thực vật” có cấu trúc sợi (nấm sợi – mycelium) hay dạng 1 tế bào – nấm men
(levures) không có diệp lục và có carbon trong thành phần tế bào sống kí sinh hay
hoại sinh. Thành tế bào rất dày, tạo bởi chất kitin, polyozit (glucane,
mannances) liên kết với những protein, phosphotypide và stérol (không có ở
vi khuẩn).Thành phần của thành và của những chất bao quanh màng tế bào
đóng vai trò đáng kể trong tính thấm của tế bào với sự xâm nhập của kháng


25

sinh chống nấm. Kháng sinh chống nấm có đặc điểm là tác dụng không đặc
hiệu và có độc tính cao cũng như khả năng thấm vào tổ chức chưa tốt, về số
lượng kháng sinh cũng không có nhiều, một số loại chính được sử dụng rộng
rãi như sau:
- Nhóm Amphotericin B, loại kháng sinh chống nấm được dùng từ 1956
cho nhiều loại nhiễm nấm và vẫn còn sử dụng. Đây là một loại thuốc rất độc
nên gần đây đã có dạng bọc thuốc giữa hai lớp phospholipid để làm giảm độc
tính. Phổ tác dụng: thuốc có tác dụng với candidiasis, cryptococcosis,
histoplasmosis,

blastomycosis,

paracoccidiomycosis,

coccidiomycosis

aspergillosis, sporotrichosis, mucormycosis, thuốc còn có tác dụng với
leishmaniasis thể da niêm mạc nhưng chỉ dùng trong những trường hợp bệnh

kháng với thuốc nhóm khác. Amphotericin B hoà tan trong nước, không ổn
định trong môi trường Acide, mất tác dụng ở nhiệt độ trên 30oC, nhạy cảm với
ánh sáng mặt trời. Độc tính: các phản ứng có thể chia thành cấp và mạn. Phản
ứng cấp tính có thể có sốt, giảm huyết áp, khó thở, rét run, thường giảm 4 giờ
sau ngừng thuốc, có thể phòng những phản ứng này bằng cách dùng corticoid
ngay khi bắt đầu truyền dịch. Phản ứng mạn tính gồm tăng nitơ máu, giảm
kali, magie máu, thiếu máu, toan hoá ống thận, đau đầu, buồn nôn, nôn, mệt
mỏi, giảm cân, đôi khi thấy giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu. Thuốc có dạng tiêm
truyền: 1 ống 50 mg (50. 000 đơn vị), liều thông thường 0,25 mg/1kg thể
trọng. Ngoài ra có dạng viên và dạng mỡ.
- Nhóm Griseofulvin: xâm nhập vào lớp keratin của giác mạc, vào lớp
keratin mới của các tổ chức. Tác động với chuyển hoá thành tế bào và axit
nucleic của nấm. Bền vững với màng tế bào, với ARN của tế bào người.
- Nhóm kháng sinh chống nấm tổng hợp mới hiện nay là: Pyrimidine
Fluore (5FC), tác dụng với loại tác nhân: Chromoblasto – mycoses và tác
dụng yếu hơn với loại Aspergillus. Hơn nữa 5FC nhanh chóng gây kháng


×