Tải bản đầy đủ (.pdf) (185 trang)

Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (rd) trong các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 185 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________________

Hoàng Văn Tuyên
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
(R&D) TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội – 2016

-0-


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________________

Hoàng Văn Tuyên
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI
(R&D) TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ
Mã số: Đào tạo thí điểm

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

CẤP ĐHQG CHẤM LUẬN ÁN TIẾN SĨ

1. TS. Nguyễn Quân
2. PGS.TS. Mai Hà

PGS.TS. Vũ Cao Đàm

Hà Nội – 2016

-1-


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, tác giả luận án này, xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi
thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Quân và PGS.TS. Mai Hà. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án là do chính bản thân tác giả thực hiện, được phân tích một
cách khách quan, trung thực. Các số liệu và tư liệu thứ cấp được trích dẫn từ những
nguồn chính thống theo chuẩn mực khoa học.
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận án

Hoàng Văn Tuyên

-2-


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Nguyễn Quân và

PGS.TS. Mai Hà, hai người Thầy đã hướng dẫn tận tình và chu đáo cũng như đóng
góp những ý kiến bổ ích để tác giả hoàn thành luận án tiến sĩ của mình.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô thuộc Khoa Khoa học Quản lý
(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), đặc biệt
là Thầy PGS.TS.Vũ Cao Đàm, PGS.TS.Trần Văn Hải và PGS.TS.Đào Thanh Trường
đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích cho tác giả trong quá trình học
tập tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lời cảm ơn của tác giả xin được gửi tới các Công ty, Tổng công ty và Tập đoàn
đã rất thiện chí tham gia, dành nhiều thời gian và cung cấp cho tác giả nhiều số liệu,
tư liệu (thông qua bảng hỏi) cũng như những ý tưởng bổ ích (thông qua các cuộc tọa
đàm, trao đổi ý kiến) trong quá trình thực hiện luận án.
Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến sự giúp đỡ của TS. Trần Lệ Thu (Đại học
Công nghiệp Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh), ThS. Phạm Thiên Hoàng (Viện Quản lý
Kinh tế Trung ương), một số bạn bè và đồng nghiệp khác giúp tác giả tham gia khảo
sát thực địa và nhiều công việc mang tính hành chính cho việc triển khai luận án.
Lời cảm ơn cuối cùng của tác giả xin dành cho vợ và các con đã có nhiều giúp
đỡ, tạo điều cả về vật chất và tinh thần trong suốt quá trình thực hiện luận án này.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn luận án không tránh khỏi những thiếu
sót. Tác giả xin trân trọng mọi ý kiến góp ý, bổ sung của Quý Thầy, Cô, bạn bè và
đồng nghiệp cho luận án của mình.
Hà Nội, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận án

Hoàng Văn Tuyên

-3-


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................6

1. Sự cần thiết nghiên cứu ...................................................................................6
2. Ý nghĩa của nghiên cứu ..................................................................................9
3. Mục tiêu nghiên cứu .....................................................................................10
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .................................................................11
5. Phương pháp và tiếp cận nghiên cứu ............................................................11
6. Nguồn dữ liệu và công cụ hỗ trợ nghiên cứu ................................................12
7. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................12
8. Cấu trúc luận án ............................................................................................13
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................................14
1.1. Giới thiệu ......................................................................................................14
1.2. Chức năng của hoạt động R&D trong doanh nghiệp ....................................14
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan ..........................................................................14
1.2.2. Nhận xét ....................................................................................................19
1.3. Tầm quan trọng của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp .........................19
1.3.1. Các nghiên cứu liên quan ..........................................................................19
1.3.2. Nhận xét ....................................................................................................23
1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp ...........................23
1.4.1. Các nghiên cứu liên quan ..........................................................................23
1.4.2. Nhận xét ....................................................................................................35
1.5. Tiểu kết chương 1 .........................................................................................35
CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG R&D CỦA
DOANH NGHIỆP ......................................................................................................37
2.1. Một số khái niệm cơ bản ...............................................................................37
2.1.1. Doanh nghiệp ............................................................................................37
2.1.2. Nghiên cứu và triển khai (R&D) và Đổi mới ............................................41
2.2. Phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp ...............................................45
2.2.1. Phát triển nguồn lực R&D của doanh nghiệp ...........................................46
2.2.2. Thực hiện hoạt động R&D của doanh nghiệp ...........................................46
2.2.3. Phát triển kết quả R&D của doanh nghiệp ................................................50
2.3. Vai trò của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp .......................................50

2.3.1. Tăng khả năng đổi mới của doanh nghiệp ................................................50
2.3.1.1. Mô hình đổi mới tuyến tính ................................................................ 50
2.3.1.2. Mô hình đổi mới theo liên kết chuỗi ..................................................52
2.3.1.3. Mô hình đổi mới mở ...........................................................................54
2.3.1.4. Mô hình “đổi mới động” ...................................................................55
2.3.2. Hình thành công nghệ ―lõi‖ cho doanh nghiệp .........................................56
2.3.3. Tăng vị thế và giá trị của doanh nghiệp ....................................................56
2.3.4. Tăng cường hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp .................................57
2.3.5. Giúp doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển nhanh .................................57
2.3.6. Nhận xét ....................................................................................................57
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp .....................58
2.4.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp ...........................................................58
1


2.4.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ..........................................................61
2.4.3. Nhận xét ....................................................................................................67
2.5. Tiểu kết chương 2 .........................................................................................68
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG R&D VÀ CHÍNH SÁCH ẢNH
HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG R&D CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .........69
3.1. Thực trạng hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam ............................69
3.1.1. Thực trạng chung.......................................................................................69
3.1.1.1. Thực trạng tổ chức R&D trong doanh nghiệp ...................................69
3.1.1.2. Nguồn gốc hình thành các đơn vị R&D trong doanh nghiệp ............69
3.1.1.3. Mô hình tổ chức và quản lý hoạt động R&D trong doanh nghiệp ....69
3.1.1.4. Thực trạng quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp .....................72
3.1.1.5. Thực trạng hoạt động R&D của doanh nghiệp .................................73
3.1.2. Thực trạng hoạt động R&D: trường hợp ngành công nghiệp thực phẩm
Việt Nam ..............................................................................................................79
3.1.2.1. Lý do chọn ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam ........................79

3.1.2.2. Doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam ...................81
3.1.2.3. Hoạt động R&D của doanh nghiệp ngành công nghiệp thực phẩm
qua mẫu điều tra ...............................................................................................81
3.2. Thực trạng chính sách ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp
Việt Nam ..................................................................................................................91
3.2.1. Chính sách tạo lập nguồn vốn cho hoạt động R&D của doanh nghiệp ....91
3.2.1.1. Trên phương diện chính sách ............................................................91
3.2.1.2. Nhận xét .............................................................................................94
3.2.2. Thuế cho hoạt động R&D của doanh nghiệp ............................................97
3.2.2.1. Trên phương diện chính sách ............................................................98
3.2.2.2. Nhận xét ...........................................................................................106
3.2.3. Phát triển nhân lực hoạt động R&D cho doanh nghiệp ..........................108
3.2.3.1. Trên phương diện chính sách ..........................................................108
3.2.3.2. Nhận xét ...........................................................................................108
3.2.4. Chính sách đối với máy móc, trang thiết bị và thông tin cho hoạt động
R&D của doanh nghiệp ......................................................................................110
3.2.4.1. Trên phương diện chính sách ..........................................................110
3.2.4.2. Nhận xét ...........................................................................................111
3.2.5. Chính sách về SHTT và quản lý tài sản vô hình doanh nghiệp ..............111
3.2.5.1. Trên phương diện chính sách ..........................................................111
3.2.5.2. Nhận xét ...........................................................................................112
3.2.6. Phát triển ―môi trường‖ liên kết khu vực Hàn lâm – Công nghiệp .........113
3.2.6.1. Trên phương diện chính sách ..........................................................113
3.2.6.2. Nhận xét ...........................................................................................114
3.3. Tiểu kết chương 3 .......................................................................................115
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG R&D TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ..............................................................................117
4.1. Giải pháp chính sách từ phía nhà nước .......................................................117
4.1.1. Đầu tư tài chính cho hoạt động R&D của doanh nghiệp ........................117
4.1.1.1. Đa dạng hóa nguồn đầu tư tài chính cho R&D ...............................117

2


4.1.1.2. Khuyến khích thuế ............................................................................120
4.1.1.3. Khuyến khích, hỗ trợ tài chính khác ................................................121
4.1.2. Phát triển nhân lực cho hoạt động R&D của doanh nghiệp ....................122
4.1.2.1. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực R&D doanh nghiệp ................122
4.1.2.2. Tăng cường lưu chuyển nhân lực khu vực Hàn lâm-Công nghiệp ..122
4.1.2.3. Thu hút nhân lực R&D quốc tế ........................................................123
4.1.2.4. Tạo lập môi trường phát triển nhân lực R&D .................................124
4.1.3. Phát triển ―phương tiện‖ hỗ trợ R&D của doanh nghiệp ........................125
4.1.3.1. Cơ sở vật chất, máy móc và trang thiết bị .......................................125
4.1.3.2. Thông tin KH&CN ...........................................................................126
4.1.3.3. Tư vấn, môi giới và hỗ trợ kỹ thuật..................................................126
4.1.4. Phát triển liên kết đa dạng Hàn lâm – Công nghiệp ................................126
4.1.5. Đổi mới quản lý KH&CN .......................................................................127
4.1.6. Tạo điều kiện khung khuyến khích R&D (chính sách đổi mới) .............129
4.1.6.1. Tạo môi trường thuận lợi cho R&D và đổi mới ..............................129
4.1.6.2. Tăng truyền bá tri thức trong nền kinh tế và thiết chế hỗ trợ..........133
4.1.6.3. Phát triển nguồn nhân lực và văn hóa đổi mới ...............................135
4.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp ...................................................................136
4.2.1. Đề xuất khung xây dựng chiến lược R&D của doanh nghiệp Việt Nam .137
4.2.2. Các giải pháp khác ...................................................................................140
4.3. Tiểu kết chương 4.........................................................................................144
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................153
PHỤ LỤC..................................................................................................................168
Phụ lục 1. Cách thức điều tra doanh nghiệp ..........................................................168

Phụ lục 2. Mẫu phiếu điều tra doanh nghiệp .........................................................173
Phụ lục 3. Một số kết quả kiểm định thống kê ......................................................177
Phụ lục 4. Lợi ích (thuế) của doanh nghiệp tính trên 01 đ.v.t.t. đầu tư cho R&D 181

3


DANH MỤC BẢNG, HÌNH VÀ HỘP
Danh mục bảng
Bảng 2.1. So sánh giữa tự thực hiện R&D và hợp tác thực hiện hoạt động R&D..50
Bảng 2.2. So sánh giữa doanh nghiệp lớn và DNNVV trên phương diện R&D.... 58
Bảng 2.3. So sánh khuyến khích thuế và hỗ trợ vốn trực tiếp cho hoạt động R&D
doanh nghiệp .......................................................................................................... 65
Bảng 3.1. Nhân lực R&D trong doanh nghiệp theo chức năng và trình độ ........... 73
Bảng 3.2. Số lượng đơn và bằng độc quyền cấp cho ―doanh nghiệp‖ Việt Nam .. 76
Bảng 3.3. Doanh nghiệp trả lời phiếu điều tra phân theo quy mô và loại hình...... 81
Bảng 3.4. Cơ cấu các nguồn tài chính (%) đầu tư cho R&D của doanh nghiệp .... 82
Bảng 3.5. Chi cho R&D và thu nạp công nghệ ngoài doanh nghiệp ..................... 83
Bảng 3.6. Kết quả hoạt động trung bình tính cho 01 doanh nghiệp ....................... 84
Bảng 3.7. Lý do chính mà doanh nghiệp thực hiện hoạt động R&D ..................... 86
Bảng 3.8. Lý do chính mà doanh nghiệp không thực hiện hoạt động R&D .......... 87
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của R&D đối với doanh nghiệp thời gian qua .................... 89
Bảng 3.10. Ảnh hưởng lâu dài của R&D đối với doanh nghiệp ............................ 89
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của chính sách đến hoạt động R&D của doanh nghiệp .... 90
Danh mục hình
Hình 0.1. Cấu trúc của luận án ............................................................................... 13
Hình 2.1. Mô hình đổi mới tuyến tính (khoa học/ công nghệ đẩy) ....................... 52
Hình 2.2. Mô hình đổi mới theo liên kết chuỗi ...................................................... 52
Hình 2.3. Mô hình đổi mới đóng (trái) và mở (phải) ............................................. 55
Hình 2.4. Mô hình đổi mới động ............................................................................ 55

Hình 3.1a. Mô hình tổ chức R&D kiểu tập trung ................................................... 70
Hình 3.1b. Mô hình tổ chức R&D kiểu phi tập trung ............................................ 71
Hình 3.1c. Mô hình tổ chức R&D kiểu kết hợp ..................................................... 71
Hình 3.2. Cơ cấu kinh phí thực hiện R&D năm 2012 ............................................ 74
Hình 3.3. Tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện cải tiến công nghệ và R&D .................... 77
Hình 4.1. Mô hình tổ chức hoạt động R&D của doanh nghiệp............................ 137
Hình 4.2. Khung xây dựng chiến lược R&D của doanh nghiệp .......................... 139
Danh mục hộp
Hộp 3.1. Minh họa về tỷ lệ trích lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp .. 95

4


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CGCN

chuyển giao công nghệ

CNH-HĐH

công nghiệp hóa – hiện đại hóa

CNTP

công nghiệp thực phẩm

ĐMCN

đổi mới công nghệ


DNCNC

doanh nghiệp công nghệ cao

DNKH&CN

doanh nghiệp khoa học và công nghệ

DNNVV

doanh nghiệp nhỏ và vừa

FDI

đầu tư trực tiếp nước ngoài

GD&ĐT

giáo dục và đào tạo

GTGT

giá trị gia tăng

KCN

khu công nghiệp

KH&CN


khoa học và công nghệ

KT-XH

kinh tế - xã hội

NCKH

nghiên cứu khoa học

NCKH&PTCN

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

NCS

nghiên cứu sinh

NCV

nghiên cứu viên

NSNN

ngân sách nhà nước

QPPL

quy phạm pháp luật


R&D

nghiên cứu và triển khai

SHTT

sở hữu trí tuệ

SX-KD

sản xuất – kinh doanh

SXTN

sản xuất thử nghiệm

TNCN

thu nhập cá nhân

TNDN

thu nhập doanh nghiệp

TSCĐ

tài sản cố định

WTO


tổ chức thương mại thế giới

XNK

xuất nhập khẩu

5


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo
ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Theo số liệu của Bộ tài chính, tính đến thời điểm
31/01/2015, cả nước có 488.148 doanh nghiệp đang hoạt động SX-KD.
Về tỷ trọng trong cơ cấu GDP, doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng cao
nhất, ở mức 48-49% tổng GDP; khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 3334%; khu vực doanh nghiệp FDI, chiếm tỷ trọng ổn định ở mức 17-18% trong giai
đoạn 2009-2012. Vào năm 2012, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là khu vực
thu hút nhiều lao động nhất với 6,76 triệu lao động (chiếm 60,97%); khu vực doanh
nghiệp FDI với 2,72 triệu lao động (chiếm 24,54%); khu vực doanh nghiệp nhà nước
với 1,61 triệu lao động (chiếm 14,49%). Doanh nghiệp nhà nước có quy mô lao động
lớn nhất, bình quân 496 lao động/ doanh nghiệp; tiếp đó là doanh nghiệp FDI với 303
lao động; doanh nghiệp ngoài nhà nước với chỉ 20 lao động. Nếu xét về qui mô lao
động năm 2012, trong tổng số doanh nghiệp của tất cả các khu vực kinh tế thì doanh
nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tới 97,7%. Trong khối doanh nghiệp ngoài nhà
nước thì DNNVV cũng chiếm đa số với tỷ lệ 98,6%. Đặc biệt, tỷ lệ doanh nghiệp có
quy mô vừa chỉ chiếm 1,6% trong tổng số các doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Báo cáo tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp năm 2014 cho thấy
mặc dù doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện những bước phát triển nhất định, góp
phần vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân
sách, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, v.v. nhưng sự phát triển còn nhiều hạn chế.

Chất lượng phát triển của doanh nghiệp còn ở mức thấp, thể hiện qua quy mô doanh
nghiệp chủ yếu là nhỏ và vừa; hiệu quả SX-KD của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà
nước còn thấp; thị trường trong nước phát triển chậm, nguy cơ mất thị phần gia tăng;
khả năng hấp thụ vốn thấp, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn.
Ngoài những hạn chế vừa nêu, thông qua các công trình nghiên cứu và thực tế
cho thấy khả năng cạnh tranh của đa số doanh nghiệp Việt Nam khá thấp. Trong tiến
trình toàn cầu hóa, tự do hoá và hội nhập quốc tế, vấn đề cạnh tranh gay gắt đang đặt
ra cho các doanh nghiệp phải tiến hành hàng loạt các hoạt động cần thiết nhằm vượt

6


qua áp lực cạnh tranh này. Để tăng năng lực cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp có những
kế hoạch hành động khác nhau: đầu tư nghiên cứu, cải tiến thiết kế, thay đổi mẫu mã,
kiểm soát chất lượng, v.v... Trong các hoạt động này thì hoạt động nghiên cứu và
triển khai (R&D) của doanh nghiệp và làm thế nào để gắn kết quả hoạt động R&D
với hoạt động SX-KD của doanh nghiệp được xem là hoạt động đem lại lợi ích cho
doanh nghiệp từ nhiều khía cạnh: thúc đẩy năng lực công nghệ của doanh nghiệp, hấp
thụ và đồng hoá công nghệ nhập, đổi mới công nghệ đang có, v.v... và từ đó giúp
doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm/ dịch vụ có chất lượng cao và từ đó
gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoạt động R&D có tầm quan trọng
như vậy nhưng thực tế thì doanh nghiệp Việt Nam chưa mặn mà với hoạt động R&D,
đầu tư cho KH&CN rất khiêm tốn. Số liệu điều tra 325.304 doanh nghiệp của Tổng
cục thống kê cho thấy năm 2011 chỉ có 1.090 doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN và
đạt 5.439 tỷ đồng.
Ở Việt Nam, Đảng và Chính phủ cũng đã thể hiện sự quan tâm nhất định đến phát
triển KH&CN nói chung, phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp nói riêng. Vấn
đề này đã được thể hiện trong nhiều văn bản từ Nghị quyết của Bộ chính trị, Ban
chấp hành trung ương đến các luật và văn bản dưới luật. Điển hình là Nghị Quyết 37
của Bộ Chính trị (khóa IV), Nghị Quyết TW2 (Khóa VIII), Quyết định số 134/HĐBT

ngày 31/8/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) cho phép các tổ chức
KH&CN, các cơ sở đào tạo, các cơ sở SX-KD thuộc các thành phần kinh tế được
quyền chủ động thiết lập và mở rộng mọi hình thức liên doanh, liên kết để ứng dụng
có hiệu quả các thành tựu khoa học và kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; Nghị định
35-HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về công tác
quản lý KH&CN đặt nền móng cho việc tự do hóa và thị trường hóa các hoạt động
KH&CN, các tổ chức KH&CN có nhiều chủ động hơn trong lĩnh vực nghiên cứu, sản
xuất và phục vụ sản xuất; Quyết định 782/TTg ngày 24/10/1996 của Thủ tướng Chính
phủ về việc sắp hệ thống các cơ quan R&D ở nước ta với việc đưa một số viện R&D
chuyên ngành về trực thuộc các công ty, tổng công ty nhà nước. Mới đây nhất, Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số
20-NQ/TW) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện

7


kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cũng đề cập đến
việc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư thực hiện R&D và đổi mới, thành lập quỹ phát
triển KH&CN của doanh nghiệp, gia tăng liên kết doanh nghiệp với tổ chức KH&CN
trong thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đổi mới, đào tạo nhân lực.
Tuy nhiên, việc một doanh nghiệp có quyết định đầu tư vào R&D hay không và
mức độ đầu tư như thế nào, nội dung phát triển hoạt động R&D trong doanh nghiệp
ra sao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả yếu tố bên trong (quy mô doanh nghiệp, ngành
nghề hoạt động của doanh nghiệp, sở hữu doanh nghiệp, v.v...) và yếu tố bên ngoài
(chính sách hỗ trợ, đảm bảo của nhà nước). Hầu hết các nghiên cứu chưa lý giải một
cách đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động R&D đối với sự phát triển của doanh
nghiệp; phân tích từng yếu tố đơn lẻ như quy mô, ngành nghề, chưa nghiên cứu một
cách toàn diện các yếu tố bên trong doanh nghiệp và môi trường chính sách của nhà
nước (các yếu tố bên ngoài) ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động R&D của doanh
nghiệp. Mặt khác, các nghiên cứu này lại được thực hiện tại các quốc gia phát triển,

một bức tranh về hoạt động R&D của doanh nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động R&D của doanh nghiệp tại các quốc gia đang phát triển chưa được làm rõ.
Trên thực tế ở Việt Nam cũng đã có một số biện pháp chính sách được thực hiện,
một số mô hình hoạt động R&D của doanh nghiệp thành công. Tuy nhiên, còn nhiều
vấn đề thực tiễn của doanh nghiệp trong phát triển hoạt động R&D mà chính sách
chưa đề cập hoặc chưa tìm ra phương thức khuyến khích phù hợp, ngược lại một số
chính sách đã nhằm đến khuyến khích doanh nghiệp phát triển hoạt động R&D nhưng
hoặc chưa được doanh nghiệp khai thác hoặc chưa đến được doanh nghiệp hoặc khó
khăn khi doanh nghiệp áp dụng. Vì vậy, nhà nước cần có các biện pháp chính sách
phát triển phù hợp, rõ ràng và cụ thể. Ngược lại, doanh nghiệp cũng cần có những
giải pháp thích hợp để tiếp cận dần đến hoạt động R&D của mình.
Xét theo giác độ đó, chủ đề làm rõ lý luận về hoạt động R&D; thực tế hoạt động
R&D của doanh nghiệp cũng như môi trường chính sách của nhà nước ảnh hưởng
như thế nào đến hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam, từ đó có những giải
pháp phù hợp và khả thi là cần thiết – xét từ bối cảnh doanh nghiệp tại quốc gia đang
phát triển.

8


2. Ý nghĩa của nghiên cứu
Về khía cạnh lý thuyết, nghiên cứu cung cấp khung cơ sở lý thuyết để giải thích
vai trò của R&D trong hoạt động đổi mới của doanh nghiệp, đánh giá hoạt động R&D
của doanh nghiệp tại quốc gia đang phát triển. Kết quả nghiên cứu này có thể làm tài
liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như cho doanh nghiệp trong xây
dựng chiến lược R&D của doanh nghiệp.
Về khía cạnh thực tế, nghiên cứu này đưa ra một bức tranh tổng quát của doanh
nghiệp Việt Nam về các vấn đề sau:
- Thực trạng hoạt động R&D: các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động R&D,
đầu tư thực hiện hoạt động R&D trong doanh nghiệp, kết quả hoạt động R&D, tác

động của hoạt động R&D lên doanh nghiệp.
- Các yếu tố về thể chế, chính sách ảnh hưởng đến quyết định thực hiện hoạt
động R&D của doanh nghiệp.
Dựa trên kết quả này, các doanh nghiệp có thể nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu
liên quan đến hoạt động R&D của mình. Doanh nghiệp có thể so sánh hoạt động
R&D của mình với mức độ hoạt động trung bình của các doanh nghiệp để có thể biết
được vị trí của mình so với mức trung bình các doanh nghiệp Việt Nam. Dựa trên đề
xuất của luận án, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược R&D hay chiến lược công
nghệ, lộ trình tương ứng và các đối sách trong tương lai.
Về khía cạnh chính sách, nghiên cứu này làm tài liệu tham khảo hữu ích cho các
nhà hoạch định chính sách phát triển KH&CN và đổi mới để có thể có được những
chính sách phù hợp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường năng lực R&D và
đổi mới của mình với việc lựa chọn chiến lược phát triển R&D phù hợp nhất, từ đó
dẫn đến tăng năng lực đổi mới, tăng chỉ số cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tính mới của luận án
- Về cách tiếp cận: Luận án sử dụng cách tiếp cận hệ thống đổi mới (innovation
system).
- Về khía cạnh lý thuyết: Luận án đã xây dựng mô hình đổi mới ―động‖ (hay mô
hình đổi mới ―xoắn ốc‖) trong việc giải thích vai trò của R&D trong hoạt động đổi

9


mới của doanh nghiệp; Xây dựng khung phân tích hệ thống các yếu tố (cả bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp) ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp.
- Về khía cạnh thực tiễn: Luận án đưa ra các kết quả sau:
+ Doanh nghiệp Việt Nam hầu như không xây dựng chiến lược R&D, rất ít doanh
nghiệp tự thực hiện hoạt động R&D cũng như hợp tác trong hoạt động R&D với các
viện R&D, trường đại học, doanh nghiệp bên ngoài. Lý do cơ bản đó là doanh nghiệp
chưa chịu nhiều áp lực cạnh tranh, khó khăn huy động các nguồn lực hỗ trợ từ bên

ngoài, chính sách của nhà nước không khuyến khích doanh nghiệp đầu tư R&D.
+ Mặc dù thực hiện hoạt động R&D đối với các doanh nghiệp Việt Nam là rất
khó khăn, nhưng doanh nghiệp cần phải kết hợp cả tiếp thu công nghệ từ các nguồn
bên ngoài và phát triển công nghệ bên trong (thông qua R&D) để tăng cường năng
lực đổi mới và tính cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Có 15 yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam, trong
đó có 08 yếu tố bên trong và 07 yếu tố bên ngoài.
+ Đề xuất 06 nhóm giải pháp chính sách từ phía nhà nước, đặc biệt là khuyến
khích R&D của doanh nghiệp dựa trên công cụ thuế (tax-based incentive) trên cơ sở
môi trường (chính sách đổi mới) tạo điều kiện cho R&D của doanh nghiệp. Đồng
thời, luận án cũng đề xuất 02 nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp (trong đó có
khung xây dựng chiến lược R&D cho doanh nghiệp Việt Nam).
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu: Làm rõ cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và đề
xuất giải pháp phát triển hoạt động R&D trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu:
- Làm rõ cơ sở lý thuyết về phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp, vai trò
của R&D đối với doanh nghiệp, yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh
nghiệp.
- Làm rõ thực trạng về hoạt động R&D trong các doanh nghiệp Việt Nam; Làm
rõ thực trạng chính sách ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam
(thành công và hạn chế).
- Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động R&D trong các doanh nghiệp Việt Nam.

10


4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu cần được làm rõ trong nghiên cứu này là: Giải pháp nào để
phát triển hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam?

Kiến thức có được từ tổng quan tài liệu trong và ngoài nước cũng như những vấn
đề đặt ra cho quốc gia đang phát triển về chủ đề phát triển hoạt động R&D của doanh
nghiệp là nền tảng cho việc hình thành giả thuyết nghiên cứu dưới đây để trả lời câu
hỏi nghiên cứu đưa ra: Doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược
R&D, đồng thời nhà nước cần hoàn thiện và xây dựng mới chính sách khuyến
khích hoạt động R&D của doanh nghiệp Việt Nam.
5. Phƣơng pháp và tiếp cận nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án là:
- Nghiên cứu tài liệu: Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến chủ đề hoạt
động R&D của doanh nghiệp, gồm các tài liệu nghiên cứu về cơ sở lý thuyết của đề
tài, các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được công bố, các chính sách của
nhà nước và các số liệu thống kê chính thống liên quan đến hoạt động R&D của
doanh nghiệp. Nghiên cứu tài liệu qua ba bước: thu thập tài liệu, phân tích tài liệu và
tổng hợp, trình bày tóm tắt nội dung tài liệu.
- Nghiên cứu phi thực nghiệm: Điều tra mẫu doanh nghiệp bằng bảng hỏi, phỏng
vấn sâu, quan sát, chuyên gia, hội thảo/ tọa đàm khoa học, cụ thể:
+ Điều tra mẫu doanh nghiệp bằng bảng hỏi (questionnaire): Để thu thập cả
thông tin định tính và định luợng, tác giả thực hiện điều tra bằng bảng hỏi với phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuần túy. Bảng hỏi được thiết kế dành riêng cho đối
tượng là doanh nghiệp Việt Nam (lấy mẫu trong ngành công nghiệp thực phẩm). Chi
tiết về cách thức tiến hành điều tra và nội dung bảng hỏi được thể hiện tại phần phụ
lục của luận án.
+ Phỏng vấn sâu (in-depth interview): Đây là phương pháp được sử dụng nhằm
mục đích thu thập thêm những thông tin chi tiết, những phát hiện mới về các khía
cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu với các
đối tượng là lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà hoạch định
chính sách. Tác giả trực tiếp tiến hành các phỏng vấn sâu.

11



+ Phương pháp quan sát (Observation): Phương pháp quan sát được sử dụng như
một phương pháp bổ trợ cho các phương pháp khác, đặc biệt trong việc phát hiện vấn
đề và phát huy tác dụng cao đối với việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến cách
thức tổ chức thực hiện hoạt động R&D của doanh nghiệp.
+ Phương pháp chuyên gia (Specialist): Với mục đích của đề tài nghiên cứu là
tìm giải pháp nên việc sử dụng ý kiến chuyên gia là một giải pháp nghiên cứu rất cần
thiết. Tác giả sử dụng ý kiến chuyên gia am tường về thực trạng hoạt động R&D của
doanh nghiệp, chính sách khuyến khích hoạt động R&D của doanh nghiệp và các giải
pháp để khuyến khích hoạt động R&D của doanh nghiệp.
+ Hội thảo/ toạ đàm khoa học (Seminar/Dialogue): Tác giả sử dụng một số cuộc
tọa đàm gắn với các nội dung nghiên cứu cụ thể và một số hội thảo lấy ý kiến của các
nhà khoa học có kinh nghiệm trong quản lý KH&CN và nghiên cứu chính sách
KH&CN đóng góp cho các nội dung nghiên cứu của luận án.
Nghiên cứu này dựa trên tiếp cận hệ thống đổi mới (innovation system):
Hệ thống đổi mới dựa trên cơ sở mạng lưới các thiết chế, tổ chức cả khu vực
công và tư, các viện R&D và trường đại học, cơ quan chính phủ và sự tương tác giữa
các thể chế quy định hoạt động đổi mới, tỷ lệ và chiều hướng học hỏi đổi mới. Cách
tiếp cận hệ thống đổi mới lấy doanh nghiệp làm trung tâm.
6. Nguồn dữ liệu và công cụ hỗ trợ nghiên cứu
- Nguồn dữ liệu nghiên cứu:
+ Dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua các nghiên cứu phi thực nghiệm.
+ Dữ liệu thứ cấp thu thập từ các nguồn: giáo trình, sách chuyên khảo, tập san,
báo cáo nghiên cứu chuyên đề, tạp chí khoa học, báo cáo tại hội nghị khoa học, luận
văn, luận án, văn bản quy phạm và một số nguồn tài liệu khoa học chính thống khác.
- Công cụ hỗ trợ nghiên cứu: Chủ yếu là các phần mềm máy tính văn phòng như
Microsoft Word và Microsoft Excel. Ngoài ra, một số phần mềm chuyên dụng cũng
được sử dụng như: phát triển ý tưởng nghiên cứu (Mindjet); thống kê (Stata); trích
dẫn và tham chiếu tài liệu (Endnote) và một số công cụ hỗ trợ nghiên cứu khác.
7. Phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng nghiên cứu: hoạt động R&D của doanh nghiệp

12


- Về không gian nghiên cứu: doanh nghiệp có đăng ký và hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam (chịu tác động của chính sách phát triển hoạt động R&D doanh nghiệp).
- Về thời gian: phân tích chính sách có ảnh hưởng đến hoạt động R&D của doanh
nghiệp từ cuối những năm 1990 đầu năm 2000 (thời điểm ban hành Nghị định số
119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 và Luật KH&CN số 21/2000/QH10), riêng chính
sách thuế từ năm 2005 (thời điểm ban hành luật doanh nghiệp, thuế GTGT, thuế
XNK,...); đánh giá hoạt động R&D của doanh nghiệp trong 3-5 năm gần nhất.
8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung luận án được cấu trúc thành bốn
chương, Các nội dung chính của nghiên cứu này được trình bày như sau (Hình 0.1).
Tổng quan tài liệu
(Chương 1)

Vấn đề nghiên cứu (RQ)?

Cơ sở lý luận về phát triển hoạt
động R&D của doanh nghiệp
(Chương 2)

Cơ sở thực tiễn

Cơ sở thực tiễn

 Thực trạng chính sách ảnh
hưởng đến hoạt động R&D

của doanh nghiệp Việt Nam
(Chương 3)

 Thực trạng hoạt động R&D
của doanh nghiệp Việt Nam
(Chương 3)

Giải pháp phát triển hoạt động
R&D của doanh nghiệp Việt Nam
(Chương 4)

Hình 0.1. Cấu trúc của luận án

13


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu
Doanh nghiệp phải sử dụng một hoặc nhiều công nghệ để có thể phát triển và duy
trì lợi thế cạnh tranh. Do đó nhu cầu về công nghệ mới luôn đặt ra đối với hầu hết các
doanh nghiệp. Nhưng bằng cách nào để có công nghệ, chỉ có hai con đường hoặc là
tự tạo công nghệ ngay tại doanh nghiệp hoặc là thu nạp từ nguồn bên ngoài. Tuy rằng
việc thực hiện hoạt động R&D có thể gặp một số khó khăn nhất định nhưng doanh
nghiệp muốn duy trì lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững thì không thể không
thực hiện hoạt động R&D ngay cả trong những trường hợp doanh nghiệp thu nạp
công nghệ từ nguồn bên ngoài. Ngoài tạo công nghệ, hoạt động R&D của doanh
nghiệp còn đóng nhiều vai trò trong quá trình phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
việc một doanh nghiệp tiến hành hoạt động R&D hay không phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác nhau, cả yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.
Chương này tổng quan những tài liệu và công trình nghiên cứu từ trước đến nay

liên quan đến chức năng hoạt động R&D của doanh nghiệp, vai trò của hoạt động
R&D đối với doanh nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động R&D của
doanh nghiệp.
1.2. Chức năng của hoạt động R&D trong doanh nghiệp
1.2.1. Các nghiên cứu liên quan
Đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến chức năng của hoạt động R&D
doanh nghiệp như một phương thức tự tạo công nghệ bên trong doanh nghiệp.
Phương thức tự tạo công nghệ bên trong doanh nghiệp (internal sourcing) luôn được
nhắc đến khi so sánh với phương thức thu nạp công nghệ từ các nguồn bên ngoài
doanh nghiệp (external sourcing). Các nghiên cứu điển hình phải kể đến là:
Nghiên cứu của Kurokawa (1991) đề cập đến quan hệ giữa hoạt động in-house
R&D và các kênh thu nạp công nghệ bên ngoài của doanh nghiệp trên cơ sở số liệu
điều tra doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại hai quốc gia Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Trong nghiên cứu của mình tác giả đã đề cập đến một số lợi thế và bất lợi thế của mỗi
phương thức hoặc là in-house R&D hoặc là thu nạp công nghệ bên ngoài, xem xét
những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định in-house R&D hoặc thu nạp công nghệ bên

14


ngoài (được tác giả đề cập đến như là ―make-or-buy‖). Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng
có 2 lợi thế mà doanh nghiệp nên lựa chọn phương thức thu nạp công nghệ bên ngoài
thay vì R&D đó là rút ngắn thời gian tạo công nghệ và có thể nhanh chóng có được
lợi ích ngắn hạn, đồng thời tối đa hóa lợi ích dài hạn trong suốt vòng đời đổi mới. Sau
đó tác giả đã kiểm chứng kết quả này thông qua hai mẫu điều tra doanh nghiệp nhỏ
dựa trên công nghệ tại Nhật Bản và Hoa Kỳ. Một số học giả khác cũng đề cập đến
chức năng của hoạt động R&D nội tại khi nghiên cứu về các mô hình thu nạp công
nghệ của doanh nghiệp (Narula, 2001; Simatupang, 2006; Boeing và cs., 2013; CruzCázares và cs., 2013).
Một số nghiên cứu so sánh giữa hoạt động R&D nội tại và thu nạp công nghệ bên
ngoài doanh nghiệp căn cứ vào nguồn lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp thực hiện

hoạt động R&D cần phải có một lực lượng cán bộ kỹ thuật có năng lực liên kết mạng
lưới và doanh nghiệp có nền tảng tài chính mạnh. Doanh nghiệp sẽ mất một thời gian
dài và nguồn lực lớn vì phải giải quyết nhiều vấn đề mang tính chất rủi ro cao cũng
như rất khó khăn để lường trước kết quả đạt được của việc tự tạo công nghệ nhưng
việc tự tạo công nghệ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có được sự tự do trong
các hoạt động của doanh nghiệp (Dussauge, Hart & Ramanantsoa, 1992). Vấn đề về
nguồn lực của doanh nghiệp quyết định đến kênh thu nạp công nghệ được
Simatupang (2006) một lần nữa đề cập trong nghiên cứu của mình. Trong nghiên cứu
này tác giả tiếp tục nhấn mạnh đến chức năng của hoạt động in-house R&D. Tuy
nhiên, tác giả cũng cho rằng trong trường hợp doanh nghiệp với nguồn lực hữu hạn
thì nên kết hợp cả hai phương thức.
Ngược lại với quan điểm nêu trên, nghiên cứu của Hemmert cho rằng tạo nguồn
công nghệ bên trong doanh nghiệp trên cơ sở R&D nội tại rẻ hơn thu nạp công nghệ
từ bên ngoài (Hemmert, 2003). Có lẽ quan điểm này của các tác giả được giải thích
trên cơ sở lý thuyết về kinh tế chi phí giao dịch. Lý thuyết kinh tế chi phí giao dịch
khẳng định khi một doanh nghiệp quyết định đầu tư vào các tài sản đặc biệt mà không
có sự chắc chắn về môi trường đầu tư và cơ hội đầu tư thì các chi phí cho R&D và
mở rộng thị trường trở nên nhiều rủi ro. Như vậy, hiệu quả là cao hơn khi những hàng

15


hóa như vậy được trao đổi trong nội bộ và hiệu quả là cao nhất trong trường hợp tạo
nguồn công nghệ bên trong (Simatupang, 2006).
Mặc dầu có những chi phí và rủi ro cao nhưng vấn đề tạo nguồn công nghệ bên
trong vẫn còn được xem như nguồn công nghệ quan trọng nhất đối với hầu hết các
doanh nghiệp bởi một số lý do: vấn đề quan trọng đó là công nghệ lõi của doanh
nghiệp; công nghệ có thể được thích nghi theo yêu cầu của khách hàng với những đòi
hỏi kỹ thuật chính xác; bản chất ngầm của đổi mới và những rủi ro đi cùng với việc
mất tính cạnh tranh của công nghệ là nguyên nhân chính dẫn đến quyết định ―tự tạo‖

công nghệ của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu chứng minh rằng, các doanh nghiệp
có nguồn lực R&D bên trong mạnh thì ít hướng đến việc tiếp nhận công nghệ từ bên
ngoài (Aggarwal, 2000; Kurokawa, 1991; Sen & Rubenstein, 1989; Sikka, 1998).
Nagarajan & Mitchell (1998) xác định rằng có hai lợi thế chính của R&D bên
trong doanh nghiệp. Thứ nhất là giảm nhẹ rủi ro của hành vi cơ hội và thứ hai là để
xây dựng thói quen về mặt tổ chức. Tuy nhiên, sức mạnh của R&D bên trong cũng có
những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế thường thấy đó là chi phí và khó
khăn để phát triển năng lực đổi mới với R&D nội tại đang có của doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, cũng cần phải nhấn mạnh rằng việc duy trì tất cả các hoạt động R&D bên
trong nhiều khi dẫn đến sự ―cô lập‖ và hạn chế khả năng hợp tác của doanh nghiệp
với các đối tác bên ngoài. Những lợi ích khác của phát triển công nghệ dựa trên R&D
nội tại đó là: có được chuyên môn trong một công nghệ đặc biệt, để tránh hội chứng
(NIH)1 và một số lợi ích khác.
Nhiều cuộc điều tra mẫu đối với các doanh nghiệp thực hiện R&D trên thế giới tại
Hoa Kỳ, Ca-na-đa, một số quốc gia Tây Âu và Nhật Bản cũng kết luận rằng so với
hoạt động thu nạp công nghệ bên ngoài thì phát triển công nghệ thông qua hoạt động
R&D bên trong là nguồn đầu tiên và quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh
nghiệp (Roberts, 2001). Trong nghiên cứu của Daim & Kocaoglu năm 1998 về công
nghiệp điện tử ở Hoa Kỳ chỉ ra rằng phát triển công nghệ nội tại là kênh thu nạp công
1

Hội chứng NIH (Not-invented-here - nó không được sáng chế ra ở đây) là từ lóng chỉ việc một cá nhân/ tổ chức kiên quyết không chịu sử
dụng kết quả công việc của người khác trong công việc của mình, mặc dù việc đó có thể giúp ích cho họ. Câu này thường đi với câu ―Reinvent the wheel‖ (sáng chế lại bánh xe), chỉ việc một người/ tổ chức bỏ rất nhiều thời gian, công sức để tìm cách thực hiện một công việc
mà người khác đã làm được từ trước. Nhìn chung, hiện tượng NIH thường được đánh giá là cố chấp, không chịu công nhận kết quả công
việc của cá nhân/ tổ chức khác. Tuy vậy, trong một số trường hợp nhất định, việc này lại được đánh giá là khôn ngoan vì giảm thiểu sự phụ
thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

16



nghệ chính thống nhất được sử dụng. Trong một nghiên cứu quy mô lớn hơn của
Ford & Saren năm 1996 về 07 lĩnh vực công nghệ liên quan đến 703 doanh nghiệp
của Anh, cho thấy R&D nội tại là phương pháp chung nhất cho việc thu nạp công
nghệ (Simatupang, 2006). Tidd & Trewhella (1997) cũng đưa ra kết luận tương tự.
Nghiên cứu khác so sách các phương pháp thu nạp công nghệ của các tập đoàn lớn
của Nhật Bản, Hoa Kỳ và Thụy Điển ủng họ quan điểm rằng thực hiện hoạt động
R&D nội tại là cơ sở tạo nguồn công nghệ quan trọng nhất cho doanh nghiệp
(Granstrand & cs., 1992). Một số nghiên cứu ở Xin-ga-po (Wong, 1998) và Hàn
Quốc (Cho & Yu, 2000) một lần nữa khẳng định kết luận này.
Tầm quan trọng của phương thức tự tạo so với các phương thức tiếp nhận công
nghệ khác được nhấn mạnh trong nhiều công trình nghiên cứu. Các tác giả cho rằng
công nghệ mới hoặc công nghệ đang phát triển thể hiện một nguồn lợi thế cạnh tranh,
nên được tự tạo bên trong doanh nghiệp hơn là tiếp nhận bên ngoài. Chiesa & Mazini
chỉ ra rằng tự tạo công nghệ bên trong nên được tập trung cho phần tri thức lõi hoặc
làm mới năng lực của doanh nghiệp (Chiesa & Manzini, 1998). Nghiên cứu của
Coombs cho thấy năng lực công nghệ là một thành phần quan trọng của năng lực lõi
(core competency). Vì vậy, việc thực hiện R&D là để tạo ra và duy trì năng lực công
nghệ và năng lực lõi của doanh nghiệp. Nghiên cứu khác cho rằng việc có được công
nghệ từ bên ngoài có thể cung cấp lợi ích tài chính ngắn hạn nhưng kết quả sẽ dẫn
đến mất tính cạnh tranh dài hạn (Coombs, 1996).
Những nghiên cứu trên đây cho thấy rằng phương thức tạo công nghệ bên trong
doanh nghiệp là một phương thức rất quan trọng trong hoạt động thu nạp công nghệ
của doanh nghiệp và doanh nghiệp nên sử dụng phương thức này trong các lĩnh vực
hoạt động đòi hỏi năng lực lõi, công nghệ lõi.
Đa số học giả thống nhất một vấn đề chung đó là một doanh nghiệp có thể không
cần thực hiện hoặc đáp ứng tất cả các yêu cầu về công nghệ cần thiết của doanh
nghiệp mình. Trong một số giai đoạn phát triển, doanh nghiệp cần phải thu nạp công
nghệ từ các nguồn bên ngoài (Cassiman & Veugelers, 2002; Hemmert, 2003; Jones &
cs., 2000; Kessler & cs., 2000; Li, 2011; Sen & Rubenstein 1989; Tsai & Wang,
2008; Veugelers, 1997; Veugelers & Cassiman, 1999). Tính đa dạng của công nghệ


17


đã minh chứng rằng không có doanh nghiệp nào có thể tồn tại lâu dài và bền vững
như một ―đảo công nghệ‖ và doanh nghiệp phải hợp tác với các tổ chức khác (Tidd &
Trewhella, 1997).
Nhu cầu để tiết kiệm thời gian gần như là nguyên nhân chung nhất lý giải tại sao
một doanh nghiệp lại chọn phương thức thu nạp công nghệ từ nguồn bên ngoài để
phục vụ mục tiêu của doanh nghiệp. Sự cạnh tranh toàn cầu đã làm cho vòng đời sản
phẩm ngắn hơn và vì vậy các doanh nghiệp hiện nay đang cạnh tranh nhau trong việc
giảm thời gian phát triển công nghệ.
Một doanh nghiệp lựa chọn cách thu nạp công nghệ từ bên ngoài bởi vì có những
hạn chế về nguồn lực của doanh nghiệp (nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, kỹ
thuật,...). Hạn chế về nguồn lực đã đẩy doanh nghiệp giảm đầu tư tối đa nhằm tiết
kiệm chi phí, sử dụng nhân lực chủ chốt vào các cơ hội khác và phân bổ các nguồn
lực có hạn của doanh nghiệp một cách hiệu quả (Tidd & Trewhella, 1997).
Một nghiên cứu khác cho rằng phát triển R&D trong doanh nghiệp là một sự mạo
hiểm lớn vì rất nhiều lý do: công nghệ có thể được phát triển, hoàn thiện hoặc có thể
không. Vì vậy, khả năng thất bại có thể xảy ra. Để có thể giảm tối đa rủi ro hoặc chia
sẻ rủi ro và giảm chi phí R&D, nhiều doanh nghiệp tham gia vào sự hợp tác với bên
ngoài (Ranft & Lord, 2002). Một số doanh nghiệp chuyển rủi ro sang các nhà cung
cấp công nghệ bởi vì các nhà cung cấp công nghệ có năng lực quản lý rủi ro nhất
định; một số doanh nghiệp tránh phải chi trả khoản tiền lớn cho R&D bằng cách cùng
triển khai ứng dụng và thử nghiệm công nghệ với các doanh nghiệp khác
(Simatupang, 2006). Bên cạnh lý do về rủi ro, một lý do khác mà được nhiều doanh
nghiệp đưa ra đó là doanh nghiệp thiếu năng lực R&D nội tại để giải quyết sự phát
triển phức tạp của công nghệ.
Những nguyên nhân khác lý giải cho việc doanh nghiệp sử dụng phương thức có
được công nghệ từ bên ngoài đó là: sự phức tạp trong quá trình phát triển công nghệ,

sự phức tạp của chính bản thân công nghệ, những thay đổi nhanh chóng của công
nghệ, để bổ sung năng lực R&D hay bổ sung lỗ hổng năng lực công nghệ bên trong
doanh nghiệp.

18


1.2.2. Nhận xét
Như vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về chức năng hoạt động R&D của
doanh nghiệp khi so sánh với các phương thức (mô hình) thu nạp công nghệ bên
ngoài. Các nghiên cứu này phần nào lý giải nguyên nhân mà doanh nghiệp thực hiện
hoạt động R&D hay không. Các nguyên nhân được các nghiên cứu ở đây đề cập đó là
nguồn lực của doanh nghiệp; doanh nghiệp sợ rủi ro trong hoạt động R&D; doanh
nghiệp muốn tiết kiệm thời gian; v.v. Tuy nhiên, thứ nhất các nghiên cứu chỉ đề cập
đến chức năng hoạt động R&D của doanh nghiệp như một phương thức tạo công
nghệ ngay tại doanh nghiệp khi so sánh với các phương thức thu nạp công nghệ bên
ngoài, chưa nêu các chức năng của hoạt động R&D trong doanh nghiệp; thứ hai, hầu
hết các nghiên cứu dựa trên điều tra mẫu doanh nghiệp tại các quốc gia phát triển và
chưa có công trình nghiên cứu đầy đủ nào đề cập đến vấn đề này tại Việt Nam.
1.3. Tầm quan trọng của hoạt động R&D đối với doanh nghiệp
1.3.1. Các nghiên cứu liên quan
Hoạt động R&D có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Dưới
đây là các công trình nghiên cứu đề cập đến tầm quan trọng của hoạt động R&D đối
với sự phát triển của doanh nghiệp.
Hoạt động R&D có tác động nhiều nhất đến khả năng đổi mới của một doanh
nghiệp (Freeman & Soete, 1997). Theo các tác giả Guan & Ma (2003) thì năng lực
R&D là một trong bảy năng lực quan trọng của đổi mới2. Các doanh nghiệp đổi mới
xem hoạt động R&D như là một hợp phần chủ yếu của phát triển doanh nghiệp nói
chung bởi việc đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng cao, tăng cường sự tự
chủ và khả năng hấp thu công nghệ, thích nghi và nâng cấp các công nghệ nhập, từ

đó dẫn đến khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp được cải thiện, tránh nhập các
công nghệ lạc hậu và tiết kiệm ngoại tệ (Sikka, 1998).
Theo Cohen & Levinthal (1989), doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động R&D nhằm
hai mục đích. Doanh nghiệp đầu tư vào R&D không chỉ để đổi mới mà còn để phát
triển và duy trì năng lực của mình trong việc xác định, đồng hoá và sử dụng tri thức
từ môi trường bên ngoài. Nói cách khác, một trong những nguyên nhân mà doanh
2

Theo Guan và Ma thì 7 năng lực đổi mới của doanh nghiệp gồm: năng lực học hỏi, năng lực R&D, năng lực
chế tạo, năng lực marketing, năng lực tổ chức, năng lực khai thác nguồn lực và năng lực chiến lược.

19


nghiệp tiến hành hoạt động R&D là để phát triển cái gọi là ―năng lực tiếp thu‖. Trong
ngữ cảnh đó, R&D nội tại doanh nghiệp đóng góp cho năng lực tri thức bên trong,
năng lực hấp thu, cho phép sử dụng một cách hiệu quả bí quyết kỹ thuật (know-how)
bên ngoài. Một số tác giả khác cũng có quan điểm tương tự (Deeds, 2001;
Gambardella, 1992; Leahy & Neary, 2007; Li, 2011; Zahra & George, 2002). Tác giả
Chesbrough (2006) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì khả năng lồng
ghép giữa năng lực R&D bên trong và R&D bên ngoài. Xét theo quan điểm này thì
doanh nghiệp đổi mới với những thành tựu và năng lực R&D của mình được xem
như chiến lược hữu dụng, nhờ chiến lược này mà thành tựu thu được của doanh
nghiệp đổi mới ngày một tăng bởi những nỗ lực R&D trước đó. Điều này giải thích vì
sao một số doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu cơ bản - nghiên cứu mà các kết quả
không trực tiếp thương mại ngay được. Thậm chí có tác giả còn cho rằng R&D là sự
đầu tư cho tương lai, không phải là chi phí.
Một số tác giả sử dụng khái niệm năng lực lõi khi đề cập đến vai trò của hoạt
động in-house R&D.
Sử dụng khái niệm năng lực lõi (core competence – CC), Granstrand & cs. (1992)

phân thành 4 loại năng lực lõi: năng lực đặc biệt hoặc năng lực lõi, năng lực biên,
năng lực nền và năng lực riêng. Năng lực đặc biệt (distinctive competences) hình
thành xương sống của doanh nghiệp và xác định phổ công nghệ và tính cạnh tranh
của doanh nghiệp, trong khi đó năng lực biên (marginal/peripheral competence) là
các công nghệ quan trọng đối với doanh nghiệp trong quá khứ hoặc có thể trở nên
quan trọng trong tương lai. Năng lực riêng (niche competence) là các công nghệ mà
doanh nghiệp sở hữu ở một số cấp độ chuyên môn nhưng chỉ bao gồm một tỷ lệ nhỏ
các nguồn công nghệ của doanh nghiệp và thông thường một sự bổ sung cho năng lực
đặc biệt. Năng lực nền là rất quan trọng đối với tính cạnh tranh của doanh nghiệp và
gồm một tỷ lệ phần trăm nhỏ các nguồn công nghệ của doanh nghiệp nhưng là một
phần quan trọng của tài sản công nghệ doanh nghiệp. Dựa trên sự phân loại này,
Narula (2001) và Simatupang (2006) đưa ra mô hình mô tả mối quan hệ giữa tài sản
công nghệ và các năng lực. Trục tung thể hiện tài sản công nghệ trong khi đó trục
hoành thể hiện mức độ năng lực. Năng lực nền (Góc phần tư II) là vùng công nghệ

20


trong đó hầu hết được thuê ngoài. Doanh nghiệp sử dụng R&D bên trong cho năng
lực đặc biệt/ lõi (Góc phần tư I). Đối với năng lực riêng (Góc phần tư IV), có một
phần chồng lấn giữa sử dụng R&D nội tại và liên minh. Tương tự như vậy cũng có
phần chồng lấn giữa sử dụng thuê ngoài và liên minh trong vùng năng lực biên (Góc
phần tư III).
Khác với các tác giả trên, Chiesa & Manzini (1998) phát triển mô hình chiến lược
thu nạp công nghệ khác. Mô hình này dựa trên 02 yếu tố. Yếu tố thứ nhất kiểu tri
thức (cốt lõi, làm mới năng lực hoặc không phải cốt lõi). Yếu tố thứ hai là kiểu năng
lực liệu nó là sự kết hợp của các công nghệ khác nhau (đa công nghệ) hoặc dựa trên
một công nghệ đơn lẻ.
Hai mô hình này cho rằng doanh nghiệp nên sử dụng R&D nội tại (internal
R&D) khi công nghệ liên quan đến năng lực lõi của doanh nghiệp, các công nghệ

khác doanh nghiệp có thể thu nạp từ nguồn bên ngoài hoặc thậm chí thuê ngoài (mua
ngoài).
Các mô hình chiến lược thu nạp công nghệ khác không sử dụng các cái gọi là
―năng lực lõi‖. Tác giả Simatupang đã trích dẫn trong nghiên cứu của Leonard năm
1998 đưa ra mô hình của mình dựa trên tầm quan trọng chiến lược và mức độ hiểu
biết rõ công nghệ của một doanh nghiệp (Simatupang, 2006). Có 4 tình huống có thể
mà doanh nghiệp phải đối diện.
Một công nghệ mà doanh nghiệp không quen và có tầm quan trọng chiến lược rất
thấp chỉ cần một ít chú ý; điều đó có thể là một công nghệ cho tương lai. Những công
nghệ mà doanh nghiệp hiểu rõ và có tầm quan trọng chiến lược thấp có thể thuê ngoài
cho doanh nghiệp khác. Công nghệ quan trọng về mặt chiến lược và doanh nghiệp
hiểu biết về công nghệ thì công nghệ thể phải được tạo ra bên trong doanh nghiệp (inhouse R&D), trong khi đó nếu sự hiểu biết công nghệ của doanh nghiệp thấp thì
doanh nghiệp nên thu nạp từ các nguồn bên ngoài.
Một số nghiên cứu khác không sử dụng năng lực lõi nhưng giải thích các vai trò
khác nhau của chiến lược thu nạp công nghệ đối với doanh nghiệp (Cho & Yu, 2000;
Cohen & Levinthal, 1990; Foss & cs., 2013; Granstrand & cs., 1992; Jones & cs.,
2001; Ranft & Lord, 2002). Như vậy từ giải thích của các học giả có thể kết luận

21


×