Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Thực trạng mất răng hàm sữa sớm và một số ảnh hưởng đến cung răng và khớp cắn ở học sinh lứa tuổi 6 10 tại trường tiểu học manachit và sokpaluong viêng chăn lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 91 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm qua, ngành răng hàm mặt đã có nhiều tiến bộ vượt bậc
và theo đó nhu cầu về cơng tác chăm sóc sức khỏe được chú trọng nhiều hơn,
khơng chỉ đối với người lớn mà cịn chú trọng đến đối tượng trẻ em, bởi “trẻ
em hôm nay” là “thế giới của ngày mai”.
Ở Việt Nam, tỷ lệ sâu răng ở trẻ em còn rất cao và việc điều trị cho trẻ
em còn rất kém. Theo điều tra điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc
(2002) của Trần Văn Trường và cộng sự thì tỷ lệ sâu răng sữa là 84,9%,
trong đó 94% trường hợp là khơng được điều trị , và hậu quả tiếp theo là
viêm tủy, viêm quanh cuống, răng vỡ dần và phải nhổ răng sữa sớm. Cuối
cùng ảnh hưởng đến sự sắp sếp bình thường của bộ răng vĩnh viễn và địi
hỏi phải có một q trình điều trị chỉnh nha tồn diện về sau. Theo nghiên
cứu của Đào Thị Hằng Nga, thì tỷ lệ mất răng sữa sớm trên nhóm đối tượng
mà tác giả nghiên cứu là 29,5% .
Từ những năm đầu thế kỷ XX. Những ảnh hưởng do mất răng (MR) sữa
sớm đã được chú ý đến. Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành cho thấy MR
sữa sớm nói chung và mất răng hàm sữa sớm (MRHSS) nói riêng gây nên
những lệch lạc cho bộ răng vĩnh viễn. Cho đến những năm 1984, William NW
với một nghiên cứu dọc đã chính thức đưa ra đầy đủ những hậu quả do
MRHSS lên bộ răng vĩnh viễn. Từ đó đến nay, cũng có nhiều tác giả cho dù
thực hiện bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, nhưng cũng đều
đưa ra kết quả gần tương tự nhau.Theo đó hầu hết các tác giả đều đưa ra
khuyến cáo nên sử dụng bộ giữ khoảng để điều trị dự phòng cho những lệch
lạc này .
Ở Lào, do mức sống và nhu cầu về chăm sóc răng miệng, đặc biệt về mặt
thẩm mỹ cịn thấp hơn so với trên thế giới. Bên cạnh đó trình độ hiểu biết và


2



mức độ quan tâm đến hậu quả lệch lạc do MRHSS cịn hạn chế nên chưa có
nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
Xuất phát từ mong muốn góp phần hiểu biết về thực trạng MRHSS tại Lào
và nhận thức một cách đầy đủ hơn về hậu quả của MRHSS, chúng tôi thực hiện
đề tài “Thực trạng mất răng hàm sữa sớm và một số ảnh hưởng đến cung
răng và khớp cắn ở học sinh lứa tuổi 6-10 tại Trường tiểu học Manachit và
Sokpaluong - Viêng Chăn - Lào” với hai mục tiêu như sau:
1.

Mô tả thực trạng mất răng hàm sữa sớm ở học sinh lứa tuổi 6-10 tại Trường
tiểu học Manachit và Sokpaluong - Viêng Chăn - Lào năm 2015.

2.

Bước đầu đánh giá một số ảnh hưởng đến cung răng và khớp cắn ở
nhóm học sinh nói trên.


3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Sự hình thành và phát triển của răng và cung hàm
1.1.1. Các giai đoạn phát triển của răng
•Giai đoạn từ khi sinh đến 2,5 t̉i
Cách cho bú là quan trọng, hoạt động cho bú cần thiết cho xương hàm dưới
phát triển bình thường và ngăn ngừa vẩu hàm trên. Sự mọc răng cửa sữa và mối
quan hệ bình thường của nhóm răng hai hàm tạo nên quan hệ gần xa của 2 hàm
của khớp cắn. Nếu răng cửa sữa dưới mọc trước răng cửa trên quá dài dễ tạo

khớp cắn ngược vùng cửa do lưỡi đẩy hoặc xương hàm dưới kém phát triển khi
răng mọc không gặp nhau dễ tạo khớp cắn sâu. Tuy nhiên khớp cắn này chỉ là
tạm thời nó có thể được sửa chữa khi các răng vĩnh viễn thay thế.
• Giai đoạn từ 2,5 đến 6 tuổi
Là giai đoạn ổn định của bộ răng sữa và đây cũng là giai đoạn có ý nghĩa
quan trọng đối với sự mọc và phát triển của các răng vĩnh viễn thay thế . Lúc
3 tuổi, tất cả các răng sữa đã được hồn tất (kín cuống), thân RHL thứ nhất đã
phát triển đầy đủ và chân răng đang được thành lập.
Giữa 3- 6 tuổi các răng vĩnh viễn tiếp tục phát triển nhất là các răng cửa,
từ 5-6 tuổi, ngay trước khi các răng sữa bắt đầu rụng đi là giai đoạn có nhiều
răng trên cung hàm nhất. Các răng vĩnh viễn đang phát triển sẽ dịch chuyển
gần hơn về phía bờ trên xương ổ răng, cuống các chân răng sữa bắt đầu tiêu,
răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất bắt đầu chuẩn bị mọc. Sự tác động lẫn nhau
của phức hợp nhiều lực lên cung hàm có tác dụng duy trì sự ổn định của cung
hàm. Giảm chiều dài cung răng do sâu, do mất sớm răng sữa có thể gây ra sai
khớp cắn do các răng thiếu chỗ mọc .


4
•Giai đoạn 6-10 t̉i
Giữa 6-7 tuổi, răng hàm lớn thứ nhất mọc lên, đây là răng vĩnh viễn đầu
tiên mọc qua lợi và khoang miệng. Các răng cửa giữa sữa rụng đi và răng
vĩnh viễn thay thế chúng bắt đầu mọc lên và trạm khớp với răng cửa đối diện,
thường là răng cửa giữa hàm dưới mọc trước, sau đó mới đến răng cửa giữa
hàm trên. Khoảng thời gian 7-8 tuổi là rất quan trọng đối với sự phát triển của
hàm răng. Liệu có đủ chỗ cho các răng hay khơng? Do đó việc khám định kỳ
là rất quan trọng.
Từ 7-8 tuổi các răng cửa bên HD mọc. Răng cửa bên HT mọc sau đó 1
năm. Nếu khơng có đủ chỗ cho răng này, thời gian mọc sẽ bị chậm lại, răng sẽ
bị mọc lệch vào trong hoặc xoay. Nếu chậm trễ răng cửa bên sẽ mọcvề phía

hàm ếch và gây nên khớp cắn ngược với răng cửa dưới.
Khoảng 9-10 tuổi, tất cả các răng vĩnh viễn trừ RHL thứ ba đã được hình
thành xong phần thân răng và lắng đọng canxi. Trong thời gian này, cuống
răng nanh sữa răng hàm sữa bắt đầu tiêu, tổng kích thước theo chiều gần xa
của răng nanh sữa, RHS thứ nhất, thứ hai lớn hơn tổng kích thước gần xa của
răng nanh vĩnh viễn, RHL thứ nhất, thứ hai khoáng 1,7mm ở HD, 0,9mm
ởhàm trên mỗi bên.
Khoảng sẵn có khơng phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quá trình
mọc của các răng vĩnh viễn và sự tiêu của các răng nanh sữa. Bệnh thiểu năng
tuyến giáp cũng làm các chân răng sữa tiêu bất thường, chậm mọc răng, răng
sữa tồn tại lâu trên cung hàm, hình dạng răng bất thường, các rối loạn ở lợi.
Bất thường áp lực cơ, do yếu tố di truyền, do thói quen mút mơi, mút ngón
tay, đẩy lưỡi cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ răng.


5
• Giai đoạn 10-12 t̉i
Đây là giai đoạn răng hỗn hợp muộn và là giai đoạn hàm răng hỗn hợp
chuyển sang răng vĩnh viễn.
Răng nanh sữa và răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới thường rụng cùng
lúc, ngay sau đó là RHS thứ nhất hàm trên. Thông thường ở hàm dưới, răng
nanh vĩnh viễn mọc trước RHN thứ nhất và thứ hai. Ở hàm trên răng hàm nhỏ
thứ nhất mọc trước, sau đó đến RHN thứ hai và răng nanh. Một quy tắc quan
trọng là duy trì sự thay răng tương xứng ở hai bên cung hàm.
Sau khi RHS thứ hai rụng, xảy ra sự điều chỉnh khớp cắn của RHL thứ
nhất. Múi ngoài gần của RHL thứ nhất hàm trên cắn khớp với rãnh giữa ngoài
của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới và khuynh hướng khớp cắn loại II ở hàm
răng sữa và răng hỗn hợp sẽ không còn tồn tại nữa. Ở giai đoạn này những
biện pháp chỉnh nha dự phịng rất có hiệu quả, có thể ngăn ngừa được sự lệch
lạc khớp cắn sau này.

Răng hàm lớn thứ hai thường mọc ngay sau răng hàm nhỏ thứ hai một
thời gian ngắn. Tuy nhiên theo Hurme, có thể răng hàm lớn thứ hai mọc trước
răng hàm nhỏ thứ hai trong 17% trường hợp. Khi đó, răng hàm lớn thứ nhất có
thể bị nghiêng về phía gần, hiện tượng này càng trầm trọng hơn nếu ở bệnh nhân
bị mất sớm RHS thứ hai. Do đó, tương quan răng hàm lớn thứ nhất càng sai lệch
nhiều hơn, răng hàm nhỏ thứ hai sẽ bị mọc chậm hoặc mọc lệch về phía lưỡi,
thậm chí có thể bị kẹt hồn tồn khơng mọc được.
Tóm tắt thời kỳ mọc và thứ tự mọc của răng vĩnh viễn:
Việc thành lập bộ răng vĩnh viễn gắn liền với sự tồn tại của của bộ răng
sữa trước đó, thời gian diễn ra sự rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn có thể
kéo dài từ 5 - 6 tuổi đến 11 - 12 tuổi.


6

Bảng 1.1: Thời kỳ mọc răng vĩnh viễn
Răng số
Hàm trên
(tuổi)
Hàm dưới
(tuổi)

1

2

3

4


5

6

7

7-8

8-9

11-12

10-11

11-12

6-7

12-13

6-7

7-8

9-11

10-11

11-12


6-7

11-13

8
17-21 Nam
18-25 Nữ
17-21

Bảng 1.2: Thứ tự mọc răng vĩnh viễn
Số thứ tự

1

2

3

4

5

6

7

8

Hàm


a
b
a

6
6
1

1
1
6

2
2
2

4
4
4

5
3
3

3
5
5

7
7

7

8
8
8

dưới

b

1

6

2

3

4

5

7

8

răng mọc
Hàm trên

(a: Thường xảy ra; b: Đôi khi)

Thời điểm mọc răng là rất thay đổi ở từng cá thể. Đa số các răng mọc lên
khi chân răng đã phát triển được ¾ mà khơng tùy thuộc vào tuổi của trẻ . Tuy
nhiên, thời điểm mất răng sữa có thể ảnh hưởng đến sự mọc răng vĩnh viễn
thay thế. RHS mất sớm trước 7 tuổi sẽ làm chậm thời gian mọc răng vĩnh viễn
thay thế, trong khi mất răng sau 7 tuổi sẽ làm răng vĩnh viễn mọc sớm hơn .
Mức độ ảnh hưởng sẽ giảm cùng với tuổi.
Sự mọc răng vĩnh viễn sau khi mất răng sữa sớm chịu ảnh hưởng của lớp
xương che phủ trên mầm răng vĩnh viễn, nếu lớp xương này bị phá hủy do
hậu quả của viêm nhiễm thì răng vĩnh viễn sẽ mọc sớm, thậm chí chỉ với sự
phát triển tối thiểu của chân răng. Nếu cịn lớp xương này thì răng vĩnh viễn
chưa mọc được trong vòng nhiều tháng. Mầm răng vĩnh viễn cần 4-5 tháng để
vượt qua 1mm bề dày lớp xương này .


7

1.1.2. Sự thay đởi cung hàm trong quá trình răng vĩnh viễn thay răng sữa
1.1.2.1. Sự thay đổi theo chiều gần xa
Sự thay đổi khi răng cửa sữa thay bằng răng cửa vĩnh viễn. Do thay đổi
kích thước giữa răng sữa và răng vĩnh viễn dẫn đến những thay đổi về tình
trạng răng, khớp cắn nhiều nhất. Sự biến đổi chiều hướng mọc răng, sự loại
bỏ khe hở giữa các răng, sự mòn răng theo thời gian và ảnh hưởng của cơ
trong giai đoạn từ 6 - 12 tuổi có nhiều thay đổi nhất. Sau 12 tuổi thường rắt ít
biến đổi, gần như là ổn định .
Bảng 1.3: Kích thước gần xa của răng sữa và răng vĩnh viễn
(Moyers - 1973)

Răng
sữa
(mm)

Răng cửa giữa
Hàm Răng cửa bên
Răng nanh
trên
Răng số 4
Răng số 5
Răng cửa giữa
Hàm Răng cửa bên
Răng nanh
dưới
Răng số 4
Răng số 5

6,4
5,3
6,8
6,7
8,8
4,1
4,6
5,8
7,8
9,9

Nam
Răng
vĩnh
viễn
(mm)
8,9

6,9
8,0
6,8
6,7
5,5
6,0
7,0
6,9
7,2

Chênh

Răng

lệch

sữa

(mm)

(mm)

2,5
1,6
1,2
0,1
-2,1
1,4
1,4
1,2

-0,9
-2,7

6,5
5,3
6,6
6,6
8,7
4,1
4,7
5,8
7,7
9,7

Nữ
Răng
vĩnh
viễn
(mm)
8,7
6,8
7,5
6,6
6,5
5,5
5,9
6,6
6,8
7,1


Chênh
lệch
(mm)
2,2
1,5
0,9
0,0
-2,2
1,4
1,2
0,8
-0,9
-2,6

Kích thước của các răng vĩnh viễn (trừ răng hàm sữa thứ hai hàm trên và
răng hàm sữa thứ nhất, thứ hai hàm dưới) ngược lại, đều lớn hơn kích thước
răng sữa mà nó sẽ thay thế.
Bảng 1.4: Sự khác biệt về kích thước răng sữa và răng vĩnh viễn
(Moyers - 1973)


8

Hàm
trên
Hàm
dưới

Răng cửa


Răng nanh/răng

(mm)

hàm nhỏ (mm)

Răng vĩnh viễn

31,6

43,0

74,6

Răng sữa

23,4

44,6

68,0

Chênh lệch

8,2

-1,6

6,6


Răng vĩnh viễn

23,0

42,2

65,2

Răng sữa

17,4

47,0

64,4

Chênh lệch

5,6

-4,8

0,8

Tổng (mm)

Qua bảng trên ta thấy rằng để chứa đủ bốn răng cửa vĩnh viễn (31,6mm)
thay cho bốn răng cửa sữa (23,4) cung răng hàm trên phải dài thêm (8,2mm).
Tương tự với hàm dưới cung răng phải dài thêm (5,6mm) để chứa bốn răng
cửa vĩnh viễn (23,0mm) thay cho bốn răng cửa sữa (17,4mm).

Để bù lại sự thiếu hụt đó có 4 hiện tượng ở cung xương hàm xảy ra.
Hiện tượng 1: Có khe giữa các răng cửa. Khe thừa từ khi răng cửa sữa
mọc tới thời điểm ngay trước khi răng cửa vĩnh viễn mọc thay thế tăng lên
5mm ở hàm trên và 3mm ở hàm dưới.
Nếu khơng có khoảng giữa các răng cửa sữa thì răng cửa vĩnh viễn sẽ
khấp khểnh, ngược lại nếu có các khoảng giữa các răng cửa sữa thì răng cửa
vĩnh viễn sẽ khơng hoặc ít bị khấp khểnh.
Hiện tượng 2: Sự tăng chiều rộng cung răng tại vùng răng nanh (trung
bình khoảng 2mm) và trong quá trình lớn lên, răng mọc hướng lên trên và ngả
ra phía ngồi. Khác biệt giữa hàm trên với hàm dưới (hàm trên tăng rộng
nhiều hơn hàm dưới); giữa nam với nữ (nam tăng rộng nhiều hơn nữ).
Hiện tượng 3: Sự ngả môi của răng cửa vĩnh viễn (tăng dài cung răng 1 -2 mm
ở hàm trên và 1,3mm ở hàm dưới.


9

Hiện tượng 4: Khe simiens ở mỗi bên hàm, hàm trên khe trước răng nanh sữa;
hàm dưới khe sau răng nanh sữa dịch chuyển nhẹ ra phía sau tại vùng simiens.
Nếu có khe simiens thì tình trạng khấp khểnh răng cửa vĩnh viễn sẽ được
cải thiện hơn.
Nếu khơng có khe simiens thì tình trạng khấp khểnh răng cửa vĩnh viễn
sẽ phụ thuộc vào ba hiện tượng trên .
1.1.2.2. Sự thay đổi khi thay răng nanh, răng hàm
Ta đã biết khoảng “leewayspace” là khoảng chênh lệch vì kích thước gần
xa của các răng hàm sữa lớn hơn so với răng hàm nhỏ vĩnh viễn, giá trị
khoảng này trung bình ở hàm trên bằng 1,5mm; hàm dưới bằng 2,5mm ở mỗi
bên hàm, vì thế nói chung sự thay thế diễn ra là dễ dàng.
Nếu răng hàm sữa thứ hai mất sớm thì răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất
di về gần và khoảng “leewayspace” sẽ bị chiếm dẫn tới chiều dài và chu vi

cung răng bị giảm, khi đó tình trạng khấp khểnh răng trong cung có nguy cơ
tăng. Trật tự mọc răng trong giai đoạn này cũng rất quan trọng, nếu thứ tự
mọc là răng hàm nhỏ thứ hai, răng hàm nhỏ thứ nhất, răng nanh thì răng nanh
sẽ thiếu chỗ mọc. Nếu thứ tự mọc răng nanh, răng hàm nhỏ nhứ nhất, răng
hàm nhỏ thứ hai thì răng nanh sẽ có sự lệch lạc tạm thời 0,5mm ở hàm trên và
1,1mm ở hàm dưới (vì răng nanh, răng hàm nhỏ thứ nhất vĩnh viễn có kích
thước lớn hơn răng nanh, răng hàm sữa thứ nhất) .
1.1.2.3. Sự thay đổi cung hàm theo chiều ngang
Từ lúc sinh tới lúc 2 tuổi khoảng cách giữa hai răng cửa tăng 5mm ở
hàm trên và 3 mm ở hàm dưới. Lúc 12 tuổi khoảng cách tăng thêm 5mm và
khơng thay đổi từ đó. Vùng răng hàm lúc mọc răng sữa đến lúc 12 tuổi tăng
0,5mm hàm trên và 2mm hàm dưới.


10

1.1.2.4. Sự thay đổi cung hàm theo chiều đứng
Từ răng sữa đến răng vĩnh viễn được thực hiện bởi xương ổ răng và sự
mọc răng.
1.1.3. Sự thay đổi của khớp cắn
Mặt phẳng tận cùng giữa hai răng hàm sữa thứ hai hàm trên và hàm sữa
thứ hai hàm dưới và ảnh hưởng của nó đến vị trí và loại khớp cắn khi mọc
răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn (răng 6).
Nếu mặt phẳng tận cùng hình bậc thang thì quan hệ răng HL vĩnh viễn
thứ nhất sẽ là quan hệ khớp cắn sai loại II hoặc đầu chạm đầu.
Nếu mặt phẳng tận cùng là một đường thẳng thì quan hệ răng HL vĩnh
viễn thứ nhất sẽ là quan hệ đầu chạm đầu hoặc quan hệ khớp cắn sai loại I.
Nếu mặt phẳng tận cùng là hình bậc thang ngược thì quan hệ răng HL viễn
viễn thứ nhất sẽ là khớp cắn sai loại III.
Khi răng dịch chuyển trước và sau trong q trình nhai có thể gây nên

mịn mặt tiếp xúc và mòn khớp cắn dẫn đến làm giảm độ rộng của tăng chiều
trước sau kết quả làm giảm chu vi cung hàm 5-10mm hoặc hơn sau khi hoàn
chỉnh mọc răng vĩnh viễn ở tuổi thiếu niên . Khấp khểnh nhẹ của răng cửa
dưới có hướng tăng, nếu giai đoạn đầu răng sắp xếp tốt hoặc khấp khểnh nhẹ
ban đầu sẽ trở lên xấu hơn. Sự thay đổi này xuất hiện sớm từ 17-18 hoặc
muộn hơn đến năm 20 tuổi. Ở trẻ em khi hai hàm cắn lại thì tất cả các răng
hàm trên trừ răng hàm sữa thứ hai đều cắn khớp với hai răng đối diện ở răng
hàm dưới cũng vậy trừ răng cửa dưới.
Khi phân tích số đo chu vi cung răng người ta thấy có sự giảm, thực tế
khi trẻ có bộ răng hỗn hợp. Do chu vi từ mặt gần răng cối vĩnh viễn thứ nhất
giảm đi khoảng 4mm so với chu vi đo từ mặt xa răng cối sữa thứ hai, ở thời
điểm này sự phát triển khác nhau của xương hàm dưới so với xương hàm trên
đóng vai trị quan trọng đối với sự dịch chuyển khớp cắn, xương hàm dưới


11

phát triển nhiều về phía sau hơn xương hàm trên và khớp cắn biến động nhiều
nhất vào thời kỳ cuối của bộ răng hỗn hợp .
Răng HL viễn viễn thứ nhất mọc dựa theo chân xa của răng hàm sữa thứ
hai. Tùy vào bình diện tiếp xúc của răng hàm sữa thứ hai hàm trên và hàm
dưới mà nó sẽ có tương quan răng HL viễn viễn thứ nhất khác nhau.
Khớp cắn răng sữa tương đương khớp cắn loại I gọi là bước gần, tức là
mặt phẳng phía xa của răng HL viễn viễn thứ nhất HD ở về phía gần so với
răng HL viễn viễn thứ nhất HT.
Khớp cắn răng sữa tương đương khớp cắn loại II được gọi là bước xa tức
là mặt phẳng phía xa của răng HL viễn viễn HD ở về phía xa của răng HL
viễn viễn HT.
Khớp cắn loại III hiếm khi nhìn thấy ở hàm răng sữa vì hướng phát triển
sọ mặt thơng thường ở giai đoạn này thì xương hàm dưới ln ở phía sau

xương hàm trên.
Khi răng hàm sữa thứ hai mất thì răng HL viễn viễn thứ nhất có xu
hướng di chuyển về phía gần vào khoảng Leeway nhưng răng HL viễn viễn
thứ nhất HD di chuyển vào khoảng Leeway nhiều hơn răng HL viễn viễn thứ
nhất HT. Chính sự di chuyển này tạo nên tương quan khớp cắn loại I ở răng
vĩnh viễn. Người ta ước tính sự dịch chuyển này khoảng 3,5mm tương đương
với nửa núm. Trong đó một nửa là sự dịch chuyển răng trên sống hàm, một
nửa là do xương hàm dưới phát triển bù trừ trong giai đoạn răng hỗn hợp để
theo kịp sự phát triển của xương hàm trên .
Quan hệ xa răng hàm sữa  quan hệ xa răng hàm vĩnh viễn.
Quan hệ đầu chạm đầu răng hàm sữa  quan hệ đầu chạm đầu răng hàm
vĩnh viễn.
Quan hệ gần răng hàm sữa:

- Quan hệ trung tính răng hàm vĩnh viễn


12

- Quan hệ gần răng hàm vĩnh viễn.
Khi răng hàm lớn thứ hai vĩnh viễn đã mọc hồn chỉnh thì khớp cắn
tương đối ổn định, ít biến đổi.

Hình 1.1: Sự thay đổi của khớp cắn
1.2. Khái niệm về khớp cắn
1.2.1. Định nghĩa
Khớp cắn là để chỉ đồng thời động tác khép hàm và trạng thái khi hai
hàm khép lại .



13

- Động tác khép hai hàm là nói đến giai đoạn cuối của chuyển động nâng
hàm dưới lên để dẫn đến sự tiếp xúc mật thiết giữa hai hàm đối diện.
- Trạng thái khi hai hàm khép lại là nói đến liên quan của các mặt nhai
các răng đối diện khi cắn khít nhau.
Như vậy, khớp cắn có nghĩa là những quan hệ chức năng và rối loạn
chức năng giữa hệ thống răng, cấu trúc giữ răng, khớp thái dương hàm và yếu
tố thần kinh cơ.
1.2.2. Khớp cắn trung tâm
Ở khớp cắn trung tâm thì hàm trên và hàm dưới ở vị trí chạm núm tối
đa, lồi cầu ở vị trí cao nhất và giữa nhất. Khi hai cung răng ở vị trí khớp cắn
trung tâm, có quan hệ các răng theo ba hướng:
• Trước – sau (gần-xa)
- Núm ngồi gần của răng hàm lớn thứ nhất hàm trên ở giữa hai núm
ngoài gần và giữa của răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới.
- Đỉnh răng nanh hàm trên nằm ở đường giữa răng nanh và răng hàm
nhỏ thứ nhất hàm dưới (sườn gần răng nanh trên tiếp xúc với sườn xa răng
nanh dưới).
- Rìa cắn răng cửa trên tiếp xúc với rìa cắn răng cửa dưới hoặc ở phía
trước 1-2 mm.
• Ngang
- Cung răng trên chùm ngồi cung răng dưới, sao cho núm ngoài răng
trên trùm ra núm ngoài răng dưới.
- Đỉnh núm ngoài răng dưới tiếp xúc với rãnh giữa hai núm của răng
hàm nhỏ và răng hàm lớn trên.
- Hai phanh môi trên và dưới tạo nên một đường thẳng và ở giữa mặt
trước của khớp cắn.



14
• Đứng
- Răng trên tiếp xúc với răng dưới vừa khít ở vùng răng hàm nhỏ và lớn.
- Rìa cắn răng cửa hàm trên vừa chạm rìa cắn răng cửa hàm dưới, chùm
sâu 1-2 mm.
Trong những điều kiện này, mỗi răng của một cung răng sẽ tiếp xúc với
mặt nhai của hai răng đối diện trừ răng cửa giữa hàm dưới và răng số 8 hàm
trên. Đó là yếu tố cho sự ổn định các răng của hai hàm.
1.2.3. Tương quan các răng giữa hàm trên và hàm dưới
• Đợ cắn chìa
Là khoảng cách giữa bờ cắn răng của hàm trên và hàm dưới theo chiều
trước sau. Trung bình ở người Việt Nam là 2,79 ± 1,29 mm.
• Đợ cắn phủ
Là khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa hàm trên và hàm dưới theo chiều
đứng khi hai hàm cắn khớp. Trung bình ở người Việt Nam là 2,89 ± 1,45 mm
(Trung bình độ cắn phủ bằng 1/3 chiều cao than răng dưới).
• Đường cắn khớp
Là đường nối múi ngồi của các răng sau và bờ cắn của các răng trước
hàm dưới hoặc là đường nối trũng giữa các răng sau và cingulum các răng
trước hàm trên. Đường cắn khớp là một đường cong đối xứng, liên tục và
đều đặn. Khi hai hàm cắn khớp với nhau đường cắn khớp của hàm trên và
của hàm dưới chồng khít lênnhau .


15

Hình 1.2: Đường cắn khớp của cung răng trên và cung răng dưới .
Mục đích của điều trị chỉnh hình răng mặt là tạo ra một khớp cắn tối ưu
có thể đạt được ở mỗi bệnh nhân và tiêu chuẩn khớp cắn thực sự cho mỗi
bệnh nhân chỉ có thể xác định sau khi quá trình điều trị và duy trì đã được

hồn tất .
1.3. Phân loại khớp cắn theo Angle
Phân loại khớp cắn theo Angle được công bố vào thập niên 1890, là
một mốc quan trọng trong sự phát triển của chỉnh hình răng mặt, nó khơng chỉ
phân loại các hạng sai khớp cắn mà còn định nghĩa đơn giản, rõ ràng về khớp
cắn bình thường của hàm răng thật, Ông lấy răng hàm lớn số một hàm trên
làm chìa khóa khớp cắn và tương quan khớp cắn hai hàm bình thường sẽ là:
Đỉnh núm gần ngồi răng hàm lớn thứ nhất hàm trên khớp với rãnh giữa
ngoài răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới và cácrăng còn lại sắp xếp đều trên
một đường cắn khớp đều đặn và liên tục .
Dựa vào tương quan răng hàm lớn thứ nhất hàm trên và hàm dưới khi
hai hàm ở tư thế cắn trung tâm, Angle phân ra 3 loại sai khớp cắn sau:


16

1.3.1. Sai khớp cắn loại I
Quan hệ trước - sau của răng hàm lớn thứ nhất trung tính. Núm gần
ngồi răng hàm lớn thứ nhất trên tương ứng rãnh giữa ngoài răng hàm lớn
thứ nhất hàm dưới, lệch lạc xảy ra ở phía trước những răng này: Răng mọc
khơng đúng vị trí, xoay trục khớp cắn ngược vùng răng cửa…
1.3.2. Sai khớp cắn loại II
Quan hệ trước - sau của những răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn lệch xa.
Răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới ở lùi phía sau hoặc răng hàm lớn trên ở lệch
về phía trước. Loại II gồm 2 tiểu loại:
Tiểu loại 1: Cung hàm trên hẹp, hình chữ V, nhơ ra trước, răng cửa trên
ngả ra trước, mơi đóng khơng kín, mơi dưới thường chạm mặt trong các răng
cửa trên.
Tiểu loại 2: Các răng cửa giữa hàm trên ngả ra sau còn các răng cửa bên
nghiêng ngoài

1.3.3. Sai khớp cắn loại III
Quan hệ trước – sau của những răng hàm lớn thứ nhất vĩnh viễn lệch
gần. Nghĩa là răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới lệch về phía trước. Có thể lệch
gần một bên hoặc cả hai bên vùng răng hàm.

Hình 1.3: Khớp cắn bình thường và các loại sai khớp cắn theo Angle


17

1.4. Chức năng của hệ răng sữa.
Răng sữa có các chức năng quan trọng như sau :
- Tiêu hóa: hệ răng sữa giữ một chức năng quan trọng việc tiêu hóa thức
ăn cho trẻ bằng cơ chế cắt, xé, nhai, nghiền nát.
- Giữ chỗ: Răng sữa có chức năng giữ chỗ trên cung hàm cho răng vĩnh
viễn sau này mọc lên.
- Kích thích sự phát triển của cung hàm: Răng sữa kích thích sự phát
triển của cung hàm nhờ vào cử động nhai, nhất là trong sự phát triển chiều
cao cung răng.
- Phát âm; Sự mất sớm các răng sữa phía trước có thể gây khó khăn cho
việc phát một số âm như: ‘ph’, ‘v’, ‘s’, ‘f’, ‘z’, và ‘th’.
- Thẩm mỹ: Ngồi ra hệ răng sữa cịn giữ chức năng thẩm mỹ cho khuôn
mặt của trẻ. Sự phát âm của trẻ còn bị ảnh hưởng một cách gián tiếp, vì khi
nhận ra bộ răng xấu xí của mình, trẻ sẽ khơng mở miệng đủ to khi nói chuyện.
1.5. Mất răng sữa sớm
1.5.1. Khái niệm mất răng sữa sớm
Nếu răng sữa mất trước khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc (hình thành
thân răng đã hồn tất, hình thành chân răng đã bắt đầu) thì xương ổ răng sữa
mới nhổ sẽ được tái tạo lại, ngăn cản răng vĩnh viễn mọc, làm chậm quá trình
mọc răng.

Nhiều tác giả đưa ra khái niệm về mất răng sữa sớm:
- Theo Miller (1965), thời gian trung bình từ khi răng sữa rụng đến khi
răng vĩnh viễn thay thế mọc là 3 tháng. Nên nếu như thời gian này kéo dài
hơn thì có thể coi là mất răng sữa sớm.
- Theo Ronnerman A (1977), ông sử dụng khái niệm mất răng hàm sữa
sớm như sau :
+ Mất răng hàm sữa thứ nhất trong khoảng 7½ - 9½ tuổi và / hoặc mất
răng hàm sữa thứ hai trong khoảng 7½ - 10½ tuổi.
+ Mất răng hàm sữa thứ nhất và /hoặc thứ hai trước 7½ tuổi.


18

- Kerr WJ (1980), trong nghiên cứu của mình ơng sử dụng khái niệm:
Răng sữa được coi là mất sớm khi mất răng mà sau 6 tháng không thấy răng
vĩnh viễn mọc
1.5.2. Nguyên nhân gây mất răng sữa sớm
 Do hậu quả của sâu răng:
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên việc mất răng hàm sữa sớm: .
- Do đặc điểm giải phẫu học hố rãnh, thời kỳ trước tuổi đến trường mặt
nhai dễ bị sâu răng nhất. Khi răng vĩnh viễn đầu tiên mọc, những khoảng
trống bình thường bắt đầu được đóng lại, hình thành các mặt tiếp xúc, tỷ lệ
sâu răng mặt bên tăng lên đáng kể.
- Do đặc điểm giải phẫu men, ngà, tủy răng, sâu răng ở răng sữa thường
phát triển nhanh rất dễ bị lộ tủy . Nếu không được phát hiện sớm và điều trị
kịp thời sẽ nhanh chóng dẫn đến viêm quanh cuống…
- Do bề mặt RHS thứ hai phức tạp hơn RHS thứ nhất, nhiều múi, gờ, chỗ
lõm hơn nên RHS thứ hai có tỷ lệ sâu cao hơn RHS thứ nhất. RHS hàm dưới
dễ sâu hơn RHS hàm trên do ở HD dễ lắng đọng thức ăn hơn ở HT. Điều này
cũng giải thích lý do tỷ lệ mất RHS thứ hai cao hơn RHS thứ nhất, tỷ lệ mất

RHS HD cao hơn ở HT.
 Do sún răng:
- Thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi, hay gặp ở vùng răng cửa HT, ít
gặp ở răng cửa hàm dưới.
- Tổn thương thường bắt đầu là một chấm đen ở phần giữa mặt ngoài của
hai răng cửa giữa hàm trên, sau đó chấm đen lan rộng theo một đương ngang,
men bị vụn, ngà thành màu nâu đen, tổn thương tiếp tục lan sang mặt bên làm
gẫy thân răng, tổn thương từ răng cửa giữa lan sang răng cửa bên và răng
nanh. Trong q trình phát triển sún răng có thể kèm theo sâu răng. Sún răng


19

nhanh chóng gây biến chứng ở tủy răng và vùng quanh cuống, gây nên nhổ
răng sớm .
 Do chỉ định sai của bác sĩ răng hàm mặt:
Thường xảy ra đối với việc nhổ sớm các răng nanh.
- Khi răng cửa giữa và răng cửa bên vĩnh viễn mọc lên nếu có thiếu
chiều dài cung răng hoặc có bất tương xứng kích thước răng hàm, thường xảy
ra hiện tượng chen chúc ở vùng răng cửa ở múc độ từ nhẹ đến nặng.
- Từ đó có nhiều nha sỹ, do chưa hiểu biết đầy đủ về chỉnh hình răng
mặt, khơng đo đạc và phân tích khoảng cần có và khoảng sẵn có kỹ lưỡng mà
đưa ra chỉ định nhổ sớm răng nanh sữa sớm để giải quyết chen chúc răng cửa.
Sau đó khơng có kế hoạch theo dõi đầy đủ và các biện pháp dự phòng tiếp
theo dẫn đến hậu quả là nhóm răng cửa bị xơ lệch, lệch đường giữa…
- Việc nhổ răng có hướng dẫn được thực hiện tốt nhất khi có sự bất
tương xứng về khoảng là trên 10mm/hàm/ bệnh nhân có tương quan khớp cắn
và xương loại I .
Tuy nhiên, việc nhổ răng có hướng dẫn trước kia được dùng để điều trị
những chen chúc trầm trọng, nhưng hiện nay, người ta xem nó như là bước

đầu tiên của việc điều trị bằng khí cụ cố định.
 Do chấn thương
-Là nguyên nhân hay gặp gây mất sớm răng cửa sữa.
-Mất răng hàm sữa và răng nanh sữa do sang chấn ít gặp. Nếu có thì
thường gặp trên bệnh nhân gẫy xương hàm.
1.5.3. Những hậu quả của việc mất răng sữa sớm
Để hiểu được những hậu quả của mất răng sữa sớm trước hết hãy tìm
hiểu về các lực giữ thăng bằng cho răng.
1.5.3.1. Lý thuyết về sự cân bằng lực.
- Một răng được duy trì ổn định ở vị trí tương quan thích hợp trên cung
răng là nhờ sự tác dụng cân bằng của một tổ hợp các lực,các lực này xuất hiện


20

trong quá trình ăn nhai và trong hoạt động chức năng của cơ và lưỡi. Nếu một
trong các lực đó bị thay đổi hoặc bị loại bỏ thì thế cân bằng sẽ bị phá vỡ, xuất
hiện sự thay đổi trong tương quan của các răng kế cận và các răng đối diện,
tạo ra sự di lệch răng và xuất hiện những vấn đề khoảng (thu hẹp khoảng, mất
khoảng) .
- Ví dụ cụ thể về những lực tác động duy trì răng hàm sữa thứ hai hàm
dưới ở tương quan thích hợp trong giai đoạn răng hỗn hợp như sau:

Hình 1.4: Các lực tác dụng lên một răng trên cung hàm
+ Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất tác dụng một lực lên răng này hướng
về phía gần, RHS thứ nhất tác dụng một lực hướng về phía ngược lại.
+ Lưỡi ở mặt trong tác dụng một lực ra phía ngồi. Cơ ở vùng má ở phía
ngồi tác dụng một lực tương phản vào phía trong.
+ Ngành xương ổ răng, và mô quanh răng tạo ra 1 lực hướng lên trên.
Răng ở hàm đối diện tác dụng một lực theo hướng ngược lại, theo hướng đi

xuống dưới về phía chân răng.
Sự thay đổi của một trong các lực này, ví dụ như khi mất răng hàm sữa
thứ nhất sẽ làm răng hàm sữa thứ hai này di chuyển về phía gần do tác dụng


21

của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất. Lực này sẽ rất đáng kể khi RHL thứ nhất
đang ở thời kỳ mọc tích cực.
1.5.3.2. Những hậu quả lệch lạc ở những răng vĩnh viễn đã mọc
 Sự di lệch của các răng kế cận
Khi mất sớm răng hàm sữa thứ hai:
- Răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất sẽ di chuyển vào khoảng trống đó, nó
có thể di chuyển nghiêng răng hoặc di chuyển tịnh tiến. Đặc biệt nếu RHL thứ
hai ở giai đoạn phát triển sớm hơn RHL thứ hai, nó sẽ tác động một lực đáng
kể làm RHL vĩnh viễn thứ nhất di chuyển nhiều hơn .
- Ở hàm trên, RHL vĩnh viễn thứ nhất di chuyển về phía gần kết hợp với
xoay vào ngồi, tạo nên tương quan khớp cắn Angle II. Ở hàm dưới, RHL
vĩnh viễn thứ nhất di gần tạo nên tương quan khớp cắn Angle III . Nếu mất
sớm RHS thứ haiở cả hàm trên và hàm dưới cùng một bên thì tương quan
khớp cắn ở vùng RHL thứ nhất viễn viễn thường biến dạng và khó xác định,
nhưng cũng có thể là khơng thay đổi.
- Các răng ở phía trước hầu như khơng di chuyển về phía xa vì lực ép
của mơi má khơng đủ di chuyển cả một nhóm răng.
- Răng hàm nhỏ thứ hai thường mọc muộn hơn RHN thứ nhất nên
thường bị kẹt không mọc được hoặc mọc lệch ra khỏi cung hàm.


22


Hình 1.5: Mất khoảng do mất răng hàm sữa thứ hai sớm HT

Hình 1.6: Mất khoảng do mất răng hàm sữa thứ hai sớm ở HD

Hình 1.7: Mất khoảng do mất răng hàm sữa thứ hai sớm ở HT và HD


23

Khi mất RHS thứ nhất:
Xảy ra sự di gần của RHS thứ hai và RHL vĩnh viễn thứ nhất, đồng thời là
sự di xa của nhóm răng cửa. Hậu quả là tương quan khớp cắn vùng RHL vĩnh
viễn bị thay đổi, chiều dài và chu vi cung răng giảm đáng kể. Khi đó RHN thứ
nhất sẽ mọc ra phía trước hơn so với bình thường, chiếm chỗ của răng nanh vĩnh
viễn, làm cho răng nanh sau này sẽ mọc lệch ra ngoài cung hàm .
 Ảnh hưởng đến chiều dài và chu vi cung răng:
Sự di chuyển về phía gần cũng như phía xa của các răng kế cận, sự
nghiêng trong của các răng cửa sẽ làm cho chiều dài và chu vi cung răng giảm
đáng kể. Do đó dẫn đến sự chen chúc và mọc ra ngoài cung răng của các răng
vĩnh viễn .
 Ảnh hưởng tới các răng đối diện:
Khi mất sớm RHS, nhất là cả 2 RHS sẽ làm cho các răng đối diện với răng
mất không còn chịu 1 lực tương phản từ hàm răng đối diện, làm cho các răng đó
bị trồi ra. Điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến hàm răng đối diện sau này.
Nếu mất sớm răng hàm sữa ở cả hai bên cung hàm, nhất là răng hàm sữa
thứ hai sẽ gây nên mất tầm cắn được duy trì bởi các răng hàm, trong khi răng
HL viễn viễn thứ nhất chưa mọc được hoàn toàn, gây nên tầm cắn thấp và
khớp cắn sâu vùng cửa .
1.5.3.3. Ảnh hưởng tới thời gian mọc của các răng vĩnh thay thế:
- Như đã đề cập, RHS mất sớm trước 7 tuổi sẽ làm chậm thời gian mọc

răng vĩnh viễn thay thế, trong khi mất răng sau 7 tuổi sẽ làm răng vĩnh viễn
mọc sớm hơn lên . Thậm chí có những RHN vĩnh viễn đã mọc chỉ với sự
thành lập chân răng tối thiểu, men răng chưa được ngấm canxi đầy đủ, do đó
nguy cơ sâu răng rất cao.
- Nếu các răng cửa sữa hàm trên bị mất quá sớm, sẽ làm chậm thời gian
mọc của các răng vĩnh viễn thay thế chúng, trong khi đó các răng cửa vĩnh viễn


24

thường mọc trước, Như vậy, việc các răng cửa dưới vĩnh viễn mọc trước các
răng cửa trên vĩnh viễn một thời gian dài sẽ gây nên khớp cắn ngược vùng cửa.
1.5.3.4. Ảnh hưởng tới sức nhai và sức khỏe
Mất các RHS sớm sẽ làm chức năng nhai kém đi, nhất là ở những trẻ mất
nhiều răng hàm sữa, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, dễ bị còi xương, duy
dinh dưỡng và dễ mắc bệnh khác.
1.6. Nghiên cứu về mất răng sữa sớm và lệch lạc khớp cắn trên thế giới
và Lào.
Nghiên cứu của Ahamed SS và cộng sự đã nghiên cứu về tỷ lệ mất sớm
răng sữa ở học sinh lứa tuổi 5-10 tuổi tại Chidambaran với tất cả 1121 học
sinh (561 nam và 560 nữ), bị mất sớm răng sữa có 185 học sinh (104 nam và
81 nữ) tính theo độ tuổi tỷ lệ mất răng sữa sớm cao nhất là độ 8 tuổi chiếm
(5,08%). Tổng cộng tất cả răng bị mất sớm là 333 răng, trong đó răng có tỷ lệ
tổng thất cao nhất là răng số 84 (15,32%).
Nghiên cứu của Alessamndro Leite Cavalcanti năm 2008 tại Brazil đã
nghiên cứu về MRHSS trong Trường tiểu học Campina Grande có học sinh tất
cả 369 học sinh, trong đó có 92 học sinh chiếm 24,9% bị mất sớm răng sữa có
(53,3% nam và 46,7% nữ). Tính theo độ tuổi tỷ lệ mất sớm răng sữa cao nhất lá
độ 9 tuổi (27,2%). Răng có tỷ lệ tổng thất cao nhất là răng số 84 (răng hàm
dưới bên phải), tiếp theo là răng số 85 (răng hàm dưới bên phải).

Nghiên cứu cửa Đào Thị Hằng Nga (2011) đã nhận xét tình hình mất
răng hàm sữa sớm và những hậu quả lệch lạc răng ở học sinh lứa tuổi 9-10
Trường tiểu học Đông Thái cho thấy nguyên nhân MRHSS là: Do sâu răng
(96, 61%), do sang chấn (3,39%). Những hậu quả lệch lạc răng do MRHSS
được thể hiện là tương quan khớp cắn răng HL viễn viễn thứ nhất làm tăng
tỷ lệ loại II và loại III hơn so với nhóm khơng bị MRHSS. Có sự thu hẹp


25

khoảng rõ ràng ở bên cung răng có MRHSS ở cả HT và HD, làm giảm
chiều dài và chu vi cung răng.Sự xoay lệch của các RHL vĩnh viễn thứ nhất
diễn ra phổ biến.Tình trạng các răng hàm nhỏ vĩnh viễn đã mọc: tỷ lệ mọc
lệch, kẹt là 85,71%.
Nghiên cứu của Trần Thị An Huy, Phạm Thanh Hải (2012) . Cho thấy tỷ
lệ mất răng hàm sữa sớm chiếm 20,96%. Nguyên nhân mất răng hàm sữa sớm chủ
yếu là do sâu răng chiếm 95,97%. Khoảng cách hai răng hàm sữa ở bên cung răng
có mất răng hàm sữa sớm (12,9±2,34 mm ở hàm trên; 13,9± 2,44mm ở hàm
dưới) thu hẹp hơn bên khơng có mất răng hàm sữa sớm (15,1± 1,55mm ở
hàm trên; 16,4±1,96mm ở hàm dưới). Tỷ lệ mọc lệch, kẹt, của răng hàm nhỏ
vĩnh viễn ở nhóm mất răng hàm sữa sớm 22,15% trong đó răng hàm nhỏ thứ
hai lệch kẹt nhiều hơn răng hàm nhỏ thứ nhất. Tỷ lệ thiếu chỗ cho răng hàm
nhỏ vĩnh viễn mọc sau này là 63,24%.
Nghiên cứu của Vinath Phommakone (2012) tại Viêng Chăn, Lào đã
nhận xét tình trạng lệch lạc khớp cắn của 300 học sinh từ 12-15 tuổi cho
thấy phần lớn đối tượng có khớp cắn loại I (chiếm 63%), tỷ lệ khớp cắn loại
III chiếm 23% và thấp nhất là tỷ lệ khớp cắn loại II chiếm 14% .
Nghiên cứu của Keopaseuth Koundavan (2014) tiến hành trên 164 học
sinh về tình trạng lệch lạc khớp cắn lứa tuổi từ 6-12 tuổi, của trường tiểu học
Sok Pa Luang, Viêng Chăn-Lào cho thấy tỷ lệ khớp cắn bình thường chiếm

23,8% tỷ lệ lệch lạc khớp cắn là 76,2%. Trong đó, lệch lạc khớp cắn loại I là
phổ biến nhất (49,4%) và khớp cắn loại II (chiếm 22,6%). Khơng có sự khác
biệt về tỷ lệ lệch lạc khớp cắn giữa nam và nữ .


×