B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
Lấ TH HNG NHUNG
NGHIÊN CứU KIếN THứC và THáI Độ Về HộI
CHứNG
NGừNG THở KHI NGủ TắC NGHẽN CủA HọC
VIÊN
TạI BệNH VIệN BạCH MAI
LUN VN THC S Y HC
HÀ NỘI – 2016
B GIO DC V O TO
B Y T
TRNG I HC Y H NI
Lấ TH HNG NHUNG
NGHIÊN CứU KIếN THứC Và THáI Độ Về HộI
CHứNG
NGừNG THở KHI NGủ TắC NGHẽN CủA HọC
VIÊN
TạI BệNH VIệN BạCH MAI
Chuyờn ngnh: Ni khoa
Mó s: 60720140
LUN VN THC S Y HC
Ngi hng dn khoa hc:
GS.TS. Ngụ Quý Chõu
HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận văn tôi đã nhận được
sự chỉ bảo tận tình của các thầy, các cô, sự giúp đỡ của người thân, bạn bè và
đồng nghiệp. Với tất cả sự kính trọng và lòng biết ơn chân thành, tôi xin gửi
lời cảm ơn tới:
Đảng ủy, ban giám hiệu, phòng đào tạo Sau đại học, bộ môn nội tổng
hợp trường Đại học Y Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập tại trường và bộ môn.
Đảng ủy, Ban giám đốc, phòng Kế hoạch tổng hợp, Trung tâm hô hấp
bệnh viện Bạch Mai đã luôn giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập và làm nghiên cứu.
Đảng ủy, Ban giám đốc, tập thể khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa
tỉnh Phú thọ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: GS.TS Ngô Quý Châu,
thầy đã tận tâm dạy dỗ và dìu dắt từng bước, giúp tôi trưởng thành trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy,
cô trong Hội đồng chấm luận văn, để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị các bạn học viên đã tham gia
nghiên cứu giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Với tình cảm đặc biệt nhất của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã hết lòng ủng hộ, động viên tôi
trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Hà Nội, ngày 20 tháng10 năm 2016
Học viên
Lê Thị Hồng Nhung
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện
dưới sự hướng dẫn của GS.TS Ngô Quý Châu.
Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố tại Việt Nam.
Các số liệu thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những lời cam đoan này./.
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2016
Học viên
Lê Thị Hồng Nhung
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AHI
: Apnea Hypopnea Index - chỉ số ngưng giảm thở
ASDA : American Sleep Disorders Association - Hội bệnh lý giấc ngủ Hoa Kỳ
BMI
: Body Mass Index - chỉ số khối cơ thể
BN
: Bệnh nhân
ECG
: Electrocardiography - điện tâm đồ
EEG
: Electroencephalography - điện não đồ
EMG
: EMG-Electromyography - điện cơ đồ
EOG
: Electrooculography - điện nhãn đồ
ESS
: Epworth sleepness scale - bảng điểm Epworth
FR
: Nhịp thở
KAP
: Knowledge - Attitude – Practice: kiến thức - thái độ - thực hành
OSA
: Obstructive Sleep Apnea - ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn
OSAKA : (Obstructive Sleep Apnea Knowledge and Attitudes)
Kiến thức và thái độ ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ.
OSAS : Obstructive sleep apnea syndrome - Hội chứng ngừng thở khi ngủ
do tắc nghẽn
PSG
: Polysomnography - đo đa ký giấc ngủ
REM
: Rapid eyes movements - cử động mắt nhanh
SAS
: Sleep Apneas Syndrome - hội chứng ngừng thở khi ngủ
THA
: tăng huyết áp
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC HÌNH
10
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngủ là một trong những hoạt động sinh lý của con người, đối lập với
hoạt động thức. Những quan tâm về mặt y học đối với giấc ngủ đã được nhắc
đến trong y văn từ 1000 năm trước Công Nguyên. Tuy nhiên đến thế kỷ 19 y
học nhân loại mới thực sự bước vào nghiên cứu về giấc ngủ và phải đến
những năm cuối thế kỷ 19 các tác giả mới thực sự mô tả rối loạn giấc ngủ của
hội chứng ngừng thở khi ngủ.
Hội chứng ngừng thở khi ngủ là một trong các rối loạn liên quan đến
giấc ngủ khá thường gặp. Hội chứng ngừng thở khi ngủ (SAS - Sleep Apneas
Syndrome) đặc trưng bởi sự xuất hiện những cơn ngừng thở và/ hoặc giảm
thở trong khi ngủ. Những biến cố hô hấp này được đặc trưng bởi việc ngưng
dòng khí (ngưng thở) hay giảm dòng khí trên 50% trong hơn 10 giây xuất
hiện trên 5 lần/giờ [1]. Nó là nguyên nhân gây ra các suy giảm về tập trung,
nhận thức và chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng lao động của con
người. Nó cũng là nguyên nhân làm gia tăng tỷ lệ tai nạn giao thông do triệu
chứng buồn ngủ ban ngày quá mức của bệnh nhân cũng như sự suy giảm tập
trung chú ý mà hội chứng này gây ra [2][3].
Đồng thời các tác giả cũng nhận thấy mối liên quan rõ rệt giữa hội
chứng này với các yếu tố nguy cơ tim mạch và não bộ, nhận thức thần kinh và
những tác động kinh tế. Hội chứng ngừng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ tăng
huyết áp, tăng dao động huyết áp do đó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim,
loạn nhịp tim, đột quỵ và bệnh tiểu đường [4][5][6].
Tại Việt Nam, cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về hội
chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA - Obstructive Sleep Apnea), tuy
nhiên hội chứng này vẫn chưa dành được sự quan tâm đúng mức và sự hiểu
11
biết của cán bộ y tế và người dân về bệnh vẫn còn hạn chế, chưa ai quan tâm
đến chẩn đoán và phát hiện bệnh để có biện pháp xử trí kịp thời. Kiến thức
thái độ và thực hành tốt của các bác sĩ đối với hội chứng ngừng thở khi ngủ
do tắc nghẽn chính là cơ sở để phát hiện, điều trị sớm, kiểm soát bệnh có hiệu
quả, làm giảm gánh nặng bệnh tật, nguy cơ và chi phí điều trị.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu kiến thức
và thái độ về hội chứng ngừng thở khi ngủ tắc nghẽn của học viên tại
bệnh viện Bạch Mai” với mục tiêu:
Đánh giá kiến thức và thái độ về hội chứng ngừng thở khi ngủ tắc
nghẽn của học viên tại bệnh viện Bạch Mai năm 2016.
12
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Lịch sử phát hiện, nghiên cứu hội chứng ngừng thở khi ngủ
Trên thế giới, hội chứng ngừng thở khi ngủ bắt đầu được biết đến cách
đây khoảng 30 năm. Trước những năm 1960, có một vài báo cáo lẻ tẻ trong y
văn thế giới khi nhìn lại rất có thể là hội chứng ngừng thở khi ngủ. Năm 1966,
khái niệm hội chứng ngừng thở khi ngủ mới được đưa ra một cách rõ ràng.
Trường hợp báo cáo đầu tiên là một bệnh nhân béo phì có hội chứng giảm
thông khí (trước đây được gọi là hội chứng Pickwick) [7].
Năm 1970, Holland và cộng sự ghi nhận cảm biến về hô hấp, tim mạch
và điện não đồ của bệnh nhân và sau này được gọi là đa ký hô hấp. Tiếp sau
đó là hàng loạt các công trình nghiên cứu về rối loạn giấc ngủ. Ramos Platon
và cộng sự năm 1996 đã tiến hành đo đa ký giấc ngủ kèm băng ghi hình đồng
bộ. Nhờ có băng ghi hình phối hợp với các cảm biến ghi được sẽ giúp chẩn
đoán chính xác và dễ dàng hơn [8].
Nghiên cứu của Ryan M.C và cộng sự năm 2011 khẳng định điều trị
thở máy áp lực dương liên tục trên bệnh nhân ngừng thở tắc nghẽn bị tai biến
mạch não cải thiện nhiều triệu chứng về vận động và chức năng dù không cải
thiện nhiều triệu chứng về nhận thức [9].
Mặt khác cũng có rất nhiều nghiên cứu thống kê tỷ lệ SAS trong cộng
đồng. Một số nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn về giấc ngủ như: bộ
câu hỏi Berlin, bộ câu hỏi Epworth… Một số nghiên cứu khác phối hợp bộ
câu hỏi và đo đa ký hô hấp.
13
Tại Châu Á, nhất là tại Nhật Bản, Đài Loan, Hong Kong và Trung
Quốc trong khoảng 20 năm gần đây đã có rất nhiều nghiên cứu về SAS cũng
như các rối loạn giấc ngủ khác, các nghiên cứu ngoài kết luận về tỷ lệ bệnh
còn đưa ra các yếu tố nguy cơ cao của bệnh [10].
Liu và cộng sự năm 2014 tại Đài Loan sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn
liên quan đến giấc ngủ trên 1252 bệnh nhân trong đó nữ giới chiếm 51,6%.
Nghiên cứu này khẳng định nam giới và lứa tuổi 40 đến 59 tuổi là yếu tố nguy
cơ cao của bệnh [11].
Chuang và cộng sự năm 2008 tại Đài Loan sử dụng bộ câu hỏi đã được
sửa đổi phỏng vấn qua điện thoại trên 4011 bệnh nhân, nữ giới chiếm 59,2%,
độ tuổi trên 50 tuổi chiếm 48,1%, BMI trung bình là 23,15 kg/m 2. Nghiên cứu
ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân có cơn ngừng thở được chứng kiến là 2,6%, cụ thể
với nam giới là 3,4% và nữ giới là 1,9%. Tỷ lệ triệu chứng này ở nam giới
dưới 50 tuổi ở khoảng 2,3% và khoảng 5,3% với nam giới trên 50 tuổi, ở nữ
giới dưới 50 tuổi là 1,4% và nữ giới trên 50 tuổi là 2,8%. Nam giới và trên 50
tuổi là những yếu tố nguy cơ cao của bệnh [12].
Hui và cộng sự năm 2006 tại Hong Kong, sử dụng 4 kênh theo dõi giấc
ngủ tại nhà và đo đa ký giấc ngủ (PSG: Polysomnography), nghiên cứu tiến
hành trên 1477 bệnh nhân và tác giả ước tính tỷ lệ OSA/OSAS (Obstructive
sleep apnea syndrome) tương ứng là 8,4/ 4,4% [13].
Asaoka và cộng sự năm 2011 tại Nhật Bản, sử dụng 3 kênh theo dõi
giấc ngủ tại nhà cho bệnh nhân dương tính với bảng điểm Epworth (ESS:
Epworth sleepness scale) và hoặc ngủ ngáy, có cơn ngừng thở được chứng
kiến, BMI >25 kg/m2 có kèm THA tiến hành trên 370 bệnh nhân nam giới trải
qua nghiên cứu giấc ngủ tại nhà và có 129 BN tham gia đo PSG thu được tỷ lệ
OSA là 3,7% [14].
14
Chen và cộng sự năm 2011 tại Trung Quốc, sử dụng PSG trên 1035 BN
trong đó nam giới chiếm 83,6% ghi nhận 75,9% BN có OSAS và tỷ lệ AHI
> 40 là 37,7%. Các tác giả ghi nhận có sự tương ứng giữa điểm ESS với AHI,
BMI cao [15].
Flemon W.W và cộng sự năm 2002 với nghiên cứu trên 54 bệnh nhân
có hội chứng ngừng thở khi ngủ và ghi nhận hiệu quả của thông khí áp lực
dương liên tục trong cải thiện triệu chứng buồn ngủ ban ngày của bệnh
nhân [16].
Tại Việt Nam, việc chẩn đoán những rối loạn khác nhau trong giấc ngủ
được thực hiện tại bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh kể từ tháng
01/2008. Kể từ đó đến nay, hội chứng ngừng thở khi ngủ đã bắt đầu biết tới và
đưa vào nghiên cứu tại Việt Nam. Theo nghiên cứu Nguyễn Xuân Bích Huyên
và cộng sự thực hiện trên 163 bệnh nhân từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 06
năm 2009, tất cả bệnh nhân được tầm soát bằng cách tự điền bảng câu hỏi
“Screening tool for sleep apnea” theo tác giả David White, Boston, Mỹ dựa
trên các triệu chứng: ngáy, ngừng thở trong đêm được quan sát bởi người ngủ
chung, chứng buồn ngủ ban ngày và tăng huyết áp. Kết quả cho thấy có
127/163 bệnh nhân bị hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ. Để chẩn đoán
xác định hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ, nhóm tác giả đã thực hiện
đo đa ký giấc ngủ hay đa ký hô hấp [17].
Tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch năm 2011 với nghiên cứu của Trần
Thị Diễm Trang và cộng sự, sử dụng bộ câu hỏi tầm soát David-White, phỏng
vấn 70 người có điểm theo bộ câu hỏi tầm soát David-White trên 9 nhưng chỉ
có 33 người đồng ý đo đa ký giấc ngủ. Tác giả ghi nhận tỷ lệ mắc hội chứng
ngừng thở khi ngủ ở nam giới trong nghiên cứu là 14,3%. Nghiên cứu đưa
ra đề xuất nên chỉ định đo đa ký hô hấp để chẩn đoán sớm hội chứng ngừng
15
thở khi ngủ trên những đối tượng có rối loạn giấc ngủ đồng thời có yếu tố
nguy cơ của bệnh như: nam giới thừa cân, béo phì, buồn ngủ ban ngày,
thức giấc ban đêm và hoặc ngừng thở khi ngủ. Kết luận về các yếu tố nguy
cơ này của nghiên cứu cũng tương đồng với các nghiên cứu trong và ngoài
nước khác [18].
Nguyễn Thanh Bình và cộng sự năm 2012 nghiên cứu về đặc điểm
lâm sàng, đa ký giấc ngủ và hiệu quả của thở áp lực dương liên tục trong
điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Nghiên cứu đã ghi nhận
các triệu chứng lâm sàng thường gặp của hội chứng ngừng thở khi ngủ và
hiệu quả của cải thiện triệu chứng nhờ thông khí áp lực dương liên tục [19].
Tại Trung tâm Hô hấp bệnh viện Bạch Mai, Đinh Thị Thanh Hồng (2014)
tiến hành đo đa ký giấc ngủ và phát hiện 36 trường hợp bệnh nhân mắc hội
chứng ngừng thở khi ngủ từ tháng 08 năm 2013 đến tháng 10 năm 2014 [20].
1.2. Đặc điểm dịch tễ học
Hội chứng ngừng thở khi ngủ có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tỷ
lệ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ ở nam giới và người cao tuổi cao hơn ở
người trẻ, phụ nữ và trẻ em [21]. Theo nghiên cứu trên 5615 đối tượng từ 40
tuổi đến 98 tuổi của Young và cộng sự (2002), nếu dựa theo định nghĩa AHI
(Apnea Hypopnea Index: chỉ số ngưng giảm thở) từ 15 trở lên, tỷ lệ mắc rối
loạn hô hấp khi ngủ ở nam giới cao gấp gần 2-3 lần so với nữ giới, và tỷ lệ
này có xu hướng cân bằng sau tuổi mãn kinh. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ
lệ mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ tăng theo lứa tuổi. Từ 60 tuổi,
tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh. Các bệnh nhân trên 65 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh
cao gấp 3 lần so với lứa tuổi 30 – 64 [22][23].
Tỷ lệ mắc bệnh phụ thuộc vào các định nghĩa về giảm thở, ngừng thở
và ngưỡng giá trị, tỷ lệ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ (chẩn đoán bệnh
16
bằng phỏng vấn qua bộ câu hỏi) là 5-9% ở nam và 2,5% ở nữ [21]. Trong
nghiên cứu đoàn hệ về giấc ngủ Wisconsin trên 602 lao động tuổi trung niên,
4% nam giới và 2% nữ giới có chỉ số AHI ≥ 5 với triệu chứng buồn ngủ ban
ngày. Tuy nhiên, nếu chỉ tính đến AHI ≥ 5 mà không kèm theo triệu chứng
buồn ngủ ban ngày thì tần suất là 24% ở nam và 9% ở nữ [24].
Tại các nước phương Tây, theo ước tính, tỷ lệ mắc ngừng thở khi ngủ là
2-4% ở nam giới tuổi trung niên và 1-2% nữ giới tuổi trung niên và phần lớn
đều chưa được chẩn đoán. Ngay cả tại những nước phát triển, vẫn có tỷ lệ lớn
bệnh nhân không được chẩn đoán. Ví dụ, tại Hoa Kỳ vào năm 1997 người ta
ước tính từ một cuộc khảo sát cộng đồng của 4925 người trưởng thành cho
thấy khoảng 82% nam giới và 92% nữ giới có nguy cơ mắc hội chứng ngừng
thở khi ngủ mức độ trung bình hoặc nặng mà không được chẩn đoán [7].
Một điểm đặc biệt là dân số Châu Á có tỷ lệ mắc bệnh tương đương với
Mỹ (mặc dù cân nặng trung bình của họ thì thấp hơn). Những điều này gợi ý
rằng sự khác biệt về chủng tộc là một yếu tố nguy cơ quan trọng, có thể do sự
khác biệt về cấu trúc sọ mặt [25].
Hiện nay có nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc SAS tăng lên trong các
bệnh lý khác. Đối với những BN bị THA tỷ lệ mắc bệnh khoảng 35%, trong đó
nếu là THA kháng trị thì tỷ lệ mắc bệnh lên tới 80%, với BN đái tháo đường týp
2 tỷ lệ mắc bệnh là 35% và với BN béo phì tỷ lệ này là 77% [7].
1.3. Phương pháp ghi giấc ngủ qua đêm
Để chẩn đoán xác định hội chứng ngừng thở khi ngủ, các phương pháp
khảo sát có thể tiến hành bao gồm: đa ký hô hấp (polygraphy: ghi các chỉ số
hô hấp) và đa ký giấc ngủ (polysomnography - PSG: giống đa ký hô hấp và
ghi thêm các thông số tim mạch và thần kinh).
17
EEG: điện não đồ, EOG: điện nhãn đồ, EMG: điện cơ đồ,
ECG: điện tâm đồ, FR: nhịp thở
Hình 1.1: Đo đa ký giấc ngủ [26]
Nguyên lý của đo đa ký hô hấp là dựa trên sự khác biệt về điện áp giữa
hai điện cực.
• Về hô hấp, các chỉ số đo được:
- Độ bão hòa oxy máu (SpO2): bằng máy đo độ bão hòa oxy máu đầu
ngón tay.
- Lưu lượng khí (qua mũi và miệng).
- Biên độ cử động ngực và bụng qua một đai thắt lưng.
- Điện cơ hoành đồ.
- Phế âm ký.
- Áp lực thực quản.
• Về tim mạch, đa ký giấc ngủ có thể ghi lại điện tâm đồ và huyết áp.
• Về thần kinh, giúp xác định các giai đoạn của giấc ngủ, bao gồm: điện
não đồ (EEG ít nhất 1 - 2 kênh), điện nhãn đồ (EOG), điện cơ đồ (các
cơ tư thế như cơ cằm và cơ cẳng chân) [26].
18
Các thông số có tần số cao (nhanh) (EEG, EOG, EMG, ECG) được ghi
lại bằng cách sử dụng bộ khuếch đại AC (Accelerate: đẩy nhanh tiến độ). Các
thông số có tần số thấp (chậm) (SaO2, mức CPAP) được ghi lại bằng cách sử
dụng bộ khuếch đại DC (Decelerate: làm chậm tiến độ).
Đa ký giấc ngủ được chỉ định trong các trường hợp:
- Chẩn đoán các rối loạn hô hấp khi ngủ.
- Chuẩn độ áp lực máy thở phù hợp với bệnh nhân.
- Theo dõi bệnh nhân OSA sau khi phẫu thuật đường thở trên hoặc đeo
dụng cụ hàm miệng.
- Đánh giá bệnh nhân.
1.4. Các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ
Giấc ngủ bao gồm 4 giai đoạn luân phiên nhau tạo thành chu kỳ: thức giấc,
giấc ngủ chậm nông thì 1 và thì 2, giấc ngủ chậm sâu thì 3 và thì 4, giấc ngủ
nghịch thường. Có từ 5 - 6 chu kỳ mỗi đêm, mỗi chu kỳ kéo dài khoảng 90 phút.
Thức giấc (W-wake): người thư giãn, mắt nhắm:
-
Điện não (ECG): sóng alpha ở vùng não sau
-
Điện cơ (EMG): tăng trương lực cơ tư thế (cằm)
-
Điện cơ mắt (EMO): cử động mắt có chu kỳ
-
Điện tim (ECG): nhịp tim ổn định.
Giấc ngủ chậm nông thì 1: (N1)
-
Điện não (ECG): sóng alpha biến mất, sóng chậm hơn (theta)
-
Điện cơ mắt (EMO): cử động mắt nhanh sau chậm hơn
-
Điện cơ (EMG): trương lực cơ giảm
19
Giấc ngủ chậm nông thì 2: (N2)
-
Điện não (ECG): xuất hiện các “cụm”: từng cơn ngắn tần suất
13 chu kỳ/giây, kéo dài 1-2 giây, đôi khi xuất hiện phức hợp K (K
complex: biên độ cao, sóng hai pha với thời gian kéo dài ≥ 0,5 giây)
hoặc hình thoi giấc ngủ (sleep spindles: sóng dao động với tần số 1214Hz kéo dài 0,5-1,5 giây).
-
Điện cơ cằm (EMG): trương lực cơ còn nhưng giảm
-
Điện cơ mắt (EMO): cử động mắt biến mất
Giấc ngủ chậm sâu thì 3: (N3)
-
Điện não (ECG): các cụm ở thì 2 biến mất thay bằng các sóng
chậm delta xuất hiện trở lại
-
Điện cơ (EMG): hoạt động cơ cằm rất yếu
-
Điện cơ mắt (EMO): cử động mắt biến mất
Giấc ngủ chậm sâu thì 4:
-
Điện não (ECG): chỉ có sóng chậm delta với biên độ cao
-
Điện cơ (EMG): hoạt động điện cơ cằm rất yếu
-
Điện cơ mắt (EMO): cử động mắt biến mất
-
Điện tim (ECG): nhịp tim và nhịp thở đều đặn bình ổn
Giấc ngủ nghịch thường hoặc giấc ngủ với cử động mắt nhanh:
(REM sleep) là sự kết hợp ngược nhau hoạt động của não gần như lúc thức
giấc và mất trương lực cơ tư thế (các xung động thần kinh vận động không
được truyền cho thân não để đi đến ngoại biên).
- Điện não (ECG): mất tính đồng bộ, nhịp nhanh hơn, giống thì 1 gợi ý
thức giấc
20
- Điện cơ (EMG): mất trương lực cơ tư thế, đây là điểm nghịch lý
- Điện cơ mắt (EMO): cử động giật mắt nhanh
- Điện tim (ECG): nhịp tim và nhịp thở không đều [27].
Theo hiệp hội giấc ngủ Hoa Kỳ năm 2013 (American Academy of
Sleep Medicine) giấc ngủ được chia làm 4 giai đoạn N1, N2, N3, REM
trong đó N3 bao gồm 2 giai đoạn giấc ngủ chậm sâu thì 3 và thì 4. Tỷ lệ
phần trăm các giai đoạn giấc ngủ: N1 khoảng 5%, N2: 45%, N3: 25% và
REM: 25% [28].
1.5. Định nghĩa các triệu chứng hô hấp
- Ngừng thở: là hiện tượng ngừng thông khí ít nhất 10 giây
+ Ngừng thở tắc nghẽn: ngưng lưu lượng khí mũi - miệng ít nhất trong
10 giây và kèm sự cố gắng thông khí khi ngưng thở.
+ Ngừng thở trung ương: ngưng lưu lượng khí mũi - miệng ít nhất trong
10 giây và không có sự cố gắng thông khí khi ngưng thở.
+ Ngừng thở hỗn hợp: khởi đầu như ngưng thở trung ương nhưng kết
thúc bằng sự cố gắng thông khí.
-
Giảm thở: biến cố này này phải xảy ra ít nhất 10 giây và kèm theo một
trong số các dấu hiệu sau:
+ Giảm ít nhất 50% tín hiệu của lưu lượng xác định được so với trạng
thái cơ bản hoặc
+ Giảm trên 30% giá trị nền hay có hình ảnh dạng bình nguyên hít vào
kèm theo sự giảm độ bão hòa oxy đo qua da ít nhất 3% và hoặc kèm theo vi
thức giấc [23][29].
- Vi thức giấc: là chỉ điểm tốt nhất của bệnh lý xảy ra trong giấc ngủ, là biến cố
chung nhạy cho cả ngưng thở, giảm thở và các giai đoạn tăng gắng sức hô
21
hấp. Mục tiêu điều trị là giảm số lần vi thức giấc. Tiêu chuẩn chẩn đoán vi
thức giấc theo tiêu chuẩn ASDA (American Sleep Disorders Association - Hội
bệnh lý giấc ngủ Hoa Kỳ):
+ Thức tỉnh: thay đổi nhanh chóng trên điện não đồ (EEG): xuất hiện bất
thường sóng alpha và/ hoặc beta trong giai đoạn ngủ chậm hoặc xuất hiện bất
thường hoạt động nhanh (beta) trong giai đoạn ngủ nghịch.
+ Thời gian > 3 giây
+ Tăng hoạt động cơ và rối loạn nhịp [29].
1.6. Định nghĩa hội chứng ngừng thở khi ngủ
Hội chứng ngừng thở khi ngủ (SAS) đặc trưng bởi sự xuất hiện những
cơn ngừng thở và/ hoặc giảm thở trong khi ngủ. Những biến cố hô hấp này được
đặc trưng bởi việc ngưng dòng khí (ngưng thở) hay giảm dòng khí trên 50%
trong hơn 10 giây xuất hiện trên 5 lần/giờ [1].
* Hội chứng ngừng thở tắc nghẽn: xảy ra khi xuất hiện xẹp đường dẫn
khí, các cơ hô hấp hoạt động gắng sức để thực hiện động tác thở nhưng không
thành công và nồng độ oxy trong máu giảm. Nồng độ oxy trong máu giảm gây
kích thích não làm cơ thể tỉnh giấc và thực hiện động tác thở. Nghiên cứu tiến
hành ở Mỹ trên nhóm đối tượng từ 30-60 tuổi thấy tỷ lệ mắc hội chứng ngừng
thở tắc nghẽn khi ngủ là 4-9% ở nam giới và 2,5% ở nữ giới.
* Hội chứng ngừng thở trung ương: là rối loạn trong đó bệnh nhân có
dấu hiệu ngừng thở khi ngủ do thiếu sự gắng sức hô hấp, hiện tượng xảy ra khi
não không truyền tín hiệu chính xác đến các cơ hô hấp. Ngừng thở trung ương ít
gặp hơn và thường phối hợp với các bệnh lý thần kinh cơ.
22
* Hội chứng ngừng thở khi ngủ hỗn hợp: là trường hợp phối hợp cả
2 loại hội chứng ngừng thở tắc nghẽn và hội chứng ngừng thở trung ương.
Cơ chế có thể do khi mắc hội chứng ngừng thở tắc nghẽn nặng và kéo dài
dẫn tới mất thăng bằng kiềm toan và rối loạn cơ chế phản hồi về nồng độ
CO2 bất thường trong máu dẫn đến hậu quả là những rối loạn về hô hấp, thần
kinh, tim mạch [21].
1.7. Yếu tố nguy cơ của hội chứng ngừng thở khi ngủ
Trong những năm gần đây các nghiên cứu đều khẳng định những yếu tố
nguy cơ rõ rệt của bệnh xếp theo thứ tự từ cao đến thấp bao gồm: béo phì (hay
gặp nhất) bất thường sọ mặt và đường hô hấp trên (vị trí, kích thước), bất
thường xương hàm trên, hàm dưới, quá phát amidal - mô lympho, khoang mũi
hẹp. Các nghiên cứu cho thấy các yếu tố này ngày càng tăng. Những yếu tố
nguy cơ tiềm ẩn khác bao gồm: di truyền, hút thuốc lá (tăng gấp 3 lần), sung
huyết mũi (tăng gấp 2 lần), đái tháo đường đề kháng insulin (tăng gấp 3 lần),
nam giới, tuổi, rượu, thuốc an thần và mạn kinh [30].
1.8. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng ngừng thở khi ngủ
Triệu chứng cơ năng thường điển hình và các yếu tố nguy cơ thường
tương đối rõ.
-
Thức dậy ban đêm, dậy đi tiểu nhiều lần trong đêm, giấc ngủ gián đoạn.
-
Tiền sử ngáy to, ngáy nhiều năm, thở phì phò hổn hển xảy ra vào cuối thời
kỳ ngừng thở, có cơn ngừng thở được quan sát bởi người bên cạnh.
-
Không có cảm giác sảng khoái khi thức dậy, nhức đầu buổi sáng gợi ý đến
tăng nồng độ CO2 máu.
23
-
Buồn ngủ nhiều vào ban ngày. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể ngủ
khi đang làm việc, gọi điện thoại, lái xe, chờ đèn đỏ…
-
Giảm trí nhớ, giảm độ tập trung, giảm tiếp xúc xã hội, dễ kích thích, rối
loạn chức năng tình dục, đau ngực, nhịp tim không đều.
Các triệu chứng buồn ngủ ban ngày có thể bị che lấp bởi các hoạt động.
Do vậy, bảng câu hỏi Epworth với 8 câu hỏi tập trung vào nguy cơ buồn ngủ
khi tham gia các hoạt động ban ngày để đánh giá mức độ buồn ngủ ban ngày
của đối tượng. Thang ngủ Epworth tối đa 24 điểm được chia làm 3 mức độ: >
10 điểm được xem là bất thường, 10-15 điểm buồn ngủ ban ngày mức độ
nhiều cần đến khám bác sỹ, 16-24 điểm buồn ngủ trầm trọng trong ngày bắt
buộc phải đến khám bác sỹ.
Bảng 1.1: Bảng điểm EPWORTH
1. Đang đọc sách báo
2. Đang xem tivi
3. Đang ngồi yên ở một nơi công cộng (trong rạp hát, trong buổi họp)
4. Đang ngồi trong xe hơi/ xe đò chạy liên tục không nghỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ
5. Đang nằm nghỉ trưa
6. Đang ngồi nói chuyện với ai đó
7. Đang ngồi nghỉ ngơi sau khi dùng bữa không có rượu bia
8. Đang ngồi trong xe hơi/xe đò trong khi xe đang dừng vài phút ở chỗ kẹt xe
Với:
0 = không ngủ gật bao giờ
1 = hiếm khi buồn ngủ
2 = đôi khi buồn ngủ
24
3 = rất dễ bị buồn ngủ
* Khám lâm sàng phát hiện các yếu tố nguy cơ như béo phì đặc biệt là
phần trên cơ thể, kích thước cổ tăng: ≥ 17 inch (43cm) đối với nam và ≥ 15 inch
(38cm) đối với nữ.
* Khám tai mũi họng và hàm mặt nhằm phát hiện các bất thường về cấu
trúc sọ mặt và bất thường về cấu trúc đường hô hấp trên như bất thường cấu trúc
mũi, vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi...
Khảo sát cả 3 tầng của đường hô hấp trên:
Hố mũi, hầu họng và khoảng sau đáy lưỡi
Nhìn:
+ Thở miệng
+ Sự toàn vẹn của môi
+ Cổ lớn (> 44 cm)
+ Hàm lùi ra sau
+ Xẹp cánh mũi
Khám lâm sàng hố mũi
- Khảo sát các bất thường về giải phẫu học:
- Hỏi bệnh + soi mũi + nội soi mũi với ống mềm
· Lỗ mũi và van
· Xoăn mũi có phì đại không?
· Vách mũi có vẹo không?
Khám khoang miệng: gồm hầu họng và răng
+ Vùng hầu họng:
25
· Lưỡi, lưỡi gà, và amiđan có phì đại không, vòm hầu có bất
thường không?
· Cung răng có hẹp không? bình thường cung răng hàm trên phải
trùm kín cung răng hàm dưới.
Một số tác giả sử dụng thang điểm Mallampati để đánh giá tình trạng
thông thoáng đường hô hấp. Thang điểm Mallampati phân chia thành 4
mức độ từ độ 1 đến độ 4 dựa trên việc nhìn rõ amidal, trụ amidal, khẩu cái
mềm và lưỡi gà.
+ Độ 1: không bị tắc nghẽn, hầu họng rộng, lưỡi gà nằm trên lưỡi
+ Độ 2: thấy 2 trụ và phần dưới lưỡi gà
+ Độ 3: nhìn không rõ vùng hầu họng, khó thấy vùng đáy lưỡi gà
+ Độ 4: vùng hầu họng bị tắc nghẽn rất nhiều, hơi thấy vòm khẩu cứng,
lưỡi gà bị lưỡi che khuất
Độ I
Độ II
Độ III
Độ IV
Hình 1.2. Phân độ Mallampati [31]
* Khám tim mạch phát hiện tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, tăng áp động
mạch phổi… Các nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa hội chứng