Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tổng ôn tác giả Nam Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.28 KB, 5 trang )

KHÓA TỔNG ÔN KIẾN THỨC THI ĐẠI HỌC – Cô NGUYỄN THANH MAI

TÁC GIA NAM CAO
I. Về tiểu sử
- Quê Nam Cao ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hoà Hậu,
huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam. Làng này xuất hiện trong nhiều sáng tác của Nam Cao với cái tên là
Vũ Đại. Dân ở đây thường trồng chuối (giống chuối ngự thơm ngon nổi tiếng), trồng mía và trồng
trầu. Khi đến vụ thu hoạch, họ thường bán cho người buôn chở xuống chợ ở Nam Định, cách làng
khoảng 15 km. Một số người làm thêm nghề dệt, làm những mặt hàng đơn giản. Tuy vậy, dân đồng
ruộng ít, đây lại thuộc vùng chiêm trũng, thới trước mỗi năm chỉ trồng được một vụ lúa; hơn nữa, lại
bị bọn cường hào bóc lột trắng trợn, nặng nề nên tuy có nghề phụ, nhưng quanh năm người đần ở
đây vẫn nghèo khổ. Bút danh Nam Cao là ghép từ hai chữ đầu tên huyện (Nam Sang) và tên tổng
(Cao Đà) mà thành. Học hết bậc Thành chung (cấp THCS), năm 1935 Nam Cao theo người cậu và
Sài Gòn và cớ ý định ra nước ngoài học tập, nhưng không thành. Sau khoảng hơn ba năm, do đau
ốm, ông phải trở về quê. Từ đó, Nam Cao phải sống vất vưởng khi làm ông giáo trường tư, khi viết
văn, làm gia sư, lúc thì phải sống nhờ vợ.
- Nam Cao tham gia Hội Văn hoá cứu quốc từ tháng 4 năm 1943 - khi Hội vừa được thành lập. Từ đó
cho tới lúc hi sinh (1951), ông một lòng tận tuy phục vụ cách mạng và kháng chiến. Năm 1946, Nam
Cao có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào đến Nam Trung Bộ, 1947 lên chiến khu Việt Bắc làm
công tác văn nghệ và được kết nạp vào Đảng tại Bắc Cạn; 1950 tham gia chiến địch Biên giới; 1951
cùng Nguyễn Huy Tưởng đi công tác khu Ba. Nam Cao tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp
vùng địch hậu, ông có ý định thu thập thêm tài liệu để viết cuốn tiểu thuyết đang thai nghén. Nhưng
Nam Cao đã hi sinh trong chuyến công tác ở vùng địch hậu vào tháng 11 năm 1951. Đầu năm 1998,
hài cốt của Nam Cao được chuyển về quê hương.
II. Về con người Nam Cao
- Nam Cao là con người có bề ngoài lạnh lùng, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú. ông
luôn nghiêm khắc đấu tranh với bản thân để thoát khỏi lối sống tầm thường nhỏ hẹp, vươn tới một
cuộc sống cao đẹp xứng đáng với danh hiệu con người. Nam Cao thường hổ thẹn về những gì mà
ông cảm thấy tầm thường, thấp kém của mình.
- Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, đặc biệt có sự gắn bó sâu nặng với quê hương và
những người nông dân nghèo khổ, bị áp bức và khinh miệt trong xã hợi cũ, vì thế, không ít tác phẩm


của Nam Cao viết về kiếp người lầm than là những thiên trữ tình đầy sự đồng cảm, xót thương. Ông
hay suy nghĩ về nhiều vấn đề trong đời sống để rút ra những nhận xét có tầm triết lí sâu sắc và mới
mẻ. (Những nhận xét nêu trên thường được những nhà văn đã có dịp sống gần gũi Nam Cao như Tô
Hoài, Nguyễn Đình Thi, Kim Lân,... nhắc tới. Và cũng có thể dễ dàng nhận thấy qua một số tác
phẩm có tính chất tự truyện (nhất là qua tiểu thuyết “Sống mòn” của Nam Cao.)
Văn là người, những đặc điểm trong sáng tác của Nam Cao phản ánh khá đúng con người nhà văn.
- Sau Cách mạng: Nam Cao là một trong những nhà văn sớm đi theo cách mạng, dùng ngòi bút
phụng sự kháng chiến, phụng sự nhân dân, phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ.
Nhà văn đã tập trung phản ánh cuộc kháng chiến của nhân dân trong giai đoạn đầu với những con
người và hình ảnh cuộc kháng chiến. Đặc biệt lưu ý: NC rất chú ý vấn đề lập trường tư tưởng của
nhà văn trong sáng tác. Tập trung quan tâm vấn đề đôi mắt, vấn đề tư tưởng của nhà văn. Sống đã rồi
hãy viết. ĐM cũng là tuyên ngôn cách mạng nhấn mạnh, khẳng định VHCM thể hiện sự chuyển
biến của NC từ nhà văn hiện thực sang nhà văn CM, tinh thần tận tụy phục vụ kháng chiến của
ông truyện Đôi mắt và Nhật kí ở rừng, Chuyện Biên giới (1950) đối với thời kì đầu của nền văn học
kháng chiến.
III. Về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao
- Trong sự nghiệp văn học của Nam Cao, có một số tác phẩm không chỉ là bức tranh hiện thực đời
sống mà còn là những tuyên ngôn nghệ thuật.
- Nam Cao phát biểu quan điểm nghệ thuật không thể hiện dưới dạng lí thuyết, bằng văn chính luận
mà thường thể hiện thông qua hình tượng nghệ thuật. Ví dụ Điền trong Giăng sáng, Hộ, Độ...những
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA TỔNG ÔN KIẾN THỨC THI ĐẠI HỌC – Cô NGUYỄN THANH MAI

nhân vật này thường là những nhà văn, trước đó thường có những sai lầm, sau khi nhận thức ra vấn
đề, họ trở về với nhận thức tiến bộ, những phát biểu của họ thấm thía hơn và có tác dụng thuyết phục
mạnh mẽ hơn.

- Nội dung quan điểm:
1. Quan niệm về nghề văn
+ Nghề văn là một nghề cao quý. Tác phẩm văn chương thấm đượm quan điểm nhân đạo, làm cho
con người ta tốt hơn. Một tác phẩm thật giá trị phải là tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải
chứa đựng cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn, vừa phấn khởi, nó ca tụng tình thương, lòng bác ái
sự công bình...nó động viên cổ vũ con người trong cuộc đấu tranh vì sự công bằng... Trong “Đời
thừa”, dẫu nuôi nhiều hoài bão về nghệ thuật nhưng Hộ vẫn có thể hi sinh nghệ thuật cho cuộc sống;
dù trong hoàn cảnh nào nhân vật này cũng không thể bỏ người vợ gầy yếu và những đứa con thơ dại
của mình: Bài học có thể rút ra từ nhân vật Hộ là nhà văn muốn viết cho nhân đạo thì phải sống cho
nhân đạo. Tư tưởng này của Nam Cao có sự gặp gỡ với quan điểm văn học phải góp phần hòa giải
giữa người với người của Sê khốp.
+ Rất chú ý lương tâm trách nhiệm của người sáng tác: qua thái độ hành động của Hộ, ta thấy anh
luôn dằn vặt đau đớn, tự lên án xỉ vả mình khi phải viết những gì dễ dãi. Văn chương không cần
những người thợ khéo tay...vì văn chương không chỉ là một nghề mà nó là cuộc sống.
+ Nghề viết văn phải là một nghề sáng tạo. Nhà văn phải biết “khơi những nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo những gì chưa có”. Ông châm biếm sâu cay những cây bút thiếu bản lĩnh, a dua chạy theo
thị hiếu tầm thường “thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào” (Đời thừa). Để làm được công việc
khó khăn ấy, Nam Cao cho rằng nhà văn “phải đọc, phải tìm tòi nhận xét và suy tưởng không biết
chán” và có lương tâm nghề nghiệp, nhất là không được cẩu thả, “cẩu thả trong văn chương thì thật
là đê tiện”. Cuộc sống không ngừng thay đổi, không ngừng sáng tạo, văn chương muốn phản ánh nó
phải không ngừng sáng tạo theo. Sáng tạo cả về nội dung và hình thức. Đề tài nông dân, trước đó đã
có những tác phẩm hay: Vỡ đê, Tắt đèn, Bước đường cùng...Nam Cao vẫn có sự mở lối riêng, đi sâu
lí giải quá trình người nông dân lương thiện trên con đường bị tha hóa, của người nông dân lương
thiện. Sáng tạo về hình thức nghệ thuật: về kết cấu, về xây dựng nhân vật, về ngôn ngữ tự sự...
2. Quan điểm về văn học hiện thực
- Nam Cao phủ nhận nghệ thuật lãng mạn thoát li cuộc sống, không gắn bó với cuộc sống. Khẳng
định nghệ thuật gắn bó với đời sống. Quan điểm này thể hiện qua lời nhân vật Điền trong truyện
ngắn Trăng sáng. Dùng hình tượng ánh trăng lừa dối, nhà văn nói về nghệ thuật lãng mạn thoát li. Vì
nó thi vị hóa, làm đẹp cả những thứ tầm thường, nó che đậy vẻ bên trong. NC dùng một hình tượng
nữa: tiếng kêu đau khổ. Cụm từ “Có thể chỉ là” nêu lên sự lựa chọn tốt nhất, chứ không phải là bắt

buộc. Nói như thế cũng có nghĩa là đã phủ định nghệ thuật vị nghệ thuật, khẳng định nghệ thuật vị
nhân sinh. Nghệ thuật phải phản ánh cái cốt lõi, bản chất bên trong, những vần đề cơ bản bản chất
của hiện thực, không phải cái bên ngoài.
3. Nhà văn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề lập trường tư tưởng, vấn đề đôi mắt.
- Nam Cao xác định ảnh hưởng rất lớn của vấn đề đôi mắt. Trước Cách mạng, Nam Cao đặt ra vấn
đề nhà văn phải có con mắt của tình thương. Có thể thấy điều này qua lời đề từ truyện Nước mắt,
mượn lời nhà văn Pháp: người ta chỉ xấu xa hư hỏng trước con mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ,
nhà văn nêu lên vấn đề đôi mắt của tình thương sẽ đem đến giá trị tốt đẹp trong cuộc đời. Sau Cách
mạng, nhà văn đặt vấn đề: nhà văn không chỉ cần có đôi mắt của tình thương, mà còn phải có con
mắt Cách mạng, từ đó, có sự tin tưởng vào quần chúng nhân dân. Không chỉ thương cảm mà còn cảm
phục những con người có sức mạnh cải tạo xã hội.
- Quan điểm nghệ thuật tiến bộ này góp phần quan trọng để Nam Cao có nhiều chuyển biến ngay sau
khi trở thành hội viên Hội văn hoá cứu quốc. Trong tiểu thuyết Sống mòn (1944), qua nhân vật Thứ,
Nam Cao khẳng định: “Tạng người y không cho y cầm súng, cầm gươm, y sẽ cầm bút mà chiến
đấu”. Từ việc thấy rõ trách nhiệm phản ánh chân thực cuộc sống của nhân dân lao động đến việc
khẳng định sứ mệnh chiến đấu của nhà văn là một bước tiến vượt bậc trong quan diềm nghệ thuật
của Nam Cao. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân nhà văn mà còn chứng tỏ sự gặp gỡ tất
yếu giữa văn học hiện thực chân chính và văn học cách mạng.
IV. Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA TỔNG ÔN KIẾN THỨC THI ĐẠI HỌC – Cô NGUYỄN THANH MAI

Nam Cao có sáng tác từ năm 1936. Như vậy trước khi Chí Phèo ra đời, nhà văn Trần Hữu Tri đã có 5
năm cầm bút. Trong chặng sáng tác ban đầu có tính chất thể nghiệm này, ông chịu ảnh hưởng văn
học lãng mạn thoát li và đã cho in hàng chục truyện ngắn, một số bài thơ và một vở kịch ngắn, với
nhiều bút danh nhưng nhìn chung không mấy thành công. Nhà văn chỉ thực sự được khẳng định tài

năng của mình khi truyện ngắn Chí Phèo ra đời, với bút danh Nam Cao. Tuy vậy, trước Cách mạng,
nhà văn chưa được dư luận chú ý.
1. Trước Cách mạng, Nam Cao đã có hơn 60 tác phẩm được in. Ngoài ra, ông còn một số bản thảo
truyện vừa, nhưng nhà xuất bản đánh mất bản thảo như Cái bát, Cái miếu, Ngày lụt,...
- Ở mảng đề tài trí thức nghèo, Nam Cao thường “lấy mình ra làm cái máy kiểm nghiệm” (Nguyễn
Minh Châu), lấy bản thân và bạn bè gần gũi của mình làm nguyên mẫu để viết một loát truyện ngắn,
một truyện vừa và một tiểu thuyết. Nhân vật chính trong những sáng tác này là những nhà văn
nghèo, những viên chức, nhưng giáo khổ trường tư,. . . Họ mang nhiều hoài bão cao đẹp khát khao
được phát triển nhân cách, được đóng góp cho xã hội, được khẳng định trước cuộc đời. Nhưng họ đã
bị xã hội bất công, cuộc sống đói nghèo “ghì sát đất”. Những hoài bão, những ước mơ cao đẹp của
họ bị vùi dập phũ phàng. Vậy những sáng tác của Nam Cao ở mảng đề tài này có những giá trị gì nổi
bật? Trước hết, Nam Cao đã phản ánh một cách chân thực thực trạng buồn thảm, cơ cực của những
người trí thức tiểu tư sản nghèo, đồng thời phần nào nhà văn cũng phác hoạ được bức tranh đen tối,
u ám của xã hội Việt Nam đang đứng trước bờ vực thẳm của sự khủng hoảng trước Cách mạng.
- Nhưng giá trị thực sự của mảng đề tài này không chỉ có thế. Điều quan trọng hơn và giá trị hơn là
NC đi sâu vào những bi kịch tinh thần của người tiểu tư sản trí thức nghèo, họ là những người có
nhân cách, tài năng, có khát khao cống hiến, nhưng rồi bị gánh nặng cơm áo hàng ngày kéo
xuống...Nam Cao đã kết tội xã hội vô nhân đạo bóp nghẹt sự sống, đẩy con người vào tình trạng chết
mòn, tàn phá tâm hồn và đẩy con người trở thành thù địch với con người. Đồng thời, nhà văn còn
khẳng định phẩm chất tốt đẹp của họ thể hiện qua cuộc đấu tranh kiên trì của những người này trước
sự cám dỗ của lối sống ích kí, sự đầu độc của môi trường dung tục để thực hiện lẽ sống nhân đạo để
vươn tới một cuộc sống cao đẹp. Trăng sáng (1943); Đời thừa (cuối 1943); Sống mòn...
- Ở mảng đề tài nông dân, Nam Cao thường lấy nguyên mẫu từ những người quen biết, thân thuộc
trong cái làng Đại Hoàng lam lũ của mình để xây dựng nên những lão Hạc, dì Hảo, lang Rận, Chí
Phèo,...
Qua những sáng tác ở mảng đề tài này, Nam Cao đã phản ánh chân thật cuộc sống tối tăm, cực
nhục của người nông dân sau luỹ tre. Nhà văn thường quan tâm đến số phận khốn khổ của những ai
thấp cổ bé họng, thường xuyên bị đè nén, áp bức nặng nề nhất: Đấy là những người cố cùng, lép vế,
những phụ nữ bất hạnh lấy phải thằng chồng vũ phu,.. . Thông qua số phận của họ, ông nêu lên
tình trạng vô cùng bất công ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng. Dường như người nông

dân càng hiền lành bao nhiêu, càng nhẫn nhục bao nhiêu, thì càng bị đè nén, áp bức nặng nề, trắng
trợn bấy nhiêu. Ngoài những nhân vật nói trên, Nam Cao thường viết về những người chỉ vì quá đói
nghèo nên đã bị lăng nhục, xúc phạm một cách tàn nhẫn, bất công (Một bữa no, Lang Rận, Đòn
chồng, Tư cách mõ,. . .). Đấy là những người cằn cỗi, u mê, thậm chí dị hình dị dạng, đầy thú tính, có
khi gây nên những chuyện nhục nhã, xấu xa. Viết về quá trình tha hoá của những con người này, nhà
văn có phát hiện thật sâu sắc: Xã hội tàn bạo đã huỷ diệt cả thể xác lẫn linh hỗn người nông dân
lương thiện, đẩy họ vào cuộc sống khốn cùng không lối thoát. Đồng thời, nhà văn cũng phát hiện,
khẳng định nhân tính và bản chất lương thiện, sự thức tỉnh lương tâm của những con người này,
ngay khi họ đã bị xã hội độc ác cướp mất cả hình hài và tính cách con người. Ngoài ra, với tư cách
là một cây bút hiện thực nghiêm ngặt, Nam Cao cũng không ngần ngại chỉ ra những thói hư, tật
xấu của người nông dân, phần do môi trường đói nghèo tăm tối, phần do chính những con
người này gây ra (Đòn chồng, Trẻ con không được ăn thịt chó,...). Tất cả những điều đó chứng tỏ
chiều sâu hiện thực và nhân đạo trong ngòi bút Nam Cao (kể tóm tắt một vài truyện của Nam Cao
trong số những truyện như: Một bữa no, Tư cách mõ, Trẻ con không được ăn thịt chó, Đòn chồng, Dì
Hảo, Lang Rận…để làm sáng tỏ những nội dung vừa nêu.
- Cả về nội dung và tư tưởng, văn NC là tiếng kêu khẩn thiết phải cứu con người, thay đổi xã hội...
V. Phong cách nghệ thuật Nam Cao
- Nam Cao là nhà văn đến muộn, có người chê một số tác phẩm đề tài tiểu tư sản. Thực ra tác phẩm
của Nam Cao gần với người đọc có văn hoá. Chí Phèo, Sống mòn, Đời thừa... đều là những kiệt tác.
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA TỔNG ÔN KIẾN THỨC THI ĐẠI HỌC – Cô NGUYỄN THANH MAI

Những tác phẩm này ít hấp dẫn ở bề ngoài nhưng thực sự là những tác phẩm có chất lượng nghệ
thuật cao, có giá trị chưa từng có bởi:
+ Rất mực chân thực: "Đến Nam Cao đây mới thực là cuộc sống, là cuộc đời là con người" (Nguyên
Hồng)

1. Nam Cao là nhà văn bậc thầy về tâm lí. Bất cứ nhân vật nào của Nam Cao đều có những suy
nghĩ nội tâm (Bá Kiến, Chí Phèo...). Tâm lí là đối tượng để khảo sát, để miêu tả. Nó là quá trình hiện
đại hoá của tiểu thuyết. Với Nam Cao phân tích quy luật diễn biến tâm lí của con người đã lên đến
đỉnh cao. Tâm lí là cái gốc để chi phối các yếu tố khác làm luôn cả vai trò của cốt truyện (Sống mòn,
Giăng sáng...). Cảnh cũng được nhìn qua tâm trạng.
2. Chất triết luận, suy nghĩ có tầm vóc: triết lí mà không khô khan, xuất phát từ đời sống thực với
những tâm tư đau đớn dằn vặt của nhà văn. ở Nam Cao, cái tầm thường là chỗ để tư tưởng bay lên
nhà văn soi vào cái tầm thường ấy bằng một luồng sáng cực mạnh. Nam Cao có ngòi bút phân tích
làm bật lên những vấn đề lớn mà không phải nhà văn nào cũng làm được như thế. Nam Cao đặt ra
được những vấn đề từ cuộc sống thường ngày làm cho chúng ta nhìn được thực chất. Nam Cao nhìn
được tận đáy cuộc sống, sự phân tích làm bật lên bản chất. Đọc văn Nam Cao ta hiểu được cuộc
sống, hiểu được con người. Đây là triết lí sâu sắc mà rất đời, nó được vắt ra từ mồ hôi nước mắt.
Truyện của Nam Cao thường có hai lớp nghĩa: Tư tưởng từ truyện đặt ra và tư tưởng từ bề sâu bên
trong tác phẩm. (Tư tưởng của truyện Sống mòn chỉ ra bi kịch chết dần của con người trong xã hội
phi nhân tính, thù địch con người, Đời thừa chỉ ra bi kịch tinh thần do phải kiếm tiền mà không thực
hiện được hoài bão, muốn sống mà lại trở thành một người thừa) Cốt truyện đơn giản như những tác
phẩm Sống mòn, Đời thừa, Nước mắt... nhưng lại là những tác phẩm có tầm vóc lớn. Nam Cao từ
chối sự hấp dẫn bề ngoài. Nhân vật của ông có cá tính, độc đáo và chân thực không theo xu hướng
nào cả. Nam Cao sẵn sàng viết về những cái tầm thường vụn vặt nhưng chứa đựng tư tưởng lớn hơn
đề tài. Điều đó không có ở Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan.
2. Có lối viết hiện đại, luôn thay đổi giọng điệu, trong đó có hai giọng cơ bản nhất: giọng tự sự
lạnh lùng với những đại từ nhân xưng có sắc thái dửng dưng hoặc khinh miệt…và giọng trữ
tình sôi nổi với những thán từ: chao ôi, hỡi ôi, trời ơi, …hai giọng đối lập cứ chuyển hóa qua lại
tạo nên những trang viết thú vị lôi cuốn. Ngoài ra là giọng khác nhau của các nhân vật được
trần thuật bằng lời kể trực tiếp hoặc nửa trực tiếp.
3. Đóng góp lớn đối với sự phát triển phong phú ngôn ngữ văn xuôi
- Nam Cao là nhà văn hiện đại chân chính có một ngòi bút tổng hợp, thể hiện đầy đủ tính hiện đại,
đồng thời đạt tới độ hoàn thiện: truyện ngắn mà sức khái quát lớn, khắc họa được những tính cách
sâu sắc và đầy góc cạnh.
Sau Cách mạng, Nam Cao nhiệt tình dùng ngòi bút phục vụ kháng chiến. Vốn là một tâm hồn chân

thật, một trí tuệ sâu sắc, luôn nghiêm khắc với những biểu hiện tiêu cực, nhà văn đã tiến những bước
vững chắc trên con đường nghệ thuật cách mạng. Vì sớm hi sinh nên không viết được nhiều.
- Trong số tác phẩm sau Cách mạng, Đôi mắt được xem là tác phẩm vào loại xuất sắc nhất của văn
xuôi Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Nam Cao cũng có nhiều đóng góp quan
trọng đối với việc hoàn thiện thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện đại hóa
nửa đầu thế kỉ XX.
C. Kết luận chung: Nam Cao là nhà văn có đóng góp lớn mang ý nghĩa cách tân đối với nền văn
nghệ nước nhà. Một tấm gương về lao động nghệ thuật, một tấm gương về nhà văn chiến sĩ.
Tham khảo phần bình luận:
- Nam Cao là một trong số không nhiều các nhà văn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 thể hiện
ý thức tự giác về quan điểm nghệ thuật và có quan điểm nghệ thuật tiến bộ. Mặc dù không có những
tác phẩm chính luận chuyên bàn về quan điểm nghệ thuật, nhưng rải rác trong các sáng tác của Nam
Cao, ta thấy quan điểm nghệ thuật của ông được thể hiện khá hệ thống, nhất quán và có nhiều điểm
tiến bộ so với phần đông nhà văn cùng thời. Không ít khía cạnh trong quan điểm đó chứng tỏ sự phát
triển trình độ cao của tư duy nghệ thuật hiện thực. Bởi thế, có thể nói, phải đến Nam Cao, chủ nghĩa
hiện thực trong văn học Việt Nam mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó.
Kể từ năm 1940 trở đi, đặc biệt là từ năm 1943, với sự ra đời của bản “Đề cương văn hoá Việt Nam”,
của tổ chức Văn hoá cứu quốc, vấn đề xác định quan điểm nghệ thuật trên thành một vấn đề tâm
huyết tương nhiều tác phẩm của Nguyên Hồng, Nguyễn Huy Tưởng, Nam Cao,. . . Trong số này tiêu
MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98


KHÓA TỔNG ÔN KIẾN THỨC THI ĐẠI HỌC – Cô NGUYỄN THANH MAI

biểu hơn cả là Nam Cao. Có thể nói Nam Cao là người phê phán tính chất thoát li tiêu cực của văn
học lãng mạn đương thời một cách toàn điện và sâu sắc nhất. Theo ông, đó là thứ nghệ thuật “lừa
dối”, âm hưởng chính của nó toàn là “cái giọng sướt mướt của kẻ thất tình. Nhà văn phê phán đích
đáng bệnh chạy theo thời thượng của các cây bút lãng mạn thoát li lúc bấy giờ: “đua nhau tả những

cuộc tình duyên của trai thành thị gái đồng quê. Vai chủ động trong các truyện ấy đều là những thôn
nữ rất đẹp, rất hiền, rất ngây thơ” (Giăng sáng). Lên án văn học lãng mạn thoát li cũng có nghĩa là
Nam Cao lên án quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, khẳng định văn học hiện thực, khẳng định nghệ
thuật vị nhân sinh. Nam Cao yêu cầu nghệ thuật phải gắn bó với đời sống của nhân dân lao động,
“nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”, nhà văn cần “phải đứng
trong lao khổ mở hồn đón lấy tất cả những vang động của đời” (Giăng sáng).
- Bên cạnh việc phê phán không khoan nhượng văn học lãng mạn thoát li, Nam Cao còn chỉ rõ
hạn chế của những tác phẩm phản ánh hiện thực mờ nhạt, ý nghĩa xã hội non kém. Trong
truyện “Đời thừa”, nhà văn Hộ nhận xét: (cuốn Đường về chỉ có giá trị địa phương. [...] Nó chỉ tả
được cái bề ngoài của xã hội. Tôi cho là xoàng lắm”. Theo Nam Cao, một tác phẩm hiện thực phải có
giá trị phổ quát “vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn”, đặc biệt phải thấm nhuần nội dung
nhân đạo cao cả “chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi. Nó
ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình. . . Nó làm cho người gần người hơn”. Phải đặt quan
điểm này vào hoàn cảnh phức tạp của văn học Việt Nam đương thời mới thấy hết ý nghĩa của nó,
mới thấy yêu cầu xác đáng của Nam Cao đối với một tác phẩm hiện thực chú nghĩa chân chính.

MOON.V N

- hotline: 04.32.99.98.98



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×