Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BAI DU THI VAN DUNG KIEN THUC LIEN MON DE NANG CAO NHAN THUC CUA HOC SINH KHI THAM GIA GIAO THONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.57 KB, 9 trang )

Vận dụng kiến thức : Lịch sử, Địa lí, GDCD, Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật trong công tác
tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh trường THPT chuyên Lý Tự Trọng nhằm
nâng cao sự hiểu biết và ý thức của học sinh khi tham gia giao thông đường bộ.
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
1.

Tình huống cần giải quyết:
Trong hai thập kỉ đổi mới, cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế là sự
gia tăng về thu nhập, mức độ sở hữu và sử dụng phương tiện giao thông cơ giới. Đặc
biệt là xe máy, xe ô tô con cũng như hệ thống hạ tầng giao thông vận tải. Thế nhưng
trình độ quản lí và ý thức tham gia giao thông của người dân lại chưa phát triển
tương xứng. Đó là nguyên nhân cơ bản khiến cho số lượng và mức độ nghiêm trọng
của tai nạn giao thông ngày càng tăng.
Ngày nay, vấn đề “An toàn giao thông” đã trở thành một vấn đề nhức nhối của
toàn xã hội và trở thành mối nguy hại lớn đối với bất kì ai khi tham gia giao thông.
Nó diễn ra từng ngày, từng giờ, có thể cướp đi sinh mạng của con người bất kì lúc
nào. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2016, trên địa bàn thành phố Cần Thơ có
02 vụ tai nạn giao thông đường bộ nghiêm trọng, gây tử vong 01 học sinh trường
THPT Bình Thủy, 01 học sinh trường THPT chuyên Lý Tự Trọng bị đa chấn thương,
gãy xương đùi.
Xuất phát từ thực tế trên, câu lạc bộ Lịch Sử trường THPT chuyên Lý Tự
Trọng đã giao cho chúng em nhiệm vụ đảm nhận công tác tuyên truyền về an toàn
giao thông cho các bạn học sinh nhằm nâng cao sự hiểu biết và ý thức khi tham gia
giao thông đường bộ.

2.

Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức liên môn trong việc hoàn thành nội dung buổi thuyết
trình nhằm đảm bảo các yêu cầu:


Khái quát về tình trạng giao thông hiện nay;
Nâng cao sự hiểu biết của học sinh về Luật an toàn giao thông;
Nêu lên được những nguyên nhân và hậu quả của tai nạn giao thông đối với cuộc sống con
người;
Giáo dục ý thức của học sinh khi tham gia giao thông.

3.

Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Để giải quyết tình huống, chúng em vận dụng kiến thức đã học của các môn
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm nhạc, Mĩ thuật… kết hợp với những hiểu biết
của bản thân về vấn đề an toàn giao thông, sau đó bàn luận để xác định các ý chính,
trao đổi, tìm hiểu các tư liệu, hình ảnh từ báo chí, các công nghệ tìm kiếm, kiến thức
từ sách giáo khoa, thầy cô, bạn bè và viết thành một bài văn thuyết minh với các ý
chính sau đây:
Thứ nhất, thực trạng an toàn giao thông đường bộ hiện nay;
Thứ hai, nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông;
Thứ ba, hậu quả và cách khắc phục tai nạn giao thông;
1


Vận dụng kiến thức : Lịch sử, Địa lí, GDCD, Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật trong công tác
tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh trường THPT chuyên Lý Tự Trọng nhằm
nâng cao sự hiểu biết và ý thức của học sinh khi tham gia giao thông đường bộ.
Thứ tư, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc hạn chế tai nạn giao thông.
4.

Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng kiến thức liên môn:
Ngữ văn: sử dụng văn thuyết minh hoặc nghị luận để tuyên truyền về an toàn

giao thông;
Lịch sử: nguồn gốc dẫn tới các vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều;
GDCD: Luật an toàn giao thông đường bộ, giáo dục ý thức của học sinh chấp
hành tốt luật khi tham gia giao thông;
Địa lí: biểu đồ thống kê số vụ tai nạn giao thông;
Âm nhạc: các bài hát về an toàn giao thông;
Mĩ thuật: sưu tầm các bức tranh về an toàn giao thông.
Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
5.1
Một số luật giao thông đường bộ quan trọng:
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10. Quốc hội ban
hành Luật giao thông đường bộ:
Chấp hành báo hiệu đường bộ:
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo
hiệu đường bộ.
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành
hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao
thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải
quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật
qua đường.
- Về tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe:
Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ
xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe
của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không
nhỏ hơn số ghi trên biển báo.
- Sử dụng làn đường
Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ

phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và
chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín
hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
-Người đi bộ
5.

1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề

đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường
hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
2


Vận dụng kiến thức : Lịch sử, Địa lí, GDCD, Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật trong công tác
tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh trường THPT chuyên Lý Tự Trọng nhằm
nâng cao sự hiểu biết và ý thức của học sinh khi tham gia giao thông đường bộ.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành
cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo
đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
- Quyền ưu tiên của một số loại xe
1. Những xe sau đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ
bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
a) Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
b) Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn
đường;
c) Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
d) Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm
nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Đoàn xe tang.

2. Xe quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này khi đi làm nhiệm vụ phải
có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường
ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân
theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên.
3. Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh
chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không
được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
- Dừng xe, đỗ xe trên đường phố
Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân theo quy
định tại Điều 18 của Luật này và các quy định sau đây:
1. Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của
mình;bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây
cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí
cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
2. Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện,trên miệng cống thoát nước, miệng
hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không
được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
-Điều 14. Vượt xe
1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư
từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe
chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe
khác và đã tránh về bên phải.
3


Vận dụng kiến thức : Lịch sử, Địa lí, GDCD, Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật trong công tác
tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh trường THPT chuyên Lý Tự Trọng nhằm
nâng cao sự hiểu biết và ý thức của học sinh khi tham gia giao thông đường bộ.

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía
trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã
vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép
vượt bên phải:
a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;
c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Trên cầu hẹp có một làn xe;
c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
- Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín
hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải
nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng
cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát
thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được
quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu,
đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao
nhau cùng mức với đường sắt,đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che
khuất.
5.2


Tình trạng giao thông đường bộ những năm gần đây:

Nhìn chung, tình trạng giao thông đường bộ của nước ta những năm gần đây đang chuyển
dịch theo chiều hướng tích cực: So với năm 2012, năm 2015 có số vụ tai nạn giảm 13549
vụ (-37,2%), số người bị thương giảm đáng kể 16991 người (-44,6%), số người chết giảm
nhẹ 1111 người (-11,3%).
Tuy vậy, tình trạng tai nạn giao thông đường bộ của nước ta vẫn còn ở mức cao, vẫn là một
nguy cơ đe doạ đến sinh mạng của bất cứ ai tham gia giao thông, gây nên biết bao mất mát
và đau thương cho người thân của những người bị tai nạn giao thông.
4


Vận dụng kiến thức : Lịch sử, Địa lí, GDCD, Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật trong công tác
tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh trường THPT chuyên Lý Tự Trọng nhằm
nâng cao sự hiểu biết và ý thức của học sinh khi tham gia giao thông đường bộ.
5.3

Nguyên nhân dẫn đến các vụ tai nạn giao thông đường bộ:
Về chủ quan:

Nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ tai nạn giao thông chính là do sự thiếu
hiểu biết. Một bộ phận người dân còn quan niệm rằng tai nạn nói chung và đặc biệt,
tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh của mỗi người.
Thứ hai, có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên không chấp
hành đúng luật: uống rượu bia khi tham gia giao thông, lạng lách, đánh võng, không
đội mũ bảo hiểm, chở quá số người qui định, …
Thêm vào đó, ý thức chấp hành luật giao thông của một bộ phận tham gia giao
thông còn chưa cao, còn mang tính đối phó khi thấy có cảnh sát giao thông làm
nhiệm vụ…


Hình 1: Hình ảnh học sinh dàng hàng ngang khi tham gia giao thông
(Nguồn: Internet)

5


Vận dụng kiến thức : Lịch sử, Địa lí, GDCD, Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật trong công tác
tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh trường THPT chuyên Lý Tự Trọng nhằm
nâng cao sự hiểu biết và ý thức của học sinh khi tham gia giao thông đường bộ.

Hình 2: Hình ảnh lạng lách đánh võng khi tham gia giao thông (Nguồn: Internet)
Xét về mặt khách quan là do:
Cơ sở hạ tầng trên nhiều tuyến đường giao thông kém chất lượng, sự quản lí
còn lỏng lẻo, hiện tượng chưa đảm bảo kết cấu thi công, nguyên vật liệu vẫn còn xảy
ra... đã gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng và thương tâm cho người tham gia giao
thông.

6


Vận dụng kiến thức : Lịch sử, Địa lí, GDCD, Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật trong công tác
tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh trường THPT chuyên Lý Tự Trọng nhằm
nâng cao sự hiểu biết và ý thức của học sinh khi tham gia giao thông đường bộ.

Hình 4: Mặt đường giao thông xuống cấp nghiêm trọng (Nguồn: Internet)
5.4

Hậu quả và cách khắc phục tai nạn giao thông:
5.4.1 Hậu quả:


Tai nạn giao thông đã trở thành một nỗi ám ảnh với rất nhiều người. Hằng
ngày, tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của khá nhiều người, họ có thể là
những thanh niên trẻ, lực lượng lao động chính của xã hội, làm cho nhiều gia đình
phải mất đi những người thân yêu của mình, đó là một mất mát vô cùng lớn lao. Bên
cạnh đó, tai nạn giao thông còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước, khi
một lượng lớn nguồn nhân lực bị mất đi.
5.4.2 Cách khắc phục:
Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, thứ nhất, mọi người cần phải chấp
hành tốt luật an toàn giao thông, vì sự an toàn của chính bản thân mình và những
người xung quanh.
Thứ nhất, mọi người cần phải nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao
thông, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, đi đúng phần đường, đúng tốc độ, không điều
khiển xe khi uống rượu bia, không phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách, đánh võng.
Thứ hai, đặt thêm nhiều biển báo giới hạn tốc độ, đèn báo hiệu giao thông,
vạch đường dành cho người đi bộ ở những nơi có đông trẻ em.
Bên cạnh đó, nhà trường cần tích cực tổ chức các buổi tuyên truyền an toàn
giao thông, đề ra các biện pháp kỉ luật học sinh trong nhà trường khi vi phạm, xử lí
7


Vận dụng kiến thức : Lịch sử, Địa lí, GDCD, Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật trong công tác
tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh trường THPT chuyên Lý Tự Trọng nhằm
nâng cao sự hiểu biết và ý thức của học sinh khi tham gia giao thông đường bộ.
mạnh tay hơn những hành vi vi phạm để răn đe học sinh. Đồng thời, cần phải kết hợp
với gia đình học sinh để đề ra những biện pháp nhắc nhở và giáo dục con em mình.
Đối với mỗi cá nhân cần phải tự nhận thức, tự bảo toàn tính mạng quý giá của
mình, chấp hành nghiêm túc luật giao thông, đồng thời ra sức nhắc nhở, tuyên truyền,
giúp cho các thành viên trong gia đình mình và những người xung quanh hiểu được
những tác hại nghiêm trọng của việc vi phạm luật giao thông, khuyên họ chấp hành
tốt hơn.

Mặt khác, cần phải làm trong sạch lực lượng cảnh sát giao thông, nghiêm trị
những thành phần, cá nhân lạm dụng quyền hành, làm trái quy định của Nhà nước.
Một yếu tố mang tầm quan trọng chiến lược đó là cần phải nâng cấp hệ thống
đường sá, cầu cống để đảm bảo giao thông thuận lợi.

Hình 5: Khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông trên đường phố (Nguồn: Internet)

8


Vận dụng kiến thức : Lịch sử, Địa lí, GDCD, Ngữ văn, Âm nhạc, Mĩ thuật trong công tác
tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh trường THPT chuyên Lý Tự Trọng nhằm
nâng cao sự hiểu biết và ý thức của học sinh khi tham gia giao thông đường bộ.

Hình 6: Khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông trên đường phố (Nguồn: Internet)
6.

Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc tuyên truyền vấn đề an toàn giao thông cho học sinh có ý nghĩa cực kỳ to
lớn bởi học sinh chính là những mầm non tương lai của đất nước, việc tuyên truyền
luật an toàn giao thông giúp nâng cao sự hiểu biết và ý thức để tự bảo vệ bản thân.
Học sinh là những người sẽ mang nguồn tri thức của bản thân góp phần vào việc thúc
đẩy sự phát triển của đất nước. Thêm vào đó, việc học sinh hiểu biết nhiều về luật
giao thông sẽ tuyên truyền cho gia đình, bạn bè và cả những người xung quanh cùng
chấp hành tốt luật để bảo vệ sinh mạng con người. Thông qua học sinh, việc tuyên
truyền cho mỗi gia đình sẽ dễ dàng hơn, hiệu quả sẽ được nâng lên.
Qua những tư liệu phân tích trên, phần nào góp phần nâng cao cảnh giác của
học sinh, của người dân, giúp cho mọi người luôn tự nhủ với bản thân phải chấp hành
đúng luật khi tham gia giao thông để ngăn chặn những đau thương sẽ xảy ra bất cứ
lúc nào khi ta chủ quan.


9



×