Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BÀI dự THI vận DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TÌM HIỂU VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG SẠT LỞ Ở HUYỆN NĂM CĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.53 KB, 9 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

- Địa chỉ:,
- Điện thoại:
- Email:
- Họ và tên học sinh:
Điện thoại liên lạc:
Ngày sinh:

Năm học 2016 – 2017

A.

PHẦN
ĐẦU:

VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TÌM
HIỂU VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG SẠT LỞ
Ở HUYỆN NĂM CĂN

MỞ


1. Tình huống cần giải quyết:

Hàng năm, vào khoảng cuối tháng tư, chưa phải là tháng cao điểm của mùa lũ, vậy mà
người dân huyện năm căn, tỉnh Cà Mau đã bắt đầu chống chọi với nạn sạt lở đất ven các
sông, cửa sông. Đặc biệt mấy năm gần đây tình hình sạt lở ở huyện năm căn ngày càng
nghiêm trọng, thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tài sản người dân, nhiều hộ dân trở nên vô gia cư
chỉ sau một trận sạt lở đất. Nhiều công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng của nhà nước cũng trôi
theo nước, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế -xã hội của huyện. Mặc dù chính quyền


địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khắc phục sạt lở nhưng tình trạng sạt lở là
vấn đề nan giải. Là đứa con của tỉnh Cà Mau, em hiểu được những khó khăn và mất mát mà
người dân phải chịu về hậu quả sạt lở đất. Vì vậy, em chọn đề tài “ Tìm hiểu về tình hình
sạt lở đất ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau”.
2. Mục tiêu:
Tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng dân cư nâng cao ý thức phòng ngừa và xử lí sạt lở
bờ sông nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do sạt lở đất gây ra.
3.Tổng quan giải quyết tình huống
Bài viết đã sử dụng kiến thức tổng hợp một số môn học để tập trung đi vào nghiên cứu,
tìm hiểu:
Địa lý:
Tìm hiểu về vị trí địa lí ở huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau.
Tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân cũng như hậu quả của sạt lở gây ra.
Sinh học:
Đưa ra những biện pháp khắc phục hợp lí và hiệu quả (trồng cây xanh ven bờ sông, xây
dựng các công trình công cộng như bờ kè, cọc cừ kín, cọc cừ hở…)
Giáo dục công dân:
Kĩ năng cần thiết nếu sống ở những vùng có nguy cơ sạt lở.
Tuyên truyền nâng cao ý thức chống sạt lở cho người dân.
4.Giải quyết tình huống.
– Thành lập nhóm nghiên cứu.
– Tiến hành nghiên cứu thực tế.
– Tổng hợp các kết quả, đánh giá nghiên cứu, đề ra biện pháp giải quyết.

5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
– Tài liệu tham khảo trên mạng Internet.
– Báo chí, truyền hình.
– Ứng dụng công nghệ thông tin để trình chiếu.
B.NỘI DUNG:
I.Khái quát về vị trí địa lí huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.

Huyện có diện tích 532,9 km2 , dân số 77.300 người, mật độ 104 người/km2 (2004).


Về vị trí địa lí: phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây giáp với biển Tây( Vịnh Thái
Lan), phía Bắc tiếp giáp với ba huyện: Phú Tân, Cái Nước, Đầm Dơi, phía Nam tiếp giáp
huyện Ngọc Hiển(Sông Cửa Lớn là ranh giới tự nhiên của hai huyện).

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau.(Nguồn Interne)
Huyện Năm Căn có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Hàm Rồng, Đất Mới,
Hàng Vịnh, Hiệp Tùng, Tam Giang, Tam Giang Đông, Lâm Hải và thị trấn Năm Căn. Mặc dù
mới được tái lặp lần đầu năm 2004 nhưng huyện Năm Căn là một trong những huyện đi đầu tỉnh
Cà Mau về phát triển kinh tế - xã hội. Huyện có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản, rừng ngập
mặn và biển.Trong phát triển kinh tế của huyện, thủy sản luôn phát huy vai trò kinh tế mũi
nhọn.Hiện nay, toàn huyện có 25600 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Theo tổng hợp của báo
cáo thống kê, 6 tháng đầu năm 2010 sản lượng thủy sản đạt 10796 tấn, tăng 26,79% so với cùng
kỳ.
II. Hiện trạng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục sạt lở đất ven các sông ở huyện
Năm Căn.
1. Hiện trạng sạt lở đất ven các sông ở huyện Năm Căn.


Năm Căn là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tỉnh Cà Mau
từ những đợt sạt lở đất làm thiệt hại đến tài sản và sản xuất của người dân.
Ông Trịnh Thanh Lam, ấp Xóm Lớn Ngoài, xã Hàng Vịnh cho biết, trong đợt mưa lớn
vừa qua sạt lở đất đã làm sụp hoàn toàn một căn nhà và một cơ sở sản xuất tôm giống ước
tính thiệt hại trên một trăm triệu đồng. thu nhập chính của gia đình chủ yếu dựa vào trại sản
xuất tôm giống, giờ đây mất trắng gia đình phải lâm vào hoàn cảnh hết sức khó khăn

Hình 2:Hiện trạng căn nhà và cơ sở sản xuất tôm giống của hộ ông Trịnh Thanh Lam, ấp
Xóm Lớn Ngoài, xã Hàng Vịnh bị sạt lở đất làm sụp đổ hoàn toàn.(Nguồn Internet)


Hiện nay, tuy mới bước vào đầu mùa mưa nhưng trên địa bàn huyện đã xảy ra nhiều vụ
sạt lở đất rất nghiêm trọng. Theo thống kê, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện Năm Căn
đã xảy ra 16 vụ sạt lở đất, với tổng chiều dài trên 40m, rộng từ 5 đến 25m làm thiệt hại và hư
hỏng 11 căn nhà, 1 trại sản xuất tôm giống, 1 bờ kè và một số vật dụng khác; sạt lở đất cũng
làm thiệt hại 2,5 héc ta diện tích nuôi trồng thủy sản. Ước tính tổng thiệt hại lên gần 1,9 tỷ
đồng. Các địa phương chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các vụ sạt lở là Tam Giang, Lâm Hải,
Đất Mới, Hàng Vịnh và thị trấn Năm Căn.


Hình 3: Nhiều hộ dân ở ven sông Cửa Lớn luôn ám ảnh trong lòng nổi lo sạt lở đất.(Nguồn
Internet)
2.Nguyên nhân:
2.1. Nguyên nhân khách quan:
a) Địa chất và địa hình:

Địa chất của huyện Năm Căn là vùng đất trầm tích mới do phù sa bồi lắng, lớp bùn hữu
cơ và sét hữu cơ dày từ 0,7 đến 1,7 m, lớp bùn sét dày 1,3 đến 1,4m. Với đặc điểm cấu tạo
địa chất như vậy, nhìn chung đất đai huyện Năm Căn là nền đất yếu; địa hình thấp, độ cao
trung bình từ 0,5 đến 0,7m so với mặt nước biển. Với đặc điểm này, người dân huyện Năm
Căn sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh tế và đời sống trước tác động của biến đổi
khí hậu toàn cầu với biểu hiện nhiệt độ bề mặt Trái Đất tăng dẫn đến nước biển dâng do băng
tan và tăng thể tích nước biển. Nước biển dâng cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài
nguyên đất của huyện Năm Căn về vấn đề sạt lở và xâm nhập mặn.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc như: nhà cao tầng, bờ kè, lộ bê tông,
trại tôm giống,… lấn ra quá nhiều mép sông, làm tăng sự gia tải bờ sông, những khu vực này
có nguy cơ sạt lỡ rất cao.
b) Lượng mưa và thủy triều:
Năm Căn là một trong hai huyện Cà Mau giáp biển cả phía đông và phía tây. Tổng chiều
dài của bờ biển là 34,8 km chiếm 13,7% chiều dài bờ biển của Cà Mau. Bờ biển của huyện

Năm Căn chịu ảnh hưởng của hai chế độ thủy triều khác nhau: bán nhật triều ở bờ biển Đông
( thủy triều biển Đông vào các ngày triều cường có biên độ triều lớn khoảng trên 3m, các


ngày triều kém có biên độ triều cũng dâng cao từ 1,8 – 2,2m) và nhật triều ở bờ biển Tây
( thủy triều ở biển Tây có biên độ cao nhất chỉ khoảng 1m).
Huyện Năm Căn có lượng mưa cao, lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, chiếm 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4,
lượng mưa chỉ chiếm 10% lượng mưa của cả năm.
c) Dòng chảy:
Huyện Năm Căn có hệ thống kênh rạch chằng chịt, là phụ lưu cho những con sông lớn. Cụ
thể là: Lương Thực, Cả Nảy Nhỏ, Điển Hình cùng đổ nước vào sông Tam Giang, dòng chảy
ở những nơi hợp lưu như vậy hoặc ở những ngã ba sông tạo nên vòng xoáy ở lòng sông xâm
thực mạnh hơn những nơi có dòng chảy thẳng, tạo thành hàm ếch ăn sâu vào bờ có nơi hoẳm
sâu 2-5m. Trường hợp này rất nguy hiểm, vì hàm ếch ăn sâu phía dưới, trên mặt đất không có
vết nứt, càng không có dấu hiệu sạt lở, khi có sạt lở thì diễn ra rất nhanh và mạnh vì lòng đất
đã mất chân không có khả năng chịu lực được. Chính vì vậy tính mạng và tài sản con người
bị đe dọa nghiêm trọng.
d) Gió:
Chế độ hoàn lưu gió mùa đã quyết định chế độ gió của huyện: Mùa khô hướng gió chủ
yếu là Đông Bắc – Tây Nam, vận tốc gió trung bình từ 1,6 đến 2,8m/s. Mùa mưa hướng gió
chủ yếu là Tây Nam – Đông Bắc, vận tốc gió trung bình từ 1,8 đến 4,5m/s. Tại huyện Năm
Căn có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh vào mùa khô ( từ tháng 12 đến tháng 4) sóng biển
tác động trực tiếp vào bờ biển Đông.
Huyện Năm Căn có gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh vào mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 12. Gió mùa Tây Nam có vận tốc tương đối lớn ( từ 1,8 đến 4,5m/s) mùa mưa huyện
Năm Căn thường xảy ra áp thấp nhiệt đới gần bờ, lốc xoáy. Giómùa Tây Nam, cùng với lốc
xoáy,áp thấp nhiệt đới đã sinh ra gió to sóng lớn trực tiếp tác động vào bờ biển Tây.
e) Nhiệt độ:


Bên cạnh những nguyên nhân chính gây ra sạt lở đất huyện Năm Căn, biến đ ổi khí hậu
toàn cầu với nhiệt độ tăng cao trong những năm gần đây được xem là sự cộng hưởng vào các
nhân tố gây sạt lở làm cho tình trạng sạt lở ngày càng mạnh. Nhiệt độ trung bình huyện Năm
Căn khoảng 26,90C. Nhiệt độ bề mặt Trái Đất đang tăng và sẽ còn tăng cao trong nhiều năm
tới dẫn tới diện tích khô cằn, nứt nẻ trong mùa khô sẽ gia tăng, vì vậy khi mùa mưa đến sạt lở
đất sẽ diễn ra với diện tích rộng. Vì vậy sạt lở ngày một trở thành thách thức lớn cho mọi
người dân ở Năm Căn
2.2 Nguyên nhân chủ quan:
Tỉnh Cà Mau nói chung và huyện Năm Căn nói riêng là vùng đặc trưng sông nước Nam
Bộ. Mọi hoạt động của người dân như giao lưu, mua bán, đi lại, chuyên chở hàng hóa,...đều
diễn ra trên sông nước. Kinh tế - xã hội phát triển thì nhu cầu trao đổi mua bán, đặc biệt là
việc đi lại của người dân nhiều nơi và phương tiện cũng hiện đại hơn như: ca nô, tàu vận tải
lớn, composit máy xe công suất lớn,...Huyện Năm Căn là huyện dẫn đầu về con giống cua,
tôm con cung cấp các con giống cho các huyện còn lại, vì vậy hằng ngày rất nhiều nơi đổ về
Năm Căn mua con giống với các phương tiện với công suất lớn và các dịch vụ đò bao. Từ đó
ta có thể nhận thấy trong một khu vực có quá nhiều lượng phương tiện giao thông sẽ sinh ra
nhiều lượng sóng to và mạnh dẫn đến tác động bờ sông gây sạt lở.


3.Biện pháp khắc phục:
Qua hiện trạng sạt lở ở huyện Năm Căn, chúng ta nhận thấy tình trạng sạt lở đất ở ven
sông đã gây ra nhiều hậu quả, ảnh hưởng đến đời sống người dân, kiềm chế sự phát triển
kinh tế - xã hội của huyện, làm giảm chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước. Đòi hỏi
phải có những biện pháp phù hợp cũng như lâu dài để làm hạn chế và khắc phục tình trạng
sạt lở đất:
• Đối với các phương tiện có công suất lớn, chính quyền địa phương cần có quy định
công suất phù hợp với các con sông nhất định, xử phạt nghiêm các trường hợp cố ý
vi phạm.
• Vận động các hộ dân tự do di dời khỏi những khu vực có nguy cơ sạt lở như chợ
ven sông, cửa sông...đến khu vực an toàn.

• Khuyến khích người dân không xây nhà sàn ven sông, có quy định giới hạn giữa
bờ sông đến nơi được phép xây dựng.
• Tăng cường trồng rừng bảo hộ ven biển đồng thời bảo vệ diện tích rừng phòng hộ
còn lại.
• Xây dựng bờ kè ven biển, ven sông...
Trên đây là những giải pháp sẽ góp phần khắc phục và giảm nhẹ tình trạng sạt lở ở huyệ
Năm Căn.

Hình 4: Xây dựng bờ kè (Nguồn: Internet)


Hình 5: Trong rừng bảo hộ chóng sạt lở (Nguồn: Internet)

III. Ý NGHĨA:
Qua bài nghiên cứu chúng ta nhận thấy, hiện trạng sạt lở ở huyện Năm Căn nói riêng
cũng như đồng bằng sông Cửu Long nói chung ngày càng mở rộng.Điều này không chỉ làm
giảm diện tích đất sản xuất, đất thổ cư mà còn là vấn đề ổn định cuộc sống và sản xuất của
người dân, mục tiêu phát trển kinh tế - xã hội.
Tình trạng sạt lở đất của huyện ngoài quy luật tự nhiên của dòng sông bên lở bên bồi,
hoạt động của con người tập trung đông đúc như chợ, nhà ở, cơ sở hạ tầng,…trên nền đất
yếu; sử dụng phương tiện giao thông đường thủy công suất lớn, chặt phá rừng phòng hộ…là
một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sạt lở.
Chính vì thế, chính quyền địa phương cùng người dân huyện Năm Căn cần đưa ra những
biện pháp phòng chống sạt lở cũng như khắc phục thiệt hại do sạt lở gây ra. Những biện pháp
phòng chống và khắc phục hiệu quả và hợp lí sẽ góp phần đảm bảo sự an toàn đối với đời
sống và sản xuất của người dân nơi đây./.


MỤC LỤC
1.Tình huống cần giải quyết....................................................................................2

2.Mục tiêu................................................................................................................2
3.Tổng quan giải quyết tình huống..........................................................................2
4.Giải pháp giải quyết tình huống............................................................................2
5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tìnhhuống........................................................3
5.1.Mô tả quá trình thực hiện…………………………………………………….4
5.2. Giải quyết tình huống………………………………………………………..5
6. Ý nghĩa…………………………………………………………………………..8
6.1. Đối với việc giải quyết tình huống…………………………………………..8
6.2. Đối với học sinh khi tham gia giải quyết tình huống………………………..9



×