Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Luận án màu sắc chùa việt ở châu thổ bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.93 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
----------------------------------------

Đỗ Lê Cương

MÀU SẮC CHÙA VIỆT Ở CHÂU THỔ BẮC BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
----------------------------------------

Đỗ Lê Cương

MÀU SẮC CHÙA VIỆT Ở CHÂU THỔ BẮC BỘ

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Mã số

: 62 21 01 01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. Đặng Quý Khoa
PGS. TS. Nguyễn Quốc Hùng

Hà Nội - 2017


1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây luận án tiến sĩ Màu sắc chùa Việt ở châu thổ
Bắc Bộ là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả
nghiên cứu trình bày trong luận án này là trung thực, chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu của tác giả nào khác.
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2017
Tác giả luận án

Đỗ Lê Cương

Đỗ Lê Cương


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................... 1

MỤC LỤC .............................................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... 3
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN...................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN ....................................................... 5
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 6
Chương 1. KIẾN GIẢI TỔNG QUAN VỀ MÀU SẮC CHÙA VIỆT
Ở CHÂU THỔ BẮC BỘ ...................................................................................... 15
1.1. Các thành tố màu sắc của chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ............................... 15
1.2. Kiến giải mô hình màu sắc chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ ............................ 30
Tiểu kết.............................................................................................................. 45
Chương 2. NHỮNG PHƯƠNG DIỆN LỊCH SỬ CỦA MÀU SẮC CHÙA VIỆT
Ở CHÂU THỔ BẮC BỘ ...................................................................................... 47
2.1. Những biến đổi chính trị tác động đến vị thế của Phật giáo ở châu thổ Bắc Bộ
.......................................................................................................................... 49
2.2. Lịch sử mỹ thuật Phật giáo và màu sắc ngôi chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ .. 58
2.3. Lịch sử vật liệu xây dựng liên quan tới màu sắc chùa Việt .......................... 71
Tiểu kết.............................................................................................................. 79
Chương 3. ĐẶC TRƯNG THẨM MỸ MÀU SẮC CHÙA VIỆT Ở CHÂU THỔ
BẮC BỘ (QUA NGHIÊN CỨU ĐỐI CHỨNG VỚI ĐẶC TRƯNG THẨM MỸ
MÀU SẮC CỦA CHÙA TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN) ................................ 83
3.1. Đặc trưng thẩm mỹ màu sắc chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ .......................... 83
3.2. Nghiên cứu đối chứng qua trường hợp thẩm mỹ màu sắc chùa ở Trung Quốc
và Nhật Bản ..................................................................................................... 104
Tiểu kết............................................................................................................ 120
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 123
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............................ 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 129
PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 140



3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
1.

NCS

:

Nghiên cứu sinh

2.

Nxb

:

Nhà xuất bản

3.

P.

:

Phường

4.

STT


:

Số thứ tự

5.

Tp.

:

Thành phố

6.

Tr.

:

Trang

7.

TT.

:

Thị trấn

8.


X.

:




4

DANH MỤC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng 1. Các loại màu phân bố trên tượng .........................................................25
Bảng 2. Các loại cây trồng ở chùa .....................................................................36
Bảng 3. Màu đỏ trên các thành tố của chùa .......................................................36
Bảng 4. Màu trắng trên các thành tố của chùa ..................................................36
Bảng 5. Các màu chủ đạo bên trong chùa .........................................................37
Bảng 6. Tỉ lệ các làng có chùa làng ở Bắc Bộ ...................................................84


5

DANH MỤC HÌNH TRONG LUẬN ÁN
Hình 1. Phối màu theo nguyên lý ngũ hành ......................................................34
Hình 2. Sơ đồ analogous (phối màu tương tự)..................................................43
Hình 3. Dịch chuyển màu sắc khi các sắc cùng độ bão hòa và độ sáng được
đặt cạnh nhau .......................................................................................................44
Hình 4. Dịch chuyển màu sắc bên trong chùa Việt ...........................................45
Hình 5. Màu vàng và đỏ nếu ở ngoài ánh sáng và không có màu nâu
trung gian .............................................................................................................45



6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Màu sắc không chỉ là một phương tiện biểu đạt của nghệ thuật mà nó
là một hiện tượng xã hội. Kể từ thời xa xưa, khi còn sống trong thời kỳ mông
muội, con người đã biết sử dụng màu sắc để làm đẹp bản thân, làm đẹp không
gian sinh tồn và không gian nghi lễ của mình.
Khởi đầu, việc sử dụng màu sắc của con người chỉ là sự mô phỏng tự
nhiên (cách phối màu cũng như chất liệu màu sắc từ những mẫu hình của tự
nhiên). Dần dần, khi xã hội có sự phân hóa giai cấp, việc sử dụng sác màu
như thế nào trong đời sống thường nhật của người dân hay đời sống cung đình
hay đời sống tâm linh đã được quy chuẩn hóa thành những quan niệm, triết lý
và mô hình về màu sắc.
Chính điều đó đã khiến cho màu sắc trở thành hiện tượng văn hóa
mang tính bản sắc. Mỗi tộc người, mỗi quốc gia có đặc trưng thẩm mỹ màu
sắc riêng, nó khiến cho một ngôi chùa Việt Nam khác với ngôi chùa ở Ấn Độ,
Trung Quốc, Thái Lan hay Nhật Bản,… Đâu là những nguyên nhân của
những sự khác biệt ấy? Phải chăng đó là do sự khác biệt về tông phái Phật
giáo? Hay do sự tiếp biến của văn hóa bản địa, cổ truyền? Hay do đặc điểm
địa lý khí hậu? Chính trị có đóng vài trò quyết định trong sự khác biệt đó
không? Đó là những câu hỏi nghiên cứu thú vị và do đó nó trở thành lý do đầu
tiên khiến tôi lựa chọn Màu sắc chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ làm đề tài
nghiên cứu của luận án.
Lý do thứ hai khiến tôi lựa chọn đề tài này là, dù đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về chùa và mỹ thuật Phật giáo ở Việt Nam trên phương diện
nghệ thuật học (kiến trúc, mỹ thuật) hay dưới góc độ nghiên cứu lịch sử, dân
tộc học, khảo cổ học và văn hóa dân gian,… Nhưng nghiên cứu về màu sắc



7

chùa Việt vẫn còn là một mảng trống trong nghiên cứu mỹ thuật chùa chiền
hay mỹ thuật Phật giáo nói chung.
Trước hết là những nghiên cứu lịch sử mỹ thuật, trong đó có điểm qua
một vài nét đặc trưng trong nghệ thuật của ngôi chùa Việt ở những thời kỳ
lịch sử nhất định như Lược sử mỹ thuật Việt Nam [31], Mỹ thuật thời Lý, Mỹ
thuật thời Trần, Mỹ thuật thời Lê sơ [48], [49], [50], Mỹ thuật thời Mạc [12],
Mỹ thuật Lý - Trần mỹ thuật Phật giáo [83], Lược sử mỹ thuật Việt Nam
[89],…
Những giá trị văn hóa nghệ thuật của các ngôi chùa truyền thống vùng
đồng bằng sông Hồng là mảng đề tài phổ biến, được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm hơn cả, tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của Trần Lâm Biền
như Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt (tượng
Phật – tượng mồ – phù điêu) (1993) [5], Một số giá trị văn hóa nghệ thuật
của ngôi chùa truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng(1996) [6], Chùa Việt
(1996) [7], Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt (2001) [9],
Đồ thờ cúng trong di tích của người Việt (2003) [10], Hà Văn Tấn, Nguyễn
Văn Kự, Phạm Ngọc Long với Chùa Việt Nam (1993) [62], Nguyễn Văn Tiến
với Nghiên cứu một số ngôi chùa thuộc thiền phái Trúc Lâm, những giá trị
lịch sử văn hóa (2008) [77]…
Nhiều nghiên cứu về các chùa riêng lẻ như luận án chùa Dâu và hệ
thống chùa Tứ Pháp [21], về chùa Vĩnh Phệ [13], về chùa Hà Lâu [15], về
chùa Một Cột [23], về Chùa Phật Tích trong nghiên cứu di sản văn hóa dân
tộc [104] v.v.. đã khắc họa và nhấn mạnh chi tiết hơn những giá trị độc đáo
của chùa Việt với tư cách là một di sản văn hóa văn hóa quý báu của người
Việt cần được bảo vệ và phát huy.
Ở phương diện mỹ thuật học, cũng đã có những công trình đề cập

tương đối sâu về nghệ thuật Phật giáo ở châu thổ sông Hồng, tiểu biểu là


8

Nghệ thuật điêu khắc Việt Nam thời Lý - Trần [78], Bút Tháp [74], Chùa Dâu
[76], Chùa Mía [32], Nguyễn Du Chi và Phạm Trung với Chùa Hà Lâu, một
công trình còn giữ nhiều vết tích nghệ thuật học (1993) [15],…
Tuy nhiên, do quá tập trung vào miêu tả, diễn giải giá trị mỹ thuật, kỹ
thuật của kiến trúc, các pho tượng hay đồ thờ cúng mà hầu hết ở các công
trình này thiếu vắng những nghiên cứu hay mô tả về màu sắc của chùa Việt.
Ngay cả những tấm ảnh minh họa cũng bị hạn chế về màu sắc (bởi thời kỳ đó
chụp ảnh màu và in ảnh màu rất khó khăn và đắt đỏ).
Nhiều nhà nghiên cứu kiến trúc đã có những khảo cứu chuyên sâu về
chùa Việt, ví dụ Nguyễn Bá Lăng (1972) [44] với Kiến trúc Phật giáo Việt
Nam, Nguyễn Cao Luyện (1998) với Chùa Tây Phương [47], Nguyễn Bá
Đang với Truyền thống và đổi mới trong kiến trúc Việt Nam [91],… Nguyễn
Đình Toàn (2002) với Kiến trúc Việt Nam qua các thời triều đại [80], Chu
Quang Trứ (2003) với Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam [86],…
Những nghiên cứu này cũng có đề cập đến phương diện nghệ thuật của chùa
Việt, tuy nhiên nội dung chủ đạo vẫn là những giá trị kiến trúc như kết cấu,
tạo dáng, vật liệu,…
Ngoài ra còn có một số bài viết bàn về những phương diện xã hội và
tâm lý liên quan đến ngôi chùa Việt như những bài Chùa Việt Nam mảnh đất
của sự giao lưu và phát triển văn hóa dân tộc (1999) [84], Văn hóa Việt Nam
nhìn từ mỹ thuật (2002) [85] của Chu Quang Trứ và Chùa Việt Nam trong đời
sống cộng đồng của Hà Văn Tấn [103].
Có thể nói, những bài nghiên cứu về màu sắc của chùa Việt còn là một
khoảng trống lớn trong nghiên cứu chùa Việt, số lượng những bài viết về chủ
đề này còn rất ít:

- Trong cuốn Chùa Việt, Trần Lâm Biền đã có đoạn bàn về màu vàng
với ý nghĩa tâm linh của đạo Phật và màu đỏ “sinh khí” [7, tr. 96- 97] hoặc


9

một đoạn về ánh sáng trong ngôi chùa thời Trần “chùa làng thời Trần chưa là
một thâm cung, chưa có tường ván gỗ bao quanh” [7, tr. 112].
Ngoài ra, tản mạn ở những thư tịch cổ và ở một vài nghiên cứu khác,
luận án cũng tìm thấy những cứ liệu hữu ích cho nghiên cứu của mình, ví dụ :
- Trong văn bia: chẳng hạn, theo nội dung tấm bia Vạn Phúc Đại Thiền
tự bi đã gãy của chùa Phật Tích thì: “Vua thứ ba nhà Lý, năm Long Thụy
Thái Bình thứ 4 (1057) cất lên cây tháp quý cao ngàn trượng, lại dựng pho
tượng mình vàng cao 6 thước... ”.
- Trong Đại Việt sử ký toàn thư có một vài đoạn ghi chép về màu sắc
chùa Việt, ví dụ : “Năm 1049, ở Thăng Long, vua Lý Thái Tông cho dựng
chùa Diên Hựu để thờ Phật Quan Âm” [46, tr. 278];
- Trong cuốn Thơ văn Lý Trần cũng có một số dữ liệu quý, như “Pho
tượng sắc vàng” đặt trong chùa chắc chắn là tượng Quan Âm” [86, tr. 405]
hoặc “Tượng Tam Thế được đúc bằng vàng ở chùa Sùng Nghiêm (núi Vân
Lỗi, Thanh Hóa) vào khoảng năm 1372” [88, tr. 133].
- Trong cuốn Lược sử mỹ thuật Việt Nam [89], luận án có thể tìm thấy
nhiều cứ liệu lịch sử về việc sử dụng chất liệu sơn màu ở các triều Lý và Trần
và kỹ thuật “sơn son thếp vàng” được du nhập vào Việt Nam ở cuối thế kỷ
XV hay những niên đại sớm nhất về nghề đúc đồng, nghề làm ngói và kỹ
thuật chế tác đá...
- Trong công trình Trang phục Việt Nam (Dân tộc Việt) [79], mặc dầu
không bàn trực tiếp đến màu sắc của chùa Việt nhưng tác giả đã dẫn khá
nhiều dữ liệu về vấn đề thể chế hóa việc sử dụng màu sắc trong các chế độ
phong kiến ở Việt Nam, đây là những tư liệu rất hữu ích cho nghiên cứu của

luận án về tính đẳng thứ của màu sắc, ví dụ quy định màu sắc cho dân thường
đời Trần [79, tr. 45], quy định màu sắc lễ phục của vua Lê, chúa Trịnh [tr.
53], quy định màu sắc của quan lại đời Lê Thánh Tông [79, tr. 55] và đặc biệt


10

là quy định màu sắc cho các thượng đẳng thần được có sắc đỏ và vàng [79, tr.
64].
Nói chung, chưa có công trình chuyên sâu nào nghiên cứu để xác định
(định lượng) mô hình màu sắc và đặc trưng thẩm mỹ màu sắc của chùa Việt ở
châu thổ Bắc Bộ.
Lý do thứ 3 mà tôi lựa chọn đề tài của luận án là Màu sắc của ngôi
chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ là, muốn sử dụng cách tiếp cận liên ngành đối
với vấn đề nghiên cứu luận án. Luận án không chỉ đề cập đến cơ cấu màu sắc
truyền thống đặc trưng của chùa Việt dưới góc độ nghệ thuật học mà còn
muốn khái quát hóa việc sử dụng màu sắc của các ngôi chùa Việt thành mô
hình thẩm mỹ màu sắc mang tính bản sắc như thế nào. Ngoài ra, luận án còn
bàn đến những phương diện khác, những gì ẩn đằng sau lĩnh vực nghệ thuật,
đã ảnh hưởng hay quy định đến mô hình màu sắc chùa Việt như thế nào. Đó
là những phương diện lịch sử và xã hội học của màu sắc: Đâu là những tác
động chính trị, xã hội trong quá trình biến thiên của lịch sử Việt Nam nói
chung, lịch sử Phật giáo ở Việt Nam nói riêng đối với màu sắc chùa Việt?
Đâu là những quy định về màu sắc cơ bản nhìn từ sự hình thành và phát triển
các làng nghề làm vật liệu và công nghệ chế tác màu sắc, xây dựng chùa
chiền ở Việt Nam (như nghề sơn, nghề làm tượng, nghề làm quỳ, nghề đúc
đồng…)? Tại sao đại đa số chùa Việt ở châu thổ sông Hồng lại là chùa làng?
Và cộng đồng làng với tư cách là một xã hội thu nhỏ sẽ tác động như thế nào
lên màu sắc những ngôi chùa? Ngoài ra, thông qua so sánh màu sắc chùa Việt
với màu sắc chùa Trung Quốc và Nhật Bản luận án muốn tìm ra những đặc

trưng thẩm mỹ của màu sắc chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Đối tượng nghiên cứu


11

Cơ cấu màu sắc và mô hình thẩm mỹ màu sắc chùa Việt ở châu thổ
Bắc Bộ.
2.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Màu sắc của chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ
2.3. Đối tượng khảo sát
- 45 ngôi chùa ở châu thổ Bắc Bộ (Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà
Nam) làm mẫu nghiên cứu định lượng.
- 4 ngôi chùa cổ để khảo sát định tính.
- Các dữ liệu về chùa và mỹ thuật Phật giáo ở Việt Nam (qua tư liệu và
các công trình khoa học của các nhà nghiên cứu đi trước).
- Các dữ liệu về chùa và mỹ thuật Phật giáo ở một số nước châu Á
(Trung Quốc, Nhật Bản).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu màu sắc của chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ nhằm:
- Xác định các thành tố và cơ cấu màu sắc chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ
- Khái quát hóa mô hình màu sắc chùa Việt và đặc trưng thẩm mỹ màu
sắc chùa Việt (trong so sánh với một số mô hình thẩm mỹ màu sắc chùa ở một
số nước khác ở châu Á).
- Diễn giải mô hình màu sắc cũng như đặc trưng thẩm mỹ màu sắc
chùa Việt dưới cách tiếp cận liên ngành (mỹ thuật học, lịch sử và xã hội học).
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Vận dụng những quan điểm lý thuyết mới vào nghiên cứu màu sắc

chùa Việt ở châu thổ sông Hồng: 1) Vận dụng quan điểm lý thuyết cấu trúc và
phương pháp phân tích cấu trúc để xác định cấu trúc màu sắc chùa Việt; 2)
Vận dụng lý thuyết màu sắc trong mỹ thuật ở phương Tây và phương Đông
để khái quát hóa mô hình màu sắc cũng như đặc trưng thẩm mỹ màu sắc chùa


12

Việt; 3) Vận dụng những quan điểm lý thuyết lịch sử, xã hội học để diễn giải
những khía cạnh lịch sử, xã hội và tâm lý đã tác động đến màu sắc chùa Việt
ở châu thổ Bắc Bộ.
- Mô hình hóa màu sắc chùa Việt và đặc trưng thẩm mỹ màu sắc chùa Việt.
- Tìm mối liên hệ giữa màu sắc chùa Việt với lịch sử Việt Nam, lịch sử
Phật giáo, lịch sử mỹ thuật Phật giáo và lịch sử vật liệu xây dựng và trang trí
ở góc độ màu sắc
- Diễn giải màu sắc chùa Việt với tư cách là một chùa làng: nó chịu sự
tác động của những yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa và tâm lý nào trong “xã
hội thu nhỏ”/làng?
4. Giả thuyết nghiên cứu
Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu của mình, luận án cần kiểm
chứng một số giả thuyết nghiên cứu sau :
- Mặc dầu các chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ có niên đại khác nhau,
nhưng giữa chúng có một cơ cấu màu sắc chung.
- Màu sắc của chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ chịu tác động của những
biến thiên lịch sử (dưới tác động của những thay đổi về chính trị, tôn giáo, mỹ
thuật Phật giáo, lịch sử kỹ thuật chế tác màu sắc).
- Đại đa số chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ là chùa làng, vì thế đặc trưng
thẩm mỹ màu sắc của nó phụ thuộc vào những điều kiện chính trị, kinh tế, văn
hóa và xã hội của cộng đồng làng - một xã hội thu nhỏ.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đây là luận án chuyên ngành lý luận và lịch sử mỹ thuật, vì thế những
quan điểm lý thuyết về mỹ thuật và lịch sử sẽ được tác giả sử dụng như là cơ
sở lý luận và phương pháp luận. Ngoài ra, luận án còn sử dụng cả những quan
điểm lý thuyết của xã hội học và khoa học lịch sử để có thể diễn giải sâu hơn
những khía cạnh xã hội và tâm lý của màu sắc chùa Việt, cụ thể:


13

- Sử dụng những thành tựu lý thuyết/phương pháp luận mới của cấu
trúc luận, của chủ nghĩa duy vật lịch sử (coi nghệ thuật là hình thái ý thức xã
hội và luôn gắn chặt với lịch sử đất nước và lịch sử văn hóa), của ngành xã
hội học (lý thuyết về hiện tượng xã hội tổng thể) là cơ sở lý thuyết phương
pháp luận cho luận án.
- Vận dụng phương pháp phân tích cấu trúc để tiến hành khảo sát 45
chùa Việt (dùng cho nghiên cứu định lượng) ở châu thổ Bắc Bộ để xác định cơ
cấu màu sắc của nó. Từ kết quả này khái quát hóa mô hình màu sắc chùa Việt.
- Sử dụng những kết quả nghiên cứu lịch sử, mỹ thuật học và văn hoá
dân gian về chùa Việt và mỹ thuật Phật giáo ở Việt Nam như là cứ liệu quan
trọng trong việc xác định mô hình màu sắc và đặc trưng thẩm mỹ màu sắc
chùa Việt, trong nghiên cứu mối quan hệ giữa màu sắc chùa Việt với sự biến
đổi về chính trị, Phật giáo và mỹ thuật trong lịch sử
- Sử dụng quan điểm lý thuyết về “hiện tượng xã hội tổng thể” như
là phương pháp luận trong nghiên cứu về những giới hạn của chùa Việt và
màu sắc của nó trong khuôn khổ “xã hội” làng.
Để thực hiện các phương pháp nghiên cứu này, nghiên cứu sinh sử
dụng kỹ thuật thống kê và kế thừa những thành tựu của những nhà nghiên cứu
đi trước, bao gồm các công trình nghiên cứu lịch sử và mỹ thuật học, dân tộc
học, văn hóa dân gian về chùa Việt ở châu thổ sông Hồng và các công trình
nghiên cứu khác có liên quan tới chùa Việt và màu sắc của ngôi chùa (trong

nước và quốc tế). Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp so sánh/đối
chiếu để làm rõ những tương đồng và khác biệt giữa màu sắc chùa Việt ở châu
thổ Bắc Bộ và màu sắc chùa ở một số nước như Trung Quốc và Nhật Bản.
6. Đóng góp của luận án
- Khả năng áp dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu mới vào
nghiên cứu màu sắc chùa Việt Nam: việc sử dụng lý thuyết cấu trúc và


14

phương pháp phân tích cấu trúc sẽ góp phần định lượng và tìm ra mẫu số
chung của màu sắc chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ; Áp dụng lý thuyết về màu
sắc của châu Âu kết hợp với nguyên lý âm dương - ngũ hành trong màu sắc
của phương Đông để xác định và diễn giải mô hình màu sắc của chùa Việt ở
châu thổ Bắc Bộ.
- Màu sắc của chùa Việt không chỉ được nghiên cứu ở phương diện
nghệ thuật học mà còn được xem như là “một hiện tượng xã hội tổng thể”,
tức nó chịu tác động và phản ánh những bối cảnh chính trị, văn hóa, xã
hội và tâm lý trong diễn trình lịch sử của dân tộc. Vì thế, nghiên cứu liên
ngành là một đóng góp của luận án trong lĩnh vực nghiên cứu màu sắc
chùaViệt ở châu thổ Bắc Bộ.
- Từ những kết quả nghiên cứu trên, luận án tiến tới xác định đặc
trưng thẩm mỹ màu sắc chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ, góp phần tìm hiểu
bản sắc văn hóa Việt (trong so sánh với mô hình thẩm mỹ màu sắc chùa
Trung Quốc và Nhật Bản). Đây cũng là một đóng góp lý luận mới của
luận án.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu (9 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu tham khảo
(11 trang) và Phụ lục (30 trang), luận án gồm ba chương thể hiện các phương
diện khác nhau của vấn đề nghiên cứu:

Chương 1: Kiến giải tổng quan về màu sắc chùa Việt ở châu thổ Bắc
Bộ (32 trang).
Chương 2: Những phương diện lịch sử của màu sắc chùa Việt ở châu
thổ Bắc Bộ (36 trang).
Chương 3: Đặc trưng thẩm mỹ màu sắc chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ
(Qua nghiên cứu đối chứng với đặc trưng thẩm mỹ màu sắc của chùa Trung
Quốc và Nhật Bản) (40 trang).


15

Chương 1
KIẾN GIẢI TỔNG QUAN VỀ MÀU SẮC CHÙA VIỆT Ở
CHÂU THỔ BẮC BỘ

1.1. Các thành tố màu sắc của chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ
1.1.1. Vận dụng quan điểm và phương pháp phân tích cấu trúc để
xác định màu sắc chùa Việt ở châu thổ Bắc Bộ
Một cách tiếp cận khá phổ biến trong giới nghiên cứu mỹ thuật là
nghiên cứu trường hợp (case study), nghĩa là: luận án có thể chọn một số chùa
ở một thời kỳ lịch sử nào đó hoặc chọn những chùa tiêu biểu cho từng thời kỳ
để thấy những yếu tố bất biến và khả biến trong tổng thể màu sắc chùa Việt ở
châu thổ Bắc Bộ.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này ở Việt Nam là bất cập, bởi trên thực tế,
chùa chiền và các thiết chế tâm linh ở châu thổ Bắc Bộ đều đã trải qua lịch sử
nhiều trăm năm: Nhiều chùa cổ đã bị chiến tranh, thời gian hủy hoại, nhiều
chùa được xây từ thế kỷ 14 - 15 vẫn còn tồn tại nhưng đã được trùng tu nhiều
lần, mỗi một lần trùng tu chúng lại mang thêm dấu ấn mới và trong những
năm kháng chiến chống Pháp, nhiều chùa đã bị hủy hoại và gần đây đã được
xây dựng lại. Màu sắc của ngôi chùa cũng không phải là ngoại lệ, nhiều màu

sắc bằng chất liệu sơn hiện đại đã được sử dụng trong trang trí chùa Việt ở
Bắc Bộ. Không ai dám khẳng định rằng, một ngôi chùa cụ thể ở một thời kỳ
nào đó còn bảo tồn nguyên bản màu sắc đúng như nó đã có trong lịch sử.
Vậy có cách tiếp cận nào đó để có thể tìm được mối liên hệ hay mẫu số
chung nào của màu sắc chùa Việt giữa những thay đổi này hay không?
Trong lịch sử khoa học xã hội và nhân văn, nhân học văn hóa đã có
những thành tựu phương pháp và phương pháp luận để tiếp cận với những
vấn đề tương tự như vấn đề trên: họ tập trung vào lát cắt văn hóa ở thời điểm
nghiên cứu, để tìm ra cấu trúc chung của hiện tượng văn hóa và loại trừ được


16

những sai lệch của những “dị bản” khác nhau của hiện tượng ấy theo chiều
thời gian. Tiêu biểu cho quan điểm này là lý thuyết nhân học cấu trúc của C.
L. Strauss.
Theo C. L. Strauss, những hiện tượng văn hóa, các nền văn hóa không
đồng nhất, nhưng chúng có những khuôn mẫu nền tảng chung - có tính cách
xuyên lịch sử. Lý thuyết nhân học của ông - chủ nghĩa cấu trúc - tập trung vào
việc khám phá những khuôn mẫu đó. Theo ông, mỗi hình thái văn hóa là một
tập hợp các ký hiệu tùy tiện, vấn đề là phải tìm được cấu trúc của các ký hiệu
ấy, tức là cách những ký hiệu ấy (những yếu tố văn hóa) liên hệ với nhau như
thế nào để hình thành nên một hệ thống toàn diện [59, tr. 80].
Về mặt phương pháp, luận án sẽ vận dụng phương pháp phân tích cấu
trúc, một phương pháp nghiên cứu được phát triển bởi nhà nhân học Claude
Lévi-Strauss. Trong nghiên cứu huyền thoại, Lévi-Strauss đã đề nghị gọi
những yếu tố phức tạp nhất cấu thành huyền thoại là những đơn vị lớn hay
thoại tố và mỗi thoại tố lại là một “tổ hợp” [25, tr.119], vận dụng điều này
trong nghiên cú màu sắc chùa Việt luận án sử dụng thuật ngữ “thành tố” và
“tiểu thành tố” - những đơn vị tạo thành cấu trúc màu sắc chùa Việt.

Cấu trúc màu sắc chùa là một tổng thể bao gồm các thành tố sau:
*Bên ngoài (cảnh quan). Những “tiểu thành tố” của màu sắc bên ngoài
gồm:
- Màu bối cảnh (cây cối, đồng ruộng, núi non)
- Màu tam quan
- Màu mái ngói
- Màu vật liệu xây tường hoặc màu sơn bên ngoài chùa
- Màu sân chùa
- Màu tượng ngoài chùa


17

*Bên trong (nội thất). Những tiểu thành tố của màu sắc bên trong chùa
gồm:
- Màu trần mái chùa
- Màu tường chùa
- Màu tượng
- Màu các nghi vật, nghi trượng
Cụ thể, luận án áp dụng phương pháp phân tích cấu trúc này vào nghiên
cứu màu sắc chùa Việt theo cách như sau:
- Chọn ngẫu nhiên 45 chùa Việt ở châu thổ sông Hồng để làm mẫu
phân tích, bất kể đó là chùa to hay nhỏ, cổ hay mới (xem danh sách chùa được
khảo sát ở phụ lục 1).
Theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên, luận án chọn 45 chùa để khảo sát màu
sắc của chúng, trong đó ở Hà Nội có 27 chùa, Bắc Ninh có 8 chùa, Vĩnh Phúc
có 5 chùa, Hà Nam có 4 chùa và 1 chùa ở Hải Phòng.
Một vài thông số khác của mẫu nghiên cứu:
+ Chùa ở khu vực nông thôn: 27 chùa (chiếm 60%); Ở khu vực thành
phố: 18 (chiếm 40%).

+ Số chùa xác định được niên đại: 14 (chiếm 31,1 %); Không xác định
được niên đại: 31 (chiếm 68,9%).
+ Số chùa được trùng tu từ trước năm 2000 là 10 chùa (chiếm 22,2%),
sau năm 2000 là 28 chùa (Chiếm 62,2%) (và có 7 chùa không có thông tin ở
chỉ báo này).
- Bên cạnh mẫu nghiên cứu định lượng này, tác giả luận án còn khảo
sát định tính 4 ngôi chùa cổ, đó là chùa Tây Phương, chùa Mía, chùa Dâu và
chùa Bút Tháp. Đây là những ngôi chùa cổ của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ
đã được xếp hạng di tích quốc gia vì thế việc bảo tồn kiến trúc (trong đó có
màu sắc) luôn được tiến hành nghiêm ngặt dưới sự giám sát của các cơ quan


18

chức năng Nhà nước. Vì thế, có thể coi màu sắc của những ngôi chùa này là
một chuẩn mực truyền thống để từ đó có thể đối chiếu với những sự tương
đồng hoặc biến đổi về màu sắc của những chùa trong mẫu khảo sát định
lượng của luận án.
- Ở mỗi một chùa sẽ có một bộ phiếu, trong đó ghi màu của các thành
tố và các tiểu thành tố (như ở trên đã phân tích), (xem biểu mẫu ở phần phụ
lục 2).
- Tổng hợp những bộ phiếu đó (theo cách chồng lớp lên nhau, theo cả
hai chiều kích: không gian và thời gian) để rút ra cấu trúc chung nhất, căn bản
nhất của màu sắc chùa Việt và loại bỏ những yếu tố đơn lẻ, ngẫu nhiên của
màu sắc chùa Việt.
1.1.2. Màu sắc bên ngoài của kiến trúc chùa Việt
1.1.2.1. Vị trí (địa thế/phong thủy) của ngôi chùa
Số liệu cho thấy:
- Số chùa nằm ở trên núi: 2 chùa (chiếm 4,4%).
- Số chùa dựa lưng vào núi: 1 chùa (chiếm 2,2%).

- Số chùa nằm trên khu đất bằng phẳng: 42 chùa (chiếm 93,3%).
- Số chùa có ao hồ tự nhiên trước mặt (hoặc bên cạnh): 7 (chiếm 15,6%),
Ao nhân tạo: 14 (chiếm 31,1%) và không có ao hồ là 24 (chiếm 53,3%).
Như vậy, đại đa số những chùa được khảo sát nằm trên khu đất bằng
phẳng. Điều này là hiển nhiên, bởi đây là những ngôi chùa ở châu thổ Bắc Bộ.
Tuy nhiên, số chùa không có ao hồ tự nhiên hay nhân tạo không cao,
điều này tương đối trái với nguyên tắc xây dựng các công trình tâm linh ở
Việt Nam (đó là “soi bóng bên hồ” thể hiện triết lý “âm dương hài hòa”). Có
hai lý do khiến tỷ lệ chùa không có ao hồ tương đối cao như vậy, đó là:


19

- Những chùa ở thành thị đã bị thu hẹp không gian, không còn đất để
làm ao (kể cả ao, giếng nhân tạo) nữa (có 11/18 chùa ở thành thị không có ao
hồ, chiếm 61,1% số chùa ở thành thị, còn so với tổng mẫu thì chiếm 24,4%)
- Những chùa mới được trùng tu sau năm 2000 cũng có tỷ lệ không có
hoặc không còn ao tương đối cao: 13 chùa, chiếm 46,4% so với 28 chùa ở
nông thôn, so với tổng mẫu chiếm 28,9%). Số chùa được trùng tu trước năm
2000 không có ao hồ chỉ chiếm 11,1% so với tổng mẫu.
1.1.2.2. Cây xanh
Trước hết là những cây mà theo truyền thống người ta hay trồng ở các
chùa Phật, cây đại, cây si, cây đa, cây thông và cây trúc. Số liệu cho thấy:
- Cây đại: Số chùa có là 25 (chiếm 55,6%)
- Cây si: Số chùa có là 15 (chiếm 33,3%)
- Cây đa: Số chùa có là 15 (chiếm 33,3%)
- Cây thông: Số chùa có là 1 (chiếm 2,2%)
- Cây trúc: Số chùa có là 3 (chiếm 6,7%)
Như vây, cây đại, cây si và cây đa là 3 loại cây xanh gắn với Phật giáo
được trồng ở chùa. Những chùa này đa phần là những chùa cổ. Ngoài ra, số

chùa có cây cổ thụ là 22 chùa (chiếm 48,9%) và có cây tre là 6 chùa (chiếm
13,3%).
Nhìn tổng thể, màu xanh của cây quanh chùa, trong chùa không còn là
màu chủ đạo như xưa. Sở dĩ như vậy là không gian của ngôi chùa ngày càng
bị thu hẹp bởi quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích trước đây của chùa đã bị
chuyển đổi mục đích sử dụng. Xu thế chung là các chùa nhỏ chỉ trồng được
những cây cảnh (trồng trong chậu to), cây cổ thụ ngày càng ít đi.
1.1.2.3. Màu sân chùa
Trong tổng số 45 chùa được khảo sát, có 1 chùa không có sân (tức là
không có thông tin về màu), còn lại 35 chùa có sân bằng gạch, màu đỏ (chiếm


20

77,8%), 9 chùa có sân tráng bằng xi măng, màu ghi (chiếm 20%). Như vậy,
màu đỏ là màu chủ đạo của sân chùa hiện nay.
1.1.2.4. Màu tháp (gác) chuông
Chỉ có 20 chùa (chiếm 44,4% trong tổng số 45 chùa) là có gác chuông,
trong đó có 18 gác chuông có mái màu đỏ và 2 cái màu khác. Vậy, màu đỏ
cũng là màu chủ đạo của mái gác chuông. Tường của gác chuông được tô
màu rất khác nhau: 3 màu đỏ, 3 màu nâu, 4 màu ghi, 5 màu trắng, 1 để gỗ
mộc (nâu nhạt) và 4 màu khác. Như vậy, màu đỏ ở đây không phải là chủ đạo
mà phổ biến hơn là gam màu ghi và trắng.
1.1.2.5. Màu mái chùa
Số chùa có mái ngói, màu đỏ là 44 chùa (chiếm 97,8%), chỉ có 1 chùa
(chiếm 2,2%) là được làm bằng nguyên liệu khác, màu khác.
1.1.2.6. Màu tường bên ngoài của chùa
Có 3 chùa được xây tường bằng gạch trần, màu đỏ (chiếm 6.7%).
Có 2 chùa có vách bằng gỗ, sơn đỏ (chiếm 4,4%).
Có 18 chùa được sơn màu vàng (chiếm 40%).

Có 13 chùa được sơn màu trắng (28,9%).
Có 8 chùa được sơn màu ghi (17,8%) và 1 chùa được sơn màu khác (2,2%).
Theo truyền thống, chỉ một số ít tường chùa (thường là những chùa to
và cổ được bảo trợ của người quyền thế như chùa Tây Phương, hoặc được
trùng tu theo lối cổ, sang trọng) là được xây bằng gạch trần, loại tốt, màu đỏ,
còn lại đa số là màu trắng, hoặc ghi (quét vôi). Tuy nhiên, ở số liệu này, tỷ lệ
tường được sơn màu vàng là khá lớn, nó phản ánh một xu thế mới trong trang
trí tường chùa ở Bắc Bộ. Đa số những tường sơn màu vàng đều là những chùa
mới được trùng tu (trong số 18 chùa có tường màu vàng thì có tới 15 chùa
mới được trùng tu từ sau năm 2000). Xu hướng sơn tường màu vàng (thậm
chí vàng chanh) chịu ảnh hưởng nhiều của phong cách trang trí chùa ở miền


21

Nam (do ở đó có sư trụ trì xuất thân từ các chùa miền Nam, ví dụ như chùa
Am, Mạch Lung, Đại Mạch, Đông Anh, Hà Nội, xem ảnh ở Phụ lục 3 ).
1.1.2.7. Màu cửa chùa
Đối với chùa của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ, bộ cửa gỗ của ngôi
chùa 1 tầng, 5 gian chiếm một khoảng màu khá lớn nếu nhìn từ chính diện.
Kết quả khảo sát cho thấy: 32 chùa có cửa màu nâu (71,1%), 9 chùa để cửa
nâu mộc (20%), còn lại 1 chùa có cửa màu đen, 1 chùa có cả màu xanh, 2
chùa màu khác.
Như vậy, màu nâu là màu chủ đạo của cửa chùa ở châu thổ Bắc Bộ (cả
sơn nâu và nâu mộc chiếm 91,1%).
1.1.2.8. Màu tượng bên ngoài chùa
Có 22/45 chùa có tượng Phật bên ngoài chùa, trong đó có 21 tượng
màu trắng và 1 tượng màu vàng (chất liệu bằng đá hoặc xi măng + sơn trắng
hoặc vàng). Trước đây, các chùa Bắc Bộ rất hiếm có tượng Phật ở bên ngoài
chùa, chỉ từ sau năm 1975, theo mẫu hình của các chùa miền Trung và miền

Nam, người Bắc mới bắt đầu cho dựng tượng Phật ở bên ngoài chùa.
1.1.2.9. Màu tam quan
Có 39/45 chùa có tam quan (86,7%), trong đó có 36 cái được xây bằng
gạch, trát vữa, 2 bằng gỗ và 1 được làm bằng sắt.
Về màu sắc, chủ yếu là được quét vôi màu ghi (15 cái), tiếp đến là màu
vàng (14 cái), tiếp đến là màu trắng (10 cái), còn lại là các màu khác. Như
vậy, màu truyền thống là màu ghi và trắng vẫn là màu chủ đạo.
1.1.3. Màu sắc bên trong chùa Việt
Trên thực tế, cách bài trí tượng Phật và các tượng khác trong chùa Việt
ở Bắc Bộ chưa đạt được đến sự thống nhất và tính chuẩn mực cao, vì thế việc
lập mẫu phiếu để khảo sát màu sắc bên trong ngôi chùa Việt ở châu thổ Bắc
Bộ là không hề đơn giản. Luận án đã tham khảo ý kiến của GS. Hà Văn Tấn


22

trong lời giới thiệu cuốn “Chùa Việt Nam” [62] và bài báo “Bài trí tượng thờ
trong chùa Việt” [107] để soạn ra bộ câu hỏi tương đối đầy đủ về các loại
tượng thường được bày trong một ngôi chùa Việt, sao cho bộ câu hỏi ấy có
thể bao chứa được các trường hợp khác nhau. Cụ thể, ngoài những thông tin
về màu sắc của trần chùa, dui mè, tường bên trong, bàn thờ, và những đồ nghi
trượng khác, mẫu phiếu khảo sát của luận án dựa trên khung và những chỉ dẫn
sau để điều tra viên tiện theo dõi và ghi chép:
a. Thường được bày ở tòa tiền đường là
- Tượng Kim Cương/Hộ Pháp
- Tượng Đức Ông
- Tượng Thánh Hiền/Thánh Tăng
b. Ở tòa thượng điện thường thấy
- Lớp thứ nhất: Tượng Tam thế (lớp trên cùng): Bộ tượng này gồm ba
pho, thường có một dáng chung là ngồi kết già, sự khác nhau chỉ là các dáng

tay kết ấn, bên trái là Quá khứ thế, bên phải là Vị lai thế, ở giữa là Hiện tại
thế.
- Lớp thứ 2: Di Đà tam tôn. Bộ tượng Di đà tam tôn mang tính chất
tuyên ngôn cho Phật giáo bởi đại điện cho từ tâm và trí tuệ. Trong đó, Phật
Adiđà ở giữa thể hiện tám tính (bát đại), phân thân biểu hiện thành Quan Thế
Âm Bồ Tát bên trái (bốn tính thuộc từ tâm là đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả) và
Đại Thế Chí Bồ Tát bên phải.
- Lớp thứ 3: Bộ tượng Thích Ca Niêm Hoa, với mô hình nhất Phật nhị
tôn giả, Đức Thích Ca ngồi kết già ở giữa, tay giơ đóa sen, Ma Ha Ca Diếp
bên trái, A Nan Đà bên phải. Xuất hiện khá ở nhiều chùa Việt như chùa Trăm
gian, chùa Bà Đá (Hà Nội)..., bộ tượng này được tạc theo sự tích tôn giả Ma
Ha Ca Diếp mỉm cười thấu hiểu khi Thích Ca giơ đóa sen lên trước đông đủ
tăng đoàn.


23

- Lớp thứ tư: Tượng Tuyết Sơn mô tả quá trình bảy năm tu khổ hạnh
không tìm được chân lý của Đức Thích Ca trong núi Hymalaya.
- Lớp thứ năm: Bộ tượng Di Lặc tam tôn, tuy có mô hình nhất Phật nhị
Bồ Tát nhưng ở mỗi chùa lại có sự khác nhau.
- Lớp thứ 6: Tượng Phật sơ sinh (Cửu Long).
- Ngoài ra còn có thể có:
+ Tượng Nam Tào, Bắc Đẩu: phía trước tòa Cửu Long còn có tượng
Nam Tào (mũ đỏ, quần áo đỏ, mặt đỏ), Bắc Đẩu (mũ đen, quần áo đen, mặt
đen). Sự xuất hiện hai vị tinh quân này trên Phật điện là do tư duy dân gian.
Có chùa thờ đủ bốn vị phù trợ tòa Cửu Long như chùa Mía, chùa Tây
Phương, có chùa chỉ có hai vị vua trời như chùa Bối Khê (Hà Nội). Bốn vị
này có nơi được thay bằng tượng tứ Bồ Tát như ở chùa Bút Tháp, tạo hình
tướng nữ trong dáng đứng. Ở chùa Mía, tứ Bồ Tát đứng ở hai bên Phật điện,

phía gian ngoài. Ở chùa Dâu (Bắc Ninh), tứ Bồ Tát đứng trong gian thờ Đức
Pháp Vân, Pháp Vũ.
+Tượng Thập điện Diêm vương: Hai bên Phật điện còn có tượng Thập
điện Diêm vương cai quản mười cửa điện. Tạo hình các vị này theo lối hoàng
đế, mũ bình thiên, áo cổn, đi hia, tay cầm hốt ngồi trên ngai. Ở chùa Bối Khê,
bộ tượng Thập điện có giá trị nghệ thuật cao với trang phục trang trí hoa văn
khá tỉ mỉ, mũ bình thiên có rèm châu khá đặc sắc. Chùa Mía, chùa Ninh Hiệp
đều có bộ Thập điện được tạc theo lối dân gian. Bộ Thập điện chùa Dâu lại
mang chân dung khá thanh thoát, lối vẽ râu tượng trưng. Đặc biệt, đề tài này
còn được thể hiện dưới dạng tranh gỗ mô tả cả cảnh xử án như bộ tranh Thập
điện ở chùa Trăm gian.
1.1.3.1. Màu trần chùa
Chất liệu trần mái chùa chủ yếu là bằng ngói đỏ (35 chùa, chiếm
77,8%), chỉ có 9 chùa có mái lót bằng gỗ (20%) và 1 chùa mái bằng xi măng.


×