Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đề cương xã hội học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.15 KB, 11 trang )

Câu 1: Ví dụ so sánh GDH và XHHGD
Nếu cùng có đối tượng NC là đào tạo tín chỉ:
– GDH: sử dụng phương pháp gì, thời gian tự học ntn, cơ sở vật chất ntn,
tài liệu tham khảo ntn,…
– XHHGD: NC khó khăn trong quá trình đào tạo tín chỉ; Tính thích ứng
của người học và người dạy trong đào tạo tín chỉ
Đưa môn GDNT vào trường mầm non:
– GDH: Cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa môn GDNT cho học sinh
mầm non?
– XHHGD: Nhu cầu GDNT cho trẻ em lứa tuổi mầm non (NC các trường
ngoài công lập)
Câu 2: Ví dụ mối quan hệ giáo dục với xã hội
Giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế: Giáo dục là phương pháp
và nội dung quan trọng nhất để tái sản xuất sức lao động; giáo dục là con đường
chủ đạo vừa rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong xã hội vừa nâng cao năng
suất lao động, và do đó giáo dục đóng góp chủ yếu (chiều sâu) vào việc tăng
trưởng kinh tế, tăng thu nhập. Giáo dục là con đường chủ đạo sản sinh khoa học,
khoa học chuyển hóa thành công nghệ trực tiếp. Giáo dục là điều kiện quan
trọng để nâng cao trình độ quản lý kinh tế.
Khi kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi phải gắn hoạt động của giáo dục với
nhu cầu thị trường nhân lực. Nội dung giáo dục phải đổi mới theo hướng tinh
giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng
thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Câu 3: Ví dụ lý thuyết cơ cấu chức năng:


Lý thuyết này cho rằng hệ thống giáo dục như là một bộ máy sàng lọc nhân tài
để đảm bảo công bằng và bình đẳng xã hội. Ví dụ, trong điều 10 Luật Giáo dục
2005 của Việt Nam có viết: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo,
tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều
bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo


dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành”. Một học sinh nghèo nhưng học
giỏi, thi đạt điểm cao vẫn có thể được chọn vào học ở một trường, một lớp hay
một chương trình đào tạo tương ứng. Học sinh con nhà giàu nhưng học kém, thi
đạt điểm thấp có thể chỉ được chọn vào học ở trường phù hợp với trình độ học
lực.
Việc thi tuyển vào trường là một cơ chế làm giảm bớt sự phân biệt xã hội và sự
kiểm soát trực tiếp bắt nguồn từ gia đình, dòng họ bởi vì bất chấp vị thế kinh tế
- xã hội của họ như thế nào, thí sinh nào đạt điểm chuẩn đều được nhận vào học.
Việc giảng dạy, thi cử, kiểm tra, đánh giá và phân loại đều tuân theo những quy
định, chuẩn mực riêng để đảm bảo sự công bằng.
Câu 4: Ví dụ về lý thuyết xung đột
Theo lý thuyết xung đột, hệ thống giáo dục góp phần quan trọng trong việc lưu
truyền ý thức và góp phần củng cố sự bất bình đẳng xã hội.
Điều này thể hiện rõ ở sự tồn tại của hệ thống trường chuyên và lớp chọn.
Những học sinh được gọi là có năng lực – có kết quả điểm số học tập cao –
được xếp vào những lớp có nội dung và phương pháp học tốt hơn những học
sinh có học lực bình thường. Vì sự ưu trội của trường chuyên, lớp chọn nên
nhiều gia đình, nhất là những gia đình thuộc nhóm khá giả và giàu có đã tìm đủ
mọi cách để làm sao cho con họ được tuyển vào những lớp này; và những gia
đình nghèo thường là thiếu điều kiện để cho con vào học ở những trường tốt. Sự
sàng lọc và phân biệt đối xử này theo đuổi suốt quá trình giáo dục từ tiểu học
lên đại học và sau đại học. Như vậy, ngay trong nhà trường đã có sự phân tầng


giáo dục giữa các học sinh. Sự phân tầng này thực ra là phản ánh sự phân tầng
xã hội trong cuộc sống thực và tương thích với sự phân tầng về nghề nghiệp, thu
nhập và vị thế của học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường.
VD khác (tham khảo): Sự thống trị âm thầm của quan điểm thứ hai khiến giáo
dục được coi là một dịch vụ, và trong vòng hai thập kỷ qua đã làm hình thành
nên một thị trường giáo dục ở Việt Nam, cho dù người ta có nhìn nhận sự tồn tại

của thị trường giáo dục ấy hay không thì nó vẫn đang tồn tại như một thực tế.
Đã là dịch vụ, thì có mua bán, và có quy luật tiền nào của ấy. Trường tư ra đời
đã đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung dịch vụ giáo dục, để người học có
nhiều cơ hội lựa chọn hơn giữa mong muốn và khả năng chi trả của mình.
Trường tư, trường quốc tế với nguồn vốn đầu tư của tư nhân, cơ sở vật chất to
đẹp đàng hoàng, thu học phí cao, dành cho con em nhà giàu. Trường công với
nguồn lực hạn hẹp của ngân sách công, điều kiện dạy và học hạn chế, học phí
thấp, dành cho con em nhà nghèo. Đó là một thực tế bất bình đẳng, nhưng chưa
thể xóa bỏ ngay, vì nguồn lực nhà nước không đủ để đảm bảo điều kiện giáo
dục tốt cho tất cả mọi trẻ em. Nói là bất bình đẳng, vì thực tế đó tạo ra những
điều kiện và cơ hội phát triển khác nhau cho trẻ em có nguồn gốc gia đình và
nền tảng kinh tế khác nhau, khiến cho bất bình đẳng xã hội ngày càng thêm sâu
sắc.
Câu 5: Chứng minh giáo dục là một thiết chế xã hội:
Định nghĩa thiết chế xã hội: Thiết chế xã hội là một hệ thống các cách thức,
các quy tắc chính thức và phi chính thức được con người tạo ra để điều chỉnh
hành vi, hoạt động của các cá nhân, các nhóm, các tổ chức nhằm đáp ứng những
nhu cầu nhất định của xã hội.
Các chức năng của thiết chế xã hội:


 Các TCXH đều có chức năng điều tiết, kiểm soát xã hội, đồng thời tạo
điều kiện, cơ hội và phương tiện để các cá nhân, các nhóm xã hội thực
hiện quyền tự do, công bằng và bình đẳng xã hội.
Ví dụ, Luật Giáo dục 2005 tạo ra khung khổ pháp luật rất quan trọng và cần
thiết để các cá nhân và các tổ chức tham gia một cách công bằng, bình đẳng
và có hiệu quả vào quá trình giáo dục – đào tạo.
 Các TCXH còn thực hiện một chức năng rất quan trọng trong kinh tế thị
trường. Đó là chức năng giảm chi phí giao dịch. Nhờ chức năng này mà
mỗi một loại thiết chế đều góp phần làm tăng hiệu quả của các hành vi,

hoạt động của các cá nhân, nhóm và tổ chức trong lĩnh vực hoạt động
tương ứng.
Ví dụ: Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều loại hình nhà trường công lập và tư
thục, các cơ sở giáo dục trong nước và quốc tế. Nhiều gia đình Việt Nam có
thể gửi con cháu đi “du học tại chỗ” trong nước với chi phí thấp hơn so với
du học nước ngoài mà chất lượng không thua kém du học nước ngoài.
Câu 6: Chức năng kinh tế
Sự phát triển của giáo dục về số lượng và chất lượng là một nguồn động lực cơ
bản của sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững. Kinh nghiệm phát
triển của Đài Loan ở nửa cuối thế kỷ 20 là một bằng chứng cho thấy tác động
tích cực của giáo dục với phát triển kinh tế. Năm 1946, Hiến pháp Đài Loan ra
đời là cơ sở chính thức cho quan điểm của chính phủ về xây dựng nền giáo dục
quốc dân. Chính sách giáo dục được thể hiện ở mức cân đối tối thiểu của tổng
ngân sách công mà chính quyền các cấp phải đầu tư cho giáo dục, khoa học, và
văn hóa: 15% ở cấp trung ương, 25% ở cấp tỉnh, và 35% ở các cấp địa phương.
Chính điều này đã thúc đẩy lượng học sinh sơ cấp tăng lên ngày càng nhanh
chóng.


Bằng việc đổi mới hệ thống giáo dục, nền kinh tế Đài Loan được cung cấp
những kỹ sư và nhà khoa học được đào tạo bài bản. Nửa cuối TK 20, kinh tế
Đài Loan tăng trưởng một cách thần kỳ, Đài Loan được mệnh danh là “con rồng
nhỏ của châu Á”, GNP của Đài Loan tăng trung bình 10,8%/năm.
Câu 7: Chức năng phát triển cơ cấu xã hội của xã hội
Một chức năng cơ bản khác của HTGD thể hiện trong sự tác động qua lại của
HTGD với cơ cấu xã hội của xã hội:
VD: Tác động của cơ cấu xã hội đến hệ thống GD:
Trước đây trong thời kỳ tập trung – quan liêu – bao cấp với chủ yếu là thành
phần kinh tế nhà nước và hợp tác xã thì về cơ bản GD cũng chủ yếu là GD của
nhà nước. Ngày nay, nhờ có sự đổi mới xã hội với đặc trưng là nhiều thành

phần kinh tế nên cấu trúc GD cũng có nhiều thành phần như trường công lập,
trường bán công, trường dân lập, trường tư thục, trường quốc tế.
Về cấu trúc công – tư của GD, kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhà nước tập trung
vào đầu tư cho GD phổ thông. Với xu hướng như vậy, tỉ lệ học sinh tiểu học và
trung học ở các trường công chiếm đại đa số, 87%.
Cùng với việc đề cao khu vực kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước là sự
đề cao các trường công lập gây ra sự đối xử không công bằng giữa các trường
công và trường tư.
Câu 8: Chức năng chính trị
Các nguyên tắc dân chủ XHCN đã được ghi nhận trong hiến pháp XHCN, trong
Luật giáo dục và các văn bản pháp luật khác.
Ví dụ, quyết định số 04/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 1/3/2000 của Bộ trưởng bộ
GD&ĐT về việc ban hành Quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường đã chỉ
rõ:


Câu 9: Chức năng văn hóa – tinh thần
Giáo dục giữ gìn bản sắc văn hóa.
Ví dụ: Trường phổ thông DTNT tỉnh Bình Phước có học sinh thuộc 13 dân tộc
khác nhau. Vì vậy, việc gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc cho học sinh được
trường đặc biệt quan tâm. Hiện trường đang duy trì môn “Bản sắc văn hóa dân
tộc”. Môn học này giúp các em hiểu sâu về bản sắc văn hóa dân tộc mình và các
dân tộc bạn, từ đó hiểu nhau, sống đoàn kết hơn. Trường còn mời ông Điểu Hơl,
Trưởng ban Dân tộc HĐND tỉnh về dạy các chuyên đề: văn hóa cồng chiêng,
đời sống sinh hoạt văn hóa dân tộc bản địa... “Trường còn xây dựng phòng
truyền thống và vận động thầy, trò tìm dụng cụ đặc trưng của đồng bào DTTS
để lưu giữ, làm tư liệu cho học sinh tham quan trong thời gian học ngoại khóa.
Đội ngũ giáo viên được dạy tiếng Xêtiêng để có thể nói chuyện và nắm bắt được
tâm lý học sinh. Từ đó có phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn” - thầy Châu
cho hay. Thứ hai hàng tuần, trường yêu cầu các em mặc trang phục dân tộc để

các em nhớ về cội nguồn và có ý thức gìn giữ giá trị văn hóa dân tộc. Nếu
không có GD, những giá trị văn hóa này sẽ có khả năng bị mai một.
Câu 10: Chức năng định hướng và kiểm soát xã hội:
Điều này được thể hiện ở nội dung và mục đích của giáo dục: giáo dục có mục
đích đào tạo ra những người có kiến thức pháp luật và có khả năng sống theo


hiến pháp và pháp luật của một xã hội cụ thể. Điều này đặc biệt quan trọng đối
với một đất nước đang xây dựng nhà nước pháp quyền như Việt Nam hiện nay.
Nhà trường là nơi dạy học sinh biết về pháp luật, và quan trọng hơn thế nữa, nhà
trường là nơi giáo dục ý thức pháp luật và là nơi học sinh thực hành pháp luật.
Thông qua các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, học sinh được phổ biến
những kiến thức về pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm và
các tệ nạn xã hội, phòng chống ma túy và tệ nạn mại dâm, giáo dục giới tính và
phòng chống HIV/AIDS, luật biển Việt Nam,… qua đó góp phần hình thành ý
thức và phẩm chất công dân.
Câu 11: Nhân tố giai cấp – xã hội:
Tỉ lệ đi học của trẻ em xuất thân từ nhóm gia đình nghèo luôn thấp hơn tỉ lệ đi
học của nhóm gia đình giàu. Tình trạng bất bình đẳng này biểu hiện rõ ở giáo
dục đại học. Ví dụ vào cuối những năm 90, hơn 90% sinh viên đại học ở
Indonesia xuất thân từ nhóm 20% gia đình giàu nhất (theo Ngân hàng thế giới).
Ở Việt Nam, điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004 cho thấy gần 2/3 sinh
viên Việt Nam xuất thân từ nhóm „giàu‟ và „cận giàu‟; số liệu tương ứng đối với
nhóm „nghèo‟ và „cận nghèo‟ chỉ khoảng 1/5. Trong số người ở nhóm tuổi 12 20 xuất thân từ gia đình nghèo nhất, có hơn 40% đã bỏ học, trong khi tỉ lệ bỏ
học là 18% ở nhóm người cùng độ tuổi xuất thân từ gia đình giàu nhất.
Câu 12: Nhân tố chính sách
Ví dụ: Ảnh hưởng của chính sách kiểm định chất lượng giáo dục đại học đến
công tác quản lý đào tạo tại ĐHQGHN



Những chính sách giáo dục được xây dựng dựa trên mục đích chung của
hoạt động giáo dục cũng như quá trình vận hành hệ thống giáo dục. Việc nghiên
cứu mối quan hệ giữa chính sách và hệ thống giáo dục trước hết cần phải hướng
tới nghiên cứu về những cơ sở hình thành chính sách dựa trên mục đích hoạt
động của hệ thống giáo dục cũng như nghiên cứu tác động của chính sách đối
với hệ thống giáo dục mà cụ thể là nghiên cứu những thành tố về nội dung,
phương pháp, mục đích giáo dục cũng như giáo dục của các cấp học… Những
chuyển biến về chất lượng của hệ thống giáo dục về từng mặt dưới tác động của
chính sách
Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục với tư cách là một bộ phận của hệ thống
chính trị chung, chịu tác động từ hệ thống chính trị cũng như các điều kiện kinh
tế xã hội khác. Chính vì vậy, mối quan hệ giữa chính sách giáo dục và hệ thống
giáo dục cũng là một trong những hướng nghiên cứu quan trọng.
Câu 13: Nhân tố dân số
1. Quy mô dân số
Quy mô dân số lớn gây áp lực lớn đối với hệ thống giáo dục về cơ sở vật chất
(trường, lớp, trang thiết bị học tập…). Nhu cầu học tập của các nhóm dân cư
cao trong khi năng lực tuyển sinh đại học thấp đã tạo ra sự mất cân đối nghiêm
trọng cán cân cung – cầu ở bậc giáo dục ĐH  nhiều tiêu cực như: dạy thêm
học thêm, bệnh thành tích,…


2. Cơ cấu dân số
– Cơ cấu giới tính: Cơ cấu giới tính cân bằng là một thuận lợi để tìm ra các
biện pháp nhằm nâng cao bình đẳng giới trong giáo dục, như nâng cao tỉ
lệ nữ tiếp tục học THPT, CĐ, ĐH,…
– Cơ cấu tuổi: Cơ cấu dân số trẻ có thể dẫn đến tình trạng thừa học sinh và
thiếu giáo viên
– Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn: Cải cách giáo dục cần tính đến cơ
cấu dân số thành thị - nông thôn và tác động khác nhau của nó đối với

học sinh thành thị và học sinh nông thôn. Ví dụ, cải cách sách giáo khoa
phổ thông có thể làm tăng sự quá tải học tập ở thành thị nhiều hơn hẳn so
với nông thôn nhất là ở vùng sâu vùng xa.
– Cơ cấu dân tộc: Hệ thống giáo dục phải tính đến nhu cầu học tập và tạo
cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người. Vấn đề là làm sao thu hút được
học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường phổ thông, trường CĐ,
ĐH mà vẫn đảm bảo trình độ và chất lượng dạy học.
3. Quá trình dân số
– Sinh và tử: Trình độ học vấn của cha mẹ, đặc biệt là của người mẹ càng
thấp thì số con sinh ra nhiều và tỉ lệ trẻ tử vong cao. Ngược lại, nhờ có
giáo dục, người mẹ sẽ chăm sóc và nuôi dạy con tốt hơn.
– Di dân: Học vấn của những người di cư cũng đem lại nhiều lợi ích thiết
thực cho họ và cộng đồng. Người người di cư nào có trình độ học vấn cao
thường biết lựa chọn những nơi đến phù hợp, biết tìm được việc làm và
phát huy được vốn kiến thức để sản xuất, kinh doanh và nhanh chóng ổn
định cuộc sống.
– Đô thị hóa: Các thành thị luôn có những môi trường, điều kiện thuận lợi
để phát triển giáo dục, nhưng cũng chứa đựng những nguy cơ cản trở giáo
dục, như ÔNMT, ách tắc giao thông, nghiện ma túy,…


Câu 14: Nhân tố kinh tế
Kinh tế kém phát triển ảnh hưởng đến giáo dục: Một báo cáo vừa qua do Tổ
chức UNESCO công bố cho thấy tại các quốc gia đang phát triển, cứ 1 người trẻ
tuổi thì có đến 4 người không biết đọc và có đến 175 triệu người trẻ không được
trang bị những kiến thức đọc viết cơ bản nhất. Điều này cho thấy nạn mù chữ tại
những quốc gia này đang ngày càng gia tăng. Người lao động trẻ ở các nền kinh
tế thu nhập thấp thường có trình độ giáo dục thấp và không có lựa chọn nào
khác ngoài việc chấp nhận các công việc bấp bênh. Sự chênh lệch này phần lớn
là do nghèo đói, nhiều thanh thiếu niên đã không thể tới trường vì không có khả

năng chi trả học phí hoặc phải làm việc để phụ giúp gia đình kiếm sống.
Ví dụ khác: Tại Mỹ, suy thoái kinh tế đã khiến bản thân các trường đại học
không coi sinh viên là ưu tiên hàng đầu mà lại dành vị trí này cho các hoạt động
nghiên cứu, vốn mang lại rất nhiều doanh thu. Trong năm 2013, doanh thu của
Viện công nghệ Massachusetts (M.I.T) của Mỹ là 3,2 tỷ USD nhưng chỉ có
chưa đến 10% (khoảng 310 triệu USD) là doanh thu từ tiền học. Danh tiếng
trong lĩnh vực học thuật, nghiên cứu có thể đưa trường lên vị trí cao hơn trong
bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới. Song việc mải mê chạy theo các
thứ hạng cao không những đã không làm tăng mà còn làm giảm chất lượng giáo
dục đại học do nó khiến các trường chạy theo những yêu cầu bên ngoài để tăng
hạng và bỏ qua nhiệm vụ cung cấp những chương trình giáo dục phù hợp để đáp
ứng sự phát triển của xã hội.
Câu 15: Nhân tố giới tính
Ví dụ giới tính của giáo viên ảnh hưởng tới học sinh: Một nghiên cứu ở Mỹ cho
thấy, giới tính của các giáo sư cũng ảnh hưởng đến mức độ tích cực tham gia
học tập trên lớp của sinh viên. Theo đó, trong những lớp do nam giáo sư giảng
dạy có tỷ lệ nam và nữ sinh viên xấp xỉ bằng nhau thì nam sinh viên chiếm
khoảng ¾ thảo luận trên lớp. Còn lớp học do nữ giáo sư hướng dẫn thì sự tham


gia phát biểu của nữ sinh viên tăng và của nam sinh viên giảm. Nhiều nữ sinh
viên có vẻ thoải mái hơn trong giờ học của nữ giáo sư. Hiện tượng này được
giải thích có thể do nữ giáo sư rất có thể hướng dẫn những câu hỏi cụ thể cho nữ
sinh viên cũng như cho nam sinh viên, trong khi nam giáo sư chỉ hướng dẫn cho
nam sinh viên gấp 2 lần. Giới tính do vậy cũng là 1 bộ phận trong lực tương tác
giữa các cá nhân trong lớp.
Câu 16: 2 mối quan hệ chính trong hệ thống giáo dục
 Mối quan hệ giữa người dạy và người học là mối quan hệ bình đẳng.
phương pháp giảng dạy của giảng viên và tính tích cực nhận thức của học viên
có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Phương pháp dạy học của

giảng viên sẽ thúc đẩy và có ý nghĩa quyết định tới tính tích cực nhận thức của
học viên. Ngược lại, tính tính cực nhận thức của học viên sẽ góp phần làm cho
phương pháp dạy học của giảng viên thành công hơn, hiệu quả hơn. Tại trường,
thông qua các phương pháp dạy học của giảng viên, chúng tôi đã thu được một
số kết quả khả quan về tính tích cực của học viên thông qua một số biểu hiện
như: Khả năng định hướng đối với nhiệm vụ nhận thức và định hướng khi
nghiên cứu tài liệu học tập được thể hiện rõ rệt; học viên có hứng thú đối với
nhiệm vụ học tập, với đối tượng nghiên cứu; trong quá trình học, học viên có sự
tập trung chú ý cao, trong giải quyết các nhiệm vụ học tập, có sự say sưa, nhiệt
tình đối với nhiệm vụ nhận thức; học viên có ý chí, khắc phục khó khăn, huy
động suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ; có khả năng linh hoạt để đáp ứng lại
những tình huống khác nhau, để đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kiểm tra kết quả
giải quyết vấn đề. Đây là những biểu hiện đặc trưng nhất, tiêu biểu nhất của tính
tích cực nhận thức, thể hiện bản chất của tính tích cực./.



×