Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Đánh giá tác động của dự án phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2005 2012 đến phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 154 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp,
Khoa Đào tạo sau Đại học, các thầy cô giáo đã giảng dạy và truyền đạt những
kiến thức khoa học trong quá trình học tập tại nhà trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Đình Hợi người
trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức
khoa học, kinh nghiệm quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong
quá trình công tác, học tập cũng như trong thời gian hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới Lãnh đạo và toàn thể anh,
chị em cán bộ Dự án WB3 đã tạo điều kiện về mặt thời gian và giúp đỡ về mặt
chuyên môn trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, xin cảm ơn các
cán bộ, nhân viên Ban quản lý các dự án Lâm Nghiệp TW, Ban quản lý dự án
Phát triển ngành Lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam , các huyện Bắc Trà My, Quế
Sơn và Hiệp Đức; bà con nhân dân trên địa bàn các huyện Bắc Trà My, Quế
Sơn và Hiệp Đức; đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi điều tra thu thập
số liệu phục vụ cho luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người
thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và
hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả


ii


Nguyễn Thị Kim Dung
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn .......................................................................................................... i
Mục lục .............................................................................................................. ii
Danh mục các từ viết tắt .................................................................................. iv
Danh mục các bảng .......................................................................................... vi
Danh mục các hình ........................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............. 5
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu ........................................................ 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của dự án .................................................... 5
1.1.2. Phân loại dự án và dự án ODA ......................................................... 7
1.1.3. Cơ sở xây dựng dự án phát triển ngành LN: .................................. 12
1.1.4. Tác động của dự án phát triển ngành lâm nghiệp đến phát triển
kinh tế xã hội đối với địa bàn thực hiện dự án ........................................ 13
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. ............................................... 25
1.2.1. Trên thế giới .................................................................................. 25
1.2.2. Tại Việt Nam .................................................................................. 26
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................... 30
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu: ........................................... 30
2.1.1. Giới thiệu chung về địa bàn, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
tỉnh Quảng Nam: ..................................................................................... 30
2.1.2.Các đặc điểm tự nhiên.................................................................... 32


iii


2.1.3. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các
huyện Bắc Trà My, Hiệp Đức và Quế Sơn tỉnh Quảng Nam: ................... 33
2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 38
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát .............................. 38
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu .......................................... 38
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................ 40
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài....................... 41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 43
3.1. Đánh giá tình hình thực hiện dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp giai đoạn
2005 – 2012 đến phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ......... 43
3.1.1. Các nội dung chính của dự án đã thực hiện trong thời gian qua .. 43
3.1.2. Kết quả thực hiện các hoạt động của Dự án trên địa bàn huyện
Quế Sơn, Bắc Trà My, Hiệp Đức tỉnh Quảng Nam: ................................. 55
3.2. Đánh giá tác động của Dự án đến sự phát triển kinh tế và xã hội trên
địa bàn huyện Quế Sơn, Bắc Trà My, Hiệp Đức ........................................... 60
3.2.1. Tác động của Dự án đến sự phát triển kinh tế .............................. 60
3.2.2. Đánh giá tác động của dự án về mặt xã hội: ................................. 75
3.2.3. Đánh giá chung: ........................................................................... 108
3.2.4. Thuận lợi, khó khăn và một số bài học kinh nghiệm rút ra từ kết
quả thực hiện Dự án .............................................................................. 120
3.3. Một số giải pháp nhằm duy trì và phát huy, nhân rộng các kết quả của
dự án:......................................................................................................... 126
3.3.1. Giải pháp cho giai đoạn hậu Dự án FSDP tại huyện Hiệp Đức, Quế
Sơn, Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam......................................................... 126
3.3.2. Giải pháp áp dụng với các Dự án tương tự: ................................. 135
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 137
1. Kết luận .................................................................................................. 137


iv


2. Kiến nghị ................................................................................................ 139
TÀI LIỆU THAM KHẢO


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Giải nghi ̃a

Chữ viết tắt
FSDP

Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp

FSC

Hội đồng quản lý rừng

FFG

Nhóm nông dân trồng rừng

QLBV

Quản lý bảo vệ

DTTS


Dân tộc thiểu số

GCN QSDĐ

Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất

NDTR

Nông dân trồng rừng

TCT

Tổ công tác

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách Xã hội

WB3

Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp

WB

Ngân hàng Thế giới

GSĐG

Giám sát Đánh giá



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Bắc Trà My, Hiệp Đức và Quế Sơn... 36
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam ........................... 42
Bảng 3.1: Kết quả thực hiện công tác thiết kế trồng rừng tại huyện Quế Sơn,
Bắc Trà My, Hiệp Đức .................................................................................... 55
Bảng 3.2: Bảng chi tiêu đăng ký thực hiện dự án tại huyện Quế Sơn, Bắc Trà
My, Hiệp Đức .................................................................................................. 56
Bảng 3.3: Kết quả thực hiện công tác đo đạc và cấp sổ đỏ tại huyện Quế Sơn,
Bắc Trà My, Hiệp Đức .................................................................................... 57
Bảng 3.4: Kết quả thực hiện công tác trồng rừng tại huyện Quế Sơn, ........... 58
Bắc Trà My, Hiệp Đức .................................................................................... 58
Bảng 3.5: Tiến độ giải ngân vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội
cho nông dân trồng rừng ................................................................................. 59
Bảng 3.6: Tổng hợp khối lượng các công trình Lâm sinh năm 2012 ............. 63
Bảng 3.7: Thu nhập năm 2012 của các hộ tại 3 huyện Quế Sơn, Bắc Trà My,
Hiệp Đức ......................................................................................................... 64
Bảng 3.8: Thu nhập bình quân đầu người tại 3 huyện Quế Sơn, Bắc Trà My,
Hiệp Đức ......................................................................................................... 64
Bảng 3.9: Thu nhập bình quân của các nhóm hộ trước và sau khi thực hiện Dự án . 68
Bảng 3.10: Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra trước và sau Dự án ... 68
Bảng 3.11. Kết quả phân tích tài chính đối với 1ha rừng trồng dự án ............ 73
Bảng 3.12: Tỷ lệ hoàn vốn tài chính (FRR) cho các mô hình trồng rừng ...... 74
Bảng 3.13: Tổng hợp kết quả trồng rừng và số hộ tham gia tại 3 huyện Quế
Sơn, Bắc Trà My, Hiệp Đức ........................................................................... 77
Bảng 3.14: Tổng hợp tình hình tập huấn, hội thảo, tham quan tại 3 huyện Quế
Sơn, Bắc Trà My, Hiệp Đức ........................................................................... 78



vii

Bảng 3.15: Tình trạng vốn vay tại 3 huyện Quế Sơn, Bắc Trà My, Hiệp Đức..... 88
Bảng 3.16: Mức độ đóng góp của dự án đến khả năng sử dụng vốn vay tại 3
huyện Quế Sơn, Bắc Trà My, Hiệp Đức ......................................................... 89
Bảng 3.17: Tổng hợp hoạt động theo kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số tại 3
huyện Quế Sơn, Bắc Trà My, Hiệp Đức ....................................................... 100
Bảng 3.18: Chủ thể tham gia hoạt động phát triển dân tộc thiểu số tại 3 huyện
Quế Sơn, Bắc Trà My, Hiệp Đức .................................................................. 101


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Bản đồ vùng dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp........................... 50
Hình 3.2: Biểu đồ Đóng góp thu sản phẩm phụ từ rừng ................................. 62
Hình 3.3: Biểu đồ Đóng góp đa dạng hóa thu nhập ........................................ 63
Hình 3.4: Biểu đồ Cơ cấu thu nhập theo ngành nghề tỉnh Quảng Nam năm 2012 ....... 64
Hình 3.5: Biểu đồ điều kiện chi phí mua sắm cho gia đình ............................ 80
Hình 3.6: Biểu đồ Cải thiện cơ sở vật chất hộ gia đình .................................. 81
Hình 3.7: Biểu đồ Tác động đến vấn đề xóa đói giảm nghèo ......................... 83
Hình 3.8: Đóng góp của dự án đến vấn đề lao động được đào tạo tại các
huyện thực hiện dự án ..................................................................................... 89
Hình 3.9: Biểu đồ Đóng góp của dự án đến vấn đề học tập của con cái trong
gia đình tại các huyện ...................................................................................... 91
Hình 3.10: Biểu đồ Đóng góp của dự án đến vấn đề chăm sóc sức khỏe ....... 93
Hình 3.11: Biểu đồ Đánh giá về mức độ Bình đẳng giới chung ..................... 98
Hình 3.12: Biểu đồ Tỷ lệ nam nữ tham gia khảo sát tại 3 huyện ................. 100



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ những năm 1990 cho tới nay, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã có rất
nhiều cố gắng trong việc bảo vệ và phát triển rừng và trong thời gian qua, một
trong những yếu tố tạo nên sự thành công trong công tác trồng rừng của ngành
Lâm nghiệp là việc nhận được sự hỗ trợ phát triển từ chính phủ các nước thông
qua các chương trình dự án. Các dự án này đều hướng đến mục tiêu nâng cao
hiệu quả kinh tế rừng trồng, từ đó nâng cao mức sống của người dân. Các dự án
có những tác động nhất định phụ thuộc vào thể chế, chính sách của Việt Nam
và chính sách của các nhà tài trợ. Để nâng cao hiệu quả dự án, công tác đánh
giá là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý dự án. Do rừng có hiệu quả
cả về kinh tế và xã hội, nên các tiêu chí đánh giá tác động được xác định bao gồm
tất cả các thay đổi về sinh thái, văn hoá xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thể chế và chính
sách đem lại bởi các hoạt động của dự án.
Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (WB3) là dự án được đồng tài trợ
bởi Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Hà Lan, Phần Lan,
Quỹ Môi trường toàn cầu và Liên minh Châu Âu với tổng số tiền xấp xỉ 75 triệu
USD.
Mục tiêu chính của dự án là quản lý rừng trồng sản xuất bền vững và
hiệu quả, bảo tồn sự đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng, tăng cường
đóng góp của ngành Lâm nghiệp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt
Nam và bảo vệ môi trường toàn cầu đồng thời làm tăng thu nhập cho người
dân , góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo trong khu vực dự án, thông qua
việc thu hút nguồn lao động tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng bằng
các gói tín dụng hấp dẫn và hoạt động tư vấn kỹ thuật cho các hộ gia đình địa



2

phương nghèo để trồng rừng trên diện tích khoảng 56.000 ha tại 4 tỉnh: Thừa
Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định.
Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp ( WB3) với tổng vốn đầu tư theo các
Hiệp định khoảng 97,69 triệu USD bao gồm chênh lệch tỷ giá trong hiệp đi ̣nh
gốc (không tính nguồn vốn đóng góp bằng công lao động của các hộ gia đình
tham gia dự án khoảng 10,9 triệu USD).
Và nguồn vốn đầu tư là:
 Ti ́n dụng củ a Hiệp hội phát triển Quốc tế :

72,31 triệu USD

(Trong đó: Hiệp định 3953VN: 42,31 triệu USD; Hiệp định 5070VN: 30
triệu USD)
 Tài trợ củ a quỹ Môi trườ ng toàn cầu:

9,0 triệu USD

 Tài trợ củ a Chi ́nh phủ Phần Lan:

5,3 triệu USD

 Tài trợ củ a Chi ́nh phủ Hà Lan: :

5,6 triệu USD

 Vốn đóng góp củ a Liên minh Châu Âu:


1,08 triệu USD

 Vốn đối ứ ng củ a CP Việt Nam:

4,4 triệu USD

 Viện trợ không hoàn lại từ EC:

2,5

triệu USD

Dự án có 4 hợp phần gồm:


Hợp phần 1: Phát triển thể chế



Hợp phần 2: Trồng rừng sản xuất



Hợp phần 3: Rừng đặc dụng



Hợp phần 4: Quản lý dự án, giám sát và đánh giá

Trong thời gian 7 năm hoạt động - kể từ tháng 8 năm 2005, mặc dù gặp

phải rất nhiều khó khăn vướng mắc trong giai đoạn đầu thực hiện dự án,
nhưng cho đến nay dự án cũng đã đạt một số thành tựu quan trọng trong tất
cả các hợp phần dự án .


3

Dự án WB3 đã thực hiện xong giai đoạn 1, các mục tiêu của dự án có đạt
được như mong đợi hay không thì việc nghiên cứu đánh giá tác động của dự án
là cần thiết. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc tiếp tục triển khai giai
đoạn 2, giai đoạn bổ sung của DA và cũng là làm cẩm nang cho việc thực hiện các
dự án tương tự trên địa bàn phức tạp ven biển Việt Nam nói chung và đánh giá
các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Lâm nghiệp nói riêng và làm cơ sở
cho những đánh giá, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án FSDP. Vì vậy,
việc chọn đề tài: Đánh giá tác động của dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp giai
đoạn 2005 – 2012 đến phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” là
vấn đề cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá tác động của Dự án phát triển ngành Lâm nghiệp đến phát
triển kinh tế, xã hội của địa phương để có cơ sở đề xuất giải pháp tiếp tục thực
hiện dự án phù hợp với tiềm năng và nhu cầu từng vùng; mục tiêu chính của
dự án là quản lý đồng thời phát huy hiệu quả đầu tư của các chương trình, dự
án.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về dự án phát triển ngành lâm
nghiệp và tác động của dự án đến phát triển kinh tế xã hội đối với địa bàn
thực hiện dự án.
- Đánh giá được tác động của dự án đến các hoạt động phát triển rừng
liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội giai đoạn 2005 - 2012 trên địa bàn

tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất được một số giải pháp để tiếp tục thực hiện dự án phù hợp
với tiềm năng của địa phương và có tác động tích cực đến phát triển kinh tế,
xã hội của địa phương.


4

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tác động của dự án phát triển ngành lâm
nghiệp đến phát triển kinh tế, xã hội tại tỉnh Quảng Nam từ năm 2005 đến
năm 2012.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu tác động của dự án phát triển ngành lâm
nghiệp đến phát triển kinh tế xã hội.
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện : Bắc Trà My, Hiệp
Đức và Quế Sơn tỉnh Quảng Nam
- Về thời gian: Nghiên cứu trong thời kỳ từ 2005 đến 2012.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận về dự án phát triển ngành lâm nghiệp và tác động của
dự án đến phát triển kinh tế xã hội đối với địa bàn thực hiện dự án.
- Đánh giá tác động của dự án phát triển ngành lâm nghiệp đến phát
triển kinh tế; xã hội tại tỉnh Quảng Nam từ năm 2005 - 2012
- Đề xuất được một số giải pháp để tiếp tục thực hiện dự án phát triển
ngành lâm nghiệp tại tỉnh Quảng Nam.


5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của dự án
- Khái niệm dự án:
Dự án được coi là một loại đề tài có mục đích ứng dụng xác định, cụ thể về
kinh tế và xã hội. Dự án nhằm đáp ứng một nhu cầu đã được nêu ra, chịu sự ràng
buộc của kỳ hạn và thường là ràng buộc về nguồn lực và phải thực hiện trong bối
cảnh không chắc chắn. Một số định nghĩa khác về dự án khi xét dưới góc độ của
bình đẳng giới như Dự án là một tổ chức của con người sử dụng các nguồn lực
trong một khoảng thời gian nhất định để mang lại những thay đổi đã được dự
kiến trước cho một nhóm người đã được xác định trước tại thời điểm kết thúc dự
án. Một dự án mang đến sự can thiệp có tính phát triển và được dự định trước
nhằm đáp ứng một nhu cầu hoặc khắc phục một vấn đề. Một dự án luôn sẽ quan
tâm và coi sự phát triển của phụ nữ là mục tiêu của dự án nếu giới được coi là
một phần của vấn đề cần giải quyết. Khái niệm này đã thực hiện sự gắn kết

giữa tư duy và hành động để thể hiện mối quan hệ giữa ước mơ và hiện thực
thông qua các hoạt động được sắp đặt có kế hoạch. Dự án là một ý tưởng
được xác định để dẫn tới một tổ hợp các hoạt động theo một trình tự và phụ
thuộc lẫn nhau trong một chuỗi liên kết nhằm: Đáp ứng một mong muốn đã
được đề ra, chịu ràng buộc bởi kỳ hạn và nguồn lực, thực hiện trong một bối
cảnh để chắc chắn đạt được mục tiêu đề ra.
Theo quan điểm đánh giá tác động của dự án đến các vấn đề xã hội,
Lyn Squire Herman G.Vander Tak (1989) [19] cho rằng: Dự án là tổng thể các
giải pháp nhằm sử dụng các nguồn tài nguyên hay nguồn lực hữu hạn vốn có


6


nhằm đem lại lợi ích cho xã hội càng nhiều càng tốt. Đây là một khái niệm có
tầm khái quát rộng với cụm danh từ “tổng thể các giải pháp” nhằm mang lại
lợi ích lớn nhất cho xã hội.
Theo Gittinger (1982) trong nghiên cứu “Phân tích kinh tế các dự án
nông nghiệp”, khái niệm dự án được đặt trong một hệ thống quản lý nguồn
lực đầu vào và giám sát đánh giá kết quả đầu ra theo một trình tự và không
gian hoạt động nhất định. Từ đó dự án được định nghĩa theo ba quan điểm:
(1) Dự án là sự sắp xếp có hệ thống các nguồn dự trữ cho đầu tư, các nguồn
dự trữ đó được lập kế hoạch, phân tích, đánh giá, thực thi và tiến hành như
một đơn vị độc lập; (2) Dự án được coi như một đơn vị tác nghiệp nhỏ nhất
trong một kế hoạch hay một chương trình, được chuẩn bị và thực thi như một
thể độc lập và thống nhất; (3) Dự án là một hoạt động trong đó các nguồn dự
trữ được sử dụng tốt nhất với khả năng thu hồi và có lãi khi Dự án kết thúc.
Theo Quy chế quản lý đầu tư, xây dựng và đấu thầu - Bộ Kế hoạch và
Đầu tư (MPI) thì “Dự án là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới,
mở rộng hay cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng
trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch
vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định”. Cũng theo MPI thì “Dự án
đầu tư là một hệ thống các thuyết minh được trình bày một cách chi tiết, có
luận cứ các giải pháp sử dụng nguồn lực để đạt tới mục tiêu cao nhất của chủ
trương đầu tư”.
Từ những quan điểm trên chúng ta có thể thấy, khái niệm dự án có nhiều
cách diễn đạt và trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên điểm thống nhất cơ
bản trong các cách tiếp cận trên thì dự án là một tập hợp các hoạt động liên quan
với nhau được thiết kế để đạt được mục tiêu cụ thể. Mục tiêu cơ bản của các dự
án là nhằm tăng cường năng lực sản xuất để tạo thêm nhiều vật chất và dịch vụ


7


cho xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người. Hiệu quả đầu tư của
dự án được xác định thông qua quá trình quản lý, giám sát và đánh giá việc sử
dụng vốn, vật tư, lao động để mang lại lợi ích kinh tế và xã hội .
Từ các định nghĩa về dự án trên đây, trong khuôn khổ nghiên cứu của đề
tài, xin đưa ra khái niệm về dự án như sau: Dự án là một loạt các hoạt động có
kế hoạch nhằm đạt được một hay một số kết quả dự kiến trước tại một địa bàn
nhất định, được thực hiện trong khoảng thời gian và nguồn kinh phí nhất định,
có sự tham gia của tất cả các bên liên quan đến dự án.

Một dự án nhất định sẽ bị giới hạn về thời gian, không gian và con
người cùng các nguồn lực khác để hoàn thành mục tiêu đã được xác định
Mỗi dự án đều có các yếu tố :
1) Các bên liên quan được xác định rõ ràng, bao gồm nhóm mục tiêu
chính và nhóm hưởng lợi cuối cùng.
2) Việc điều phối, quản lý kế hoạch, và tài chính được thiết lập rõ ràng.
3) Hệ thống giám sát và đánh giá để hỗ trợ cho việc quản lý dự án.
4) Một nhu cầu thích hợp của tài chính, kinh tế được phân tích để chỉ ra
lợi ích của dự án có tính hiệu quả kinh tế. Các dự án phát triển chính là cách
xác định và quản lý đầu tư và tiến trình thay đổi.
Từ các định nghĩa khái quát trên, đến nay dự án đã được dùng rất rộng
rãi và phổ biến cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Với mỗi một lĩnh
vực, dự án sẽ được cụ thể hoá một cách chi tiết hơn cho phù hợp với đặc
điểm riêng có của lĩnh vực đó. Mặc dù có sự khác nhau về khái niệm dự án
song tính chất chung vốn có của dự án vẫn tồn tại và được thể hiện rõ nét ở
tất cả các lĩnh vực.
1.1.2. Phân loại dự án và dự án ODA
Dự án được phân loại như sau:


8


* Theo quy mô và tính chất: Dự án quốc gia do Quốc hội xem xét,
quyết định về chủ trương đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm
A, B, C tùy theo mức độ vốn và quy mô đầu tư
* Theo nguồn vốn đầu tư:
- Dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn
hợp nhiều nguồn vốn.
Trong các loại hình dự án còn có một loại dự án đặc biệt quan trọng đối
với nền kinh tế quốc dân nói chung, đó là dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức (ODA). Chính sách ODA với mục đích chính nhằm thúc
đẩy sự phát triển ổn định nền kinh tế quốc tế chủ yếu thông qua hỗ trợ cho
sự phát triển bền vững các nguồn tài nguyên, kinh tế và cơ sở hạ tầng ở các
nước đang phát triển, đặc biệt là để giúp các nước này giải quyết những khó
khăn kinh tế phải đối mặt. Các dự án ODA có được phụ thuộc nhiều vào các
đối tác hợp tác phát triển.
Tại Việt Nam, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là hoạt động hợp tác
phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức song phương và
các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ. ODA là nguồn vốn quan trọng
của ngân sách nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các chương trình,
dự án ưu tiên về phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, trong lĩnh vực phát


9

triển nông nghiệp và nông thôn (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản)

kết hợp xóa đói giảm nghèo; xây dựng hạ tầng cơ sở, bảo vệ môi trường,...
Các hình thức cung cấp ODA bao gồm:
+ ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả
cho nhà tài trợ.
+ ODA vay ưu đãi (tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các ưu đãi về lãi
suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ.
+ ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các
khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời các khoản tín dụng thương mại.
Nhóm ngân hàng Phát triển có vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam là
Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Quỹ Hợp
tác và phát triển kinh tế (ECDF), Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC),
Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) và Ngân hàng thế giới (WB). Hiệu quả sử dụng
nguồn vốn ODA tại Việt Nam thời gian qua được đánh giá tương đối cao.
Vốn ODA đã được sử dụng để phục hồi, nâng cấp và phát triển kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội, giải quyết một số vấn đề xã hội như xoá đói, giảm
nghèo, phát triển y tế, giáo dục và khoa học công nghệ; bảo vệ môi trường;
cải cách hành chính, pháp luật; hỗ trợ một số lĩnh vực sản xuất. Nhiều công
trình đầu tư bằng nguồn vốn ODA (đặc biệt trong các lĩnh vực giao thông vận
tải, bưu chính viễn thông, công nghiệp năng lượng, nông nghiệp và phát triển
nông thôn, cấp thoát nước và phát triển đô thị, y tế và giáo dục) đã được đưa
vào sử dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân.
Đối tác đầu tư ODA lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản .Chính sách ODA
của Nhật Bản chủ yếu được thực hiện thông qua 2 tổ chức: Ngân hàng Hợp
tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Cơ quan hợp tác và phát triển Nhật Bản (JICA).


10

JBIC và JICA là tổ chức xúc tiến hợp tác quốc tế và trực tiếp tổ chức thực hiện
tài trợ thông qua việc triển khai các dự án hỗ trợ kỹ thuật, tăng cường năng

lực trên các lĩnh vực cho các nước đang phát triển. ODA của Nhật Bản được
chia ra làm 2 loại là ODA song phương và ODA đa phương. Trong đó, ODA
song phương bao gồm viện trợ và tín dụng. ODA đa phương được thực hiện
thông qua kênh các tổ chức quốc tế mà Nhật Bản đóng góp vào như Ngân
hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á...
Các dự án ODA đã góp phần nâng độ che phủ của rừng, bảo tồn đa
dạng sinh học, tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo và phát triển nông
thôn bền vững. Do đó việc thu hút vốn ODA là hết sức cần thiết. Bởi vậy cần
thực hiện tốt các dự án hiện có, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc
thực hiện các dự án ODA tiếp theo.
Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp. Tên dự án (tiếng Anh): Forest Sector
Development Project là dự án phát triển nhằm quản lý bền vững các khu rừng
trồng và bảo tồn đa dạng sinh học của rừng đặc dụng và phát triển trồng
Rừng sản xuất, chủ yếu là rừng nguyên liệu công nghiệp đạt năng suất cao
trên diện tích đất lâm nghiệp có điều kiện lập địa thích hợp, gần thị trường
tiêu thụ nguyên liệu, gần đường giao thông để tăng thêm khả năng sản xuất
gỗ bền vững nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và của các hộ gia đình tại
địa phương, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trồng rừng để tạo điều kiện cho nông
dân có thể tự nguyện tiếp cận với tín dụng trọn gói, có tính chất hấp dẫn, thu
hút họ tham gia trồng Rừng sản xuất. Tăng khả năng tham gia của các hộ nông
dân và những cơ sở trồng rừng tư nhân vào ngành trồng rừng, sau đó đưa vào
quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn những khu rừng đặc dụng có tầm quan
trọng quốc tế nhưng chưa hoặc ít nhận được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ


11

thuật. Giảm các mối đe dọa và cải thiện công tác bảo tồn tính đa dạng sinh
học của các khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc tế và nghiên cứu phát
triển thể chế và thị trường, tăng cường năng lực cho các cơ quan thực hiện dự

án.
- Đặc điểm dự án
Dự án là tổng thể các hoạt động dự kiến nguồn lực và chi phí cần thiết,
được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định,
nhằm tạo ra những kết quả cụ thể thực hiện những mục tiêu nhất định và đều
có những đặc trưng sau:
- Dự án có tính thống nhất: Dự án là một thực thể độc lập trong một
môi trường xác định với các giới hạn nhất định về quyền hạn và trách nhiệm.
- Dự án có tính xác định: Dự án được xác định rõ ràng về mục tiêu phải
đạt được, thời hạn bắt đầu và thời hạn kết thúc cũng như nguồn lực cần có
với một số lượng, cơ cấu, chất lượng và thời điểm giao nhận.
- Dự án có tính logic: Tính logic của dự án được thể hiện ở mối quan hệ
biện chứng giữa các bộ phận cấu thành dự án.
Một dự án thường gồm bốn bộ phận sau:
(1) Mục tiêu: một dự án thường có hai cấp mục tiêu:
+ Mục tiêu phát triển là mục tiêu mà dự án góp phần thực hiện. Mục
tiêu phát triển được xác định trong kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế,
xã hội của đất nước, của vùng.
+ Mục tiêu trực tiếp là mục tiêu cụ thể mà dự án phải đạt được trong
khuôn khổ nguồn lực nhất định và trong khoảng thời gian nhất định.


12

(2) Kt qu: l nhng u ra c th ca d ỏn c to ra t cỏc hot
ng ca d ỏn. Kt qu l iu kin cn thit t c mc tiờu trc tip
ca d ỏn.
(3) Cỏc hot ng: l nhng cụng vic do d ỏn tin hnh nhm
chuyn hoỏ cỏc ngun lc thnh cỏc kt qu ca d ỏn. Mi hot ng ca d
ỏn u em li kt qu tng ng.


1.1.3. C s xõy dng d ỏn phỏt trin ngnh LN:
Rừng và tầm quan trọng của rừng từ lâu đã đ-ợc con ng-ời coi là một
mắt xích quan trọng trong mối quan hệ hữu cơ giữa 4 yếu tố: Rừng- ĐấtN-ớc- Con ng-ời. Mối quan hệ giữa 4 yếu tố này ở Việt Nam rất chặt chẽ và
có tác động lẫn nhau, sự suy thoái của rừng dẫn đến đất bị xói mòn, rửa trôi,
độ phì ngày càng thấp, nguồn n-ớc cạn kiệt hay bị ô nhiễm làm đời sống của
con ng-ời gặp nhiều khó khăn.
Trong thời gian 20 năm từ 1975 đến 1995, diện tích rừng tự nhiên đã giảm
2,8 triệu héc ta. Tình trạng mất rừng diễn ra đặc biệt nghiêm trọng tại một số
vùng nh- Tây Nguyên (mất 440.000 héc ta), Đông Nam Bộ (308.000 héc ta),
khu vực các tỉnh từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên Huế (mất 243.000 héc ta), khu vực
Trung tâm Bắc Bộ (mất 242.500 héc ta)1.
Diện tích rừng tự nhiên hiện còn rất ít, lại phân bổ phân tán, vùng th-ợng
nguồn các con sông lớn phần nhiều là đồi trọc, đã bị xói mòn. Diện tích rừng
trồng hiện nay cũng rất ít, khả năng khai thác gỗ thấp, phần nhiều chỉ có giá
trị phủ xanh, ch-a có khả năng cung cấp gỗ, trong lúc đó nhu cầu về gỗ gia
dụng, củi đun, lâm sản hàng năm vẫn rất lớn, v-ợt khả năng cung cấp của
rừng. Sự suy giảm về cả diện tích và chất l-ợng rừng đã kéo theo sự suy giảm

1

Theo thống kê của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 1995.


13

về môi tr-ờng, đa dạng sinh học và ngày càng gây khó khăn cho đời sống của
ng-ời dân sống trên địa bàn lâm nghiệp.
Vỡ vy c s xõy dng d ỏn phỏt trin ngnh lõm nghip (WB3) l
cng nhim v cho nghiờn cu phỏt trin th ch liờn quan n cỏc ch

v chớnh sỏch qun lý t ai; chớnh sỏch trng rng; v chớnh sỏch v qun
lý v cung ng vt t cõy ging cho trng rng v cỏc bỏo cỏo kt qu nghiờn
cu bc u ó c hon thnh cựng vi cỏc xut ỏp dng cỏc kt qu
nghiờn cu ny trong cỏc hot ng ca d ỏn t ú ỏnh giỏ bi hc kinh
nghim v hon thin cỏc xut cho mc tiờu phỏt trin ngnh Lõm nghip
v trc mt ó cho thy tớnh kh thi cao ca cỏch tip cn mi trong u t
trng rng thng mi h gia ỡnh v qun lý rng trng bn vng thụng qua
c ch tớn dng h gia ỡnh vi lói sut u ói kt hp vi cỏc hot ng h
tr khỏc nh o c giao t, cp giy chng nhn quyn s dng t, cng
cp dch v khuyn lõm, t vn k thut v thụng tin th trng.
1.1.4. Tỏc ng ca d ỏn phỏt trin ngnh lõm nghip n phỏt trin kinh
t xó hi i vi a bn thc hin d ỏn.
Mc tiờu chớnh ca ti l nhm ỏnh giỏ tỏc ng ca d ỏn phỏt
trin ngnh lõm nghip n phỏt trin kinh t xó hi i vi a bn thc hin
d ỏn. Nghiờn cu tỏc ng ca d ỏn l nhm lm rừ nhng thnh cụng, tht
bi v rỳt ra nhng bi hc kinh nghim qun lý cỏc d ỏn khỏc trong
tng lai. cú th ỏnh giỏ y tỏc ng ca d ỏn n phỏt trin kinh
t xó hi i vi a bn nghiờn cu cn la chn mt s ni dung v tiờu chớ
ch yu ỏnh giỏ. Tỏc ng ca mt d ỏn phỏt trin ngnh lõm nghip i
vi a bn thc hin d ỏn rt rng, bao gm tỏc ng ca d ỏn n phỏt
trin kinh t, xó hi, mụi trng, an ninh xó hi, chớnh trTrong ú cú nhng
ni dung va thuc lnh vc kinh t, va thuc lnh vc xó hi. Chng hn, khi


14

thực hiện dự án sẽ tác động đến thu hút lao động vào thực hiện dự án (giải
quyết việc làm cho người dân). Thu hút lao động là nội dung của phát triển
kinh tế, đồng thời sẽ giải quyết được vấn đề xã hội đang bức xúc hiện nay là
tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm đang rất phổ biến ở các vùng nông thôn

nước ta hiện nay – đó là vấn đề xã hội. Vì vậy, việc phân chia nội dung về đánh
giá tác động dự án đến phát triển kinh tế xã hội chỉ là tương đối.
1.1.4.1.

Tác động của dự án phát triển ngành lâm nghiệp đến phát triển kinh tế:

Một dự án phát triển lâm nghiệp khi được thực hiện sẽ có tác động rất
nhiều mặt đến phát triển kinh tế không chỉ của vùng thực hiện dự án, mà còn
có tác dộng đến các vùng phụ cận, đến phát triển của nhiều ngành kinh tế
khác.
Trước hết, đối với vùng thực hiện dự án sẽ tác động đến sự thay đổi hay
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Xu hướng chung khi các dự án
được thực hiện sẽ tác động đến sự phát triển của một số ngành dịch vụ, như
cung ứng vận chuyển các yếu tố đầu vào cho hoạt động trồng rừng, các dịch
vụ về khuyến lâm, về hỗ trợ kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm. Dự án phát triển
lâm nghiệp còn tác động đến sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của bản thân
ngành nhóm ngành nông nghiệp, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát
triển nông nghiệp và lâm nghiệp trong từng vùng cụ thể, xóa bỏ tình trạng
phá rừng để làm nông nghiệp ngay cả ở những nơi không thuận lơi cho phát
triển nông nghiệp.
Một dự án phát triển lâm nghiệp muốn được thực hiện đòi hỏi phải được
quy hoạch và đầu tư đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đi kèm, nhất là hạ tầng
giao thông, điện, thông tin...Khi có hệ thống hạ tầng phát triển sẽ có tác động
lan tỏa sang các vùng khác, có thể làm thay đổi cơ cấu kinh tế của vùng. Khi
dự án đi vào khai thác sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp chế biến và sản xuất


15

đồ gỗ và các sản phẩm từ rừng phát triển. Công nghiệp chế biến phát triển sẽ

kéo theo nhiều ngành dịch vụ đi kèm cùng phát triển. Khi cơ cấu kinh tế được
chuyển dịch theo hướng hợp lý sẽ tạo tiền đề cho sự tăng trưởng kinh tế của
vùng, từ đó nâng cao nguồn thu cho ngân sách, tăng thu nhập cho dân cư, cải
thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Có thể khẳng định kết quả của dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự
phát triển đời sống người dân, kinh tế khu vực, kết quả này đã tạo đà cho việc
phát triển kinh tế của các xã trong vùng dự án, làm thay đổi nhận thức và
hành động của người dân trong tất cả quy trình sản xuất rừng kinh doanh
thương mại; chuyển đổi từ trồng rừng thụ động, trông chờ vào sự bao cấp của
nhà nước sang hình thức chủ động kinh doanh từ nguồn vốn vay hỗ trợ từ
khoản vay của dự án và có khả năng trả lãi, vốn vay theo đúng cam kết, đây là
điểm cơ bản quan trọng để đảm bảo tính bền vững về mặt tài chính ở cấp vi
mô của dự án, cũng là đảm bảo phát triển bền vững kinh tế hộ gia đình.
Có thể sử dụng một số chỉ tiêu chủ yếu sau để đánh giá tác động của dự
án phát triển lâm nghiệp đến phát triển kinh tế của địa bàn thực hiện dự án.
- Sự thay đổi cơ cấu kinh tế so với trước khi thực hiện dự án
- Quy mô rừng trồng khi thực hiện dự án.
- Gía trị kinh tế thu được từ rừng trồng dự án.
- Thu nhập bình quân của các hộ thực hiện dự án so với trước khi thực
hiện dự án
- Hiệu quả kinh tế của việc thực hiện dự án.
- Sự phát triển của hệ thống giao thông so với trước khi thực hiện dự án.
1.1.4.2. Tác động của dự án phát triển ngành lâm nghiệp đến phát triển xã
hội:


16

Tác động của dự án phát triển lâm nghiệp đến phát triển xã hội của địa
bàn thực hiện dự án thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Dự án phát triển lâm nghiệp là loại hình dự án thu hút được sự tham gia
của đông đảo người dân nên sẽ nâng cao kiến thức và thay đổi thái độ của
người dân. Để dân biết và hiểu và có năng lực tham gia vào việc thực hiện dự
án đòi hỏi phải làm tốt công tác tuyên tuyền. Công tác tuyên truyền của dự án
khi được thực hiện bài bản sẽ đi vào lòng dân và thu hút được sự tham gia
đầy đủ của người dân, từ đó người dân nhận thức rõ hơn về vai trò to lớn của
rừng đối với cuộc sống của gia đình mình nhất là đối với việc xóa đói giảm
nghèo. Thông qua công tác tuyên truyền dự án đã có những tác động tích cực
đến thái độ, động cơ của các hộ dân trồng rừng. Các dự án phát triển lâm
nghiệp chủ yếu được thực hiện ở các địa phương miền núi nên có nhiều đồng
bào dân tộc thiểu số. Nhờ công tác tuyên nên những người dân tộc thiểu số
thuộc đối tượng dự án có thể thiếp thu dễ dàng, tạo điều kiện cho họ có khả
năng hiểu và áp dụng tốt vào thực tế.
Công tác khuyến lâm của dự án có tác động tích cực đến năng lực và
hành vi của người dân, khuyến lâm và dịch vụ hỗ trợ của dự án được thực
hiện ở tất cả các khâu trồng rừng sản xuất từ làm đất trồng, chăm sóc, quản
lý, đến kinh doanh rừng bền vững. Năng lực của người dân được nâng lên một
cách rõ rệt, số lượng hộ tham gia, diện tích rừng trồng và chất lượng rừng
trồng cũng được nâng lên.
Thái độ và kỹ năng trồng rừng của người dân được nâng cao và đã có sự
thay đổi rõ rệt, chẳng hạn trước đây trồng keo hạt, keo hom, keo tai
tượng...hiện tại chủ yếu trồng keo lai mô, bạch đàn mô; Sự thay đổi hành vi
cũng được hiện ở việc chọn cây giống, quản lý giống cũng như tuân thủ các


17

quy định về giống cây của hầu hết các hộ tham gia dự án. Đây là một thành
công lớn của dự án nhìn từ khía cạnh chuyển đổi tập quán trồng rừng của
người dân.

Dự án phát triển lâm nghiệp có tác động rất lớn vào việc tạo công ăn việc
làm và xóa đói giảm nghèo tại các xã của dự án
Dự án phát triển ngành lâm nghiệp nằm trong chiến lược tăng trưởng
toàn diện và giảm nghèo bền vững, là cơ sở để xây dựng kế hoạch hoạt động
thể hiện ở việc hình thành các tổ chức, các nhóm hộ của người sản xuất kinh
doanh rừng các cấp đồng thời thành lập các tổ chức xã hội có tính chất rộng
lớn hơn và có tính pháp lý cao như Hợp tác xã lâm nghiệp, hiệp hội trồng
rừng.
Đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo được thể hiện:
+ Giao đất rừng sản xuất và cung cấp nguồn vốn theo cơ chế cho vay tín
dụng ưu đãi để tăng diện tích đất được giao vào đầu tư trồng rừng bảo đảm
việc sản xuất kinh doanh của người dân có hiệu quả hơn.
+ Kết quả trồng rừng sản xuất và quản lý đất rừng rất tốt với rất nhiều hộ
gia đình đã có rừng khai thác đã có thu nhập cao.
+ Tăng việc làm cho người dân trong khu vực trong độ tuổi lao động kể cả
lao động thủ công và lao động có kỹ thuật.
+ Tạo thêm thu nhập từ cây trồng theo hướng nông lâm kết hợp kể cả các
loại cây trồng ngắn ngày và cây lấy gỗ dài ngày.
+ Mở mang kiến thực và kỹ năng cho nông dân giúp họ có khả năng tự
gánh
vác và trách nhiệm về sự phát triển kinh tế của gia đình đóng góp cho sự phát
triển kinh tế chung trong khu vực địa bàn.


×