Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Báo cáo kiến tập đề tài thực trạng cải cách thủ tục hành chính tại UBND huyện Núi Thành.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.76 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
PHÂN HIỆU QUẢNG NAM

NGUYỄN VĂN HẬU

ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH
CHÍNH TẠI UBND HUYỆN NÚI THÀNH

BÁO CÁO KIẾN TẬP

Người hướng dẫn: Trần Thị Thúy
Cơ quan kiến tập: Phòng Nội vụ huyện Núi Thành
Lớp: 1405 - QLNE
Khóa: 2014 - 2018

Quảng Nam, 2017


LỜI CẢM ƠN
Dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp; không có sự thành công nào lại
không gắn liền với sự giúp đỡ, đôn đốc và hỗ trợ. Trong suốt thời gian từ khi bắt
đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em
xin gửi đến quý Thầy Cô Trường Đại học Nội vụ Hà Nội phân hiệu Quảng Nam
nói riêng và Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung đã cùng với tri thức và
tâm huyết của mình truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho sinh viên chúng em
trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ này, Khoa đã tổ
chức cho sinh viên được tiếp cận thực tế ngành nghề, với mục đích giúp cho
sinh viên làm quen, xác thực và gần gủi hơn với những kiến thức quản lý nhà
nước đã được học tại trường, đây cũng là yếu tố chính tạo cơ sở chủ động cho


sinh viên vừa thích ứng với nghề vừa phù hợp với ngành đào tạo tác động trực
tiếp tới công việc trong tương lai mà không phải là trên lý thuyết.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn các anh (chị) là Trưởng phòng, Phó
Trưởng phòng và chuyên viên của các bộ phận thuộc Phòng Nội vụ huyện đã hỗ
trợ cho em về nhiều yếu tố như những chỉ bảo trong công việc tại các bộ phận,
hướng dẫn lưu trữ văn thư trên thực tế, các tài liệu để hoàn thành bài báo cáo,...
Đặc biệt hơn, em chân thành cảm ơn chị Trần Thị Thúy, chuyên viên phụ trách
mãng Giáo dục của Phòng Nội vụ huyện Núi Thành đồng thời là người hướng
dẫn em trong kỳ kiến tập lần này đã tận tâm chỉ bảo dẫn cho em qua từng buổi
kiến tập trong thời gian một tháng tại cơ quan cũng như thực tế của công việc
hành chính hay các văn hóa ứng xử trong cơ quan và những kiến thức mà trong
thời gian học tập em chưa nắm bắt được.
Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian bốn tuần. Đi vào
thực tế, tìm hiểu về ngành quản lý nhà nước mà rõ ràng hơn là tìm hiểu về quá
trình làm việc của Phòng Nội vụ huyện Núi Thành; bước đầu, kiến thức của em
còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ; do vậy, những thiếu sót là điều chắc chắn không
tránh khỏi. Qua đây, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý


Thầy Cô để kiến thức của em được hoàn thiện, vững vàng hơn và có thể rút
được nhiều kinh nghiệm trong kỳ thực tập kế tiếp.
Trân trọng.
Núi Thành, ngày 7 tháng 6 năm 2017
Người thực hiện

Nguyễn Văn Hậu


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam kết toàn bộ nội dung của đề tài này là kết quả nghiên cứu của

riêng em. Các kết quả trong đề tài là bản thân em học hỏi, tiếp thu tại cơ quan
kiến tập và các kiến thức về cải cách hành chính của những người đi trước trên
cơ sở trung thực, khách quan. Nếu vi phạm bất cứ điều gì về bài kiến tập em xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường.
Núi Thành, ngày 7 tháng 6 năm 2017
Người cam đoan

Nguyễn Văn Hậu


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Uỷ ban nhân dân

UBND

Hội đồng nhân dân

HĐND

Cải cách hành chính

CCHC

Cải cách thủ tục hành chính

CCTTHC

Phòng Nông nghiệp

Phòng NN


Bộ phận tiếp nhận và trả kết qủa

TN&TKQ


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Hội nhập kinh tế quốc tế”, cụm từ được Việt Nam chú trọng từ những
năm 80, trước sự đổi mới đất nước. Đến nay, nó vẫn là con đường đúng đắn và
đã gặt hái được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến văn hóa,
xã hội, an ninh, quốc phòng,... Có thể thấy, CCHC là một yêu cầu tất yếu, một
mũi đột phá đảm bảo cho sự phát triển nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh dân chủ và góp phần nâng cao chất lượng
đời sống của người dân. Với Việt Nam, công cuộc CCHC đang là tâm điểm
trong các nỗ lực của Đảng và Nhà nước nhằm tiến tới một Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng “Xã Hội Chủ Nghĩa”, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”; góp phần đạt được các mục tiêu
trong kế hoạch phát triển kinh tế của quốc gia. Với mong muốn như thế, Đảng,
Nhà nước, Nhân dân phải đồng lòng, đoàn kết và quan trọng hơn CCHC phải
đồng bộ từ cấp Trung ương xuống cơ sở. Nếu cấp cơ sở thực hiện không hiệu
quả, cả hệ thống cải cách sẽ là số 0 và ở nước ta, quản lý thành hay bại của cải
cách đến từ nơi thực hiện mà không đến từ nơi ban hành chính sách.
Tại huyện Núi Thành, trong những năm qua luôn nhận được sự quan tâm
của UBND tỉnh Quảng Nam, các cấp Đảng ủy và hơn hết là sự chú trọng của
Chính phủ, của cấp bộ ngành. Bởi vì, huyện Núi Thành đang là nơi có sự phát
triển của nền kinh tế mở với Khu phức hợp Chu Lai - Trường Hải, công ty Kính
Nổi - Chu Lai; một trong những địa phương nắm giữ nền kinh tế lớn nhất cả
nước. Do đó, quá trình cải cách trong vài năm trở lại, UBND huyện thu được

nhiều thành công, đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, việc CCHC nói chung còn
chậm, kéo dài và không dứt khoát, cả cải cách về thể chế, về tổ chức bộ máy và
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa được
nhân dân đánh giá tốt. Trong đó, đặc biệt kể đến thủ tục hành chính, yếu tố quan
trọng bậc nhất, ảnh hưởng sâu sắc đến CCHC; hay nói cách khác, thủ tục hành

6


chính phù hợp, chất lượng, gọn nhẹ, nhanh chóng thì cải cách nền hành chính
cũng đổi mới nhanh hơn so với các yếu tố còn lại.
Với lí do thủ tục hành chính tại UBND huyện Núi Thành còn rờm rà,
mang nặng yếu tố hình thức, chưa thoát ly được lối quản lý cũ cũng như sự quan
trọng của nó đã được đề cập ở trên, qua thời gian kiến tập tại UBND huyện Núi
Thành, tác giả đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành
chính tại UBND huyện Núi Thành”. Nhằm mục đích nâng cao kiến thức về
CCTTHC cho bản thân, đồng thời tìm hiểu thực trạng này tại cơ quan. Sau cùng,
đưa ra các đề xuất, kiến nghị mới mẽ hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của việc
CCTTHC; góp phần vào công cuộc CCHC tại địa phương, giúp cơ quan ngày
càng đổi mới, kinh tế - xã hội phát triển nhanh; cuối cùng, nâng cao đời sống
của người dân và sự lớn mạnh của quê hương Núi Thành.
2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1. Về nội dung
Tác giả đã chọn đề tài: “Thực trạng công tác cải cách thủ tục hành
chính tại UBND huyện Núi Thành” làm trọng tâm báo cáo cho kỳ kiến tập lần
này. Qua đề tài, tác giả có thể nhấn mạnh được những nội dung về CCTTHC.
Yếu tố hỗ trợ đắt lực nhất cho CCHC, góp phần vào sự phát triển của nền hành
chính hiện đại; cũng như, nêu ra những thực trạng, các điểm mạnh, điểm yếu của
CCTTHC hiện nay. Từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị góp phần tạo nên một
UBND huyện Núi Thành có lối thủ tục đổi mới, giúp công tác CCHC tại cơ

quan đạt hiệu quả và địa phương phát triển lớn mạnh.
2.2. Về không gian
Bài báo cáo được nghiên cứu thực tế tại Phòng Nội vụ huyện Núi Thành,
thuộc sự quản lý trực tiếp từ UBND huyện Núi Thành. Địa chỉ: Khối 3, thị trấn
Núi Thành, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.
2.3. Về thời gian kiến tập
Thời gian kiến tập được bắt đầu từ ngày 8 tháng 5 năm 2017 cho đến hết
ngày 02 tháng 6 năm 2017. Khoảng thời gian bốn tuần kiếp tập tạo cơ hội dù ít

7


nhưng cũng đủ để sinh viên như tác giả có thể nắm được những yếu tố cơ bản về
cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tác giả chọn đề tài này nhằm mục tiêu bổ sung các kiến thức về chương
trình cải cách thủ tục hành chính hiện nay tại cơ quan cũng như vốn kiến thức về
vấn đề cải cách hành chính sau này cho bản thân. Tìm hiểu cơ sở lý luận, thực
trạng về CCTTHC tại UBND huyện. Từ đó, đưa ra các đề xuất, kiến nghị, các
giải pháp thích hợp nhằm cải tiến quy trình cải cách thủ tục hành chính.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về thủ tục hành chính và
CCTTHC; nghiên cứu thực trạng của vấn đề và cơ chế phối hợp với mô hình
“một cửa”, “một cửa liên thông” tại UBND huyện Núi Thành; hiệu quả của việc
cải cách đối với công cuộc CCHC và tình hình kinh tế, đời sống xã hội tại địa
phương. Tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu của việc cải cách ở địa phương,
đưa ra những nhận xét đánh giá của bản thân. Trên cơ sở cụ thể, đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành chính đáp ứng các yêu cầu của
huyện.
5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp quan sát
Quan sát quá trình làm việc, quan sát cơ bản công việc chuyên ngành và
quan sát nơi làm việc; quan sát cách thức hoạt động đoàn thể, tinh thần, thái độ
làm việc của một công chức. Điều mà một sinh viên chuyên ngành quản lý nhà
nước phải có.
5.2. Phươngpháp phân tích
Là một sinh viên kiến tập, em vẫn còn chưa đầy đủ hành trang các kiến
thức nên chỉ mới là làm quen về công việc, chưa được tiếp xúc trực tiếp. Vì thế,
đơn thuần chỉ phân tích các vấn đề bên ngoài chẳng hạn phong cách làm việc
của một công chức, quy trình để hoàn thành một văn bản có hiệu lực và đặc biệt
hơn, tác giả còn được tiếp xúc đến quá trình đưa các tài liệu vào kho lưu trữ, từ

8


đó đưa ra những phân tích nhận định của bản thân góp phần học hỏi thêm về
ngành nghề.
5.3. Phương pháp đánh giá
Em được giao nhiệm vụ khá nhiều và tập trung vào hoạt động tuyển dụng
nhân sự mãng giáo dục và công tác văn thư. Vì thế bản thân có thể đưa ra những
ý kiến cá nhân về quy trình làm việc của công tác văn thư hay trình tự sắp xếp
tài liệu. Chẳng hạn, việc sắp xếp tài liệu vào hồ sơ còn khá lủng củng, bởi phải
sắp xếp theo quy định của cấp trên nhưng trình tự các văn bản còn lộn xộn và
những văn bản quy định xuống còn khá chung chung. Chưa có hưỡng dẫn cụ
thể. Với phương pháp đánh giá, bản thân em có thể rút ra được những yếu tố còn
hạn chế trong công việc sau này của bản thân. Rõ hơn, từ những điểm yếu trên,
tác giả sẽ rút thành những điểm mạnh cho bản thân.
5.4. Phương pháp phỏng vấn
Với phương pháp phỏng vấn, tác giả ứng dụng khá nhiều. Em luôn hỏi
trực tiếp người hướng dẫn những vấn đề mà bản thân chưa được tìm hiểu trong

quá trình học tập như Công vụ cơ quan là như thế nào? Tại sao phải có công vụ?
Hay, các kiến thức thực tế về biên chế, tiền lương, bậc lương, hệ số lương. Đó
đều là những kiến thức mà dường như chưa được giảng viên đề cập đến rõ ràng.
6. Kết cấu báo cáo
Ngoại trừ mục Mở đầu và Kết thúc của đề tài, trọng tâm nội dung bài
nghiên cứu nằm ở mục Nội dung, bao gồm hai phần chính:
Phần 1. Nêu tổng quan về UBND huyện Núi Thành;
Phần 2. Đề tài báo cáo kiến tập. Bài kiến tập bao gồm ba chương chính:
- Chương 1. Cơ sở lý luận về công tác Cải cách thủ tục hành chính;
- Chương 2. Thực trạng về công tác cải cách thủ tục hành chính tại UBND
huyện Núi Thành;
- Chương 3. Kiến nghị, đề xuất.

9


B. NỘI DUNG
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN NÚI THÀNH
1. Khái quát về UBND huyện Núi Thành
1.1. Giới thiệu về UBND huyện Núi Thành
Núi Thành là một huyện nằm phía Nam của tỉnh Quảng Nam, được thành
lập năm 1983 trên cơ sở tách huyện Tam Kỳ (cũ) thành huyện Núi Thành và thị
xã Tam Kỳ; nhờ đó, Núi Thành đã tự tạo cho huyện sự đổi mới.
Vị trí địa lý của địa phương khá thuận lợi về mọi mặt, có nguồn lợi từ
biển, từ núi hay từ công nghiệp đến dịch vụ. Phía bắc giáp thành phố Tam Kỳ,
phía nam giáp huyện Bình Sơn và huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi, phía tây
giáp huyện Bắc Trà My và phía đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên ước
tính 555,83 km2, dân số của huyện ước tính đến 31/12/2016 là 144.053 người.
Ngoài ra, mấu chốt là nút giao thông với quốc lộ 1A và có đến 02 cảng biển tạo
điều kiện cho huyện những ưu thế so với các khu vực khác trong tỉnh.

Huyện Núi Thành hiện có 16 xã, 01 thị trấn; trong đó: 05 xã miền núi
gồm Tam Trà, Tam Sơn, Tam Thạnh, Tam Mỹ Đông, Tam Mỹ Tây; 06 xã bãi
ngang ven biển gồm Tam Tiến, Tam Hoà, Tam Anh Nam, Tam Anh Bắc, Tam
Giang, Tam Hải; 05 xã đồng bằng gồm Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Quang,
Tam Hiệp, Tam Nghĩa và 01 thị trấn Núi Thành. Huyện đã nỗ lực phấn đấu trong
phòng trào nông thôn mới và có 06 xã loại 01; 11 xã, thị trấn loại 02.
Trên đà phát triển của nhân dân toàn huyện cũng như sự lớn mạnh của
khu Kinh tế mở Chu Lai trong nhiều năm qua, đã đạt được tốc độ tăng trưởng
cao; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ. Định hướng
phát triển xây dựng huyện Núi Thành đến năm 2020 trở thành huyện công
nghiệp và phát triển Núi Thành thành đô thị loại 3.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Núi Thành
1.2.1. Chức năng của UBND huyện Núi Thành
UBND huyện Núi Thành là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
do HĐND huyện Núi Thành bầu và là cơ quan chấp hành của HĐND huyện, cơ
quan nhà nước cấp trên; chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, các
10


văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND huyện nhằm
bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phòng, an ninh; thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương, bảo
đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung
ương tới cơ sở.
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Núi Thành
a) UBND xây dựng, trình HĐND huyện quyết định về các nội dung như:
- Các nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND
huyện; quyết định biện pháp thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh; biện
pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các
hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong

phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ
tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp
khác của công dân trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
- Quyết định biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan
nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa
phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính
quyền địa phương ở huyện; quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn
thuộc UBND huyện;
- Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của
huyện, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện trước khi trình UBND cấp
tỉnh phê duyệt; quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán
thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách huyện; điều chỉnh
dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán
ngân sách địa phương. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án của
huyện theo quy định của pháp luật;
- Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa
bàn huyện trong phạm vi được phân quyền; quyết định biện pháp phát triển hệ
thống giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; biện pháp phát triển sự
nghiệp văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao; biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức
11


khỏe nhân dân, phòng, chống dịch bệnh, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch
hóa gia đình; biện pháp phát triển việc làm, thực hiện chính sách ưu đãi đối với
người có công với cách mạng, chính sách bảo trợ xã hội, xóa đói, giảm nghèo;
biện pháp bảo đảm việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo trên địa bàn
huyện theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, UBND huyện Núi Thành có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực
hiện các nghị quyết của HĐND cùng cấp.
b) Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan

chuyên môn thuộc UBND huyện.
c) Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch,
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng
điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên
nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
d) Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp
và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo,
khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính
sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành
chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định
của pháp luật.
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền; phân cấp, ủy quyền cho UBND cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện.
2. Hệ thống văn bản của UBND huyện Núi Thành
2.1. Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
UBND huyện Núi Thành
- Quyết định số 5627/QĐ-UBND ngày 01/8/2016 của UBND huyện Núi
Thành về phân công nhiệm vụ của các thành viên UBND huyện Núi Thành khoá
XI, nhiệm kỳ 2016-2021;
12


- Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 31/3/2008 của UBND huyện
Núi Thành về thành lập các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Núi
Thành;
- Báo cáo số 154/BC-UBND ngày 27/7/2015 của UBND huyện Núi
Thành về tình hình tổ chức, hoạt động của UBND từ đầu nhiệm kỳ 2011-2016

đến nay và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.
2.2. Văn bản quy định nội quy, quy chế hoạt động của UBND huyện Núi
Thành
- Quyết định số 5553/QĐ-UBND ngày 30/7/2015 của UBND huyện Núi
Thành về việc Ban hành Nội quy làm việc của HĐND và UBND huyện Núi
Thành; (Ban hành kèm theo Nội quy làm việc của HĐND và UBND huyện Núi
Thành)
- Quyết định số 14033/QĐ-UBND ngày 22/12/2016 của UBND huyện
Núi Thành về việc Ban hành Quy chế làm việc của UBND huyện Núi Thành
Khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2020. (Ban hành kèm theo Quy chế làm việc của
UBND huyện Núi Thành)
2.3. Văn bản quy định quy trình làm việc, cách thức tổ chức thực hiện công
việc của UBND huyện Núi Thành
- Quyết định số 1197/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 của UBND huyện ban
hành Kế hoạch cải cách hành chính huyện Núi Thành giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 1198/QĐ-UBND ngày 29/02/2016 của UBND huyện Núi
Thành về ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2016;
- Quyết định số 6250/QĐ-UBND ngày 08/8/2016 của UBND huyện Núi
Thành về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Tỉnh
ủy lần thứ ba (khóa XXI) về đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2016 - 2020 tại huyện Núi Thành;
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Núi Thành
3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của UBND huyện Núi Thành

13


Chủ tịch UBND huyện

Phó Chủ tịch

UBND huyện

Phó Chủ tịch thường trực
UBND huyện

Phó Chủ tịch
UBND huyện

Các Ủy viên

Phòng Nội vụ

Phòng Tư
pháp

Phòng Tài
chính - Kế
hoạch

Phòng Tài
nguyên và
Môi trường

Phòng Lao
động Thương binh
và Xã hội

Phòng Văn
hóa và Thông
tin


Phòng Giáo
dục và Đào
tạo

Phòng Y tế

Thanh tra
huyện

Văn phòng
HĐND và
UBND

Phòng NN và
Phát triển
nông thôn

Phòng Kinh tế
và Hạ tầng

Phòng Dân
tộc

14


Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của UBND huỵen Núi Thành

3.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu và các bộ

phận
3.2.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND huyện Núi
Thành
Chủ tịch UBND huyện là người đứng đầu UBND huyện và có các nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo và điều hành công việc của UBND, các thành viên UBND
huyện; lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện;
- Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch UBND, Phó
Chủ tịch UBND cấp xã; điều động, đình chỉ công tác, cách chức Chủ tịch
UBND, Phó Chủ tịch UBND cấp xã; giao quyền Chủ tịch UBND cấp xã trong
trường hợp khuyết Chủ tịch UBND cấp xã giữa hai kỳ họp HĐND cấp xã; bổ
nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công
chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp
luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của HĐND và UBND huyện;
bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ tài sản của cơ
quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền
và lợi ích hợp pháp khác của công dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư
trên địa bàn huyện;
- Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà
nước từ huyện đến cơ sở, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành
chính; chỉ đạo công tác cải cách hành chính và cải cách công vụ, công chức
trong hệ thống hành chính nhà nước ở địa phương;
- Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản trái pháp luật của cơ quan
chuyên môn thuộc UBND huyện và văn bản trái pháp luật của UBND, Chủ tịch
UBND cấp xã. Đình chỉ việc thi hành văn bản trái pháp luật của HĐND cấp xã,
báo cáo UBND huyện để đề nghị HĐND huyện bãi bỏ;
15



- Chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã; ủy quyền cho Phó Chủ tịch UBND
huyện hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện;
- Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện
làm việc và ngân sách nhà nước được giao trên địa bàn huyện theo quy định của
pháp luật;
- Tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi
phạm pháp luật, tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy,
nổ; chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn
cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên
địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp,
ủy quyền.
3.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận chuyên môn
a) Phòng Nội vụ
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước; vị trí việc làm, cơ cấu viên
chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị
sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động
hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; CCHC;
chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán
bộ, công chức xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên
trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo;
công tác thanh niên; thi đua - khen thưởng.
b) Phòng Tư pháp
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra,
xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo

dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, nuôi con nuôi, hộ tịch, chứng
thực, bồi thường nhà nước và các công tác tư pháp khác theo quy định của pháp
luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
16


c) Phòng Tài chính - Kế hoạch
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Tài chính; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp và thống nhất quản
lý các vấn đề về doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tư nhân.
d) Phòng Tài nguyên và Môi trường
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; biển và hải đảo.
e) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Việc làm; dạy nghề; lao động, tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm
xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao
động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới;
phòng, chống tệ nạn xã hội.
f) Phòng Văn hóa và Thông tin
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; bưu chính; viễn thông;
công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; báo chí; xuất bản; thông tin cơ sở;
thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.
g) Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn
cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi
trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục
và đào tạo.

h) Phòng Y tế
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền;
sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo
hiểm y tế; dân số - kế hoạch hóa gia đình.
i) Thanh tra huyện
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước
của UBND cấp huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
k) Văn phòng HĐND và UBND huyện
17


Tham mưu tổng hợp cho HĐND và UBND về: Hoạt động của HĐND,
UBND; tham mưu cho Chủ tịch UBND về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch
UBND; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của HĐND, UBND và
các cơ quan nhà nước ở địa phương; bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt
động của HĐND và UBND; trực tiếp quản lý và chỉ đạo hoạt động của Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn,
tiếp nhận hồ sơ của cá nhân, tổ chức trên tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm quyền
giải quyết của UBND cấp huyện, chuyển hồ sơ đến các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện giải quyết và nhận kết quả để trả cho cá nhân, tổ chức.
l) Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn;
phòng, chống thiên tai; chất lượng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản,
thủy sản, muối; phát triển kinh tế hộ, trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã
nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn.
m) Phòng Kinh tế và Hạ tầng

Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
Công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; quy hoạch xây dựng, kiến trúc;
hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công
nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: cấp nước, thoát nước đô thị
và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây
dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt
sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật
đô thị); nhà ở; công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; khoa học và công nghệ.
n) Phòng Dân tộc
Tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
công tác dân tộc.
4. Đội ngũ nhân sự của UBND huyện Núi Thành
4.1. Số lượng nhân sự
Nhân sự, yếu tố cốt yếu của một cơ quan nhà nước. Với một huyện có số
dân 144.053 tính đến 31/12/2016 và được xếp vào huyện loại 1, Núi Thành có
số lượng nhân sự dồi dào, trình độ cao; với tổng số công chức hiện có chỉ 93
người trong đó 79 người có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên. Các phòng
18


ban có sự phân bổ chuyên viên và cán bộ lãnh đạo hợp lý, phù hợp với Luật Tổ
chức chính quyền địa phương và quy định của tỉnh Quảng Nam với số chỉ tiêu
không quá 115 người nhưng huyện có số công chức biên chế chỉ đạt 93 người.
Số còn lại vẫn đang bổ sung thông qua thi tuyển.
4.2. Chất lượng nhân sự
Theo số liệu mới nhất ngày 31/5/2017, hiện tại UBND huyện Núi Thành
có 93/115 tổng số biên chế được UBND tỉnh Quảng Nam giao. Trong số đó, nữ
chiếm 29 người, còn lại nam 64 người; được chia theo độ tuổi với công chức
nam từ 56 đến 60 có 11 người, ở nữ từ 51 đến 55 tuổi có 3 người. Từ 31 đến 50
tuổi có 57 người và độ tuổi trẻ trong cơ quan cũng hạn chế chỉ 06 người nằm ở

tuổi 30 trở xuống. Tỉ lệ người đã vào Đảng cũng còn thấp so với số người trong
cơ quan, chỉ 72/93 đồng chí là Đảng viên, 0 người là dân tộc thiểu số và tôn
giáo.
Theo ngạch công chức, có 0 người là chuyên viên cao cấp và tương
đương; 09 người là chuyên viên chính và tương đương; 75 người chuyên viên và
tương đương cùng 07 cán sự và 02 nhân viên.
Theo chuyên môn của trình độ đào tạo, huyện hiện có 0 người là Tiến sĩ,
10 người có trình độ Thạc sĩ, 69 người Đại học, 3 người Cao đẳng, 09 người
Trung cấp và 02 người ở trình độ sơ cấp. Với trình độ chính trị, hiện tại có 36
người có bằng chính trị, trong đó: 03 người là cử nhân, 23 người có bằng cao
cấp, 09 trung cấp và 02 sơ cấp lý luận chính trị. Hầu hết công chức đều có bằng
hoặc chứng chỉ tiếng Anh và tin học; cụ thể, 8 người có bằng trung cấp Tin học
trở lên và 60 người có chứng chỉ; cùng với đó, tiếng Anh có 79 người có chứng
chỉ theo các loại A,B,C và 0 công chức có bằng đại học tiếng Anh trở lên; bên
cạnh đó, có 01 cá nhân bằng ngoại ngữ khác và 01 cá nhân có chứng chỉ ngoại
ngữ khác. Đối với chương trình đào tạo chuyên ngành quản lý nhà nước. Huyện
có 0 chuyên viên cao cấp và tương đương; 17 chuyên viên chính và tương
đương, 39 chuyên viên và tương đương về chuyên ngành quản lý nhà nước.
5. Cơ sở vật chất của UBND huyện Núi Thành
5.1. Công sở

19


Được xây dựng mới hoàn toàn vào năm 2014 trên tổng diện tích 150m 2,
sau gần 3 năm đưa vào sử dụng, UBND huyện Núi Thành đã thay đổi dường
như hoàn toàn về bề ngoài. Thay thế những dãy nhà thấp bé, nhỏ hẹp, thiếu kiên
cố là một toàn nhà 4 tầng khang trang, hiện đại, thoáng mát; thay thế những khu
vực mất mỹ quan là những vườn cỏ nhân tạo và cây xanh sạch, đẹp, mát mẻ.
Được thiết kế theo lối hiện đại, cơ quan có đầy đủ mọi yêu cầu từ nhà xe cho

công chức, cho khách; bãi đổ ô tô hay tường rào, cổng ngỏ, nhà bảo vệ cho đến
công trình phụ chất lượng cao. Mỗi tầng bên trong cơ quan gồm 12 phòng rộng
rãi thoáng mát, được bố trí theo mục đích sử dụng riêng của từng bộ phận
chuyên môn. Riêng tầng 4 trên cùng được dùng lưu trữ tài liệu thuộc sự quản lý
của phòng Nội vụ và một phòng cho cán bộ lưu trữ.
5.2. Trang thiết bị làm việc
Bề dày lịch sử của cơ quan, từ khi thành lập đến khi xây dựng lại đã hơn
20 năm nên việc bổ sung trang thiết bị làm việc cho công chức còn nhiều hạn
chế. Vì thế, khi thay đổi trụ sở làm việc, các lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cùng
huyện Núi Thành đã quyết định đổi mới dường như hoàn toàn cơ sở vật chất cũ;
từ bàn, ghế, máy móc làm việc đến những máy móc phục vụ khác như máy điều
hòa, máy quạt hay tủ sách, giá đựng tài liệu, hồ sơ,... Mọi thứ được từng phòng,
ban rất chú trọng và bố trí hợp lý.

20


PHẦN 2. ĐỀ TÀI BÁO CÁO KIẾN TẬP
Đề tài: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH TẠI UBND HUYỆN NÚI THÀNH
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1.1. Cơ sở lý thuyết về thủ tục hành chính
1.1.1. Cải cách hành chính
1.1.1.1. Khái niệm “Cải cách hành chính”
Về mặt lý thuyết, hiện nay có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau
về “cải cách hành chính”. Theo Tiến sĩ Hà Quang Trường, trong bài viết “Cải
cách hành chính” xuất bản bởi Tạp chí Tổ chức Nhà nước năm 2014:
“CCHC chính là hoạt động có ý thức và mục đích của con người nhằm
hợp lý hóa hay khắc phục các khiếm khuyết trong các chương trình điều hành,

quản lý các hệ thống. Như vậy, CCHC là hoạt động cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện
công tác quản lý cho tất cả các hệ thống trong xã hội.
Theo đó, “Cải cách hành chính” là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một
mục tiêu nhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cải
cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính, mà chỉ
làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn; các
thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn; cơ chế hoạt
động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
hành chính hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế - xã hội của
một quốc gia.”
Tóm lại, CCHC được khái niệm như thế nào thì việc cải cách đều phải
xuất phát từ thực tiễn, thực tế tại nơi được cải cách. Tương tự, không thể mang
hoàn toàn những cải cách của Singapore để áp dụng cho Việt Nam hay những
chính sách của Hàn vào sự dân chủ, vào sự tự do của chúng ta vì với Hàn khi đó,
các cải cách cũng tương tự những chính sách độc tài mà Park Chung Hee mang
lại. Với lý do đó, một khi cải cách chúng ta phải biết tiếp thu và rút kinh nghiệm
sao cho phù hợp với thực tiễn.
21


1.1.1.2. Mục tiêu của Cải cách hành chính
Đến năm 2017, đã qua hơn 17 năm từ lúc chính thức ban hành Quyết định
về Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001-2010. Công cuộc cải cách hành
chính ở nước ta còn khá chậm chạp, mang tính chiến lược, vừa có tính chiến
thuật cho từng giao đoạn mà đầu tiên là 2001 - 2010 và giai đoạn 2 đang trong
qua trình tiến hành là 2011 - 2020. Từ những giai đoạn, Đảng và Nhà nước xác
định mục tiêu cần đạt được theo hướng chung và cụ thể.
a) Mục tiêu chung
Năm 2017, nước rút giai đoạn 2, chúng ta phải xây dựng được nền hành
chính trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và

phải hiện đại hóa hành chính; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất
và năng lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội. Góp phần xây dựng công
cuộc phát triển đất nước phát triển kinh tế, mọi mặt đời sống xã hội.
Đến năm 2020, hệ thống hành chính phù hợp với yêu cầu quản lý nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
b) Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, xác định rõ ràng chức năng của các cơ quan trong hệ thống
hành chính phải phù hợp, không còn sự chồng chéo, trùng lắp, cơ quan nhà nước
chuyển giao những công việc không cần thiết cho các doanh nghiệp, tổ chức xã
hội hoặc các tổ chức phi chính phủ đảm nhận và quản lý. Cơ cấu tổ chức của
Chính phủ gọn nhẹ, hợp lý, theo nguyên tắc bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực;
Thứ hai, tổ chức bộ máy hợp lý theo hướng giảm dần biên chế; phân định
rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền chính quyền địa phương ở các cấp; thủ tục
hành chính cơ bản theo hướng tinh giản hóa hiệu quả và phương thức làm việc
hiện đại hóa, đổi mới theo hướng năng suất, hiệu quả cao;
Thứ ba, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp, dịch
vụ công được triển khai trên diện rộng, chất lượng dịch vụ công được nâng cao;
thực hiện cơ cấu công chức theo vị trí việc làm, khắc phục xong về cơ bản tình
trạng công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn theo chức danh; ngoài ra, mục tiêu
22


đến năm 2020, tiền lương của cán bộ, công chức được cải cách cơ bản, bảo đảm
cuộc sống của cán bộ, công chức và gia đình;
Thứ tư, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của
cơ quan hành chính nhà nước.
1.1.2. Cải cách thủ tục hành chính
1.1.2.1. Khái niệm “Thủ tục hành chính”
Theo Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ quy

định về Kiểm soát thủ tục hành chính:
““Thủ tục hành chính” là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu,
điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một
công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức.”
1.1.2.2. Đặc điểm của thủ tục hành chính
Thứ nhất, TTHC do pháp luật quy định. Được thực hiện bởi nhiều cơ
quan và công chức nhà nước. Quản lý hành chính nhà nước được tiến hành bởi
nhiều chủ thể khác nhau có thẩm quyền quản lý nhiều lĩnh vực khác nhau, nhiều
cấp khác nhau;
Thứ hai, đối tượng công việc cần giải quyết rất phức tạp. Thủ tục hành
chính giải quyết các công việc nội bộ nhà nước và giải quyết các công việc liên
quan đến một hay nhiều chủ thể và liên quan đến quyền, nghĩa vụ chủ thể. Với
nhiều công việc được thông qua một hoặc vài khâu cơ bản nhưng cũng có những
công việc đòi hỏi phải thông qua các cấp từ dưới lên trên, đến đúng nơi được
cho là có thẩm quyền quyết định.
Thứ ba, thủ tục hành chính phải được xác định trong từng khuôn mẫu và
tương đối ổn định. Bởi sự vận động liên tục của xã hội không thể kéo theo sự
thay đổi về thủ tục và chủ yếu các hoạt động quản lý cả về thủ tục có tính chất ra
lệnh đơn phương, có tính chất mệnh lệnh một bên nhằm giải quyết nhanh chóng,
hiệu quả trong công việc và trong từng trường hợp cụ thể;
Thứ tư, thủ tục hành chính rất đa dạng và phong phú. Có thể thấy, việc
quản lý được tiến hành hay diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hóa

23


- xã hội, an ninh - quốc phòng,... do đó, đối tượng quản lý và nội dung công việc
cũng rất đa dạng, phong phú;
Thứ năm, các thủ tục hành chính được thực hiện chủ yếu tại các cơ quan
nhà nước mà trọng tâm vẫn là các cơ quan hành chính các cấp. Ngoài ra phương

thức truyền đạt thông tin được dùng chủ yếu là văn bản.
1.1.1.3. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính
a) Chỉ có cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền do pháp luật quy định
mới được thực hiện các thủ tục hành chính. Nhằm đảm bảo nguyên tắc thống
nhất trong việc thực hiện các thủ tục, đảm bảo tính pháp chế, đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức;
b) Đảm bảo tính chính xác, khách quan, công minh. Khi tiến hành công
việc, cơ quan tiến hành phải có đầy đủ tài liệu, chứng cứ khi xem xét công việc,
đảm bảo thực hiện đúng các yêu cầu công việc. Khi thực hiện phải đảm bảo tính
khách quan, không vụ lợi, không rườm rà, phiền hà.
c) Thủ tục hành chính được thực hiện rõ ràng, công khai. Một khi công
khai, nhân dân sẽ không còn bị động, hạnc hế được thấp nhất việc yêu cầu
những hồ sơ không đáng có từ công chức. Hạn chế thấp nhất việc sách nhiễu,
rườm rà trong thủ tục hành chính;
d) Các chủ thể tham gia trong thủ tục hành chính đều bình đẳng trước
pháp luật. Trong giải quyết các công việc hành chính, các chủ thể luôn được
bình đẳng trước các luật định. Không vì các yếu tố khách quan mà ưu tiên bất kì
ai;
e) Thủ tục hành chính phải được thực hiện đơn giản, tiết kiệm. Nghĩa là,
giảm bớt các khâu, các cấp, các giai đoạn hay qua các phòng, ban chuyên môn.
Thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế.
1.1.1.4. Yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính
a) Các cơ quan hành chính Nhà nước cần rà soát lại các văn bản pháp luật
về thủ tục hành chính, bãi bỏ các cửa, các cấp, các khâu, các loại giấy tờ không
cần thiết;

24


b) Có sự phân công rõ ràng, rành mạch trách nhiệm giữa các cơ quan, bộ

phận trong cùng một cơ quan và từng cán bộ có thẩm quyền, tránh sự chồng
chéo chức năng, nhiệm vụ cũng như tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho
nhau do các quy định về trách nhiệm, quyền hạn không rõ ràng;
c) Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện thủ tục hành chính;
d) Nâng cao trình độ, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp của
từng cán bộ, công chức thực hiện thủ tục hành chính.
1.1.1.5. Nội dung cải cách thủ tục hành chính
a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015; thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc quy định thủ tục hành chính
ngay từ khâu dự thảo; thực hiện nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu trong
công tác cải cách thủ tục hành chính theo đúng Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10
tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí tuân thủ
thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; ưu tiên các
thủ tục hành chính phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, thủ tục hành chính trên một
số lĩnh vực trọng tâm: Đầu tư; đất đai; xây dựng; sở hữu nhà ở; thuế; hải quan;
xuất khẩu; nhập khẩu; y tế; tiếp cận điện năng; quản lý thị trường, bảo đảm điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế trong môi trường
kinh doanh thông thoáng, bình đẳng, góp phần giải phóng nguồn lực xã hội,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Mức độ hài lòng của người dân, doanh
nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt trên 80% vào năm 2020.
c) Tăng cường xây dựng và hoàn thiện các hình thức công khai, minh
bạch tất cả các thủ tục hành chính; chú trọng việc công bố thủ tục hành chính
thuộc phạm vi quản lý hoặc thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành, địa
phương; công khai thủ tục hành, chính trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục
hành chính và trên trang thông tin điện tử; niêm yết thủ tục hành chính tại trụ sở
cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính.

25



×