Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, “MỘT CỬA LIÊN THÔNG” TẠI UBND THÀNH PHỐ NINH BÌNH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 46 trang )

PHẦN I: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
I. KẾ HOẠCH THỰC TẬP
KẾ HOẠCH THỰC TẬP
( Từ 25/2/2008 đến 20/4/2008 )
Thời gian
Tuần 1
Từ 25/2 đến 2/3
Tuần 2
Từ 3/3 đến 9/3

Tuần 3
Từ 10/3 đến 16/3

Tuần 4
Từ 17/3 đến 23/3
Tuần 5
Từ 24/3 đến 30/3
Tuần 6
Từ 31/3 đến 6/4
Tuần 7
Từ 7/4 đến 13/4
Tuần 8
Từ 14/4 đến 20/4

Nội dung
- Gặp lãnh đạo trình giấy giới thiệu;
- Gặp gỡ, làm quen với mọi người trong
phòng;
- Bắt đầu làm quen với công việc tại phòng
thực tập;
- Tìm hiểu, nghiên cứu để định hướng chọn đề


tài báo cáo thực tập;
- Chọn đề tài và bước đầu thu thập tài liệu về
đề tài đã chọn;
- Tìm hiểu thực tế hoạt động của vấn đề đã
chọn;
- Lập đề cương báo cáo gửi cô hướng dẫn;
- Làm việc được lãnh đạo yêu cầu;
- Chỉnh sửa đề cương bắt đầu viết bài báo cáo;
- Hoàn chỉnh các tài liệu pháp lý cần thiết
phục vụ cho bài viết;
- Làm việc tại bộ phận đã chọn đề tài để có
nhiều cơ hội tích luỹ kiến thức thực tế;
- Viết bài báo cáo;
- Chỉnh sửa báo cáo theo ý kiến của cô;
- Thu thập những tài liệu làm phong phú thêm
cho bài viết;
- Xin xác nhận đánh giá của lãnh đạo UBND
Thành phố về quá trình thực tập tại UB;
- Hoàn thiện bài báo cáo;

II. NHỮNG VIỆC ĐÃ LÀM
1

Ghi chú


1. Làm việc trực tiếp tại bộ phận tiếp dân của Trung tâm một cửa liên thông;
2. Tham gia bán hồ sơ tại quầy giao dịch của Trung tâm;
3. Vào sổ, đóng dấu các công văn giấy tờ tại quầy văn thư đặt tại Trung tâm;
4. Tìm hiểu thực tế hoạt động giao dịch tại các quầy trong Trung tâm;

5. Cùng các anh, chị trong Văn phòng tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng
năm 2007 tại UBND Thành phố;
6. Tham dự hội nghị xoá đói giảm nghèo do UBND Thành phố tổ chức;
7. Cùng lãnh đạo đi thực tế 2 lần về các xã, phường trong Thành phố khảo
sát việc xoá đói giảm nghèo và thực trạng ban hành văn bản tại các xã phường;
8. Tổng kết, báo cáo trình lãnh đạo qua 2 lần khảo sát;
9. Tìm tài liệu, thu thập những thông tin, hình ảnh phục vụ cho bài báo cáo thực
tập;
III. KẾT QUẢ
1. Về mặt lý luận
Quá trình thực tập tại UBND Thành phố đã giúp tôi có điều kiện củng cố
những kiến thức đã tiếp thu được trên giảng đường đại học về lý luận quản lý nhà
nước trên các lĩnh vực, về công tác quản lý và điều hành cán bộ công chức tại các
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, về vai trò của việc quản lý nhà nước
trong việc phát triển kinh tế- xã hội, về công tác triển khai cải cách thủ tục hành
chính…Đây thực sự là những vấn đề vô cùng quan trọng mà mỗi sinh viên hành
chính phải hiểu, biết và vận dụng cho tốt.
2. Về mặt thực tiễn
Khoảng thời gian tôi thực tập tại UBND Thành phố Ninh Bình không phải
là nhiều nhưng đó là quãng thời gian vô cùng bổ ích đối với một sinh viên sắp ra
trường như tôi. Trong quãng thời gian thực tập tôi đã có điều kiện quan sát thực tế
công tác quản lý hành chính nhà nước là như thế nào- những điều mà trước kia tôi
mới chỉ được biết qua sách vở, tôi cũng có cơ hội được trực tiếp làm việc để bước
đầu rèn luyện kỹ năng cho mình. từ đó tôi rút ra được một số vấn đề như sau:
2


- Thực tế công tác quản lý nhà nước là vô cùng phức tạp đòi hỏi phải có
những chế độ chính sách phù hợp và người cán bộ công chức phải thực sự có đức,
có tài, có tấm lòng nhiệt thành với công việc.

- Muốn quản lý nhà nước có hiệu quả phải cải cách triệt để thủ tục hành
chính đảm bảo nhanh. gọn, chính xác, kịp thời. Đây là một công việc vô cùng khó
khăn, phức tạp và lâu dài đòi hỏi phải có sự quyết tâm cao của các cấp chính quyền.
Tóm lại: Từ lý luận đến thực tiễn nhiều khi là cả một vấn đề, để vận dụng
được lý luận vào thực tiễn đạt hiệu quả cao thì việc xây dựng lý luận phải dựa trên
cơ sở khoa học được đúc rút từ thực tế. Thực tế là tiền đề để xây dựng lý luận đồng
thời lý luận lại soi đường cho thực tiễn. Việc Học viện Hành chính sắp xếp cho
chúng em một khoảng thời gian thực tập, có cơ hội thực tế tại các cơ quan hành
chính nhà nước trước khi ra trường có ý nghĩa rất quan trọng để chúng em có cơ
hội nắm bắt và làm quen với công việc trước khi là một công chức thực sự, tránh
được những bỡ ngỡ khi bắt đầu đi làm.

PHẦN 2: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

3


CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ “MỘT CỬA”, “MỘT
CỬA LIÊN THÔNG” TẠI UBND THÀNH PHỐ NINH BÌNH
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương
khoá VII đã khẳng định:” tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước CHXHCN
Việt Nam trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”.
Với mục đích đơn giản, công khai và minh bạch thủ tục hành chính nhằm
đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã ban hành Nghị
quyết số 38/CP ngày 04/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc
giải quyết công việc của công dân và tổ chức; Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg
ngày 17/9/2001 về Phê duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước

giai đoạn 2001- 2010; Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/9/2003 về việc
ban hành quy chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Quyết
định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 về Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế
“một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa
phương;
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước tỉnh Ninh bình nói chung và
UBND Thành phố Ninh Bình nói riêng đã ban hành hàng loạt các Quyết định để
chỉ đạo thực hiện. Đó là: Quyết định số 1263/QĐ-UB ngày 26/6/2003 của UBND
tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Đề án cải cách thủ tục hành chính theo mô hình
“một cửa” của thị xã Ninh Bình ( nay là Thành phố Ninh Bình ); và Quyết định số
1072/QĐ-UBND ngày 14/5/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc Phê duyệt đề
án Cải cách hành chính của UBND thành phố Ninh Bình tham gia thực hiện nội
dung Dự án Cải cách hành chính tỉnh giai đoạn 2; Quyết định số 2197/2007/QĐ4


UBND ngày 19/9/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc thực hiện cơ chế một
cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Đối với UBND thành phố Ninh Bình, từ tháng 9 năm 2007, Bộ phận tiếp
nhận và trả hồ sơ theo cơ chế “một cửa” đã phát triển thành “Trung tâm một cửa
liên thông” trực thuộc quản lý của Văn phòng HĐND - UBND thành phố Ninh
Bình xong hoạt động độc lập, mang lại hiệu quả rất cao, được đông đảo nhân dân
đồng thuận và là một trong những mô hình mẫu của tỉnh Ninh Bình.
Trên đây là những lý do gợi ý cho tôi chọn đề tài: “Cải cách thủ tục hành
chính theo cơ chế một cửa liên thông tại UBND Thành phố Ninh Bình- Thực
trạng và giải pháp” làm báo cáo thực tập cuối khoá.
2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Tại Trung tâm một cửa liên thông - UBND Thành phố Ninh Bình
3. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương:
- Chương I : Một số vấn đề chung về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ

của UBND Thành phố Ninh Bình.
- Chương II : Thực trạng hoạt động của Trung tâm một cửa Liên thông tại
UBND Thành phố Ninh Bình.
- Chương III : Phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của trung tâm một cửa liên thông

5


Toàn cảnh Trung tâm một cửa liên thông, thành phố Ninh Bình

CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG, NHIỆM
VỤ CỦA ỦY THÀNH PHỐ NINH BÌNH

6


I. Khái quát đặc điểm, tình hình của UBND thành phố Ninh Bình
Ngày 07/2/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/NĐ-CP về việc thành
lập thành phố Ninh Bình trực thuộc tỉnh Ninh Bình. Thành phố Ninh Bình có 14
đơn vị hành chính: 10 phường, 4 xã với diện tích 48,3 km 2, dân số hơn 13 vạn
người. Đây là trung tâm kinh tế- chính trị, văn hoá của tỉnh Ninh Bình, là nơi có
khối lượng giao dịch của các tổ chức và các cá nhân với các cơ quan Quản lý Nhà
nước các cấp tương đối nhiều. Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,1%, cơ
cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ ( Công nghiệp- Xây dựng: 48,3%;
Thương mại- Dịch vụ: 47,4%; Nông nghiệp: 4,3% ), tổng thu ngân sách trên địa
bàn đạt gần 400 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo là 2,42%; Hiệu lực quản lý điều hành
của chính quyền các cấp được nâng lên, không có chính quyền yếu kém; Đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và từng bước nâng

cao, các chính sách xã hội được đảm bảo và quan tâm thường xuyên; Dân chủ ở cơ
sở được phát huy. Năm 2007, Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17,2% (kế hoạch
15,5%); Hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên, không
có chính quyền yếu kém; Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng
được cải thiện và từng bước nâng cao, các chính sách xã hội được đảm bảo và quan
tâm thường xuyên; Dân chủ ở cơ sở được phát huy.
II. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của UBND thành phố
1. Cơ cấu tổ chức
Về tổ chức bộ máy, UBND Thành phố Ninh Bình gồm Lãnh đạo : 3 người
(Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch). Tổng số biên chế chia cho các phòng ban như sau: Văn
phòng HĐND- UBND: 10 người; Phòng Tư pháp: 4 người; Thanh tra: 3 người; Nội
vụ - LĐTBXH: 9 người; Kinh tế: 6 người; Tài chính KH: 7 người; Văn hoá TT-TT:
4 người; Tài nguyên - MT: 8 người; Quản lý đô thị: 7 người; UBDSGD- TE: 2
người; Phòng Giáo dục: 11người; Phòng Ytế: 2 người; Đội kiểm tra TTĐT: 2
người. Ngoài ra, ở một số phòng, ban, tuỳ tính chất công việc còn sử dụng thêm
hợp đồng lao động ngắn hạn.
7


Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức UBND Thành phố Ninh Bình hiện nay:

8


9


2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của UBND Thành phố Ninh Bình
Theo luật tổ chức HĐND và UBND được Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 thì nhiệm

vụ quyền hạn của UBND cấp huyện gồm có:
*Nhiệm vụ chung:
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế;
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, thuỷ lợi và đất đai;
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải;
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch;
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, ytế, xã hội, văn hoá, thông
tin và thể dục thể thao;
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực khoa học công nghệ, tài nguyên và
môi trường;
- Quản lý nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn
xã hội;
- Quản lý nhà nước trong lĩnh thực hiện chính sách dân tộc và tôn
giáo;
- Quản lý nàh nước trong việc thi hành pháp luật;
- Quản lý nhà nước trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa
giới hành chính.
* Cụ thể:
(Quy định trong Quy chế làm việc của của UBND Thành phố Ninh Bình)
UBND Thành phố Ninh Bình giải quyết công việc theo nhiệm vụ, quyền hạn
quy định tại Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003. UBND Thành phố thảo
luận tập thể và quyết định theo đa số các vấn đề được quy định tại Điều 124 Luật
10


Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và những vấn đề quan trọng khác mà pháp
luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND, cụ thể:



Chương trình làm việc của UBND Thành phố hàng tháng, hàng quý và

hàng năm;


Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán

ngân sách hàng năm của Thành phố, trình HĐND Thành phố quyết định;


Kế hoạch đầu tư xây dựng những công trình trọng điểm của Thành

phố, trình HĐND quyết định;


Các biện pháp thực hiện Nghị quyết của Thành uỷ, HĐND Thành phố

về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; thông qua báo cáo của UBND trước khi
trình Ban Thường vụ, HĐND Thành phố;


Đề án thành lập mới, sát nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn trực

thuộc UBND thành phố và việc thành lập mới, sát nhập, chia tách, điều chỉnh địa
giới hành chính của các xã, phường. Quyết định thành lập, hợp nhất, chia tách các
trường: THCS - Tiểu học - Mầm non; Trạm ytế xã, phường.


Quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ theo sự phân cấp quản lý.


3. Quan hệ phối hợp công tác của UBND Thành phố
3.1. Trong hoạt động
UBND Thành phố phải giữ mối liên lạc thường xuyên với UBND tỉnh, các
cơ quan có liên quan của tỉnh, Thành uỷ, HĐND, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát
nhân dân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân cấp Thành
phố.
3.2. Quan hệ với Thành uỷ:
- UBND Thành phố chịu sự lãnh đạo của Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành
uỷ chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Thành uỷ, Ban Thường vụ Thành uỷ.
Chủ tịch UBND Thành phố giữ mối quan hệ công tác thường xuyên với Thành uỷ,
Ban thường vụ Thành uỷ. Hàng tuần, Chủ tịch giao ban với Thường trực Thành uỷ.
Sau khi giao ban với Thường trực Thành uỷ, với tư cách là Phó bí thư Thành uỷ
11


phụ trách chính quyền, Chủ tịch UBND Thành phố có trách nhiệm tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ đã thống nhất tại buổi giao ban và theo đúng thẩm quyền của
UBND Thành phố.
- UBND Thành phố thể chế hoá và tổ chức thực hiện chỉ thị, nghị quyết của
Thành uỷ, Ban thường vụ Thành uỷ về các mặt công tác thuộc trách nhiệm của
UBND Thành phố; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc trách nhiệm của UBND
Thành phố phối hợp với các ban của Thành uỷ, nghiên cứu các chuyên đề báo cáo
của Thành uỷ, Ban thường vụ Thành uỷ.
- UBND Thành phố có trách nhiệm chuẩn bị nội dung thông qua tập thể
UNND Thành phố những báo cáo, đề án theo yêu cầu của Thường trực Thành uỷ,
Ban thường vụ Thành uỷ trước khi trình ra Ban Chấp hành và Ban Thường vụ thảo
luận cho ý kiến.
3.3. Quan hệ với HĐND Thành phố, Thường trực HĐND Thành phố và các
Ban của HĐND Thành phố

UBND Thành phố phối hợp với thường trực HĐND Thành phố và các Ban
của HĐND Thành phố chuẩn bị nội dung kỳ họp của HĐND Thành phố, các báo
cáo, đề án trình HĐND Thành phố; giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình
thực hiện nghị quyết của HĐND về nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương;
nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị của HĐND; các Ban của
HĐND; trả lời chất vấn của đại biểu HĐND Thành phố. UBND Thành phố có trách
nhiệm cụ thể hoá các nghị quyết của HĐND Thành phố và tổ chức triển khai, đôn
đốc, kiểm tra các cấp, các ngành thực hiện;
3.4. Mối quan hệ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
UBND Thành phố phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam các đoàn thể nhân dân cấp Thành phố chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng của
nhân dân, vận động nhân dân tham gia xây dựng, củng cố chính quyền vững mạnh,
tự giác thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

12


UBND và các thành viên của UBND Thành phố có trách nhiệm giải quyết và
trả lời các kiến nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân
dân cấp thành phố.
3.5. Mối quan hệ với Viện Kiểm sát, Toà án nhân dân
UBND Thành phố phối hợp với viện kiểm sát nhân dân, Toà án nhân Thành
phố trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm Hiến pháp và
Pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, tuyên truyền giáo dục pháp luật;
thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội và các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước

13



CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM MỘT CỬA
LIÊN THÔNG TẠI UBND THÀNH PHỐ NINH BÌNH
I. Một số vấn đề lý luận về cái cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa”,
“Một cửa liên thông”
Mục tiêu tổng quát của Chương trình tổng thể cải cách hành chính được xác
định là:" Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch,vững mạnh, chuyên
nghiệp,hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu qủa theo nguyên tắc của Nhà
nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ
cán bộ công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010 hệ thống hành chính về cơ bản được cải
cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa".
Theo đó nội dung của Chương trình Tổng thể cải cách hành chính giai đoạn
2001- 2010 bao 4 nội dung chủ yếu là cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy;
đổi mới nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; và cải cách tài chính công.
Trong đó cải cách thủ tục hành chính là vấn đề đặc biệt quan trọng được ưu tiên
hàng đầu, nó có tác động lớn đến các nội dung khác của cải cách hành chính. Cơ
chế "một cửa", "một cửa liên thông" được coi là một giải pháp để tiến hành cải
cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính.
1. Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”
1.1. Khái niệm
Theo Quy định tại Quyết định số 93/2007/QĐ- TTg ngày 22/6/2007 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên
thông” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương thì cơ chế “một cửa”, “một
cửa liên thông” được định nghĩa như sau:

14



* Cơ chế một cửa: là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc
trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính Nhà nước từ hướng dẫn, tiếp
nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là: "
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả " tại cơ quan hành chính Nhà nước.
* Cơ chế một cửa liên thông: là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá
nhân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan hành chính Nhà nước hoặc
giữa các cấp hành chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả
kết qủa được thực hiện tại một đầu mối là " Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả " của
một cơ quan hành chính Nhà nước.
1.2. Mục đích
Việc thực hiện cơ chế một cửa nhằm đạt được bước chuyển căn bản trong
quan hệ và thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính Nhà nước với tổ
chức, công dân, giảm phiền hà cho tổ chức, công dân, chống tệ quan lieu, tham
nhũng, cửa quyền của cán bộ, công chức, nâng cao hiệu lực,hiệu qủa quản lý Nhà
nước.
1.3. Các nguyên tắc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
- Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí,giấy tờ, hồ sơ và thời gian giải
quyết công việc của tổ chức cá nhân.
- Nhận yêu cầu và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Đảm bảo giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, cá
nhân.
- Việc phối hợp giữa các bộ phận, cơ quan có liên quan để giải quyết công
việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.
2. Các văn bản về thực hiện cơ chế” một cửa” và “một cửa liên thông” trong
giải quyết thủ tục hành chính tại UBND Thành phố Ninh Bình
+ Đề án 03/ĐA- UB ngày 16/6/2003 về cải cách thủ tục hành chính theo mô
hình " một cửa " của UBND Thị xã Ninh Bình (nay là Thành phố Ninh Bình);
15



+ Quyết định 1263/QĐ- UB ngày 26/6/2003 về việc phê duyệt đề án cải cách
thủ tục hành chính theo mô hình " một cửa " của Thị xã Ninh Bình (nay là Thành
phố Ninh Bình)
+ Quyết định 1072/ QĐ- UBND ngày 04/5/2007 về việc phê duyệt đề án cải
cách hành chính của UBND Thành phố Ninh Bình tham gia thực hiện nội dung cải
cách hành chính giai đoạn 2;
+ Quyết định 1367/ QĐ- UBND ngày 08/6/2007 về việc phê duyệt kế hoạch
triển khai thực hiện nhiệm vụ đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực
quản lý nhà nước tỉnh Ninh Bình 2007- 2010.
II. Tình hình thực hiện cơ chế “Một cửa”, “Một cửa liên thông” tại UBND
thành phố Ninh Bình
1. Quá trình thực hiện
1.1. Công tác chỉ đạo thực hiện
Thực hiện Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 về phê duyệt
chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010; Quyết
định 181/2003/QĐ- TTg ngày 04/9/2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ
chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương; Quyết định
93/2007/QĐ- TTg ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một
cửa liên thông” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.Tỉnh uỷ, UBND
tỉnh Ninh Bình và UBND Thành phố Ninh Bình đã xây dựng và ban hành hàng
loạt các đề án, quyết định để triển khai áp dụng mô hình giải quyểt công việc theo
cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” trên địa bàn toàn tỉnh và UBND Thành
phố Ninh Bình: Đề án 03/ĐA- UB ngày 16/6/2003 về cải cách thủ tục hành chính
theo mô hình " một cửa " của UBND Thị xã Ninh Bình (nay là Thành phố Ninh
Bình); Quyết định 1263/QĐ- UB ngày 26/6/2003 về việc phê duyệt đề án cải cách
thủ tục hành chính theo mô hình " một cửa " của Thị xã Ninh Bình (nay là Thành
phố Ninh Bình); Quyết định 1072/ QĐ- UBND ngày 04/5/2007 về việc phê duyệt
đề án cải cách hành chính của UBND Thành phố Ninh Bình tham gia thực hiện nội
16



dung cải cách hành chính giai đoạn 2; Quyết định 1367/ QĐ- UBND ngày
08/6/2007 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ đơn giản hoá
thủ tục hành chính trên các lĩnh vực Quản lý Nhà nước tỉnh Ninh Bình 2007- 2010.
UBND Thành phố đã chỉ đạo các phòng chuyên môn tiến hành rà soát lại các
quy trình thủ tục theo quy định về thời gian, các khoản thu phí, lệ phí… qua đó
điều chỉnh cho phù hợp; Đồng thời lại hệ thống chức năng, nhiệm vụ của các phòng
để xác định mức độ trách nhiệm của các trưởng phòng, ban chuyên môn. Trên cơ
sở đó UBND Thành phố ban hành quy định tạm thời thực hiện các thủ tục hành
chính và trình tự giải quyết hành chính tại bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ;
Tiến hành mẫu hoá các quy trình, thủ tục để công khai tại bộ phận " Một cửa " các
lĩnh vực đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Chuẩn bị điều kiện vật chất: xác định việc chuẩn bị cơ sở vật chất có ý nghĩa
quan trọng đóng góp vào thành công của mô hình mới, UBND Thành phố, UBND
các xã phường đã quan tâm cho tu sửa địa điểm, mua sắm trang thiết bị làm việc
cho bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ theo đúng tiến độ. Ban quản lý dự án thí
điểm CCHC tỉnh cũng quan tâm trang bị cho bộ phận này một số máy tính, máy
in…
Chuẩn bị về công tác cán bộ: Thành phố Ninh Bình được sự hỗ trợ của Ban
quản lý dự án thí điểm CCHC tỉnh đã đi nghiên cứu, học tập mô hình cải cách hành
chính, mô hình " một cửa, một dấu " ở quận Hải Châu, Đà Nẵng, quận I Thành phố
Hồ Chí Minh và một số tỉnh. UBND Thành phố đã chỉ đạo tập trung cho công tác
nhân sự, lựa chọn cán bộ có trình độ am hiểu về các thủ tục hành chính của các
phòng ban, để thành lập bộ phận tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ hành chính.Thành phố
đã có Quyết định số 328/QĐ-UB ngày 21/7/2003 thành lập bộ phận tiếp nhận và
hoàn trả hồ sơ hành chính gồm 7 đồng chí CBVC, được trưng tập từ các phòng
TN& MT,QLĐT, TCKH, NVLĐTB&XH, tư pháp,văn phòng HĐND và UBND
Thành phố UBND các xã, phường quyết định thành lập bộ phận tiếp nhận và hoàn


17


trả hồ sơ hành chính, mỗi phường có 4 cán bộ có ý thức tổ chức kỷ luật cao, trình
độ chuyên môn tốt, am hiểu về các lĩnh vực giải quyết, có khả năng tiếp dân.
1.2. Các lĩnh vực giải quyết theo cơ chế một cửa liên thông của Thành phố
Ninh Bình
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Ninh Bình, tất cả các lĩnh vực thuộc thẩm
quyền liên quan tới giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân đều được giải quyết
tại trung tâm một cửa liên thông của Thành phố, bao gồm 6 linh vực:
+ Lĩnh vực đất đai;
+ Lĩnh vực tư pháp;
+ Lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng;
+ Lĩnh vực đăng ký kinh doanh;
+ Lĩnh vực chính sách xã hội;
+ Lĩnh vực khiếu nại, tố cáo.
1.3. Các giai đoạn triển khai thực hiện
Giai đoạn 1: Từ năm 2003- 2006
Ngày 28/7/2003 UBND Thành phố Ninh Bình đã thành lập bộ phận tiếp
nhận hồ sơ- trả kết quả cả ở cấp Thành phố và cấp phường, xã. Đây là một thay đổi
căn bản bước đầu trong giao dịch của người dân với các phòng ban của UBND
Thành phố và UBND các phường, xã. Người dân không phải tìm gặp cán bộ, phong
ban để giải quyết công việc tránh được phiền hà, nhũng nhiễu và những tiêu cực có
thể phát sinh, vì vậy đã được dư luận đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên do địa điểm làm việc của bộ phận một cửa chật hẹp (một phòng
làm việc 20m2), cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu chưa
ứng dụng được công nghệ thông tin vào xử lý công việc, quy trình giải quyết chưa
chặt chẽ, các cửa giao dịch còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ nhân viên lại kiêm
nhiệm không yên tâm công tác do đó hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa
không cao, thời gian giải quyết công việc còn chậm, các tổ chức và cá nhân khi đến

giao dịch,làm việc vẫn còn gặp nhiều trở ngại.
18


Từ những kết quả bước đầu đạt được và những nhược điểm tồn tại nảy sinh
sau 4 năm triển khai mô hình một cửa, với tinh thần Nhà nước của dân, do dân và
vì dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức và cá nhân đến giao dịch với cơ
quan Nhà nước các cấp; Thành uỷ,HĐND, UBND Thành phố Ninh Bình đã có chủ
trương xây dựng trung tâm một của liên thông theo hướng hiện đại.
Giai đoạn 2: Từ đầu tháng 6 năm 2007 đến nay
Thực hiện chỉ thị số 32/2006/CT- TTg ngày 07/7/2006 về một số biện pháp
cần làm ngay để chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong giải quyết công
việc của người dân và doanh nghiệp. Thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg
ngày 22/6/2007 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan
hành chính Nhà nước tại địa phương; Quyết định số 1072/ QĐ- UBND ngày
4/5/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt đề án cải cách hành chính
của UBND Thành phố Ninh Bình tham gia thực hiện nội dung Dự án CCHC tỉnh
giai đoạn 2; Quyết định số 2197/2007/QĐ- UBND ngày 19/9/2007 của UBND tỉnh
Ninh Bình về việc thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tại cơ
quan hành chính Nhà nước trên địa bàn tỉnh. UBND Thành phố Ninh Bình đã tiến
hành sơ kết giai đoạn 1, rút ra kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo của công cuộc
cải cách hành chính đó là:
Trước hết phải đầu tư xây dựng khuôn viên, cơ sở vật chất rộng rãi, khang
trang, sạch đẹp, trang thiết bị lịch sự, hiện đại tạo điều kiện để người dân đến giao
dịch được thoải mái, có cảm giác được tôn trọng.
Đầu tư hệ thống thiết bị làm việc hiện đại để quản lý chặt chẽ hồ sơ giấy tờ
đồng thời giúp tổ chức, cá nhân đến giao dịch có thể dễ dàng cập nhật thông tin họ
cần, kiểm tra tiến độ giải quyết công việc và thái độ trách nhiệm của đội ngũ cán bộ
công chức bộ phận một cửa, mặt khác cũng giúp lãnh đạo kiểm tra được hoạt động
của trung tâm.


19


Xây dựng quy trình giải quyết từng loại công việc theo hướng gọn nhẹ, giảm
thiểu phiền hà, hạn chế tối đa những tiêu cực có thể phát sinh, đưa toàn bộ quy
trình vào hệ thống phần mềm tác nghiệp.
Quan trọng hơn cả là sự lựa chọn đội ngũ cán bộ công chức, viên chức
chuyên trách của trung tâm có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật, có
tác phong phục vụ nhiệt tình, văn minh lịch sự, có kiến thức năng lực về thực thi
nhiệm vụ. Đồng thời quan tâm tới chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công
chức viên chức của trung tâm để họ yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.
2. Nội dung các bước cần tiến hành nhằm xây dựng và phát triển cơ chế “một
cửa liên thông”
Bước 1:
Xác định công việc cần triển khai theo cơ chế “một cửa liên thông”, cơ quan
chủ trì trong việc triển khai cơ chế một cửa liên thông và các cơ quan, đơn vị cần
phối hợp trong quá trình triển khai (Trên cơ sở xác định được công việc cần triển
khai, cơ quan chủ trì nên tổ chức đoàn công tác liên ngành giữa cơ quan chủ trì với
cơ quan phối hợp đi học tập kinh nghiệm tại cơ quan địa phương bạn)
Bước 2:
Cơ quan chủ trì đề nghị UBND tỉnh (qua Sở nội vụ) có văn bản chỉ đạo các
cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp triển khai cơ chế một cửa liên thông (Chỉ
định về lĩnh vực thực hiện liên thông và cơ quan có trách nhiệm phối hợp)
Bước 3:
Sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, cơ quan chủ trì tổ chức hội nghị
giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan để thống nhất lộ trình và phương thức triển
khai, phương án tổ chức bộ phận một cửa liên thông, trách nhiệm của từng cơ quan
đơn vị trong quá trình triển khai.
Bước 4:

Trên cơ sở lộ trình, phương thức, trách nhiệm đã thống nhất,các cơ quan đơn
vị tự rà soát lại về thủ tục hành chính đối với phần việc thực hiện theo cơ chế liên
20


thông tại cơ quan đơn vị mình (các loại giấy tờ, thời gian giải quyết, mức thu phí, lệ
phí nếu có); dự kiến phương án bố trí nhân sự để phối hợp giải quyết công việc).
Bước 5:
Cơ quan chủ trì trên cơ sở các thủ tục hành chính đã được rà soát và phương
án nhân sự do các cơ quan, đơn vị cung cấp tiến hành tổng hợp xây dựng Dự thảo
"Quy chế phối hợp" giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện việc liên
thông, sau đó xin ý kiến của các cơ quan đơn vị có liên quan sau đó đi đến thống
nhất.
Bước 6:
Sau khi thống nhất được nội dung "Quy chế phối hợp" cơ quan chủ trì có
trách nhiệm UBND tỉnh phê duyệt (qua Sở nội vụ thẩm định) Đề án triển khai cơ
chế "một cửa liên thông" và tổ chức triển khai thực hiện.
3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của trung tâm “một cửa liên thông” Thành
phố Ninh Bình
Theo Quy chế hoạt động của trung tâm “một cửa liên thông” Thành phố
Ninh Bình, cơ cấu tổ chức hoạt động của Trung tâm thể hiện như sau:
Cơ cấu cán bộ:
Trung tâm một cửa liên thông trực thuộc Văn phòng HĐND và UBND
Thành phố, do Phó Văn phòng phụ trách làm trưởng bộ phận (có con dấu riêng),
các cán bộ, công chức do UBND Thành phố điều động từ Văn phòng và các phòng
chuyên môn liên quan. Cán bộ công chức làm việc tại Trung tâm một cửa liên
thông chịu sự quản lý trực tiếp của Văn phòng HĐND và UBND Thành phố.
Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm “một cửa liên thông”:
- Tiếp tổ chức, công dân tại phòng làm việc của Trung tâm một cửa liên
thông khi có yêu cầu giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của UBND

Thành phố được quy định giải quyết theo cơ chế “một cửa”.

21


- Các trường hợp yêu cầu giải quyết công việc nhưng không thuộc thẩm
quyền, bộ phận có trách nhiệm hướng dẫn để khách hàng đến cơ quan chức năng có
thẩm quyền giải quyết.
- Hướng dẫn công dân và tổ chức về thủ tục, hồ sơ theo quy định, kiểm tra,
cập nhật các dữ liệu vào phần mềm dịch vụ hành chính công và sổ theo dõi, viết
phiếu tiếp nhận, hẹn trả kết quả đối với các hồ sơ được thụ lý.
Đối với các hồ sơ chưa hoàn chỉnh thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức, công dân
bổ sung hoàn chỉnh theo quy định.
- Cán bộ tiếp nhận chuyển hồ sơ đã thụ lý cho Trưởng Bộ phận để kiểm tra,
xác nhận sau đó chuyển đến các phòng chuyên môn giải quyết.
- Theo đúng ngày hẹn trả kết quả ghi trên giấy biên nhận hồ sơ, cán bộ thụ lý
có trách nhiệm trả kết quả hồ sơ, hướng dẫn khách hàng nộp phí, lệ phí theo quy
định.
Mối quan hệ giữa các bộ phận tiếp nhận và trả kết hồ sơ của Trung tâm một
cửa liên thông với Lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND, Trưởng bộ phận với các
phòng chuyên môn của Thành phố:
Nhiệm vụ của Lãnh đạo Văn phòng HĐND và UBND Thành phố phụ trách
Bộ phận:
- Quản lý thời gian làm việc hàng ngày của cán bộ, công chức thuộc Trung
tâm.
- Nắm hình hình tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ của cán bộ, công chức thuộc
Trung tâm; kết hợp với các Trưởng phòng, ban chuyên môn kịp thời giải quyết
những vấn đề vướng mắc xảy ra, đặc biệt là những hồ sơ thuộc trách nhiệm giải
quyết của nhiều phòng, ban liên quan.
- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành Quy chế, Nội quy Trung tâm;

chấn chỉnh về tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức; kịp thời chấn chỉnh
những sai sót trong quá trình giao dịch, giải quyết công việc đối với khách hàng.

22


- Nhận xét, đánh giá đối với cán bộ, công chức được UBND Thành phố điều
động từ các phòng, ban chuyên môn đến theo Pháp lệnh cán bộ, công chức. Báo
cáo UBND Thành phố xem xét, xử lý đối với những cán bộ, công chức không thực
hiện đúng nội quy, quy chế hoạt động của Trung tâm.
- Báo cáo với UBND Thành phố theo định kỳ tháng, quý, năm về tình hình
và kết quả thực hiện công tác của Trung tâm. Xây dựng kế hoạch công tác, đồng
thời đề xuất với UBND Thành phố các vấn đề có liên quan, nhằm không ngừng
nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Trung tâm “một cửa liên thông”.
Nhiệm vụ của các phòng, ban liên quan:
- Vào sổ theo dõi, cập nhật vào máy vi tính các hồ sơ đã được ký và đóng
dấu xác nhận, do Trung tâm một cửa liên thông chuyển đến theo các nội dung: số
hồ sơ, họ tên, địa chỉ, điện thoại giao dịch của khách hàng, các tài liệu có trong hồ
sơ, các nội dung cần giải quyết, ngày hẹn trả hồ sơ, ký xác nhận.
- Trưởng các phòng, ban chuyên môn liên quan có trách nhiệm phân công
cán bộ, công chức xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định.
- Nếu hồ sơ không giải quyết được, hoặc cần phải xem xét lại thì phòng
chuyên môn phải có văn bản gửi về Trung tâm một cửa liên thông để trả lời công
dân.
- Các phòng, ban chuyên môn không trực tiếp nhận hồ sơ thuộc các lĩnh vực
giải quyết theo cơ chế “một cửa” của khách hàng. Hồ sơ không có chữ ký xác nhận
của trưởng bộ phận và không có dấu của Trung tâm một cửa liên thông, Thành phố
được coi là hồ sơ không hợp lệ.
- Hồ sơ liên quan đến nhiều phòng, ban chuyên môn thì Trưởng phòng, ban
chuyên môn chịu trách nhiệm chính phải phối hợp với các phòng chuyên môn khác

để cùng giải quyết.
- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ, công chức được
phân công làm việc tại Trung tâm một cửa liên thông, thành phố Ninh Bình.
Thời gian làm việc của Trung tâm” một cửa liên thông”:
23


Trung tâm “một cửa liên thông” làm việc từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần
(nghỉ chủ nhật và các ngày lễ, tết theo quy định), giờ làm việc trong ngày như sau:
- Sáng: từ 08h00 - 10h30
- Chiều: từ 14h00 - 16h00
Thời gian hành chính còn lại trong ngày để cán bộ, công chức của Trung tâm
sắp xếp hồ sơ, trình ký, đóng dấu xác nhận, chuyển hồ sơ đến các phòng, ban liên
quan giải quyết
Hết ngày làm việc cán bộ thu phí, lệ phí có trách nhiệm kiểm kê phí, lệ phí
đã thu, nộp kho bạc nhà nước theo chế độ quản lý tài chính.
Chế độ họp giao ban, thông tin báo cáo:
- Cán bộ, công chức làm việc tại Trung tâm thực hiện chế độ thông tin báo
cáo ngày vào thời gian cuồi giờ chiều.
- Định kỳ một tháng một lần họp giao ban Trung tâm để đánh giá kết quả
hoạt động. Định kỳ 06 tháng một lần họp kiểm điểm công tác của từng cán bộ,
công chức làm căn cứ để đánh giá, nhận xét.
- Trường hợp cần thiết Trung tâm tổ chức hợp giao ban với các phòng ban
chuyên môn và các phường thuộc Thành phố để xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm
trong công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
4. Mô hình tổ chức và quy trình vận hành của Trung tâm “một cửa liên
thông” thành phố Ninh Bình
Tại Trung tâm “một cửa liên thông”, thành phố Ninh Bình cơ chế một cửa
liên thông được thực hiện theo cơ chế đại diện: các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm
liên quan trong quá trình xây dựng quy chế phối hợp sẽ thống nhẩt với nhau về việc

uỷ quyền cho cơ quan chủ trì tiếp nhận tất cả các loại hồ sơ liên quan đến phần việc
của cơ quan chủ trì và phần việc của các cơ quan sẽ phối hợp và thu phí, lệ phí của
các phần việc này. Trên cơ sở các quy định về thủ tục đã thống nhất, cơ quan chủ
trì phân loại và chuyển hồ sơ đến các cơ quan cần phối hợp để các cơ quan giải
quyết theo thẩm quyền; Các cơ quan phối hợp sau khi giải quyết công việc xong
24


chuyển kết quả lại cho cơ quan chủ trì để trả cho đối tượng. ( Phí, lệ phí sẽ được
chuyển trả cho các cơ quan có thẩm quyền thu theo tháng hay quý tuỳ thuộc vào sự
thoả thuận giữa các bên ).
Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức và quy trình giải quyết công việc theo cơ chế
“một cửa liên thông”:
Bộ

Tổ
chức,
công
dân

Cơ quan
phối hợp

phận
(1) Nộp hồ sơ

một

(2) Chuyển


cửa
của
(4) Trả KQ



(3) Trả KQ
Bộ phận chuyên
môn của cơ quan
chủ trì.

quan
chủ trì

* Quy trình giải quyết các công việc được diễn giải như sau :
-

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:



Đăng ký, hướng dẫn, viết hồ sơ



Kiểm tra hồ sơ, nếu đúng thì ghi phiếu hẹn (giấy biên nhận) cho công dân



Chuyển hồ sơ lên phòng chuyên môn

- Thẩm định, thụ lý hồ sơ được thực hiện tại phòng chuyên môn :
- Lãnh đạo phê duyệt hồ sơ : Tuỳ nội dung tính chất công việc của từng lĩnh

vực mà lãnh đạo phòng ban chuyên môn có thể trình lãnh đạo UBND Thành phố
hoặc chuyển trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Trung tâm một cửa để trả
cho công dân.
- Bộ phận TN&TKQ : Nhận kết quả và trả cho công dân theo quy định

25


×