Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tổ chức lễ hội truyền thống dựa vào cộng đồng ở quận lê chân, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

BÙI ĐỨC HIẾU

TỔ CHỨC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Ở QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

BÙI ĐỨC HIẾU

TỔ CHỨC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG
Ở QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Chuyên ngành:Giáo dục và phát triển cộng đồng
Mã số:Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM VIẾT VƢỢNG

HÀ NỘI 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kì công trình nào.
Tác giả luận văn

Bùi Đức Hiếu


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ, dạy bảo quý báu của các thầy, cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục, khoa Sau
đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của Phó giáo sư, Tiến
sĩ Phạm Viết Vượng.
Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các phường trên địa
bàn quận, UBND quận, Quận ủy, Phòng Văn hóa thông tin, Văn phòng Quận
ủy, Văn phòngHĐND - UBNDquận Lê Chân, bạn bè đồng nghiệp, sự động
viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia đình và người thân.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi sự giúp đỡ
quý báu đó!
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Bùi Đức Hiếu


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Diễn giải

UBND:

Ủy ban Nhân dân

HĐND:

Hội đồng Nhân dân

BVHTT&DL:

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

MTTQ:

Mặt trận Tổ quốc

CCB:

Cựu chiến binh

PVHTTQ:

Phòng Văn hóa thông tin quận

TTVHTTQ:

Trung tâm Văn hóa Thông tin quận



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 3
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 3
8. Đóng góp của đề tài: .................................................................................... 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LỄ HỘI .......... 4
1.1. Tổng quan nghiên cứuvấn đề .................................................................. 4
1.2. Những khái niệm cơ bản.......................................................................... 7
1.2.1. Lễ hội: ..................................................................................................... 7
1.2.2. Lễ hội truyền thống ................................................................................ 8
1.2.3. Cộng đồng: ............................................................................................. 9
1.2.4. Xã hội hóa: ............................................................................................ 9
1.3. Ý nghĩa của lễ hội truyền thống trong đời sống của dân tộc Việt Nam ..... 10
1.3.1. Lễ hội truyền thống là một nét đẹp văn hóa trong đời sống
cộng đồng:..................................................................................................... 10
1.3.2. Lễ hội truyền thống là hoạt động văn hóa tâm linh ........................... 13
1.3.3. Lễ hội truyền thống là biện pháp giáo dục “uống nước nhớ nguồn” ........ 14
1.4.Tổ chức lễ hội truyền thống dựa vào cộng đồng .................................. 16
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tổ chức lễ hội truyền thống dựa vào cộng đồng.
......................................................................................................................... 23
1.5.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước: ................................................... 23
1.5.2. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa ở địa phương .. 24
1.5.3. Sự hưởng ứng tích cực và sáng tạo của cộng đồng dân cư. ............. 26
1.5.4. Điều kiện cơ sở vật chất ở địa phương............................................... 27



1.5.5. Biện pháp khuyến khích lợi ích xã hội. ............................................. 27
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 30
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNGỞ QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 31
2.1. Khái quát về quận Lê Chân .................................................................. 31
2.1.1 Tình hình kinh tế, xã hội ở quận Lê Chân .......................................... 31
2.1.2.Truyền thống văn hóa, lịch sử quận Lê Chân ..................................... 32
2.2. Khảo sát nhận thức của cán bộ, nhân dân quận Lê Chân về lễ hội
truyền thống dựa vào cộng đồng. ................................................................ 35
2.3. Thực trạng tổ chức lễ hội truyền thống ở quận Lê Chân .................. 38
Tiến trình tổ chức lễ hội: ............................................................................... 42
2.4. Những bài học kinh nghiệm tổ chức lễ hội ở quân Lê Chân: ............ 46
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 56
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP TỔ CHỨC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG Ở QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG57
TRONG GIAI ĐOẠN MỚI .......................................................................... 57
3.1. Định hƣớng tổ chức lễ hội truyền thống ở quận Lê Chân
Hải Phòng . .................................................................................................. 57
3.2. Biện pháp tổ chức lễ hội truyền thống dựa vào cộng đồng ở quận Lê
Chân, thành phố Hải Phòng trong giai đoạn mới. ..................................... 58
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp
đề xuất ........................................................................................................... 65
3.3.1. Mục đích và đối tượng khảo nghiệm .................................................. 65
3.3.2. Quá trình khảo nghiệm ........................................................................ 66
3.3.3. Kết quả khảo nghiệm và nhận xét ....................................................... 66
Kết luận chƣơng 3 ......................................................................................... 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 73
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 76

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DI TÍCH ĐÊN NGHÈ...................................... 80


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 1:Tầm quan trọng của việc tổ chức lễ hội truyền thống dựa vào
cộng đồng. ...................................................................................................... 35
Bảng 2. Quan niệm của cán bộ và người dân về việc tổ chức lễ hội truyền
thống dựa vào cộng đồng ................................................................................ 36
Bảng 3: Mục tiêu của xã hội hóa tổ chức lễ hội truyền thống ........................ 36
Bảng 4: Lợi ích của xã hội hóa hoạt động lễ hội. .......................................... 37
Bảng 5: Nhiệm vụ của cá nhân phải làm trong lễ hội truyền thống: .............. 37
Bảng 6:Thống kê về số lượng lễ hội truyền thống ở quận Lê Chân thành phố
Hải Phòng. ....................................................................................................... 38
Bảng 7: Thống kê số lượng cán bộ làm công tác văn hóa. ............................ 40
Bảng 8: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết cửa các biện pháp ...................... 67
Bảng 9: Kết quảtổng hợp đánh giá mức độ cần thiết cửa các biện pháp ........ 68


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Lễ hội truyền thống là hoạt động văn hóa tinh thần của nhân dân ta, hàng
năm ở nước ta có hàng nghìn lễ hội truyền thống được tổ chức ở các địa phương.
Tổ chức lễ hội truyền thống dựa vào cộng đồng là một chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến
khích xã hội hóa hoạt động lễ hội truyền thống phù hợp với quá trình đổi mới
của đất nước.
Ngày 18/4/2005, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP về
việc "Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể thao",
theo đó, các Bộ, ngành trung ương đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc
tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách này.

Cùng với các địa phương trong cả nước, những năm gần đây thành phố
Hải Phòng đã có chủ trương thực hiện các biện pháp xây dựng và phát triển văn
hóa. Nghị quyết 16 của Ban Thường vụ Thành ủy (khóa XIII); Nghị quyết số 14
của Hội đồng Nhân dân thành phố, Chương trình hành động của Ủy Ban Nhân
dân thành phố đã xác định xã hội hóa các hoạt động văn hóa là một trong những
nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên của địa phương trong giai đọan mới.
Các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", xã hội
hóa việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm văn hóa và dịch vụ du lịch, tổ chức
thi, biểu diễn nghệ thuật, thể dục, thể thao, khuyến khích sáng tạo các tác
phẩm văn học, nghệ thuật... được tiến hành có những kết quả đáng kể.
Các hoạt động này đã thu hút mạnh mẽ nguồn lực trong nhân dân góp
phần xây dựng và phát triển văn hóa ở thành phố Hải Phòng, để từng bước
đáp ứng nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần của các tầng lớp
nhân dân.

1


Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vấn đề xã hội hóa hoạt động văn
hóa ở Hải Phòng vẫn còn có nhiều hạn chế, bất cập từ nhận thức đến hành
động của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đến các cơ sở, chưa đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu xây dựng và phát triển văn hóa ở thành phố Hải Phòng.
Do vậy vấn đề này cần được nghiên cứu và triển khai thực hiện một cách có
hiệu quả và chất lượng hơn.
Cho đến nay trong nước và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên
cứu lý luận về văn hóa, về quản lý văn hóa, các kết quả nghiên cứu đã định
hướng cho hoạt động văn hóa ở các địa phương và các quốc gia.
Tuy nhiên, hiện nay các nghiên cứu về xã hội hóa hoạt động văn hóa,
đặc biệt là xã hội hóa tổ chức lễ hội truyền thống ở một địa phương, một
quận, huyện còn vắng bóng.

Quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng là một quận có bề dày truyền
thống lịch sử, có nhiều công trình văn hóa, nhiều di tích lịch sử và các hoạt
động văn hóa ở địa phương có nhiều hình thức phong phú. Công tác quản lý
văn hóa đã dần dần đi vào nề nếp, có những kết quả đáng mừng, tuy vậy vấn
đề xã hội hóa hoạt động lễ hội truyền thống còn nhiều bất cập, chưa tương
xứng với tiềm năng của quận Lê Chân.
Để nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này, tôi chọn đề tài "Tổ
chức lễ hội truyền thống dựa vào cộng đồng quận Lê Chân thành phố Hải
Phòng" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Giáo dục và phát triển cộng đồng.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài có mục đích tìm ra các biện pháp tổ chức lễ hội truyền thống dựa
vào cộng đồng ở quân Lê Chân thành phố Hải Phòng góp phần vào sự nghiệp
phát triển văn hóa của quận theo hướng văn minh, hiện đại.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Xã hội hóa các hoạt động văn hóa ở cộng đồng dân cư.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Tổ chức lễ hội truyền thống dựa vào cộng đồng dân cư.

2


4. Giả thuyết khoa học
Lê Chân là một quận có nhiều tiềm năng về kinh tế, văn hóa, ta có thể
dựa vào cộng đồng dân cư để tổ chức lễ hội nhằm phát triển phong trào đi vào
chiều sâu, có chất lượng và hiệu quả giáo dục cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức lễ hội dựa vào cộng đồng.
5.2. Đánh giá thực trạng tổ chức lễ hội dựa vào cộng đồng trên địa bàn
quận Lê Chân Hải Phòng.

5.3. Đề xuất các biện pháp tổ chức lễ hội dựa vào cộng đồng trên địa
bàn quận Lê Chân, Hải Phòng.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về nội dung: xã hội hóa các hoạt động lễ hội truyền thống.
6.2. Giới hạn về thời gian trong 3 năm từ năm 2013 đến nay.
6.3. Giới hạn trong địa bàn quận Lê Chân
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Đề tài sử dung các phương pháp phân tích tổng hợp so sánh, phương
pháp lịch sử
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát các hoạt động lễ hội
+ Phương pháp điều tra hoạt động lễ hội
+ Tổng kết kinh nghiệm xã hội hóa hoạt động lễ hội
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm …
7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ:
+ Phương pháp thống kê xử lý số liệu
+ Phương pháp chuyên gia để khẳng định tính cần thiết và khả thi của
các biện pháp đề xuất.
8. Đóng góp của đề tài:
+ Góp phần hệ thống hóa lý thuyết về xã hội hóa hoạt động văn hóa.
+ Đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức lễ
hội trên địa bàn quận Lê Chân, Hải Phòng.

3


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ TỔ CHỨC LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

1.1. Tổng quan nghiên cứuvấn đề
Ðảng ta đã khẳng định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa
là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội”. Nhà nước
ta đã có chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, nhiều lễ hội truyền thống được khôi phục. Các hoạt động lễ hội
tryền thống đã tạonên một không khí vui tươi, lành mạnh và yên bình, thu hút
mọi tầng lớp nhân dân tham gia.
Nhà Kinh tế học người Nhật Michio Morishima cho rằng: “Không một
nước nào tiến lên được mà lại xem thường quá khứ của mình. Quá khứ xếp
đặt quá trình phát triển tiếp theo của đất nước”. Điều đó đã khẳng định giá trị
của văn hóa truyền thống đối với cuộc sống hiện đại.
Vấn đề văn hóa và lễ hội truyền thống từ lâu đã trở thành chủ đề nghiên
cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước:
- Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận chung về văn
hóa, ta có thể kể đến các tác giả và các công trình sau đây: Đào Duy Anh Việt
Nam văn hóa sử cương, Trần Quốc Vượng Cơ sở văn hóa Việt Nam, Phan Kế
Bính Việt Nam phong tục, Lê Văn Siêu Việt Nam văn minh sử cương, Hồ Liên
Một hướng tiếp cận văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm Một số vấn đề về hệ
giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại. Kết quả nghiên cứu này đã tạo thành
cơ sở lý luận vững chắc cho việc nghiên cứu về văn hóa và tổ chức lễ hội.
- Về lễ hội cũng đã có nhiều tác giả nghiên cứu, điển hình là công trình
Lễ hội Việt Nam của Vũ Ngọc Khánh.Tác giả nhấn mạnh trong sự cấu thành
của nền văn hóa dân tộc, lễ hội là một hiện tượng đặc biệt. Lễ hộilà động lực
phát triển văn hóa, là cơ hội để gìn giữ các giá trị truyền thống dân tộc đã hun

4


đúc trong tiến trình phát triển lịch sử dân tộc. Sự tồn tại của lễ hội cho đến
ngày nay đã minh chứng một thực tế là những gì tốt đẹp nhất, là tinh hoa nhất

của dân tộc luôn được bảo tồn qua những biến cố khắc nghiệt của lịch sử.
Tác giả Hồ Hoàng Hoa với công trình “Lễ hội truyền thống một nét đẹp
trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng”, đã đề cập đến tính cộng đồng trong lễ hội
Việt Nam. Ông khẳng định lễ hội truyền thống làhoạt động văn hóa của cộng
đồng như một nhu cầu thiết yếu.
Tác giả Nguyễn Duy Quý nhấn mạnh: “Lễ hội truyền thống là một sinh
hoạt tổng hợp bao gồm các mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng và
văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường…” [14, tr.82].
Tác giả Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Lễ hội là sự tổng hợp cái linh thiêng và
cái trần thế, nhằm thể hiện lòng biết ơn và bày tỏ nguyện vọng cùng sự cầu
mong của mình đối với tổ tiên và các thế lực siêu nhiên trong vũ trụ; phân bố
theo không gian; có khuynh hướng thiên về tinh thần; mang đặc tính mở (lôi
cuốn mọi người tìm đến); mục đích nhằm duy trì quan hệ bình đẳng giữa các
thành viên trong làng xã” [11, tr.269].
Tác giả Nguyễn Duy Hinhbình luận: “Lễ hội không phải là mê tín dị
đoan mà là một cách ứng xử thông minh, khôn ngoan của con người đối với
những sức mạnh vô hình hay hữu hình mà con người không thể lý giải
được” [14, tr.80].
Ngay từ xa xưa, con người đã ý thức được sự nhỏ bé của mình trước vũ
trụ bao la và thiên nhiên kì vỹ, con người xem những hiện tượng tự nhiên ấy
là sự linh thiêng và phi phàm. Nguyên do đó ngoài việc là cơ sở để lễ hội
được hình thành, nó còn là điều kiện để tín ngưỡng và tôn giáo ra đời, thông
qua lễ hội con người xem đó là phương tiện, là cơ hội để có thể giao tiếp với
thần linh và các đấng siêu nhiên khác.

5


Về sau này, khi xã hội càng phát triển, trình độ tư duy của con người
cũng cao hơn thì: “Các nghi lễ cúng tế cũng tiến triển theo, và dần dần trở

thành hệ thống nghi lễ rất phức tạp, đa dạng và phong phú” [4, tr.25].Lễ hội
được hình thành trong những điều kiện văn hóa, xã hội khác nhau, khi nó
được lặp đi lặp lại thường xuyên trở thành lễ hội truyền thống.
Nhà nghiên cứu Huỳnh Quốc Thắng đưa ra nhận định: “Lễ hội truyền
thống, một loại hình sinh hoạt cộng đồng đã và đang chiếm vị trí quan trọng
trong đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam không chỉ bởi vì nơi đây đã có số
lượng đông đảo người tham gia mà còn là vì nơi đó đang bảo tồn những giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc có thể xây dựng thành những trọng điểm
du lịch của các địa phương, lẫn quốc gia!” [9, tr.153].
- Về xã hội hóa lễ hội truyền thống có các công trình nghiên cứu của
tác giả Lê Tuấn với tiêu đề “Xã hội hóa lễ hội truyền thống”, của tác
giảThanh Khương “Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nâng cao chất lượng hoạt
động lễ hội” và Mỹ Hà “Đẩy mạnh xã hội hóa trong tổ chức lễ hội”…
Các tác giả nhấn mạnh, mọi lễ hội đều hướng đến cái đích là phục vụ
nhu cầu văn hoá tâm linh và vui chơi của người dân. Trong các lễ hội đều
thấy rõ sự hưởng ứng nhiệt tình của người dân khi tham gia, đồng thời họ
cũng hưởng thụ các giá trị văn hoá tinh thần của lễ hội. Lễ hội gắn với tham
quan, du lịch, các trò chơi tạo nên không khí hào hứng của người dân.
Xã hội hoá lễ hội là chủ trương của nhà nước, việc tổ chức các hoạt
động lễ hội, cũng như thụ hưởng các giá trị văn hoá của lễ hội mang lại ý
nghĩa thiết thực, đưa lễ hội trở về cội nguồn, nơi có sự tham gia chủ động,
sáng tạo của đông đảo nhân dân.
Tuy nhiên chủ đề tổ chức lễn hội truyền thống dựa và công đồng ở
một quận, huyện chưa được nghiên cứu cụ thể, đề tài này sẽ tiếp tục theo
hướng đó.

6


1.2. Những khái niệm cơ bản

1.2.1. Lễ hội:
Lễ hội là sự kiện văn hóa được tổ chức thường niên mang tính cộng
đồng ở các khu vực dân cư.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (BVHTT&DL)
hiện nước ta có hơn 8.000 lễ hội trong đó có 7.039 lễ hội dân gian (88,36%),
332 lễ hội lịch sử (4,16%), 544 lễ hội tôn giáo (6,28%), 10 lễ hội du nhập từ
nước ngoài (chiếm 0,12%), lễ hội khác (chiếm 0,5%).[1]
Một lễ hội bao gồm hai nội dung: lễ và hội. Lễ (hay nghi lễ) làcử chỉ,
hành vi tỏthái độ tôn kính với các nhân vật lịch sử, với thần linh,là các biểu
trưng của tín ngưỡng. Các nghi lễ tiến hành thường xuyên đã trở thành phong
tục, nghi thức tôn giáo (tế lễ), các nghi thức trong thiết chế xã hội. Hội (hay
hội hè) là sự tập hợp đông người để thực hành diễn xướng, ca múa, trình diễn
các phong tục, tín ngưỡng, các hình thức văn hóa, nghệ thuật, các hoạt động
thể dục, thể thao…
Lễ hội là dịp để mọi người tụ hội cùng nhau tưởng nhớ tổ tiên, trở về
với cội nguồn tự nhiên hay nguồn cội dân tộc, có ý nghĩa thiêng liêng đối với
mỗi cá nhân và mỗi cộng đồng.Lễ hội đã trở thành nhu cầu của người dân, có
sức hấp dẫn mạnh mẽ, cần được đáp ứng và thoả nguyện qua mọi thời đại.
Bản chất của lễ hội là sự phô diễn một cách tổng hợp và khái quát đời
sống vật chất, tinh thần của người dân ở từng giai đoạn lịch sử, thông qua
các hình thức tổ chức cộng đồng.
Có những lễ hội chi phối mọi gia đình như là Tết Nguyên Đán, Lễ Vu
Lan và tết Trung Thu…Có lễ hội ảnh hưởng tớimột vùng rộng lớn như: lễ hội
Đền Gióng, lễ hội Đền Hùng, Hội Lim, hội Phủ Dày, lễ hội Yên Tử… [2]...
Có những lễ hội của một địa phương như lễ hội Hoa Đà Lạt, lễ hội Hoa
Phượng Đỏ Hải Phòng, thậm chí có những lễn hội thu hút nhiều nước và du
khách tham gia như Lễ hội pháo hoa Đà Nẵng…
Lễ hội có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng khái quát hơn cả có
thể phân thành lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại.


7


1.2.2. Lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống là lễ hội dân gian đã tồn tại từ lâu trong lịch sử
dân tộc, được giữ gìn, phát triển và tổ chức định kỳ hàng năm.
Việt Nam là một quốc gia có hàng nghìn năm lịch sử, có một nền văn
hóa đậm đà bản sắc dân tộc, nên có nhiều lễ hội truyền thống.
Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, lễ hội truyền thống là
văn hóa rất đặc trưng. Lễ hội truyền thống thường hướng tới một đối tượng
thiêng liêng được suy tôn đó là nhân thần hay nhiên thần. Đó là hình ảnh hội
tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người, đểnhớ về nguồn cội, hướng
thiện và nhằm tạo dựng một xã hội có cuộc sống tốt lành, công bằng, yên vui.
Hình tượng các vị thần linh, (các bậc phong thánh) hội tụ những phẩm
chất cao đẹp của con người trong tâm trí người Việt Nam. Đó là những anh
hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm, những người khai phá vùng đất mới, tạo
dựng nghề nghiệp, những người chống chọi với thiên tai, trừ ác thú; những
người chữa bệnh cứu người; những nhân vật truyền thuyết đã chi phối cuộc
sống nơi trần gian, giúp con người hướng thiện, giữ gìn cuộc sống hạnh
phúc... Lễ hội là dịp để tưởng nhớ, tri ân công đức của các vị thần đối với
cộng đồng, dân tộc.
So với các loại lễ hội khác như lễ hội làng nghề, lễ hội văn hóa, lễ hội
sự kiện, lễ hội Festival...lễ hội truyền thống có ba đặc trưng cơ bản sau đây:
- Lễ hội truyền thống thường gắn với đời sống tâm linh, tôn giáo, tín
ngưỡng, mang tính thiêng, đối lập với đời sống trần gian, trần tục.
- Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa mang tính hệ thống,
phức hợp, một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, bao gồm: sinh hoạt tín
ngưỡng, nghi lễ, phong tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, với các sinh hoạt diễn
xướng dân gian (hát, múa, trò chơi, sân khấu…), các cuộc thi tài, vui
chơi, giải trí, ẩm thực, đấu vật, thể thao…


8


- Chủ thể tổ chức lễ hội truyền thống làcộng đồng dân cư, cộng đồng
nghề nghiệp, cộng đồng tôn giáo và lớn hơn là cộng đồng dân tộc. Cộng đồng
vừa là chủ thể sáng tạo, vừa thực hiện hoạt động vừa hưởng thụ các giá trị văn
hóa của lễ hội truyền thống.
Ba đặc trưng này quy định tính chất, sắc thái văn hóa, cách thức tổ
chức, thái độ và hành vi, tình cảm của những người tham gia lễ hội.
1.2.3. Cộng đồng:
Cộng đồng là một tập hợp các thành viên trong một tổ chức, một nghề
nghiệp, một khu dân cư, một vùng địa lý…, hợp tác với nhau trong các hoạt
động vì quyền lợi và nghĩa vụ, có lợi ích chung, có nền văn hoá chung.
Cộng đồng được hình thành trên cơ sở cùng chung sống, cùng hoạt
động ở một địa phương, cùng một tôn giáo, một lĩnh vực nghề nghiệp, một
nền văn hóa…
Đặc tính chung của cộng đồng là sự tương tác giữa các thành viên bằng
nhiều hình thức khác nhau. Cộng đồng có nhữnggắn kết nội tại, không phải
do các quy tắc thành văn, mà do các quan hệ sâu sắc hơn, như một hằng số
văn hóa.
Khái niệm cộng đồng đã được mở rộng trên nhiều lĩnh vực như: cộng
đồng dân cư, cộng đồng nghề nghiệp, cộng đồng văn hóa, cộng đồng các quốc
gia (ASEAN)… các tổ chức chính trị, xã hội: Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ,
Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Cơ quan, Doanh nghiệp...
1.2.4. Xã hội hóa:
Xã hội hóa là khái niệm được hiểu trên các bình diện khác nhau:
Trên bình diện Xã hội học, xã hội hóa là quá trình tương tác xã hội trong
suốt cuộc đời, qua đó con người được học các mẫu văn hóa xã hội[1], đó chính
là xã hội hóa cá nhân.Xã hội hóa là nền tảng của sự phát triển loài người, con


9


người cần phải có những hiểu biết xã hội để sống. Ngoài sự tồn tại sinh học, kinh
nghiệm sống, văn hóa xã hội tạo ra nhân cách của mỗi con người.
Tuy nhiên trong luận văn này xã hội hóa được đề cập tớimột khía cạnh
khác đólà huy độngsự tham gia của các lực lượng xã hội vào các hoạt động,
mà trước đó chỉ do một cơ quan chức năng thực hiện.
Xã hội hóa là sự đổi mới về cơ chế quản lý hoạt động xã hội của Nhà
nước, mở rộng quyền lợi và nghĩa vụ của các lực lượng xã hội đối với các
công việc chung, là sự huy động sức mạnh tổng hợp của xã hội cho sự phát
triển đất nước và giải quyết các vấn đề xã hội.
Xã hội hóa hiểu theo nghĩa đơn giản nhất đó là sự phối hợp giữa Nhà
nước và nhân nhân cùng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, là
việc xây dựng một cộng đồng có trách nhiệm, nhằm mang lại lợi ích cho cá
thân và cho xã hội.
Xã hội hóa lễ hội truyền thống là việc huy động các lực lượng xã hội
tham gia vào việc tổ chức lễ hội nhằm đạt được các mục tiêu mong muốn đó
chính là tổ chức lễ hội dựa vào cộng đồng.
1.3. Ý nghĩa của lễ hội truyền thống trong đời sống của dân tộc
Việt Nam
1.3.1. Lễ hội truyền thống là một nét đẹp văn hóa trong đời sống
cộng đồng:
Trên thế giới nước nào cũng có lễ hội, đó là một loại hình sinh văn hóa,
tập thể đặc biệt, phản ánh đời sống tinh thần và tín ngưỡng của người dân, tái
diễn lại các sự tích lịch sử. Lễ hội của mỗi nước đều mang đậm bản sắc văn
hóa dân tộc của mình.
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa “lễ hội là một hệ thống các
hành vi, động tác nhằm biểu hiện lòng tôn kính của con người đối với thần

linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống mà

10


bản thân họ chưa có khả năng thực hiện”. Nhiều người quan niệm lễ hội là
“môi trường diễn xướng dân gian”, là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng.
Về bản chất, đây là hoạt động của nhiều người, của tập thể có cùng một
đức tin, có mục tiêu chung, khát vọng và mong ước giống nhau và do đó, có thể
thống nhất với nhau trong hàng loạt các hành vi, cũng như hoạt động chung.
Do có một niềm tin, có mục tiêu chung, lại được củng cố bằng những
hoạt động tập thể qua nhiều chu kỳ lễ hội, kéo dài suốt quá trình phát triển của
cộng đồng, cho nên lễ hội góp phần tạo lập ra văn hóa cộng đồng.
Theo tác giả Phạm Tung, “văn hóa cộng đồng là văn hóa ứng xử của một
cộng đồng trong những môi trường, không gian và thời gian lịch sử xác định”.
Trong văn hóa cộng đồng, ta nhìn thấy được sự đồng thuận của một
nhóm cá thể, một tập thể lớn trong nhiều mặt đời sống: đồng thuận, tự giác
chấp nhận nhiệm vụ và thực hiện các quy định chung của cộng đồng, đồng
thuận về lợi ích, cách thức giải quyết hài hòa lợi ích giữa cá nhân với tập thể,
bộ phận với toàn thể; đồng thuận trong việc giữ gìn hình ảnh, uy tín của cộng
đồng; đồng thuận để xây dựng và giữ gìn tình cảm gắn kết cộng đồng để cùng
nỗ lực đương đầu với thách thức và rủi ro.
Lễ hội truyền thống là môi trường giáo dục nhân cách và trao truyền
văn hóa khởi nguồn, bồi đắp, duy trì và lan tỏa các giá trị văn hóa. Lễ hội
truyền thống không chỉ là không gian văn hóa - tâm linh, mà còn là cơ hội để
các thành viên cộng đồng giao lưu, đối thoại với nhau, đặc biệt quan trọng là
cơ hội tiếp cận, đối thoại với thần linh được gửi gắm, nương tựa về mặt tinh
thần cho cả cộng đồng.
Biểu tượng mang tính thiêng liêng thể hiện niềm tin, mục đích và khát
vọng mà cộng đồng muốn đạt được nhờ vào trợ lực của thần linh cũng như ý

chí muốn thực hiện khát vọng đó.

11


Biểu tượng do cộng đồng sáng tạo ra, nhưng lại có sức mạnh tác động
vào chính chủ thể sáng tạo, họ đồng thuận thừa nhận và tự giác tuân thủ các
giá trị chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán.

Biểu tượng lễ hội với tư cách là thứ ngôn ngữ hàm chứa thông tin đa
nghĩa, cho phép các cá nhân có thể nhận thức và lý giải theo cách riêng của
mình nên có sức lan tỏa rộng.
Biểu tượng lễ hội có khả năng đưa tới sự thống nhất nhận thức, nên có
tác động liên kết cộng đồng và liên kết các cộng đồng trong quốc gia, dân tộc.
Các biểu tượng văn hóa lễ hội thiêng liêng là thứ “năng lượng tinh
thần” đặc sắc mà nhiều thế hệ người Việt Nam đã dày công vun đắp, tạo nên
sức mạnh để thực hiện thành công trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước từ
thời đại Hùng Vương đến hôm nay.
Như vậy, chúng ta cần nhìn nhận tín ngưỡng dân gian và lễ hội
truyền thống như là một bộ phận cấu thành quan trọng của kho tàng văn
hóa Việt Nam.

12


1.3.2. Lễ hội truyền thống là hoạt động văn hóa tâm linh
Lễ hội truyền thống gắn với đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng, nó
mang tính thiêng, do vậy nó thuộc thế giới thần linh, thiêng liêng, đối lập với
đời sống trần gian, trần tục.
Có nhiều sinh hoạt, trình diễn trong lễ hội nhìn bề ngoài là trần tục, như

các trò vui chơi giải trí, thi tài, các diễn xướng mang tính phồn thực, nên nó
mang tính “tục”, nhưng lại là cái trần tục mang tính phong tục, nên nó vẫn
thuộc về cái thiêng, như tôn sùng sinh thực khí.
Tính tâm linh và linh thiêng của lễ hội nó quy định “ngôn ngữ” của lễ
hội là ngôn ngữ biểu tượng, tính thăng hoa, vượt lên thế giới hiện thực, trần
tục của đời sống thường ngày. Thí dụ, diễn xướng ba trận đánh giặc Ân trong
Hội Gióng, diễn xướng cờ lau tập trận trong lễ hội Hoa Lư… Chính các diễn
xướng mang tính biểu tượng này tạo nên không khí linh thiêng, hứng khởi và
thăng hoa của lễ hội.
Điều cốt lõi làm nên lễ hội truyền thống là hạt nhân tâm linh là đối tượng
được tôn thờ một cách thành kính và thiêng liêng. Chính sự thành kính và thiêng
liêng đã tạo ra biểu tượng văn hóa cho mỗi lễ hội. Có thể dẫn ra đây một số biểu
tượng văn hóa tiêu biểu nhất trong đời sống tâm linh của người Việt:
- Quốc tổ Hùng Vương biểu tượng cho ý thức về cội nguồn dân tộc, ý
thức độc lập của cộng đồng quốc gia dân tộc.
- Tản Viên Sơn Thánh biểu tượng cho sức mạnh cộng đồng trong việc
thích ứng với thách thức của tự nhiên (bão lụt, hạn hán...) và khát vọng có vụ
mùa bội thu.
- Thánh Gióng biểu tượng cho sức mạnh của cộng đồng trong việc
chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập, tự chủ của quốc gia dân tộc.
- Thánh Chử Đồng Tử biểu tượng cho khát vọng có được cuộc sống
phồn thịnh trong một xã hội khoan hòa.

13


- Mẫu Liễu Hạnh biểu tượng cho bà mẹ và ước vọng cho một cuộc
sống gia đình hạnh phúc.
Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa mang tính hệ thống phức
hợp, một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, bao gồm tất cả các phương

diện khác nhau của đời sống xã hội như: sinh hoạt tín ngưỡng, nghi lễ, phong
tục, giao tiếp và gắn kết xã hội, các sinh hoạt diễn xướng dân gian (hát, múa,
trò chơi, sân khấu…), các cuộc thi tài, vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua bán…
Không có một sinh hoạt văn hóa truyền thống nào của nước ta lại có thể sánh
được với lễ hội truyền thống, trong đó chứa đựng đặc tính vừa đa dạng vừa
nguyên hợp này.
Giá trị văn hóa tâm linh: trong quá trình lao động sáng tạo, để đáp ứng
nhu cầu cuộc sống của mình, con người không chỉ biến đổi cải tự nhiên để tạo
ra sản phẩm văn hóa, mà còn hòa mình vào với thế giới hữu hình và vô hình
trong tự nhiên. Không ít người bất lực trước một sự việc nào đó và họ phải
nhờ tới sự che chở của một sức mạnh siêu nhiên, của tổ tiên, dòng tộc, các vị
thần linh... cầu mong cuộc sống được bình an, sức khỏe và thành đạt.
Nhờ có lễ hội, các cộng đồng dân cư mới có dịp thỏa mãn đời sống tâm
linh, có được những giây phút thiêng liêng, giao cảm, hồ hởi đầy tinh thần
cộng đồng. Đó là trạng thái thăng hoa từ cuộc sống hiện thực, vượt lên trên
đời sống hiện thực.
1.3.3. Lễ hội truyền thống là biện pháp giáo dục “uống nước
nhớ nguồn”
Lễ hội truyền thống một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tổng hợp,
vừa độc đáo, vừa phong phú. Có thể coi lễ hội là hình ảnh thu nhỏ của nền văn
hóa dân gian với các hình thức văn học (truyền thuyết, thần thoại, thần tích, thần
phả, văn tế, văn bia, ca dao, hò vè...); nghệ thuật biểu diễn (diễn xướng, sân

14


khấu, dân ca, dân vũ, dân nhạc...); tôn giáo, phong tục và tín ngưỡng (nghi lễ,
nghi thức, trò chơi, trò diễn dân gian, tục lệ, thờ cúng, đức tin...).
Lễ hội gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không
thể thiếu vắng, nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh và củng cố ý thức cộng đồng.

Nhiều yếu tố văn hóa tinh thần được lễ hội bảo lưu và trao truyền từ đời này
sang đời khác, trở thành di sản văn hóa vô giá của dân tộc. “Hội lễ là nơi bảo
tồn, tích tụ văn hóa của nhiều thời kỳ lịch sử, trong quá khứ, dồn nén lại cho
đương thời”(1). Lễ hội là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, giúp cho thế hệ
hôm nay hiểu được công lao của cha ông và thêm tự hào về truyền thống của
quê hương, đất nước.
Chứa đựng và phản ánh nhiều mặt của cuộc sống kinh tế, văn hóa, xã
hội, lễ hội là chỗ dựa tinh thần để mỗi người hướng về tổ tiên, dòng tộc, về
thế giới tâm linh và gắn bó với thiên nhiên, từ đó tạo ra một không khí vui vẻ,
trang nghiêm, vừa trần tục, vừa linh thiêng. Rõ ràng, lễ hội là sinh hoạt cộng
đồng để mỗi người cùng nhau chuẩn bị lễ vật và trò diễn, vui chơi, giao cảm,
hưởng thụ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
Những giá trị giáo dục của lễ hội được thể hiện trên một số mặt sau:
Giáo dục đoàn kết cộng đồng: lễ hội thuộc về một cộng đồng người
nhất định, “có thể được xem như sự phản chiếu sinh động của truyền thống,
bản sắc văn hóa cộng đồng cũng như là biểu tượng của tinh thần cố kết cộng
đồng làng xã được hun đúc qua thời gian”(2). Mỗi cộng đồng hình thành và
tồn tại trên cơ sở gắn kết địa vực và sở hữu tài nguyên, lợi ích kinh tế (cộng
hữu), gắn kết số mệnh chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên (cộng
sinh), gắn kết nhu cầu đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ
văn hóa (cộng cảm)...
Bất kể một lễ hội nào, dù là lễ hội nông nghiệp, lễ hội lịch sử, suy tôn
các vị thần linh hay anh hùng dân tộc thì bao giờ cũng là lễ hội của một cộng

15


đồng; biểu dương các giá trị văn hóa và sức mạnh của cộng đồng trên mọi
bình diện, là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng. Như vậy, tính cộng
đồng và cố kết cộng đồng là nét đặc trưng và là giá trị văn hóa tiêu biểu nhất

của lễ hội.
Giáo dục giá trị văn hóa: lễ hội là mô phỏng, tái hiện sinh động các
nhân vật, sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ dưới hình thức lễ tế, diễn
xướng, trò diễn dân gian. Giá trị giáo dục của lễ hội được thể hiện trong tính
hướng về cội nguồn. “Tất cả mọi lễ hội cổ truyền đều hướng về nguồn cội. Đó
là nguồn cội tự nhiên mà con người vốn từ đó sinh ra… Hơn thế nữa hướng
về nguồn đã trở thành tâm thức của con người Việt Nam”(3). Điều đó nhắc
nhở mọi người trong cộng đồng những bài học về đạo lý, truyền thống cha
ông, về lịch sử làng xã, lịch sử dân tộc.
Lễ hội truyền thống là hoạt động văn hóa tinh thần thể hiện tình cảm
con người với tổ tiên, thần thánh để cầu mong mọi lực lượng siêu nhiên che
chở, phù hộ. Mỗi người đến với lễ hội đều có lòng thành kính với tổ tiên và
các bậc tiền nhân, nhắc nhở mọi người nhớ đến bổn phận và trách nhiệm của
mình với ông bà, dòng tộc… Do vậy, lễ hội truyền thống có giá trị lớn trong
việc giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống lịch sử của làng xã, quê hương,
đất nước.
1.4.Tổ chức lễ hội truyền thống dựa vào cộng đồng
Lễ hội truyền thống là hình ảnh thu nhỏ của đời sống lao động, sinh
hoạt, tín ngưỡng của một cộng đồng dân cư, từ lâu, đã trở thành sinh hoạt văn
hóa không thể thiếu trong đời sống người dân Việt Nam.
Lễ hội truyền thống ra đời, được nuôi dưỡng trong môi trường cộng
đồng, do đó, lẽ đương nhiên lễ hội truyền thống phải do cộng đồng tổ chức.
Như vậy tổ chức lễ hội truyền thống luôn phù hợp với chủ trương xã hội hóa.

16


Ngoài những yếu tố tâm linh, tín ngưỡng đã thu hút người dân tham gia
lễ hội truyền thống thì việc nhân dân đứng ra tổ chức lễ hội, vừa là người
trình diễn, vừa là người thưởng thức... tạo nên tính hấp dẫn của lễ hội.


Tổ chức lễ hội truyền thống dựa vào cộng đồng là hoạt động không phải
bây giờ mới có, mà trong các giai đoạn lịch sử trước đây đã từng thực hiện.
Nhân dân tôn thờ các anh hùng dân tộc, những vị thần có công với
nước, với dân, nhân dân cũng cùng nhau xây dựng các đền thờ và tổ chức các
lễ hội để tưởng nhớ, ghi công.

17


×