Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

bài tập tốt nghiệp môn toán hệ liên thông cao đẳng ngành giáo dục mầm non.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 25 trang )

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đối với trẻ nhỏ, dồ chơi là một nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu được trong cuộc
sống. Nó cần cho trẻ như thức ăn, nước uống.
Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển, đồ chơi
cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi bổ ích,
nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc hại đối với
trẻ em. Những loại đồ chơi phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục
càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò mò
ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu. Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp
với quy luật phát triển trí tuệ của trẻ ở đúng độ tuổi mới có tác động góp phần hình
thành và phát triển trí tuệ ở trẻ.
Trẻ mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của
trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi phù
hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các hoạt động.
Hoạt động vui chơi là môt trong những hoạt động chủ đạo, song hoạt động học tập
được thể hiện qua các giờ hoạt động chưng có chủ đích đó là hoạt động cưng cấp
chủ yếu có hệ thống kiến thức cần trang bị cho trẻ.
Với đối tượng trẻ mầm non tư duy của trẻ là tư duy trực quan bằng hình tượng, nên
việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi trong giảng dạy và vui chơi là rất quan trọng. Đặc
biệt, trẻ ở độ tuổi này rất thích tự tìm tòi, khám phá những điều mới lạ trong cuộc
sống, qua thao tác với đồ chơi, trẻ sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và hiểu biết nhiều
hơn. Nếu trong một tiết học, cô không sử dụng đồ dùng trực quan thì sẽ không thu
hút được sự chú ý của trẻ và trẻ chóng chán, khiến chất lượng dạy và học không
cao. Đồ dùng trực quan là một minh họa sinh động để giúp trẻ chú ý và tiếp thu
một cách nhanh chóng nội dung vấn đề cô cần truyền đạt. Đồ chơi tự tạo là dụng
cụ học tập đơn giản dễ dàng phục vụ hoạt động chơi mà học của trẻ, cách thức chơi
với đồ chơi và những đồ chơi mà trẻ thích phải thay đổi theo sự phát triển của trẻ.
Càng có nhiều cách để trẻ chơi với một đồ chơi thì trẻ càng học được nhiều.
Đối với môn “ Làm quen với toán” , đây là môn học đòi hỏi độ chính xác cao
người giáo viên cần phải đầu tư thời gian, công sức một cách công phu, khoa học
để chuẩn bị đồ dùng đồ chơi mầm non cho tiết mới mong tiết học đạt được hiệu


quả cao và khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ sẽ đạt được ở mức độ cao nhất trong
quá trình tham gia các hoạt động của trẻ. Xuất phát từ nhận thức của trẻ từ trực
quan sinh động, đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng quay trở về thực tiễn.


Thực tế cho thấy hiện nay đồ dùng đồ chơi môn làm quen với toán cho trẻ mầm
non còn khá nghèo nàn, nên tôi xin chọn đề tài này để giúp những người giáo viên
khác có thêm lựa chọn thiết kế đồ dùng đồ chơi cho trẻ tại nơi làm việc của mình.
II. NỘI DUNG VÀ NGHIÊN CỨU:
1. Nội dung thiết kế đồ dùng đồ chơi môn làm quen với toán cho trẻ mầm
non:
Toán học là một mon khoa học cần có độ chính xác cao. Do trẻ ở độ tuổi
mẫu giáo chưa có một biểu tượng khoa học nào. Nên nhiệm vụ của giáo viên là
phải hình thành cho trẻ các biểu tượng toán học, cung cấp những kỹ năng cơ bản
nhất để trẻ có thể vận dụng vào trong thực tế. Để có sự phát triển và hướng tới một
nền giáo dục toàn diên như Bác Hồ đã từng nói “ Vỉ lợi ích mười năm thì phải
trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”
Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc với ông, bà, cha mẹ. … Và các sự vật hiện tượng
đến nhận thức xưng quanh, tất cả những cái trẻ nhìn thấy đều ảnh hưởng đến nhận
thức của trẻ , dần dần trẻ có được những khái niện giản đơn nhất về thế giới xung
quanh có nhu cầu muốn tìn tòi ,phám phá về tính chất, đặc điểm của sự vật hiện
tượng ,tập hợp các số lượng , hình dạng, màu sắc, kích thước, vị trí, sắp xếp của
chứng trong không gian.
VD: Khi chơi với đồ vật trẻ muốn biết tại sao vật này lại lăn được nhưng vật kia lại
không lăn được . hình dạng, kích thước và chất liệu của chứng khác nhau như thế
nào? Hoặc trẻ muốn biết từng nhóm đồ vâth có bao nhiêu vật và cách so sánh các
nhóm với nhau, trẻ muốn biết nhóm này có số lượng nhiều hay ít hơn nhóm kia.
Bắt đầu trẻ muốn biết làm thế nào để cho hai
nhóm được bằng nhau. Từ đó trong tư duy của trẻ đã nảy sinh khái niện thêm bớt
một cách giản đơn nhất về phép cộng trừ của bậc tiểu học. Xuất phát từ nhu cầu đó

mà việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng là
nhu cầu cần thiết. Nhưng thực chất chương trình toán học trong trường mầm non
hiện nay chỉ cho phép dạy trẻ làm quen với một số khái niện về toán đơn giản,
chưa dạy trẻ học toán. Nếu nhu dạy trẻ học toán sớm sẽ ảnh hưởng đến sự phát
triển của trể. Vì vậy nảy sinh vấn đề là làm thế nào để dạy trẻ những khái niếm về
toán học mang tính chất trìu tượng nhưng lại phải phù hợp với khả năng nhận thức
của trẻ mẫu giáo. Song khó khăn lớn nhất của trẻ mẫu giáo là làm quenvới một số
khải niệm toán học đó là khả năng lĩnh hội tri thức của trẻ còn non nớt, do thực tế
đó mà không thể cho trẻ làm quen với khái niệm về tổ hợp, phép đếm, số lượng,
hình dạng, kích thước, định hướng không gian bằng các định nghĩa chính xác mà
phải dựa trên tâm lý của trẻ và khái niệm toán học sơ đẳng, để có phương pháp


giảng dạy cụ thể, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ biến những khái niệm
toán học trìu tượng thành những biểu tượng quen thuộc mà trẻ có thể lĩnh hội được
một cách ấn tượng và sâu sắc nhất, hình thành những kiến thức ban đau về toán
học sơ đẳng cho trẻ.
Trong thực tế, tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi với những đồ
chơi mới lạ. Trong khi đó, những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến,
hạn chế về số lượng và ít được thay đổi. Vì vậy trẻ sẽ không dễ nhàm chán và
không hứng thú.
Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình, thường có rất
nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẵng hạn như vỏ chai dầu gội, sữa
tắm, lon bia, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD bị trầy cũ… đó là nguồn vật liệu rất
phong phú và đa dạng, có thể tận dụng làm những việc hữu ích. Nếu chúng ta có ý
thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó và có ý tưởng làm các đồ dùng, đồ
chơi thì có thể biến những chiếc hộp, bìa to nhỏ thanh ô tô, tàu hỏa, nhà cửa, bàn
ghế… Từ những lon bia chúng ta có thể tạo thành chú sâu nhỏ học toán đưa vào
các giờ dạy của trẻ ở trường mầm non. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được
tiền mua sắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp

học của mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ học và các
hoạt động. Qua đó hình thành ý thức tuyền truyền với mọi người xung quanh, từ
trẻ đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường. Và như vậy, chúng ta đã
giảm thiểu được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh
môi trường.

2. Nghiên cứu:
* Bảng đa năng
a) Nguyên liệu:
- Xốp màu, bìa (lịch cũ có mặt trắng) dây len, gai dính…
b) Cách làm:
- Cắt miếng bìa hình chữ nhật bằng khổ giấy A4, sau đó dán những miếng gai
dính nhỏ lên tấm bìa.


- Cắt những bông hoa bằng xốp màu hoặc các loại rau, các con vật, phương
tiện giao thông phù hợp với bài dạy và gắn gai dính ở mặt sau của hoa, con
vật, PTGT (cô có thể vẽ cho trẻ tự cắt).
- Buộc sợi giây len vào chính giữa cạnh trên của tấm bìa.
- Kẻ viền xung quanh tấm bìa.
- Làm hai túi nhỏ bằng nilon nhựa trong ở hai góc dưới của tấm bìa để đựng
thẻ số.
c) Cách sử dụng:
- Sử dụng trong giờ làm quen với toán qua trò chơi “Rung chuông vàng”.
- Trong giờ làm quen với toán. Ví dụ Số 8 tiết 3: Chia nhóm có 8 đối tượng ra
làm 2 phần. “Với trò chơi sợi dây thần kỳ”: Cách chơi: Trẻ sẽ dùng sợi dây
chia, chia 8 bông hoa ra làm 2 phần theo ý thích và gắn thẻ số tương ứng.
d) Cách chơi:
- Mỗi bạn chơi có một bảng và một rổ hoa. Cô giáo đưa ra câu hỏi để các bạn
chơi cùng trả lời, mỗi câu trả lời đúng sẽ đươc gắn một bông hoa lên bảng

của mình. Kết thúc cuộc chơi bảng của bạn nào có nhiều bông hoa nhất thì
bạn đó sẽ được rung chuông vàng.

e) Kết quả:


* Sâu con học toán:
a) Nguyên liệu:
- Vỏ lon bia, vỏ hộp sữa, cốc nhựa cũ, bóng nhựa, xốp màu, gai dính, dây
điện, thẻ chữ cái, thẻ số…
- b) Cách làm:
- Lấy quả bóng nhựa làm đầu của sâu, cắt xốp màu làm mắt mũi miệng, chân
của sâu.
- Lấy dây điện làm râu của sâu.
- Lấy các vỏ lon bia, vỏ hộp sữa, bóng nhựa, làm thân của con sâu.
- Làm gai dính giữa các thân của con sâu và trên thân sâu để gắn thẻ số và thẻ
chữ cái khi cần thiết.


c) Cách sử dụng:
- Được sử dụng trong giờ làm quen với toán.
- Trong giờ làm quen với toán:
o Trẻ sắp xếp các số trên thân con sâu từ 1 đến 10
o Xác định được số liền trước, số liền sau của các số trong dãy số tự nhiên
=> Khi các số được gắn trên thân con sâu, trẻ dễ dáng xác định hơn là khi
cô chỉ gắn một dãy số tự nhiên lên bảng từ 1 – 10.
d) Kết quả:


* Đồ dùng học toán: (tạo từ những hình học cơ bản: Hình tròn, hình chữ nhật)

a) Nguyện liệu:
- Bìa màu, hồ dán, kéo.
- Lịch treo tường cũ, thiếp mời.
b) Cách làm:
Đồ dùng hình chữ nhật
-

Vẽ mẫu các nhân vật lên giấy A4.


-

Lấy mẫu đó gấp đôi lại đặt trên bìa màu để cắt theo mẫu.

-

Lấy mẫu đã cắt được dán lên nền đen và cắt viền.

-

Gài phần bụng của đồ chơi lại đề con vật có thể đứng được.

-

Đồ dùng từ dạng hình tròn:
- Bìa màu, lịch treo tường cũ, thiếp mời cắt thành những hình tròn to nhỏ khác
nhau đề tạo thành hình các con vật;
- Ví dụ: Làm con bướm:
- Lấy một hình tròn cuộn lại làm thân bướm.
- Lấy một hình tròn khác cắt đôi lại làm cánh bướm.

- Lấy một hình tròn nhỏ làm đầu bướm.
- Gắn các bộ phận lại với nhau và thêm các chi tiết phụ như: mắt, mũi, râu,
hoa văn trên cánh bướm.
- Ví dụ: Làm con gà.
- Lấy một hình tròn to gấp đôi lại để làm thân gà.
- Lấy ½ hình tròn gấp đôi lại để làm đuôi gà.
Lấy một hình tròn nhỏ làm đầu gà.
- Lấy ½ hình tròn nhỏ gấp đôi lại làm cổ gà.
- Ghép các bộ phận của con gà lại với nhau bằng cách dập gim để tạo thành
chú gà hoàn chỉnh.


• Tương tự như thế ta có thể tạo ra nhiều con vật khác nhau.

c) Cách sử dụng:
- Với loại rối này ta có thể sử dụng để học toán cao, thấp. (con hươu cao hơn,
con chim thấp hơn), học các số lượng (Dạy trẻ đếm các con vật).
- Sử dụng để bày vào các sa bàn dạy làm quen văn học, làm quen với MTXQ.
- Sử dụng để chơi ở góc học tập của trẻ đặc biệt là trẻ mẫu giáo lớn có thể sử
dụng các hình hình học các hình hình học cơ bản làm những con vật làm trẻ
thích.


* Vòng quay kì diệu:
a) Vật liệu:
- Sắt
- Tôn
- Giấy đề can
- Giấy bóng kính.
- Các thẻ chữ, số hình chữ nhật.

- 1 chiếc lò xo.
b) Cách làm:
- Gồm 2 phần:
+ Phần chóp nón phía trên được gia công, hàn lại bằng nhiều miếng tôn
hình tam giác nhọn. Bên trong là khung sắt. Hàn thêm phần trục xoay ở dưới
của khối chóp nón.
- Phần dưới là một khối trụ có khung bên trong bằng sắt, bên ngoài hàn
bằng tôn mỏng. Ở chính giữa của khối trụ hàn phần trục để cố định 2 chiếc
vòng bi. Ở dưới của khối trụ hàn 3 thanh sắt vuông để làm chân của chiếc
nón, bên trên hàn phần kim chỉ của chếc nón kì diệu.
- Sau đó ghép 2 phần với nhau, khi đó phần chóp có thể quay theo chiều
kim đồng hồ, còn phần đế hình trụ thì cố định.
- Trang trí trên mặt nón và phần đế bằng giấy đề can với nhiều màu
khác nhau.
- Cắt giấy bóng kính, dán lên mặt nón tạo thành nhiều túi nhỏ để đựng
các thẻ số.
- Phần đỉnh chóp nón khoan một lỗ để cắm các thẻ số.
c) Cách sử dụng:
- Sử dụng trong việc tính toán các phép cộng, phép trừ phạm vi 10.
Khi giáo viên quay chiếc nón, kim chỉ của chiếc nón dừng ở vị trí nào
thì yêu cầu học sinh làm phép tính ở vị trí đó.

d) Kết quả:


* Ô cửa bí mật:

a) Vật liệu: Phooc, gỗ, các miếng sốp màu, đề can màu các loại.

b) Cách làm:

- Dùng các thanh gỗ bào nhẵn và phooc đóng thành một tấm bảng, phía trên
bảng đóng một đường rãnh ngang có độ dốc khoảng 5-10o để khi thả, viên bi
sẽ lăn từ từ rồi rơi xuống các rãnh dọc bất kì. Từ đường rãnh phía trên nối


thông với các đường rãnh dọc gắn với các hộp ở phía dưới. Nền trong bảng
có thể dán hình ảnh các con vật ngộ nghĩnh hoặc các loại hoa khác nhau để
đồ dùng sinh động, hấp dẫn.
- Dán số vào mặt trước cửa các hộp phía dưới.

c) Cách sử dụng:
- Giáo viên có thể sử dụng cho trẻ ôn luyện trong các giờ làm quen với toán,
làm quen với chữ viết, khám phá khoa học.
Ví dụ: Cho trẻ lăn viên bi vào trong đường rãnh phía trên, viên bi rơi vào ô
cửa nào, trẻ mở ô cửa đó và lấy đồ vật, chữ cái, chữ số ra, gọi tên.

d) Kết quả:


* Bộ đồ dùng: “Ai thông minh hơn”:

a) Vật liệu: Gỗ, khung nhôm, sốp mầu, giấy mầu, keo dán, kéo, lô tô thẻ số,
hình học, 2 viên bi, giấy đề can,...
b) Cách làm:
Dùng kìm, kéo cắt, uốn khung nhôm và gắn, nối tạo thành ô bàn chơi, nền ô
bàn chơi được trang trí bằng mầu sắc hài hoà. Dùng kéo cắt sốp màu tạo
thành những ngôi nhà có cửa ra vào. Trên mỗi ngôi nhà được trang trí bằng
lô tô thẻ số.

c) Cách sử dụng:



Trẻ thi đua chơi, sử dụng bi lăn trên đường chạy của mình, trả lời đúng câu
hỏi của cô sẽ vượt qua được chướng ngại vật (các ngôi nhà) và được đi tiếp.
Ai trả lời đúng nhiều câu hỏi, về đích trước là người thắng cuộc.
Sử dụng trong tiết nhận biết các chữ số và hình học.

d) Kết quả:


* Bộ đồ dùng lắp ghép:

a) Vật liệu: Hộp comfor, nước rửa bát, giấy đề can các màu, keo dính, cúc nhựa,

b) Cách làm:
Con voi: Lấy hộp comfor, nước rửa bát cắt thành hình con voi cắt 2 tai rời, chân
sau đó dùng giấy đề can quấn chân, dùng dập cúc dập tai cho trẻ ghép tai voi.
Con chim cánh cụt, chim công: Dùng can nước rửa bát cắt thân con chim dùng
giấy đề can cắt họa tiết mắt, mỏ, cánh dập cúc cho trẻ ghép.
Dùng giấy màu, đề can các loại trang trí họa tiết cắt các chữ số gắn thêm vào các


con vật.

c) Cách sử dụng:
Khi dạy ở hoạt động làm quen với toán, giáo viên cung cấp khái nịêm ban đầu cho
học sinh về hình học, về số. Cụ thể: Từ mô hình các động vật giáo viên cho trẻ
được tìm số theo yêu cầu, tìm cho cô giáo số từ 1-5; tìm cho cô giáo số từ 5-10, tìm
những con vật có chứa chữ số từ 1-5... Cho trẻ tìm và đếm số con voi, con chim,
con thỏ...nhận biết các chữ số từ 1-10.

Khi cho trẻ chơi trong giờ hoạt động góc giáo viên cho trẻ được tham gia chơi ở
góc toán.Cho trẻ tìm các số thứ tự, ghép số theo yêu cầu, bày các con vật,...

d) Kết quả:




* Cây tre trăm đốt:

a) Nguyên liệu:
- Vỏ hộp sữa su su, ống mút, lá tre nhựa, que tre dài 0,5 - 1m.
- Kéo, giấy đề can.
b) Cách làm:
- Lấy hộp sữa su su cắt đôi làm các đốt tre và khoan 1 lỗ nhỏ cách miệng hộp 1 cm.
- Lấy lá tre cắm vào ống mút và cắm tiếp vào các đốt tre.
- Dùng giấy đề can cắt chữ cái, chữ số, chấm tròn dán lên các đốt tre.
- Lắp ghép các đốt tre vào với nhau thành cây tre.
c) Cách sử dụng:
Tập hợp số đếm (Ôn chữ số và số lượng)
- Mỗi đội ghép một số thành 1 cây tre có toàn số (số lượng) giống nhau. Thêm bớt,
tạo nhóm có số lượng theo yêu cầu hoặc tương ứng với thẻ số.
- Dạy trẻ sắp theo quy tắc: 1 2 3 - 1 2 3, trẻ nhìn mẫu và ghép.
- Ôn dài ngắn, cao thấp (3 độ tuổi mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn).

d) Kết quả:


* Bộ đồ dùng đàn gà:


a) Vật liệu:
Vải vụn, lông gà mái thật, hạt bông, hạt vòng màu đen, vỏ hộp nước rửa bát, sốp
mầu, kéo, các dụng cụ cắt tỉa, keo 502, len màu vàng, dây thép.


b) Cách làm:
Thiết kế mô hình đàn gà vẽ và cắt hình gà mẹ từ miếng vải vụn, sau đó khâu lại.
Nhồi bụng gà mẹ bằng hạt bông gạo, sau đó dùng dao dọc giấy vẽ và cắt cánh gà,
mỏ gà bằng vỏ lọ nước rửa bát sau đó cài vào thân gà mẹ để tạo cánh gà và mỏ gà,
dùng kim chỉ để khâu hạt vòng làm mắt gà. Dùng kéo cắt mào gà bằng sốp. Tiếp
tục lấy keo 502 để gắn lông gà với nhau tao thành hình gà mẹ.
Gà con được làm bằng len màu vàng, cắt gắn và buộc lại. Sau đó dùng kéo cắt mỏ,
mào gà con bằng xốp, chân gà được uốn bằng dây thép và bọc lại bằng len.
c) Cách sử dụng:
Bộ đồ dùng này có thể sử dụng cho các giờ học toán, thu hút sự chú ý của trẻ: Hoạt
động làm quen với toán nhận biết 1 và nhiều, đếm trong phạm vi 10.

d) Kết quả:


* Bộ đồ dùng ngã tư đường phố:

a) Vật liệu:
Phoóc, sốp mút, giấy đề can, bóng nhựa, thìa sữa chua, keo gắn, dụng cụ bào gọt,
cắt tỉa…

b) Cách làm:
Thiết kế mô hình ngã tư đường phố được đặt trên bàn phoóc với hệ thống đèn giao



thông, dán giấy đề can, trên đường có nhiều người và phương tiện như ô tô, xe
máy, xe đạp được cắt, gọt từ những mút sốp, đề can các mầu dùng keo gắn chúng
lại với nhau theo bản thiết kế.
c) Cách sử dụng:
Mô hình này củng cố cho trẻ kiến thức toán: Trẻ đếm số ô tô, xe đạp, xe máy đi
trên đường, số bóng đèn cao áp, các cây xanh, cây cảnh trên đường,...

d) Kết quả:


III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
a) Kết luận:
Những mẫu trên đã được phổ biến thực hiện, ứng dụng cho các tiết dạy, hoạt
động vui chơi, các góc chơi và dùng trang trí lớp. Tận dụng được nguyên vật liệu
thừa, dễ tìm có sẵn, không tốn nhiều tiền của, hiệu quả đạt được khá cao.
Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để đưa đồ dùng vào giờ dạy vào
các hoạt động một cách hợp lý.
Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp để
nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp.
Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng tạo hình tốt để tạo ra sản
phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ.
Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ huynh để phụ
huynh cùng đóng góp các vật liệu đã qua sử dụng.


b) Kiến nghị:
- Vì những kết luận trên, tôi kiến nghị đưa những đồ dùng đồ chơi môn toán vào
trong giảng dạy.
- Tổ chức bồi dường thường xuyên cho các giáo viên Mầm non về chuyên đề toán
để giúp giáo viên nắm bắt, tiếp cận những vấn đề đổi mới.

- Tổ chức các nội dung thi dạy để các giáo viên có điều kiện phát huy trao đổi, rút
kinh nghiệm về khả năng tổ chức cũng như sử dụng các biện pháp dạy học phù
hợp.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan, học hỏi dự giờ những tiết dạy mẫu, dạy
giỏi để nâng cao trình độ và tham khảo đồ dùng đồ chơi giảng dạy.
- Khuyến khích giáo viên đăng ký thi đua dạy tốt môn toán, thiết kế và sáng tạo đồ
dùng đồ chơi làm quen với toán cho trẻ.
- Cần trang bị đầy đủ vật chất, đồ dùng dạy học cho cô và trẻ.
- Tích cực học tập, học hỏi để nâng cao trình độ tay nghề.
- Chịu khó sưu tầm, nghiên cứu để tạo đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng.


×