Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Thách thức của ngành vận tải hàng hóa hàng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.83 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

VẬN TẢI HÀNG HÓA HÀNG KHÔNG
Đề tài:
Thách thức của ngành vận tải hàng hóa hàng không.
Giảng viên hướng dẫn:

Tp. Hồ Chí Minh, 11-2016
1


Mục lục

2


Lời mở đầu
Trong xã hội từ trước đến nay, con người luôn có nhu cầu đi lại, du lịch; hàng
hóa thì cần vận chuyển để phục vụ mục đích thương mại nên sự ra đời của các
phương tiện vận tải là một điều tất yếu. Khi đời sống người dân ngày càng phát
triển thì phương tiện vận tải không còn chỉ gói gọn trong những chiếc xe ôtô, xe
tải, xe máy nữa mà người ta còn biết đến máy bay. Giao thông vận tải nói chung
cũng như ngành Hàng không dân dụng nói riêng luôn chiếm vị trí quan trọng
trong cuộc sống và đặc biệt trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nó giúp vận
chuyển hàng hóa một cách nhanh chóng, tiện lợi, an toàn và điều này cũng rất
cần thiết cho nền kinh tế thị trường ngày nay.
Vận tải hàng không là một ngành vận tải non trẻ nhất. Cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX, vận tải hàng không mới bắt đầu phát triển và nhờ các tiến bộ của


khoa học và kỹ thuật mà ngành vận tải hàng không ngày càng được phát triển
nhanh chóng. Trước đây, nó chủ yếu phục vụ chuyên chở hàng khách, ngày nay
vận tải hàng không đã được sử dụng rộng rãi vào chuyên chở hàng hoá trong
phạm vi nội địa cũng như quốc tế.
Ngành hàng không đã phát triển trên thế giới gần một thế kỷ nhưng chỉ xuất
hiện ở Việt Nam hơn 50 năm. Tuy nhiên, chúng ta đều có thể nhận thấy sự lớn
mạnh cũng như những đóng góp to lớn mà ngành này đem lại. Nằm trong khu
vực Châu Á – Thái Bình Dương, nơi có lĩnh vực vận tải hàng không được coi là
có tốc độ phát triển cao nhất toàn cầu, Việt Nam đang được đánh giá là một thị
trường đầy tiềm năng và được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời
gian tới. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành vận tải hàng hóa hàng
không Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển. Bên cạnh cơ hội lớn từ các
Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), ngành
3


vận tải hàng không Việt Nam còn được hưởng lợi từ các chính sách của Chính
phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng của ngành này. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, kho
bãi, cảng hàng không cũng đã và đang được đổi mới, xây dựng thêm tại cả trung
tâm lớn của cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM. Cùng với đó, các cơ sở
cung cấp các dịch vụ mặt đất cũng được đầu tư mạnh.
Tuy nhiên, song song với cơ hội , ngành vận tải hàng hóa hàng không Việt Nam
cũng đang phải đối mặt với không ít thách thức chi phối mạnh mẽ đến hoạt động
của ngành như các vấn đề về an ninh an toàn, cơ sở hạ tầng, chi phí nhiên liệu,
cạnh tranh với các phương thức khác, các chính sách, nguồn nhân lực.

4


Chương 1. Thách thức của ngành vận tải hàng hóa hàng không

1.1

An ninh an toàn
1.1.1 Khái niệm
An ninh hàng không là việc sử dụng kết hợp các biện pháp, nguồn nhân

lực, trang bị, thiết bị để phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp
bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, bảo vệ an toàn cho tàu bay,
hành khách, tổ bay và những người dưới mặt đất.
1.1.2 Thực trạng và thách thức
Thực tế cho thấy an ninh hàng không còn nhiều lỗ hỏng, quý 3 năm 2016,
ngành Hàng không đã ghi nhận 104 vụ việc mất an ninh hàng không, tăng 33 vụ
so với cùng kỳ 2015. Trong đó, ghi nhận 70 vụ việc hành khách mang vũ khí,
công cụ hỗ trợ, vật phẩm nguy hiểm trái quy định lên tàu bay; 11 vụ gây rối trật
tự, đe dọa, hành hung nhân viên hàng không. Nguyên nhân là do hệ thống bộ
máy còn lỏng lẻo, có điểm hạn chế.
 Hệ thống pháp luật về an ninh hàng không dân dụng bị chồng chéo và
khó áp dụng. Hiện nay các văn bản pháp luật về ngành hàng không dân dụng
còn được quy định nằm rải rác tại các văn bản cá biệt. Do vậy, khi muốn tra cứu
hoặc tìm hiểu về các vấn đề an ninh an toàn thì chúng ta phải tham khảo nhiều
văn bản mới có thể đáp ứng được nhu cầu công việc. Đây là một trong những
vấn đề bất cập của pháp luật Việt Nam. Ngay các văn bản cá biệt tại cảng hàng
không Nội Bài thì vấn đề xử lý tình huống khẩn nguy cứu nạn của lực lượng an
ninh và lực lượng an toàn đã có phần không khớp nhau nên khi xảy ra tình
huống rất khó tháo gỡ và thực hiện. Các văn bản vừa nhiều, vừa chồng chéo
trách nhiệm, nghĩa vụ của các bộ phận, lực lượng tham gia vào hoạt động hàng
không. Các quy định mang tính chất xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm
trong lĩnh vực hàng không chưa nhiều : chỉ có 1 vài quy định lỏng lẻo trong Bộ
luật hình sự Việt Nam 1999 chưa mang tính chất hình sự hóa vấn đề. Đây là kẽ
hở của luật nên rất khó xử lý hành vi vi phạm.

5


 Hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị bảo đảm an ninh hàng không như
hệ thống công nghệ thông tin, hàng rào, chiếu sáng, camera giám sát an ninh…
chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, tính chuyên nghiệp của nhân viên an ninh hàng
không chưa cao, vấn đề không bố trí đủ quân số theo yêu cầu công việc, một
nhân viên phải giám sát cả trăm đầu thu hình ảnh....cộng thêm địa hình quanh
khu vực sân bay quản lý có nhiều phức tạp, nhận thức của nhân dân về hoạt
động hàng không dân dụng còn hạn chế. Ví dụ, khoảng 14h chiều ngày
29/7/2016 tại sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất , hacker đã đột nhập làm
thay đổi giao diện màn hình hiển thị các thông tin về chuyến bay và kiểm soát hệ
thống âm thanh để phát nội dung xuyên tạc Việt Nam, Philippines và vấn đề
Biển Đông. Sự việc này đã ảnh hưởng đến các công tác chuẩn bị cho chuyến
bay, khiến các chuyến bay bị trễ gần 1 tiếng, các cơ quan, cán bộ đã phải mất
khá nhiều thời gian để khôi phục lại hệ thông như ban đầu. Tuy nhiên, rất may
mắn là các hoạt động khai thác bay, hệ thống điều hành và an ninh vẫn được
đảm bảo.

 Tình trạng mất cắp tài sản trong hành lý, hàng hoá vận chuyển bằng
đường hàng không, lợi dụng vị trí việc làm để buôn lậu tuy đã giảm nhưng vẫn
6


chưa chấm dứt hẳn. Trên chuyến bay từ Hà Nội đi Incheon (Hàn Quốc) chuẩn bị
khởi hành đêm 26/7/2016, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài
(Cục Hải quan TP Hà Nội) phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về
trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46 - CATP Hà Nội) đã phát hiện hai đối
tượng trong đó có một nữ tiếp viên hàng không giấu 80 cây vàng dưới ghế, mục
đích xuất cảnh sang Hàn Quốc bán kiếm lời. Cục Hàng không Việt Nam khẳng

định, vụ nhân viên hàng không mang vàng trái phép lên máy bay tại Cảng hàng
không quốc tế Nội Bài đã vi phạm nghiêm trọng và uy hiếp trực tiếp đến công
tác bảo đảm an ninh, an toàn hàng không.
 Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước tại các cảng hàng
không còn thiếu chặt chẽ.
 Chất lượng bảo đảm an ninh hàng không chưa thực sự bền vững, khả
năng xử lý tình huống còn hạn chế, chưa đáp ứng được với tình huống khẩn
nguy như khủng bố hoá sinh học, không tặc, đặt bom mìn trên tàu bay và các
công trình sân bay,...
 Tình trạng xâm nhập trái phép, mất cắp vẫn diễn ra thường xuyên, ảnh
hưởng lớn đến hoạt động khai thác hàng không tại các cảng hàng không ở nước
ta.
 Làm giảm uy tín, ảnh hưởng đến hình ảnh trung thực, tốt đẹp mà ngành
hàng không đã luôn nỗ lực xây dựng trong quá trình phát triển.
 Tiềm ẩn nguy cơ đe doạ an ninh hàng không và gian lận thương mại.
 Tóm lại, trên đây là những khó khăn cho công tác đảm bảo an ninh an
toàn bay tại các cảng hàng không sân bay cũng là thách thức không nhỏ đối với
lực lượng an ninh cảng hàng không và lực lượng phối hợp. Dẫn tới nhiều hậu
quả khôn lường, không tính toán được bằng tiền và sẽ làm ảnh hưởng toàn bộ
hình ảnh quốc gia.
1.2 Cơ sở hạ tầng
1.2.1 Khái niệm

7


Cơ sở hạ tầng là toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật tạo nền tảng cho sự phát
triển toàn diện của ngành hàng không từ kinh tế cho đến bảo đảm quốc phòng,
an ninh, góp phần bảo vệ môi trường và phục vụ đời sống nhân dân.
1.2.2 Thực trạng và thách thức

Hiện trạng cơ sở hạ tầng hàng không: kết cấu hạ tầng hàng không đã và
đang được cải tạo, nâng cấp tại các cảng hàng không quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn
Nhất; các cảng hàng không nội địa: Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Côn Sơn,
Vinh, Điện Biên Phủ, Plây-ku, Đồng Hới, Liên Khương, Cần Thơ (giai đoạn 1).
Hiện nay Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai mở nhà ga hành khách tại cảng
hàng không quốc tế Đà Nẵng, kéo dài đường cất cánh, hạ cánh 35R-17L ở cảng
hàng không quốc tế Đà Nẵng, xây dựng nhà ga T2 tại cảng hàng không quốc tế
Nội Bài...
Tuy nhiên cở sở hạ tầng hàng không tại các sân bay ở Việt Nam nhìn chung
còn nhiều hạn chế dẫn đến nhiều thách thức mà ngành đang phải đối mặt.
 Hệ thống kết cấu hạ tầng tại các cảng hàng không Việt Nam hiện nay còn
nghèo nàn, quy mô nhỏ, có những chỗ chưa đảm bảo đạt chuẩn kỹ thuật, chưa
tạo được sự kết nối liên hoàn. So với các nước tiên tiến trong khu vực, cơ sở hạ
tầng hàng không của nước ta chỉ ở mức dưới trung bình. Hiện nay, hầu hết các
cảng hàng không quốc tế và quốc nội của Việt Nam vẫn chưa có nhà ga hàng
hóa, khu vực hoạt động cho đại lý logistics gom hàng và khai quan như các cảng
hàng không của các nước trong khu vực; trang thiết bị còn yếu kém, lạc hậu
thiếu đồng bộ; hệ thống kho bãi quy mô nhỏ, rời rạc; các phương tiện trang thiết
bị như: xe nâng hạ hàng hóa,dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói hàng
hóa, đèn chiếu sáng... nhìn chung còn thô sơ.

8


Trong khi đó, chỉ có cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và Nội Bài
được trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng để đón được các máy bay chở hàng quốc tế,
có khả năng phục vụ tốt cho ngành vận tải hàng hóa hàng không. Ví dụ, nhà ga
hàng hóa cảng hàng không quốc tế Nội Bài có tổng diện tích 44.000m 2, công
suất phục vụ theo thiết kế là 203.000 tấn hàng hóa/năm hay nhà ga hàng hóa
Hàng không SCSC được xây dựng trên diện tích rộng 143.000m 2 tại Sân bay

quốc tế Tân Sơn Nhất.
 Hệ thống đường cất hạ cánh còn ít. Ví dụ như tại sân bay quốc tế Nội Bài
hiện tại có 2 đường cất hạ cánh là 11L/29R và 11R/29L để phục vụ hơn 100
chuyến bay lên, xuống hàng ngày tại Nội Bài. Tuy nhiên, đường băng với các
thông số kỹ thuật chưa đạt tiêu chuẩn, về chiều dài, độ dày nên chỉ phục vụ được
các chuyến bay từ Boeing 747 trở xuống, còn các chuyến bay lớn hơn như
Airbus 380 không thể hạ cánh tại Nội Bài được vì chất lượng đường cất hạ cánh
không đảm bảo, có thể làm cho đường băng bị lún sụt vì sải cánh của A380 lớn
hơn chiều rộng của đường băng.
 Vệt lăn : Tùy từng cảng hàng không khác nhau mà có hệ thống tu sửa
khác nhau. Tuy nhiên, một thực tế cho thấy các vệt lăn không được sơn sửa
9


thường xuyên dẫn đến tình trạng bị mờ vết sơn làm cho tàu bay khó tiếp cận hạ
cất cánh được.
 Hệ thống máy soi chiếu người, hành lý, hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu
kiện... cần phải được bảo dưỡng, kiểm tra và thay thế những trang thiết bị không
đạt yêu cầu để kịp thời phát hiện những vật phẩm nguy hiểm mang lên tàu bay.
Hiện nay việc kiểm tra người, vật phẩm nguy hiểm còn lơ là, chưa chặt chẽ, máy
móc còn có hiện tượng bị lỗi kỹ thuật.
 Nguồn vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng còn thiếu và chưa hợp lý. Chưa có
cơ chế chính sách thuận lợi, minh bạch để khuyến khích các nhà đầu tư nước
ngoài, tư nhân trong nước tham gia xây dựng các dự án. Việc huy động vốn từ
các tổ chức tài chính quốc tế, các nhà tài trợ để cung cấp vốn cho các dự án mất
nhiều thời gian trong khi các quy định về hình thức hợp tác đầu tư giữa Nhà
nước và tư nhân (PPP) vừa mới hình thành.
 Chuỗi cung ứng còn yếu kém làm cho chi phí của dịch vụ cao lên.
 Chưa đáp ứng được nhu cầu về công suất hoạt động của ngành vận tải
hàng hóa hàng không.

 Giới hạn tần suất các chuyến bay đi và đến các cảng hàng không ở Việt
Nam và khiến cho các hãng hàng không quốc tế trên thế giới sử dụng các tàu
bay lớn khó có thể tiếp cận được với thị trường vận tải hàng hóa Việt Nam hay.
 Xuất hiện tình trạng khách mang các vật phẩm nguy hiểm lên tàu bay đe
dọa đến sự an toàn của toàn bộ chuyến bay.
 Khiến cho ngành vận tải hàng hóa hàng không Việt Nam bị mất đi một
nguồn đầu tư tài chính lớn để cải thiện và nâng cấp các trang thiết bị phục vụ
cho ngành.
 Tăng giá thành, khiến các doanh nghiệp khó cạnh tranh và làm ảnh
hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả hoạt động giao thương hàng hóa của
các doanh nghiệp trong ngành vận tải hàng hóa hàng không Việt Nam.
1.3 Chi phí nhiên liệu
 Chi phí nhiên liệu tăng do nhu cầu từ Ấn Độ, Trung Quốc và thế giới thứ
ba; năng suất lọc dầu không đủ ở Tây bán cầu (có nghĩa là nhiên liệu phải được
10


vận chuyển từ khoảng cách rất xa); bất ổn chính trị ở Trung Đông và thiếu sự
cạnh tranh giữa các nhà cung cấp nhiên liệu. Giá nhiên liệu tăng lên
$61.8/thùng.
 Một hãng hàng không không thể dễ dàng lựa chọn một hãng cung cấp
nhiên liệu khác khi hãng cũ có giá quá cao vì họ không có nhiều sự lựa chọn về
các nhà cung cấp nhiên liệu tại các sân bay.
 Nếu giá dầu tăng lên cao thì tất cả các hãng hàng không đều có nguy cơ
lỗ. Bởi chi phí nhiên liệu thường chiếm khoảng 50% tổng chi phí, khi đó nguy
cơ doanh nghiệp lỗ là rất cao.
 Nếu như tình trạng thiếu hụt nhiên liệu từ các nhà cung cấp hoặc nhiên
liệu tăng giá thì chí phí vận tải hàng không sẽ tăng cao và các công ty sẽ cân
nhắc đến việc sử dụng vận tải hàng không.
1.4 Cạnh tranh với các phương thức khác

 Cước hàng không cao nhất do chi phí trang thiết bị, chi phí sân bay, chi
phí khấu hao máy bay, chi phí dịch vụ cao. Nếu so sánh cước vận chuyển một kg
hàng hoá trên cùng một tuyến đường đi từ Nhật Bản đến London thì cước máy
bay là 5,5 USD, trong khi đó tàu biển chỉ có 0,7 USD, so với đường sắt và ô tô
thì cước vận tải hàng không cũng cao hơn từ 2 đến 4lần. Vậy nên vận tải hàng
không bị hạn chế đối với việc vận chuyển những mặt hàng giá trị thấp, nguyên
liệu, sản phẩm nông nghiệp,... do cước chiếm một tỷ lệ quá lớn trong giá hàng ở
nơi đến làm cho giá hàng quá cao, không có sức cạnh tranh.
 Vận tải hàng không chỉ thích hợp với việc vận chuyển những mặt hàng
có giá trị cao, hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng đòi hỏi giao ngay,...
 Vận tải hàng không bị hạn chế đối với việc chuyên chở hàng hoá khối
luợng lớn, hàng cồng kềnh do máy bay có trọng tải và dung tích nhỏ. Máy bay
vận tải thông dụng lớn nhất thế giới ngày nay cũng chỉ có khả năng chuyên chở
110 tấn hàng một chuyến, thông thuờng một máy bay chỉ có thể chuyên chở
khoảng 60 tấn một chuyến, máy bay chở khách thì chỉ kết hợp vận chuyển được

11


khoảng 10 tấn một chuyến. So với tàu biển có khả năng chuyên chở hàng trăm
ngàn tấn thì sức chở hàng của máy bay rất nhỏ.

 Cước phí vận tải hàng hóa hàng không còn khá cao so với các phương
thức vận tải khác nên người gửi hàng còn phải cân nhắc kỹ khi quyết định chọn
phương thức vận tải bằng đường hàng không.
 Danh mục các mặt hàng vận tải bằng đường hàng không bị hạn chế nên
chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển tất cả các loại hàng hóa của các khách
hàng.

12



1.5

Chính sách
1.5.1 Chính sách bảo hộ thương mại
 Trong nền kinh tế ngày càng càng phát triển hiện nay, đa số các quốc gia

đều đã và đang ngày càng mở cửa nền kinh tế để đón nhận những doanh nghiệp
quốc tế tham gia vào khai thác trong các ngành kinh tế trong nước, cụ thể là
ngành vận tải hàng hóa hàng không. Tuy nhiên vẫn còn một số quốc gia đang áp
dụng những chính sách bảo hộ thương mại nhằm mục đích bảo vệ cho những
doanh nghiệp vận tải hàng hóa trong nước khỏi sự cạnh tranh của những doanh
nghiệp vận tải lớn quốc tế. Chính sách này về mặt chủ quan sẽ đem lại lợi ích
cho một số ngành công nghiệp vận tải riêng lẻ tại các nước sở tại, nhưng nhìn
chung lại là một thách thức dành cho ngành vận tải hàng hóa hàng không thế
giới nói chung. Các doanh nghiệp vận tải hàng hóa quốc tế sẽ mất đi cơ hội tiến
vào những thị trường tiềm năng và tìm kiếm lợi nhuận từ những thị trường đó.
Điều này cũng gây ảnh hưởng đến sự kết nối trong chuỗi vận tải giữa các quốc
gia trên thế giới.
 Đồng thời với những quốc gia áp dụng chế độ bảo hộ thương mại thì sẽ
vô hình chung tạo nên thế độc quyền, từ đó làm mất đi tính cạnh tranh trong
ngành. Người tiêu dùng cũng mất đi khả năng tiếp cận với những dịch vụ tốt
hơn và giá cả cạnh tranh hơn từ các doanh nghiệp quốc tế.
1.5.2 Hạn chế bay đêm
 Lệnh hạn chế bay đêm hay giờ giới nghiêm của sân bay là những điều
luật được đưa ra cho nhà vận chuyển nhằm hạn chế việc cất hạ cánh trong một
quãng thời gian nhất định. Những lệnh này có thể được áp dụng đối với tất cả
hay một số loại tàu bay nhất định dựa trên mức độ tiếng ồn nó gây ra. Đa số
những lệnh hạn chế này được đưa ra nhằm ngăn chặn sự ảnh hưởng của tiếng ồn

động cơ đến dân cư xung quanh sân bay. Mặc dù việc đưa ra lệnh hạn chế bay
đêm có thể giúp giảm thiểu vấn đề ô nhiễm tiếng ồn tại sân bay, nó cũng gây ảnh
hưởng đến sự vận hành của dịch vụ hàng không, cụ thể là những chuyến bay
13


quốc tế đi/đến sân bay này nói riêng và lợi ích kinh tế của cộng đồng và đất
nước sở tại nói chung.
 Lệnh hạn chế bay đêm ảnh hưởng trực tiếp đến những nhà vận chuyển
hàng hóa, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh chuyển phát nhanh. Mô
hình kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh dựa trên yếu tố chính là sự đúng
giờ, nhanh chóng và điều này thì đồng nghĩa với việc phải gửi hàng cả vào buổi
tối hay nhận hàng vào lúc sáng sớm. Vì vậy, việc bay đêm là rất cần thiết với các
doanh nghiệp chuyển phát nhanh. Lệnh hạn chế bay đêm cũng ảnh hưởng
nghiêm trọng đến mạng lưới vận chuyển bởi nó giảm thiểu khả năng kết nối dịch
vụ vào buổi sáng hay tối.
 Nhà vận chuyển chỉ có thể tạo ra lợi nhuận khi có đủ lượng hành khách
hay hàng hóa muốn sử dụng dịch vụ của họ ở mức giá có thể bù đắp chi phí. Có
nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn của khách hàng, nhưng một trong những
yếu tố quan trọng nhất là sự thuận tiện, cụ thể chính là thời gian và tần suất bay.
Lợi thế lớn nhất của ngành vận tải hàng hóa hàng không chính là ở những
khoảng cách quốc tế đường dài nhưng những chuyến bay đường dài thường phải
đi qua nhiều múi giờ, chủ yếu diễn ra vào ban đêm. Vì vậy việc bị hạn chế bay
đêm sẽ giới hạn việc sắp xếp lịch bay và kết nối với những loại hình dịch vụ
khác tại khu vực đầu đi/đến.
Tính đến năm 2013, ICAO thống kê được có tổng cộng 161 sân bay quốc tế
trên thế giới đang áp dụng lệnh hạn chế bay đêm. Trong đó, 60% là những sân
bay ở Châu Âu, 16% ở Châu Mỹ, 8% ở Châu Á Thái Bình Dương, 5% ở Nam
Mỹ, 3% ở Châu Phi và 2% ở vùng Trung Đông.


14


Thời gian thông quan
 Theo quy định của Luật Hải quan Việt Nam: “Thông quan là việc cơ

1.5.3

quan Hải quan quyết định hàng hoá được xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận
tải được xuất cảnh, nhập cảnh” (Điều 4 Khoản 11 Luật Hải quan số
29/2001/QH10).
 Theo Tổng cục Hải quan, thời gian qua đã thực hiện nhiều biện pháp cải
cách thủ tục hải quan, nhưng cuộc cách mạng rút ngắn thời gian thông quan vẫn
gặp khó khăn bởi hàng hóa để được thông quan phải nhọc nhằn đi qua quá nhiều
cửa ải kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng, khiến doanh nghiệp tốn
nhiều chi phí lưu kho, bãi. Theo đó, thời gian trung bình cơ quan kiểm tra
chuyên ngành thực hiện để có thông báo kết quả kiểm tra chất lượng là 20 - 30
ngày. Đặc biệt, tại một số địa phương thời gian này có thể kéo dài từ 2 - 3 tháng,
do thời gian vận chuyển, lắp ráp lâu, khoảng cách địa lý xa và việc bố trí cán bộ
kiểm tra còn mất nhiều thời gian. Chính vì thời gian chờ kết quả kiểm tra chất
lượng kéo dài nên chi phí lưu kho bãi trung bình trong khi chờ kết quả kiểm tra
là rất cao.
 Hiện nay Tổng cục Hải quan đang xúc tiến triển khai NSW ( Cơ chế một
cửa quốc gia - National Single Window ) tại các cảng hàng không. Các thủ tục
hành chính hải quan một cửa và việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan xử lý
thông qua Cổng thông tin NSW được thực hiện như sau: Người khai , các cơ
quan xử lý gửi thông tin về thủ tục hành chính hải quan một cửa tới Cổng thông
tin NSW. Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận và chuyển tiếp thông tin
đến các hệ thống xử lý chuyên ngành. Các cơ quan xử lý tiếp nhận, xử lý thông
tin, phản hồi trạng thái tiếp nhận/xử lý, trả kết quả xử lý tới Cổng thông tin

NSW. Cổng thông tin NSW phản hồi trạng thái tiếp nhận/xử lý, trả kết quả xử lý
thông tin tới người sử dụng và hệ thống xử lý chuyên ngành có liên quan. NSW
tại cảng hàng không sẽ chuyển đổi cơ bản việc thực hiện thủ tục hiện nay với
hàng hóa, phương tiện, hành khách vận tải đường hàng không từ phương thức
15


thủ công trên giấy tờ sang phương thức điện tử. Mặc dù lợi ích của việc thực
hiện NSW là rất rõ ràng, nhưng thực tế VN có thể đối mặt với khá nhiều khó
khăn trong việc triển khai thí điểm trong thời gian tới. Có thể kể đến những khó
khăn sau:
 Thứ nhất, sự liên kết giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện thủ
tục hành chính để thông quan hàng hóa, phương tiện còn chưa chặt chẽ; các thủ
tục hành chính để thông quan cho một lô hàng, phương tiện được thực hiện riêng
lẻ, tương đối độc lập, không được liên kết thành một dây chuyền logic và hầu
hết thực hiện bằng phương thức thủ công; còn dư thừa, chồng chéo về yêu cầu
chứng từ trong hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính trong thông quan hàng hóa,
phương tiện.
 Thứ hai, tại các cảng biển, cảng hàng không quốc tế, việc tiếp nhận thông
tin về hình thức được thực hiện tại một địa điểm, nơi tập trung các cơ quan
thuộc chính quyền cảng. Tuy nhiên, thực tế vẫn là các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ vận tải nộp hồ sơ riêng rẽ cho từng cơ quan bằng hình thức thủ công,
thông tin không được chia sẻ kịp thời và khó sử dụng lại cho các khâu sau do
tồn tại dưới dạng giấy tờ, không tận dụng được ưu thế của việc ứng dụng công
nghệ thông tin và tự động hóa.
 Cuối cùng là hạ tầng kỹ thuật giữa các bộ chưa được xây dựng liên thông
với nhau một cách thông suốt. Đây là một thách thức lớn trong triển khai cơ chế
NSW, vì điều này ảnh hưởng rất lớn và đòi hỏi nhân viên các bộ phải thay đổi
thói quen làm việc và tư duy truyền thống trong khi Việt Nam chưa có văn bản
thống nhất hướng dẫn và tổ chức thực hiện thí điểm.


16


1.6

Xu hướng chuyển nhà máy sản xuất về thị trường nội địa
 Hiện nay, nhiều nhà sản xuất xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh ở

những tỉnh thành, vùng ngoại thành cách xa trung tâm thành phố, thậm chí
chuyển nhà máy sản xuất qua các nước khác. Bởi vì ở những vùng này nguồn
lao động dồi dào, mức lương chi trả cho công nhân thấp hơn,...
 Tuy nhiên điều này sẽ khó khăn trong vận chuyển hàng đi phân phối,
nhất là điều kiện hạ tầng giao thông ở những vùng ngoại thành còn yếu kém : số
lượng cầu yếu, cầu tải trọng thấp, chưa đồng bộ với cấp đường khá lớn; nhiều
tuyến đường giao thông miền núi chưa đi lại được quanh năm, nhiều tuyến
đường giao thông đường rất xấu,xuất hiện ổ gà, ổ voi... Còn khi đặt nhà máy sản
xuất ở quốc gia khác thì cũng gặp khó khăn về trình độ nhân công, cơ sở hạ
tầng, các chính sách của chính phủ nước sở tại...
 Vì vậy, việc chuyển nhà máy sản xuất về trung tâm nội địa sẽ giúp được
phần nào thuận lợi trong việc vận tải hàng hóa, đặc biệt là dễ dàng trong việc
xuất khẩu bằng đường hàng không. Thay vì đặt nhà máy sản xuất ở quốc gia
khác sẽ tốn chi phí vận chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, còn chưa kể
đến trong quá trình vận chuyển đường dài sẽ gây ảnh hưởng dến hàng hóa, khó
khăn trong việc quản lý quy trình sản xuất... Khi nhà máy sản xuất ở nội địa, thì
việc thuận lợi đầu tiên sẽ là dễ dàng vận chuyển ra cảng hàng không. Các doanh
nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi, dễ quản lý quy
trình sản xuất cũng như vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải khác
trước khi ra đến cảng hàng không để vận chuyển bằng tàu bay.
 Nhưng không có gì là không có mặt hạn chế, khó khăn. Khi di dời nhà

máy sản xuất về trung tâm nội địa thì cũng phát sinh nhiều vấn đề:
 Thứ nhất về chi phí sản xuất: đứng dưới góc độ nhà sản xuất thì đối với
các hàng hóa, sản phẩm đại trà, phổ thông việc mở rộng quy mô hoạt động bằng
việc xây dựng nhiều nhà máy ở nhiều khu vực khác nhau sẽ mang lại nhiều lợi
ích hơn là tập trung sản xuất tại một nhà máy duy nhất và chuyển hàng đến mọi
nơi trên thế giới. Do các nhà máy sản xuất ở các địa điểm khác nhau, nguồn
17


nguyên vật liệu sử dụng thường cũng sẽ được lấy từ những khu vực lân cận
nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển.
 Thứ hai về giá thành, việc giảm thời gian vận chuyển mà giá thành thấp
đối với vận chuyển hàng hóa hàng không nội địa ra nước ngoài thì vô cùng khó
khăn. Khi mà nhà máy sản xuất ở nội địa, có nghĩa là nó sẽ cách xa những quốc
gia nhập khẩu hàng hóa, điều đó sẽ cho ra kết quả là giá thành vận chuyển sẽ cao
và thời gian vận chuyển không thể ngắn hơn được.
1.7 Nguồn nhân lực
 Nguồn nhân lực tại các cảng hàng không đòi hỏi số lượng nhân lực lớn,
phải qua quá trình đào tạo, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ. Số lượng người
lớn như vậy thì cần phải có hệ thống đào tạo huấn luyện nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc được đảm nhiệm và các kỹ năng
cần thiết xử lý khi có các tình huống khẩn cấp xảy ra.
 Việt Nam là một nước có nguồn nhân lực khá dồi dào (Lực lượng lao
động trong độ tuổi lao động Quý 2/2016 ước tính là 47,55 triệu người) nhưng
trình độ chuyên môn thì chưa thực sự cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của
ngành.
 Đòi hỏi phải tốn chi phí khá lớn để đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ,
nhân viên giúp cho các công tác, hoạt động khai thác được vận hành có hiệu
quả.


18


Chương 2. Kiến nghị
 Áp dụng công nghệ điện tử vào vận chuyển hàng hóa.
Vận tải hàng không vẫn còn mất từ bảy đến tám ngày để hoàn tất lộ trình. Để
rút ngắn thời gian đó, áp dụng công nghệ điện tử phải là trở thành một phần của
các cải cách nhằm vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác được nhanh
chóng , hiệu quả và hàng hóa sẽ có cơ hội tốt hơn để có thể cạnh tranh với các
hình thức vận tải khác.

 Các cơ quan chức năng nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu
hàng hóa.
Để đáp ứng nhu cầu và nâng cao sức cạnh tranh, thì các cơ quan chức năng
cần hỗ trợ doanh nghiệp xuất - nhập khẩu trong việc kê khai và giảm thiểu
những thủ tục hành chính rườm rà. Bên cạnh đó cũng phải hỗ trợ doanh nghiệp
cập nhật thông tin của các nước sở tại một cách nhanh và chính xác nhất. Từ đó,
việc xuất - nhập khẩu hàng hóa sẽ diễn ra một cách thuận lợi, đồng thời phát huy
tiềm năng phát triển của doanh nghiệp mình.
 Ngành công nghiệp hàng không cần có hành động tập trung vào việc giảm
lượng khí thải carbon.
19


Vấn đề môi trường là một vấn đề nan giải cần có sự quan tâm sâu sắc từ tất
cả mọi người, đặc biệt là ngành hàng không.
 Củng cố và phát triển các liên minh hàng không về hàng hóa.
Cho đến nay, các liên minh hàng hoá đã không có tác dụng như liên minh
hành khách. Những liên minh được thúc đẩy bởi lý do về phía hành khách,
nhưng không mang lại nhiều hiệu quả mạnh mẽ cho bên vận chuyển hàng hóa.

Hàng hóa là một phần quan trọng với IATA, là một phần thiết yếu của vận tải
hàng không cho ngành công nghiệp hàng không, vì vậy, việc củng cố và thúc
đẩy các liên minh hàng không về hàng hóa sẽ đem đến cho việc vận chuyển
bằng đường hàng không được dễ dàng, thuận tiện, hợp tác cùng phát triển.

20


Kết luận
Ngành vận tải hàng không Việt Nam đang hết sức khó khăn, phải gồng
mình chống chọi với nhiều áp lực, thử thách. Tình trạng yếu kém về cơ sở vật
chất, thiếu chặt chẽ trong an ninh an toàn, thiếu đồng bộ giữa các chính sách,
trước tốc độ phát triển nhanh chóng của các loại phương tiện dẫn đến việc cạnh
tranh gay gắt giữa các lực lượng vận tải,…đang là những điểm bất cập, hạn chế
sự phát triển của ngành vận tải hàng không và dẫn tới nhiều yếu tố tiêu cực
trong lĩnh vực vận tải hàng hóa. Để ngành vận tải hàng không Viêt Nam dần
hoàn thiện hơn , cần xác định được những mặt ưu và khuyết, trên cơ sở đó tìm ra
những nguyên nhân, các giải pháp khắc phục và đề ra những kế hoạch cụ thể để
ngành vận tải Việt Nam chặt chẽ, hiểu quả và phát triển bền vững.

21


Nguồn tham khảo
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />m=1
Giáo trình môn Vận tải hàng hóa hàng không

22




×