Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

mối quan hệ lượng chất và vận dụng vào thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.02 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hằng ngày, đằng sau các sự vật hiện tượng đa dạng phong
phú trong thế giới khách quan, con người đã dần dần nhận thức được tính trật tự và
mối liên hệ có tính lặp lại của sự vật hiện tượng, từ đó hình thành khái niệm “quy
luật”. Với tư cách là phạm trù của lý luận nhận thức, khái niệm “quy luật” là sản
phẩm của tư duy khoa học phản ánh sự liên hệ của các sự vật, hiện tượng và tính
chỉnh thể của chúng. Các quy luật trong tự nhiên, xã hội cũng như của tư duy con
người đều mang tính khách quan. Con người không thể tạo ra hoặc xóa bỏ được
quy luật mà chỉ có thể nhận thức và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Quy luật
“chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và
ngược lại” là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật, nó cho biết cách
thức của sự vận động và phát triển. Việc nhận thức quy luật này có ý nghĩa to lớn
trong thực tiễn khi chúng ta xem xét các sự vật, hiện tượng. Nếu nhận thức không
đúng quy luật này dễ dẫn đến hiện tượng “tả khuynh” hoặc “hữu khuynh”. “Tả
khuynh” có thể hiểu là tư tưởng chủ quan nóng vội, muốn sớm có sự thay đổi về
lượng nhưng lại không tính đến việc tích lũy về chất. “Hữu khuynh” là tư tưởng
bảo thủ, trì trệ, không dám thực hiện “bước nhảy” khi đã có sự tích lũy đủ về
lượng. Với bài tiểu luận này, chúng tôi mong muốn tiếp cận và làm cụ thể hơn phần
nào nội dung và ý nghĩa của quy luật quan trọng này và từ đó rút ra được những bài
học thiết thực trong học tập và cuộc sống. Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bố
cục tiểu luận gồm có 2 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng
thành những sự thay đổi về chất và ngược lại.
Phần II: Vận dụng quy luật vào trong quá trình học tập và rèn luyện
PHẦN I


CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG THAY ĐỔI
VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về


chất và ngược lại chỉ ra cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan.
1. Khái niệm
* Khái niệm chất
Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của
sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó
mà không phải là cái khác. Chất là chất của mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại khách
quan, cái làm nên sự vật, để phân biệt nó với vô vàn các sự vật, hiện tượng khác
cùng tồn tại trong thế giới.
Từ quan niệm về chất nêu trên chúng ta không nên đồng nhất khái niệm chất
với khái niệm thuộc tính.
- Mỗi sự vật, hiện tượng có nhiều thuộc tính. Nhưng những thuộc tính này
không tham gia vào việc quy định chất như nhau, mà chỉ có những thuộc tính cơ
bản mới quy định chất của sự vật. Vì thế, chỉ khi nào thuộc tính cơ bản thay đổi thì
chất của sự vật mới thay đổi. Khi các thuộc tính không cơ bản có thể thay đổi,
nhưng không làm cho chất của sự vật thay đổi.
- Mặt khác, các thuộc tính cũng như chất của sự vật chỉ bộc lộ qua những
mối liên hệ cụ thể. Do đó, việc phân biệt thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chất
và thuộc tính cũng chỉ là tương đối. Và như vậy, mỗi sự vật, hiện tượng không chỉ
có một chất, mà có nhiều chất tuỳ theo những mối quan hệ cụ thể của nó với những
cái khác. Theo Ph. Ăngghen: “Những chất lượng không tồn tại, mà những sự vật có
chất lượng, hơn nữa, những sự vật có vô vàn chất lượng mới tồn tại”.
- Chất biểu hiện tính ổn định tương đối của sự vật, là cái vốn có và không
tách rời sự vật. Do đó, không thể có chất tồn tại “thuần tuý” hoặc là phụ thuộc vào


cảm giác chủ quan của con người như các nhà triết học duy tâm chủ quan quan
niệm. Chất của sự vật không chỉ được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành
sự vật mà còn được xác định bởi trật tự sắp xếp, phương thức liên kết giữa các yếu
tố.

Ví dụ: 3 nguyên tử cabon liên kết với nhau theo mạch thẳng sẽ cho chúng ta
chất than đá. 4 nguyên tử cabon liên kết với nhau theo mạch vòng sẽ cho chúng ta
chất kim cương.
* Khái niệm lượng
Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn
có của sự vật, hiện tượng về mặt số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu vận động
của sự vật.
Đặc trưng của lượng được biểu thị bằng con số hoặc các đại lượng chỉ kích
thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, tổng số nhiều hay ít, trình độ cao hay thấp,
tốc độ nhanh hay chậm …
Ví dụ: xác định lượng của chai nước: cân, đong
Tuy nhiên, với những gì chúng ta có thể cân, đong, đo, đếm được thì xác định
lượng là dễ (bằng cách định lượng), còn những gì chúng ta không thể cân, đong, đo,
đếm được thì việc xác định lượng là rất khó (lúc này phải bằng định tính).
Ví dụ: trong lĩnh vực tình cảm…
2. Nội dung quy luật
Chất và lượng là hai mặt đối lập: chất tương đối ổn định, còn lượng thường
xuyên biến đổi. Song, hai mặt đó không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau một
cách biện chứng. Sự thống nhất giữa chất và lượng ở trong một độ nhất định, khi sự
vật đang tồn tại.
* Lượng đổi dẫn tới chất đổi
Bất kỳ sự thay đổi nào của sự vật cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng, phải
tích lũy đủ về lượng mới làm cho sự vật thay đổi về chất, sự tích lũy về lượng nó là


cả một quá trình do đó nó có nhiều giai đoạn khác nhau để dẫn đến sự thay đổi về
chất, sự thay đổi về lượng vẫn chưa làm thay đổi về chất người ta gọi là độ.
- Độ là sự thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng giới hạn sự thay đổi về
lượng đã diễn ra nhưng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất của sự vật.
Để làm thay đổi chất thì lượng phải tăng lên hoặc giảm đi đến một mức độ

nhất định, sự tăng lên giảm đi về lượng để cho chất căn bản thay đổi người ta gọi là
điểm nút.
- Điểm nút là sự thay đổi về lượng của sự vật đến một giới hạn nhất định sẽ
làm cho chất của sự vật thay đổi.
Sự thay đổi về chất do sự tích lũy về lượng trước đó gây ra người ta gọi là
bước nhảy.
- Bước nhảy là giai đoạn chuyển từ chất cũ sang chất mới, bước nhảy kết
thúc một giai đoạn phát triển nhưng lại mở đầu một giai đoạn phát triển mới, lại tạo
lập Độ, Điểm nút, Bước nhảy.
Căn cứ vào nhịp điệu có:
+ Bước nhảy đột biến là bước nhảy được thực hiện trong thời gian rất ngắn
làm thay đổi chất của toàn bộ kết cấu cơ bản cảu sự vật.
Ví dụ: Uranium 235 được tăng tới hạn (1kg) thì ngay lập sẽ xảy ra vụ nổ
nguyên tử
+ Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước bằng
cách tích lũy dần những nhân tố của chất mới, loại bỏ dần những nhân tố của chất
cũ.
Ví dụ: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt nam...
Căn cứ vào quy mô có:
+ Bước nhảy toàn bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của toàn bộ các mặt,
các yếu tố cấu thành sự vật.
VD: Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nghĩa rộng


+ Bước nhảy cục bộ là bước nhảy làm thay đổi chất của những mặt, những
yếu tố riêng lẻ của sự vật.
VD: Những kỳ thi học phần trong chương trình học thạc sĩ
* Chất mới ra đời tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng
Chất mới ra đời sẽ tác động tới số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu… của
lượng (Làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu vận động

của sự vật).
Tóm tắt nội dung quy luật: Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và
chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ làm thay
đổi chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tác động trở lại sự thay
đổi của lượng mới, tạo thành quá trình vận động phát triển liên tục của sự vật.
3. Ý nghĩa
- Để có tri thức đầy đủ về sự vật phải nhận thức đầy đủ cả mặt chất và mặt
lượng của sự vật.
- Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn để có sự thay đổi về chất của sự vật
phải không ngừng việc tích lũy dần về lượng (tránh thái độ chủ quan chưa tích lỹ
đủ về lượng đã thực hiên bước nhảy)
- Khi đã tích lũy đủ về lượng thì phải linh hoạt sử dụng các hình thức bước
nhảy tạo điều kiện cho chất mới ra đời thay thế chất cũ
VD: CM tháng tám năm 1945 (khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền
từng bộ phận sau đó tổng khởi nghĩa)
- Quy luật này cho chúng ta thấy cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng
PHẦN II
VẬN DỤNG QUY LUẬT TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN
Tri thức nhân loại rất rộng lớn vì vậy bên cạnh việc phát triển về thể xác, tinh
thần còn phải luôn tự mình tiếp thu những tri thức của nhân loại, trước hết là để
phục vụ cho bản thân và sau đó là phục vụ xã hội. Tri thức tồn tại dưới nhiều hình


thức đa dạng và phong phú, do vậy con người có thể tiếp thu nó bằng nhiều cách
khác nhau. Quá trình tích lũy tri thức, kinh nghiệm diễn ra ở mỗi người khác nhau
là khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, khả năng, điều kiện… của mỗi người. Quá
trình tích lũy tri thức của con người cũng không nằm ngoài quy luật lượng chất.
Bởi vì, dù nhanh hay chậm thì sớm muộn, sự tích lũy về tri thức cũng sẽ làm con
người có được sự thay đổi nhất định, tức là có sự biến đổi về chất. Quá trình biến
đổi này trong bản thân con người diễn ra vô cùng đa dạng và phong phú.

Với vị trí, vai trò là một học viên cao học, ai cũng phải trải qua quá trình học
tập ở các bậc học phổ thông kéo dài trong suốt 12 năm và trải qua quá trình là sinh
viên 4 năm đại học trên giảng đường. Trong suốt những năm ngồi trên ghế nhà
trường, mỗi học sinh đều được trang bị những kiến thức cơ bản của các môn học
thuộc hai lĩnh vực cơ bản là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Bên cạnh đó,
mỗi học sinh lại tự trang bị cho mình những kĩ năng, những hiểu biết riêng về tự
nhiên, về cuộc sống và về xã hội. Quá trình tích lũy tri thức (lượng) của mỗi học
sinh là một quá trình dài, đòi hỏi nỗ lực không chỉ từ phía gia đình, nhà trường, xã
hội mà quan trọng nhất là chính từ sự nỗ lực và khả năng của bản thân người học.
Quy luật lượng chất trong quá trình học tập và rèn luyện được thể hiện ở chỗ, mỗi
học sinh dần tích lũy cho mình một khối lượng kiến thức nhất định qua từng bài
học trên lớp cũng như trong việc làm bài và ôn bài cũng như chuẩn bị bài học mới
ở nhà. Việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua trước hết là các bài kiểm tra,
các kỳ thi học kỳ và sau đó là kỳ thi tốt nghiệp. Việc tích lũy đủ lượng kiến thức
cần thiết sẽ giúp học sinh vượt qua các kỳ thi và chuyển sang một giai đoạn học
mới hay một cấp học mới. Như vậy, có thể thấy rằng, trong quá trình học tập, rèn
luyện của học sinh thì quá trình học tập tích lũy kiến thức chính là độ, các kỳ thi
chính là điểm nút, việc vượt qua các kỳ thi chính là bước nhảy làm cho việc tiếp
thu kiến thức của học sinh bước sang giai đoạn mới, tức là có sự thay đổi về chất.


Trong suốt 12 năm học phổ thông, mỗi học sinh đều phải tích lũy đủ khối
lượng kiến thức và vượt qua những điểm nút khác nhau, nhưng điểm nút quan trọng
nhất, đánh dấu bước nhảy vọt về chất và lượng mà học sinh nào cũng muốn vượt
qua đó là kỳ thi đại học. Vượt qua kỳ thi tốt nghiệp cấp 3 đã là một điểm nút quan
trọng, nhưng vượt qua được kỳ thi đại học lại còn là điểm nút quan trọng hơn, việc
vượt qua điểm nút này chứng tỏ học sinh đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng, tạo nên
bước nhảy vọt, mở ra một thời kỳ phát triển mới của lượng và chất, từ học sinh
chuyển thành sinh viên.
Cũng giống như ở phổ thông, để có được tấm bằng đại học thì sinh viên cũng

phải tích lũy đủ các học phần theo quy định. Tuy nhiên, việc tích lũy kiến thức ở
bậc đại học có sự khác biệt về chất so với học phổ thông. sự khác biệt nằm ở chỗ,
sinh viên không chỉ tiếp thu kiến thức một cách đơn thuần mà phải tự mình tìm tòi
nghiên cứu, dựa trên những gợi ý mà giảng viên đã cung cấp. Nói cách khác, ở bậc
đại học, việc học tập của sinh viên khác hẳn về chất so với học sinh ở phổ thông.
Từ sự thay đổi về chất do sự tích lũy về lượng ở bậc học phổ thông tạo nên, chất
mới cũng tác động trở lại. Trên nền tảng chất mới, trình độ, quy mô nhận thức của
sinh viên cũng thay đổi làm cho sinh viên có tri thức cao hơn. Giống như ở bậc học
phổ thông, quá trình tích lũy các học phần của sinh viên chính là độ, các kỳ thi
chính là điểm nút và việc vượt qua các kỳ thi chính là bước nhảy, trong đó bước
nhảy quan trọng nhất chính là kỳ thi tốt nghiệp. Vượt qua kỳ thi tốt nghiệp lại đưa
sinh viên chuyển sang một giai đoạn mới, khác về chất so với giai đoạn trước.
Tiếp tục để có được tấm bằng thạc sĩ thì học viên cũng phải tích lũy đủ các
học phần theo quy định chương trình đào tạo thạc sĩ. Tuy nhiên, việc tích lũy kiến
thức ở bậc cao học có sự khác biệt về chất so với học phổ thông và đại học. Ở bậc
cao học, việc học tập của học viên khác hẳn về chất so với học sinh ở phổ thông, họ
phải tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức một cách chuyên sâu, mức độ cao hơn đại học.
Việc tiếp thu tri thức diễn ra dưới nhiều hình thức đa đạng và phong phú, từ cơ bản


đến chuyên sâu, từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều. Từ sự thay đổi về chất
do sự tích lũy về lượng ở đại học tạo nên, chất mới cũng tác động trở lại. Trên nền
tảng mới, trình độ nhận thức, khả năng tiếp thu, khối lượng kiến thức của học viên
cũng thay đổi lên tầm tri thức cao hơn. Quá trình tích lũy các học phần trong quá
trình học của học viên chính là độ, các kỳ thi chính là điểm nút và việc vượt qua
các kỳ thi chính là bước nhảy, trong đó bước nhảy quan trọng nhất chính là bảo vệ
thành công luận văn thạc sĩ. Khi bảo vệ thành công luận văn sẽ đưa học viên
chuyển sang một giai đoạn mới, khác về chất so với giai đoạn đại học. Quá trình đó
cứ liên tục tiếp diễn, tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng ngay trong
chính bản thân con người, tạo nên động lực không nhỏ cho sự phát triển của xã hội.

Việc nhận thức quy luật lượng chất trong quá trình học tập và rèn luyện của
học sinh sinh viên có ý nghĩa rất to lớn trong thực tiễn hiện nay trong nền giáo dục
của nước ta.
Thứ nhất cần từng bước tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ.
Như chúng ta đã biết, sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diến
ra bằng cách tích lũy dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định, thực hiện bước
nhảy để chuyển về chất và việc học tập của sinh viên cũng không nằm ngoài điều
đó. Do đó, trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước
tích lũy về lượng (tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật.
Thứ hai trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội
đốt cháy giai đoạn
Trong quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên cần tránh tư tưởng tả
khuynh, tức là, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút đã thực hiện bước nhảy. Sinh
viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học tiếp
những kiến thức sâu hơn, khó hơn. Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương
pháp học tập mang tính khoa học mà chúng ta đều biết nhưng trong thực tế, không


phải ai cũng có thể thực hiện được. Nhiều sinh viên trong quá trình đi học tập do
không tập trung, còn mải mê vui chơi, dẫn đến sự chậm chễ trong học tập, rồi
“nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào việc học. Giai
đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do đó sinh viên
học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được
kỳ thi. Ngược lại có nhiều sinh viên có ý thức học ngay từ đầu, nhưng họ lại nóng
vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản đã đến nâng cao.
Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì
mỗi sinh viên cần phải hàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có
sự biến đổi về chất.
Bên cạnh đó quy luật còn có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý và
đào tạo. Thực tế trong nhiều năm qua, giáo dục nước ta còn nhiều hạn chế trong tư

duy quản lý cũng như trong hoạt động đào tạo thực tiễn. Việc chạy theo bệnh thành
tích chính là thực tế đáng báo động của nghành giáo dục bởi vì mặc dù sự tích lũy
về lượng của học sinh chưa đủ nhưng lại vẫn được “tạo điều kiện” để thực hiện
“thành công” bước nhảy, tức là lượng kiến thức chưa đủ để vượt qua tốt nghiệp để
có bằng nhưng vẫn ra được trường và có bằng. Xuất phát từ việc nhận thức một
cách đúng đắn quy luật trên cho phép chúng ta thực hiện những cải cách quan trọng
trong giáo dục. Tiêu biểu là việc chống lại căn bệnh thành tích trong giáo dục vẫn
tồn tại nhiều năm qua. Bên cạnh đó là việc thay đổi phương giáo dục ở bậc phổ
thông và đào tạo đại học. Việc chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ và
cho phép người học được học vượt tiến độ chính là việc áp dụng đúng đắn quy luật
lượng chất trong tư duy con người.
KẾT LUẬN
Việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và
chất cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc học tập


và rèn luyện của mỗi con người. Lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng
của sự vật, chỉ khi nào lượng được tích lũy tới một độ nhất định mới làm thay đổi
về chất, do đó trong hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của sinh viên phải tích
lũy dần về lượng và đồng thời phải biết thực hiện và thực hiện kịp thời những bước
nhảy khi có điều kiện chín muồi để biến đổi về chất. Mỗi sinh viên phải luôn tích
cực học tập, chủ động trong công việc học tập và rèn luyện của mình cả đức và tài,
để trở thành một con người phát triển toàn diện, tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội
mà không chịu tích lũy về kiến thức (lượng).
Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng trong xã hội đều chịu sự tác động của quy
luật lượng và chất, có sự chuyển đổi rất tích cực, có những biến đổi lại theo chiều
hướng có hại cho tự nhiên và đời sống của con người. Nắm rõ quy luật lượng và
chất chúng ta sẽ có cái nhìn tỉnh táo và chính xác hơn trước những biến đổi đang
diễn ra từng ngày trong mọi khía cạnh, lĩnh vực của đời sống. Tất cả luôn vận động
không ngừng và chịu sự tác động qua lại của nhau.




×