Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tiểu luận đăng ký đât đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.63 KB, 5 trang )

Tiểu luận thực trạng cấp GCN Tỉnh Hà Nam

1. Đặt vấn đề
Ở Việt Nam, Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai nhưng không trực tiếp khai thác,
sử dụng đất mà trao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân... Chứng thư pháp lý
xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất [1] trong việc sử dụng đất là
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Vì vậy, theo quy định của pháp luật đất đai,
cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai [2], đồng
thời cũng là một quyền đầu tiên mà bất kỳ người sử dụng đất hợp pháp nào cũng được hưởng[3].
Với những thông tin được thể hiện trên giấy (như tên người sử dụng đất, số hiệu, diện tích, mục
đích sử dụng, những biến động sau khi cấp giấy, v.v), GCNQSDĐ giữ một vai trò hết sức quan
trọng đối với cả Nhà nước và người sử dụng đất. Về phía Nhà nước, tiến độ cấp và mức độ hoàn
thành việc cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng đất chứng tỏ khả năng của Nhà nước trong việc
quản lý tài sản đất đai thuộc sở hữu của mình, giúp Nhà nước kiểm soát tình hình đất đai một
cách thuận tiện. Về phía người sử dụng đất, GCNQSDĐ là cơ sở để họ được Nhà nước bảo hộ
quyền và lợi ích hợp pháp, là tiền đề để họ có thể thực hiện các quyền mà pháp luật đã trao cho
người sử dụng đất, cụ thể và quan trọng nhất là các quyền giao dịch đối với quyền sử dụng đất.
Bởi lẽ đó, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương luôn chú trọng, quan tâm đến hoạt động
cấp GCNQSDĐ. Ở bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến một khía cạnh của hoạt động trên; đó là
quy định về loại GCNQSDĐ.

A tác xử lý:công
việc xử lý, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có vi phạm pháp luật đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014
được quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 như sau:
1. Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng sau khi Nhà nước
đã công bố, cắm mốc hành lang bảo vệ hoặc lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè sau khi Nhà nước
đã công bố chỉ giới xây dựng hoặc lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích xây dựng trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp, công trình công cộng khác thì Nhà nước thu hồi đất để trả lại cho công trình mà không
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với


diện tích đất đã lấn, chiếm.
Trường hợp đã có điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt mà nay diện tích đất lấn, chiếm không còn thuộc hành lang bảo vệ an toàn công
trình công cộng; không thuộc chỉ giới xây dựng đường giao thông; không có mục đích sử dụng cho trụ sở
cơ quan, công trình sự nghiệp và công trình công cộng khác thì người đang sử dụng đất được xem xét
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải
thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp sử dụng đất lấn, chiếm đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các
nông trường, lâm trường quốc doanh, Ban quản lý rừng, trung tâm, trạm, trại, công ty nông nghiệp, lâm
nghiệp thì thực hiện xử lý theo quy định như sau:


a) Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để giao cho Ban
quản lý rừng quản lý, sử dụng đất. Người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Ban quản lý rừng xem xét
giao khoán bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Trường hợp không có Ban quản lý rừng thì người đang sử dụng đất lấn, chiếm được Nhà nước giao đất
để sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
b) Trường hợp đang sử dụng diện tích đất lấn, chiếm thuộc quy hoạch sử dụng đất cho mục đích xây
dựng công trình hạ tầng công cộng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thu hồi đất đã lấn, chiếm để
giao đất cho chủ đầu tư khi triển khai xây dựng công trình đó.
Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất nhưng phải
giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;
c) Trường hợp lấn, chiếm đất và nay đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp hoặc làm nhà ở
và không thuộc quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, xây dựng công trình hạ
tầng công cộng thì người đang sử dụng đất được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp lấn, chiếm đất kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, đang
sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp và hiện nay diện tích đất này vẫn được xác định giao cho

nông trường, lâm trường quản lý, sử dụng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi đất lấn, chiếm để trả lại
cho nông trường, lâm trường.
3. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp
phải xin phép theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cho phép thì thực hiện xử lý như sau:
a) Trường hợp đang sử dụng đất thuộc quy hoạch sử dụng đất cho các mục đích quy định tại Điều 61 và
Điều 62 của Luật Đất đai thì Nhà nước thu hồi đất trước khi thực hiện dự án, công trình đó.
Người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng phải
giữ nguyên hiện trạng đang sử dụng đất và phải kê khai đăng ký đất đai theo quy định;
b) Trường hợp đang sử dụng đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này thì Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất; người đang sử dụng đất được xem
xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang mà đất đó phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền duyệt, không có tranh chấp thì được Nhà
nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định; nếu vượt hạn
mức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê.
5. Người đang sử dụng đất ổn định trong các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điểm a và Điểm c Khoản
2, Điểm b Khoản 3 Điều này mà không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định như sau:
a) Trường hợp thửa đất có nhà ở thì diện tích đất ở được công nhận theo quy định tại Điểm a Khoản 2
Điều 20 của Nghị định này;


b) Trường hợp thửa đất có công trình xây dựng không phải là nhà ở thì được công nhận theo quy định tại
Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này;
c) Đối với phần diện tích đất đang sử dụng được xác định là đất nông nghiệp thì được công nhận quyền
sử dụng đất theo chế độ như quy định đối với trường hợp tại Khoản 5 Điều 20 của Nghị định này;
d) Người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất quy định tại Khoản này phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp
luật.


B Thực trạng cấp GCN
Tính đến thời điểm này (tháng 11/2013), trên địa bàn toàn tỉnh Hà Nam đã cấp được 451.650 GCN với diện
tích 50.045 ha, nâng tỷ lệ cấp GCN lần đầu của cả tỉnh đạt 93,6 % so với tổng diện tích cần phải cấp (trong
đó, đất sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ 98.86%; đất tổ chức đạt 90.1%; đất ở 97.9%; đất tôn giáo 87.9%) và
nằm trong tốp dẫn đầu toàn quốc.
Ngay từ những tháng đầu năm, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt triển khai thực hiện việc
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) đất đến các xã phường, hướng dẫn các hộ sử dụng đất nhưng chưa
được cấp giấy CNQSD đất tiến hành các thủ tục kê khai đăng ký cấp giấy CNQSD đất, phối hợp với Văn phòng đăng
ký QSD đất của huyện để thực hiện trích lục bản đồ, trích đo địa chính cho các hộ kê khai đăng ký song chưa có trên
bản đồ hoặc có trên bản đồ nhưng thực tế có sự biến động về diện tích, hình thể khi đăng ký. Mặc dù quá trình thực
hiện gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan song đến hết quý III tỷ lệ hộ đã cấp giấy
CNQSD
đất

trên
địa
bàn
tỉnh
đã
đạt
hơn
90%.
Đạt được kết quả đó là nhờ các địa phương trong tỉnh đã nghiêm túc chấp hành sự chỉ đạo của UBND tỉnh và
các quyết định giao chỉ tiêu nhiệm vụ và hướng dẫn của Sở TN&MT. Tiến độ cấp GCN được đẩy nhanh và đạt được
những kết quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, tại một số huyện tỷ lệ còn đạt thấp; thủ tục cấp GCN ở một số huyện
còn lúng túng, chưa thực hiện đúng quy định...Một trong những nguyên nhân tồn tại đó liên quan đến các văn bản
quy
phạp
pháp

luật;
sự
chỉ
đạo,
kinh
phí,
lực
lượng
còn
thiếu,
mỏng...
Phát biểu tại Hội nghị đánh giá công tác cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) được tổ chức vào
tháng 10/2013, ông Vũ Hữu Song – TUV, Giám đốc Sở TN&MT Hà Nam yêu cầu các đơn vị có liên quan xem đây là
một nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Theo đó, cần tập trung lãnh đạo, quyết tâm cao để đạt chỉ tiêu tỷ lệ tối thiểu
95% diện tích cần cấp. Riêng các địa phương như Kim Bảng, Bình Lục...cần tập trung cao hơn với phương châm
diện tích tập trung làm trước, nhỏ lẻ làm sau. Những đơn vị, địa phương không đạt chỉ tiêu đề ra thì lãnh đạo phải
chịu
trách
nhiệm
trước
UBND
tỉnh.
Bên cạnh đó, Sở TN&MT Hà Nam cần tập trung mọi nguồn lực để tháo gỡ khó khăn cho các địa phương . Tăng
cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao vai trò lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, vai trò
vận
động
của
các
đoàn
thể

đối
với
quần
chúng
nhân
dân.
Đồng thời, tích cực hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các địa phương bằng các biện pháp như: tiến
hành rà soát, phân loại các trường hợp tồn đọng; lập kế hoạch cụ thể về nhân lực, trang thiết bị, kinh phí, cam kết
tiến độ. Những trường hợp có thể cấp ngay GCN như đất dịch vụ khi thu hồi đất nông nghiệp, đất dãn dân, đất tái
định cư, đấu giá QSD đất …thì hoàn thiện hồ sơ để cấp GCN cho nhân dân. Các trường hợp vi phạm trong sử dụng
đất nhưng phù hợp với quy hoạch đất ở thì lập phương án trình cấp thẩm quyền phê duyệt, hoàn thành nghĩa vụ tài
chính

cấp
GCN.
Đối với các thửa đất chưa cấp được thuộc các dạng như vướng quy hoạch, chưa rõ nguồn gốc sử dụng
hoặc nguồn gốc sử dụng không hợp pháp thì cho đăng ký hiện trạng sử dụng có cam kết không được xây dựng
công trình kiên cố, khi nhà nước thu hồi không được đền bù; đối với các trường hợp tranh chấp, sau khi có quyết
định giải quyết cuối cùng của cơ quan thẩm quyền thì cho kê khai, đăng ký QSD đất theo quy định.
B*Duy

Tiên cấp trên 39.503 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thứ ba - 26/11/2013 08:23








Ảnh minh họa
Thực hiện kế hoạch 508/KH-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2013 của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về tăng
cường công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất. Trong thời gian qua, Duy Tiên đã khắc phục mọi khó khăn, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp GCN
tại 21/21 xã, thị trấn trong toàn huyện.
Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do vậy, ngay từ khi bắt đầu
triển khai thực hiện kế hoạch 508/KH-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2013 của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về tăng
cường lãnh đạo công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, huyện Duy Tiên đã chủ động phối hợp với các tổ
công tác, đôn đốc các hộ gia đình, cá nhân khẩn trương đăng ký kê khai đất đai, cùng với cơ quan chức năng nhanh
chóng hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân đảm bảo chất
lượng và rút ngắn thời gian thực hiện, xử lý kịp thời các vướng mắc tại cơ sở.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kê khai, đăng ký, lập hồ sơ
đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất được chú trọng. Đồng thời, phổ biến rộng rãi trên truyền thông
đại chúng để người dân biết rõ quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất phải thực hiện kê khai đăng ký theo quy
định pháp luật.

Ảnh minh họa
Đến nay, toàn huyện đã rà soát công nhận hộ đủ điều kiện và xây dựng phương án xử lý được 38.280 hộ/ 39.179
tổng số hộ sử dụng đất, đạt 97,70% ( bằng 41.232 thửa/ 42.139 tổng số thửa đất toàn huyện, đạt 97,84%). Đã in
GCN
được
40.512
giấy
/
41.232
tổng
số
GCN
phải

cấp,
đạt
98,20%.
Ông Ngô Văn Liên – trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Tiên cho biết, trong quá trình triển
khai thực hiện kế hoạch 508/KH-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2013 của ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam, trên địa bàn


huyện còn gặp phải không ít những khó khăn, vướng mắc, như: Các thửa đất cần đo đạc cấp mới lẻ tẻ không tập
trung, đường giao thông đi lại khó khăn nên mất nhiều thời gian trong việc đo vẽ thửa đất; một số hộ gia đình chưa
thực sự hiểu hết quyền lợi của mình nên không quan tâm đến việc kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận
và coi đây là việc làm của cán bộ địa chính xã và huyện; Người sử dụng đất chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính; hồ sơ
kê khai đăng ký do người dân tự lập còn có nhiều tẩy xóa, cần phải lập lại nên mất nhiều thời gian; các thửa đất
chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận còn nhiều do chuyển mục đích trái phép, còn đang tranh chấp về ranh giới,
không
phù
hợp
với
quy
hoạch
sử
dụng
đất

Đẩy mạnh việc thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ góp phần quan trọng để các
cá nhân, tổ chức, hộ gia đình trên địa bàn huyện Duy Tiên làm chủ hợp pháp mảnh đất của mình, yên tâm sinh sống,
đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi; đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong sở
hữu đất đai, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện.




×