Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành công sở hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.95 KB, 25 trang )

BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

BÀI KIỂM TRA
MÔN:
TỔ CHỨC ĐIỀU HÀNH VÀ QUẢN TRỊ CÔNG SỞ
ĐỀ BÀI: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành công sở
hành chính. Theo anh (chị), trong bối cảnh hội nhập hiện nay, yếu tố nào có
ảnh hưởng quan trọng nhất? Tại sao?

Sinh viên:
Lớp:

Năm học: 2016 – 2017

MỞ ĐẦU


Công sở hành chính (công sở) là một tổ chức thực
hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc hành chính, là
nơi soạn thảo và xử lý các văn bản để thực hiện công vụ,
đảm bảo thông tin cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà
nước, nơi phối hợp hoạt động thực hiện nhiệm vụ được
nhà nước giao. Là nơi tiếp nhận đề nghị, yêu cầu khiếu nại
của dân. Do đó, công sở hành chính là bộ phận hợp thành
tất yếu của thiết chế bộ máy quản lý nhà nước.
Điều hành công sở cũng là một loại hoạt động được
thực hiện trong công sở mà mục đích là làm cho hoạt động
của các cá nhân, bộ phận hài hòa với nhau hướng tới mục
tiêu chung. Điều hành công sở bao gồm những hoạt động
như: phân công công việc; điều hòa, phối hợp, chỉ đạo


hoạt động…nhằm kết nối, phối hợp hoạt động giữa các cá
nhân các phòng, ban, các tổ chức, đơn vị trực thuộc để tạo
ra sự kết nối, liên tục trong hoạt động của công sở đạt mục
tiêu chung là hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn của công sở
đó.
Điều hành công sở là những hoạt động điều hòa phối
hợp giữa các cá nhân, tổ chức, đơn vị trong một công sở
2


để hướng đến thực hiện nhiệm vụ chung của công sở hoặc
giải quyết một hoạt động cụ thể.
Chủ thể của điều hành công sở là các cá nhân hoặc bộ
phận giữ vai trò lãnh đạo, quản lý trong công sở thực hiện.
Cá nhân đó có thể là người đứng đầu công sở, cấp phó của
người đứng đầu hoặc là người đứng đầu các cơ quan, tổ
chức, bộ phận bên trong công sở…
Điều hành công sở hành chính là một trong những
hoạt động vừa khó khăn, phức tạp, lại có ý nghĩa quan
trong đối với xã hội. Do đó, nhiệm vụ của các chủ thể là
phải điều hành công sở của mình một cách tốt nhất, tức là
biết khơi dậy những mặt tích cực và hạn chế, giảm dần
hoặc triệt tiêu những mặt tiêu cực trong quá trình điều
hành. Quá trình điều hành công sở hành chính chịu ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố, song có thể kể đến một số yếu tố
mà chủ thể điều hành công sở cần phải chú ý đến, được
nêu trong nội dung dưới đây.
NỘI DUNG
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành công sở có
thể kể đến là:

3


* Yếu tố bên trong:
- Con người
- Tổ chức
- Mục tiêu tổ chức
- Quyền lực
- Thông tin
- Văn hóa tổ chức
- Tài chính
* Yếu tố bên ngoài:
- Môi trường chính trị
- Hệ thống cơ sở pháp luật của nhà nước
- Xu thế hoạt động của thế giới
- Các yếu tố của môi trường tự nhiên
- Các mối quan hệ của tổ chức
- Văn hóa hành chính của hệ thống công vụ
- Tiến độ phát triển của Khoa học và công nghệ
* Yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đối với hiệu
quả điều hành công sở hành chính: Con người.

4


I. Các yếu tố bên trong:
1. Con người:
Để có hiệu quả điều hành tốt, ngoài việc đầu tư thời
gian và nguồn lực cho việc thiết lập các quy trình và xây
dựng hệ thống văn bản, yếu tố con người trong việc quản

lý, điều hành là vấn đề tổ chức không được xem nhẹ. Một
tổ chức dù được thiết kế tốt và xây dựng công phu nhưng
cán bộ, nhân viên không quan tâm và thực hiện nghiêm
túc sẽ không mang lại kết quả như mong muốn.
Mọi tổ chức đều có các nguồn lực vật chất do con
người vận hành, nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, đạt
mục tiêu chung của tổ chức. Sức mạnh của tổ chức phụ
thuộc vào con người, con người chính là nguồn gốc của
các nguồn lực khác và là cơ sở cho mọi thành công hay
thất bại của tổ chức.
5


Thực chất của điều hành công sở hành chính là quản
lý con người trong tổ chức, thông qua đó sử dụng có hiệu
quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của tổ chức. Do đó, vai
trò của người lãnh đạo trong tổ chức là rất quan trọng: sự
tham gia của lãnh đạo trong việc xây dựng nền tảng văn
hóa và các giá trị của tổ chức; vai trò của lãnh đạo trong
quản lý sự thay đổi và thúc đẩy chia sẻ, sử dụng tri thức
trong tổ chức một cách hiệu quả. Các chủ thể điều hành
công sở cần phải là người đánh thức những khả năng còn
tiềm ẩn trong con người, huy động tinh thần đồng tâm
hiệp lực và khai thác tối đa khả năng của họ, đồng thời
chính các nhà quản lý phải luôn tự hoàn thiện mình để có
đủ trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ của mình, phát
triển, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, điều kiện làm việc của
con người, chế độ đãi ngộ đối với con người.
Trong môi trường công sở, con người còn thông qua
giao tiếp để làm việc. Và trong quá trình điều hành công

sở, giao tiếp sẽ giúp các chủ thể quản lý nắm bắt cũng như
truyền tải được nhiều thông tin, nắm bắt được tình hình
6


công việc, tâm lý cán bộ, công nhân viên trong tổ chức để
từ đó đề xuất ra được nhưng giải pháp thích hợp nhất cho
sự phát triển của tổ chức mình.
Những kỹ năng, kinh nghiệm, tác phong, thái độ, tình
cảm,… trong công việc của từng chủ thể trong công sở
cũng là những yếu tố cần quan tâm trong quá trình điều
hành công việc. Ví dụ, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn với
những người làm việc chăm chỉ, có kiến thức, cống hiến
hết mình vì công việc hơn là những người kém cỏi, lười
biếng nhưng lại thích làm cao.
Điểu hành công sở chỉ tốt khi bạn biết cách quản lý
con người, không chỉ là biết cách quản lý những nhân viên
dưới quyền mà cả chỉnh bản thân của mình; không chỉ
dừng lại ở một cá nhân mà phải làm sao đó dung hòa đến
cả tập thể, để mọi người cùng nhau xây dựng tổ chức.
“Cách dùng người hiệu quả không phải ở chỗ làm mọi
cách để hạn chế nhược điểm, điều quan trọng hơn chính
là phải biết cách phát huy những ưu điểm của họ (Peter
Ferdinand Drucker - Nhà quản lý nổi tiếng thế giới)”
7


2. Tổ chức:
Tổ chức ở góc độ này là sự thiết lập các cơ cấu với
nhiệm vụ xác định và quy định mối quan hệ giữa các bộ

phận trong cơ cấu ấy để sự hoạt động của toàn thể cơ cấu
đem lại hiệu quả và mục tiêu đã định. Cụ thể, đó là việc
thiết lập các bộ phận, đơn vị quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của từng đơn vị, bộ phận và cá nhân trong
bộ phận đó; quy đinh mối quan hệ dọc, ngang giữa các bộ
phận nhằm hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức; các quy chế
làm việc của tổ chức. Vì vậy, có thể nói, điều hành công
sở mà không có tổ chức thì không thể điều hành được.
Với vai trò như trên, tổ chức giúp công việc điều
hành trở nên dễ dàng hơn, từng cá nhân, đơn vị, bộ phận
biết mình ở đâu, có nhiệm vụ như thế nào,… tránh được
những trường hợp lạm quyền, sử dụng sai quyền, làm quá
nhiều công việc…
3. Mục tiêu tổ chức:
Đây là yếu tố giúp nhà quản lý điều hành công việc
một cách dễ dàng thông qua hệ thống các mục tiêu.
8


Những mục tiêu này được các thành viên trong tổ chức
cam kết thực hiện và kiểm soát. Điều này sẽ giúp cho các
cá nhân trong công sở hoạt động thống nhất theo mục tiêu,
tạo sự kích thích tinh thần, nâng cao trách nhiệm của các
thành viên, giúp cho sự kiểm tra đạt được hiệu quả.
Công sở không phải là cá nhân, nó là tổ chức – mà tổ
chức thì không thể hoạt động một cách riêng rẽ từng cá
nhân, bộ phận một, mà là sự kết hợp, thống nhất trong
công việc. Vì thế, mục tiêu tổ chức đóng vai trò làm kim
chỉ nam cho mọi hoạt động, yếu tố không thể thiếu của
hoạt động điều hành công sở hành chính.

4. Quyền lực:
Quyền lực được xem là phương tiện để chủ thể quản
lý tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu
định trước. Đồng thời, nó cũng là đặc điểm để phân biệt
chủ thể quản lý với đối tượng quản lý. Khi nói đến quyền
lực quản lý là nói đến quyền chỉ huy, điều hành, khả năng
chi phối của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý.
9


Quyền lực là khả năng của chủ thể quản lý ảnh hưởng
tới hành vi và suy nghĩ của đối tượng quản lý. Quyền lực
bao gồm thẩm quyền và uy quyền.
Trong hoạt động điều hành công sở, quyền lực đóng
góp một phần không nhỏ. Nó có vai trò vô cùng quan
trọng trong việc phát triển và hợp tác của một nhóm, một
tổ chức hay một tập thể. Hiểu được điều này sẽ giúp cho
việc phân chia quyền lực, cơ cấu tổ chức của nhóm và tổ
chức được tốt hơn. Người nắm quyền biết rõ vị trí, vai trò
của mình để làm đúng trách nhiệm, bổn phận của mình,
đồng thời, giúp các thành viên trong nhóm, tổ chức có
trách nhiệm hơn, thực hiện đúng quy tắc hơn và thực hiện
dân chủ tốt hơn.
5. Thông tin:
Thông tin thực hiện chức năng sống còn trong điều
hành công sở. Các chức năng: lập kế hoạc, tổ chức, nhân
sự, lãnh đạo và kiểm soát không thể thực hiện được nếu
thiếu thông tin. Vì vậy, thông tin được coi là mọi huyết
mạch của tổ chức.
10



Thông tin là những dữ liệu được thu nhận, được cảm
thụ, được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định hoặc
giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong công tác điều
hành công sở.
Để công tác điều hành được thực hiện có hiệu quả,
các cá nhân, tổ chức, bộ phận,… cần nắm bắt tình hình
chính xác, kịp thời bằng những số liệu cụ thể, muốn vậy
cần phải có thông tin, thông tin trở thành khâu đầu tiên, cơ
bản trong hoạt động điều hành công sở. Thông tin giúp
làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhân
thức và là cở sở của các quyết định.
6. Văn hóa tổ chức:
Trong quá trình tồn tại và phát triển của tổ chức, dần
dần hình thành các yếu tố mang lại cho tổ chức một bản
sắc riêng, đó là văn hóa tổ chức. Vai trò của văn hóa tổ
chức đối với điều hành công sở được thể hiện ngay trong
chính khái niệm văn hóa tổ chức.
Văn hóa tổ chức là toàn bộ giá trị, niềm tin, truyền
thống và thói quen có khả năng quy định hành vi của mỗi
11


thành viên trong tổ chức, nó ngày càng được làm giàu
thêm và có thể thay đổi theo thời gian, mang lại cho tổ
chức một bản sắc riêng.
7. Tài chính:
Để đảm bảo cho tổ chức hoạt động bình thường thì tài
chính lại giữ một vai trò hết sức quan trọng. Một tổ chức

muốn hoạt động được không thể chỉ cần mục tiêu, cơ cấu
tổ chức, nguồn nhân lực,… mà còn cần có sự đóng góp
của tài chính.
Nó đảm bảo cho các hoạt động diễn ra một cách bình
thường thậm chí kích thích cá nhân, tổ chức, bộ phận hoạt
động hăng say hơn thông qua cơ chế “thưởng”. Mặt khác,
tài chính còn đóng vai trò điều tiết, kích thích, kiểm tra
các hoạt động của tổ chức.

II. Các yếu tố bên ngoài:
1. Môi trường chính trị:

12


Bất kì tổ chức nào cũng đều tồn tại và phát triển trong
những môi trường cụ thể, trong đó có môi trường chính
trị. Môi trường chính trị chi phối mục tiêu cũng như
đường hướng hoạt động của tổ chức cho dù tổ chức đó
hoạt động trên lĩnh vực nào (kinh doanh, nghệ thuật, từ
thiện hay quản lý nhà nước…), bởi vì chế độ chính trị quy
định mục tiêu của quốc gia trong đó các tổ chức tồn tại, và
nó định hướng chính sách, pháp luật của Nhà nước với
tính cách là chủ thể quản lý toàn xã hội. Tóm lại, yếu tố
chính trị là yếu tố lãnh đạo, định hướng toàn xã hội.
Nhiệm vụ của nhà quản lý là làm sao hoạt động của tổ
chức vừa hợp pháp, hợp lý vừa hiệu quả.
Môi trường chính trị trong nước và quốc tế bao gồm
nhiều yếu tố khác nhau, ảnh hưởng trên tất cả các phương
diện của hoạt động quản lý nhà nước, không riêng ở điều

hành công sở. Việt Nam là một quốc gia nhất nguyên một
đảng, có tính ổn định cao về chính trị. Do đó, đòi hỏi các
nhà điều hành cần có phương hướng điều hành với thể chế
chính trị ở nước ta, phù hợp với tinh thần của Hiến Pháp
13


như tăng cường cơ chế kiểm soát, kiểm tra, giám sát, tạo
hiệu quả trong công tác điêug hành công sở.
2. Hệ thống cơ sở pháp luật của nhà nước:
“Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”
Đề cập tới vấn đề này, tức là những quy định của
pháp luật có liên quan đến mỗi cá nhân, bộ phận trong
công sở. Mỗi ngành nghề đều có những văn bản pháp luật
điều chỉnh riêng. Những quy định mang tính chất pháp lý
sẽ được điều chỉnh, quy định và định hướng hoạt động
tuân theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật. Ảnh
hưởng của môi trường pháp lý đến từng cá nhân, bộ phận
chính là những văn bản quy phạm pháp luật quy định:
- Quyền và nghĩa vụ của những người đang giữ chức vụ
trong cơ quan
- Quan hệ công tác, phối hợp trong cơ quan khi giải quyết
công việc (quan hệ giữa người bên trong và người bên
ngoài)

14


- Đề ra cá yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại công,
nhân viên.

3. Xu thế hoạt động của thế giới:
Khi thế giới đang ngày càng bình đẳng hơn, cơ hội
cho mọi người là như nhau. Vì thế mà các nhà quản lý cần
có cho mình một phương pháp điều hành công bằng tuyệt
đối với tất cả mọi nhân viên có năng lực như nhau; nhà
điều hành cần chú ý các xu thế hiện đại hoá của thế giới,
tránh lạc hậu, hiệu quả làm việc thấp.
Xu thế của các quốc gia hiện nay là “hội nhập quốc
tế”, mở cửa giao thương với nhiều quốc gia trên thế giới,
điều này không chỉ có lợi về mặt kinh tế, thương mại…
mà còn có hiệu quả không nhỏ đến sự phát triển của từng
bộ phận trong nền hành chính, trong đó có công sở hành
chính.
Nếu nắm bắt được các xu thế mà thế giới đang theo
đuổi, các nhà quản lý sẽ tìm được cho mình định hướng
đúng trong công tác điều hành công sở, đưa bộ phận của
mình vươn lên xứng tầm với các quốc gia trên thế giới, là
15


“mô hình công sở tương lai”, tránh lạc hậu, tránh đi những
bước chậm rãi trong công cuộc xây dựng, phát triển của
đất nước nói chung và xây dựng công sở nói riêng.
4. Các yếu tố của môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên bao gồm đất đai, vị trí địa lý, khí
hậu, khung cảnh làm việc… trong công sở. Sở dĩ môi
trường tự nhiên được coi là một trong những yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả điều hành công sở là vì Môi trường tự
nhiên có ảnh hưởng rất cao, kèm theo đó là những đòi hỏi
rất cao: Vị trí khung cảnh nơi làm việc của các cá nhân, bộ

phận trong tổ chức, bao gồm các yếu tố nghỉ ngơi, giải trí,
làm việc,… ảnh hưởng đến tâm lý, thể trạng, thể chất và
năng suất lao động. Nếu bố trí nơi làm việc không hợp lý
thì năng suất, hiệu quả lao động sẽ bị hạn chế, ngược nếu
nơi làm việc được bố trí hợp lý thì sẽ kích thích tinh thần,
thái độ làm việc của nhân viên. Làm cho các cá nhân gắn
bó hơn với công sở.
5. Các mối quan hệ của tổ chức:
16


Việc thiết lập nên những mối quan hệ thân thiết với
đồng nghiệp, lãnh đạo và cấp dưới là một sự hỗ trợ quan
trọng để tạo môi trường làm việc thoải mái cho các nhân
viên. Hơn thế nữa, tạo dựng một mối quan hệ tốt nơi công
sở không những khiến thời gian làm việc trở nên thoải mái
hơn mà còn giúp bạn tạo tiền đề để thành công.
Trong công việc cũng vậy. Không ai đi một mình đến
đỉnh thành công, sẽ có những lúc bạn cần sự giúp đỡ của
đồng nghiệp để giải quyết những khó khăn trong công
việc. Mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp còn làm cho
cuộc sống nơi công sở của bạn cân bằng. Chính yếu tố này
sẽ đem lại hiệu suất làm việc cao hơn, giúp bạn tiến nhanh
hơn trên con đường sự nghiệp, hiệu quả điều hành cũng vì
thế mà đạt kết quả cao hơn.
“Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên
hòn núi cao”.
6. Văn hóa hành chính của hệ thống công vụ:
Công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực pháp lý được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức, viên
17



chức nhà nước hoặc những người khác khi được nhà nước
trao quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt hoạt
động của đời sống xã hội.
Trong việc điều hành công sở hành chính, văn hóa
hành chính đóng một vai trò quan trọng, nó có thể coi là
bộ mặt của nền hành chính, là văn hóa mà mọi tổ chức cần
noi theo.
Theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cần,
kiệm, liêm, chính”, “chí công vô tư” là nội dung cốt lõi
của giá trị đạo đức cách mạng, đặc biệt đối với mỗi cán
bộ, đảng viên. Cần phải xây dựng đạo đức cách mạng đội
ngũ cán bộ, đảng viên,có đầy đủ về đức và tài, đó là yêu
cầu rất quan trọng đối với công tác cán bộ trong giai đoạn
hiện nay. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần tự
ý thức. Làm bất cứ ngành gì, lĩnh vực nào, mỗi cán bộ,
đảng viên phải phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân
chủ, tránh thái độ lộng quyền, hách dịch, sách nhiễu nhân
dân…
18


7. Tiến độ phát triển của Khoa học và công nghệ:
Toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và là một xu thế
tất yếu đối với sự phát triển của thế giới ngày nay. Vai trò
của nó đang ngày càng được khẳng định trong việc thúc
đẩy sự giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và an
ninh mà không một quốc gia nào nằm ngoài xu thế đó.

Như vậy toàn cầu hoá vừa là cơ hội to lớn cho sự phát
triển của mỗi quốc gia, đồng thời cũng tạo ra những thách
thức mà nếu không chuẩn bị nội lực và bỏ lỡ thời cơ thì sẽ
bị tụt hậu rất xa trên con đường tiến tới văn minh của nhân
loại.
Trong tiến trình phát triển kinh tế thế giới, khoa học
và công nghệ luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc
nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất và hiển
nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa, lĩnh vực này cũng chịu
những ảnh hưởng không nhỏ, nhất là ở các nước đang
phát triển như Việt Nam.
Ví dụ: sự phát triển của mạng máy tính và sự ra đời
của máy tính là tiền đề cho hoạt động công sở đạt hiệu quả
19


cao hơn: Tìm kiếm thông tin dễ dàng, hội nhập thế giới,
giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm điều hành, quản
lý… trở nên dễ dàng hơn. Chưa bao giờ ta lại thấy thế giới
nhỏ đến vậy thông qua sự phát triển của khoa học công
nghệ hiện đại.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, yếu tố được coi
là có ảnh hưởng quan trọng nhất đến hiệu quả điều
hành công sở, đó là yếu tố con người.
Tại sao có thể khẳng định như vậy, bởi lẽ: Con người
là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội.
Con người đóng vai trò quan trọng, là chủ thể sáng
tạo nên các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội (khoa
học kĩ thuật, sáng tạo nghệ thuật…), là động lực của các

cuộc cách mạng xã hội.
20


Nhu cầu về cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc
đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội.
Mọi sự biến đổi xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do
con người thực hiện.
Từ khi xuất hiện đến nay, con người luôn khao khát
được sống tự do, hạnh phúc. Song thực tế vẫn tồn tại
những bất công, cả những yếu tố đe dọa tính mạng của
con người. Vì vậy, con người đã không ngừng đấu tranh vì
sự tồn tại và phát triển của mình.
Con người là chủ thể của lịch sử nên cần phải được
tôn trong và bảo đảm các quyền chính đáng của mình,
phải là mục tiêu phát triển của xã hội.
Theo khía cạnh khoa học tự nhiên, con người là một
loài động vật bậc cao, trong đó, con người có cảm xúc,
tiếng nói, chữ viết, trí tuệ, khả năng nhạy bén,… những
yếu tố này giúp con người khác xa với các loài sinh vật
khác.
Trong điều hành công sở hành chính, yếu tố con
người thể hiện trong mọi khía cạnh: Từ lãnh đạo, quản lý
21


đến chấp hành các hoạt động, nhiệm vụ công việc; từ việc
xây dựng các mối quan hệ đến việc giải quyết các công
việc đều có vai trò của con người.
Ta có thể thấy, hội nhập quốc tế là một quá trình phát

triển tất yếu, do bản chất xã hội của lao động và quan hệ
giữa con người. Yếu tố con người là điều tất yếu trong quá
trình hội nhập, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình điều
hành công sở. Nó vừa là đối tượng, vừa là chủ thể giúp
cho việc điều hành trở nên dễ dàng hơn.
Con người là nhân vật trung tâm của xã hội, là chủ
thể chân chính sáng tạo ra mọi giá trị vật chất - tinh thần
để phục vụ lại chính đời sống của mình. Nhấn mạnh vai
trò của con người trong quá trình sản xuất Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã từng khẳng định: “Xã hội có cơm ăn, áo mặc,
nhà ở là nhờ lao động của con người”. Trong mọi hoạt
động của xã hội, đặc biệt là hoạt động điều hành công sở
không thể thiếu vắng bàn tay khối óc của con người. Nói
nhân tố con người là nói đến những phẩm chất, thuộc tính,
tri thức, kinh nghiệm, năng lực, thói quen… của con
22


người được biểu hiện trong các dạng thức hoạt động khác
nhau, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành công sở.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, loài
người đã đạt tới một trình độ nhận thức mới về tăng
trưởng kinh tế, phát triển xã hội và phát triển con người.
Trong đó, phát triển con người được xem là thước đo sự
phát triển của mỗi quốc gia. Do đó, phát triển và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao là một đột phá chiến lược; là yếu tố quyết định
đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ
cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là
lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho sự phát

triển nhanh, hiệu quả và bền vững.
Tóm lại, hội nhập nghĩa là chúng ta đang tiến vào nền
kinh tế tri thức và khoa học công nghệ đã trở thành một
lực lượng sản xuất trực tiếp, người lao động nếu không
được giáo dục - đào tạo tốt, sẽ không thích nghi với những
biến động của thị trường, với sự đa dạng hóa của ngành
nghề và dễ dàng bị đào thải. Vì vậy, chúng ta cần quan
23


tâm đến yếu tố con người, đào tạo con người, phát triển
con người trở thành chỗ dựa vững chắc cho sự phát triển,
tương xứng với quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.

KẾT LUẬN
Tổ chức và hoạt động của các công sở, không phân
biệt công sở trung ương hay địa phương, không phân biệt
công sở hoạt động trong lĩnh vực nào, đều nhằm hướng tới
một mục đích chung là có hiệu quả. Muốn thế, trong quá
trình điều hành công sở cần đánh giá một cách đầy đủ,
khách quan các nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động
kém hiệu quả của công sở và từ đó tìm biện pháp khắc
phục kịp thời.
Để đánh giá được một cách chính xác nhất, cần hiểu
rõ được các yếu tố tác động đến hiệu quả điều hành, từ đó,
tìm ra được các biện pháp nâng cao những yếu tố tích cực,
hạn chế, giảm thiểu một cách tối đa nhất các yếu tố gây
hại cho công sở, tạo sự ổn định và phát triển của công sở,
24



góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội cũng như đất
nước phát triển.

25


×