Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NCKHSPUD thái độ của học sinh lớp 8a2 về học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.42 KB, 16 trang )

TÊN ĐỀ TÀI: GIÚP HỌC SINH LỚP 8A2 CÓ THÁI ĐỘ HỌC TẬP TÍCH CỰC ĐỂ
NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC LỰC

Người nghiên cứu: Giáo viên Mai Văn Việt
Đơn vị: Trường THCS Định Hiệp, Huyện Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương.

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đã nhiều năm nay, tôi nhận thấy học sinh có học lực mỗi ngày một đi xuống thấy
rõ. Nhất là tôi trực tiếp dạy môn Hóa 8 và Công nghệ 8 thì điểm số càng ngày càng đi
xuống cũng như thái độ học tập của học sinh thiếu tích cực.
Nhằm khắc phục thực trạng như đã nêu, tôi cố gắng tìm hiểu nghiên cứu tâm lý của
học sinh nhằm thay đổi chất lượng học tập của học sinh lớp 8A2 (lớp tôi chủ nhiệm) với
đề tài: GIÚP HỌC SINH LỚP 8A2 CÓ THÁI ĐỘ HỌC TẬP TÍCH CỰC ĐỂ NÂNG
CAO KẾT QUẢ HỌC LỰC. Sự nghiên cứu thái độ của học sinh lớp tôi chủ nhiệm sẽ
biết rõ học sinh đang cần gì để giáo viên chủ nhiệm theo dõi và giúp đỡ. Từ đó giáo viên
bộ môn cũng như giáo viên chủ nhiệm cũng như cán bộ quản lý sẽ điều chỉnh cho phù hợp
với những gì học sinh đang cần. Đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng này được
thực hiện ở lớp 8A2, trường THCS Định Hiệp, Huyện Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương. Thời
gian thực hiện đề tài nghiên cứu từ đầu năm học đến hết tuần 19 trong năm học 2014 –
2015.
Qua việc thu thập dữ liệu điều tra và quá trình thực hiện nghiên cứu của đề tài, độ
tin cậy của dữ liệu là 0,72. Với việc phân tích dữ liệu cho thấy: hệ số tương quan chẵn lẻ
là 0,6 (cho thấy độ tương quan lớn) và độ tin cậy của dữ liệu là 0,72 (dữ liệu đáng tin cậy)
Chia làm 2 nhóm nghiên cứu, nhóm có điểm số điều tra thái độ của học sinh lớp
8A2 về học tập. Nhóm có điểm số học lực từ 6,0 – 8,6 là 21 HS với số điểm điều tra từ 75
– 88. Nhóm có điểm số học lực từ 4,3 – 5,9 là 13 HS với số điểm điều tra từ 62 – 71.
Nhóm có điểm số thái độ thấp (từ 62 – 71) là 7 HS, nhóm có điểm số thái độ cao (75 – 88)
trang 1


là 23 HS. Chênh lệch điểm trung bình về thái độ ở nhóm có điểm số thái độ thấp (từ 62 –


71) là 67,57 và nhóm có điểm số thái độ cao (75 – 88) là 79,17. Chênh lệch điểm trung
bình về học lực ở nhóm có điểm học lực thấp (từ 4,3 – 5,9) là 5,223 và nhóm có điểm số
học lực cao (từ 6,0 – 8,6) là 7,071.

II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng:
- Thái độ học tập của học sinh nói chung và học sinh lớp 8A2 (lớp tôi chủ nhiệm)
nói riêng ở trường THCS Định Hiệp không cao. Qua kết quả thi đua hàng tuần và theo dõi
sổ ghi đầu bài tôi nhận thấy học sinh thường không học bài, nói chuyện gây mất trật tự,
không chuẩn bị bài cũng như làm bài và nhiều vấn đề khác.
- Học sinh không chịu làm bài tập về nhà hoặc có làm cũng ít. Học sinh chưa biết
vận dụng kiến thức đã học để vận dụng làm bài tập cũng như vận dụng vào thực tế. Hình
thành kỹ năng sống cho học sinh.
- Học sinh chưa dành nhiều thời gian cho việc tự học ở nhà (vì học sinh mất nhiều
thời gian học ở trường).
- Cơ sở vật chất của trường cũng còn hạn chế, thiếu thốn.
- Giáo viên bộ môn chỉ chú ý đến việc dạy kiến thức mà chưa thực sự quan tâm đến
việc kiểm tra vở ghi, vở bài tập, vở soạn bài của học sinh.
- Một số học sinh có cảm giác chán học, bỏ học hoặc nghỉ học không phép. Có thái
độ học tập thiếu tích cực.
2. Giải pháp thay thế:
- Qua những hiện trạng mà học sinh thường mắc phải đã nêu ở trên, tôi đã quyết
định chọn đề tài nghiên cứu “Giúp học sinh lớp 8a2 có thái độ học tập tích cực để nâng
cao kết quả học lực” nhằm cải thiện thái độ cho học sinh theo hướng tích cực và hạn chế
tiêu cực. Từ đó nâng cao chất lượng học tập cho học sinh lớp 8A2.

trang 2


- Giáo viên biên soạn nội dung câu hỏi điều tra thái độ của học sinh về học tập của

lớp 8A2. Từ đó giáo viên chủ nhiệm dễ dàng điều chỉnh hành vi của học sinh theo hướng
tích cực và hạn chế tiêu cực.

3. Vấn đề nghiên cứu:

Thái độ của học sinh lớp 8A2 về học tập có ảnh hưởng đến kết quả học lực không?

4. Giả thuyết nghiên cứu:
Có, thái độ của học sinh lớp 8A2 về học tập có ảnh hưởng đến kết quả học lực.

III. PHƯƠNG PHÁP:
1. Khách thể nghiên cứu:
* Giáo viên: Mai Văn Việt – giáo viên chủ nhiệm lớp 8A2, phụ trách dạy môn Hóa
học 8 và Công nghệ 8 tại trường THCS Định Hiệp, Huyện Dầu Tiếng, Tỉnh Bình Dương
trực tiếp thực hiện đề tài nghiên cứu này.
* Học sinh: Tất cả học sinh của lớp 8A2 (Có 4 HS vằng không điều tra được:
Nguyễn Viết Hiếu; Phạm Văn Phong; Nguyễn Viết Thành; Đặng Văn Tròn)
2. Thiết kế:
Tôi sử dụng thiết kế kiểm tra sau tác động với 2 nhóm (nhóm có thái độ tích cực
(nhóm có điểm số khảo sát cao) và nhóm có thái độ chưa tích cực (nhóm có điểm số khảo
sát thấp) với việc chia học sinh làm hai nhóm. Đề tài nghiên cứu này được thực hiện tại
trường THCS Định Hiệp Huyện Dầu Tiếng Tỉnh Bình Dương.
Căn cứ vào kết quả kiểm tra sau tác động để giáo viên chủ nhiệm có hướng đề ra
những giải pháp nhằm khắc phục những tiêu cực mà học sinh còn vướng phải. Với nhóm
có điểm số khảo sát thấp (nhóm 1) và nhóm có điểm số khảo sát cao (nhóm 2) như sau:
trang 3


BẢNG 1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH VỀ HỌC TẬP


Số học sinh được khảo sát

Nhóm có điểm số khảo
sát thấp (nhóm 1)
(Từ 62 – 71 điểm)
7

Nhóm có điểm số khảo
sát cao (nhóm 2)
(Từ 75 – 88 điểm)
23

BẢNG 2. KẾT QUẢ HỌC LỰC CỦA HỌC SINH LỚP 8A2

Số học sinh được khảo sát

Điểm trung bình
(4,3 – 5,9)
13

Điểm trung bình
(6,0 – 8,6)
21

Qua số liệu ở bảng 1 và bảng 2 ta nhận thấy nhóm có điểm số cao (23 HS) thì cũng có
điểm trung bình từ 6,0 – 8,6 là 21 HS chứng tỏ dữ liệu tăng theo tỉ lệ thuận. Có nghĩa là
HS có thái độ càng tốt thì khả năng học sẽ tốt hơn và kết quả cũng cao hơn.
NHÓM HỌC SINH CÓ ĐIỂM SỐ THÁI ĐỘ THẤP
ST
T

1
2
3
4
5
6
7

HỌ VÀ TÊN
Vũ Thị Thanh Tiền
Nguyễn Thanh Tuấn Anh
Nguyễn Chí Thanh
Phạm Minh Hoàng
Châu Mộng Bình
Dương Văn Tú
Nguyễn Viết Long

nữ
x

x

TỔNG
62
66
66
68
70
70
71


NHÓM HỌC SINH CÓ ĐIỂM HỌC LỰC THẤP
trang 4


STT
1
2
3
4
5

HỌ VÀ TÊN
Vũ Thị Thanh Tiền
Nguyễn Thanh Tuấn Anh
Nguyễn Chí Thanh
Dương Văn Tú
Phạm Minh Hoàng

nữ
x

TỔNG XẾP LOẠI
4,3
YẾU
5,0
TB
5,4
TB
5,6

TB
5,7
TB

Những em có tên trong nhóm có thái độ học tập thấp cũng có tên trong nhóm có điểm số
thấp. Chỉ có 2 em Châu Mộng Bình và Nguyễn Viết Long không có tên trong danh sách
học lực thấp (dưới 6,0)
BẢNG 3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ THÍCH HỌC CÁC MÔN
(nhóm có điểm số thấp)
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

nữ

HỌ VÀ TÊN
Phạm Minh Hoàng
Đặng Thị Bích Hường
Nguyễn Thanh Tài
Nguyễn Chí Thanh
Nguyễn Thu Thảo
Nguyễn Phương Trình

Lê Thạch Lực
Vũ Thị Thanh Tiền
Nguyễn Thanh Tuấn Anh
Dương Văn Tú

x

x

x

Điểm
27
30
30
32
34
34
35
35
39
39

BẢNG 4. KẾT QUẢ HỌC LỰC CỦA NHỮNG HỌC SINH Ở BẢNG 3
STT
1
2
3
4
5

6
7

HỌ VÀ TÊN
Vũ Thị Thanh Tiền
Nguyễn Thu Thảo
Lê Thạch Lực
Nguyễn Thanh Tuấn Anh
Nguyễn Chí Thanh
Dương Văn Tú
Phạm Minh Hoàng
trang 5

nữ
x
x

Điểm
4,3
4,6
4,8
5,0
5,4
5,6
5,7

HL
YẾU
YẾU
YẾU

TB
TB
TB
TB


8
9
10

Đặng Thị Bích Hường
Nguyễn Phương Trình
Nguyễn Thanh Tài

x

6,0
6,0
6,1

TB
TB
TB

BẢNG 5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA MỨC ĐỘ THÍCH HỌC CÁC MÔN
(nhóm có điểm số cao)
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

HỌ VÀ TÊN
Phan Minh Tài
Trần Lê Minh Trí
Nguyễn Thanh Cảnh
Nguyễn Tiến Khoa
Nguyễn Viết Long
Trần Thị Ngọc Thanh
Lê Nguyễn Thủy Tiên
Nguyễn Thị Bảo Trân
Châu Mộng Bình
Đặng Võ Quỳnh Như
Trịnh Thị Thanh Thảo

Huỳnh Văn Tịnh
Lê Thị Ngọc Thái
Nguyễn Ngọc Tâm
Đỗ Thị Kim Thoa
Trần Yến Xuân
Nguyễn Thị Như Yến
Phạm Thị Kim Ngân
Ng Thị Ánh Tuyết
Huỳnh Thị Thùy Trang

nữ

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

Điểm
40
40

42
42
43
43
43
43
44
44
44
44
45
46
47
47
47
48
48
49

BẢNG 6. KẾT QUẢ HỌC LỰC CỦA NHỮNG HỌC SINH Ở BẢNG 5
trang 6


STT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

HỌ VÀ TÊN
Nguyễn Ngọc Tâm
Trần Lê Minh Trí
Nguyễn Thanh Cảnh
Châu Mộng Bình
Trịnh Thị Thanh Thảo
Nguyễn Viết Long
Trần Thị Ngọc Thanh
Phan Minh Tài
Trần Yến Xuân
Nguyễn Thị Bảo Trân
Lê Thị Ngọc Thái
Đặng Võ Quỳnh Như
Huỳnh Văn Tịnh
Nguyễn Tiến Khoa

Phạm Thị Kim Ngân
Lê Nguyễn Thủy Tiên
Ng Thị Ánh Tuyết
Đỗ Thị Kim Thoa
Nguyễn Thị Như Yến
Huỳnh Thị Thùy Trang

nữ
x

x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x

Điểm
5,2
5,2
5,8
6,1

6,3
6,4
6,7
6,8
6,8
7,0
7,1
7,4
7,5
7,7
7,9
7,9
7,9
8,0
8,0
8,6

HL
TB
YẾU
TB
TB
TB
TB
KHÁ
TB
KHÁ
KHÁ
KHÁ
KHÁ

KHÁ
KHÁ
KHÁ
KHÁ
KHÁ
GIỎI
GIỎI
GIỎI

Qua đó ta nhận thấy mức độ thích học các môn học cũng ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học
tập của học sinh. Đặc biệt những học sinh có điểm số thích các môn cao thì kết quả học
tập cũng tốt hơn. Do đó giáo viên bộ môn có thể nâng cao sự yêu thích của học sinh về
môn học của mình dạy thì học sinh sẽ học tốt và cho kết quả tốt.
3. Quy trình nghiên cứu:
Tôi biên soạn phiếu điều tra về thái độ của học sinh lớp 8A2 về học tập và phiếu
điều tra về mức độ thích học các môn. Sau đó tôi thu phiếu điều tra về và chấm điểm các
phiếu điều tra đó.
Từ dữ liệu thu thập được, tôi tiến hành phân tích dữ liệu với kết quả học kỳ I năm
học 2014 – 2015 để tìm ra mối liên hệ giữa học lực của học sinh và thái độ cũng như mức
độ thích học các môn học của học sinh.
trang 7


4. Đo lường:
Dùng kết quả học lực của học sinh ở HKI để tiến hành so sánh với kết quả điều tra.
Phân tích sự ảnh hưởng của thái độ học tập cũng như mức độ yêu thích các môn học đối
với trình độ học tập của học sinh. Từ đó tôi tiến hành thống kê kết quả nghiên cứu nhằm
tìm ra mối tương quan giữa thái độ, mức độ thích học các môn đối với học lực như thế
nào.


IV. Phân tích dữ liệu và kết quả:
1. Trình bày kết quả:

MỨC ĐỘ THÍCH CÁC MÔN HỌC
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

MÔN HỌC
TOÁN
HÓA HỌC
NGỮ VĂN
ÂM NHẠC
MỸ THUẬT
TIẾNG ANH
THỄ DỤC
CÔNG NGHỆ
TIN HỌC

ĐỊA LÝ
LỊCH SỬ
SINH HỌC
VẬT LÝ
GDCD

SỐ LƯỢNG THÍCH
22
20
19
11
8
7
7
6
5
5
4
3
2
2

MỨC ĐỘ KHÔNG THÍCH CÁC MÔN HỌC
ST

MÔN HỌC

SỐ LƯỢNG KHÔNG THÍCH
trang 8



T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

VẬT LÝ
LỊCH SỬ
SINH HỌC
TIẾNG ANH
ĐỊA LÝ
CÔNG NGHỆ
TOÁN
HÓA HỌC
NGỮ VĂN
ÂM NHẠC
TIN HỌC
GDCD

SINH HOẠT ĐỘI
MỸ THUẬT
THỄ DỤC

23
21
18
16
10
5
4
4
4
4
4
3
2
1
1

2. Phân tích dữ liệu:
- Kết quả điểm kiểm tra ở học kỳ I cho thấy những học sinh có thái độ tích cực
trong học tập thì kết quả điểm sẽ cao. Còn những học sinh có thái độ không tích cực thì có
điểm số thấp. Điều này cho thấy rằng chất lượng học tập các môn sẽ nâng cao nếu giáo
viên chủ nhiệm cũng như giáo viên bộ môn nâng cao nhận thức về học tập cho học sinh.
- Qua phân tích dữ liệu điều tra về thái độ học tập của học sinh lớp 8A2 cho thấy dữ
liệu đáng tin cậy (rSB = 0,72 > 0,7) và căn cứ vào kết quả thực tế học tập của học sinh cho
thấy rõ điều đó.
- Qua phân tích dữ liệu điều tra về mức độ thích học các môn của học sinh lớp 8A2
cho thấy dữ liệu đáng tin cậy (rSB = 0,77 > 0,7) và căn cứ vào kết quả thực tế học tập các

môn của học sinh cho thấy rõ điều đó.
- Độ lệch chuẩn (SD) điểm trung bình các môn ở học kỳ I là 1,14 và giá trị trung
bình (Mean) là 6,365 cho thấy điểm trung bình của học sinh khá cao.
trang 9


- Từ các dữ liệu đã phân tích cho thấy mức độ ảnh hưởng của thái độ và mức độ
thích các môn có quan hệ chặt chẽ với nhau. Có nghĩa là kết quả học tập của học sinh ảnh
hưởng nhiều do thái độ và mức độ yêu thích các môn học. Do đó giáo viên chủ nhiệm hết
sức quan tâm đến tâm tư nguyện vọng của học sinh cũng như khuyến khích học sinh học
tập. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng cho thấy giáo viên bộ môn cũng đóng góp không nhỏ
trong việc dạy như thế nào cho học sinh tiếp thu tốt và yêu thích môn học.
- Để biểu đồ được đẹp hơn, tôi đã chia điểm thái độ và mức độ yêu thích cho 10.
Giả thuyết của đề tài “Thái độ của học sinh lớp 8A2 về học tập có ảnh hưởng đến
kết quả học lực” đã được kiểm chứng thể hiện qua biểu đồ.

Hình 1. Biểu đồ so sánh điểm thái độ và điểm trung bình

Hình 2. Biểu đồ so sánh điểm mức độ thích các môn học và điểm trung bình

3. Bàn luận:
+ Ưu điểm:
- Với kết quả điểm ở học kỳ I năm học 2014 – 2015 đã là kết quả rất đáng tin cậy. Do đó
với nghiên cứu này giáo viên chủ nhiệm nói riêng và giáo viên bộ môn nói chung có thể điểu
chỉnh thái độ cũng như mức độ yêu thích các môn học của học sinh theo hướng có lợi.
- Khi điều tra về bài giảng điện tử phải như thế nào (câu 7) thì đa số học sinh (21 HS)
chọn đáp án A. phải có nhiều hình ảnh, phim minh họa cho bài học. Và có 9 HS chọn đáp
án C. cần câu hỏi và nội dung để ghi bài học
- Khi điều tra về bài giảng điện tử em có thích không (câu 6) thì có 5 HS (chọn đáp án C.
hơi thích); 13 HS (chọn đáp án B. thích) và 12 HS (chọn đáp án A. rất thích).

- Khi điều tra về em thích giáo viên sử dụng phương pháp dạy nào nhất (câu 8), kết
quả có 4 HS (chọn đáp án C. GV hỏi – HS trả lời); 9 HS (chọn đáp án B. thảo luận, GV
hỏi – HS trả lời) và 17 HS (chọn đáp án A. HS tự đặt câu hỏi, trả lời, quan sát, thảo luận)
Qua đó cũng thấy HS cần và thích gì từ đó giáo viên điều chỉnh cách thức tương tác với
HS cho phù hợp.
trang 10


+ Hạn chế:
- Nghiên cứu này chỉ được thực hiện ở một lớp chủ nhiệm (lớp 8A2) nên nhiều khi
chưa bao quát hết tất cả HS toàn trường. Do đó nếu có điều kiện nên điều tra toàn trường
để hiểu rõ hơn hoặc giáo viên chủ nhiệm các lớp áp dụng phương pháp điều tra này để
thực hiện ở lớp mình. Từ đó giúp tác giả hoàn thiện và tăng độ tin cậy của đề tài hơn nữa.
Sự nhiệt tình trong giảng dạy của giáo viên cũng như thái độ của học sinh sẽ phụ
thuộc vào sự nhận thức của người học. Cũng như nhà trường đã trang bị đầy đủ trang thiết
bị cho việc dạy và học hay chưa.
V. Kết luận và khuyến nghị:
1. Kết luận :
Để hạn chế học sinh yếu kém giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm hơn nữa số học
sinh có thái độ tiêu cực. Cũng như giáo viên chủ nhiệm kết hợp giáo viên bộ môn tìm hiểu
tâm tư nguyện vọng của học sinh. Từ đó học sinh sẽ tích cực, tự tin hơn trong học tập, yêu
thích môn học hơn.
2. Khuyến nghị:
5.2.1. Đối với các cấp lãnh đạo:
- Phải quan tâm đến chất lượng hơn là chạy theo thành tích sẽ dẫn đến HS ngồi nhầm
lớp.
- Trang bị cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị hiện đại và chất lượng tốt để phục vụ
dạy và học.
- Nên có thời gian cho HS ở nhà tự học, vì hiện nay HS mất nhiều thời gian ở trường
(do học 2 buổi sang chiều) nên những môn học bài HS thường bị điểm số thấp. Dẫn đến

HS thích các môn học bài thấp thể hiện qua dữ liệu điều travề mức độ thích và không
thích các môn học hiện nay.
5.2.2. Đối với giáo viên:
- Luôn thường xuyên nâng cao nhận thức, kỷ luật, trình độ, không ngừng đầu tư nghiên
cứu tìm ra những cách dạy mới lạ giúp HS đỡ căng thẳng như chơi trò chơi, văn nghệ...
Không ngừng học tập cũng như tích lũy kinh nghiệm từ giảng dạy, từ đồng nghiệp. Luôn
trang 11


cập nhật kiến thức qua các phương tiện thông tin như internet, báo đài, truyền hình… và
áp dụng phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng bài, từng đối tượng cũng như tùy vào
điều kiện cơ sở vật chất hiện có mà áp dụng sao có hiệu quả nhất.
- Không quá căng cứng trong giảng dạy, mà nhiều khi giáo viên cũng phải biết và hiểu
tâm lý HS.
- Giáo viên không nên đọc – chép hoặc chiếu – chép mà giáo viên sử dụng công nghệ
thông tin một cách hợp lý. Chẳng hạn như chỉ sử dụng máy chiếu để chiếu hình ảnh, phim,
câu hỏi hoặc những yêu cầu của giáo viên, HS… chứ không nên chiếu nội dung bài học là
cho HS thụ động. Giáo viên nên chiếu nội dung bài học ở phần cũng cố bài giảng, sau khi
học sinh trình bày xong mỗi phần củng cố bài giảng thì giáo viên chiếu lên để đối chiếu.
- Bên cạnh đó giáo viên bộ môn cũng không nên cho HS quá lạm dụng việc sử dụng
sách giáo khoa, mà chỉ cho học sinh tham khảo ở nhà.

VI. Tài liệu tham khảo

- Mạng Internet
- Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ - Bộ
GD&ĐT.
- Bảng điểm học tập HKI của học sinh lớp 8A2 năm học 2014 – 2015.

VII. Những minh chứng – phụ lục

(đính kèm theo đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng)

trang 12


MỤC LỤC

ST
T

NỘI DUNG

Trang

1

I. Tóm tắt đề tài

3

2

II. Giới thiệu

4

3

1. Hiện trạng


4

4

2. Giải pháp thay thế

4

5

3. Vấn đề nghiên cứu

4

6

4. Giả thuyết nghiên cứu

5

7

III. Phương pháp

5

8

1. Khách thể nghiên cứu


5

9

2. Thiết kế nghiên cứu

5

10

3. Quy trình nghiên cứu

6
trang 13


11

4. Đo lường

6

12

IV. Phân tích dữ liệu và kết quả

6

13


1. Trình bày kết quả

6

14

2. Phân tích dữ liệu

7

15

3. Bàn luận

8

16

V. Kết luận và khuyến nghị

9

17

1. Kết luận

9

18


2. Khuyến nghị

9

19

VI. Tài liệu tham khảo

9

20

VII. Minh chứng - phụ lục của đề tài nghiên cứu

9

DANH MỤC VIẾT TẮT

THCS: trung học cơ sở
HS: học sinh
STT: số thứ tự
HKI: học kỳ I
GV: giáo viên
HL: học lực

trang 14


PHẦN ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHSP ỨNG DỤNG
------------------1. Tên đề tài:

THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH LỚP 8A2 VỀ HỌC TẬP CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT
QUẢ HỌC LỰC KHÔNG
2. Người tham gia thực hiện:
Họ và tên

Cơ quan công tác

Trình độ
chuyên môn

Môn học
phụ trách

Kiêm
nhiệm

Mai Văn Việt

THCS Định Hiệp

Đại học

Hóa học 8

Chủ nhiệm
8A2

3. Họ tên người đánh giá:
1……………………………………………………………………………….
2……………………………………………………………………………….

3……………………………………………………………………………….
trang 15


4. Đơn vị công tác: ……………………………………………………………...
5. Ngày họp: ........................................................................................................
6. Địa điểm họp: ...................................................................................................
7. Ý kiến đánh giá :
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

8. Kết luận:
 Tốt (Từ 86–100 điểm)
 Khá (Từ 70-85 điểm)
 Đạt (50-69 điểm)
 Không đạt (< 50 điểm)
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………...............................................................................................................
Duyệt của BGH

trang 16




×