Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.58 KB, 19 trang )

Mục Lục
Trang

Đề tài : ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 2014

ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hôn nhân là cơ sở hình thành gia đình, là tế bào của xã hội. Trong mỗi chế độ xã hội, gia
đình đều thực hiện những chức năng cơ bản của nó . Một trong số đó là chức năng sinh
sản nhằm tái sản xuất ra con người ,là quá trình tiếp tục, duy trì nòi giống. Để giải thích
cho quá trình này, trong tác phẩm C.Mác-Ph.Ăngghen toàn tập (tập 3), Mác-Ăngghen đã
1


chỉ ra, quá trình này thực chất là“ hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình , con
người bắt đầu tạo ra những con người khác, sinh sôi nảy nở-đó là quan hệ giữa chồng và
vợ, giữa mẹ và con cái-đó là gia đình”.Nếu không có sản xuất và tái sản xuất ra con
người thì xã hội không thể phát triển , thậm chí không thể tồn tại được. Như vậy, gia đình
là một trong những thể chế cơ bản của xã hội.
Gia đình ra đời, tồn tại và phát triển trước hết là nhờ Nhà nước thừa nhận hôn nhân của
đôi nam nữ, đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ.Hôn nhân là sự liên
kết đặc biệt giữa một người nam và một người nữ, sự liên kết đó phải được Nhà nước
thừa nhận dưới một hình thức pháp lý –đó là đăng ký kết hôn.Như vậy, đăng ký kết hôn
làm xác lập quan hệ hôn nhân và là cơ sở để hình thành gia đình.Trong xã hội có giai cấp,
quan hệ hôn nhân bị chi phối bởi ý chí của giai cấp thống trị. Thông qua Nhà nước và
bằng pháp luật, giai cấp thống trị tác động vào các quan hệ hôn nhân và gia đình làm cho
những quan hệ này phát sinh, thay đổi hay chấm dứt phù hợp với lợi ích giai cấp đó.
Pháp luật của Nhà nước phong kiến Việt Nam trước đây quy định việc kết hôn của nam
nữ phải có sự đồng ý của cha mẹ hoặc họ hàng thân thích. Pháp luật của Nhà nước ta hiện
nay quy định việc kết hôn của nam nữ phải dựa trên những nguyên tắc hoàn toàn tự
nguyện , phù hợp với đạo đức xã hội chủ nghĩa và phù hơp với nguyện vọng của nhân
dân lao động. Như vậy, muốn được kết hôn với nhau, nam nữ phải thoả mãn các điều


kiện nhất định, trong đó có các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia
đình 2014. Những điều kiện cụ thể này, cho ta thấy được tính khoa học và phù hợp với
điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội... của pháp luật nước ta hiện nay, đồng thời cũng có sự
kết hợp hài hoà giữa lợi ích của công dân, nhà nước và xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, dựa trên những kiến thức đã được học và tự tìm hiểu,
bài viết này sẽ phân tích cũng như đưa ra ý kiến của cá nhân về quy định: “ Điều kiện
kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình 2014”.
Chắc hẳn bài viết còn nhiều thiếu sót, rất hi vọng được sự góp ý của thầy cô cũng như các
bạn để bài viết được hoàn thiện hơn!
2


NỘI DUNG:
Có thể nói, đăng ký kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Thông
qua việc đăng ký kết hôn , Nhà nước đã công nhận hôn nhân của đôi nam nữ . Sự kiện kết
hôn là cơ sở pháp lý ghi nhận rằng, hai bên nam nữ đã phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ
chồng . Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định chủ thể của quan hệ giữa
vợ và chồng, giữa cha mẹ và con và xác định rõ thời điểm làm phát sinh các quan hệ đó.
Để việc kết hôn được Nhà nước công nhận và bảo vệ, trước hết việc kết hôn của nam nữ
phải thoả mãn những điều kiện nhất định về kết hôn. Những điều kiện này được quy định
cụ thể tại Điều 8.Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
“1.Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a)Nam từ đủ 20 tuổi trở lên , nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b)Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện và quyết định;
c)Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d)Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các
điểm a,b,c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2.Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
1. Điều kiện về tuổi kết hôn:
Theo quy định tại Điểm a.Khoản1.Điều 8. Luật hôn nhân và gia đình 2014, độ tuổi kết

hôn của nam là từ đủ 20, của nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Nếu như trước đây Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định điều kiện đăng ký kết hôn:
nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên là đủ tuổi kết hôn. Có nghĩa là nam đủ 19 tuổi
bước sang tuổi 20, nữ đủ 17 tuổi bước sang tuổi 18 là đủ tuổi kết hôn mà không thuộc
một trong các trường hợp cấm kết hôn; thì nay Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định
độ tuổi kết hôn của nam nữ được nâng lên và được tính theo tuổi tròn, bắt buộc nam phải
3


từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên và việc kết hôn do nam và nữ tự
nguyện quyết định; không bị mất năng lực hành vi dân sự; việc kết hôn không thuộc một
trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật mới được kết hôn.
Ví dụ: Anh Trần Văn A sinh ngày 01/02/1995 và chị Phạm Thị B sinh ngày 01/02/1997.
Ngày 25/01/2015 hai anh chị đến UBND phường đề nghị làm thủ tục đăng ký kết hôn, cán
bộ Tư Pháp-Hộ tịch phường đã từ chối đăng ký kết hôn và giải thích cho anh A, chị B biết
tuổi kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của anh chị chưa đủ. Vì anh A sinh
ngày 01/02/1995 đến ngày 01/02/2015 đủ 20 tuổi và chị B sinh ngày 01/02/1997 đến ngày
01/02/2015 mới đủ 18 tuổi để kết hôn.
Trước hết, luật hôn nhân gia đình quy định về độ tuổi kết hôn là căn cứ vào sự phát triển
tâm sinh lý của con người , căn cứ vào các điều kiện kinh tế-xã hội ở nước ta.
Về sự phát triển tâm sinh lý: Nam nữ kết hôn là xác lập quan hệ hôn nhân-cơ sở của
gia đình. Gia đình phải thực hiện các chức năng xã hội của nó, một trong số đó là chức
năng sinh đẻ nhằm duy trì và phát triển nòi giống. Theo kết quả nghiên cứu của nền y học
hiện đại thì nam từ khoàn 16 tuổi trở lên, nữ từ khoảng 13 tuổi trở lên là đã có khả năng
sinh sản. Nhưng để bảo đảm cho con được sinh ra khoẻ mạnh , nòi giống phát triển lành
mạnh , bảo đảm sức khoẻ cho người phụ nữ khi mang thai , khi sinh đẻ thì nam phải từ
khoảng 18 tuổi trở lên, nữ từ khoảng 17 tuổi trở lên 1
Về căn cứ vào điều kiện kinh tế-xã hội: Khoa học chỉ ra rằng, nam khoảng 18 tuổi, nữ
khoảng 17 tuổi là đã có khả năng sinh sản bình thường, đảm bảo tốt cho thai nhi.
Tuy nhiên, để ổn định kinh tế, có đủ nhận thức cũng như khả năng nuôi dạy đứa trẻ

tốt...thì không phải ai cũng dễ dàng đáp ứng được, nhất là ở độ tuổi chưa thành niên hoặc
vừa bước qua mười tám -lứa tuổi còn quá trẻ , nhận thức và hành vi còn chưa hoàn thiện,
ít kinh nghiệm sống, điều kiện kinh tế hầu như chưa có...

1

/>4


Do đó, pháp luật Việt Nam quy định tuổi kết hôn là ở lứa tuổi trưởng thành. Lúc này.
tâm sinh lý đã phát triển ổn định, sẽ có những suy nghĩ đúng đắn và nghiêm túc trong
việc kết hôn của mình,đảm bảo sự tự nguỵện.Đồng thời ở lứa tuổi trưởng thành, nam, nữ
đã có thể tham gia vào quá trình lao động và có thu nhập, đảm bảo cho họ có thể có cuộc
sống ổn định sau khi kết hôn.Đây là một trong những yếu tố quan trọng làm cho cuộc hôn
nhân tồn tại bền vững hơn.
Bên cạnh đó, khi bàn về độ tuổi kết hôn còn có nhiều ý kiến khác nhau:
Có quan điểm cần hạ thấp độ tuổi kết hôn vì họ cho rằng kinh tế ngày càng phát
triển, các điều kiện về văn hoá xã hội cũng ngàt càng tiến bộ, đời sống ngày càng được
nâng lên, con người sẽ phát triển sớm hơn về thể lực. Vì thế có thể hạ thấp độ tuổi kết
hôn cho phù hợp với thực tế và hoà nhập với quốc tế.
Cũng có quan điểm cho rằng nên quy định tuổi kết hôn của nam với nữ là như nhau.
Cụ thể là nam, nữ từ mười tám tuổi trở lên là được kết hôn vì Bộ luật dân sự quy định
tuổi thành niên là từ đủ 18 tuổi trở lên mà không phân biệt nam nữ. Về quan điểm này Bà
Ung Thị Xuân Hương, Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM cho rằng : “Trước đây có nghiên
cứu rằng nam phát triển muộn hơn nữ nên cho kết hôn muộn hơn nữ hai tuổi. Còn bây
giờ điều kiện đã khác, tâm sinh lý phát triển không chênh lệch nhiều giữa hai giới nên
cần có nghiên cứu, đánh giá lại. Theo tôi thì không còn phù hợp rồi. Nhiều người nói vui
rằng nam đủ 18 tuổi được quyền bầu cử, được đi nghĩa vụ quân sự mà chưa được kết
hôn, vậy là đi lấy vợ khó hơn đi bảo vệ Tổ quốc à? Mặt khác, tất cả quyền khác đều
không phân biệt nam nữ nhưng riêng kết hôn thì còn phân biệt độ tuổi giữa hai giới. Ở

các vùng miền núi tảo hôn nhiều một phần cũng do luật quy định tuổi kết hôn như vậy” .
Còn có ý kiến cho rằng, khi quy định về độ tuổi kết hôn. luật hôn nhân gia đình chỉ
quy định mức tối thiếu mà không quy định mức tối đa. Rõ ràng khoa học cũng đã chỉ ra,
phụ nữ lớn tuổi sinh khả năng sinh con cũng có nhiều hạn chế: Khi phụ nữ bước sang tuổi
35, sức khỏe cũng như chất lượng của trứng không đảm bảo, tỷ lệ thụ thai kém hơn khi
còn trẻ.Các nguy cơ khi sinh con muộn thường gặp là: sẩy thai, đẻ non, tiền sản giật, thai
5


lưu, đẻ khó, tỷ lệ con mắc bệnh đần độn (Down) ở các bà mẹ này thường cao hơn bình
thường...2
Và còn nhiều ý kiến khác nữa, tuy nhiên những quan điểm trên chưa được chấp nhận.
Luật hôn nhân gia đình 2014 có hiệu lực ngày 1/1/2015 đã quy định cụ thể mức tuổi là
đủ 20 tuổi trở lên đối với nam và đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ. Điều này có thể được giải
thích như sau:
.Vẫn quy định hai mức tuổi là 20 và 18 bởi: Kể từ Luật hôn nhân gia đình 1959 có
hiệu lực pháp luật (13/1/1960) , cho đến các luật hôn nhân và gia đình những năm 1986,
2000 đều quy định nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Quy
định này đã được thi hành hơn 40 năm và được thực hiện như một tập quán. Hơn nữa,
quy định độ tuổi kết hôn tối thiểu cần xem xét đến các điều kiện địa lý, đặc điểm và trình
độ dân cư, đồng thời quan tâm đến phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương. Bên cạnh
đó, việc chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định tối đa cũng là chế định thể hiện
sự tôn trọng tối đa quyền con người của pháp luật Việt Nam.
.Điểm mới của luật hôn nhân gia đình 2014 là quy định cụ thể việc nam phải đủ 20
tuổi trở lên, nữ phải đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Bởi, theo quy đinh của luật cũ
( luật hôn nhân gia đình 2000) quy định nam từ 20, nữ từ 18 tuổi trở lên mà không nói rõ,
đã dẫn tới tình trạng không có sự thống nhất về cách tính tuổi giữa quy định của pháp luật
và thực tiễn xét xử.Trên thực tế lúc bấy giờ có hai cách tính tuổi:
+Một là tính theo tuổi tròn:Nghĩa là khi đủ 12 tháng mới được tính là một tuổi, căn cứ
vào ngày, tháng, năm sinh ghi trong giấy tờ hộ tịch để tính.

+Hai là tính tuổi theo ngày đầu năm dương lịch:nghĩa là căn cứ vào năm sinh, cứ qua
ngày 1 tháng 1 đầu năm là được tính thêm một tuổi.
Lâu nay các cơ quan hộ tịch ở nước ta thường hiểu theo cách thứ nhất. Trong khi đó,
Nghị quyết số 02/2000NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân
2 />
6


dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật Hôn nhân và gia đình 2000 lại
quy định : “nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên không bắt buộc nam phải đủ 20
tuổi trở lên, nữ phải đủ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn”.Nghĩa là chỉ cần nam đủ 19
tuổi 1 ngày, nữ đủ 17 tuổi 1 ngày là được phép kết hôn. Nhưng theo BLDS 2005 người
vợ 17 tuổi 1 ngày là người chưa thành niên, khi thực hiện các quyền về tài sản phải có sự
đồng ý của người đại diện theo pháp luật (Điều 22. BLDS 2005)...dẫn đến có nhiều mẫu
thuẫn khác nhau. VIệc luật mới quy định cứng về đổ tuổi một phần xác định rõ các tính,
tạo nên sự thống nhất trong thực tiễn xét xử và quy định pháp của luật hơn nữa tránh sự
chồng chéo, mâu thuẫn không đáng có, củng cố sự thống nhất đối với hệ thống pháp luật
Việt Nam.
2. Phải có sự tự nguyện của hai bên nam nữ khi kết hôn:
Điểm b. Khoản 1. Điều 8.Luật hôn nhân và gia đình quy định “Việc kết hôn do nam và
nữ tự nguyện quyết định”.
“Tự nguyện” được hiểu nôm na là tự mình muốn làm, tự mình muốn như thế, xuất phát từ
ý muốn của bản thân.
“Tự nguyện trong việc kết hôn” là việc hai bên nam nữ tự mình quyết định việc kết hôn
và thể hiện ý chí là mong muốn trở thành vợ chồng của nhau.Mỗi bên nam nữ không bị
tác động bởi bên kia hay bất kỳ người nào khác khiến họ phải kết hôn trái với nguyện
vọng của mình.
Về lý thuyết: Hai bên nam nữ mong muốn trở thành vợ chồng phải xuất phát từ tình
yêu thương giữa họ và nhằm mục đích là cùng nhau xây dựng gia đình. Sự tự nguyện của
hai bên nam nữ trong việc kết hôn phải thể hiện rõ là họ mong muốn được gắn bó với

nhau, cùng nhau chung sống suốt đời nhằm thoả mãn nhu cầu tình cảm của hai người. Sự
tự nguyện trong việc kết hôn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hôn nhân có thể tồn tại lâu
dài và bền vững.

7


Về hình thức: Để đảm bảo việc kết hôn một cách tự nguyện, những người kết hôn
phải cùng có mặt tại cơ quan đăng ký kết hôn nộp tờ khai đăng ký kết hôn. Vào ngày tiến
hành đăng ký và trao giấy chứng nhận kết hôn thì đôi nam nữ phải có mặt lần nữa, hai
người phải trả lời trước cán bộ hộ tịch và đại diện cơ quan đăng ký kết hôn rằng, đến lúc
bấy giờ họ vẫn hoàn toàn tự nguyện kết hôn với nhau. Pháp luật không cho phép cử
người đại diện trong việc đăng ký kết hôn, đồng thời pháp luật cũng không cho phép
những người kết hôn vắng mặt tại lễ đăng ký kết hôn. Trừ một số trường hợp ngoại lệ đặc
biệt theo quy định của pháp luật.
Về thực tiễn: Tự nguyện là phải có sự thống nhất giữa ý chí và sự thể hiện ý chí ra
bên ngoài. Tự nguyện kết hôn theo quy định của pháp luật phải không có hành vi cưỡng
ép kết hôn, lừa dối để kết hôn hoặc cản trở việc kết hôn. Tuy nhiên, trong thực tế, rất khó
để xác định một cách rõ ràng được hai bên nam, nữ kết hôn có là hoàn toàn tự nguyện
hay không. Hiện tượng kết hôn thiếu sự tự nguyện vẫn hay xảy ra với nhiều lý do như để
trả ơn, để xin nhập quốc tịch nước ngoài...hoặc bị đe doạ ép kết hôn, kết hôn để chiếm tài
sản...Những hành vi này thực sự đã làm sai lệch ý nghĩa cao cả của việc kết hôn, ảnh
hưởng xấu đến cuộc sống và quyền lợi của những người kết hôn, gây hậu quả xấu cho gia
đình và xã hội.Để góp phần xây dựng chế độ hôn nhân và gia đình xã hội chủ nghĩa, Nhà
nước đã thể hiện thái độ dứt khoát, xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm.
3.Điều kiện về năng lực chủ thể :
Điểm c. Khoản 1.Điều 8.Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nam, nữ kết hôn
với nhau phải “không mất năng lực hành vi dân sự”.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân được hiểu là khả năng của cá nhân bằng hành vi của
mình xác lập , thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 17.BLDS 2005).

Pháp luật dân sự 2005 quy định cụ thể trường hợp mất năng lực hành vi dân sự tại khoản
1.Điều22. BLDS 2005 như sau “ Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh
khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người
8


có quyền , lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự
trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định...”
Theo đó, một người bị coi là mất năng lực hành vi dân sự thì phải thoả mãn hai điều kiện:
+Một là: người bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm
chủ hành vi của mình.
+Hai là: Có quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi của Toà án trên cơ sở kết luận
của tổ chức giám định, theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan.
.Như vậy, có một vấn đề đặt ra là: có những người bị bệnh dẫn đến không nhận thức và
điều khiển hành vi của mình nhưng lại không có quyết định của toà án tuyên mất năng
lực hành vi dân sự thì có được kết hôn hay không?
Ở Luật hôn nhân và gia đình 2000, yếu tố “mất năng lực hành vi dân sự” được quy định
là một trong những trường hợp cấm kết hôn. Còn hiện nay , nó được quy định cụ thể là
một trong những điều kiện kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Tuy nhiên,
dù với tư cách là hành vi cấm thực hiện hay là điều kiện kết hôn theo quy định của pháp
luật, thì người mất năng lực hành vi dân sự hay người bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh
khác mà không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, không có quyết định của
Toà án thì cũng đều không được kết hôn bởi:
Theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, khi nam, nữ kết hôn, giữa họ phát sinh
quan hệ hôn nhân, pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ cụ thể giữa vợ và chồng,
giữa cha mẹ và con cái, giữa gia đình với xã hội. Nhưng đối với những người mà khả
năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình còn không có thì không thể thực hiện
được trách nhiệm làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ. Do vậy, nếu kết hôn sẽ ảnh hưởng
đến quyền lợi của vợ hoặc chồng và con cái họ.
Hơn nữa , một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo cho hôn nhân có giá trị

pháp lý là phải có sự tự nguyện giữa các bên nam nữ. Những người đang mắc bệnh tâm
thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể làm chủ và nhận thức được hành vi của minh
9


thì không thể thể hiện được ý chí của họ một cách đúng đắn trong việc kết hôn, không thể
đánh giá được sự tự nguyện của họ. Bên cạnh đó Điều 22.BLDS 2005 cũng quy định:
“Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo
pháp luật xác lập, thực hiện”. Nhưng quyền kết hôn, ly hôn là quyền nhân thân của mỗi
người,nên không thể do người đại diện thực hiện.
Đồng thời, dựa trên căn cứ khoa học cho rằng, bệnh tâm thần là loại bệnh có tính di
truyền nên các nhà làm luật cũng cho rằng, nam nữ kết hôn với nhau không được mất
năng lực hành vi dân sự, để đảm bảo cho con cái được sinh ra khoẻ mạnh, đảm bảo nòi
giống được phát triển tốt.
Tuy nhiên, cũng không thể nói rằng, người bị mất năng lực hành vi dân sự không thể có
được một cuộc sống gia đình đầm ấm, hạnh phúc nếu nửa kia thực sự muốn kết hôn với
họ, để chăm sóc, bên cạnh họ. Đây cũng là một lý do tại sao Luật hôn nhân và gia đình
2014 bỏ yếu tố “cấm người mất năng lực hành vi kết hôn” , quy định nó trở thành một
trong những điều kiện để việc kêt hôn được pháp luật bảo vệ.
4.Các bên kết hôn không thuộc trường hợp cấm kết hôn:
Điểm d.Khoản 1.Điều 8.Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Việc kết hôn
không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a,b,c và
d khoản 2 Điều 5 của Luật này”.
Theo đó, các trường hợp cấm kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
+Kết hôn giả tạo: là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc
tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt
được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình(Khoản 11.Điều 3.Luật
hôn nhân và gia đình 2014).
Như đã nói ở trên, để nhận biết được hành vi kết hôn là giả tạo xảy ra trên thực tế là rất
khó . Có những trường hợp kết hôn để nhập quốc tịch,để xuất nhập cảnh...nhưng về hình

10


thức bề ngoài, nam,nữ vẫn cùng nhau đến cơ quan có thẩm quyền để xin đăng ký kết hôn,
khi trả lời trước cán bộ hộ tịch và đại diện cơ quan đăng ký kết hôn, họ vẫn bảo rằng việc
kết hôn là hoàn toàn tự nguyện. Việc nhận biết được suy nghĩ, tâm lý bên trong của một
người không phải dễ dàng, nhất là khi họ đã có ý định che dấu nó. Vì vậy, “kết hôn giả
tạo” thường có ý nghĩa trong trường hợp khi đã cấp giấy chứng nhận kết hôn. nhưng một
thời gian sau có những căn cứ xác thực họ không chung sống với nhau như vợ chồng,
không thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhất định...và cuộc hôn nhân của họ là giả. Khi
đó, việc đăng ký kết hôn của họ trước đó sẽ bị pháp luật huỷ bỏ.
+Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn. lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn:
Tảo hôn: là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo
quy định tại điểm a,khoản 1, điều 8 của Luật này (Khoản 8.Điều 3.Luật hôn nhân và gia
đình 2014).
Như đã phân tích ở trên, việc kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật không
thực sự phù hợp với các đặc điểm về tâm sinh lý cũng như các điều kiện kinh tế-xã hội
.Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn tương đối phổ biến ở nước ta. Theo số liệu điều tra của
Vụ gia đình (UBDS-GĐ & TE) cho thấy: 15 tỉnh, thành phố cả nước có trên 1% trẻ em ở
độ tuổi 14-16 đã có vợ chồng. Các tỉnh có tỷ lệ trẻ em tảo hôn cao như Hà Giang: 5,72,
Cao Bằng : 5,1%, Lào Cai: 2,7%, Sơn La: 2,6%, Quảng Trị: 2,4% và Bạc Liêu 2,1%...3
Tảo hôn thực sự gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, do đó pháp luật Việt Nam cấm tảo
hôn và xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.
Cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn: là việc đe doạ, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược
đãi , yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn
của họ, để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn hay buộc người khác

3 Http://www.doko.vn/luan-van/thuc-trang-nan-tao-hon-o-viet-nam--295746.

11



phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ (Khoản 9,khoản 10.Điều 3.Luật
hôn nhân và gia đình 2014).
Cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn có thể xảy ra dưới nhiều hình thức, tính chất và mức
độ khác nhau như : dùng tiền để uy hiếp người đang cần tiền kết hôn, dùng cái chết để đe
doạ người không muốn kết hôn phải kết hôn...hay khi hành vi cưỡng ép kết hôn đạt đến
mức độ gây nguy hiểm đáng kể cho xã hội thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy
định tại Điều 146. BLHS 1999 (2009) như sau : “ Người nào cưỡng ép người khác kết
hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn...bằng cách hành hạ, ngược
đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử lý hành chính,
thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 3
năm.”
+Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người
khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với
người đã có chồng, có vợ:
Điều 36. HP 2013 có quy định:
“Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ
một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau”.
Trên nguyên tắc hiến định đó, Điều 2.Luật hôn nhân và gia đình 2014 khẳng định hôn
nhân phải được xây dựng trên nguyên tắc “một vợ một chồng”. Vì vậy, luật hôn nhân và
gia đình hiện hành cũng đã đưa quy định “ cấm người đang có vợ, có chồng mà kết hôn
hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đã có chồng, có vợ” thành một trong
những điều cấm đối với việc kết hôn của nam nữ.
Theo đó thì chỉ những người chưa kết hôn hoặc những người tuy đã kết hôn nhưng vợ
hoặc chồng họ đã chết hoặc vợ chồng đã ly hôn thì mới có quyền kết hôn. Từ đó cũng có

12



thể hiểu rằng, những người đang có vợ, có chồng bị cấm kết hôn với nhau và cũng bị cấm
kết hôn với những người có chồng, có vợ.
Quy định nguyên tắc này xuất phát từ bản chất của hôn nhân xã hội chủ nghĩa là hôn
nhân một vơ một chồng, xoá bỏ chế độ đa thê dưới thời phong kiến, chống ảnh hưởng
của lối sống tư sản trong hôn nhân. Pháp luật không chỉ cấm những người đó kết hôn với
nhau, mà việc họ chung sống với nhau như vợ chồng cũng được xem là hành vi trái pháp
luật. Nói cách khác, chỉ có hôn nhân một vợ một chồng mới đảm bảo sự hạnh phúc và
bền vững của gia đình, vợ chồng mới thực sự yêu thương nhau, quý trọng nhau, giúp đỡ
lẫn nhau.
Ở nước ta hiện nay vẫn tồn tại một số trường hợp một chồng hai vợ hoặc một vợ hai
chồng:
 Đó là trường hợp cán bộ, bộ đội Miền Nam đã có vợ, có chồng ở miền Nam, tập kết
ra Bắc (1954) lại lấy vợ hoặc chồng khác. Những trường hợp này được xem xét là do
hoàn cảnh khó khăn của đất nước lúc bấy giờ, không phải do ảnh hưởng của chế độ hôn
nhân và gia đình phong kiến. Do đó việc kết hôn của họ tuy có vi phạm nguyên tắc hôn
nhân một vợ một chồng nhưng không bị coi là việc kết hôn trái pháp luật.Thông tư số
60/DS ngày 22/2/1978 của Toà án nhân dân tối cao thì đây là những trường hợp đặc biệt,
khi giải quyết các trường hợp ày, quyền và lợi ích của tất cả các bên đều được pháp luật
quan tâm , bảo vệ.
Do tục lấy nhiều vợ của người đàn ông và bên cạnh đó xuất hiện trường hợp người
phụ nữ lấy nhiều chồng. Kể từ khi ban hành Luật hôn nhân và gia đình 1959, Nhà nước ta
đã cấm người có vợ, chồng kết hôn với người khác. Tính đến nay đã hơn 60 năm nhưng
hiện tượng kết hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng vẫn xảy ra. Một
trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do sự thiếu ý thức của một số người,
là do cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa xử lý nghiêm minh các trường hơp vi phạm.
Khắc phục tình trạng này, trước hết cần nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cơ sở-cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đắng ký kết hôn. Chính phủ đã ban hành nghị định số
13



158/2005/NĐ-CP về dăng ký hộ tịch trong đó nghi rõ khi đăng ký kết hôn, UBND cơ sở
phải xác minh vềmtình trạng hôn nhân của các bên nam, nữ và chỉ tiến hành đăng ký kết
hôn cho họ khi cả nam và nữ đều đang không có vợ, chồng.
+Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực
hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;
giữa ngừoi đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con
rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Những người cùng dòng máu về trực hệ : là những người có quan hệ huyết thống,
trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau (Khoản 17.Điều 3.Luật hôn nhân và
gia đình 2014).
Cụ thể là cấm kết hôn giữa cha mẹ và các con; giữa ông bà với các cháu nội, ngoại...
Những người có họ trong phạm vi ba đời: là những người cùng một gốc sinh ra gồm
cha mẹ là đời thứ nhất; anh,chị,em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cung mẹ khác cha là
đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu , con dì là đời thứ ba (Khoản
18.Điều 3.Luật hôn nhân và gia đình 2014).
Cụ thể là cấm kết hôn giữa anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng mẹ khác cha, cùng cha khác
mẹ ; cấm bác ruột, cô ruột, chú ruột, cậu ruột , dì ruột kết hôn với cháu ; cấm anh , chị,
em con bác, con cô, con chú, con cậu, con dì kết hôn với nhau.
Luật hôn nhân và gia đình cấm những người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau,bởi
trên nghiên cứu khoa học và khảo sát thực tiễn, các nhà khoa học kết luận rằng, những
người có quan hệ huyết thống không thể kết hôn với nhau, nếu kết hôn thì con cái họ sinh
ra thường bị bệnh tật và những dị dạng...thậm chí còn có thể tử vong ngay sau khi sinh.
Việc cấm những người cùng huyết thống là cần thiết, nhằm đảm bảo cho con cái sinh ra
được khoẻ mạnh, nòi giống phát triển lành mạnh, đảm bảo lợi ích gia đình và lợi ích xã
hội, phù hợp với truyền thống đạo đức từ xưa đến nay của dân tộc ta.

14



Không chỉ cấm kể hôn giữa những người có cùng huyết thống, pháp luật còn cấm kết
hôn giữa những người có quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi ; giữa những người đã từng
là cha mẹ nuôi với con nuôi ; bố chồng với con dâu ; mẹ vợ với con rể, bố dượng với con
riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Quy định này nhằm làm ổn định các mối
quan hệ trong gia đình, đồng thời còn ngăn chặn hiện tượng lợi dụng mối quan hệ phụ
thuộc mà có thể xảy ra hành vi cưỡng ép kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi.
5.Kết hôn giữa những người không cùng giới tính:
Khoản 2.Điều 8.Luật hôn nhân và gia đình 2015 quy định “Nhà nước không thừa
nhận hôn nhân giữa những người có cùng giới tính”
Hôn nhân được hiểu là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. Mặt khác, theo quy
định của Luật hôn nhân và gia đình 2014, Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ
chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn .
Theo đó, pháp luật hiện hành gián tiếp công nhận, hôn nhân phải là giữa hai người không
cùng giới tính. Bởi :
Hôn nhân là sự liên kết giữa một nam và một nữ nhằm xây dựng gia đình.Gia đình
phải thực hiện chức năng xã hội của nó. Một trong những chức năng đó là chức năng sinh
đẻ nhằm duy trì và phát triển nòi giống. Như vậy chỉ những người khác giới tính với nhau
thì mới có thể cùng nhau thực hiện chức năng cơ bản của gia đình là tái sản xuất ra con
người.Nếu hai người cùng giới tính kết hôn thì không thể thực hiện được nhiệm vụ cơ
bản và cao cả này.Điều này vừa trái với quy luật tự nhiên, vừa trái với quy luật xã hội.
Bên cạnh đó, việc kết hôn giữa một nam một nữ đã trở thành truyền thống , phong tục
tập quán lâu đời của người dân Việt Nam ta , khó có thể thay đổi quan điểm này nhanh
chóng. Tuy nhiên, khi đời sống kinh tế-xã hội đang ngày một phát triển, đặc biệt là nước
ta đang trong giai đoạn hội nhập quốc tê, việc thay đổi quan niệm, quan điểm hay một
hình thái khác là điều tất yếu của xã hội trên thế giới và Việt Nam cũng không phải là
ngoại lệ. Điều cơ bản là ở vấn đề thời gian và các tác nhân tác động đến sự thay đổi đó.
15


Cá nhân người viết không kỳ thị những người đồng tính nhưng thiết nghĩ rằng việc pháp

luật chưa công nhận kết hôn giữa những người đồng tính là phù hợp với đời sống xã hội,
văn hoá của đất nước ta hiện nay.
Hiện tượng kết hôn giữa những người đồng tính trên thế giới không còn xa lạ, ở Việt
Nam cũng đã xảy ra một số trường hợp hai người cùng giới tính không kết hôn với nhau
nhưng đã tổ chức lễ cưới theo phong tục và đã chung sống với nhau như vợ chồng như:
Đồng tính nữ (tháng 12/2010, Hà Nội); đồng tính nam (6/2011, TP. Hồ Chí Minh); đồng
tính nữ (2012, Cà Mau); đồng tính nam (tháng 5/2012, Kiên Giang); đồng tính nữ (tháng
7/2012, Bình Dương)...
Nếu như theo Luật hôn nhân và gia đình 2000, việc kết hôn giữa những người cùng giới
tính là phạm phải điều cấm của pháp luật và bị xử lý khi có hành vi vi phạm thì nay, ngày
19/6/2014, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13
(còn gọi là Luật HN&GĐ năm 2014), thay thế cho Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
Trong đó, Khoản 5 Điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cấm kết
hôn “giữa những người cùng giới tính” đã bị bỏ ra khỏi Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Đây là kết quả của quá trình vận động và thảo luận xã hội trong suốt những vừa năm qua,
dẫn đến việc các nhà làm luật đã nhìn nhận tích cực hơn về quyền kết hôn, bình đẳng của
người đồng tính và các cặp đôi cùng giới. . Mặc dù đã bãi bỏ quy định cấm kết hôn cùng
giới, nhưng Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng đồng thời quy định tại Điều 8
về “Điều kiện kết hôn” là “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng
giới tính.” Mà nhiều người hay gọi tắt điều này là “bỏ cấm, nhưng không thừa nhận.”
Việc không thừa nhận này đồng nghĩa với việc các cặp đôi cùng giới sẽ không thể đi đăng
ký kết hôn, không được cấp chứng nhận kết hôn, hay việc chung sống của họ sẽ không
được pháp luật thừa nhận, và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ như vợ chồng giữa
họ. Theo nguyên tắc thì những gì nhà nước không cấm thì công dân được phép làm. Nói
một cách khác, nếu trước đây quyền kết hôn cùng giới là “không được làm,” thì bây giờ
là “không làm được.”
16


Kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết hôn

khác với việc làm đám cưới hay tổ chức hôn lễ. Luật HN&GĐ năm 2000 hay năm 2014
đều không coi những hình thức đám cưới, đám tiệc như những hành vi có giá trị pháp lý
và được thừa nhận. Vì vậy, các cặp đôi cùng giới hoàn toàn có quyền thực hiện những
nghi lễ hay chung sống với nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ khi chung
sống thì các cặp đôi cùng giới nên sử dụng các thỏa thuận dân sự khác như ủy quyền, viết
di chúc để tự trao cho nhau các quyền như việc kết hôn làm phát sinh các quyền giữa các
cặp khác giới.

KẾT LUẬN:
Có thể nói,theo từng thời gian, để phù hợp với sự nghiệp cách mạng của đất nước, phù
hợp với tình hình phát triển của các điều kiện kinh tế, xã hội và thực tế các quan hệ về
hôn nhân, gia đình,Nhà nước ta đã kịp thời ban hành , sửa đổi các quy phạm pháp luật về
hôn nhân và gia đình. Theo đó, Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã có những đổi mới
mang tính quan trọng nhất là các quy định về điều kiện được kết hôn , được quy định cụ
thể tại Điều 8 của Luật này. Quy định này phần nào cho ta thấy được pháp luật đã thực
sự đến gần với cuộc sống thực tế, thể hiện được sự quan tâm của Nhà nước đối với đời
sống xã hội, phần nào cho thấy sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp của các nhà làm luật.
Hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình đang dần được hoàn thiện, là công cụ pháp lý
quan trọng của Nhà nước, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân lao động.

17


Tài liệu tham khảo:
1.Luật hôn nhân và gia đình 2014.
2.Luật hôn nhân và gia đình 2000.
3.Giáo trình luật hôn nhân và gia đình Việt Nam-Trường đại học luật Hà Nội
4.Http://isee.org.vn/vi/Blog/Article/thong-tin-giai-dap-ve-viec-bo-cam-ket-hon-cunggioi-tu-ngay-112015.
5.Http://www.doko.vn/luan-van/thuc-trang-nan-tao-hon-o-viet-nam--295746.
6. Http://www.orientalstar.vn/contents.asp?msg=129&fields=16


18


7.Http://suckhoedoisong.vn/san-phu-khoa/sinh-con-o-do-tuoi-nao-la-tot-nhat20110516034646451.htm

19



×