Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

tiểu luận cao học Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.67 KB, 37 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghèo đói là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Hiện nay, trên thế giới có
khoảng 1,3 tỷ người đang sống trong cảnh đói nghèo, kể cả nước có thu nhập cao
nhất thế giới vẫn có một tỷ lệ dân số sống trong tình trạng nghèo nàn về cả vật chất
và tinh thần. Trong xu thế hợp tác hoá và toàn cầu hoá hiện nay thì vấn đề xoá đói
giảm nghèo không còn là trách nhiệm của một quốc gia mà đã trở thành mối quan
tâm của cả cộng đồng quốc tế. Sự nghèo đói và gia tăng giàu nghèo đã trở thành
một trong những nguyên nhân gây nên những bất ổn xã hội ở nhiều quốc gia trên
thế giới. Do vậy vấn đề xoá đói giảm nghèo luôn có ý nghĩa lớn về kinh tế - chính
trị - văn hóa sâu sắc. Trong những năm gần đây, thực hiện đường lối đổi mới toàn
diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế nước ta luôn đạt được tốc độ
tăng trưởng cao và tương đối ổn định, đời sống của nhân dân được nâng lên một
cách rõ rệt, công tác xoá đói giảm nghèo được Đảng ta coi là nhiệm vụ chiến lược
quan trọng vừa trước mắt, vừa lâu dài để thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh,
xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”; đồng thời xoá đói giảm nghèo toàn diện và
bền vững luôn được xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Với nhiều chủ trương, chính sách về xoá đói giảm nghèo, công tác xoá
đói giảm nghèo của nước ta đã thu được thành tựu đáng kể, có ý nghĩa to lớn
cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, nước ta
vẫn là một nước nghèo, mặt trái của nền kinh tế thị trường tiếp tục làm cho
phân hoá giàu nghèo gia tăng, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng
miền đang là những thách thức lớn, dẫn đến công tác xoá đói giảm nghèo
còn nhiều tồn tại và hạn chế, vấn đề đói nghèo đang trở thành một trở ngại
lớn cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và phát
triển kinh tế - xã hội ở từng tỉnh, địa phương nói riêng.
Lào Cai là tỉnh vùng cao, biên giới, nhiều dân tộc cùng sinh sống. Nhận
thức rõ vai trò, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo của



vùng Tây Bắc có vai trò địa kinh tế, địa chính trị quan trọng trong những năm
qua, đặc biệt thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2006 –
2010. Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV nhiệm kỳ 2011-2015 bên cạnh
các chủ trương, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung,
Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã quán triệt vận dụng, đề ra các chủ trương, chính sách
xoá đói giảm nghèo, tổ chức thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo một
cách phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhờ đó đời sống của nhân
dân không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ gần 31,33%
năm 2006 xuống còn 16,68% năm 2010 (theo tiêu chí cũ), theo kết quả điều
tra hộ nghèo năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo còn 27,69% phấn đấu đến năm 2015 tỷ
lệ hộ nghèo còn dưới 20% nhân dân các dân tộc tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng bộ và chính quyền địa phương góp phần quan trọng giữ vững và củng
cố quốc phòng và an ninh trên địa bàn. Tuy vậy so với cả nước, Lào Cai vẫn
là một tỉnh nghèo (có 03 huyện nghèo Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai
thuộc diện theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, 03 huyện Bát Xát, Sa Pa,
Văn Bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao được hỗ trợ 70% vốn đầu tư cơ sở hạ tầng theo
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP), điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều thấp
kém, công tác xoá đói giảm nghèo tuy đạt nhiều thành tựu quan trọng nhưng
kết quả giảm nghèo chưa bền vững, đời sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa
còn nhiều khó khăn, một bộ phận chưa đạt mức sống tối thiểu, tỷ lệ hộ nghèo
theo tiêu chí mới còn cao so với khu vực và cả nước.
Với những lý do trên em chọn đề tài “Thực trạng và những vấn đề đặt
ra đối với công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai”, làm tiểu
luận môn Thời đại và những vấn đề lớn của thế giới ngày nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, những quan điểm, tư tưởng cơ bản của Hồ
Chí Minh về công tác tuyên truyền, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Lào
Cai về công tác xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai trong thời gian qua, thực trạng
và những vấn đề đặt ra đối với công tác xoá đói giảm nghèo.

3. Nhiệm vụ của đề tài:
2


Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về nghèo đói và công tác
xoá đói giảm nghèo, phân tích thực trạng đói nghèo. Nguyên nhân nghèo đói,
đánh giá kết quả chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo tỉnh Lào Cai. Đề
xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh việc thực hiện công tác xoá đói giảm
nghèo tỉnh Lào Cai.
4. Cơ sở lý luận
Tiểu luận dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề nâng cao
đời sống nhân dân và xoá đói giảm nghèo. Các Nghị quyết của Đại hội Đảng
bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2006-2010, 2011-2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
phương pháp lôgíc kết hợp với các phương pháp lịch sử, phân tích, tổng hợp,
và những tư liệu thực tiễn của các cơ quan, ban ngành kinh tế, xã hội, tổng
hợp, đoàn thể của tỉnh để phân tích, đánh giá việc thực hiện các chủ trương
chính sách xoá đói giảm nghèo. Kết hợp với việc chọn lọc những số liệu, dữ
liệu có liên quan để luận giải các vấn đề mà đề tài đặt ra.
6. Ý nghĩa của tiểu luận
Tiểu luận phân tích làm rõ việc nhận thức những quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nâng cao đời sống nhân
dân và xoá đói giảm nghèo. Các Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai
nhiệm kỳ 2006-2010, 2011-2015. vận dụng quan điểm, tư tưởng đó vào thực
tiễn Việt Nam. Đồng thời, qua quá trình viết nhằm trang bị cho bản thân
những kiến thức hết sức cần thiết để phục vụ cho quá trình học tập và công
tác tại địa phương sau này.
7. Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội
dung tiểu luận gồm 02 chương.

3


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÓI NGHÈO
VÀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1. Quan niệm về đói nghèo
Tình trạng đói nghèo của mỗi quốc gia đều có sự khác nhau về cấp độ
và số lượng, thay đổi theo không gian và thời gian. Do có sự khác nhau về
bản chất chế độ - chính trị - xã hội, giữa nguyên tắc và hệ tư tưởng, giữa
truyền thống văn hoá lịch sử, về trình độ phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc
lên sự lựa chọn quy mô, giải pháp phát triển là khác nhau. Thực tế đó được
phản ánh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nước, trong xu
thế cùng tồn tại hoà bình, hợp tác cùng phát triển. Song dù có những khác biệt
nhưng các quốc gia dân tộc trên thế giới vẫn có những quan điểm chung,
những vấn đề nóng bỏng, bức xúc cần phải giải quyết. Một trong những vấn
đề toàn cầu là nạn đói nghèo, lạc hậu và chậm phát triển.
Đói nghèo và lạc hậu luôn sánh đôi với nhau, là xiềng xích trói buộc
các nước nghèo. Hậu quả của đói nghèo là nạn suy dinh dưỡng ở trẻ em, nạn
mù chữ, thất nghiệp, thất học, bệnh tật..., điều kiện sống và môi trường sinh
thái bị ô nhiễm, giảm trí tuệ và tuổi thọ. Bên cạnh đó là sự gia tăng các tệ nạn
xã hội, mất trật tự an toàn xã hội, gây bất bình đẳng giữa con người, khoảng
cách giàu nghèo ngày một rõ rệt. Đây là một vấn đề bức xúc mà hiện nay mỗi
quốc gia và cộng đồng quốc tế cùng hợp sức để giải quyết. Để phát triển xã
hội và giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, giúp cho nhóm người nghèo có cuộc
sống ổn định, vươn lên thoát khỏi nghèo đói. Liên hợp quốc đã lấy ngày
17/10 hàng năm là ngày “thế giới chống đói nghèo” nhằm giải quyết các vấn

đề đói nghèo trên toàn cầu. Hưởng ứng theo Liên hợp quốc hầu hết các nước
nghèo, các nước đang phát triển đã có hành động và chiến lược cụ thể với
mục tiêu giảm nghèo quốc gia. Chính phủ mỗi nước căn cứ vào thực trạng đói
nghèo và tình hình phát triển kinh tế để xây dựng giải pháp và các bước tiến
4


hành cụ thể cho quốc gia mình. Việt Nam coi đây là cuộc vận động lớn phù
hợp với mọi tầng lớp nhân dân nên đã lấy ngày 17/10 hàng năm là ngày “cả
nước vì người nghèo”.
1.2. Khái niệm, tiêu chí và chuẩn mực đánh giá đói nghèo của thế giới
Khái niệm:
Tại Hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á-Thái Bình Dương do
ESCHP tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan tháng 9 năm 1993 đã đưa ra định
nghĩa: Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và
thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được
xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập
quán của địa phương.
Về mặt kinh tế nghèo đồng nghĩa với khổ, nghèo túng, túng thiếu. Trong
hoàn cảnh nghèo thì người nghèo, hộ nghèo cũng chỉ vật lộn với cuộc sống
hàng ngày về kinh tế vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất là ở bữa ăn. Họ không
thể vươn tới những nhu cầu về văn hoá, tinh thần hoặc những nhu cầu cần
phải cắt giảm tới mức tối thiểu gần như không có. Điều này thể hiện rõ ở
nông thôn với hiện tượng trẻ em thất học, các hộ nông dân nghèo không có
khả năng hưởng thụ văn hoá, chữa bệnh khi ốm đau, xây dựng nhà ở.
Để hiểu một cách chi tiết hơn, người ta còn phân chia nghèo thành 2 loại
là nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối.
Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng
thoả mãn những nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống, đó là sự thiếu hụt so
với một mức sống tối thiểu. Nghèo tuyệt đối thường được tính toán dựa trên nhu

cầu dinh dưỡng và một số hàng hoá khác (cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc,
con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà ở bằng tranh tre vách
đất). Như vậy, nghèo tuyệt đối đề cập đến vị trí của một cá nhân/hộ gia đình
trong mối quan hệ với đường nghèo khổ mà giá trị tuyệt đối của nó cố định theo
thời gian.
5


Nghèo tương đối: Là tình trạng của bộ phận dân cư có mức sống dưới
trung bình của cộng đồng tại địa phương, đó là sự thiếu hụt so với mức sống
hiện thời (thiếu ăn nhưng không đứt bữa, mặc không lành, không đủ ấm,
không có khả năng phát triển sản xuất). Nói cách khác nghèo tương đối là vị
trí của một số người/hộ gia đình so với thu nhập bình quân của một nước nơi
người hay hộ đó sinh sống.
Theo cách xác định này có thể xoá nghèo tuyệt đối nhưng không thể
xoá nghèo tương đối. Do vậy để đánh giá nghèo đói người ta thường sử dụng
khái niệm nghèo tuyệt đối vì nó cho phép thực hiện các phân tích có tính so
sánh, trong khi nghèo đói tương đối được coi là tiêu chuẩn đánh giá sự công
bằng của xã hội đối với một bộ phận dân cư có thu nhập thấp.
Tiêu chí đánh giá đói nghèo của thế giới
Để đánh giá tình trạng nghèo đói của một quốc gia, nhận dạng được hộ
nghèo đói trên địa bàn cư trú của họ đòi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn về
đói nghèo. Trước hết là khái niệm nghèo đói, những chuẩn mực và tiêu chí cụ
thể lại tuỳ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống thực tế của
nhiều dân cư ở từng quốc gia.
Khi đánh giá nước giàu, nước nghèo trên thế giới, giới hạn đói nghèo
được biểu hiện bằng chỉ tiêu chính là thu nhập quốc dân (GDP) bình quân một
đầu người trên một năm hay một tháng. Chỉ tiêu này không phản ánh hết tình
hình đói nghèo mà vấn đề ở mức hưởng thụ thực tế của người lao động và
công bằng xã hội. Chỉ tiêu thu nhập quốc dân trên đầu người chỉ là thước đo

mức độ phát triển chung của một nước do với nước khác. Mặc dù vậy, thước
đo về thu nhập quốc dân bình quân đầu người cho đến nay vẫn được thừa
nhận và là một tiêu thức phổ biến để đánh giá trình độ của một quốc gia.
Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo
của các quốc gia bằng mức thu nhập quốc dân bình quân đầu người/năm với 2
cách tính:
- Theo phương pháp ATLAS - Tỷ giá hối đoái và tính theo USD.
6


- Theo phương pháp PPP (purchasinh power parity) là phương pháp sức
mua tương đương cũng được tính bằng USD.
Theo cách tính này, người ta phân tích thành 6 loại giàu - nghèo của các
nước trên cơ sở thu nhập bình quân đầu người như sau:
+ Trên 25.000 USD/năm là nước cực giàu;
+ Từ 20.000 USD đến 25.000 USD/ năm là nước giàu;
+ Từ 10.000 USD đến 20.000 USD/năm là nước khá giàu;
+ Từ 2.500 USD đến 10.000 USD/năm là nước trung bình;
+ Từ 500 USD đến 2.500 USD/năm là nước nghèo;
+ Dưới 500 USD/năm là nước cực nghèo.
Hiện nay, tiêu chí xác định được điều chỉnh dưới 900 USD/năm là cực
nghèo và người có mức sống dưới 2 USD/ngày là người nghèo.
Ngoài tiêu thức trên để xác định tình trạng đói nghèo có thể dùng một số
tiêu thức khác như: Tình trạng tái phần của hộ (nhà cửa, tư liệu sản xuất, sinh
hoạt); vị trí xã hội, ngành nghề, phong tục tập quán, tín ngưỡng,...
Xuất phát từ quan điểm muốn tăng trưởng kinh tế bền vững phải gắn với
thực hiện tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là các vấn đề về sức khoẻ, giáo
dục...cho nên chỉ tiêu GNP bình quân đầu người chưa đủ để đánh giá mức độ
giàu nghèo và mức độ giàu nghèo và mức độ phát triển của một quốc gia. Vì
vậy, Liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm “chỉ số phát triển của con người” gọi

là chỉ số HDI gồm ba tiêu chí: Tuổi thọ trung bình của dân cư; Trình độ học
vấn, bao gồm tỷ lệ biết đọc, biết viết của dân cư, số năm đi học trung bình của
người dân; Thu nhập bình quân đầu người.
Căn cứ vào 3 tiêu chí này, chương trình phát triển của liên hợp quốc
(UNDP) đang xếp Việt Nam vào nhóm phát triển trung bình đứng thứ
128/187 nước trên thế giới khảo sát về chỉ số HDI.
- Chuẩn mực đói nghèo của thế giới
Chuẩn mực đói nghèo ở các nước rất khác nhau, tuỳ thuộc vào sự phát
triển kinh tế của mỗi nước cũng như thu nhập của nhân dân ở nước đó. Những
7


chuẩn mực này đều có dấu hiệu thời gian áp dụng cho một năm hoặc một số
năm nhất định nào đó.
Nhiều nước còn căn cứ vào lượng kcal/người/ngày tối thiểu cung cấp
cho cơ thể đủ sống để tìm giới hạn đói nghèo. Trung Quốc quy định giới hạn
này là 2.150kcal/người/ngày; Thái Lan và Philippin là 2.000kcal/người/ngày.
Nhiều nước và tổ chức quốc tế chọn mức 2.100kcal/người/ngày là giới hạn
đói nghèo.
1.1.2. Khái niệm, tiêu chí và chuẩn mực đánh giá đói nghèo ở Việt Nam
Khái niệm
Việt Nam trong những năm gần đây nền kinh tế có nhịp độ tăng trưởng
cao và tương đối ổn định, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên
nhưng nhìn chung vẫn là một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp
do ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như thiên tai, chiến tranh, lạc
hậu. chính vì vậy qua nhiều cuộc khảo sát, nghiên cứu các ngành chức năng
đã đi đến thống nhất đưa ra khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam như sau:
+ Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn
một phần nhu cầu cơ bản tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn
mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện cụ thể.

+ Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối
thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những bộ
phận dân cư hàng năm đứt bữa, thiếu ăn từ 1 đến 3 tháng, phải đi vay nợ và
thiếu khả năng trả nợ.
Cách phân chia nghèo và đói tương tự như phân chia nghèo tương đối và
tuyệt đối ở một số nước đang sử dụng. Như vậy ở Việt Nam nghèo đói là chỉ
tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành toàn bộ cho ăn, phần
tích luỹ hầu như không có. Ngoài ra các nhu cầu tối thiểu khác như: ở, mặc, y
tế, giáo dục, giao tiếp chỉ được đáp ứng một phần ít ỏi không đáng kể.
Tiêu chí đánh giá đói nghèo ở Việt Nam
Việc đánh giá về đói nghèo ở Việt Nam thường dự vào các chỉ tiêu sau:
8


+ Chỉ tiêu thu nhập: Thu nhập bình quân một người/tháng (hoặc năm)
được đo bằng chỉ tiêu giá trị (tiền) hay hiện vật quy đổi, nếu là hiện vật
thường dùng lương thực (gạo) để đánh giá.
+ Chỉ tiêu về nhà ở và tiện nghi sinh hoạt: Những người nghèo thường
sống trong những căn hộ tồi tàn, đồ dùng sinh hoạt ngoài giường gỗ, tre, phản
và vài thứ khác ở dưới mức trung bình về lượng và tồi tàn về chất, ngoài ra
không còn gì có giá trị.
+ Chỉ tiêu về tư liệu sản xuất: Những người nghèo đói vừa có ít tư liệu
sản xuất, vừa thô sơ về tư liệu sản xuất, đất đai vườn ao hầu như không có.
+ Chỉ tiêu về vốn: Những người nghèo đói không có vốn để dành, họ
thường phải vay nợ và những người đói gay gắt lại thường phải vay nợ để
mua lương thực cứu đói.
- Chuẩn nghèo ở Việt Nam
Để xác định chuẩn mực nghèo cho các thời kỳ, ở nước ta hiện nay đang
áp dụng một phương pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp tính chuẩn nghèo của Tổng cục thống kê: Tổng cục thống

kê đã hướng dẫn cách tính chuẩn nghèo áp dụng cho các tỉnh thành phố tại
Công văn số 458/TCTK ngày 26/6/1997. Phương pháp tính theo chuẩn nghèo
(đường nghèo khổ) như sau:
+ Xác định chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm. Tiêu chuẩn nghèo được
xác định bằng mức thu nhập bình quân đầu người một tháng tính theo thời điểm
giá đủ mua được một lượng lương thực, thực phẩm thiết yếu đảm bảo khẩu phần
ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng 1 người/ngày là 2.100kcal. Những hộ có
mức thu nhập thấp hơn tiêu chuẩn nói trên đều thuộc diện đói nghèo.
+ Chuẩn nghèo được xác định riêng cho thành thị, nông thôn và chung
cho cả tỉnh, thành phố dựa trên cơ cấu tiêu dùng thực tế của các hộ đã được
điều tra tại địa bàn tỉnh, thành phố hàng năm và giả cả thực tế năm báo cáo.
- Phương pháp xác định chuẩn mực đói nghèo của Bộ Lao động Thương binh và xã hội:
9


Trên cơ sở khái niệm hộ đói, hộ nghèo như đã nêu ở phần trên Bộ Lao
động thương binh và xã hội tham mưu cho chính phủ ban hành chuẩn mực để
xác định hộ đói nghèo dựa vào thu nhập bình quân đầu người/tháng của từng
hộ. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội và mức độ cải thiện đời sống
dân cư và người nghèo, chuẩn nghèo ở nước ta đã được điều chỉnh như sau:
Giai đoạn 2001- 2005 (Tại Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH)
Không đưa ra chuẩn đói, chỉ qui định chuẩn nghèo, cụ thể hộ nghèo là hộ
có mức thu nhập tuỳ từng vùng như sau:
+ Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng, 960.000
đồng/ người/ năm.
+ Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: 100.000 đồng/người/tháng,
1.200.000 đồng/người/năm.
+ Vùng thành thị: 150.000 đồng/người/tháng, 1.800.000 đồng/người/năm.
Đồng thời giai đoạn này cùng đưa ra tiêu chí xã nghèo: Là xã có tỷ lệ
đói, nghèo trên 40%, không có hoặc còn thiếu các hạng mục cơ sở hạ tầng

(trạm y tế, trường tiểu học, điện sinh hoạt, đường ô tô tới trung tâm xã, chợ xã
hoặc liên xã, nước sạch sinh hoạt).
Giai đoạn 2006-2010 (Tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày
08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ)
Do đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, cùng với định
hướng chung là từng bước tiếp cận với trình độ của các nước đang phát triển
trong khu vực, nên chuẩn nghèo phải được điều chỉnh lại, trong đó có tính đến
các nhân tố ảnh hưởng và tiếp cận chuẩn nghèo do các tổ chức quốc tế khuyến
cáo, cụ thể hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người như sau:
+ Khu vực thành thị từ 260.000đ/người/tháng trở xuống.
+ Khu vực nông thôn từ 200.000đ/người/tháng trở xuống.
Nếu tính theo chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2006-2010, thì
nước ta còn 3,9 triệu hộ, chiếm 22% số hộ trong toàn quốc, các vùng có tỷ
10


nghèo cao là vùng Tây Bắc (42%) và Tây Nguyên (38%); vùng có tỷ lệ nghèo
thấp nhất là vùng Đông Nam bộ (9%).
Giai đoạn 2011-2015 (Tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày
30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ)
+ Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng trở xuống.
+ Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng trở xuống.
Đến giai đoạn này còn đưa ra tiêu chí đối với hộ cận nghèo:
+ Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ
401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
+ Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000
đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
1.2. Quan điểm của Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng,

chống đói nghèo
Trên quan điểm lập trường của giai cấp công nhân và cách tiếp cận duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử, chúng ta xem xét vấn đề đói nghèo trên cơ sở
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong tác phẩm: "Bản thảo kinh tế triết học" (viết năm 1884) của Các
Mác, "Tình cảnh giai cấp công nhân anh" (viết năm 1845) của Ph.Ăngghen.
Bộ "Tư bản" Các Mác và Ph.Ăngghen, các ông đã mô tả tỉ mỉ về thực chất
tình cảnh đói nghèo của những người vô sản không phải là cái gì khác là phải
bán sức lao động cho chủ nghĩa tư bản để kiếm sống, bị tư bản bóc lột tinh vi
và dã man. Phụ nữ và trẻ em phải làm việc đến kiệt sức trong các xưởng thợ.
Nông dân bị cưỡng đoạt ruộng đất, mất hết tư liệu sản xuất phải chạy ra các
đô thị, lực lượng lao động bị thất nghiệp ngày càng tăng lực lượng lao động
này trở thành nạn nhân của tình trạng bóc lột giá trị thặng dư tuyệt đối và
tương đối của các chủ tư bản trong thời kì tích luỹ nguyên thuỷ và thời kỳ tự
do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản. Hậu quả của chế độ bóc lột tàn bạo này
11


đã làm phân hoá xã hội. Tích luỹ sự giàu có tột độ ở một bộ phận nhỏ cá nhân
trong xã hội đó là những người thuộc giai cấp tư sản. Cùng với sự bần cùng ở
đa số những người lao động dẫn đến đối kháng giai cấp không thể điều hoà
được giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân trong chế độ tư bản. Theo
Mác và Ăngghen, nguồn gốc sâu xa của tình trạng đói nghèo trên đây là chế
độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, ở chế độ áp bức bóc lột và tình
trạng lô dịch của con người. Do đó, chỉ có thể xoá bỏ chế độ tư hữu, bóc lột
ấy mới có thể giải phóng giai cấp vô sản và quần chúng lao động khỏi cảnh
đói nghèo, lầm than làm cho họ chở thành người lao động tự do và làm chủ
bản thân mình, tiến tới xã hội công bằng văn minh, đạt được sự hài hoà giữa
lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.
Tiếp tục những lý giải sâu sắc quan điểm của Mác - Ăngghen, V.I.Lê Nin

đã phân tích những mâu thuẫn kinh tế - xã hội gay gắt trong thời kỳ chủ nghĩa
tư bản tự do cạnh tranh chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, lũng đoạn
đầu thế kỷ XX - đó là chủ nghĩa đế quốc, đây là thời kỳ tích tụ trầm trọng hơn
sự nghèo đói cùng cực của giai cấp vô sản và những người lao động ở khắp
các châu lục trên thế giới. Với bản "Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc
địa" (1920), Lênin đã kêu gọi giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức đoàn
kết đấu tranh thoát khỏi ách thống trị của chủ nghĩa tư bản bằng cách mạng vô
sản do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Sau cách mạnh xhcn tháng Mười
Nga (1917), trong bước chuyển từ "chính sách cộng sản thời chiến" sang
"chính sách kinh tế mới" (Nep) Lê Nin là người chủ trương phát triển kinh tế
hàng hoá, dùng lợi ích vật chất - coi đó như là một cá nhân kích thích người lao
động, giải phóng sức lao động, phát triển kinh tế. Đó là một trong những biện
pháp để xoá bỏ căn bản tình trạng đói nghèo trong công cuộc xây dựng xã hội
mới - xã hội chủ nghĩa.
Tiếp thu vận dụng sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã xây dựng nên lý luận cách mạng giải phóng dân tộc, chống
chủ nghĩa thực dân, người đã tìm ra con đường cho dân tộc Việt Nam là độc
12


lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, mục tiêu lớn lao của con đường cách
mạng đó là đấu tranh dành độc lập tự do cho các dân tộc mang lại hạnh phúc ấm
no cho toàn dân.... Theo Hồ Chí Minh, mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là làm cho
dân giàu, nước mạnh, mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do, người
còn cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là làm cho dân đủ ăn đủ mặc ngày càng sung
sướng, ai nấy được học hành, ốm đau có thuốc.... tóm lại xã hội ngày càng tăng,
tinh thần ngày càng tốt đó là chủ nghĩa xã hội”.
Chính vì vậy, ngay từ khi Việt Nam mới giành được độc lập (năm 1945),
chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo như một thứ “giặc” cũng như giặc
dốt, giặc ngoại xâm, nên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu làm sao để dân lao động

thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn, việc làm, được ấm no và
đời sống hạnh phúc. Năm 1944-1945, khi Nhật, Pháp thực hiện chính sách thu
thóc tạ gây ra nạn đói làm chết 2 triệu đồng bào ta, người kịp thời lãnh đạo, chỉ
đạo Đảng bộ các tỉnh miền Trung và miền Bắc tổ chức phá kho thóc của nhật
chia cho người nghèo.
Sau cách mạng tháng Tám 1945, nạn đói còn tiếp tục hoành hành, trong
phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ (ngày 3-9-1945) do Người chủ
trì, trong 6 vấn đề cấp bách cần giải quyết thì việc chống giặc đói và giặc dốt
được nêu lên hàng đầu. Đối với giặc đói, người chủ trương đẩy mạnh sản xuất
ngô, khoai và lương thực khác để đảm bảo cuộc sống của dân. Đồng thời mở
một cuộc lạc quyên cứu trợ đồng bào. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào
nhịn ăn một bữa, gạo tiết kiệm được góp lại phát cho dân nghèo.
Nhằm giải quyết một cách cơ bản nghèo đói, người nêu lên một loạt
công việc cần làm, bao gồm: Đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm, chống tham ô,
lãng phí, giảm tô, giảm tức, phải ra sức trồng trọt, chăn nuôi để cứu nạn đói
sau này. Đi đôi với sản xuất phải thực hành tiết kiệm, Người nói: “Phải tiết
kiệm vì nếu được bữa nào xào bữa nấy thì sẽ thiếu thốn”. Sản xuất mà không
biết tiết kiệm thì khác nào “gió vào nhà trống”. Một số vấn đề quan trọng
không thể thiếu trong việc xoá đói giảm nghèo là phải thay đổi dần trong quan
13


hệ sản xuất. Người nói: “Phải giảm tô, giảm tức, cải cách ruộng đất để mang
lại đất đai cho người nghèo”, thực hiện khẩu lệnh: “người cày có ruộng”,
“giải phóng nông dân thoát khỏi đói nghèo”. Mặt khác, “phải xây dựng các tổ
đổi công, hợp tác xã để đẩy mạnh tăng gia sản xuất, tiết kiệm kết hợp chữa đê
điều, chống đói, cứu đói”.
Trước lúc đi xa, người vẫn không thôi canh cánh bên lòng mối quan tâm
đến con người và nhắn nhủ, căn dặn: "Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để
phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân".

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng chống đói nghèo, về chăm no đời sống
nhân dân luôn là cơ sở lí luận quan trọng cho mọi chủ trương đường lối, chính
sách xoá đói giảm nghèo của đảng và nhà nước ta.
1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xoá đói giảm nghèo
Sau cách mạng tháng Tám thành công, thấm nhuần tư tưởng của Đảng về
diệt giặc đói, khắp mọi vùng dấy lên phong trào thi đua lao động sản xuất
phát triển kinh tế, đặc biệt là sau năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất
đất nước, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội đời sống của nhân
dân lao động đã không ngừng được cải thiện và nâng cao. Nhiệm vụ phát triển
kinh tế – xã hội luôn là vấn đề cốt yếu của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
với tư tưởng xuyên suốt là tăng trưởng và phát triển kinh tế phải đi đôi với
việc giải quyết các vấn đề xã hội, từng bước thực hiện công bằng xã hội trong
điều kiện kinh tế cho phép, trong đó vấn đề xoá đói giảm nghèo được xem là
tính chiến lược nằm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
Vấn đề này đã được các Nghị quyết Đại hội khoá IV, V, VI của Đảng đề cập
tới. Đặc biệt đến Đại hội VII (1991) của Đảng, trong chiến lược ổn định và
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 đã khẳng định: “Đảng ta lãnh đạo
toàn dân xây dựng một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hoá, có kỷ
cương, xoá bỏ áp bức bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm
no, tự do, hạnh phúc” và chỉ rõ “ lấy phân phối theo lao động làm hình thức
chính, khuyến khích làm giàu đi đôi với giảm số người nghèo, nâng cao phúc
14


lợi xã hội, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế”; “có chính sách bảo trợ và
điều tiết hợp lý thu nhập giữa các bộ phận dân cư, các ngành và các vùng”.
Xoá đói giảm nghèo thể hiện: Đường lối chính trị, bản chất giai cấp đúng đắn
của Đảng và Nhà nước ta. Đại hội VII xác định: “Tăng trưởng kinh tế, gắn
liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển, công
bằng xã hội thể hiện cả khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn cả khâu

phân phối kết quả sản xuất, cũng như ở điều kiện phát triển năng lực của mọi
thành viên trong cộng đồng”. Đến Hội nghị Trung ương 5 (khoá VII) Đảng đã
cụ thể hoá thêm chủ trương: “Trợ giúp cho người nghèo bằng cách cho vay
vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo ở từng địa
phương trên cơ sở giúp dân, nhà nước giúp dân và tranh thủ các khoản tài trợ
quốc tế, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xoá đói giảm nghèo”
Đến Đại hội VIII (1996), Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Xây dựng nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với
tăng cường vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội” ... “Để phát triển
sức sản xuất, cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, thừa nhận
thực tế là có bóc lột và sự phân hoá giàu nghèo nhất định trong xã hội. Đánh
giá thành tựu của đất nước sau 10 năm đổi mới, báo cáo chính trị tại Đại hội
Đảng VIII đã khẳng định: “Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân được cải
thiện. Số hộ có thu nhập bình quân và hộ giàu tăng lên, hộ nghèo giảm”.
“Phong trào xoá đói giảm nghèo và các hoạt động từ thiện ngày càng mở
rộng, đang trở thành nét đẹp mới trong xã hội ta”. Tuy nhiên Đại hội cũng chỉ
ra một trong những khuyết điểm “sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa
thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh. Đời sống một
bộ phận nhân dân nhất là ở một số vùng căn cứ địa cách mạng và kháng chiến
cũ, vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn”.
Xuất phát từ thực tế nước ta trong các mục tiêu do Đại hội Đảng VIII
đề ra trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000 đã chỉ rõ: “Xoá đói tiếp tục
15


giảm nghèo, cải thiện điều kiện ăn ở, học hành, chữa bệnh, đi lại, nâng cao
mức hưởng thụ văn hoá nhân dân, đặc biệt các vùng nông thôn miền núi”và
Đại hội Đảng đã đề ra chương trình xoá đói giảm nghèo với phương châm
thực hiện “Xây dựng và phát triển quỹ xoá đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn

vốn trong nước và ngoài nước, quản lý chặt chẽ, đầu tư đúng đối tượng và có
hiệu quả”. Mục tiêu của chương trình này là “giảm tỷ lệ nghèo đói tổng số hộ
của cả nước từ 20 – 25% hiện nay xuống còn khoảng 10% vào năm 2000.
- Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo 1998 – 2000 (gọi
tắt là chương trình 133). Nhằm thực hiện hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho xã
nghèo; giải quyết đất canh tác, định cư, di dân và vùng kinh tế mới; hỗ trợ
đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn; hỗ trợ sản xuất phát triển ngành nghề; hỗ
trợ cho người nghèo về y tế; hỗ trợ người nghèo trong giáo dục và đào tạo;
hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo kết hợp với khuyến nông – lâm –
ngư; đào tạo các hộ làm công tác xoá đói giảm nghèo và cán bộ xã nghèo
miền núi; tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.
- Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn, miền
núi, vùng sâu, vùng xa (gọi tắt chương trình 135). Chương trình 135 có tầm
chiến lược lâu dài hơn với thực tiễn, nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh
thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu,
vùng xa, tạo điều kiện để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng
nghèo, lạc hậu, chậm phát triển, hoà đồng với sự phát triển của cả nước, góp
phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng. Để đạt mục đích đó
chương trình xác định 5 nhiệm vụ chủ yếu sau là: Quy hoạch dân cư; phát
triển sản xuất; xây dựng trung tâm cụm xã; xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu;
đào tạo cán bộ.
Với những thành tựu và hạn chế sau khi thực hiện 2 chương trình
133,135 của chính phủ, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
(tháng 6/2001) một lần nữa khẳng định chủ trương cơ bản của xoá đói giảm
16


nghèo là: “Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo thông qua những biện
pháp cụ thể, từng địa phương sớm đạt mục tiêu không còn hộ đói nghèo.
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 – 2010 đã cụ thể hoá chủ

trương hoàn thành mục tiêu chiến lược về xoá đói giảm nghèo như sau: “Bằng
nguồn lực của nhà nước và của xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng,
cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công
nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm ... đối với những vùng nghèo, xã nghèo và
nhóm dân cư nghèo. Chủ động di dời một bộ phận nhân dân không có đất
canh tác và điều kiện sản xuất đến lập nghiệp ở những vùng có tiềm năng.
Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người dân vươn lên
làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo. Thực hiện trợ cấp xã hội đối với
những người có hoàn cảnh đặc biệt không thể lao động, không có người bảo
trợ, nuôi dưỡng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI (2011) của Đảng một lần nữa tiếp tục khẳng định chủ trương cơ
bản của xoá đói giảm nghèo là: “Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức
thực hiện xoá đói, giảm nghèo theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết
hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế.
Như vậy, xoá đói giảm nghèo là một chủ trương chiến lược lớn của Đảng
và Nhà nước. Chỉ có trên cơ sở lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước,
phong trào xoá đói giảm nghèo mới có thắng lợi. Để thực hiện công tác xoá
đói giảm nghèo theo đúng mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ,
công bằng, văn minh” cần nhất quán những vấn đề sau:
- Đảm bảo bằng hệ thống chính sách, pháp luật quản lý và giáo dục xã hội
sao cho nhà nước trong chức năng quản lý kinh tế của mình, có thể kiểm soát và
điều tiết được sự gia tăng đói nghèo và không để phân hoá giàu nghèo vượt quá
giới hạn cho phép .
- Ở nước ta, trọng điểm xoá đói giảm nghèo là nông dân, nông nghiệp và
nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, cơ sở cách mạng và kháng chiến cũ.
17


Qua các Văn kiện, Nghị quyết đường lối chính sách của Đảng và Nhà

nước ở Việt Nam, có thể khái quát 5 quan điểm lớn đối với công cuộc xoá đói
giảm nghèo.
Một là, xoá đói giảm nghèo cần phải gắn với tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội.
Hai là, xoá đói giảm nghèo là công việc của toàn xã hội, là nhiệm vụ
chính trị, kinh tế, văn hoá của Đảng, toàn dân, của tất cả mọi cấp, mọi ngành.
Do đó cần huy động cho được sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực trong
nước và quốc tế, nhà nước và nhân dân, của các tổ chức doanh nghiệp và của
bản thân người nghèo.
Ba là, xoá đói giảm nghèo là chủ trương quyết sách lớn của Đảng và
Nhà nước ta. Chương trình xoá đói giảm nghèo có ý nghĩa toàn diện về kinh
tế - xã hội - chính trị - an ninh quốc phòng, mang tính nhân đạo, tiến bộ, công
bằng xã hội, thuộc về chế độ xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
Bốn là, xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, cần tiến hành
đồng bộ, ăn khớp với các chương trình quốc gia, với kinh tế - xã hội khác.
Năm là, cần hỗ trợ trực tiếp, có ưu đãi cho người nghèo về tư liệu sản
xuất, kiến thức kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, các dịch vụ kinh tế - xã hội ... Trên
quan điểm tiếp sức chứ không phải cấp phát cho không, cứu trợ và hỗ trợ để
người nghèo phát huy nội lực vươn lên tự cứu lấy mình.

18


CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
Ở TỈNH LÀO CAI
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Tỉnh Lào Cai nằm ở phía Bắc Tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội 296 km theo
đường sắt và 345 km theo đường bộ, phía Bắc tiếp giáp tỉnh Vân Nam Trung

Quốc với 203,5 km đường biên giới thuộc địa bàn của 26 xã, trong đó 144,3
km là sông suối và 59,2 km là đất liền; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía
Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu. Tỉnh có 1
cửa khẩu quốc tế và 1 cửa khẩu quốc gia.
Toàn tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố với 164 xã phường thị trấn, trong
đó 135 xã vùng cao, 95 xã đặc biệt khó khăn và 171 thôn đặc biệt khó khăn
thuộc xã vùng II.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Lào Cai nằm trong lưu vực của 3 sông lớn: sông Hồng, sông Chảy, sông
Đà, có hàng ngàn suối lớn nhỏ phân bổ tương đối đồng đều đổ về 2 sông
chính là sông Hồng và sông Chảy, có nhiều dãy núi cao nên địa hình bị chia
cắt mạnh, tạo nên nhiều thung lũng lớn, nhỏ. Địa hình đặc trưng là núi cao
xen kẽ với đối núi thấp nên bị chia cắt mạnh. Độ cao so với mặt nước biển
thấp nhất 80m, cao nhất 3.143 m tại đỉnh phan si pan. Đồi núi có độ dốc trên
25˚ chiếm tới 80%. Đặc điểm này gây trở ngại rất lớn cho sản xuất nông
nghiệp do sự sói mòn rửa trôi đất mạnh;
Chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm
22-24°c (cao nhất 36°c, thấp nhất 10°c, có nơi dưới 0°c như Sa Pa). Lượng
mưa trung bình năm trên 1.700 mm. Do địa hình phức tạp, phân tầng độ cao
lớn đã tạo nên cho Lào Cai một môi trường thiên nhiên đa dạng với các tiểu
19


khí hậu ôn đới, cận ôn đới rất phù hợp để phát triển trồng trọt, chăn nuôi và
du lịch (như Sa Pa, Bắc Hà)
Toàn tỉnh có 638.389,59 ha đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông
nghiệp 83.395,55ha đất nông nghiệp (chiếm 113,06%), đất lâm nghiệp
333.604,61 ha (chiếm 52,25%), đất nuôi trồng thuỷ sản 2.068,23 ha (chiếm
0,32%), đất nông nghiệp khác 67,24 ha, đất phi nông nghiệp 36.939,3 ha
(chiếm 5,78%), đất chưa sử dụng 182.314,66 ha (chiếm 28,55%). Đất có độ

phì tương đối cao, bao gồm 10 nhóm với 30 loại đất chính phù hợp với nhiều
loại cây trồng. Những đặc trưng đó đã tạo cho Lào Cai một môi trường thiên
nhiên rất đa dạng, nhiều hệ động thực vật phong phú với những nguồn gen
quý hiếm và các tiểu vùng khí hậu nhiệt đới, cận ôn đới, ôn đới rất thích hợp
cho phát triển kinh tế đặc biệt là nông lâm nghiệp và du lịch.
Về tài nguyên khoáng sản, Lào Cai giàu tiềm năng, ưu thế hơn các tỉnh
miền núi phía Bắc, có khoảng 35 loại khoáng sản và 130 điểm quặng đã
được phát hiện, các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn tập trung ở vùng thấp
thuận lợi cho khai thác và vận chuyển. Nguồn thuỷ năng dồi dào với 4
sông chính và trên 100 suối và hàng nghìn khe lạch khác có trữ lượng nước
mặt khoảng 9,5 tỷ m3.
Xuất phát từ những đặc điểm tự nhiên đó, có thể nói Lào Cai có các lợi
thế cơ bản sau:
Một là, khí hậu rất đa dạng, một số vùng đất đai màu mỡ phù hợp phát
triển nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp, hoa, rau.
Hai là, Lào Cai có cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia, là điều kiện
rất thuận lợi cho hội nhập, giao lưu phát triển kinh tế và văn hoá giữa Việt
Nam và Trung Quốc.
Ba là, có cảnh quan thiên nhiên và văn hoá rất phong phú, đa dạng tạo
nên nguồn lực lớn cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch (sinh thái, văn
hoá, thể thao, nghỉ dưỡng,...).
20


Bốn là, giàu tiềm năng để phát triển công nghiệp, gồm: Tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên nước, tài nguyên rừng.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội
Lào Cai có 25 dân tộc; dân tộc kinh chiếm 33%; dân tộc thiểu số chiếm
64,5%, trong đó: Mông: 23,77%, Tày: 15,30%, Dao: 14,38%, Giáy: 4,65%,
Nùng: 4,16%, Thái: 8,7%, còn lại là các dân tộc khác; có những dân tộc đặc

biệt ít người: La Ha, La Chí, Bố Y, Sán Dìu, Sán Chay, Kơ Ho. Vì vậy bản
sắc dân tộc Lào Cai rất đa dạng và phong phú. Các dân tộc thiểu số ở Lào
Cai đều có truyền thống văn hoá giàu bản sắc, được lưu truyền qua nhiều
thế hệ, trở thành vốn quí để Lào Cai xây dựng một nền văn hoá đa dạng về
sắc thái. Tuy vậy do trình độ dân trí còn thấp và không đồng đều nên vẫn
còn tàn dư của các phong tục, tập quán lạc hậu.
Trong những năm qua lĩnh vực văn hoá - xã hội của tỉnh đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân được cải thiện
rõ rệt: công tác giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực quy mô giáo
dục tăng nhanh nhất là các xã vùng cao, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân
dân. Cơ sở vật chất trường lớp tiếp tục được củng cố và tăng cường, đã xoá
được phòng học 3 ca, thay thế được phòng học tạm bằng các phòng học kiên
cố hoá. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được cải thiện,
mạng lưới y tế cơ sở được củng cố và nâng cấp. Hệ thống cung cấp các dịch
vụ y tế được mở rộng, các cơ sở y tế tư nhân từng bước phát triển 100% số
xã, phường, thị trấn có trạm xá và cán bộ y tế; có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 9
bệnh viện tuyến huyện và 39 phòng khám đa khoa khu vực với tổng số gần
1000 giường điều trị. Công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được triển
khai mạnh mẽ, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá ở nơi
dân cư được triển khai rộng khắp ở các thôn, bản.
Về kinh tế tỉnh đã thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
giai đoạn 2005-2010, 2011-2015 trong những năm qua, mặc dù phải đối mặt
với những khó khăn và thách thức to lớn, nhưng nhờ nắm vững chủ trương,
21


đường lối của Đảng, vận dụng thực hiện tốt các chính sách của nhà nước phù
hợp với đặc điểm của tỉnh nên tỉnh Lào Cai đã phát huy mạnh được nội lực,
khơi dậy tiềm năng của các thành phần kinh tế, khai thác có hiệu quả các lợi
thế thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương, kinh tế tăng trưởng cao

và ổn định, có tính chất đột phá trong nhiều lĩnh vực:
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự chuyển biến
tích cực. Các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh bước đầu được khai thác, đặc biệt
là tiềm năng về thuỷ điện, khoáng sản, chế biến lâm sản. Đã tạo dựng được
nhiều cơ sở công nghiệp đặt nền móng cho phát triển trong những năm tới như
khai thác và chế biến apatít, fenspat, quặng sắt, quặng đồng, thuỷ điện, sản
xuất xi măng, gạch, chế biến nông lâm sản. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
được tập trung đầu tư, có bước phát triển vượt bậc, tạo nền tảng quan trọng
cho giai đoạn tới. Lĩnh vực thương mại - dịch vụ có bước phát triển tương đối
nhanh. Các ngành dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đáp ứng
tốt hơn các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Kinh
tế cửa khẩu, du lịch tiếp tục được khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2010 đạt 1.800 tỷ đồng.
Tuy vậy Lào Cai cũng như một số tỉnh miền núi phía Bắc khác có
những khó khăn cơ bản đó là: Địa hình phức tạp nên giao thông đi lại khó
khăn, diện tích đất canh tác nông nghiệp thấp là trở ngại rất lớn cho sản xuất
nông nghiệp. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao, trình độ dân trí thấp và
không đồng đều, trong nhân dân còn nhiều tập quán sản xuất và sinh hoạt lạc
hậu; hơn nữa khi bước vào thời kỳ đổi mới Lào Cai còn là một trong những
tỉnh bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Do đó bên cạnh những mặt đạt được trong
phát triển kinh tế xã hội còn một số mặt hạn chế, yếu kém, đó là: kinh tế tăng
trưởng chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, qui mô nền kinh tế còn
nhỏ bé. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh và của từng ngành còn
chậm hơn so với tiềm năng thế mạnh của địa phương. Tổ chức thực hiện một
22


số lĩnh vực hiệu quả chưa cao. Văn hoá xã hội còn một số vấn đề bức xúc
chưa được giải quyết có hiệu quả, tỷ lệ đói nghèo còn cao.
2.2. Thực trạng nghèo đói ở tỉnh Lào Cai giai đoạn năm 2006 -2010.

Về phát triển kinh tế xã hội tốc độ tăng các chỉ số trung bình GDP bình
quân hàng năm đạt 11,98%; GDP bình quân đầu người 5 triệu đồng, đạt
125,3%; cơ cấu ngành kinh tế trong GDP: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp
trong GDP giảm từ 45,83% xuống còn 35,66%, công nghiệp và xây dựng tăng
từ 21,08% lên 25,66%, thương mại – dịch vụ tăng từ 33,09% lên 38,6%; tổng
sản lượng lương thực có hạt 182,2 nghìn tấn đạt 113,86%; kim ngạch xuất
nhập khẩu trên địa bàn 43,5 triệu USD, đạt 100%”.
Diện đói nghèo đã thu hẹp nhưng còn ở mức cao. Tính theo chuẩn đói
nghèo qui định tại Quyết định số 1143/QĐ-BLĐTBXH cho giai đoạn 20062010 thì toàn tỉnh có 34.016 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 29,96% tổng số hộ toàn
tỉnh, trong đó số hộ đói còn chiếm 6,94%, hộ nghèo chiếm 23,02%. Chia theo
khu vực thì nông thôn chiếm tới 88,19% tổng số hộ đói nghèo (nếu tính tách
huyện Than Uyên toàn tỉnh còn 28.519 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 28,53%). Một số
địa phương có tỷ lệ hộ nghèo khá cao như Si Ma Cai 45,82%, Mường
Khương 44,88%, Bắc Hà 43,65%, Than Uyên 40,45%, Sa Pa 35,98%. Còn
nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới chiếm trên 50% dân số.
Số hộ đói nghèo chủ yếu ở vùng nông thôn, ở các xã đặc biệt khó khăn,
vùng sâu vùng xa. Những hộ nghèo ở nông thôn thường là nông dân, ít được
học hành, tay nghề thấp hoặc không có nghề nghiệp, chưa qua đào tạo, ít khả
năng tiếp cận các nguồn lực trong sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp
nhiều khó khăn do điều kiện xa xôi cách biệt và chất lượng sản phẩm thấp,…
Nguyên nhân nghèo đói:
Đói nghèo ở Lào Cai do rất nhiều nguyên nhân. Qua điều tra khảo sát
người nghèo tự thừa nhận và kết quả nghiên cứu đánh giá thực tế, các nguyên
nhân dẫn đến đói nghèo chủ yếu là do:
23


- Thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn: Phần lớn là đối với đồng bào
dân tộc thiểu số, có trình độ văn hoá thấp, ít tiếp xúc với bên ngoài nên việc
sản xuất còn lạc hậu, năng suất chất lượng thấp.

- Thiếu vốn: Ở đây là thiếu vốn tự có đầu tư cho sản xuất kinh doanh.
Các hộ thường đã khó khăn, thu nhập ít và không ổn định lại phải lo nhiều
khoản chi tiêu khác rất khó để dành tiền đầu tư cho thâm canh phát triển sản
xuất. Một số hộ không có nhu cầu vay vốn, ngoài ra một số không dám vay vì
sợ rủi ro không có tiền trả lãi ngân hàng; một số thuộc diện đói mắc tệ nạn xã
hội hoặc không biết cách làm ăn thì không thuộc diện được vay do không có
người bảo lãnh.
- Đông con, thiếu lao động, đông người ăn theo là hiện tượng khá phổ
biến. Bình quân nhân khẩu hộ nghèo là 5,59 khẩu/hộ cao hơn bình quân
chung toàn tỉnh 0,39 khẩu/hộ, trong đó ở các xã vùng III bình quân là 5,9
khẩu/hộ.
- Thiếu đất sản xuất: Một số do nhiều đời để lại, địa bàn sinh sống thuộc
nơi ít đất sản xuất trong khi đó lại định cư tập trung
- Sản xuất có thu nhập thấp và ít hoạt động tạo thu nhập
- Tai nạn rủi ro, thường xuyên ốm đau bệnh tật, gia đình có người vướng
mắc các tệ nạn xã hội và nguyên nhân bất khả kháng khác như không có nghề
nghiệp mất hoặc không tìm được việc làm là hiện tượng phổ biến ở thành thị.
Do phong tục tập quán lạc hậu, trình độ dân trí thấp, lười lao động, do địa bàn
sinh sống xa xôi cách biệt đi lại khó khăn,…
2.3 Thực trạng đói nghèo từ năm 2010 đến 2012 (theo chuẩn mới)
*Năm 2010:Theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐTTg ngày 30/01/2011 của Chính phủ, số hộ nghèo trên địa bàn là 61.041 hộ,
chiếm 43% tổng số hộ trên địa bàn. Số hộ cận nghèo trên địa bàn là: 20.127
hộ, chiếm 14,18% tổng số hộ trên địa bàn. Số nhân khẩu nghèo là 289.945
khẩu, bình quân 4,75 khẩu/hộ.
24


- Số hộ nghèo có chủ hộ là người dân tộc thiểu số: 50.194 hộ, chiếm
82,23% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh. Một số dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo cao so
với tổng số hộ là người dân tộc đó trên địa bàn như: Dân tộc Mông (83,25%),

Phù Lá (84,22%), Nùng (75,13%), Dao (71,8%).
- Số hộ nghèo chưa sử dụng điện cho sinh hoạt: 13.197 hộ, chiếm
21,62% tổng số hộ nghèo.
- Số hộ nghèo đang ở nhà tạm hoặc không có nhà là 10.059 hộ, chiếm
16,48% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.
- Phân theo thu nhập:
+ Số hộ có mức thu nhập dưới 200.000đ/người/tháng ở nông thôn và
dưới 260.000 đ/người/tháng ở thành thị (dưới mức chuẩn nghèo giai đoạn
2006 - 2010) là 7.377 hộ, chiếm 10,59% tổng số hộ nghèo.
+ Số hộ có mức thu nhập từ 470.000 – 500.000 đồng/người/tháng ở
thành thị và từ 360.000 – 400.000 đ/người/tháng ở nông thôn (cận dưới chuẩn
nghèo giai đoạn 2011 - 2015) là 9.551 hộ, chiếm 15,67% tổng số hộ nghèo.
- Nguyên nhân chính của hộ nghèo:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, theo kết quả điều tra (mỗi
hộ nêu tối đa 02 nguyên nhân nổi bật):
+ Thiếu vốn sản xuất (vốn tự có), chiếm 48,21%.
+ Không biết cách làm ăn, không có tay nghề, chiếm 29,33%.
+ Thiếu phương tiện sản xuất, chiếm 14,63%.
- Số hộ nghèo trên địa bàn 35 xã phấn đấu đạt tiêu chí nông thôn mới
giai đoạn 2011 – 2015 là 18.135 hộ, chiếm 51,41% tổng số hộ trên địa bàn 35
xã, trong đó có 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 70% (có biểu số 03 kèm theo).
*Năm 2012:
- Số hộ nghèo: 40.320 hộ, chiếm 27,69% so với tổng số hộ trên địa bàn.
- Số hộ cận nghèo: 16.910 hộ, tỷ lệ cận nghèo: 11,61% so với tổng số hộ
trên địa bàn. (có biểu chi tiết kèm theo)
25


×