Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận Thực trạng quản lí dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.28 KB, 18 trang )

Đ Ạ I

H Ọ C

V Ă N

H O Á H À

N Ộ I

KHOA GIA ĐÌNH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Địa chỉ: Số 412, Đường Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

T

Quản lí dịch vụ hỗ trợ gia đình

Giảng viên: Trương Thị Thu Thủy
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Anh
Mã SV: 55DNN02004
ĐỀ BÀI
Thực trạng quản lí dịch vụ
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở
Việt Nam hiện nay

.

THÁNG 5

2016



ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA GIA ĐÌNH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Địa chỉ: Số 412, Đường Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài:

Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ cùng với sự phát triển của kinh tế,
xã hội, đời sống của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao. Hiện nay,
tuổi thọ trung bình ngày càng tăng, dân số Việt Nam đang có xu hướng già hóa
nhanh. Theo tổng điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình
(01/04/2012), tỷ trọng người cao tuổi ( tính từ 60 tuổi trở lên ) trong dân số đã tăng
từ 7,2% từ năm 1989 lên 8,2% vào năm 1999, 9,9% vào năm 2011 và 10,2% vào
năm 2012. Với xã hội già hóa nhanh, thành phần cơ cấu kinh tế, dịch vụ chăm
sóc… sẽ phải thay đổi cho phù hợp hơn. Do đó, nhu cầu chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, Việt Nam là một nước vừa
“thoát” nghèo, lại chưa chuẩn bị đầy đủ về mặt vật chất và tinh thần cho những
biến đổi mới nên đây lại trở thành một thách thức rất lớn đối với chúng ta trong
giai đoạn hiện nay.
Đảng và nhà nước rất quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao
tuổi. Đó là đạo lí thể hiện tinh thần “trọng lão” của nhân dân ta. Người cao tuổi là
những người đã có nhiều cống hiến lớn lao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Anh

2


Lớp : QLNN2 – Mã SV: 55DNN02004


ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA GIA ĐÌNH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Địa chỉ: Số 412, Đường Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

quốc vì vậy phải có những chính sách phù hợp nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi. Một trong những khó khăn mà người cao tuổi gặp phải là sự giảm
sút nghiêm trọng về sức khỏe và thiếu con cái nương tựa. Chính vì vậy, em xin
chọn đề tài “Thực trạng quản lí dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt
Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình

2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1

Mục đích nghiên cứu
Làm rõ một số vấn đề về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và các khái niệm

liên quan; thực trạng dịch vụ chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam. Thông qua đó,
tiểu luận đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn dịch
vụ chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam

2.2

Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tiểu luận thực hiện các nhiệm vụ sau

đây:

-

Thứ nhất, hệ thống hóa và khái quát hóa những quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn
đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

-

Thứ 2, đánh giá thực trạng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam

-

Thứ 3, đề xuất các phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn
nữa các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

3.
-

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở
Việt Nam

-

Phạm vi nghiên cứu: Người cao tuổi tại Việt Nam

4.


Phương pháp nghiên cứu
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Anh

3

Lớp : QLNN2 – Mã SV: 55DNN02004


ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA GIA ĐÌNH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Địa chỉ: Số 412, Đường Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

-

Phương pháp luận

-

Phương pháp quan sát và thu thập thông tin

-

Phương pháp xử lí thông tin

-

Phương pháp tổng quan tài liệu

5.


Bố cục đề tài

-

Chương 1: Tổng quan về dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam

-

Chương 2: Bàn về thực trạng và các vấn đề cần quan tâm trong phương thức quản lí của
Nhà nước về dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Anh

4

Lớp : QLNN2 – Mã SV: 55DNN02004


ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA GIA ĐÌNH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Địa chỉ: Số 412, Đường Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt
Nam
1.

Một số khái niệm

1.1

-

Người cao tuổi: Có rất nhiều khái niệm về người cao tuổi

Theo quan niệm của Hội người cao tuổi thì người cao tuổi là những người đủ 50 tuổi trở
lên

-

Theo Luật lao động: Người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên (với nam), từ 55
tuổi trở lên (với nữ)

-

Theo Điều 2 trong Luật người cao tuổi (11/2009) quy định người cao tuổi là công dân
Việt Nam đủ từ 60 tuổi trở lên
Để đánh giá đúng thực trạng người cao tuổi và có cách nhìn nhận đúng đắn nhất
trong nghiên cứu về người cao tuổi thì chúng ta phải thống nhất: Thế nào là người
cao tuổi? Xét ở góc độ tâm lý, luật pháp, tuổi thọ trung bình thì có thể thống nhất
hiểu “Người cao tuổi là những người trên 60 tuổi trở lên (không phân biệt nam
nữ)”
Tuy nhiên quan niệm này có thể thay đổi theo thời gian khi điều kiện kinh tế và
tuổi thọ trung bình thay đổi

1.2

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi là một ngành dịch vụ mới, trong đó người


cung ứng và người sử dụng có quan hệ với nhau thông qua giá cả dịch vụ. Tuy
nhiên không giống các loại dịch vụ khác, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có một
số đặc điểm riêng như sau:

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Anh

5

Lớp : QLNN2 – Mã SV: 55DNN02004


ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA GIA ĐÌNH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Địa chỉ: Số 412, Đường Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

-

Thách thức lớn nhất đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi hiện nay là mô hình
và nguyên nhân bệnh tật của người cao tuổi đang thay đổi nhanh chóng khiến cho gánh
nặng bệnh tật ngày càng trở nên rõ ràng. Một mặt, người cao tuổi đang phải chịu nhiều
bệnh do lão hóa gây nên. Mặt khác, lại phải chịu các bệnh phát sinh do thay đổi lối sống
dưới tác động của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.

-

Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể hoàn toàn
tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên
cung ứng (cơ sở y tế). Cụ thể, khi người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh, việc điều trị

bằng phương pháp nào, thời gian bao lâu hoàn toàn phụ thuộc vào bác sĩ quyết định

2.

Tình hình nghiên cứu về dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Vì đây là một lĩnh vực còn khá mới mẻ ở nước ta nên chưa có nhiều cơ sở
nghiên cứu và giảng dạy về vấn đề này. Có một số trung tâm nghiên cứu, khoa, bộ
môn thuộc Chính phủ và Phi chính phủ như:

-

Viện nghiên cứu người cao tuổi Việt Nam

-

Viện nghiên cứu gia đình và giới

-

Trung tâm trợ giúp người cao tuổi và phát triển cộng đồng

-

Bộ môn Quản lí dịch vụ hỗ trợ gia đình – Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Có một số cuốn sách đề cập đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như:

-

Bùi Thế Cường (2005), Trong miền an sinh xã hội nghiên cứu về tuổi già Việt Nam”


-

Lê Phương Lan (2000),Tìm hiểu đời sống văn hóa người cao tuổi
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Anh

6

Lớp : QLNN2 – Mã SV: 55DNN02004


ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA GIA ĐÌNH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Địa chỉ: Số 412, Đường Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

-

TS. Nguyễn Thị Lan (2000),Ủy ban quốc gia Người cao tuổi Việt Nam
Có một số luận án,luận văn,bài viết đã đi sâu nghiên cứu đề tài chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi như:

-

Luận án Tiến sĩ Y học của tác giả Hoàng Trung Kiên: “Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch
vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại
huyện Đông Anh, Hà Nội” (2012)

-

Luận văn của tác giả Hồ Thị Vân Kiều: “Chăm sóc sức khỏe người có công với cách

mạng: Thực trạng và giải pháp”

-

Đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Nga: “ Chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi tại trung tâm nuôi dưỡng người có công và bảo trợ xã hội ở Phú Yên”

-

Đề tài nghiên cứu : “Hỗ trợ xã hội đối với người cao tuổi tại địa bàn TP.Quy Nhơn”

-

Đề tài nghiên cứu của tác giả Đồng Thị Minh Phúc: “Trợ giúp xã hội đối với người cao
tuổi tại cộng đồng” (2014)

-

Đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Như Quỳnh: “Công tác xã hội với người cao tuổi”
Nhằm biểu dương, động viên lớp người cao tuổi có công trong quá trình xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta luôn bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính
sách chăm sóc người cao tuổi với chủ trương “Việc chăm sóc đời sống vật chất và
tinh thần là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội” (Theo Chỉ thị của Ủy
ban chấp hành Trung ương Đảng số 59T/TW ngày 27/09/1995)
Bên cạnh đó vấn đề chăm sóc sức khỏe người cao tuổi còn được đề cập trong Luật
Người cao tuổi như sau: “ Người cao tuổi được ưu tiên khám chữa bệnh”
Không những thế, việc Đảng và Nhà nước quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe
người cao tuổi còn được thể hiện rõ qua Đề án 32 của Chính phủ về “Phát triển
nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020”. Trong đó, có đề cập đến vấn đề chăm
sóc, hỗ trợ người cao tuổi với mô hình Trung tâm Công tác xã hội chăm sóc người

cao tuổi theo mô hình xã hội hóa. Nghị quyết 1781 của Thủ tướng chính phủ về
“Phê duyệt chương trình hành động quốc qia về người cao tuổi Việt Nam 2012Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Anh

7

Lớp : QLNN2 – Mã SV: 55DNN02004


ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA GIA ĐÌNH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Địa chỉ: Số 412, Đường Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

2020” với mục tiêu là phát huy vai trò của người cao tuổi, nâng cao chất lượng
chăm sóc người cao tuổi
Song song với các đề án, chương trình liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi còn có các thông tư về việc “Hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi” trong đó đề cập đến vấn đề tổ chức khám sức khỏe để lập hồ sơ theo dõi
sức khỏe cho người cao tuổi
Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe người cao tuổi có điều kiện hoàn thiện và phát triển hơn. Các
trung tâm được ra đời với các dịch vụ phong phú, đa dạng sau:
-

Chăm sóc người cao tuổi tại nhà: Cuộc sống hiện đại ngay càng quay cuồng

chiếm đi hầu hết quỹ thời gian khiến cho con cháu không thể chăm sóc ông bà, cha
mẹ một cách chu đáo những lúc bệnh tật. Chính vì vậy, dịch vụ này ra đời nhằm
giải quyết nỗi lo ngại trên và giúp chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đúng cách.
Dịch vụ đa dạng, phong phú thích hợp với người cao tuổi không muốn hoặc không

thể đến Trung tâm hay Bệnh viện, có những nhu cầu chăm sóc về y tế liên tục hoặc
đứt quãng theo từng đợt
-

Chăm sóc ban ngày: Cung cấp không gian giao lưu cho người cao tuổi vào

giờ hành chính, bên cạnh những dịch vụ chăm sóc sinh hoạt thường ngày. Buổi
sáng các cụ đến trung tâm sinh hoạt và tham gia các hoạt động giao lưu tập thể với
những người đồng lứa tuổi, được chăm sóc kể cả về thể chất lẫn tinh thần. Chiều
tối các cụ được đưa về tận nhà để sum họp với gia đình và con cái
-

Chăm sóc nội trú tại các trung tâm: Tại đây có đầy đủ các trang thiết bị hiện

đại và đội ngũ y bác sĩ lành nghề chăm sóc tâm huyết và giàu kinh nghiệm. Dịch
vụ phù hợp với những người cao tuổi vừa trải qua một thời gian điều trị tại bệnh
viện và có nhu cầu tiếp tục theo dõi. Chăm sóc nội trú không chỉ dành cho các cụ
có sức khỏe yếu mà còn đáp ứng nhu cầu cho những người muốn có không gian
sống độc lập cho riêng mình

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Anh

8

Lớp : QLNN2 – Mã SV: 55DNN02004


ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA GIA ĐÌNH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Địa chỉ: Số 412, Đường Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

-

Chăm sóc ngắn hạn: thường dùng trong một thời gian ngắn hạn thay thế

người già chăm sóc người cao tuổi, thường là trợ giúp sinh hoạt và chăm sóc sức
khỏe. Chăm sóc tạm thời có thể trợ giúp những gia đình an tâm khi phải di chuyển
hoặc công tác trong một thời gian ngắn hạn và cần được an tâm, đảm bảo khi
người cao tuổi được chăm sóc và hỗ trợ sinh hoạt
Chương 2: Bàn về thực trạng và các vấn đề cần quan tâm trong phương thức
quản lí của Nhà nước về dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở Việt Nam
1.

Thực trạng đời sống và sức khỏe của người cao tuổi
Cùng với xu hướng chung của thế giới, quá trình già hóa dân số ở Việt Nam
cũng đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn. Theo số liệu
từ tổng điều tra dân số giai đoạn 1979-2009 cho thấy , tỷ lệ người cao tuổi ở nhóm
tuổi thấp nhất (từ 60-69) tăng chậm, trong khi tỷ lệ người cao tuổi ở nhóm cao tuổi
trung bình (70-79) và già nhất (80+) tăng nhanh hơn. Dự báo của GSO cho giai
đoạn 2009-2049, khi Việt Nam bước vào giai đoạn dân số già cũng là lúc nhóm
dân số cao tuổi nhất tăng với tốc độ cao nhất

Bảng:Dân số Việt Nam giai đoạn 1979-2049
Nhóm tuổi

197

1989


1999

2009

2019

2029

2039

2049

2,40
1,90

2,31
2,20

2,26
1,81

4,29
2,78

5,28
4,56

5,80
5,21


7,04
6,14

(% tổng dân 9
số)
60-64
65-69

2,28
1,90

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Anh

9

Lớp : QLNN2 – Mã SV: 55DNN02004


ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA GIA ĐÌNH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Địa chỉ: Số 412, Đường Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

70-74
1,34 1,40 1,58 1,65 1,67 3,36 4,30 4,89
75-79
0,90 0,80 1,09 1,40 1,16 1,91 3,28 3,87
80+
0,54 0,70 0,93 1,47 1,48 1,55 2,78 4,16
Nguồn: Tổng điều tra dân số 1989,1999,2009 và dự báo GSO(2010)

Tuổi già là quy luật tự nhiên không thể tránh khỏi ở tất cả mọi người, nhưng quá
trình già rất khác nhau, có người già sớm, có người già muộn, có người ốm yếu, có
người khỏe mạnh…Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không chỉ kéo dài tuổi thọ
mà còn nâng cao chất lượng sống, giúp người cao tuổi tiếp tục sống khỏe, sống vui
và sống có ích cho xã hội. Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi vừa là trách nhiệm,
vừa là nghĩa vụ, vừa là thể hiện sự tiến bộ văn minh xã hội. Vì vậy người cao tuổi
là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng vì cơ thể người cao tuổi
thường đã bị lão hóa. Chức năng của các cơ quan, bộ phận đều bị suy giảm và
thường hay mắc các bệnh mãn tính. Do đó, chế độ ăn và cách ăn uống cho người
cao tuổi là hết sức quan trọng
Bằng số liệu điều tra về điều kiện sống của người cao tuổi ở Việt Nam năm 1998
qua điều tra 2450 người cao tuổi có thể thấy một số đặc điểm về đời sống của
người cao tuổi như sau:
-

Về điều kiện nhà ở: Phần lớn người cao tuổi hiện nay đang sống trong những ngôi nhà
tạm bợ. Điều kiện sử dụng các cơ sở vật chất và tinh thần còn nhiều hạn chế: 30% người
cao tuổi ở nông thôn không có nước sạch và điện để sinh hoạt, 56% không có phương
tiện dùng cho sinh hoạt, văn hóa tinh thần

-

Về tình trạng sức khỏe: Người cao tuổi là những người thường mắc bệnh phổ biến như
huyết áp, các bệnh về thần kinh, hô hấp và tim mạch. Có tới 42,75% người cao tuổi bị
bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh mãn tính. Điều này đòi hỏi cần phải có chế độ chăm sóc phù
hợp, điều trị kịp thời bệnh tật cho người cao tuổi

-

Về đời sống tâm lí của người cao tuổi: Có 8,91% người cao tuổi đang sống cùng gia đình

cảm thấy không thoải mái về mặt tinh thần. Sự phát triển của kinh tế thị trường cùng với
quá trình mở rộng đô thị hóa đang làm nới lỏng các mối quan hệ có tính truyền thống
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Anh

10

Lớp : QLNN2 – Mã SV: 55DNN02004


ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA GIA ĐÌNH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Địa chỉ: Số 412, Đường Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

giữa gia đình, họ hàng, làng xóm, cũng như bạn bè làm xuất hiện những mâu thuẫn mới
trong đời sống xã hội. Vì vậy, trong hệ thống chính sách an sinh xã hội cần phải đặc biệt
lưu ý đến việc khơi dậy các truyền thống tốt đẹp về kính trọng người già
-

Về nguyện vong người cao tuổi: Phần lớn người cao tuổi đều có mong muốn được hỗ trợ
khi ốm đau, bệnh tật, mong muốn được quan tâm nhiều hơn đến tinh thần (38,65%), được
tạo điều kiện khám chữa bệnh thường xuyên (30,71%). Ngoài ra, người cao tuổi còn một
số nguyện vọng khác như: được quan tâm, được giao tiếp cởi mở…
2.

Các mô hình, chương trình nâng cao hiệu quả dịch vụ chăm sóc sức khỏe

người cao tuổi ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra dân số Việt Nam năm 2014, dân số nước ta vượt mốc
90 triệu người, tỷ lệ người cao tuổi chiếm khoảng 10,2% tổng dân số cả nước.

Trong đó, nhóm người cao tuổi ở thành thị đang có xu hướng sống một mình do
con cháu lo tập trung vào các hoạt động kinh tế, học tập. Vì thế, người cao tuổi và
gia đình trong nhóm này đều có nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng ở tại các cơ sở dịch
vụ công tác xã hội. Do đó việc thành lập trung tâm công tác xã hội chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi theo mô hình xã hội hóa là cần thiết và phù hợp với cơ sở
chính sách hiện có
Ảnh: Một số mô hình trung tâm công tác xã hội chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi tại Việt Nam

Ảnh:Trung tâm dưỡng lão Bình Mỹ ( Huyện Củ Chi)
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Anh

11

Lớp : QLNN2 – Mã SV: 55DNN02004


ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA GIA ĐÌNH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Địa chỉ: Số 412, Đường Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

Ảnh: Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Orihome (Hà Nội)
Trên cả nước thành lập rất nhiều câu lạc bộ giúp đỡ người cao tuổi dưới sự quản lí
của các cơ quan,ban, ngành ở từng địa phương. Việc duy trì sinh hoạt ở các câu lạc
bộ đang là giải pháp thiết thực giải quyết vấn đề “già hóa” ở nước ta hiện nay
Các cơ quan, ban, ngành ở từng địa phương đã phối hợp với Ban đại diện Hội
người cao tuổi mở lớp tập huấn thể dục dưỡng sinh, kĩ năng tư vấn và chăm sóc
sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng. Mỗi câu lạc bộ còn được trang bị các thiết
bị y tế như: máy massage cầm tay, đèn hồng ngoại, trang thiết bị thể dục, thể

thao… để phục vụ chăm sóc sức khỏe tại chỗ cho các cụ
Để kịp thời đáp ứng nhu cầu chăm sóc, hỗ trợ người cao tuổi, Việt Nam đang triển
khai đề án “phát triển nghề Công tác xã hội”. Trong đó, chú trọng vấn đề đưa các
nhân viên Công tác xã hội đến gia đình người cao tuổi để trực tiếp thực hiện các
dịch vụ như xác định vấn đề, giúp xây dựng kế hoạch thiết lập mối quan hệ giữa
những người cao tuổi với các thành vien trong gia đình, giúp họ gắn bó và tự giác
tham gia các sinh hoạt cộng đồng; điều chỉnh các mối quan hệ giữa người già với
các thành viên trong gia đình, giúp họ sống hòa thuận, biết yêu thương và kính
trọng lẫn nhau; cung cấp các dịch vụ tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Anh

12

Lớp : QLNN2 – Mã SV: 55DNN02004


ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA GIA ĐÌNH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Địa chỉ: Số 412, Đường Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

sóc người cao tuổi cho các thành viên trong gia đình để họ tạo ra môi trường hỗ trợ
tốt nhất cho người cao tuổi
Mới đây, Bộ VHTTDL đã giao Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam
chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Ngày hội văn hóa-thể thao
Người cao tuổi Việt Nam 2015”.Ngày hội được tổ chức nhằm thực hiện Chương
trình phối hợp số 1518/CTPH-BVHTTDL-TWHNCT ngày 18.5.2011 giữa Bộ
VHTTDL và Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam về việc phối hợp đẩy mạnh
các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của người cao tuổi và tham gia xây dựng,

phát triển gia đình bền vững giai đoạn 2011-2015, đồng thời hưởng ứng “Tháng
hành động vì người cao tuổi Việt Nam”.

KẾT LUẬN
Hiện nay, người cao tuổi trên thế giới nói chung và người cao tuổi ở Việt
Nam nói riêng đang có xu hướng tăng nhanh. Đây được xem là mối quan tâm
chung của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, trong các vấn đề của người cao tuổi thì
dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là một vấn đề nổi bật. Nó vừa mang ý
nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội lại vừa mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo sâu sắc

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Anh

13

Lớp : QLNN2 – Mã SV: 55DNN02004


ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

KHOA GIA ĐÌNH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Địa chỉ: Số 412, Đường Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

Người cao tuổi là lớp người có nhiều cống hiến cho xã hội, tích lũy được nhiều
kinh nghiệm trong cuộc sống và là một kho tàng kiến thức với rất nhiều kinh
nghiệm quý báu. Do vậy, họ cần phải được cả xã hội tôn trọng và ứng xử thích
hợp, thể hiện truyền thống “trọng lão” mà nền văn hóa Việt Nam luôn đề cao
Để giải quyết vấn đề sức khỏe người cao tuổi hiện nay, chúng ta cần phải có những
giải pháp đúng đắn, khoa học và có tính khả thi để dịch vụ chăm sóc được tốt hơn,
góp phần ổn định cuộc sống người cao tuổi và giúp họ hưởng trọn niềm vui tuổi
già


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Tổng điều tra dân số 1989,1999,2009 và dự báo GSO(2010)

2.

Tổng điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (2012)

3.

Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình (2013)

4.

Phạm Khuê (1977), Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

5.

Viện Xã hội học (1994), Người già và an sinh xã hội. NXB Khoa học tự nhiên xã hội
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Anh

14

Lớp : QLNN2 – Mã SV: 55DNN02004


ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI


KHOA GIA ĐÌNH VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Địa chỉ: Số 412, Đường Đê La Thành, Quận Đống Đa, Hà Nội

6.

Tổng cục thống kê (1999), Báo cáo kết quả dân số và sức khỏe giữa kì. NXB thống kê

7.

Minh Hòa (2010), Người cao tuổi Việt Nam kho kinh nghiệm quý báu cho lớp trẻ

8.

Lê Phương Lan (2000), Tìm hiểu đời sống văn hóa của người cao tuổi

9.

Bế Quỳnh Nga (2000), Người cao tuổi ở miền Trung và Nam

10. Nguyễn

Văn Nhương (2004), Cẩm nang chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. NXB Thanh

niên
11.

Nguyễn Ý Đức (2009), Sức khỏe người cao tuổi. NXB Lao động

12. Nguyễn
13. Hoàng


Ý Đức (2010), Vấn đề người cao tuổi. NXB Văn hóa thông tin

Trung Kiên, (2012),Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe

người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội.
Luận án Tiến sĩ Y học , Đại học Y dược, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam
14. Trung

tâm

chăm

sóc

sức

khỏe

người

cao

tuổi



OriHome

/>

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phương Anh

15

Lớp : QLNN2 – Mã SV: 55DNN02004



ĐẠI chỉ:
KHOA
HỌC
GIA
ĐÌNH
VÀ HÀ
CÔNG
NỘILa
TÁC
XÃ HỘI
Địa
SốVĂN
412,HÓA
Đường
Đê
Thành,
Qu ận Đống Đa, Hà Nội





×