BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
TRẦN VĂN HƯỞNG
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ
KHÁM CHỮA BỆNH VÀ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH
CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI CAO TUỔI
TẠI Y TẾ TUYẾN CƠ SỞ CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành : Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế
Mã số: 62 72 01 64
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
HÀ NỘI - 2012
Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Phạm Văn Thao
2. TS. Nguyễn Thị Thùy Dương
Phản biện 1: PGS.TS. Đoàn Huy Hậu
Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Thanh Tâm
Phản biện 3: TS. Trần Ngọc Tụ
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện, tổ chức
tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2012
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t
BHYT Bảo hiểm y tế
BV Bệnh viện
CBM Community Based Monitoring
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CSHQ Chỉ số hiệu quả
CTYT Chương trình y tế
CTV Cộng tác viên
DVYT Dịch vụ y tế
ĐHDVCĐ Điều hành dựa vào cộng đồng
ĐKKV Đa khoa khu vực
HA Huyết áp
HGĐ Hộ gia đình
HQCT Hiệu quả can thiệp
KCB Khám chữa bệnh
NCT Người cao tuổi
NVYT Nhân viên y tế
QKCB Mô hình quản lý khám chữa bệnh
TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới
TCTK Tổng Cục thống kê
TĐTDS Tổng điều tra dân số
THCS Trung học cơ sở
TNBQĐN Thu nhập bình quân đầu người
TYT Trạm y tế
UBQG Ủy ban Quốc gia
UBND Ủy ban nhân dân
UNCEF Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc
VEA Hội người cao tuổi
VNCA Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi
YTCC Y tế công cộng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Do quá trình lão hoá, sức đề kháng và khả năng tự điều chỉnh của
người cao tuổi (NCT) giảm dần, cộng với sự hấp thụ dinh dưỡng, dự trữ
năng lượng kém là những điều kiện làm cho bệnh tật dễ phát sinh, phát
triển nặng lên. Bệnh lý của NCT thường là đợt cấp của bệnh mạn tính,
tính chất đa bệnh lý và âm thầm làm cho khó chẩn đoán và phát hiện, khả
năng phục hồi kém…Vì vậy, nếu không được phát hiện, chăm sóc và
điều trị tích cực, kịp thời có thể dễ dẫn đến tình trạng sức khoẻ giảm sút
và tử vong.
Hạn chế quá trình lão hoá và bệnh tật cho NCT, nhằm kéo dài cuộc
sống khoẻ mạnh, hữu ích là ước vọng ngàn đời của con người. Điều này
phụ thuộc vào một phần rất quan trọng là dự phòng, chăm sóc sức khoẻ
(CSSK), nâng cao sức đề kháng cho NCT. Bình Dương là tỉnh thuộc
vùng Đông Nam bộ, là một trong những địa phương năng động trong
kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tốc độ đô thị hoá nhanh, đời sống
nhân dân ngày càng được cải thiện, số NCT ngày một tăng. Tuy nhiên,
tại Bình Dương cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về thực trạng nhu
cầu khám chữa bệnh, tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của
người cao tuổi và khả năng đáp ứng của y tế cơ sở. Từ thực tế trên, chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài này nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả nhu cầu, tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của
người cao tuổi tại tỉnh Bình Dương và khả năng đáp ứng của trạm y tế
xã, năm 2010.
2. Đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sức khoẻ cho người cao
tuổi dựa vào y tế tuyến cơ sở tại tỉnh Bình Dương (2010 - 2011).
* Những đóng góp mới của luận án:
- Mô tả được thực trạng nhu cầu, tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám
chữa bệnh (KCB) của NCT tại tỉnh Bình Dương. Đồng thời đánh giá
được khả năng đáp ứng của trạm y tế (TYT) xã đối với nhu cầu KCB của
nhân dân, trong đó có NCT.
- Xây dựng và bước đầu đánh giá hiệu quả mô hình “Chăm sóc sức
khỏe NCT dựa vào y tế tuyến cơ sở”. Sau 1 năm triển khai mô hình tại xã
Khánh Bình huyện Tân Uyên: hệ thống quản lý KCB cho NCT được
củng cố và tăng cường, NCT được KCB kịp thời, được đo huyết áp định
kỳ tại ấp… Kết quả khám SK định kỳ cho thấy tỷ lệ NCT hiện đang mắc
bệnh và tỷ lệ mắc bệnh nặng giảm hơn so với trước can thiệp và so với
đối chứng. 5 chỉ số điều hành dựa vào cộng đồng của hoạt động quản lý
KCB và quản lý theo dõi huyết áp đều cao hơn rõ rệt so với xã đối chứng,
hiệu quả can thiệp (HQCT) đạt từ 90,5% - 787,8% .
* Bố cục của luận án: Luận án gồm 129 trang, 4 chương gồm Đặt
vấn đề: 2 trang; Chương 1- Tổng quan: 39 trang; Chương 2- Đối tượng
và phương pháp nghiên cứu: 20 trang; Chương 3- Kết quả: 36 trang;
Chương 4- Bàn luận: 29 trang; Kết luận: 2 trang; Kiến nghị: 1 trang; 37
bảng, 9 biểu đồ, 124 tài liệu tham khảo, trong đó 107 tài liệu tiếng Việt
và 17 tài liệu tiếng Anh.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Tình hình về người cao tuổi
1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi
Ðại hội thế giới về NCT tại Viên (Áo) năm 1982 qui định: công dân
từ 60 tuổi trở lên được xếp vào nhóm NCT. Tại Việt Nam, Quốc hội ban
hành Pháp lệnh NCT (4/2000) và Luật Người cao tuổi (11/2009), qui
định những người từ 60 tuổi trở lên (không phân biệt giới tính) là NCT.
1.1.2. Thực trạng người cao tuổi trên thế giới
Trên toàn thế giới, tỷ trọng NCT từ 8,2% vào năm 1950 đã tăng lên
10% vào năm 2000. Ước tính năm 2025 sẽ có khoảng trên 1 tỷ NCT,
chiếm 14% so với tổng số dân thế giới. Và đến năm 2045, lần đầu tiên
trong lịch sử loài người, tỷ trọng trong dân số trẻ em (0 - 14 tuổi) và NCT
sẽ bằng nhau, tương đương khoảng 20,4%.
1.1.3. Thực trạng người cao tuổi tại Việt Nam
Theo kết quả của Tổng điều tra Dân số và nhà năm 2009, tỷ lệ NCT
Việt Nam là 8,9%, tăng 1,5 triệu người so với 10 năm trước đó. Như vậy,
nước ta đang đứng ở ngưỡng cửa của sự già hóa dân số. NCT nước ta
phân bố không đồng đều giữa các vùng, số NCT ở nông thôn chiếm
77,8% số NCT trong cả nước. Cứ 100 cụ ông thì có tới trên 140 cụ bà,
đặc biệt, tuổi càng cao thì số cụ bà lại càng nhiều hơn số cụ ông và từ 80
tuổi trở lên thì số cụ bà gấp hơn 2 lần số cụ ông.
1.2. Thực trạng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh cho người cao tuổi
và khả năng đáp ứng của trạm y tế xã
1.2.1. Nhu cầu CSSK của NCT rất lớn nhưng điều kiện hỗ trợ còn hạn
chế.
CSSK NCT là phòng chống sự già hóa quá sớm, đề phòng và chữa
trị các bệnh do tuổi già sinh ra bằng nhiều biện pháp khác nhau nhằm duy
trì sức mạnh về thể xác, tinh thần và tuổi thọ NCT. Nhu cầu KCB là
những yêu cầu cấp thiết của NCT nhằm cải thiện tình trạng sức khoẻ,
giảm các bệnh mạn tính, tàn phế và tử vong khi bước vào tuổi già. Nhu
cầu KCB của NCT không chỉ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà còn
phụ thuộc khá nhiều vào: chất lượng, giá thành, mức độ bệnh, khoảng
cách và khả năng tiếp cận với các cơ sở KCB của từng người.
1.2.2. Tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi
Trong xã hội, người dân có quyền tiếp cận bất kỳ dịch vụ CSSK nào
sao cho thuận lợi nhất. Tuy nhiên, đối với NCT việc tiếp cận tới các dịch
vụ CSSK có những đặc điểm riêng cần phải được coi trọng: khoảng cách
và thời gian, chi phí, chất lượng dịch vụ, văn hoá, tập quán… Ngoài ra,
tiếp cận dịch vụ CSSK của NCT còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của niềm tin
mà NCT đã tạo lập trong suốt cuộc đời.
1.2.3. Sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở người cao tuổi
Sử dụng dịch vụ CSSK là khả năng để đến cơ sở y tế khác nhau với
từng người dân khi ốm đau. Điều này không chỉ phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan mà còn phụ thuộc khá nhiều vào: chất lượng, giá thành, mức độ
bệnh, khoảng cách và khả năng tiếp cận của người dân.
1.2.4. Khả năng đáp ứng của trạm y tế xã về dịch vụ KCB cho
người cao tuổi
Khả năng đáp ứng là tổng hợp các điều kiện, các nguồn lực sẵn có
của các cơ sở y tế tạo nên các dịch vụ y tế nhằm thỏa mãn nhu cầu chăm
sóc sức khỏe của nhân dân. Khả năng đáp ứng của cơ sở y tế cho nhu cầu
chăm sóc sức khỏe bao gồm các nội dung sau: Nhân lực y tế (cán bộ y tế,
nhân viên y tế) dựa trên cả số lượng và chất lượng; Các điều kiện bảo
đảm dịch vụ y tế: cơ sở vật chất ; Trang thiết bị y tế: thuốc, hóa chất ;
Ngân sách y tế: ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, nguồn xã hội
hóa
Điều hành chăm sóc sức khoẻ dựa vào cộng đồng (ĐHDVCĐ -
Community Based Monitoring - CBM): Là hệ thống được Bộ Y tế xây
dựng năm 1998 với mục đích cải thiện các kỹ năng quản lý, lập kế hoạch
các hoạt động y tế của các TYT xã; quy trình theo dõi giám sát hỗ trợ khách
quan.
Với nhiều loại DVYT khác nhau, song TYT xã chủ yếu tập trung
thực hiện các chương trình y tế (CTYT) quốc gia và làm công tác y tế dự
phòng, hoạt động về KCB thông thường cho người dân
1.3. Mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi
1.3.1. Chính sách về người cao tuổi
Nhận rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng trong CSSK NCT cũng
như để phát huy vai trò truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta “kính lão
đắc thọ”, trong những năm qua, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính
sách, quy định về chế độ đãi ngộ vật chất, CSSK cho NCT (cấp thẻ
BHYT, KCB miễn phí ).
1.3.2. Các mô hình chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi
Trên thế giới, có nhiều mô hình khác nhau trong CSSK NCT như:
mô hình KCB tại nhà ở Mỹ, Pháp, Nga Tại một số nước khác, nhà nước
có chế độ giảm 50% chi phí y tế cho NCT như ở Mông Cổ; miễn phí
khám kiểm tra định kỳ cho NCT có thu nhập thấp ở Triều Tiên. Tại
Philipin, Inđônêsia tổ chức các hoạt động CSSK NCT tại cộng đồng
thông qua việc đào tạo một số kiến thức cơ bản nhất về CSSK cho các
tình nguyện viên là NCT tại cộng đồng
Một số mô hình CSSK NCT trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam:
- Mô hình bác sĩ gia đình;
- Mô hình tư vấn và CSSK NCT;
- Mô hình CSSK NCT tại cộng đồng;
- Mô hình CSSK NCT tại trạm y tế xã;
- Mô hình CSSK NCT tại bệnh viện;
- Mô hình nhà dưỡng lão chăm sóc NCT;
- Mô hình tư nhân CSSK NCT;
Nhìn chung, các mô hình chưa đồng bộ và chưa toàn diện, có nhiều
yếu tố cản trở về nguồn lực để duy trì phát triển rộng và bền vững ở cộng
đồng.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng và chất liệu nghiên cứu
- Người cao tuổi, hộ gia đình có NCT tại địa bàn nghiên cứu.
- TYT xã: cơ sở vật chất, cán bộ y tế, tình hình hoạt động
- Các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo về CSSK NCT.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại 4 xã/phường
của 4 huyện/thị xã của tỉnh Bình Dương, gồm: xã An Phú - huyện Thuận
An (xã đối chứng), xã Khánh Bình - huyện Tân Uyên (xã can thiệp), xã
Phú Hoà - huyện Dĩ An và phường Tân Đông Hiệp - Thị xã Thủ Dầu
Một.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2010 đến tháng 6/2011, gồm 2
giai đoạn:
- Điều tra mô tả cắt ngang, xây dựng mô hình lý thuyết: tháng 4 - 6/2010
- Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình: tháng 7/2010 - 6/2011.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang và nghiên cứu
can thiệp cộng đồng có đối chứng dựa trên các số liệu nghiên cứu định
lượng.
2.2.2. Cỡ mẫu và kỹ thuật chọn mẫu
* Cỡ mẫu nghiên cứu là người cao tuổi được tính theo công thức:
p
1
(1 - p
1
) + p
2
(1 - p
2
)
n
1
= n
2
= Z
2
(α,
β)
(p
1
- p
2
)
2
n
1,
n
2
: Là số NCT ở xã can thiệp và xã đối chứng.
Z: Hệ số tin cậy.
α,
β
: Là xác suất của việc phạm sai lầm loại 1 và loại 2, chọn α =
0,05,
β
= 0,2
p
1,
p
2
: Tỷ lệ NCT bị ốm trong 2 tuần trước điều tra, trước và sau can
thiệp; p
1
= 0,35 (theo nghiên cứu của Trần Ngọc Tụ - 2008); p
2
= 0,25 (tỷ
lệ mong muốn).
Tính được: n
1
= n
2
= 328 người, số phiếu dự phòng 15%, nên: n
1
=
n
2
= 378 người, thực tế đã điều tra tại xã can thiệp là 382 người, xã đối
chứng là 383 người.
Nghiên cứu mô tả trước can thiệp được tiến hành tại 4 xã/phường:
382 người x 4 xã/phường = 1.528 người, thực tế đã điều tra 1.530 người.
* Kỹ thuật chọn mẫu: Sử dụng kết hợp giữa kỹ thuật chọn mẫu có
chủ đích (chọn 4 huyện/thị xã: Dĩ An, Tân Uyên, Thuận An và Thủ Dầu
Một), chọn mẫu ngẫu nhiên đơn (chọn 1 xã/phường trong mỗi huyện/thị
xã đã chọn) và ngẫu nhiên hệ thống (chọn NCT). Xã can thiệp được chọn
ngẫu nhiên đơn trong 4 xã/phường đã chọn, chọn chủ đích 1 xã trong số 3
xã còn lại làm xã đối chứng.
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu
- Đối với NCT gồm: giới tính, cấu trúc dân số, thu nhập bình quân
đầu người, dinh dưỡng, sinh hoạt cá nhân, tinh thần, triệu chứng
bệnh/ốm, bảo hiểm y tế, tần suất ốm, nhu cầu về KCB và phòng bệnh,
nhu cầu về dinh dưỡng và nhu cầu về chăm sóc tinh thần khả năng tiếp
cận cơ sở y tế, sử dụng dịch vụ y tế.
- Đối với HGĐ gồm: cấu trúc gia đình, phương tiện đi lại, sinh hoạt,
chăm sóc tinh thần và phục vụ NCT.
- Đối với TYT xã gồm: nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế,
hoạt động y tế về NCT. Khả năng đáp ứng dịch vụ y tế cho NCT của
TYT xã.
- Các chỉ số đánh giá mô hình can thiệp gồm:
+ 10 chỉ số về tổ chức quản lý KCB cho NCT.
+ 5 chỉ số về điều hành dựa vào cộng đồng.
2.2.4. Các kỹ thuật thu thập số liệu
- Phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi.
- Khám bệnh cho NCT để xác định tình trạng bệnh tật.
- Can thiệp cộng đồng có so sánh trước sau và so sánh với đối chứng:
Mô hình can thiệp: “chăm sóc sức khoẻ NCT dựa vào y tế tuyến cơ sở”,
gồm các nội dung:
+ Xây dựng mạng lưới quản lý sức khoẻ NCT;
+ Xây dựng chỉ số ĐHDVCĐ để đánh giá kết quả mô hình can thiệp;
+ Quản lý KCB định kỳ cho NCT tại xã;
+ Quản lý theo dõi huyết áp NCT tại thôn;
+ Truyền thông, tư vấn sức khoẻ và một số hoạt động CSSK khác.
2.2.5. Lực lượng tham gia
- Điều tra viên: NVYT của TYT 4 xã/phường nghiên cứu.
- Khám bệnh cho NCT: NVYT của PKĐK Nam Anh, TTYT huyện,
TYT.
- Giám sát viên: NCS, lãnh đạo TTYT huyện, cán bộ Viện VSDTTW.
2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
- Thông tin thu thập được chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu.
- Được sự đồng ý của chính quyền, y tế địa phương và đối tượng
nghiên cứu.
- Được Hội đồng Y đức Sở Y tế Bình Dương và Viện VSDTTW thông
qua.
2.2.7. Hạn chế của đề tài
- Đề tài mới chỉ nghiên cứu tại 4 xã/phường của 4 huyện/thị xã của tỉnh
Bình Dương nên tính đại diện chưa cao.
- Mới chỉ nghiên cứu 1 số nội dung CSSK cho NCT, các nội dung về:
dinh dưỡng, tập dưỡng sinh chưa được đề cập nghiên cứu.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng nhu cầu, tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa
bệnh của người cao tuổi và khả năng đáp ứng của trạm y tế xã tại
tỉnh Bình Dương
3.1.1. Một số đặc điểm, điều kiện sống của người cao tuổi
70,5% NCT trong nghiên cứu này là nữ giới; nhóm từ 70 - 79 tuổi
chiếm tỷ lệ cao nhất (52,3%); chỉ có 21,3% NCT có trình độ THCS trở
lên; 40,9% NCT đã góa; 12,2% NCT vẫn phải tự kiếm sống; chỉ có 9,6%
NCT còn làm việc bình thường
Có 47,3% NCT phải tự nấu ăn, chỉ có 25,4% NCT tự nhận xét về
điều kiện ăn uống là đầy đủ, thoải mái; người chăm sóc chính cho NCT là
con gái, vợ/chồng
3.1.2. Nhu cầu, tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của
người cao tuổi
3.1.2.1. Nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi tại 4 xã nghiên cứu
Bảng 3.8. Phân bố người cao tuổi theo tình trạng bệnh
và nhu cầu điều trị tại các cơ sở y tế
Tình trạng bệnh hiện tại
Người cao tuổi (n = 770)
SL %
Tình trạng bệnh hiện
tại
Bệnh nhẹ 472 61,3
Bệnh vừa và nặng 298 38,7
Phương hướng tiếp tục
điều trị
Chữa tại nhà 205 26,6
Trạm y tế 239 31,0
Bệnh viện 314 40,8
Không cần chữa 12 1,6
Trong số 770 NCT hiện đang mắc bệnh, có 61,3% NCT bị bệnh
nhẹ, chỉ có 38,7% bệnh vừa và nặng. Có 40,8% cần điều trị tại bệnh viện,
số còn lại có thể điều trị tại trạm y tế (31,0%), chữa tại nhà (26,6%) và
không cần điều trị (1,6%).
Bảng 3.9. Ước tính tần suất ốm/người/năm của NCT theo giới tính
Xã/phường
nghiên cứu
Ứớc tính tần suất ốm/người/năm (lượt) Chung
người cao tuổi
(n = 1.530)
Nam (n = 452) Nữ (n = 1.078)
Tân Đông Hiệp 1,89 2,34 2,11
An Phú 1,92 2,23 2,07
Khánh Bình 2,08 2,12 2,10
Phú Hòa 2,15 2,19 2,17
Chung 4 xã/phường 2,01 2,22 2,11
Ước tính tần suất ốm của NCT tại các xã nghiên cứu là 2,11
lượt/người/năm. Tuy nhiên, tần suất ốm của NCT nữ là 2,22 lượt, của NCT
nam là 2,01 lượt.
3.1.2.2. Khả năng tiếp cận các cơ sở y tế của người cao tuổi tại 4 xã nghiên
cứu
Bảng 3.10. Phân bố người cao tuổi theo thời gian tiếp cận các cơ sở y
tế
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
Cơ sở y tế
Thời gian đến cơ sở y tế
Dưới 10 phút 10-30 phút 31-60 phút Trên 60 phút
Trạm y tế xã 85,5 13,2 1,3 -
Hiệu thuốc tư 65,7 30,3 4,0 -
Thầy thuốc tư 60,5 28,5 8,1 2,9
PKĐKKV 58,2 23,5 11,7 6,6
Bệnh viện 10,5 30,1 28,7 30,7
Về thời gian tiếp cận các cơ sở y tế của NCT. Đối với TYT xã, hầu
hết NCT tiếp cận dưới 10 phút (85,5%), còn 13,2% NCT tiếp cận từ 10 -
30 phút và chỉ có 1,3% là tiếp cận từ 31 - 60 phút. Đối với hiệu thuốc tư,
thầy thuốc tư và PKĐKKV, từ 58,2% - 65,7% NCT tiếp cận dưới 10
phút, từ 23,5% - 30,3% NCT tiếp cận từ 10 - 30 phút, từ 4,0% - 11,7%
NCT tiếp cận từ 31 - 60 phút, còn lại tiếp cận trên 60 phút. Riêng đối với
bệnh viện có 40,6% NCT tiếp cận 30 phút trở lại; 28,7% NCT tiếp cận từ
31 - 60 phút và 30,7% NCT tiếp cận trên 60 phút.
Bảng 3.11. Thời gian trung bình tiếp cận đến cơ sở y tế
của người cao tuổi theo nhóm thu nhập
Đơn vị tính: phút
Cơ sở y tế
Nhóm thu nhập
pQ
1
Q
2
Q
3
Q
4
Q
5
n
1
= 34 n
2
= 260 n
3
= 1035 n
4
= 196 n
5
= 5
Trạm y tế xã 15,3
(1)
14,7 11,1 10,8 8,5
(1) (1)
<0,05
Hiệu thuốc tư 18,5 16,7 14,3 12,6 9,5
Thầy thuốc tư 15,1 15,8 11,6 12,7 11,0
PKĐKKV 16,9 14,7 15,1 11,2 9,9
Bệnh viện 62,8
(2)
49,2 42,3 35,5 30,4
(2) (2)
<0,05
Đối với nhóm Q
1
(nhóm rất nghèo), thời gian tiếp cận trung bình tới
TYT xã, hiệu thuốc tư, thầy thuốc tư và PKĐKKV là khoảng từ 15,1 -
18,5 phút, tuy nhiên tiếp cận tới bệnh viện là 62,8 phút. Đối với nhóm rất
giàu (Q
5
), thời gian tiếp cận trung bình tới bệnh viện 30,4 phút, còn tới
các cơ sở y tế khác từ 8,5 - 11,0 phút.
Thời gian tiếp cận tới TYT xã và bệnh viện của nhóm Q
1
là gấp 2
lần so với nhóm Q
5
và sự chênh lệch này là có ý nghĩa thống kê với
p<0,05.
Bảng 3.13. Phân bố người cao tuổi theo ý kiến về tiếp cận cơ sở y tế
đầu tiên khi có nhu cầu khám chữa bệnh
Cơ sở y tế
Người cao tuổi (n = 1.530)
SL %
Đến y tế ấp 32 2,1
Đến TYT xã 610 39,9
Phòng khám đa khoa khu vực 202 13,2
Bệnh viện huyện, tỉnh 282 18,4
Hiệu thuốc Nhà nước 88 5,8
Hiệu thuốc tư nhân 170 11,1
Phòng khám tư nhân 146 9,5
Khi có nhu cầu KCB 39,9% NCT đến TYT xã; 18,4% NCT đến
bệnh viện huyện hoặc tỉnh; 13,2% đến PKĐKKV và 9,5% đến phòng
khám tư nhân hoặc ra hiệu thuốc tư nhân mua thuốc.
3.1.2.3. Sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi
Bảng 3.15. Ý kiến của người cao tuổi về lý do không chọn trạm y tế xã
để khám chữa bệnh khi bị ốm đau
Lý do
Người cao tuổi (n=1.107)
SL %
Bệnh nhẹ 326 29,5
Thiếu thuốc 163 14,7
Ít quan tâm 121 10,9
Không tin tưởng 307 27,7
Thái độ chưa tốt 143 12,9
Thích đến y tế tư nhân 41 3,7
Đi xa 6 0,6
Ý kiến của NCT về các lý do không chọn TYT xã để KCB khi bị
ốm đau, có 29,5% NCT cho là do bệnh nhẹ và 27,7% NCT không tin
tưởng vào khả năng KCB của TYT xã. Ngoài ra, từ 10,9% - 14,7% NCT
cho là do TYT xã thiếu thuốc, thái độ của NVYT chưa tốt và ít quan tâm
đến việc KCB tại TYT
Khi có nhu cầu KCB có 31,9% NCT tự chữa bệnh, 27,6% NCT đến
TYT và 17,7% NCT đến bệnh viện. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ NCT không chạy
chữa và đến lang y (2,2% và 6,3%). Xét theo nhóm thu nhập, khi có nhu
cầu KCB, tỷ lệ NCT thuộc nhóm rất nghèo (Q
1
) chọn hình thức tự chữa
bệnh và đến TYT cao hơn nhiều so với nhóm rất giàu (Q
5
) (44,7% so với
5,4% và 36,4% so với 17,2%), với p<0,05. Ngoài ra, tỷ lệ NCT đến bệnh
Nhãm thu nhËp
0
100
0
100
35,29
47,05
67,31
86,92
77,78
57,04
34,82
17,04
0
20
40
60
80
100
Q1 Q2 Q3 Q4 Q5
Tû lÖ % céng dån
Tr m Y t xãạ ế
B nh vi nệ ệ
ng trung bìnhĐườ
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ Lorenz về tỷ lệ người cao tuổi sử dụng dịch vụ y tế
là trạm y tế xã và bệnh viện theo 5 nhóm thu nhập/năm
viện ở nhóm Q
1
thấp hơn nhiều so với nhóm Q
5
(0,3% so với 31,9%), với
p<0,05.
3.1.2.4. Chi phí khám chữa bệnh và khả năng chi trả của người cao tuổi
Bảng 3.16. Chi phí khám chữa bệnh của người cao tuổi theo dịch vụ y
tế
Đơn vị tính : 1000 VNĐ
Loại dịch vụ y tế Chi phí KCB
trung bình/NCT/1 lần
Mua thuốc tự chữa 87,3
Chữa y học cổ truyền 108,4
Y tế thôn 45,7
Trạm y tế xã 74,6
Y tế tư nhân 247,8
Khám chữa bệnh ngoại trú bệnh viện
89,5
Khám chữa bệnh nội trú bệnh viện 1315,3
Phòng khám đa khoa khu vực 145,1
Chung 264,2
Về chi phí KCB trung bình/NCT/lần, cao nhất là KCB nội trú bệnh
viện (trên 1,3 triệu đồng), tiếp đến là y tế tư (247,8 nghìn đồng),
PKĐKKV, chữa y học cổ truyền, KCB ngoại trú bệnh viện (từ 89,5 -
145,1 nghìn đồng)…
Biểu đồ 3.7. Phân bố tỷ số chi phí trung bình 1 lần khám chữa bệnh
so với TNBQĐN/ tháng của người cao tuổi
Chi phí trung bình 1 lần KCB so với thu nhập bình quân đầu
người/tháng của NCT ở dịch vụ nội trú bệnh viện là 9,5 lần; trong khi
DVYT tư nhân là 2,1 lần; y học dân tộc là 1,1 lần; ngoại trú bệnh viện là
0,7 lần đặc biệt tại TYT chỉ là 0,6 lần.
Bảng 3.18. Tỷ lệ hộ gia đình người cao tuổi có vay nợ
trong 1 tháng trước điều tra theo 5 nhóm thu nhập
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
Nội dung Nhóm thu nhập
Chung
(n=1530)
Q
1
(n
1
= 34)
Q
2
(n
2
= 260)
Q
3
(n
3
= 1035)
Q
4
(n
4
= 196)
Q
5
(n
5
= 5)
Vay nợ chung 69,1 37,4 14,5 19,9 57,2 20,4
Trong đó
Vay để chữa bệnh 45,8
(1)
41,9 35,7 5,6
(1)
0 34,3
Vay để kinh doanh 47,5 39,3 48,3 71,2 80,8 48,5
Vay mục đích khác 6,7 18,8 16,0 23,2 19,2 17,2
So sánh p
1
<0,05
Có 20,4% HGĐ NCT có vay nợ trong 1 tháng trước điều tra. Trong
đó 69,1% HGĐ ở nhóm Q
1;
37,4% HGĐ ở nhóm Q
2;
14,5% HGĐ ở nhóm
Q
3;
19,9% HGĐ ở nhóm Q
4
và 57,2% HGĐ ở nhóm Q
5
. Tuy nhiên, mục
đích vay nợ ở mỗi nhóm là khác nhau. Đối với nhóm Q
1
và Q
2
, gần 50%
(41,9% - 45,8%) HGĐ trong số những hộ vay nợ dùng vào mục đích chữa
bệnh, trong khi tỷ lệ này ở nhóm Q
4
, Q
5
là rất thấp (5,6% và 0%). Sự chênh
lệch giữa nhóm Q
1
và Q
4
là có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
3.1.3. Khả năng đáp ứng dịch vụ khám chữa bệnh của trạm y tế
xã/phường
Bảng 3.19. Các chỉ số về nhân lực y tế của 4 trạm y tế xã/phường
Chỉ số nhân lực
Trạm y tế xã/phường
TB/Xã
Tân Đông
Hiệp
An
Phú
Khánh
Bình
Phú
Hòa
Số dân trong xã 24.747 31.674 23.196 23.840 23.364
Số dân/1 cán bộ y tế 1.178 1.204 1.105 1.254 1.198
Số BS/NVYT của TYT 2/7 2/8 1/8 1/8 1,5/7,8
Số NVYT ấp 12 8 12 10 10,5
Tại 4 xã nghiên cứu trung bình có 1.198 người dân/1 NVYT, cao nhất
là xã Phú Hoà (1.254 người dân/1NVYT) và thấp nhất là xã Khánh Bình
(1.105 người dân/1NVYT). Các xã đều có bác sỹ, trong đó phường Tân
Đông Hiệp và xã An Phú có 2 bác sỹ. Tổng số NVYT của TYT và NVYT
ấp từ 18 - 21 người/xã.
Bảng 3.21. Tình hình ngân sách của trạm y tế xã/phường, năm 2009
Chỉ số
Trạm y tế xã/phường
Trung
bình
Tân Đông
Hiệp
An
Phú
Khánh
Bình
Phú
Hòa
Trung bình ngân sách y
tế/trạm/năm (triệu VNĐ)
360 345 324 321 337
Ngân sách y tế /đầu người/năm
(VNĐ)
14.547 15.917 13.967 13.464 14.424
Tỷ lệ phân bố ngân sách xã (%):
- Lương, phụ cấp
- Các chương trình y tế
- Hỗ trợ cho địa phương
71,4
23,6
5,0
67,8
30,3
1,9
79,6
17,6
2,8
74, 5
22,1
3,4
73,3
23,4
3,3
Mỗi TYT xã được cấp ngân sách trung bình là 337 triệu đồng/1
năm, cao nhất là phường Tân Đông Hiệp (360 triệu) và thấp nhất là xã
Phú Hòa (321 triệu). Ngân sách y tế/người/năm chung của 4 xã là 14.424
đồng, trong đó cao nhất là xã An Phú (15.917 đồng) và thấp nhất là xã
Phú Hoà (13.464 đồng).
Trong tổng số ngân sách y tế cấp cho TYT mỗi năm, trung bính có
73,3% là dành cho lương, phụ cấp cho NVYT và 23,4% dành cho các
chương trình y tế, còn lại (3,3%) là hỗ trợ địa phương.
3.2. Hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào y tế
tuyến cơ sở
3.2.1. So sánh một số đặc điểm chung, tình trạng bệnh tật của người
cao tuổi thuộc xã can thiệp và xã đối chứng trước và sau can thiệp
Bảng 3.27. Tỷ lệ NCT mắc triệu chứng về thần kinh, thính giác, nói,
tay chân, trước và sau can thiệp
Triệu chứng ốm/đau
Xã can thiệp(n
1
=382) Xã đối chứng (n
2
=383)
Trước CT
(1)
Sau CT
(2)
Trước CT
(3)
Sau CT
(4)
1. Triệu chứng về thần kinh: p
(1,2)
<0,001; p
(2,4)
<0,001
Tỉnh táo 85,9 95,0 87,5 87,5
Lú lẫn 8,6 0,0 6,0 3,9
Khác 5,5 5,0 6,5 8,6
2. Triệu chứng về thính giác: p
(1,2)
>0,05; p
(2,4)
>0,05
Bình thường 84,6 78,5 86,7 79,9
Kém 13,9 19,9 12,5 19,3
Điếc 1,5 1,6 0,8 0,8
3. Triệu chứng về nói: p
(1,2)
<0,05; p
(2,4)
<0,001
Rõ ràng 86,4 92,1 71,5 68,4
Khó nghe 13,6 7,9 28,5 31,6
Câm 0 0 0 0
4. Triệu chứng về tay chân: p
(1,2)
>0,05; p
(2,4)
<0,05
Đi lại bình thường 74,3 80,6 88,0 73,9
Đi lại yếu 25,4 18,6 11,7 25,8
Liệt 0,3 0,8 0,3 0,3
Đối với triệu chứng về thần kinh, tỷ lệ NCT thuộc xã can thiệp
trong tình trạng tỉnh táo ở thời điểm sau can thiệp cao hơn so với trước
can thiệp (95,0% so với 85,9%) và tỷ lệ NCT trong tình trạng lú lẫn thời
điểm sau can thiệp thấp hơn so với trước can thiệp (0% so với 8,6%) và
đều có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Ngoài ra, thời điểm sau can thiệp,
tỷ lệ NCT tỉnh táo ở xã can thiệp cao hơn so với xã chứng và tỷ lệ NCT
lú lẫn ở xã can thiệp là thấp hơn so với xã chứng với p<0,001. Với triệu
chứng nói, thời điểm sau can thiệp, tỷ lệ NCT nói rõ ràng ở xã can thiệp
cao hơn so với xã chứng (92,1% so với 68,4%) và tỷ lệ NCT nói khó
nghe ở xã can thiệp thấp hơn so với xã chứng (7,9% so với 31,6%), với
p<0,001
Bảng 3.29. Tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh về tim mạch, hô hấp,
tiêu hoá, tiết niệu và sinh dục, trước và sau can thiệp
Bệnh lý các cơ quan
Xã can thiệp (n
1
=382) Xã đối chứng (n
2
=383)
Trước CT
(1)
Sau CT
(2)
Trước CT
(3)
Sau CT (4)
1. Bệnh về tim mạch: p
(1,2)
>0,05; p
(2,4)
<0,05
Không 95,3 92,1 92,2 86,9
Có 4,7 7,9 7,8 13,1
2. Bệnh về hô hấp: p
(1,2)
>0,05; p
(2,4)
<0,05
Không 89,0 84,6 86,4 77,8
Có 11,0 15,4 13,6 22,2
3. Bệnh về tiêu hóa: p
(1,2)
>0,05; p
(2,4)
<0,05
Không 88,2 83,8 85,4 77,5
Có 11,8 16,2 14,6 22,5
4. Bệnh về tiết niệu: p
(1,2)
>0,05; p
(2,4)
<0,001
Không 97,6 95,0 96,1 88,8
Có 2,4 5,0 3,9 11,2
5. Bệnh về sinh dục: p
(1,2)
>0,05; p
(2,4)
<0,05
Không 99,0 97,4 99,5 94,5
Có 1,0 2,6 0,5 5,5
Ở thời điểm sau can thiệp, tỷ lệ NCT mắc bệnh tim mạch, hô hấp,
tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục ở xã can thiệp thấp hơn so với xã chứng, với
p<0,05.
Bảng 3.31. Tình trạng hiện mắc bệnh của người cao tuổi
qua khám sức khoẻ, trước và sau can thiệp
Tình trạng mắc bệnh hiện
tại
Xã can thiệp (n
1
=382) Xã đối chứng (n
2
=383)
Trước CT
(1)
Sau CT
(2)
Trước CT
(3)
Sau CT (4)
1. Bệnh hiện tại: p
(1,2)
>0,05; p
(2,4)
<0,05
Không 62,0 69,1 72,1 61,6
Có 38,0 30,9 27,9 38,4
2. Tình trạng bệnh: p
(1,2)
>0,05; p
(2,4)
<0,01
Mức độ nhẹ 91,1 92,9 95,8 86,4
Mức độ nặng 8,9 7,1 4,2 13,6
Ở thời điểm sau can thiệp, tại xã can thiệp tỷ lệ NCT hiện tại có
mắc bệnh thấp hơn so với xã chứng (30,9% so với 38,4%), sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Tại thời điểm sau can thiệp, ở xã can thiệp tỷ lệ NCT hiện tại đang
mắc bệnh ở mức độ nặng thấp hơn ở xã đối chứng (7,1% so với 13,6%),
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
3.2.2. Đánh giá hiệu quả của mô hình chăm sóc sức khỏe người cao
tuổi dựa vào y tế tuyến cơ sở.
3.2.2.1. Mạng lưới quản lý sức khoẻ người cao tuổi của trạm y tế xã
Bảng 3.32. Tình hình quản lý khám chữa bệnh
cho người cao tuổi tại 2 xã, trước và sau can thiệp
Hoạt động
Xã can thiệp Xã đối chứng
Trước CT Sau CT Trước CT Sau CT
Ban CSSKBĐ có nội dung về
CSSK cho NCT (lần)
1 lần/năm
1 lần/tháng
1 lần/năm
1 lần/năm
Ban CSSKBĐ có được báo cáo về
NCT hàng tháng
0 Có 0 0
Số lần giao ban NVYT ấp hàng
tháng (lần)
1lần/tháng 1lần/tháng 1lần/tháng 1lần/tháng
Tỷ lệ NVYT ấp có sổ theo dõi sức
khoẻ NCT (%)
0 100% 0 0
Tỷ lệ NVYT ấp có theo dõi SK
NCT hàng tháng (%)
0 100% 0 0
Tỷ lệ NVYT ấp có đến nhà NCT
hàng tháng (%)
0 100% 0 0
Số lần truyền thông-GDSK cho
NCT/năm (lần)
0 7 lần /năm 0 0
Tổ chức khám bệnh định kỳ cho
NCT tại TYT
0 Có 0 0
Tỷ lệ NVYT ấp có đo huyết áp cho
NCT định kỳ tháng tại ấp (%)
0 100% 0 0
Số lần TTYT huyện KSK định kỳ
cho NCT/năm (lần)
1 lần
1 lần 1 lần 1 lần
Tại 2 xã ở thời điểm trước can thiệp, và tại xã đối chứng ở thời
điểm sau can thiệp, công tác quản lý KCB cho NCT chưa được quan tâm,
chú trọng. Cụ thể: Ban CSSKBĐ không được báo cáo về NCT hàng
tháng; NVYT ấp không có sổ theo dõi sức khỏe NCT, không theo dõi sức
khỏe NCT định kỳ hàng tháng, không đến nhà NCT hàng tháng, không
đo huyết áp định kỳ hàng tháng tại thôn; NCT không được truyền thông
lần nào về CSSK và không được khám bệnh định kỳ tại TYT. Sau khi
triển khai thực hiện mô hình tại xã can thiệp (xã Khánh Bình), các hoạt
động trên đã có sự thay đổi rõ rệt so với thời điểm trước can thiệp và so
với xã chứng. Hàng tháng, báo cáo về NCT được gửi lên Ban CSSKBĐ
xã, 100% NVYT ấp có sổ theo dõi sức khỏe NCT, có theo dõi sức khỏe
NCT định kỳ hàng tháng và đến nhà NCT hàng tháng, có đo huyết áp
định kỳ tháng tại ấp. NCT được truyền thông về sức khỏe 7 lần/năm và
được khám bệnh định kỳ tại trạm y tế xã.
3.2.2.2. Quản lý khám chữa bệnh định kỳ người cao tuổi tại trạm y tế
xã
Bảng 3.33. Tình hình khám chữa bệnh định kỳ cho NCT
tại 2 xã, trước và sau can thiệp
Hoạt động
Xã can thiệp Xã đối chứng
Trước CT Sau CT Trước
CT
Sau CT
Khám bệnh định kỳ tại trạm y tế
xã, hoặc tại thôn (lần/năm)
0 7 lần 0 0
Số ngày khám các chuyên khoa: lao,
mắt, tâm thần (ngày/năm)
0 2 0 0
Số ngày KCB cho NCT vào các ngày lễ
trong năm (ngày/năm)
0 1 0 0
Số ngày KCB cho NCT từ 90 tuổi trở
lên trong năm (ngày/năm)
0 1 0 0
Số lần KSK định kỳ/năm cho NCT
(lần/năm)
1 lần
(6/2010)
1 lần
(6/2011)
1 lần
(6/2010)
1 lần
(6/2011)
Tại xã can thiệp trong năm 2011, đã triển khai 7 lần khám bệnh định
kỳ tại TYT xã hoặc ấp; có 2 ngày khám về các chuyên khoa lao, mắt, tâm
thần, da liễu; 1 lần KCB vào ngày lễ; và 1 lần KCB cho NCT từ 90 tuổi
trở lên. Trong khi đó, tại xã đối chứng cũng như ở thời điểm trước can
thiệp, đều không có các hoạt động trên.
Bảng 3.34. Tình hình khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại 2 xã,
trước và sau can thiệp
Đơn vị tính: %
Hoạt động
Xã can thiệp
(n
1
=382)
Xã đối chứng
(n
2
=383)
Trước CT
(1)
Sau CT
(2)
Trước CT
(3)
Sau CT
(4)
1. Tỷ lệ NCT được KCB và tư vấn
SK hàng tháng
0 67,3 0 0
2. Tỷ lệ NCT được KSK và tư vấn
SK tại TYT trong năm
35,3 100,0 31,6 34,7
3. Tỷ lệ NCT được xét nghiệm đờm
trong năm
3,1 15,2 1,1 1,1
4. Tỷ lệ NCT được điều trị lao trong
năm
1,3 1,8 0,5 0,5
5. Tỷ lệ NCT được điều trị bệnh HA
trong năm
0 25,7 0 0
6. Tỷ lệ NCT được điều trị bệnh
tâm thần trong năm (%)
1,1 1,1 0,5 0,3
So sánh: p
(1.1), (1.2)
<0,05; p
(1.2), (1.4)
<0,05; p
(2.1), (2.2)
<0,05; p
(2.2), (2.4)
<0,05
p
(3.1), (3.2)
<0,05; p
(3.2), (3.4)
<0,05; p
(6.1), (6.2)
<0,05; p
(6.2), (6.4)
<0,05
Sau can thiệp có 67,4% NCT ở xã can thiệp được KCB và tư vấn
SK hàng tháng, hoạt động này ở cả hai xã trước can thiệp không tiến
hành. Tại xã can thiệp, tỷ lệ NCT được KCB và tư vấn SK tại TYT trong
năm, được xét nghiệm đờm, được điều trị về huyết áp ở thời điểm sau can
thiệp đều cao hơn trước can thiệp và cao hơn so với xã đối chứng, với
p<0,05.
Tỷ lệ NCT tại xã can thiệp được điều trị bệnh lao và bệnh tâm thần
sau can thiệp có cao hơn hoặc bằng so với trước can thiệp và cao hơn xã
đối chứng, tuy nhiên sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
Biểu đồ 3.8. So sánh hoạt động quản lý KCB cho người cao tuổi
thời điểm sau can thiệp tại xã can thiệp và xã đối chứng
Kết quả biểu đồ 3.3 cho thấy, ở thời điểm sau can thiệp, các chỉ số
tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ sử dụng đủ và tỷ lệ sử dụng tốt tại xã can thiệp đều
cao hơn so với các chỉ số này tại xã đối chứng.
3.2.2.3. Quản lý theo dõi huyết áp người cao tuổi tại ấp
Biểu đồ 3.9. So sánh hoạt động quản lý theo dõi huyết áp người cao
tuổi tại xã can thiệp và xã đối chứng thời điểm sau can thiệp
Kết quả biểu đồ 3.4 cho thấy, ở thời điểm sau can thiệp, mặc dù tỷ
lệ tiếp cận của 2 xã là như nhau và đều đạt 100%, nhưng các chỉ số
ĐHDVCĐ gồm tỷ lệ sẵn có, tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ sử dụng đủ và tỷ lệ sử
dụng tốt của xã can thiệp (100%; 100%; 78,6%; 52,6%) là cao hơn so với
xã đối chứng (các tỷ lệ này đếu là: 0%).
Bảng 3.37. Hiệu quả một số chỉ số can thiệp của mô hình
chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi dựa vào y tế tuyến cơ sở
Đơn vị tính: %
Chỉ số
Xã can thiệp Xã đối chứng
HQCT
Trước
CT
Sau
CT
CSHQ
Trước
CT
Sau
CT
CSHQ
- Tỷ lệ NCT được KCB
và tư vấn SK tại TYT
trong năm
35,3 100 183,3 31,6 34,7 9,8 173,5
- Tỷ lệ NCT được XN
đờm trong năm
3,1 15,2 390,3 1,1 1,1 0 390,3
- Tỷ lệ sử dụng HĐ
quản lý KCB cho NCT
tại TYT
35,1 100 184,9 31,6 34,7 9,8 175,1
- Tỷ lệ sử dụng đủ HĐ
quản lý KCB cho NCT
tại TYT
45,5 87,7 92,7 40,5 41,4 12,2 90,5
- Tỷ lệ sử dụng tốt HĐ
quản lý KCB cho NCT
tại TYT
35,1 100 184,9 31,6 34,7 9,8 175,1
Hiệu quả can thiệp của một số chỉ số can thiệp là khá cao: Chỉ số tỷ
lệ NCT được KCB và tư vấn SK tại TYT trong năm là 173,5%, tỷ lệ
NCT được xét nghiệm đờm trong năm là 390,3%; tỷ lệ sử dụng hoạt
động quản lý KCB cho NCT là 175,1%%; tỷ lệ sử dụng đủ hoạt động
quản lý KCB cho NCT tại TYT là 90,5%; tỷ lệ sử dụng tốt hoạt động
quản lý KCB cho NCT là 787,8%%.
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Về thực trạng nhu cầu, tiếp cận, sử dụng dịch vụ khám chữa
bệnh của người cao tuổi và khả năng đáp ứng của trạm y tế xã tại
tỉnh Bình Dương, năm 2010
4.1.1. Về nhu cầu, tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của
người cao tuổi tại 4 xã nghiên cứu
4.1.1.1. Về nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi
NCT và bệnh tật có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Khi tuổi cao,
sức chống đỡ và sự chịu đựng của con người trước các yếu tố và tác nhân
bên ngoài cũng như bên trong kém đi rất nhiều, đó chính là điều kiện
thuận lợi để bệnh tật phát sinh và phát triển. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, tỷ lệ NCT hiện đang mắc bệnh chiếm 50,3%, trong đó cao nhất là
bệnh về mắt chiếm 14,0%, tiếp đến là bệnh về cơ xương khớp (10,8%),
bệnh tăng huyết áp (9,5%), bệnh răng hàm mặt (6,7%), bệnh đường tiêu
hoá (5,6%), đái tháo đường (4,2%), bệnh đường hô hấp (4,1%), rối loạn
tiền đình là 3,1% Kết quả này thấp hơn so với xu hướng bệnh tật chung
của NCT cả nước trong nghiên cứu của Đàm Hữu Đắc và cộng sự năm
2010, trong đó 95,0% NCT Việt Nam có bệnh và chủ yếu là bệnh mãn
tính không lây nhiễm như xương khớp (40,6%); tim mạch và huyết áp
(45,6%); rối loạn tiểu tiện (35,7%) và phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính
(12,6%) Mô hình và nguyên nhân bệnh tật của NCT đang thay đổi
nhanh chóng khiến cho gánh nặng “bệnh tật kép” của NCT ngày càng rõ
ràng. Một mặt, NCT đang phải chịu nhiều bệnh do lão hóa gây ra, mặt
khác, NCT cũng phải chịu các bệnh phát sinh do thay đổi lối sống dưới
tác động của biến đổi kinh tế-xã hội như sa sút tâm thần và trầm cảm
4.1.1.2. Khả năng tiếp cận các cơ sở y tế của người cao tuổi
Để có thể tiếp cận thuận lợi các cơ sở y tế, yếu tố đầu tiên là
phương tiện đi lại của gia đình NCT. Theo kết quả nghiên cứu của chúng
tôi, 69,0% HGĐ NCT có xe máy. Về thời gian tiếp cận các cơ sở y tế của
NCT, đối với TYT xã, hầu hết NCT tiếp cận dưới 10 phút (85,5%). Như
vậy, có thể thấy, tại tỉnh Bình Dương, hầu hết NCT không mất nhiều thời
gian khi tiếp cận TYT, nhưng khi có nhu cầu KCB, thì chỉ có 39,9%
NCT lựa chọn TYT xã. Trên thực tế, nguyên nhân làm giảm khả năng và
tỷ lệ tiếp cận các dịch vụ CSSK của NCT, thì ngoài nguyên nhân về
khoảng cách tiếp cận, còn các lý do quan trọng khác như hệ thống y tế cơ
sở còn yếu, thiếu thuốc men và trang thiết bị KCB cho NCT, gánh nặng
chi tiêu CSSK, mạng lưới phục vụ y tế cho NCT còn yếu và thiếu so với
nhu cầu CSSK của NCT
4.1.1.3. Về sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi
Về tình hình sử dụng các DVYT khi KCB, có tới 31,9% NCT thường
tự chữa bệnh, có 27,6% NCT sử dụng TYT; 17,7% NCT đến bệnh viện và
còn một tỷ lệ nhỏ NCT đến lang y hoặc không chữa bệnh. Như vậy, còn
một tỷ lệ khá cao NCT tự điều trị khi ốm đau và thực tế này đang làm cho
công tác CSSK cho NCT không được đảm bảo và bệnh tật của NCT có thể
bị nặng lên, nguy cơ khuyết tật của NCT là rất cao. Chi phí trung bình 1
lần KCB của một NCT là 264.200 VNĐ. Kết quả này đã cao hơn gấp 2
lần so với thời điểm năm 2001 theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Tập tại
28 xã nông thôn (134.500VNĐ). Như vậy, chi phí y tế của NCT đã tăng
rất nhanh trong thời gian gần đây và thực trạng này hoàn toàn phù hợp
với xu thế tăng chi phí y tế chung trong toàn quốc hiện nay.
4.2. Về hiệu quả mô hình “Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào
y tế tuyến cơ sở”
4.2.1. Về kết quả triển khai mô hình
Từ những căn cứ khoa học và thực tiễn, chúng tôi xây dựng mô
hình “Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi dựa vào y tế tuyến cơ sở” với
mục đích là để tìm ra được một mô hình CSSK cho NCT phù hợp với
tình hình thực tế tại địa phương, với chi phí y tế thấp nhưng mang lại
hiệu quả cao trong việc CSSK cho NCT. Mô hình tập trung vào các hoạt
động: quản lý sức khoẻ, tổ chức khám chữa bệnh, theo dõi huyết áp vì
đây là nhu cầu cấp thiết nhất của NCT và nhằm đạt mục tiêu trước mắt là
giảm nguy cơ tàn phế cho NCT, đồng thời mở rộng một số hoạt động
chăm sóc toàn diện khác cho các nhóm NCT có điều kiện thực hiện. Các
hoạt động can thiệp được tiến hành tại xã Khánh Bình, huyện Tân Uyên,
hoạt động can thiệp gồm các nội dung sau: Nâng cao năng lực quản lý
KCB cho NCT bằng cách củng cố mạng lưới KCB cho NCT; Nâng cao
năng lực điều hành dựa vào cộng đồng ĐHDVCĐ (CBM) về KCB cho
NCT thông qua việc tổ chức các hoạt động KCB định kỳ cho NCT tại xã;
Quản lý theo dõi, phát hiện bệnh huyết áp NCT tại thôn; Tiến hành các
hoạt động truyền thông, tư vấn SK cho NCT; Tổ chức một số hoạt động
sinh hoạt tập thể cho NCT
4.2.2. Đánh giá hiệu quả của mô hình
Sau 1 năm triển khai thực hiện mô hình, chúng tôi đã tiến hành điều
tra, đánh giá về hiệu quả của mô hình so với trước can thiệp và so với đối
chứng:
Trước hết là năng lực quản lý KCB cho NCT trên địa bàn xã Khánh
Bình đã thay đổi rõ rệt. Ban CSSKBĐ xã đã được nâng cao về số lượng và
chất lượng. Ngành y tế, cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, các tổ chức
đoàn thể, xã hội và cộng đồng đã tham gia tích cực vào công tác CSSK cho
NCT. Chính sự tham gia của các tổ chức này đã tạo điều kiện cho NCT
có cơ hội và động lực tham gia chủ động hơn vào các hoạt động xã hội.
Kết quả khám bệnh cho NCT ở thời điểm kết thúc thử nghiệm mô
hình cho thấy, tại xã can thiệp có 30,9% NCT có mắc bệnh, thấp hơn xã
đối chứng là 38,4%, ngoài ra, trong số NCT mắc bệnh hiện tại, ở xã can
thiệp có 7,1% NCT đang ở tình trạng bệnh nặng, trong khi ở xã đối
chứng, tỷ lệ này là 13,6%, với p<0,01. Như vậy, có thể thấy rất rõ, sau
khi được triển khai mô hình, NCT của xã can thiệp đã có những sự thay
đổi về tình trạng bệnh hiện tại theo xu hướng tích cực, tỷ lệ mắc bệnh và
mức độ bệnh nặng ở NCT đều giảm đi. Mô hình đã giúp cho NCT nhận
thức tốt hơn về tầm quan trọng của việc CSSK
Sau khi triển khai thực hiện mô hình tại xã can thiệp (xã Khánh
Bình), các hoạt động quản lý KCB NCT đã có sự thay đổi rõ rệt so với
thời điểm trước can thiệp và so với xã đối chứng. Tại xã can thiệp ở thời
điểm sau can thiệp, hàng tháng, báo cáo về NCT được gửi lên Ban
CSSKBĐ xã, 100% NVYT ấp có sổ theo dõi sức khỏe NCT, có theo dõi
sức khỏe NCT định kỳ hàng tháng và đến nhà NCT hàng tháng, có đo
huyết áp định kỳ tháng tại thôn. NCT được truyền thông về sức khỏe 7
lần/năm và được khám bệnh định kỳ tại TYT xã. Trong khi đó tại xã đối
chứng, công tác quản lý KCB NCT hầu như chưa được quan tâm, chú
trọng, các hoạt động trên chưa được triển khai, như Ban CSSKBĐ không
được báo cáo về NCT hàng tháng; nhân viên y tế ấp không có sổ theo dõi
sức khỏe NCT, không theo dõi sức khỏe NCT định kỳ hàng tháng, không
đo huyết áp định kỳ; không truyền thông cho NCT về CSSK, không
khám bệnh định kỳ cho NCT Như vậy, sự khác nhau về các hoạt động
quản lý KCB cho NCT ở 2 xã đã cho thấy rất rõ về sự bất cập, hạn chế
trong công tác CSSK cho NCT ở y tế tuyến xã. Nguyên nhân của tình
trạng này trước hết là do nguồn kinh phí hạn hẹp nên công tác đầu tư để
nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ, nhân viên y tế, chăm sóc NCT
còn hạn chế và điều này tác động không nhỏ đến chất lượng dịch vụ
chăm sóc NCT. Việc triển khai mô hình “chăm sóc sức khoẻ người cao
tuổi dựa vào y tế tuyến cơ sở” tại tuyến xã đã làm cho các cấp ủy đảng,
chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và cán bộ y tế thay đổi nhận thức
về công tác CSSK cho NCT, tăng cường và nâng cao hơn nữa trách
nhiệm trong việc đảm bảo cho NCT được tiếp cận các dịch vụ y tế khi có
nhu cầu.
Khi các hoạt động quản lý khám chữa bệnh được tăng cường, thì
NCT sẽ được khám chữa bệnh tốt hơn. Sau can thiệp, tại xã can thiệp có
triển khai 7 lần khám bệnh định kỳ tại TYT xã hoặc thôn; có 2 ngày
khám về các chuyên khoa lao, mắt, tâm thần, da liễu; 1 lần khám chữa
bệnh vào ngày lễ; và 1 lần khám chữa bệnh cho NCT từ 90 tuổi trở lên.
Trong khi đó, tại xã chứng đều không có tất cả các hoạt động trên. Ngoài
ra, tại xã can thiệp, 67,3% NCT được KCB và tư vấn hàng tháng, 100%
NCT được KCB tại trạm y tế và tư vấn trong năm, 15,2% NCT được xét
nghiệm đờm, 25,7% được điều trị về huyết áp, trong khi ở xã đối chứng
lần lượt là 0%, 34,7%, 1,1% và 0%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,05. Như vậy, kết quả này đã thể hiện rõ ở xã triển khai mô hình,
NCT đã được hưởng các dịch vụ KCB nhiều hơn so với xã không được
thử nghiệm mô hình này. Trên thực tế, mức độ hiểu biết về CSSK và tự
CSSK của NCT còn thấp dù phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe.
Kết quả nghiên cứu của Dương Huy Lương và Trần Thị Mai Oanh
(2006) cho thấy phần lớn NCT không biết các biểu hiện của tăng huyết
áp (66,5%), không biết nguy cơ nào gây ra tăng huyết áp (84,1%) hoặc
cách phòng chống đau xương khớp (74,6%). Do vậy, nếu NCT được tư
vấn và KCB thường xuyên, điều trị kịp thời, họ sẽ có sức khỏe tốt, từ đó
cuộc sống của họ sẽ trở nên có ý nghĩa và có ích hơn với xã hội.
Trong hoạt động quản lý khám chữa bệnh NCT, chúng tôi đánh giá
các chỉ số ĐHDVCĐ (CBM). Về chỉ số tỷ lệ sẵn có, cả 2 TYT đều đạt
100%, nhưng về chỉ số tỷ lệ tiếp cận, trong khi xã can thiệp thời điểm sau
can thiệp đạt 100%, thì xã đối chứng là 0%. Như vậy, mặc dù nhiều TYT
xã có tỷ lệ sẵn có khá cao nhưng tỷ lệ tiếp cận của NCT lại thấp hoặc
bằng không. Điều này đưa ra thực trạng về sự thiếu chủ động, linh hoạt
trong chăm sóc sức khỏe cho người dân nói chung và người cao tuổi nói
riêng tại tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là tuyến xã. Nguyên nhân của tình
trạng trên có thể do sự hạn chế về trình độ chuyên môn của NVYT, do
thiếu nguồn lực hoặc được giao quá nhiều công việc, tuy nhiên một
nguyên nhân rất quan trọng, đó là nhận thức của các cấp ủy đảng, chính
quyền và cán bộ y tế còn chưa đầy đủ về ý nghĩa, vai trò và tầm quan
trọng của công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và đặc biệt là những
đối tượng cần ưu tiên trong đó có người cao tuổi. Do vậy, cần tập trung,
tăng cường hơn nữa công tác truyền thông về chăm sóc sức khỏe cho các
cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, cộng
đồng và mọi người dân.
Ngoài ra, ở xã can thiệp vào thời điểm sau can thiệp, các chỉ số gồm
tỷ lệ sử dụng, tỷ lệ sử dụng đủ, tỷ lệ sử dụng tốt lần lượt đạt là 100%;
87,7% và 59,4%, trong khi ở xã đối chứng lần lượt là 34,7%; 41,4%;
3,6%, sự khác biệt giữa các tỷ lệ trên có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Hiệu quả can thiệp (HQCT) của một số chỉ số rất cao: HQCT của tỷ lệ
NCT được KCB và tư vấn SK tại TYT trong năm là 173,5%. HQCT của
tỷ lệ NCT được xét nghiệm đờm trong năm là 390,3%. HQCT của tỷ lệ
sử dụng hoạt động quản lý KCB cho NCT tại TYT là 175,1%. HQCT của
tỷ lệ sử dụng đủ hoạt động quản lý KCB cho NCT tại TYT là 90,5%.
HQCT của tỷ lệ sử dụng tốt hoạt động quản lý KCB cho NCT tại TYT là
787,8%. Tất cả những kết quả trên là bằng chứng về sự hiệu quả của mô
hình “chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi dựa vào y tế tuyến cơ sở”.
Hoạt động tuyên truyền cũng là một nội dung quan trọng được triển
khai trong mô hình. Qua truyền thông, tư vấn, kiến thức hiểu biết của
NCT về phòng bệnh đã được nâng cao, hiểu đúng về chế độ ăn uống
phòng bệnh HA, bù nước khi tiêu chảy, tránh các yếu tố nguy cơ như hút
thuốc lá, nhận thức đúng về việc tập thể dục dưỡng sinh và trách nhiệm
tự CSSK cho bản thân để chủ động đến NVYT thôn đo huyết áp, đi đến
trạm để KCB mỗi khi sức khoẻ bất thường. Đối với NCT, CSSK về tinh
thần cho chính họ là việc làm quan trọng nhất nên dịch vụ tư vấn chăm
sóc NCT để họ hiểu biết hơn về nguy cơ bệnh tật, thương tật hoặc tàn phế
và cách thức phòng, chống rất quan trọng. Tuy nhiên, các dịch vụ này
chưa phát triển tương xứng với nhu cầu và cũng chưa có chính sách cụ
thể nào để định hướng, khuyến khích sự phát triển dịch vụ này. Chăm sóc
NCT đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, chuyên môn lão khoa tốt nhưng sự thiếu
hụt trong đào tạo nguồn nhân lực cho việc cung cấp dịch vụ này vẫn chưa
được khắc phục và quan tâm đúng mức.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng nhu cầu, tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh
của người cao tuổi và khả năng đáp ứng của trạm y tế xã tại tỉnh
Bình Dương, năm 2010.
- Nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi tại tỉnh Bình Dương
là khá cao: Ước tính tần suất ốm của người cao tuổi tại các xã nghiên cứu
là 2,11 lượt/người/năm. 50,3% người cao tuổi hiện đang mắc bệnh, trong
đó 61,3% bệnh nhẹ và 38,7% bệnh vừa và nặng. Cơ cấu bệnh đa dạng,
cao nhất là bệnh về mắt (14,0%), cơ xương khớp (10,8%), tăng huyết áp
(9,5%), răng hàm mặt (6,7%), đường tiêu hoá (5,6%), đái tháo đường
(4,2%)
- Việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh ở tuyến xã tương đối
thuận lợi, cụ thể: có 85,5% người cao tuổi tiếp cận trạm y tế dưới 10 phút;
từ 81,7% đến 89,0% người cao tuổi tiếp cận hiệu thuốc tư, thầy thuốc tư
và phòng khám đa khoa khu vực dưới 30 phút. Tuy nhiên, với bệnh viện
chỉ có 40,6% người cao tuổi tiếp cận dưới 30 phút.
- Khi người cao tuổi bị bệnh, có 31,9% tự điều trị, 27,7%,sử dụng
trạm y tế, còn lại thì đến bệnh viện và các cơ sở y tế khác. Chi phí khám
chữa bệnh trung bình một lần của người cao tuổi là 264.200 đồng, trong
đó, cao nhất là khám chữa bệnh nội trú bệnh viện (1.315.300 đ), tiếp đến
là y tế tư (274.800 đ) và chi phí thấp nhất là y tế thôn (45.700 đ), trạm y
tế (74.600 đ).
- Trạm y tế xã về cơ bản là có đầy đủ về nhân lực, cơ sở vật chất,
trang thiết bị thiết yếu theo quy định của Bộ Y tế để đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh cho nhân dân, trong đó có người cao tuổi.
2. Hiệu quả mô hình “Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi dựa vào y tế
tuyến cơ sở”