Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

SO SÁNH HƯỚNG xử lý cấu TRÚC âm TIẾT TIẾNG VIỆT về âm đệm của các tác GIẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.41 KB, 3 trang )

SO SÁNH HƯỚNG XỬ LÝ CẤU TRÚC ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT VỀ ÂM ĐỆM
CỦA CÁC TÁC GIẢ.
1, Vũ Thị Ân.
Âm đệm:
• Kí hiệu: /ṷ/ hoặc /w/
• Sự thể hiện trên chữ viết: âm đệm có 2 sự thể hiện.
a, Âm đệm viết là o khi đứng trước /ɑ/, /ă/, /ɛ/ (khoai, hoặc, xoè,…)
b, Âm đệm viết là u khi đứng trước các nguyên âm còn lại (xuân, huỷ, thuở,
chuyến,…). Khi đứng sau phụ âm /k/ âm đệm luôn được viết là u bất kể đi
sau nó là nguyên âm nào (quả, quắt, quét, quý,…)
• Khả năng kết hợp của âm đệm.
a, Với phụ âm đầu: âm đệm không kết hợp với các phụ âm môi /b/, /m/,
/f/, /v/, (các tiếng phuy, buýt, voan là phiên âm tiếng nước ngoài).
b, Với âm chính: âm đệm không kết hợp với các nguyên âm tròn môi /u/,
/o/, /ɔ/, /uo/ (vì giống nhau về cấu tạo. Đó là quy tắc kết hợp các âm trong
âm tiết tiếng Việt: các âm kết hợp với nhau theo nguyên tắc xa nhau về cấu
âm); âm đệm cũng không kết hợp với các nguyên âm /ω/, /ωγ/. Với các
nguyên âm còn lại, âm đệm kết hợp bình thường. Âm đệm kết hợp với /ɑ/
trong các âm tiết như: soạn, toang hoác…; kết hợp với /ă/ như: hoặc,
quắt…; kết hợp với /γ/ như: thuở, hươ; kết hợp với /e/ như: khuê, quệt…;
kết hợp với /ɛ/ như: khoe, quẹt; kết hợp với /ie/ như duyệt, khuyến…
2, Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng.
Âm đệm:
• Chỉ có 1 âm vị /w/ , đó là 1 âm môi, có tác dụng làm trầm hoá âm sắc của
âm tiết: so sánh ta và hoa.
• Sự thể hiện trên chữ viết: âm vị /w/ được thể hiện trên chữ viết bằng 2 hình
thức:
a, u: khi /w/ xuất hiện trước các nguyên âm /i/, /e/, /ie/, /γ/ , â, ví dụ: tuý,
luyện, huân,…, và khi /w/ xuất hiện sau con chữ q: qua, quy, que, quân,…
b, o: khi /w/ xuất hiện trước 3 nguyên âm /ɑ/, /ă/, /ɛ/: hoa, hoè, hoặc,…
• Khả năng kết hợp của /w/:


Âm đệm /w/ bị hạn chế xuất hiện ở một số trường hợp:


a, /w/ không xuất hiện sau các phụ âm đầu là âm môi /b, f, v, m/. Các từ nào
có âm môi mà có kèm theo âm đệm thì có thể chắc chắn rằng đó là những từ
ngoại lai: buýt, voan, phuy
b, /w/ không xuất hiện sau âm /ʐ/, từ cu-roa là từ mượn.
c, /w/ chỉ xuất hiện sau /γ/ ở một từ: goá. (do từ Hán Việt quá)
d, /w/ cũng chỉ xuất ở vài từ có âm đầu /n/: noa, noãn (là những từ Hán
Việt).
3, Đặc điểm âm tiết tiếng Việt
A, Có tính độc lập cao:
+ Trong dòng lời nói, âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng,
được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt.
+ Khác với âm tiết các ngôn ngữ châu Âu, âm tiết nào của tiếng Việt cũng mang
một thanh điệu nhất định.
+ Do được thể hiện rõ ràng như vậy nên việc vạch ranh giới âm tiết tiếng Việt
trở nên rất dễ dàng.
B, Có khả năng biểu hiện ý nghĩa
+ Ở tiếng Việt, tuyệt đại đa số các âm tiết đều có ý nghĩa. Hay, ở tiếng Việt, gần
như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ...
+ Có thể nói, trong tiến Việt, âm tiết không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần
mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu. Ở đây, mối quan hệ giữa âm
và nghĩa trong âm tiết cũng chặt chẽ và thường xuyên như trong từ của các ngôn
ngữ Âu châu, và đó chính làmột nét đặctrưng loại hình chủ đạo của tiếng Việt.
C, Có một cấu trúc chặt chẽ
Mô hình âm tiết tiếng Việt không phải là một khối không thể chia cắt mà là một
cấu trúc. Cấu trúc âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc hai bậc, ở dạng đầy đủ nhất
gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng.
4, So sánh 2 tác giả.

- Giống: cả 2 đều có sự phân chia rõ ràng về các mục như: kí hiệu, sự thể hiện
trên chữ viết, khả năng kết hợp.
- Khác: ở mục khả năng kết hợp, tác giả Vương Hữu Lễ & Hoàng Dũng có bổ
sung thêm mặt hạn chế trong việc kết hợp của âm đệm /w/. Đó là từ Hán
Việt như: goá, noãn hay từ mượn như: cu-roa, buýt, voan, phuy




×