Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHỦ NGHĨA tư bản HIỆN đại và hệ lụy xã hội của nó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.17 KB, 11 trang )

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
VÀ HỆ LỤY XÃ HỘI CỦA NÓ HIỆN NAY
1. Xu thế toàn cầu hóa do chủ nghĩa tư bản chi phối và sự phân hóa giàu
nghèo giữa các quốc gia bao trùm bầu không khí chính trị và kinh tế của
thế giới đương đại
Dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế thế giới hơn bao giờ
hết đang trở thành một chỉnh thể hữu cơ liên kết chặt chẽ các nền kinh tế các
quốc gia và khu vực, một hệ thống chung toàn cầu bao gồm các bộ phận hợp
thành có cơ cấu và lôgic riêng; thế giới bắt buộc phải tiến hành các hoạt động
kinh tế với sự chế ước và liên hệ qua lại chặt chẽ, tuân theo luật chơi chung
của kinh tế thị trường. Toàn cầu hóa kinh tế được đẩy nhanh bởi sự tác động
rất mạnh của 60.000 công ty xuyên quốc gia với 4.500 tỷ USD giá trị sản
lượng hàng hóa làm cho nền kinh tế thế giới trở thành nền kinh tế toàn cầu và
quốc tế hoá sản xuất dựa trên sự hợp tác và phân công lao động quốc tế sâu
sắc. Toàn cầu hóa kinh tế đang mở ra cơ hội cùng những thách thức và không
ít bất lợi đối với mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Bởi đây là
một sân chơi mà lợi thế luôn thuộc về các nước lớn, cuộc cạnh tranh không
bình đẳng với những điều kiện ràng buộc khi tham gia hội nhập, là luật chơi
của nước giàu áp đặt cho nước nghèo, làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
Hay nói cách khác là duy trì vùng ngoại vi lạc hậu và phụ thuộc, bóc lột
ngoại vi để dồn váng mỡ lợi nhuận về nuôi béo vùng trung tâm. Theo Cao ủy
đối ngoại EU, ông Chrris Pallen: các nước công nghiệp phát triển hiện dành
350 tỷ USD mỗi năm để trợ cấp cho nông dân nước họ, gấp 7 lần tổng số tiền


viện trợ quốc tế cho các nước nghèo 1. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách
trợ cấp nông nghiệp trên và sự hạn chế nông phẩm của nước nghèo tiếp cận
thị trường nước giàu. Chính vì vậy, các nước châu Á có xu hướng tăng cường
trao đổi thương mại nội khối, chống lại bảo hộ mậu dịch của các nước giàu.
Phong trào phản đối toàn cầu hóa trên thế giới cũng bắt nguồn từ
những mâu thuẫn trên đây của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Điển hình là các


nước OECD có mức tăng cao về bất bình đẳng kể từ sau những năm 1980,
đặc biệt là Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, còn các nước Đông Âu và SNG đạt
mức tăng cao nhất từ trước tới nay về hệ số Gini (biểu thị độ bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập. Nó có giá trị từ 0 đến 1 và bằng tỷ số giữa phần
diện tích nằm giữa đường cong Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối với
phần diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối.) Bất bình đẳng giữa các
nước giàu với các nước nghèo cũng gia tăng: khoảng cách thu nhập của 1/5
dân số sống ở các nước giàu nhất và 1/5 dân số sống ở các nước nghèo nhất
tăng lên tới 74:1 (1997), so với 60:1 (1990) và 30:1 (1960). Sự phân phối lợi
ích và cơ hội giữa các nước cũng ngày càng chênh lệch lớn hơn: vào cuối
những năm 1990, 1/5 dân số sống trong các nước giàu nhất chiếm 86% GDP
thế giới, 82% thị trường xuất khẩu và 68% đầu tư trực tiếp nước ngoài của
thế giới (so với 1/5 dân số nghèo nhất chỉ chiếm 1% GDP, 1% thị trường xuất
khẩu và 1% dòng FDI). Tài sản ròng của 200 người giàu nhất thế giới tăng
lên 1.000 tỷ USD (1998), tài sản của 3 tỷ phú hàng đầu thế giới nhiều hơn
tổng GNP của các nước kém phát triển với 600 triệu dân.
Thương mại quốc tế hiện nay phản ánh quan hệ phân công và trao đổi
bất bình đẳng. Trong đó, các nước đang phát triển tham gia vào hệ thống
11. Ngày 27-7-2004, tổ chức WTO nhóm họp thông qua quyết định lịch sử: bãi bỏ trợ giá hàng nông sản và mở cửa
thị trường rộng lớn của các nước giàu đối với hàng nông sản của các nước nghèo. Tuy nhiên, để quyết định có hiệu
lực và thực thi trên thực tế cũng còn cả một chặng đường dài.


phân công chung với tư cách là những quốc gia nông nghiệp, chủ yếu xuất
khẩu các sản phẩm sơ cấp, nguyên liệu hay khoáng sản; còn các nước phát
triển tham gia vào hệ thống này như là những quốc gia công nghiệp, chủ yếu
xuất khẩu các sản phẩm chế tạo hay chế biến cao cấp chứa hàm lượng khoa
học - công nghệ và giá trị gia tăng lớn. Theo đó, cũng bộc lộ mâu thuẫn nan
giải của quan hệ kinh tế Bắc - Nam dựa trên trao đổi bất bình đẳng giữa các
nước công nghiệp và các nước nông nghiệp hay sự chênh lệch giá cả cánh

kéo giữa hàng công nghệ phẩm và hàng nông phẩm, dẫn tới gia tăng áp lực
nhập siêu mậu dịch cản trở sự phát triển kinh tế của các nước phương Nam.
Vì thế thật khó có lý khi người ta quy tình trạng nghèo đói hiện nay cho các
nước giàu và đấu tranh đòi các nước giàu phải xóa nợ cho các nước nghèo.
Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa tư bản hiện đại đang vấp phải cái giới hạn của
một không gian vật chất nhất định - không gian toàn cầu. Giới hạn thị trường
toàn cầu này quy định giới hạn của lợi nhuận tư bản, cũng có nghĩa quy định
giới hạn của công cụ điều tiết, kiềm chế mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư
bản hiện đại. Một khi giới hạn co hẹp hay ngược lại, mở rộng ra trùng với
nền kinh tế tư bản chủ nghĩa toàn cầu - tức là không còn khả năng mở rộng
không gian vật chất để phát triển sản xuất có lợi nhuận cao, thì mâu thuẫn sẽ
nổi lên gay gắt 2.
2. Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại và “đầu
tư”chiến tranh của chủ nghĩa tư bản hiện đại đưa đến hệ quả thất nghiệp,
bần cùng hóa, bất công xã hội, vết nhơ dân chủ trong xã hội tư bản
Nghiên cứu sự vận động của mâu thuẫn phái sinh, chúng ta thấy rằng
các cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản diễn ra thường xuyên hơn, hậu quả
2 Xem: Đỗ Lộc Diệp (chủ biên): Chủ nghĩa tư bản ngày nay: mâu thuẫn nội tại, xu thế và triển vọng, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2004.


ngày càng nghiêm trọng hơn. Đó là khủng hoảng 1873, khủng hoảng 1929 1933, khủng hoảng 1997… và nay là cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm
kinh tế toàn cầu bắt đầu từ Hoa Kỳ năm 2008 - hệ quả tất yếu của mô thức
phát triển kinh tế bóc lột quá mức sức lao động, tài nguyên và bất bình đẳng về
phân chia lợi nhuận trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng, kinh tế tri thức phát
triển nhanh, mạnh, trong đó thương mại và đầu tư tài chính giữ vai trò chủ đạo,
thậm chí chi phối đời sống kinh tế thế giới. Đó là khủng hoảng hệ thống mang
tính chu kỳ, khủng hoảng cơ cấu từ lĩnh vực tài chính kéo theo lĩnh vực năng
lượng, lương thực, sinh thái và môi trường... của chủ nghĩa tư bản hiện đại trên
quy mô toàn cầu. Song hành với sự phá sản hoặc rơi vào thế cùng đường của

rất nhiều công ty, tập đoàn lớn trực tiếp gây nên nạn thất nghiệp là vấn đề nợ
công và cách giải quyết không thành công của chính phủ ở hàng loạt quốc gia
đã góp phần đẩy cao tình trạng bần cùng hóa người lao động do cắt giảm chi
tiêu (nhất là đội ngũ hưu trí và người làm việc ăn lương nhà nước) và cắt giảm
chính sách an sinh xã hội. Mặt khác, việc “đầu tư” cho chiến tranh làm tiêu
hao kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại với con số lớn khủng khiếp. Tiêu
biểu là cuộc chiến tranh Irắc làm hao tổn tới 3.000 tỷ USD; đồng thời làm giàu
cho các trùm sản xuất vũ khí 400 tỷ USD và các nhà thầu quốc phòng 60 tỷ
USD tái thiết. Sự phân tích như trên cho thấy, đồng tiền chi phối chính trị là
vết nhơ của dân chủ tư sản, một kiểu dân chủ của số ít, dân chủ của những nhà
tư bản kếch sù, nền dân chủ 99% những người đang phải làm nô lệ cho 1%.
Chính vì thế, những người lao động từ Hoa Kỳ đến Anh, Pháp, Tây Ban Nha,
Ý… đã đứng lên biểu tình phản đối sự bất công xã hội và hệ thống chính trị,
cơ chế tạo ra sự bất công đó, nổi bật nhất và bất ngờ nhất là phong trào
“Chiếm lấy phố Uôn”. Phong trào này đã lan rộng ra hơn 1.500 thành phố trên


khắp nước Mỹ và toàn cầu. Đó là liều thuốc giải độc cho làn sóng bất mãn với
tính tham lam, nạn tham nhũng và bất bình đẳng là cái gen di truyền của chủ
nghĩa tư bản và mong muốn loại bỏ chúng khi thay đổi hệ thống chính trị và
kinh tế triệt để3.
Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản hiện đại còn buộc nhân loại phải
chứng kiến và chịu liên tiếp các cơn sốt tăng, giảm thất thường ở biên độ lớn
của các sản phẩm dầu mỏ, lương thực, vàng; gia tăng lạm phát, thất nghiệp,
không có cơ hội học tập và chăm sóc y tế… ở nhiều nước, đặc biệt là các nước
đang phát triển và những thảm họa về môi trường sinh thái. Sự điều chỉnh của
các nước tư bản phát triển với các phương thức “mở rộng theo chiều sâu” trên
phạm vi toàn cầu chỉ góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế tư bản chủ
nghĩa đến giới hạn tận cùng của nó. Đó là sự mất cân đối gay gắt quan hệ hàng
hóa - tiền tệ, tỷ lệ thất nghiệp chung của các nước tư bản tăng cao 10 - 12%

(Hoa Kỳ 16,2%, Anh 8,1%, Pháp 10% trong quý 1/2012 cao nhất trong 13
năm - là một trong những yếu tố quan trọng được ông Francois Hollande tận
dụng để tranh cử tổng thống hồi tháng 5 vừa qua, Bồ Đào Nha 12,7% (2011),
Ireland 14,4% (2011), Hy Lạp 17,7% (2011) Tây Ban Nha 21,6% (2011), tỷ lệ
nêu trên cao hơn rất nhiều so với mức thất nghiệp tự nhiên (5 - 7%). Tính đến
tháng 8 - 2011 tại Anh có 991.000 thanh niên thất nghiệp, chiếm 21,3% tổng
số người mất việc làm. Điều khó khăn là nhiều người thất nghiệp trong độ tuổi
15 - 24 không đi học, đi làm hay tham gia một chương trình đào tạo nào. Có
khoảng 16,7 triệu thanh niên tại các nước OECD đang đứng ngoài hệ thống
giáo dục và các thị trường việc làm. Trên thế giới hiện có khoảng 1,2 tỷ người
sống dưới mức nghèo khổ với thu nhập dưới 1 USD/người/ngày. Năm 2010 tỷ
3, 2 Xem: Bản chất của chủ nghĩa tư bản nhìn từ phong trào “Chiếm lấy phố Uôn”: Vì lợi nhuận hay vì con người?
đăng trên sggp.org.vn/hosotulieu/2011/10/27.


lệ nghèo đói tại Hoa Kỳ là 15,1%, gần 50 triệu người đang tìm cái ăn từng bữa
2

.
3. Sự phát triển lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản hiện đại

dựa trên tiến bộ khoa học - công nghệ và những hệ lụy kinh tế, xã hội từ
tác động của quy luật giá trị thặng dư
Theo C.Mác, cải tiến công nghệ - kỹ thuật và công nghiệp hóa không
có gì khác hơn là những thủ đoạn và phương pháp tạo ra giá trị thặng dư cho
tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã thực hiện được vai trò lịch sử thúc đẩy sự phát
triển lực lượng sản xuất để chuyển xã hội nông nghiệp sang xã hội công
nghiệp. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong nửa sau thế kỷ XX tập
trung phát triển các ngành công nghệ cao làm cho làm cho nền kinh tế thế
giới với cơ cấu kỹ thuật - công nghệ mới đang có sự tiến bộ vượt bậc trên rất

nhiều lĩnh vực như: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ
năng lượng mới và công nghệ thông tin. Chính sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản độc quyền nhà nước và các công ty xuyên quốc gia đã phản ánh xu
hướng khách quan và tạo điều kiện thuận lợi cho xã hội hóa khoa học công
nghệ và các lực lượng sản xuất hiện đại. Cùng với các ngành công nghệ cao
đóng góp vai trò trụ cột và xương sống cho tiến bộ khoa học - công nghệ, đảm
bảo sức cạnh tranh và tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế, thì sự phát triển
công nghệ thông tin làm chuyển biến về chất nền công nghiệp truyền thống
thành kinh tế tri thức.
Tuy nhiên, sự phát triển lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản ngay từ
khi ra đời cho đến ngày nay đã bị khuôn định bởi quy luật chiếm đoạt giá trị
thặng dư. Quy luật này, một mặt, kích thích tiến bộ của sản xuất và công nghệ;
mặt khác, đưa chủ nghĩa tư bản tới mâu thuẫn không phương cứu vãn. Mâu
thuẫn của chủ nghĩa tư bản trong điều kiện mới có những biểu hiện sâu sắc


hơn bao giờ hết. Đó là mâu thuẫn giữa tiềm lực khoa học - công nghệ to lớn và
khả năng sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa dường như vô hạn đang đối lập
với sự hữu hạn của thị trường. Nguyên nhân là ở chỗ nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa ngày nay vận hành trong những giới hạn không gian vật chất chật hẹp
nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi nhuận cao cho giới tư bản, do đó, vấp phải sự hữu
hạn của thị trường và sức mua thấp.
Cùng với đà phát triển mạnh mẽ của sản xuất và sự giàu có tư bản chủ
nghĩa thì ngày càng khoét sâu bất bình đẳng thái quá về thu nhập và mức sống
giữa các tầng lớp xã hội, dân cư và các quốc gia, khu vực. Mặc dù chủ nghĩa
tư bản đã trích một phần lợi nhuận để phân phối lại trong xã hội nhằm hạn chế
bất bình đẳng, thực hiện chuyển một phần sở hữu cho người lao động và đưa
ra cái gọi là “chủ nghĩa tư bản nhân dân”… nhằm xoa dịu mâu thuẫn, nhưng
thực tế lại chứng minh là bất bình đẳng và mâu thuẫn xã hội vẫn tăng tiến theo
thời gian, dường như không phương giải quyết. Đây là nghịch lý của phát triển

theo phương thức tư bản chủ nghĩa hay còn gọi là phản phát triển 4. Theo Viện
chính sách kinh tế (EPI): “từ 1983 - 2009, có 40,2% của cải của Hoa Kỳ vào tay
1% những người giàu nhất. Với 4% người tiếp theo chiếm được 41,5%, cộng lại
là 5% những người giàu nhất chiếm tới 81,7% của cải cả nước. Đó là số liệu
năm 2009, còn nay theo Robert Borosage (thành viên Ban lãnh đạo Viện nghiên
cứu chính sách, Chủ tịch Viện Tương lai Hoa Kỳ) thì 1% người giàu nhất chiếm
60% tổng thu nhập và tài sản của họ bằng 90% lớp người bên dưới”. 5
Hiện nay, một kiểu cạnh tranh mới đã xuất hiện bởi các ngành công
nghiệp công nghệ cao không gắn với lợi thế so sánh tự nhiên của bất kỳ một
quốc gia nào, về nguyên tắc, chúng có thể phát triển ở khắp mọi nơi trên thế
4 Richard Bergeron: Phản phát triển - cái giá của chủ nghĩa tự do, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1995.
5 VOV online 11/11/2001.


giới. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Ấn Độ… tất cả đều muốn phát
triển những ngành mũi nhọn để đạt mức đẳng cấp quốc tế trong nửa đầu thế
kỷ XXI. Do đó, cạnh tranh vị thế trước đây với kết quả có tổng lớn hơn
không nay chuyển thành cạnh tranh đối đầu với kết quả triệt tiêu - một mất
một còn, lợi thế trong cuộc cạnh tranh này do chính con người tạo ra, vũ khí
lợi hại của cạnh tranh là phát triển giáo dục và kỹ năng của lực lượng lao
động chất lượng cao6. Tuy nhiên, trong thực tiễn làn sóng sáp nhập và thâu
tóm đang tập trung thế lực vào những tập đoàn siêu lớn, có nguy cơ làm xói
mòn và giết chết cạnh tranh. Vào năm 1998, 10 công ty sản xuất thuốc trừ sâu
kiểm soát 85% thị trường thuốc trừ sâu toàn cầu 31 tỷ USD, 10 công ty hàng
đầu về viễn thông kiểm soát 86% thị trường viễn thông toàn cầu 262 tỷ USD.
Gần đây, những vụ sáp nhập giữa các tập đoàn năng lượng Hoa Kỳ, giữa các
ngân hàng Nhật Bản khổng lồ cũng là những ví dụ tương tự 7. Đó là những hệ
lụy không thể tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
4. Xã hội hóa các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa và sự phủ định
chủ nghĩa tư bản

Xã hội hóa các quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa hiện đại có những đặc
trưng nổi bật: trước hết, mở rộng tất cả các hình thức xã hội hóa theo quan
niệm mácxit; thứ hai, phát triển các hình thức sở hữu hỗn hợp đa dạng.
Vấn đề xã hội hóa quan hệ sở hữu tư bản chủ nghĩa đó là sự phát triển
rộng rãi các hình thức sở hữu tư bản cổ phần của các công ty và tập đoàn
dưới những dạng khác nhau và với sự tham gia của các tư bản lớn và nhỏ,
độc quyền và không độc quyền, nhà nước, các tổ chức xã hội và dân cư.
Cùng với điều này, đã diễn ra sự chuyên môn hóa và tách rời một cách phổ
6 Xem Rowan Gibson: Tư duy lại tương lai, Nxb trẻ, Hà Nội. 2002, tr. 378-382.
7 Chương trình phát triển của Liên hợp quốc: Báo cáo phát triển con người 1999, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2000.


biến các mặt của quan hệ sở hữu - giữa quyền chiếm hữu với các quyền sử
dụng, quản lý và định đoạt tài sản. Người quản lý, điều hành công ty tư bản
chủ nghĩa lúc này không phải là nhà tư bản mà là các giám đốc và ban giám
đốc, những nhà quản lý chuyên nghiệp được thuê và trả lương cũng giống
như các công nhân làm thuê. Còn người sở hữu (nhà tư bản và các cổ đông)
đã chuyển nhượng quyền sử dụng, định đoạt để nhận một khoản thu nhập
nhất định giống như lợi tức, do đó, thực tế họ đã chuyển quyền quản lý vào
những bàn tay khác (Ở Nhật, theo điều tra trong 44% các công ty và tập đoàn
Nhật Bản cho thấy các giám đốc điều hành chỉ chiếm giữ 0,1% tư bản cổ
phần của chính xí nghiệp họ quản lý)8. Bên cạnh đó sự tham gia khá đông dân
cư trực tiếp mua cổ phần tại doanh nghiệp hoặc gián tiếp thông qua các quỹ
xã hội và các tổ chức đầu tư. Vào những năm 2000 ở Hoa Kỳ ước tính có 80
triệu người dân mua cổ phần vốn đầu tư các tập đoàn, chiếm 30% dân cư hay
45% hộ gia đình trên toàn nước Mỹ. Theo một điều tra 9.000 công ty (trong
số hàng triệu công ty nhỏ và vừa ở Hoa Kỳ), cho thấy người lao động chiếm
giữ 20 - 30% cổ phần xí nghiệp. Ở nhiều xí nghiệp, nhân viên hành chính và
người lao động chiếm tới 70% cổ phiếu, thậm chí như Hãng United Airline

vào năm 1995 có 78.000 người lao động đã mua phần lớn cổ phiếu của công
ty9. Tuy nhiên, hiện nay bức tranh của chủ nghĩa tư bản trong những thập
niên cuối thế kỷ XX vẫn không mấy sáng sủa: quá trình chuyển sở hữu cho
người lao động cũng mới chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10% trong cơ cấu sở hữu
của xã hội tư sản, 90% vẫn thuộc về tầng lớp tư bản giàu có; mặt khác, cổ
phần và cổ phiếu lại không được sở hữu hiệu quả, người lao động không có
8 X.Motrernưi: “Sở hữu và đặc điểm phát triển của nó trong các nước phát triển trên thế giới, Tạp chí Kinh tế
Ucraina, Số 4-1994.
9 Đ.Blađi: Những người sở hữu mới ở Mỹ (tiếng Nga), Nxb Kinh tế Mátxcơva, 1995, tr. 6-7.


quyền hành gì trừ khi có khủng hoảng trong công ty, khi mà thiệt hại đã xảy
ra trong nền kinh tế.
Xã hội hóa sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại là một hiện tượng mới,
phức tạp. Nó được giải thích như là sự tự phủ định biện chứng của chủ nghĩa
tư bản, sự phủ định này là do những quy luật vận động nội tại và những điều
kiện bên trong của chính hệ thống tư bản chủ nghĩa quy định. Sự tự phủ định
biện chứng này là nằm ngoài ý muốn của chủ nghĩa tư bản và nó cũng không
phụ thuộc vào việc chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ. Thời điểm sự phủ định
diễn ra, đương nhiên sẽ không giống như cái chết sinh học, mà theo con đường
phát triển tiến hóa hay quá độ lịch sử từ hệ thống kinh tế cũ sang hệ thống kinh
tế mới. Rõ ràng rằng, sự tự phủ định của chủ nghĩa tư bản hiện đại là do mâu
thuẫn cơ bản (giữa tính chất xã hội của sản xuất với sự chiếm hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa) và những mâu thuẫn phát sinh (giữa khả năng sản xuất vô hạn
với không gian vật chất hữu hạn của thị trường tư bản chủ nghĩa và mâu thuẫn
giữa tăng trưởng với việc ngày càng khoét sâu bất bình đẳng xã hội.) Trong đó,
mâu thuẫn cơ bản là căn nguyên, mâu thuẫn phái sinh là biểu hiện và làm sâu
sắc thêm mâu thuẫn cơ bản. Như vậy, về thực chất xã hội hóa sản xuất tư bản
chủ nghĩa trên phạm vi toàn cầu chỉ làm sâu sắc, trầm trọng thêm các mâu
thuẫn vốn rất nan giải và những nhân tố tự phủ định của chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản hiện đại với những hệ lụy xã hội của nó hiện nay đang
đặt ra cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước phát triển, đang
phát triển và chậm phát triển trên toàn thế giới quyết tâm đấu tranh “nói
không” với chủ nghĩa tư bản và hướng đến những mong muốn đầy nét nhân
văn: con người là trung tâm trong tương lai và nền dân chủ thực sự là nền dân
chủ của nhân dân - đoàn kết, tình người và bình đẳng. Phải chấm dứt hệ thống
chính trị phục vụ bọn tư bản giàu có và thiết lập hệ thống chính trị phục vụ cho


nhân dân lao động - đó là bản chất cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa, một xã
hội thay thế chủ nghĩa tư bản đang thật sự là nhu cầu cấp bách.



×