Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TIỂU LUẬN đấu TRANH CHỐNG CHIẾN lược DIỄN BIẾN hòa BÌNH, góp PHẦN THỰC HIỆN THẮNG lợi CHIẾN lược bảo vệ tổ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.12 KB, 26 trang )

1

§ÊU TRANH CHèNG CHIÕN Lîc “diÔn biÕn hßa b×nh” gãp phÇn
thùc hiÖn th¾ng lîi chiÕn lîc b¶o vÖ tæ quèc trong t×nh míi
MỞ ĐẦU

Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho cán bộ, đảng viên, nhất
là cán bộ quản lý ở các cơ quan trung ương và địa phương, là nhiệm vụ quan
trọng, góp phần năng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ các cấp, các
ngành về quan điểm đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng; quản lý điều
hành của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; nhận rõ được đối tượng, đối tác,
về âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt
Nam, đồng thời năng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cũng như tổ chức thực
hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên từng cương vị công tác, từng cấp,
từng ngành, từng miền vùng, nhằm bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng mang tính quy luật của
công tác quốc phòng, an ninh đã được chứng minh qua các thời kỳ lịch sử
dựng nước và giữ nước của cha ông ta để giành lại nền độc lập cho đất nước,
do đó Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật xác định
nhiệm vụ công tác giáo dục quốc phòng, an ninh và là tiêu chuẩn bắt buộc đối
với cán bộ, đảng viên, là một trong những tiêu chí chí để xem xét, đề bạt, bổ
nhiệm cán bộ.
Cùng sự phát triển của nền kinh tế tế giới, với những thành quả đã đạt
được của cách mạng Việt Nam sau. Do đất nước ta có vị trí tự nhiên hết sức
lợi thế về quân sự và kinh tế, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Việt Nam luôn
là mục tiêu xâm lược của các thế lực phong kiến, đế quốc. Trong bối cảnh
mới, với vị trí địa, đắc địa, trọng yếu mà thiên nhiên ban cho (nối liền khu vực
Đông Bắc Á với khu vực Đông Nam Á...) và chế độ xã hội đi theo con đường
xã hội chủ nghiã, Việt Nam tiếp tục là " miếng mồi béo bở " của nhiều thế lực
phản động, thù địch và tham chiến “ nhòm ngó”. Bọn kẻ thù đã thực hiện
hàng loạt các cuộc chiến tranh nhằm xâm lược, thôn tính đất nước nhưng bọn


1
1


2

chúng đều bị thất bại. Nhưng bọn chúng vẫn chưa từ bỏ âm mưu xâm lược
Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu ấy, chúng sử dụng nhiều biện pháp khác
nhau; từ tác động, mua chuộc, chi phối, khống chế nhằm chuyển hoá chế độ
chính trị (thông qua các biện pháp phi vũ trang) đến trực tiếp xâm chiếm Việt
Nam bằng các biện pháp quân sự. Đảng chỉ rõ, các thủ đoạn và biện pháp
hành động phi vũ trang nói trên đều là những hình thức biểu hiện khác nhau
của chiến tranh xâm lược. Thực tiễn ở đông âu cho thấy hệ thống các nước
XHCN bị xụp đổ, đó chính là từ những mâu thuẫn nội tại bên trong, tác động
tư tưởng nhằm chuyển hoá nhận thức, đi đến xa rời mục tiêu đã chọn đều là
những thủ đoạn chủ yếu của chiến tranh tâm lý, là kiểu “diễn biến hoà bình".
Đây là chiến lược nhất quán của các thế lực thù địch nhằm làm suy yếu, xóa
bỏ sự lãnh đạo của các đảng cộng sản, chống lại các nước đi theo con đường
xã hội chủ nghĩa.
Quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế và dân chủ hóa mọi mặt đời sống
xã hội đã đem lại lợi ích to lớn cho mọi tầng lớp nhân dân ta, nhờ đó đã tạo ra
động lực mới, thúc đẩy xã hội phát triển. Nhưng cũng chính quá trình này lại
xuất hiện những đòi hỏi cực đoan về dân chủ, nhân quyền cả từ trong nước
cũng như ngoài nước. Chiến lược "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù
địch, với "dân chủ', "nhân quyền" là vũ khí chủ yếu, đang đe dọa sự ổn định
xã hội, thách thức vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.
Đấu tranh làm thất bại mọi mưu đồ chiến tranh xâm lược, của mọi
loại kẻ thù, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là yêu
cầu cấp bách đối với sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Tôi chọn
chủ đề: Đấu tranh chống các âm mưu và hành động của chiến lược “Diễn

biến hòa bình ", góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược bảo vệ tổ quốc
trong tình hình mới làm bài thu hoạch trong chương trình bồi dưỡng kiến
thức quốc phòng, an ninh, với mong muốn góp phần nhận thức đầy đủ hơn
2

2


3

những vấn đề mới nảy sinh, trên cơ sở đánh bại âm mưa và thủ đoạn của
mọi kẻ thu về “ Diễn biến hòa bình” nhằm bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Ý nghĩa của đề tài
Việc thực hiện đề tài: Đấu tranh chống các âm mưu và hành động của chiến
lược "Diễn biến hòa bình”, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược bảo vệ tổ
quốc trong tình hình mới có ý nghĩa phát hiện, nhận diện những âm mưu, thủ
đoạn, hoạt động của các lực lượng chống đối trong và ngoài nước; hiểu rõ
những "cơ sở pháp lý" hay chỗ dựa" nhằm biện hộ cho mọi hoạt động lợi
dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền của các thế lực thù địch . . . Trên cơ sở đó
làm sáng tỏ hơn nữa một lĩnh vực còn rất mới ở nước ta. Qua đó góp phần
nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, từng bước hoá giải thành công
những hoạt động mà các thế lực thù địch đang ráo riết phá hoại sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghiã của chúng ta.
3. Phạm vi của đề tài
“Diễn biến hòa bình” tất yếu dẫn đến “Tự diễn biến, tự tan vỡ” cuộc
chiến tranh không tiếng súng, trong suy nghĩ từng con người, từng nhóm dân
cư, từng giai tầng xã hội và cuối cùng nhằm đạt mục tiêu thay đổi chế độ
chính trị ở nước ta, phá vỡ khối đại đoàn kết của dân tộc. Đây là chủ đề khá
rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung, nhiều phương thức tác động,

với nhiều đối tượng tham gia. Trong những yêu cầu của một bài thu hoạch của
học lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, án ninh khóa 34, chúng tôi chỉ xin
đề cập khía cạnh là những diễn biến về âm mưu và hành động của các thế lực
thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để kích động những đòi hỏi cực
đoan nhằm từng bước đưa mọi hoạt động của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam thoát ly khỏi sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự điều hành
quản lý của Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
3

3


4

I – MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” VÀ ĐẤU
TRANH CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH”.
1. Chiến lược "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
Với bản chất và thể chế chính trị đối lập của chủ nghĩa tư bản và của
chủ nghĩa xã hội, kể từ khi chủ nghĩa xã hội ra đời, mục tiêu nhất quán của
chủ nghĩa đế quốc là xoá bỏ chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện mục tiêu ấy, các
thế lực thù địch không từ một mưu đồ, thủ đoan thâm độc nào, trong đó có
“Diễn biến hòa bình” là việc các thế lực phản động quốc tế lợi dụng thời cơ
tình hình thế giới có xu thế phát triển hoà bình và các nước xã hội chủ nghĩa
tiến hành cải cách, mở cửa, sử dựng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do
theo quan điểm tư sản để thâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư
tưởng, văn hoá, dân tộc, tôn giáo...của các nước xã hội chủ nghĩa; ủng hộ,
mua chuộc, tâng bốc những phần tử "bất đồng chính kiến", nuôi dưỡng tư
tưởng sùng bái phương Tây một cách mù quáng, truyền bá mô hình chính trị,
mô hình kinh tế tư sản, khiến cho các nước xã hội chủ nghĩa từng bước ngả
theo khuynh hướng tư hữu hoá nền kinh tế, Nhà nước mất khả năng kiểm soát

nền kinh tế, đa nguyên về chính trị, văn hoá nhất là thế hệ trẻ chủ nhân tương
lai của đất nước có lối sống hưởng thụ và quan niệm giá trị văn hóa phương
Tây, quên nền văn hóa truyền thống. Khi thời cơ đến, chúng có thể đạo diễn
bọn phản động, tay sai phao tin đồn nhảm, gây rối, kích động bạo loạn, lật đổ,
khuyến khích các mầm mống ly khai để cuối cùng biến các nước xã hội chủ
nghĩa nói chung và chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam ta nói riêng chuyển
sang chế độ tư bản chủ nghĩa.
Khái niệm về "Diễn biến hòa bình" xuất hiện khá sớm, nhưng được các
nước đế quốc chủ động sử dụng từ đầu những năm 50 của thế kỷ XX, với
chiến lược gia sừng sỏ - Ngoại trưởng Mỹ A. Đalet. Cuối những năm 1970,
Tổng thống Mỹ G. Catơ nâng nhân quyền - một nội dung chủ yếu của chiến
4

4


5

lược này lên hàng "quốc sách" của Hoa Kỳ trong bang giao quốc tế, với khái
niệm "ngoại giao nhân quyền". Vào năm 2000, trong chuyến thăm Việt Nam,
Tổng thống sắp mãn nhiệm B.Clintơn vẫn còn công khai gửi thông điệp với
sinh viên Việt Nam (“Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng có
thể thay đổi được tương lai"), với ngụ ý khuyên lớp trẻ hãy quên đi quá khứ
(chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam), thúc đẩy nhanh mọi sự thay đổi,
kể cả thay đổi có tính đột biến “cách mạng", từ chính các thế hệ sinh viên, học
sinh này.
Có thể nói, "Diễn biến hòa bình" được các thế lực thù địch sử dụng như
một chiến lược nhất quán nhằm làm suy yếu từ bên trong nội bộ, ngấm ngầm
làm suy yếu Đảng, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn sự lãnh đạo của các đảng cộng
sản, mà mục tiêu cuối cùng là thủ tiêu hệ thống xã hội chủ nghĩa và mọi xu

hướng lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn sự đổ vỡ của hệ thống
xã hội chủ nghĩa có một nguyên nhân trực tiếp từ các vấn đề dân chủ, nhân
quyền. Chính các chiêu bài "công khai", "minh bạch", "đánh giá khách quan
quá khứ", giá trị chung nhân loại", "ngôi nhà chung châu Âu . . . đã từng bước
khiến Đảng mất uy tín, mất phương hướng, đi đến mất quyền lãnh đạo; Nhà
nước bị tước đi quyền lãnh đạo đối với quân đội, công an trong việc bảo vệ
Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ trật tự xã hội . . .
Thực tiễn lịch sử cho thấy, hơn 70 năm sử dụng sức mạnh huỷ diệt và
sức mạnh răn đe, của mọi loại vũ khí (từ máy bay, xe tăng, đại bác đến vũ khí
hạt nhân) bằng toàn bộ sức mạnh của cả thế giới tư bản chủ nghĩa, giai cấp tư
sản không sao khuất phục được những người cộng sản Liên Xô và Đông Âu.
Nhưng chỉ bằng một vài "động tác" dân chủ, nhân quyền, họ đã tự làm các
nhà cách mạng tự làm tan ra chế độ “thành trì” của chủ nghĩa xã hội, vốn
được tôi luyện qua “lò lửa” của chiến tranh. Đương nhiên sự sụp đổ của hệ
thống xã hội chủ nghĩa còn có cả nguyên nhân bên trong, đó là những sai lầm,
5

5


6

khuyết điểm ấy, cho dù là sai lầm nghiêm trọng trong quản lý điều hành
không được chấn chính, sửa chữa kịp thời nên đã làm sói mòn lòng tin của
người vào chế độ, đồng thời cũng là sơ hỏ để kẻ định lợi dụng, để nói xấu để
thổi phòng, bôi nhọ đảng, bôi nhọ.
Những bài học trên mãi mãi nhắc nhở chúng ta về tinh thần cảnh giác,
về sự kiên định đối với những nguyên tắc cơ bản của cách mạng; đồng thời
phải không ngừng nâng tầm trí tuệ của người lãnh đạo và phải không ngừng
chăm lao đời sống của toàn xã hội, đặc biệt là những người lao động theo

hướng tiến bộ, văn minh.
2. Đấu tranh chống "Diễn biến hòa bình" trong sự nghiệp cách
mạng Việt Nam
Như đã trình bày ở trên, "Diễn biến hoà bình" đang được các thế lực
thù địch triệt để sử dụng để chống lại các nước đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa, trong đó có Việt Nam. Trong sự phát triển của thế giới hiện nay, khi hệ
thống xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại, bị suy yếu, các thế lực thù địch và
bọn phản động, luôn tìm mọi thủ đoạn mới trên tất cả các lĩnh vực trong đời
sống xã hội, tác động cái gọi là vi phạm "dân chủ”, "nhân quyền”. Đây là vũ
khí hữu hiệu nhất, hấp dẫn nhất, vì nó đề cập đến, chạm đến những nhu cần,
lợi ích của mỗi con người, mỗi nhóm dân cư, mỗi cộng đồng xã hội. Chính vì
thế, các thế lực thủ địch xem đây như những công cụ hữu hiệu thường xuyên
sử dụng trong các quan hệ song phương và đa phương. Chúng tận dụng mọi
diễn đàn, mọi cơ chế - tại Liên hợp quốc, khu vực cũng như các thể chế kinh
tế quốc tế, đồng thời bon chúng sử dụng sức mạnh của vật chất nhằm mua
chuột, lôi kéo những vùng nhân dân còn nhiều khó khăn lặc hậu, nhằm đạt
làm thay đổi nhận thức về chế độ xã hội.
Để chống lại một cách hiệu quả chiến lược "Diễn biến hoà bình",
Đảng ta luôn coi trọng cả hai mặt: Một là, đấu tranh làm thất bại mọi âm
6

6


7

mưu, thủ đoạn chiến tranh tâm lý của kẻ thù. Hai là, không ngừng nâng
cao công tác chính trị, tư tưởng; củng cố trận địa tư tưởng, lý luận cho
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.
Công tác chính trị, tư tưởng là một bộ phận quan trọng trong sự

nghiệp cách mạng Việt Nam. Đảng ta luôn coi trọng công tác này, còn xem
là một trong những mặt trận đấu tranh chủ yếu, không chỉ nhằm nâng cao
nhận thức chính trị, ý chí vượt qua khó khăn, tinh thần chiến đấu của những
người cách mạng, mà còn chống lại những âm mưu, thủ đoạn chiến tranh
xảo quyệt của kẻ thù. Ớ mọi thời kỳ cách mạng, Đảng ta đều đặc biệt quan
tâm củng cố hàng ngũ những người cách mạng trên tất cả các mặt chính trị,
tư tưởng, lý luận và tổ chức. Trong đó, công tác tư tưởng, lý luận có vai trò
hết sức quan trọng; bởi vì, nếu không có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, bất kỳ
ai cũng có thể rơi vào cạm bẫy của kẻ thù, do đó dễ dao động, bất bênh và
mất phương hướng trong hành động. Cùng với các hoạt động trên, Đảng ta
cũng rất chú trọng nghiên cứu, nhận rõ những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù
để có đối sách thích hợp. Cần phải nói thêm là, cuộc đấu tranh chống "diễn
biến hoà bình" có nét đặc thù là một mặt nhằm nâng cao sức đề kháng của
ta; mặt khác nhằm thuyết phục, lôi kéo những phần tử lầm lỗi trở lại con
đường sáng của cách mạng, của dân tộc.
Như vậy, muốn bảo vệ được thành quả cách mạng, giữ vững được vai
trò lãnh đạo, tiếp tục thực hiện mục tiêu cao cả của mình, bất kỳ đảng cộng
sản đang nắm chính quyền nào cũng phải chú trọng cả hai mặt bảo vệ và đấu
tranh trên lĩnh vực nhân quyền, trong đó bảo vệ phải được đặc biệt coi trọng,
vì nó sẽ tạo sức đề kháng mạnh mẽ trước mọi biến động của thời cuộc.
II - ĐẤU TRANH CHỐNG CÁC ÂM MƯU VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CHIẾN
LƯỢC “DIỄN BIÊN HÒA BÌNH", GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI MỌI MƯU ĐỒ CỦA
CÁC LỰC LƯỢNG THÙ ĐỊCH

7

7


8


1. Bối cảnh mới và quan điểm của Đảng ta về Chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới
Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa không còn, tình hình thế giới biến
đổi hết sức phong phú, phức tạp, khó dự đoán. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc của chúng ta cũng có những đặc điểm mới. Cùng với quá trình đồi
mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tình hình trong nước cũng xuất
hiện nhiều đặc điềm mới với tất cả thời cơ và nguy cơ mới.
Trước tình hình đó, Hội nghị Trưng ương 8 (Khóa IX) của Đảng về
Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đã nêu rõ quan điểm mới về
bảo vệ Tổ quốc; bao gồm: "Một là, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,
thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và
chế độ xã hội chủ nghĩa; ba là, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước; bốn là, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; năm là, bảo
vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; sáu là, giữ vững
ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”.
Các quan điểm nêu trên có giá trị định hướng hoạt động của toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện thắng lợi Chiến
lược quan trọng nói trên, cần nhận đầy đủ những nội dung trong quan điểm
đổi mới của Đảng.
Trước hết, tư duy về bảo vệ Tổ quốc của chúng ta lâu nay thường chú
trọng đến bào vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự xâm lược
từ bên ngoài. Tư duy mới về nhiệm vụ báo vệ Tổ quốc hiện nay gắn các nội
dung trên với nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân và bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa Trong tình hình mới, nhằm bảo đảm vững chắc sự tồn tại và phát
triển của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, không chỉ bảo vệ độc lập dân tộc, thống
nhất đất nước và chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ, bảo vệ
8


8


9

Đảng, mà còn là bảo vệ nhân dân, giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, bảo vệ
thành quả cách mạng; chống kẻ thù xâm lược từ bên ngoài và bọn phản động
bên trong cấu kết với nhau; "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế quốc,
chống "tự diễn biến ' trong nội bộ ta.
Trong điều kiện phải chiến đấu giải phóng Tổ quốc, tư duy chiến lược
của chúng ta về bảo vệ Tổ quốc thiên về dùng vũ trang chống lại sự tấn công
từ bên ngoài là chủ yếu. Ngày nay, trong điều kiện rất mới của quốc tế và
trong nước, một mặt phải chuẩn bị đầy đủ sức mạnh vũ trang cần thiết để giữ
vững hòa bình, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược của các thế lực thù
địch trong mọi tình huống; mặt khác, tư duy mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
nhấn mạnh sức mạnh và các biện pháp phi vũ trang để giữ vững được độc lập,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội mà
không phải tiến hành chiến tranh, ngăn chặn không để xảy ra chiến tranh, phát
triển đất nước về mọi mặt theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về đối tượng, đối tác, tư duy bảo vệ Tổ quốc, về quốc phòng, an
ninh, đối ngoại của chúng ta đã có sự phát triển, đổi mới. Chúng ta nhận
thức về đối tượng và đối tác linh hoạt hơn; chúng ta cũng ngày càng thấy
rõ vai trò quan trọng của an ninh và đối ngoại, sự cần thiết phải kết hợp
chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh và đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc; giữa quốc phòng, an ninh, đối ngoại với kinh tế - tức là chúng ta
nhận thức toàn diện, sâu sắc, biện chứng hơn mối quan hệ giữa xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới. Đó là một thành quả mới về lý
luận bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta.
Về quan điểm chỉ đạo có những nội dung quan trọng:
Thứ nhất, khẳng định lợi ích quốc gia - dân tộc, lấy việc giữ vững

môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao
nhất của Tổ quốc.
9

9


10

Thứ hai, xác định nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng. Kế
thừa truyền thống giữ nước của cha ông, coi sức mạnh bên trong là nhân tố
quyết định, phát triển kinh tế là trung tâm, là một trong những nhân tố quan
trọng bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh, kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ kinh
tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Thứ ba, kiên trì chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị rộng mở,
đa dạng hóa, đa phương hóa, sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của tất cả
các nước.
Thứ tư, phát huy sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc: "Sức mạnh của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
chính là sức mạnh tổng hợp. Trong đó, sức mạnh bên trong của đất nước, sức
mạnh của chế độ chính trị, sự trong sạch đội ngũ cán bộ và sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định ".
Sức mạnh tổng hợp của đất nước là kết quả của việc phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy mọi nguồn lực của nhân dân, không chỉ
các tầng lớp nhân dân ở trong nước, mà còn có sự đóng góp của cộng đông
người Việt Nam yêu nước làm ăn sinh sống, định cư ở nước ngoài.
Đễ tạo nên sức mạnh tổng hợp toàn diện của đất nước, chúng ta có thể
và có điều kiện thuận lợi để khai thác thế đan xen lợi ích giữa nước ta với các
nước lớn và các nước trong khu vực; khai thác thế mạnh của địa - chính trị,
địa - quân sự, địa - kinh tế, địa - văn hóa và mối quan hệ đa phương, đa dạng

hóa trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, đối ngoại, quốc
phòng, an ninh.
2. Nhận dạng những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch
trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền.
Xu thế toàn cầu hoá kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Theo đó,
toàn cầu hoá sẽ mở rộng và đi sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống của
10

10


11

mọi quốc gia. Tất cả những lĩnh vực này đều liên quan đến con người, do
đó cũng đều liên quan đến dân chủ, nhân quyền. Các nước phát triển,
trước hết là Mỹ và phương Tây, tiếp tục tìm cách chi phối, lái toàn cầu
hoá theo hướng có lợi cho họ.
Các nước này tiếp tục sử dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền như một
vũ khí quan trọng chống lại các nước không đi theo con đường của họ. Họ
tiếp tục thúc đẩy thành lập các tổ chức khu vực, như ASEAN, giống các tổ
chức do Mỹ và phương Tây đẻ ra, cả về hình thức tổ chức cũng như
phương thức hoạt động. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề nhân quyền,
cho phép một tổ chức hoặc quốc gia khác có quyền can thiệp vào tình
hình nhân quyền ở quốc gia khác. Họ lồng ghép các mục tiêu chính trị vào
quá trình xây dựng các vãn kiện và các cõ chế nhân quyền mới, ðể trýớc
sau gì các nước đang phát triển như Việt Nam sẽ bị chi phối của một hoặc
nhiều cơ chế giám sát về nhân quyền... Điều này khiến cho vấn đề nhân
quyền vốn là vấn đề đạo đức đã bị chính trị hoá, do đó, quan hệ giữa các
quốc gia ngày càng trở lên hết sức phức tạp.
Xu hướng trên sẽ khiến tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến

phức tạp do những bất đồng về vấn đề nhân quyền gây ra.
Đối với Việt Nam, chính sách hai mặt của Mỹ và phương Tây vẫn
không thay đổi. Các đối tác này một mặt tiếp tục cải thiện và tăng cường quan
hệ trên nhiều lĩnh vực với Việt Nam; mặt khác, đẩy mạnh việc sử đụng vấn đề
dân chủ, nhân quyền để gây sức ép và chống phá ta, trong đó tôn giáo và dân
tộc là hai vấn đề nhạy cảm và phức tạp sẽ được các thế lực thù địch triệt để lợi
dụng và khai thác, nhằm làm cho Việt Nam mất ổn định và tạo cớ can thiệp.
Thực tiễn nêu trên là một trong những căn cứ dẫn đến những tư duy
mới của Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trước
tình hình mới. Chiến lược xác định, ngày nay, nếu chiến tranh xảy ra đối với
11

11


12

nước ta, sẽ xuất hiện 5 dạng chiến tranh, trong đó có chiến tranh thông tin (có
thể hiểu, chiến tranh thông tin bao hàm cả những thủ đoạn tác động tâm lý, hù
doạ, gây hoang mang cho đối phương) và 5 tình huống chiến lược (trong đó
có "diễn biến hoà bình"). Chiến lược cũng nêu rõ nhận thức mới về các khái
niệm an ninh, trong đó có an ninh chính trị . . . Như vậy, dù kẻ địch tiến hành
bất cứ kiểu chiến tranh nào thì chiến lược “diễn biến hoà bình" cũng luôn
được sử dụng như một thủ đoạn thường xuyên làm suy yếu đối phương từ bên
trong; thậm chí như một phương án tối ưu, không đánh mà thắng, một dạng
chiến tranh đặc biệt - "chiến tranh không có khói súng".
Trước kiểu chiến tranh đặc biệt này, cùng với việc tiếp tục phát huy
những kinh nghiệm quý báu của các thời kỳ trước đây, như chiến tranh nhân
dân, toàn dân, toàn diện, trong đó quân đội là nòng cốt; kết hợp phát triển
kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh; công tác đối ngoại với xây dựng

quốc phòng-an ninh nâng cao hiệu lực của cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý sự nghiệp quốc phòng; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân vững mạnh. . ., chúng ta cần nhận thức đầy đủ những âm mưu
và thủ đoạn mới của địch để từ đó có phương thức tác chiến thích hợp.
Nhận dạng đúng âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch luôn là một
yêu cầu hàng đầu trong đấu tranh cách mạng. Chống "Diễn biến hoà bình"
trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền càng cần xác định trả lời chính xác một số
vấn đề cơ bản. Có thể nêu lên một số vấn đề, đòi hỏi về dân chủ, nhân quyền
thường được đề cập sau.
2.1 Đòi dân chủ hóa nhiều hơn nữa mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, đặc biệt là về chính trị.
- Về kinh tế: Hạ thấp vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh; đề cao
kinh tế tư nhân, coi đó là thành phần kinh tế chủ lực trong nền kinh tế (làm ăn

12

12


13

hiệu quả nhất, đóng góp ngày càng nhiều nhất). Đã xuất hiện đề xuất thủ tiêu
kinh tế nhà nước, tư nhân hóa triệt để nền kinh tế.
- Về văn hóa: Du nhập tự do các loại hình văn hóa âu - Mỹ. Đòi tự do
tổ chức các cuộc biểu diễn với quy mô đông người, tổ chức các giải thưởng
âm nhạc “mô phỏng các nước”. Đòi tự do hợp tác sản xuất phim và thu
băng... với nước ngoài. Cao hơn là đề xuất đa nguyên trong văn hóa như đòi
"để nhân dân tự lựa chọn thức ăn văn hóa” cho mình và phủ nhận nền văn
học, nghệ thuật cách mạng coi đó là thứ văn học, nghệ thuật "bồi bút", lối
sống xa hoa, hưởng thụ, đồi trụy "không có một chút giá trị nào…".

- Về chính trị, đòi tự do tư tưởng, ngôn luận, hội họp, lập hội, ra báo tư
nhân, nhà xuất bản tư nhân; đòi tự do bầu cử, ứng cử như phương Tây; đòi
công khai hoá mọi vấn đề, nhất là các vấn đề lãnh thổ, lãnh hải; đòi đa
nguyên, đa đảng, đòi "quyền thay đổi chính phủ”; tách quân đội, công an khỏi
sự lãnh đạo của Đảng. Đỉnh điểm là đòi bỏ điều 4 Hiến pháp, từ bỏ Chủ nghĩa
Mác - Lê Nin, chủ nghĩa xã hội và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, phủ
nhận vai trò giai cấp công nhân.
+ Trên một số vấn đề lịch sử: Đòi đánh giá lại lịch sử và nhân vật lịch
sử; đặc biệt là phủ nhận hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ hoặc
phủ nhận kháng chiến chống Mỹ; ghi công và "kết tội" một số lãnh tụ của
Đảng; xuyên tạc tiểu sử Hồ Chí Minh.
+ Đòi xem xét lại các vụ án cũ "Nhân văn, giai phẩm", "Đề cập chủ
nghĩa xét lại, chống phá Đảng..., khôi phục quyền lợi cho những cán bộ, đã
mắc sai lầm, chúng cho rằng là“ oan sai”.
+ Đòi đảm bảo "công lý" đối với các bản án đã tuyên và trả tự do một
số người vi phạm pháp luật đang thi hành án phạt tù, đòi hủy bỏ qui định của
Chính phủ về quản chế hành chính"..:

13

13


14

+ Đòi thành lập hội "chống tham nhũng", hội đấu tranh "vì công lý",
phát động phong trào đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền...
2.2. Về dân tộc: Đòi quyền tự trị của các dân tộc thiểu số; đòi người
Kinh ra khỏi vùng đất của người dân tộc. Cao hơn là đòi "quyền dân tộc tự
quyết", theo đó đòi thành lập các loại nhà nước tự trị (Đề Ga, Khơ me Crôm,

H’ Mông)...
2.3. Về tôn giáo: Đòi quyền được tự do thành lập các tôn giáo hoặc hệ
phái tôn giáo mới, khôi phục hệ phái cũ; đòi tự do xây dựng cơ sở thờ tự, tự
do truyền đạo, tự do ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về hoạt động tôn
giáo; đòi Nhà nước trả tại nhà thờ, chùa chiền bị tịch thu...
Cách thức hoạt động của những người này là viết bài dưới danh nghĩa
cá nhân, viết bài cho người khác đứng tên hoặc viết kiến nghị tập thể cho
nhiều người ký . . . , phát tán tài liệu, gửi tới nhiều đối tượng, nhằm tác động
tư tưởng, lung lạc lòng tin của những người kém nhận thức, nhẹ dạ, cả tin. . .
chi viện về vật chất thông tin, “luận cứ, luận chứng”, kể cả cung cấp tiền bạc,
nhiều cá nhân đã thề “dấn thân" để đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền ở Việt
Nam, dù phải chịu "tù đày", "hy sinh" đến đâu đi nữa. Họ không tiếc những
lời cay độc và hằn thù đối với Đảng, Nhà nước, chế độ, cá nhân các đồng chí
lãnh đạo.
So sánh những đòi hỏi dân chủ, nhân quyền hiện nay với những đòi hỏi
tương tự của nhóm Nhân văn, Giai phẩm chúng ta sẽ hiểu hơn điều này.
2.4. Những "Cơ sở" của sự đòi hỏi dân chủ, nhân quyền.
2.4.1 . Pháp luật quốc tế và quốc gia về nhân quyền.
Từ lâu, nhân quyền đã được nêu ra và bảo vệ trong phạm vi quốc gia,
song chỉ được “quốc tế hóa” từ khi Liên hợp quốc ra đời (1945) được ghi
nhận và bảo vệ trên quy mô toàn cầu. Hơn 60 năm qua, Liên hợp quốc đã ban
hành hơn 70 văn kiện quốc tế về nhân quyền, trong đó có hơn 30 công ước và
14

14


15

nghị định thư, là cơ sở pháp lý bắt buộc đối với tất cả các quốc gia thành viên

công ước.
Các quốc gia thành viên đã phê chuẩn hoặc gia nhập công ước, phải có
nghĩa vụ chuyển hóa cụ thể vào luật pháp trong nước và phải được thực thi
trên thực tế. Các quốc gia phải có báo cáo, theo quy định của mỗi loại công
ước về những việc quốc gia đã làm, những khó khăn và trở ngại cần gỡ bỏ; lộ
trình để loại bỏ các bảo lưu. .., gửi cho các ủy ban giám sát thực hiện công
ước. Bên cạnh các cơ chế tổ chức, Liên hợp quốc đã xây dựng được nhiều cơ
chế giám sát thực thi công ước nhân quyền, với việc thu thập thông tin từ
nhiều nguồn khác nhau. Liên hợp quốc cũng khuyến khích các hình thức hợp
tác quốc tế trong việc bảo vệ nhân quyền. Nhân quyền đang trở thành một tiêu
chuẩn trong quan hệ giữa một số quốc gia hoặc là điều kiện để một quốc gia
có thể được gia nhập hay không được gia nhập một tổ chức quốc tế, khu vực
hoặc toàn cầu; thậm chí một số nước đã áp dụng các tiểu chuẩn nhân quyền
trong việc nhập hàng hóa như Hiệp định hợp tác Việt Nam- EU đã ghi rõ:
"thúc đẩy dân chủ, nhân quyền là nền tảng của quan hệ hợp tác.."; một tổ
chức ở Mỹ đã đưa ra tiểu chuẩn SA8000- kết hợp một số tiểu chuẩn của ILO
và công ước nhân quyền - khi xem xét các hàng hóa nhập vào Mỹ.... Đó là lý
do tại sao không chỉ Mỹ, mà ủy ban châu Âu cũng thường có báo cáo nhân
quyền và ra nghị quyết về tình hình nhân quyền ở các nước và Việt Nam.
Đồng thời còn đưa ra danh sách những người cần được "quan tâm đặc biệt về
nhân quyền" để cái gọi là thực hiện nhân quyên.
Tuy pháp luật quốc tế ghi nhận nguyên tắc " không can thiệp vào công
việc nội bê quốc gia khác"..., nhưng hầu như người ta không phản đối việc Bộ
ngoại giao Mỹ hàng năm ra báo cáo tình hình nhân quyền các nước và ra hẳn
một đạo luật nhân quyền đối với nước khác, là do đang có xu hướng coi bảo

15

15



16

vệ nhân quyền là ưu tiên số một của nhân loại, coi luật nhân quyền đã “nới
lỏng" chủ quyền các quốc gia.. .
2.4.2 . Sự "tiếp sức" của một số thế lực quốc tế.
Phải nói ngay rằng, không có sự trợ giúp từ bên ngoài thì không thể có
những đòi hỏi dân chủ, nhân quyền quyết liệt và "bền bỉ" như hiện nay.
Các thế lực, cực hữu ở một số nước đã sử dụng dân chủ, nhân quyền
như những con bài chính trị trong quan hệ quốc tế. Hiến chương Liên hợp
quốc có qui định các biện pháp gây sức ép đối với một quốc gia thông qua
cấm vận, khi Hội đồng Bảo an xác định có nguy cơ đe dọa hòa bình, an ninh
thế giới. Trên thực tế, Hội đồng Bản an đã áp dụng đối với một số quốc gia có
vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền, can thiệp vào nội bộ của các quốc gia
khác. Lợi dụng điều này và ưu thế tại các tổ chức và thể chế tài chính quốc tế,
một số giới chính trị cực hữu ở Mỹ kích động, xuyên tạc và lớn tiếng đòi hỏi
Chính phủ Mỹ gây sức ép đối với Chính phủ Việt Nam về dân chủ, nhân
quyền, coi đó là điều kiện không thể thiếu được trong quan hệ thương mại
song phương và đa phương. Một số tổ chức quốc tế và quốc gia nêu lên quan
tâm về nhân quyền, gặp gỡ các nhân vật được coi là “bất đồng chính kiến”,
trao giải thưởng về những “thành tích đấu tranh nhân quyền” và mời những
người này dự các hội nghị, hội thảo ở nước ngoài. Một số tổ chức chính trị
người Việt ở nước ngoài, ráo riết chuẩn bị các nội dung hoạt động, tác động,
kích động đòi dân chủ, nhân quyền, nhằm lôi kéo bè cánh, chia rẽ trong nội
bộ Đảng, đa nguyên đa đảng nhằm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
Nhân quyền là lĩnh vực rất nhạy cảm và mang tính nhân đạo cao, nên
rất dễ bị xuyên tạc và lợi dụng cho những mưa đồ của những kẻ thù địch và
bọn phản động. Đối với phương Tây, do truyền thống văn hoá, chính trị, xã
hội, từ lâu tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, cũng như nhiều quyền tự do cá
nhân khác, đã có những bước tiến nhất định. Vì thế, người dân rất dễ phản

16

16


17

ứng và phản ứng gay gắt khi được thông tin ở đâu đó chính phủ ngăn cản các
tự do này, mà không biết rằng họ đang bị các thế lực thù địch lợi dụng để
thực hiện những âm mưu và thủ đoạn nhằm chống phá chế độ chính trị một
các tinh vi. Đây cũng là vấn đề các đảng phái buộc phải xử lý vì cần phải
tranh thủ cử tri.
Tất cả những động thái nêu trên đã khích lệ thêm nhằm vào những đòi
hỏi cực đoan về dân chủ, nhân quyền của một bộ phận dân cư, của các vùng
miền, các dân tộc ở nước ta.
2.4.3 . Sự yếu kém của chính chúng ta.
Phải nghiêm túc, thẳng thắn nhìn nói ngay rằng, nền kinh tế của chúng ta
tuy có những bước phát triển về kinh tế, xã hội... nhưng vẫn còn rất hạn chế chưa
đáp ứng được những yêu cầu của công cuộc cách mạng trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình xây dựng còn để ra những tiêu cực, như quan
liêu, cửa quyền, tham nhũng; ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân, đời sống
vật chất và tinh thần của mọi người dân cải thiện, nhưng chưa đồng đều, ở các
miền các vùng, nhất là cuộc sống người dân tộc ở vùng sâu vùng xa còn nhiều
khó khăn, phân hóa giầu nghèo ngày một cao… Đó chính là những ke hở,
điểm yếu để kẻ thù lợi dụng để xuyên tạc, vu cáo ta. Chúng ta hiểu rằng, bảo
đảm dân chủ, thực thi nhân quyền đầy đủ và ngày càng cao sẽ tạo động lực to
lớn cho sự phát triển đất nước, nhưng ngoài những khó khăn về kinh tế thấp
kém, tâm lý của xã hội tiểu nông đang còn cản trở lớn đối với sự phát triển
trên lĩnh vực này. Tâm lý này sẽ gây hậu quả lớn nếu chi phối nhận thức và
cách làm của nhân viên các cơ quan công quyền, đặc biệt là những người

tham gia xây dựng chính sách, pháp luật phải có sự dự báo, phải đảm bảo tính
khả thi, đảm bảo về miền vùng….
Chính sách, pháp luật của chúng ta cho dù được sửa đổi tốt đến đâu,
nhưng không được thực thi triệt để, không có cơ chế giám sát và chế tài xử
17

17


18

phạt rõ ràng thì cũng chỉ dừng lại ở tuyên ngôn chính trị mà thôi. Vì vậy, chấn
chỉnh lại khâu này đang trở thành nhiệm vụ cấp bách hiện nay.
3. Đấu tranh làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn của chiến lược
"diễn biến hòa bình", bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Để làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của chiến lược "diễn biến
hòa bình" cần phải thực hiện triệt để liên tục hàng loạt biện pháp, trên các
lĩnh vực như nền chính trị, quản lý nhà nước và trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội trên phạm vi toàn quốc gia.
Trước hết, chúng ta phải nhận thức rõ, dân chủ, nhân quyền là những
giá trị nhân loại là thành quả của đấu tranh chung của mọi dân tộc, quốc gia;
do đó, mọi quốc gia, dân tộc đều có quyền thụ hưởng và không ngừng phấn
đấu, bảo vệ, phát triển cho quyền con người với đúng nghĩa của nó. Việc bảo
đảm ngày càng đầy đủ và chất lượng cao các quyền con người trước hết phải
thuộc nghĩa vụ của các cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước ở các cấp và công
chức trong bộ máy công quyền từ trung ương đến địa phương. Đó cũng là
trách nhiệm của mọi tổ chức trong cả hệ thống chính trị và mọi thành viên xã
hội. Đây không chỉ là trách nhiệm của Việt Nam với tư cách là thành viên các
công ước nhân quyền, mà còn xuất phát từ bản chất của chế độ ta.
Tuy nhiên cũng cần nhận thức rõ rằng, dân chủ, nhân quyền không thể

thoát ly những điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống dân tộc và văn hóa mỗi
quốc gia. Đó chính là tính đặc thù trong thực thi nhân quyền mà chính Liên
hợp quốc đã phải thừa nhận. Nói như vậy không có nghĩa là cứ vin vào điều
kiện đặc thù mà trì hoãn việc thực thi dân chủ, bảo đảm nhân quyền. Chúng ta
cần phải tránh mọi khuynh hướng cực đoàn trên lĩnh vực nhân quyền, lợi
dụng hay hạn chế về nhân quyền con người.
Chúng ta cũng cần nhận rõ dân chủ, nhân quyền là nơi thể hiện cuộc
đấu tranh dai dẳng, phức tạp giữa các giai cấp, các lực lượng tiến bộ và bọn
18

18


19

phản động trong mỗi quốc gia cũng như trong phạm vi quốc tế. Vì vậy chúng
ta không thể mơ hồ trước những đòi hỏi tỏ cái gọi là "tâm huyết", nhưng đầy
dẫy mưu đồ đen tối, thâm độc.
Thứ hai, chúng ta cần phân loại các đòi hỏi dân chủ, nhân quyền; xem
do đối tượng nào đề xuất, động cơ đề xuất, nội dung đề xuất để có biện pháp
giải quyết phù hợp. Thực tế cho thấy, có nhiều đề xuất bởi những người, chủ
yếu là thanh niên, trí thức, có điều kiện giao lưu quốc tế, họ tỏ ra sốt ruột
trước sự lạc hậu, chậm phát triển của đất nước; nhưng cũng có đề xuất của
một số người suy nghĩ đơn giản hoặc bất mãn hoặc do khó khăn về kinh tế,
đời sống, nhưng không lường hết hậu quả xảy ra nếu Đảng buông lỏng sự
lãnh đạo sâu sát và Nhà nước buông lỏng quản lý, thực thi dân chủ, nhân
quyền thiếu cân nhắc thì sẽ dễ bị kẻ định lợi dụng.
Đối với các đối tượng này, đối thoại công khai là cách tốt nhất để giúp
họ thấy rõ cần làm gì đối với hoàn cảnh thực tế của đất nước.
Đối với những đòi hỏi cực đoan, nhằm thực hiện các mưu đồ chính

trị, cần vạch trần sự giả dối, xuyên tạc, kích động, phá hoại của các đối
tượng này. Chỗ dựa chủ yếu của chúng ta là Hiến pháp, pháp luật quốc gia
đã được xác định và ghi rõ vai trò lãnh đạo của Đảng, con đường xã hội
chủ nghĩa ở nước ta đã trọn; do đó bất kỳ ai chống lại định hướng của Đảng
cộng sản Việt Nam với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, là đi ngược lại
với lợi ích của dân tộc của quốc gia, đều phải chịu sự trừng trị nghiêm
minh của pháp luật. Chúng ta đã thừa nhận một số điểm còn hạn chế trong
việc ghi nhận các quyền con người, nhưng chừng nào chúng ta chưa sửa
đổi các qui định pháp luật vì đây còn là quá trình lâu dài của quá trình xây
dựng, không thể một sớm một chiều được, thì bất kỳ hành động nào khác đi
đều là phạm pháp và đều bị xử lý trước pháp luật. Chính luật nhân quyền
quốc tế cũng thừa nhận, trách nhiệm bảo vệ nhân quyền trước hết là trách
19

19


20

nhiệm của mỗi quốc gia; trong khi đảm bảo quyền và tự do cho tất cả mọi
người, mỗi chính phủ có thể đưa ra những hạn chế quyền để phù hợp với
điều kiện, lịch sử và trình độ phát triển của mỗi quốc gia.
Thứ ba, do nhân quyền đang bị chính trị hoá và chi phối bởi Mỹ và các
nước phương Tây, nên khi xem xét vấn đề nhân quyền không thể không gắn
với chủ quyền và an ninh quốc gia. Đối với Việt Nam, cũng như đối với nhiều
nước đang phát triển, một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc gia là ổn
định chính trị để phát triển kinh tế, trên cơ sở đó mới có điều kiện thực thi đầy
đủ các quyền con người. Nếu kinh tế không phát triển, tệ nạn xã hội sẽ nảy
sinh, những xung đột và rối loạn xã hội xuất hiện . . . chẳng những "thiêu
huỷ" những gì đã giành được, mà chắc chắn còn làm trầm trọng thêm các vấn

đề về quyền con người. Vì thế, bảo vệ và đấu tranh trên lĩnh vực nhân quyền
luôn gắn bó chặt chẽ với nhau; trong đó, bảo vệ nhân quyền là chủ yếu.
Thứ tư, điều có ý nghĩa quyết định cho sự ổn định và phát triển của đất
nước, tạo điều kiện để đấu tranh có hiệu quả với những mưu đồ lợi dụng vấn
đề dân chủ, nhân quyền là phải nhanh chóng tăng cường nội lực, nâng cao sức
mạnh mọi mặt như tư tưởng chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội…. Để làm được
như vậy, cần triển khai hàng loạt biện pháp tổng thể, toàn diện trong đó cần
chú trọng sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng dân chủ hoá sâu
rộng lĩnh vực của đời sống xã hội; không ngưng tăng cường năng lực và phẩm
chất công chức nhà nước các cấp từ trung ương đến cơ sở, từ thành thị đến
nông thôn, chú trọng quan tâm vùng sâu vùng xa, vùng núi cao lạc hậu, nhất
là chất lượng, trách nhiệm công chức, công vụ; xây dựng, hoàn thiện và nâng
cao hiệu lực các cơ chế giám sát . . . làm sao để mọi chính sách, pháp luật
đúng đắn của Đảng, Nhà nước được tôn trọng và thực hiện triệt để. Mục tiêu
hướng tới không có gì khác hơn là nhằm tạo điều kiện để mỗi người dân được
tự do phát triển mọi năng lực của mình, không ngừng nâng cao đời sống vật
20

20


21

chất và tinh thần của gia đình và bản thân, giữ vững ổn định về chính trị, quốc
phòng an ninh, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước phát triển cân
đối bền vững.
Công tác tư tưởng của Đảng luôn có vai trò quan trọng trong củng cố
nội lực. Trong trong tình hình của nước ta hiện nay, sự phát triển về kinh tế
còn có những hạn chế nhất định, trước những diễn biến phức tạp của bọn thù
địch trong và ngoài nước, Đảng và nhân dân ta đòi hỏi công tác tư tưởng vững

vàng, phải tập trung, phát huy cao độ trí tuệ, tâm huyết, kinh nghiệm, sớm
khắc phục được những yếu kém, thực hiện đổi mới mạnh mẽ nội dung,
phương pháp, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; củng
cố, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận
trong nhân dân, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, phát huy mạnh mẽ sức mạnh của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao ý chí vượt qua thách thức, khó khăn, kiên
trì đưa sự nghiệp đổi mới phát triển toàn diện, đi vào chiều sâu trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống đất nước... Cần nâng cao hơn nữa tính chiến đấu của
công tác tư tưởng. Đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục chủ
nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng
cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt chú ý quy hoạch, bồi dưỡng thế
hệ trẻ, làm cho toàn Đảng, toàn dân thống nhất, nhất trí với định hướng, mục
tiêu, nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa cấp bách trong thời gian tới.
Thường xuyên gắn kết chặt chẽ công tác tư tưởng với các nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh với đối ngoại vừa nhằm theo
sát các diễn biến nhanh chóng để kịp thời xử lý giải quyết các tình huống, vừa
phải trở thành một nhân tố tích cực tác động trực tiếp đến sự phát triển của
các lĩnh vực trên. Thực tiễn đòi hỏi công tác tư tưởng không đơn thuần chỉ là
hoạt động tuyên truyền đơn giản, công thức, mà cần và phải có mặt trong cả
21

21


22

tiến trình sự kiện, hiện tượng, phong trào để có tiếng nói có sức thuyết phục,
có tác động thực tế đối với tất cả tiến trình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an
ninh và đối ngoại.

Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, giải đáp
có căn cứ khoa học những vấn đề lớn do thực tiễn đất nước đang đặt ra,
nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội thế giới và trong nước thời kỳ
khủng hoảng và suy thoái hiện nay. Tiếp tục làm sáng tỏ nhận thức, quan niệm
về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta, tập
trung vào các mối quan hệ cơ bản giữa đổi mới, ổn định và phát triển, giữa
đổi mới kinh tế và đổi mới hệ thống chính trị, giữa kinh tế thị trường và định
hướng xã hội chủ nghĩa, giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn
thiện từng bước quan hệ sản xuất, giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn
hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa, giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế, giữa Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ...
Toàn bộ các nhiệm vụ trên gắn chặt với trách nhiệm có vai trò quyết
định của các cấp ủy đảng từ Trung ương đến địa phương. Trước những đòi hỏi
mới của tình hình hiện nay, cần đề cao trách nhiệm của toàn Đảng đối với
công tác tư tưởng…
III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đấu tranh chống chiến lược” Diễn biến hòa bình” là một trong những nhiệm vụ
chiến lược quan trọng trước mắt và lâu dài, nhằm đập tan mọi âm mưu phá hoại
của mọi kẻ thù trong và ngoài nước để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghiã đang là một yêu cầu cấp bách đối với toàn Đảng,
toàn quân và toàn dân ta hiện nay. Để có được thành quả cách mạng và đời sống
hòa bình và phát triển như ngày hôm nay, biết bao máu xương của các thế hệ
22

22


23


người Việt đã đổ. Trân trọng những giá trị lịch sử, với những mất mát hy sinh tổn
thất to lớn không gì có thể bù đáp được, mọi người dân Việt Nam hôm nay và
mai sau đều phải có trách nhiệm giữ gìn từng tấc đất và nơi biển đảo thiêng liêng
của Tổ quốc. Để đất nước trường tồn và phát triển, là nhiệm vụ của toàn đảng
toàn dân và mỗi người dân yêu nước, để sao cho đất nước được bảo đảm vững
vàng trước âm mưu xâm lược của mọi kẻ thù nào, thách thức nào. Chúng ta luôn
nhận rõ mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu
dấu; nhưng chúng ta cũng ngày càng thấm thía hơn một sự thật là: Chỉ đi theo
con đường xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta mới tạo ra và
phát huy được nhiều nhất sức mạnh tổng hợp của cả nước và sức mạnh của thời
đại; sức mạnh của truyền thống và sức mạnh của trí tuệ người dân đất Việt hôm
nay, trong việc giữ gìn sự vẹn toàn và ngày càng hưng thịnh của đất nước. Hiểu
rõ chân lý này, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn mối quan hệ biện chứng
giữa bảo vệ Tổ quốc với bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa đã lựa
chọn; nhận rõ trách nhiệm chính trị của mỗi người, các cấp, cá ngành góp phần
vào việc không ngừng phát triển kinh tế xã hội gắn liền với nâng cao tiềm lực
quốc phòng, an ninh của đất nước.
Thấm nhuần lời dạy sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh “ ..các Vua hùng
đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước..” Đất nước Việt
Nam hôm nay chính là thành quả của lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ
nước của dân tộc ta. Lý luận và thực tiễn đã cho thấy dành chính quyền đã khó,
nhưng giữ được chính quyền còn khó hơn. Khi bọn đế quốc phản động đã bị
thất bại khi thực hiện các cuộc chiến tranh quân sự tại Việt Nam, nên bọn chúng
đã thực hiện sử dụng chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù
địch và đấu tranh chống “Diễn biến hoà bình” trong sự nghiệp cách mạng
Việt Nam. Những âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch trên lĩnh vực
dân chủ, nhân quyền nhằm phá hoại thành quả của các mạng Việt Nam.
Quan điểm của Đảng ta xác định về chiến lược, đấu tranh làm thất bại
23

23


24

những âm mưu thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hoà bình” bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trước mắt và
lâu dài, nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà
nước, bảo vệ quyền tự do dân chủ, quyền làm chủ tập thể của nhân dân, để
xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn
minh, nhân dân ấm no hạnh phúc.
2. Kiến nghị
Tiếp tục tăng cường mở các lớp học giáo dục bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng, an ninh cho nhiều đối tượng khác nhau; nếu ở cấp bộ, ngành Trung
ương, địa phương đối tượng 2 là lớp cán bộ phần nhiều là làm tham mưu có
liên quan đến hoạch định nhiều chính sách vĩ mô, vi mô là phải có ý thức
ngay đến quốc phòng, an ninh; trong hoạch định chính sách chiến lược ở
nhiều lĩnh vực khác nhau đòi hỏi phải có nhiều thông tin nhiều chiều khác
nhau và phải đặt lợi ích quốc gia dân tộc; quốc phòng, an ninh làm cơ sở giải
quyết vấn đề nên nội dung học của đối tượng này cần ngắn gọn, đi thẳng vào
vấn đề trước mắt, bức xúc hiện nay đối với quốc phòng, an ninh.
- Khoá học bố trí thời gian hợp lý, nhưng chúng tôi đề nghị các tài liệu
giảng dạy và giáo trình, tài liệu cô đọng ngắn hơn, có thể phục vụ công khai,
có phòng sách học viên nào cần có thể mua đem về, phổ biến học tập.
- Rút ngắn phần lý thuyết, bổ sung tăng thêm tư liệu ghi hình, phim,
minh hoạ, tăng thêm số tiết học cho việc đi thực tế để học viên có thêm nhận
thức về hoạt động của các chiến sĩ ta trong thời bình, có gắn kinh tế, quốc
phòng hoặc những công trình lưỡng dụng, những nơi nào làm tốt có đánh giá
điển hình, những nơi nào không đảm bảo có đánh giá, phê phán.
- Tăng cường đổi mới phương pháp, nội dung, chất lượng bài giảng,

cách thức tiếp cận vấn đề quốc phòng, an ninh với mọi ngành, mọi lĩnh vực
24

24


25

đời sống xã hội, tạo không khí sinh động trong học tập cho học viên tiếp thu
nội dung kiến thức quốc phòng, an ninh đạt kết quả tốt nhất.
Trên đây, là những kiến nghị về nhận thức của khóa học, với mục đích
mong muốn góp phần xây dựng Học viện Chính trị ngày một vững mạnh và
là cơ sở đào tạo tốt nhất cho các cán bộ chủ chốt của quân đội nhân dân Việt
Nam, của các ban ngành trung ương Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và của khu vực Đông Nam Á, góp phần tạo ra sức mạnh
nhằm đập tan mọi âm mưu và thủ đoạn “ Diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư
tưởng, để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Quốc phòng của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua khóa XI, kỳ họp thứ 7, công bố ngày 27 tháng 6 năm 2005
2. Bộ Quốc phòng. Giáo trình Giáo dục quốc phòng dùng cho bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh đối tượng 2. Tập 1, Nxb Quân đội
nhân dân, H, 2007.
3. Bộ Quốc phòng. Giáo trình Giáo dục quốc phòng dùng cho bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh đối tượng 2. Tập 2, Nxb Quân đội
nhân dân, H, 2007.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb CTQG, H.2006.

25

25


×