Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.14 KB, 29 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình lịch sử, sự ra đời của chế độ tư hữu đến đã dẫn đến sự xuất
hiện của giai cấp trong xã hội và sự phân chia địa vị trong hệ thống sản xuất đó.
Từ khi xã hội phân chia thành giai cấp, các cuộc đấu tranh giai cấp không ngừng
diễn ra lúc ngấm ngầm, lúc công khai, quan hệ giữa người và người đã thay đổi
về căn bản.
Trước C. Mác, đã có nhiều học giả nghiên cứu và phản ánh vấn đề này
trong nhiều tác phẩm văn học hay sử học. Tất nhiên đó là những tri thức không
đầy đủ. Đứng trên lập trường duy vật lịch sử, C. Mác đã đưa ra lý luận khoa học
về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp một cách đầy đủ và đúng đắn.
Tuy nhiên, Học thuyết đấu đấu tranh giai cấp của C. Mác ra đời vào thế kỷ
XIX, chính điều này đã tạo cơ hội cho các thế lực thù địch lợi dụng để phủ nhận
vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác.
Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, đấu tranh
giai cấp diễn ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng. Trong đó mặt
trận đấu tranh tư tưởng dóng vai trò quan trọng, là mũi tiến công chủ yếu của các
thế lực thù địch nhằm vào chế độ ta. Thời đại ngày nay, cuộc đấu tranh giai cấp
trên lĩnh vực tư tưởng trở nên phức tạp vì quốc tế có nhiều biến đổi lớn.
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão đã tạo nên
những bước nhảy vọt về lực lượng sản xuất làm ảnh hưởng tới các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi cơ cấu ngành nghề
bên trong mỗi nước và trên cả phương diện quốc tế, đẩy nhanh quá trình quá
trình quốc tế hóa tư bản chủ nghĩa. Điều đó đã tạo nên sự thay đổi cơ cấu xã hội
- giai cấp ở mỗi nước và ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa các nước, giữa các khu
vực khác nhau. Kết cấu của giai cấp công nhân hiện đại rất phức tạp. Nhiều trình
độ khác nhau và không ngừng biến đổi theo hướng không thuần nhất trong nội
1


bộ giai cấp. Số lượng công nhân kỹ thuậtcao, lao động trí tuệ hóa ngày càng


tăng, trở thành một bộ phận tiêu biểu của giai cấp công nhân hiện đại, công nhân
truyền thống giảm dần thành bộ phận nhỏ, công nhân làm việc trong câc lĩnh vực
công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng. Một số công nhân đa có điều kiện tham gia
công ty cổ phần...Sự điều chỉnh nhất định về quan hệ sản xuất làm cho một số
người lầm tưởng rằng chủ nghĩa tư bản đã thay đổi về bản chất và giai cấp công
nhân không còn sứ mệnh lịch sử giải phóng nhân loại nữa.
Ngày nay, nhiều vấn đề đựt ra đòi hỏi sự tập trung trí tuệ, sức người, sức của
của nhiều quốc gia khác nhau để cùng giải quyết những vấn đề có tính chất toàn
cầu như: vấn đề môi trường, dân số, chiến tranh hạt nhân, dịch bệnh, đói nghèo,
tệ nạn xã hội...Những vấn đề trên đã làm không ít người cho rằng, ngày nay, vấn
đề giai cấp và đấu tranh giai cấp đã trở thành lỗi thời, hoặc ít ra cũng bị dưa
xuống hàng thứ yếu.
Mặt khác, có một số ý kiến cho rằng, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của
cách mạng, cần phải bổ sung, phát triển học thuyết đấu rtranh giai cấp của MácLênin. Theo các ý kiến đó, học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa MácLênin đã có thiếu sót khi coi đấu tranh giai cấp là tuyệt đối, mà không coi trọng
sự thống nhất. Họ quan niệm cho rằng, điều đó chỉ đúng trong điều kiện trước
đây và chỉ là sách lược; rằng trong bối cảnh quốc tế hiện nay, không thể nói đến
đấu tranh giai cấp nữa mà chỉ nên nói đến sự hòa hợp giữa các giai cấp mới xây
dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng càng trở nên khó khăn hơn
khi Chủ nghĩa xã hội bị sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Chính điều này
đã tạo ra kẽ hở để cho các thế lực thù địch lợi dụng, dựng lên những luận điểm
để phủ nhận sự thành công của mô hình Xã hội chủ nghĩa trong tương lai. Sự sụp
đổ của những mô hình Xã hội chủ nghĩa này cũng dẫn đến tâm lý hoang mang,
hoài nghi của một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân vào tiền đồ của chủ
2


nghĩa xã hội. Nhiều câu hỏi đã dược đặt ra như: Những mâu thuẫn giữa giai cấp
vô sản và tư sản có phải là mâu thuẫn cơ bản? Chủ nghĩa tư bản có tất yếu bị
thay thế? Giai cấp vô sản có thể tiến hành thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa?

Nhận thức một cách đúng đắn vấn để đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư
tưởng hiện nay là một vấn đề mang tính cấp thiết. Nhận thức và hành động đúng,
đặc biệt là trong công tác tư tưởng của Đảng sẽ góp phần tích cực vào cuộc đấu
tranh với những tư tưởng, luận điệu sai trái, phản động, đi ngược lại với lý tưởng
của dân tộc, góp phần ổn định chính trị, xác lập và phát triển quan điêmt đổi
mới, khơi dậy và nhân lên sức sáng tạo, niềm tin của nhân dân, sức mạnh mới
của toàn dân tộc.
Với ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề, cùng với những kiến thức đã được
học, sự nghiên cứu những tài liệu có liên quan, em quyết định chọn đề tài: " Đấu
tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam hiện nay".
Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc đối với các thầy
cô giáo đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ em trong quá trình học tập, đặc biệt là cô
giáo Nguyễn Vân Hạnh đã hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này. D hạn
chế về thời gian và kinh nghiệm, bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót,
mong các thầy cô đóng góp và chỉ bảo.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khi nghiên cứu cuộc đấu tranh bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác-Lê
nin đã có nhiều công trình ở Việt nam nghiên cứu về các khía cạnh khác
nhau của vấn đề đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Đó là:
+ Đấu tranh giai cấp trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ - NXB TP HCM
1994
+ Vấn đề quan hệ sản xuất – giai cấp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở
3


Việt Nam. PGS.TS Trần Hữu Tiến – Nghiên cứu lý luận 1996
+ Những vấn đề chính trị xã hội trong thời kỳ quá độ. PGS TS Đỗ Nguyên
Phương – Đề tài cấp nhà nước 1994

Ngoài ra còn nhiều công trình, bài viết khác nghiên cứu về cơ cấu giai cấp-xã
hội, phân tầng xã hội, đấu tranh chống diễn biến hòa bình… Và thông qua đó đã
khẳng định tính xã hội của học thuyết mác xít và vấn đề giai cấp và đấu tranh
giai cấp trong thời kỳ quá độ, phân tích sự vận dụng sáng tạo lý luận này của
Đảng cộng sản Việt nam. Tuy nhiên việc chủ nghĩa bàn luận chưa đc sâu, do vậy
vấn đề này cần phải liên tục nghiên cứu một cách nghiêm túc và khoa học.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu tiểu luận
*Mục đích nghiên cứu
Nhằm làm rõ quan điểm triết học Mác-Lê nin về giai cấp và đấu tranh giai
cấp để nhận thức đúng đắn về vấn đề. Trên cơ sở đó vận dụng vào xem xét cuộc
đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng ở Việt Nam hiện nay, đồng thời có
những biện pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh trên lĩnh
vực tư tưởng trong thời kỳ quá độ.
*Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu lý luận Mác xít về giai cấp và đấu tranh giai cấp.
+ Nghiên cứu về biểu hiện của đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng
trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
+ Nghiên cứu phương hướng, quan điểm chỉ đạo của Đảng, đề xuất một số
giải pháp để tăng cường tính cách mạng trong cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh
vực tư tưởng.
4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận
* Đối tượng nghiên cứu
Tiểu luận nghiên cứu những biểu hiện của đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư
tưởng, những giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác tư
4


tưởng hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng khảo sát: Là quá trình đấu tranh của nhân dân lao động dưới sự

lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam với bọn phản động cách mạng trên lĩnh
vực tư tưởng từ năm 2007-2012.
Trên cơ sở nghiên cứu Lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp của chủ
nghĩa Mác-Lê nin, để từ đó vận dụng vào xem xét vấn đề Đấu tranh giai cấp trên
lĩnh vực tư tưởng ở Việt Nam trong thời kỳ đầu của sự quá độ lên chủ nghĩa xã
hội từ năm 1986 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Bài tiểu luận có cơ sở lý luận là Lý luận Mác xít về Giai cấp và Đấu tranh
giai cấp
*Phương pháp luận:
Tiểu luận sử dụng Phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin và Tư
tưởng Hồ Chí Minh.
*Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phối hợp một số phương pháp khi nghiên cứu: Phương pháp
nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích tổng hợp các nguồn tài liệu khác
nhau để rút ra những luận điểm quan trọng, Phương pháp so sánh, phương pháp
lịch sử-logic...
5. Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, phần nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
tiểu luận còn bao gồm 3 chương, 6 tiết và 9 tiểu tiết.
PHẦN NỘI DUNG
I. QUAN ĐIỂM MÁC XÍT VỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
5


1.1. Quan điểm Mác xít về Giai cấp
1.1.1. Khái niệm Giai cấp
Trước C.mác đã có những tác phẩm nổi tiếng viết về đề tài giai cấp. Phần
lớn các " Lý thuyết phân tầng" của xã hội học tư sản hiện đại thừa nhận sự tồn

tại thực tế của các giai cấp. Những người thừa nhận sự tồn tại của các gai cấp chỉ
chiếm số ít trong các nhà khoa học tư sản. Song đối với câu hỏi " Giai cấp là gì"
thì các lý thuyết xã hội phi Mác xít đều trả lời một cách mơ hồ, không đi vào đặc
trưng cơ bản nhất.
Quan điểm duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác là cơ sở
lý luận khoa học, làm sáng tỏ bản chất của quan hệ giai cấp.
Năm 1919, trong tác phẩm " Sáng kiến vĩ đại", V. I. Lê nin đưa ra định nghĩa
về Giai cấp như sau: " Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn người to lớn gồm
những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất
định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ ( thường thường những quan hệ
này được pháp luật quy định và thừa nhận), đối với những tư liệu sản xuất, về
vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách
thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai
cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của
tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh
tế-xã hội nhất định".
Qua định nghĩa trên cho thấy: Nói đến giai cấp chúng ta không nói đến một
tập đoàn người riêng lẻ mà nói đến hệ thống các tập đoàn người trong một chế
độ kinh tế-xã hội nhất định, do chế đọ ấy sản sinh ra. Vì vây giai cấp thường
dùng ở số nhiều: Các giai cấp.
Giai cấp không phải là một phạm trù xã hội thông thường mà là phạm trù
kinh tế-xã hội có tính lịch sử. Nói đến giai cấp là nói đến sự khác nhau giữa các
tập đoàn người về địa vị trong một hệ thống kinh tế-xã hội nhất định. Trong hệ
6


thống kinh tế đó, tập đoàn này là thống trị, tập đoàn này người kia là bị trị. Đây
là các giai cấp và đây cũng là đặc trưng chung nhất. Tuy nhiên, ta hiểu địa vị này
không đơn giản là người tổ chức người chấp hành mà bao gồm hàng loạt các mối
quan hệ giữa người với người trong sản xuất, là tổng hợp các quan hệ vật chất cụ

thể khách quan. Khái quát lại, địa vị khác nhau của tập đoàn người trong một
quan hệ kinh tế-xã hội nhất định được thể hiện qua ba mặt trong quá trình sản
xuất như sau:
- Khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất. Đây là sự khác nhau cơ bản
nhất. Những tập đoàn giữ đại vị thống trị trong hệ thống kinh tế xã hội trước hết
là do các tâp đoàn này chiếm hữu tư liệu sản xuất xã hội, tức là do họ nắm được
phương tiện, điều kiện vật chất quan trọng nhất để chi phối lao động của các tập
đoàn người không có hoặc có ít tư liệu sản xuất.
- Khác nhau về vai trò của trong tổ chức lao động xã hội, trong tổ chức quản
lý sản xuất. Tập đoàn nào chiếm hữu tư liệu sản xuất đương nhiên giữ vai trò
lãnh đạo, chỉ huy hoạt động sản xuất và lưu thông trên quy mô toàn xã hội cũng
như từng đơn vị kinh tế. Chẳng hạn trong xã hội tư bản chủ nghĩa, vai trò, chức
năng quản lý công nghiệp và các ngành kinh tế khác không thể không thuộc về
nhà tư bản.
- Khác nhau về phương thức thu nhận của cải xã hội. Là người chiếm hữu tư
liệu sản xuất và tổ chức, lãnh đạo sản xuất, tập đoàn thống trị đủ điều kiện thực
hiện mục đích của mình trong sản xuất kinh tế là chiếm đoạt giá trị thặng dư của
các giai cấp lao động. Chế độ phân phối sản phẩm trong các xã hội có giai cấp
đối kháng là chế độ phân phối bất công, vì nó đảm bảo cho giai cấp thống trị
chiếm hữu phần của cải lớn của xã hội; còn giai cấp lao động chỉ nhận được một
phần ít ỏi của cải dưới hình thức này hay hình thức khác.
Trong xã hội đương đại, bộ mặt giai cấp và quan hệ giai cấp cũng có những
thay đổi đáng kể:
7


Trong giai cấp công nhân, số lượng công nhân áo xanh giảm, công nhân kỹ
thuật cao, lao động trí tuệ ngày càng tăng. Ngoài ra một bộ phận trí thức, kỹ
thuật làm công ăn lương cũng tham gia vào đội ngũ giai cấp công nhân hiện đại.
Ngày nay ở các nước tư bản, giai cấp công nhân không ngừng phát triển nhưng

không làm thay đổi bản chất của giai cấp tư sản và giai cấp công nhân, không
làm thay đổi bản chất quan hệ giữa tư bản và lao động.
Giai cấp tư sản hiện đại cũng diễn ra những biến đổi về hình thức chiếm hữu
tư liệu sản xuất, về cơ chế bóc lột giá trị thặng dư, về phương thức tổ chức quản
lý, nhưng điều kiện không thay đổi là họ vẫn là những người chiếm hữu tư liệu
sản xuất trong xã hội, những người chỉ huy sản xuất, những người chiếm hữu giá
trị thặng dư. Đó là sự thật mà mà không lý thuyết xã hội nào bác bỏ được.
1.1.2. Nguồn gốc của giai cấp
Xã hội loài người không phải bao giờ cũng tồn tại các giai cấp. C. Mác là
người đầu tiên chứng minh rằng, “Sự tồn tại của các giai cấp gắn liền với những
giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất”. Ông đã chứng minh được
rằng, tiền đề cơ bản làm cho xã hội phân chia thành các giai cấp là sự phát triển
tiến bộ chung của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển dẫn tới sự
phân công lao động tạo điều kiện làm tăng của cải vật chất và sự phân hóa con
người về mặt xã hội. Chính sự phân công lao động phát triển làm tăng sự cường
trao đổi sản phẩm, làm cho quan hệ sản xuất nguyên thủy không còn phù hợp với
lực lượng sản xuất mới. các gia đình có tài sản riêng ngày càng nhiều, bắt đầu
xuất hiện chênh lệch tài sản. Chế độ tư hữu ra đời thay thế chế độ công hữu tư
hữu tư liệu sản xuất nguyên thủy. Chế độ tư hữu là cơ sở trực tiếp của sự hình
thành giai cấp. C. Mác đã chỉ rõ nguyên nhân phân chia xã hội thành giai cấp là
nguyên nhân kinh tế.
Sản xuất xã hội dần dần phát triển, việc sử dụng công cụ bằng kim loại làm
cho năng suất lao động tăng lên đã dẫn đến sự phân công lao động trong xã hội:
8


chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt, sản xuất thủ công cũng dần dần trở thành một
ngành tương đối độc lập với nông nghiệp, lao động trí óc tách khỏi lao động
chân tay. Với lực lượng sản xuất mới, chế độ làm chung, ăn chung nguyên thủy
không còn thích hợp nữa, sản xuất gia đình cá thể trở thành hình thức sản xuất có

hiệu quả hơn. Tư liệu sản xuất và sản phẩm làm ra trở thành của riêng của từng
gia đình. Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện và dần thay thế sở hữu
cộng đồng nguyên thủy. Chế độ tư hữu ra đời dẫn tới sự bất bình đẳng về tài sản
trong nội bộ công xã. Như vậy, sự phân chia xã hội thành giai cấp là kết quả tất
nhiên của chế độ kinh tế dựa trên sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.
Chế độ có giai cấp đầu tiên trong lịch sử xã hội loài người là chế độ chiếm
hữu nô lệ, tiếp theo là chế độ phong kiến, chế độ tư bản cguw nghĩa là bước phát
triển cuối cùng và cao nhất của xã hội có giai cấp.
1.1.3 Kết cấu xã hội-giai cấp
Trong xã hội có giai cấp, mỗi hình thái kinh tế xã hội đều có một kết cấu giai
cấp xã hội nhất định. Khi hình thái kinh tế xã hôi này thay thế hình thái kinh tế
xã hội khác, kết cấu giai cấp cũng thay đổi.
Mỗi kết cấu giai cấp xã hội đều có các hai giai cấp cơ bản đối lập nhau. Hai
giai cấp cơ bản ấy là sản phẩm của chế độ kinh tế-xã hội đó, đồng thời là những
giai cấp quyết định sự tồn tại, sự phát triển của hệ thống sản xuất xã hội đó. Giai
cấp thống trị là giai cấp tiêu biểu cho bản chất chế độ kinh tế-xã hội đang tồn tại.
Ngoài ra, mỗi kết cấu xã hội-giai cấp còn gồm một số giai cấp không cơ bản và
tầng lớp trung gian. Trong đó, có giai cấp là tàn dư của phương thức cũ, có giai
cấp là mầm mống của phương thức sản xuất tương lai. Chẳng hạn, ngoài các giai
cấp đối kháng còn có tầng lớp tri thức làm công việc chủ yếu bằng trí óc. Tầng
lớp trí thức không phải là một giai cấp. Nó được hình thành từ những giai cấp
khác nhau và phục vụ những giai cấp khác nhau.
Phân tích kết cấu giai cấp và sự biến đổi của nó giúp ta hiểu địa vị, vai trò và
9


thái độ chính trị của mỗi giai cấp đối với mỗi cuộc vận động lịch sử, đặc biệt là
trong cuộc đấu tranh của thời đại ngày nay.
1.1.4 Giai cấp không phải là hiện tượng vĩnh viễn của lịch sử
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, giai cấp không phải là hiện

tượng vĩnh viễn trong lịch sử, trái lại nó là hiện tượng nó là hiện tượng chỉ gắn
liền với những giai đoạn nhất định của lịch sử. C. Mác nhận định: " Sự tồn tại
của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của
sản xuất".
Nguồn gốc trực tiếp của sự phân hóa giai cấp trong xã hội là sự ra đời và tồn
tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, đặc biệt là đối với những tư
liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; bởi vì, chỉ có trong điều kiện đó mới có khả
năng khách quan làm phát sinh và tồn tại sự phân biệt địa vị của các tập đoàn
người trong quá trình sản xuất xã hội. Do đó dẫn tới khả năng tập đoàn người
này có thể chiếm đoạt lao động thặng dư của tập đoàn khác.
Nguồn gốc sâu xa của của sự phân hóa giai cấp trong xã hội chính là do tình
trạng phát triển nhưng chưa đạt tới trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản
xuất. Khi lực lượng sản xuất đã đạt trình độ xã hội hóa cao thì chính nó lại là
nguyên nhân khách quan của việc xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất và do đó dẫn tới sự xóa bỏ giai cấp, đối kháng và đấu tranh giai cấp
trong xã hội. Đó là vấn đề thực tiễn của xã hội cộng sản chủ nghĩa trong tương
lai.
1.2 Quan điểm Mác Xít về Đấu tranh giai cấp
1.2.1. Khái niệm Đấu tranh giai cấp
Từ những quan điểm khoa học đúng đắn về Giai cấp, C. Mác, Ph. Ăng ghen,
Lê nin đã phân tích những cuộc đấu tranh giai cấp trong suốt quá trình lịch sử.
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai
cấp và tầng lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào tay mình. Các giai cấp, tầng
10


lớp bị gtrij không những bị chiếm đoạt kết quả lao động mà họ còn bị áp bức về
chính trị, xã hội, tinh thần. Không có sự bình đẳng giữa giai cấp thống trị và giai
cấp bị trị, chửng hạn giữa giai cấp các nhà tư bản với giai cấp những coonh nhân
làm thuê. Giai cấp bóc lột bao giờ cũng dùng mọi biện pháp và phương tiện để

bảo vệ địa vị giai cấp của họ, duy trì củng cố chế độ kinh tế xã hội cho phép họ
được hưởng những đặc quyền, đặc lợi giai cấp. Công cụ chủ yếu của giai cấp
thống trị bảo vệ đặc quyền, đặc lợi của họ là quyền lực nhà nước. Lợi ích cơ bản
của giai cấp bị trị đối lập cơ bản với giai cấp thống trị. Đây là đối kháng về
quyền lợi giữa những giai cấp đi áp bức, bóc lột với những giai cấp, tầng lớp bị
áp bức, bóc lột; đối kháng là nguyên nhân của đấu tranh giai cấp.
Như vậy, thực chất của cuộc đấu tranh giai cấp là đấu tranh của những tập
đoàn có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Có áp bức thì có đấu tranh chống áp bức.
Đấu tranh giai cấp không do một lý thuyết xã hội nào tạo ra mà là hiện tượng tất
yếu không thể tránh được trong xã hội có áp bức giai cấp. Lịch sử loài người từ
khi có giai cấp đối kháng là lịch sử đấu tranh giai cấp. Những cuộc đấu tranh giai
cấp không phải là phải là những cuộc tạo phản, lật đổ mà là những cuộc đấu
tranh có ý nghĩa cách mạng, nhằm xóa bỏ những chế độ xã hội, những giai cấp
đã lỗi thời, thay đổi quan hệ sản xuất để tạo điều kiện cho lực lượng sản xuât
phát triển. Với ý nghĩa đó, quan điểm Mác xít cho rằng, trong xã hội có giai cấp,
đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của lịch sử.
Tùy theo những điều kiện lịch sử khác nhau, các cuộc đấu tranh giai cấp
trong xã hội có thể hiểu được biểu hiện dưới hiều hình thức khác nhau, với
những phạm vi và trình độ khác nhau như: đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị,
đấu tranh tư tưởng...Trong thực tế lịch sử, cuộc đấu tranh giai cấp có thể còn
mang những hình thức đấu tranh dân tộc, tôn giáo, văn hóa và còn có thể có
nhiều hình thức đa dạng khác.
Trong quan hệ giữa các giai cấp còn có liên minh giai cấp. Liên minh giai
11


cấp là sự liên kết giữa một số giai cấp để cùng đấu tranh bảo vệ những lợi ích
chung nhất thời hoặc lâu dài. Trong cách mạng tư sản, liên minh giữa công nhân
và nông dân là liên minh nhất thời và trong nội bộ khối liên minh này có đối
kháng giữa tư bản và lao động. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay thì

Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao
động chân tay, lao động trí óc khác là liên minh chiến lược lâu dài.
1.2.2. Vai trò của đấu tranh giai cấp
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, đấu tranh giai cấp giữ vai trò
là một trong những phương thức, động lực của sự tiến bộ, phát triển xã hộ trong
điều kiện xã hội có sự phân hóa thành đối kháng giai cấp. Đấu tranh giai cấp
không chỉ là đòn bẩy của lịch sử trong thời kỳ cách mạng mà còn là động lực
phát triển các mặt của đời sống xã hội trong thời kỳ phát triển bình thường của
xã hội có giai cấp.
C.Mác và Ph.Ăng ghen đã chứng minh rằng, sản xuất vật chất để đáp ứng
nhu cầu và phat triển của con người và xã hội loài người là hoạt động lịch sử đầu
tiên của của con người.
Lịch sử nhân loại từ khi có sự phân hóa giai cấp đến nay thực chất là lịch sử
của những cuộc đấu tranh giai cấp được biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng
với những mức độ khác nhau và mang sắc thái khác nhau. Đó là cuộc đấu tranh
của những người nô lệ chống lại ách áp bức của chủ nô; cuộc đấu tranh của
những người nông nô, nông dân làm thuê chống lại sự áp bức, bóc lột của bọn
chúa đất, địa chủ; Cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê chống lại
ách áp bức và bóc lột của giai cấp tư sản. Kết quả cuối cùng của những cuộc đấu
tranh đó đều dẫn tới sự ra đời của phương thức sản xuất mới thông qua đỉnh cao
của nó là những cuộc cách mạng xã hội.
Vai trò của đấu tranh giai cấp được phát huy như thế nào tùy thuộc vào tính
chất, trình độ phát triển của của các cuộc đấu tranh . Tác dụng to lớn đối với lịch
12


sử là những cuộc đấu tranh mang tính quần chúng rộng lớn, do lực lượng tiến bộ
của xã hội tiến hành một cách khoa học, nhằm thực hiện nghĩa vụ lịch sử chín
muồi là đánh đổ giai cấp thống trị đang là vật cản đối với xã hội.
Cuộc đấu tranh giai cấp do giai cấp công nhân tiến hành là cuộc đấu tranh

cuối cùng trong lịch sử loài người. Nó là phương tiện tất yếu để giải phóng toàn
xã hội khỏi áp bức, bóc lột, khỏi sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp. Vì
vậy, đây là một quá trình đấu tranh rất lâu dài và vô cùng phức tạp. Cuộc đấu
tranh giai cấp tất yếu dẫn đến cách mạng vô sản. Bản thân nền chuyên chính này
chỉ là hình thức quá độ tiến tới một xã hội không có giai cấp.
1.3 Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay
Sau khi giai cấp công nhân, nhân dân lao động giành được chính quyền, đấu
tranh giai cấp chưa mất đi,mà tiếp tục diễn ra gay gophwcs tạp trong điều kiện
mới.
Mục tiêu đấu tranh trực tiếp của giai cấp công nhân đã thay đổi từ giành
chính quyền sang củng cố chính quyền, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Giai cấp tư sản từ vị trí thống trih sang bị trị, tìm mọi cách chống lại cách mạng
xã hội chủ nghĩa
Cuộc đấu tranh giai cấp thời kỳ này diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: Chính
trị. Kinh tế, xã hội. Văn hóa. Tư tưởng. Chủ nghĩa xa hội chỉ giành được thắng
lợi triệt để khi giai cấp công nhân lãnh đạo quần chúng nhân dân xây dựng
phương thức sản xuất mới, đảm bảo cho chủ nghĩa xã hội tạo ra được năng xuất
lao động ngày càng cao, cao hơn chủ nghĩa tư bản. Mục tiêu này chưa được thực
hiện thì khả năng phục hồi chủ nghĩa tư bản còn rất lớn vì các thế lực tư bản
quốc tế bằng nhiều phương tiện, thủ đoạn bao vây, cấm vận, can thiệp quân sự,
diễn biến hòa bình để ngăn cản giai cấp công nhân đã nắm chính quyền xây
dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
13


Trong điều kiện mới, giai cấp công nhân phải sử dụng linh hoạt, tổng hợp
các hình thức đấu tranh mới, trong đó có: bạo lực và hòa bình, bằng giáo dục
thuyết phục và bằng hành chính, pháp chế, chính trị, quân sự và bằng kinh tế,
bằng cải tạo quan hệ cũ lỗi thời bằng quan hệ mới đúng quy luật, bằng liên minh

giai cấp công nhân với các giai cấp, các tầng lớp lao động và trung gian khác.
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu đã trở thành cơ hội cho các thế
lực chống chủ nghĩa xã hội lợi dụng để đảo ngược tình thế, lập lại trật tự tư sản
là:
1. Duy ý chí, coi nhẹ quy luật khách quan trong khi đó tuyệt đối hóa đấu
tranh giai cấp
2. Cơ hội, hữu khuynh, mơ hồ về đấu tranh giai cấp, mất cảnh giác trước âm
mưu " diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.
Những khó khăn và thách thức nêu trên đã đặt ra cho công tác tư tưởng của
Đảng nhiệm vụ ngày càng phức tạp hơn. Bởi vì, trong đấu tranh giai cấp trong
thời kỳ quá đội hiện nay, kẻ thù lợi dụng vấn đề tư tưởng, coi đó là mũi tiến công
quan trọng để chúng chĩa mũi nhọn của chủ nghĩa tư bản vào Việt Nam. Nhận
thức được những biểu hiện, hình thức và nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp
trên lĩnh vực tư tưởng hiện nay là một yêu cầu tất yếu, góp phần cho Đảng hoạch
địch chiến lược, chủ trương để đối phó với kẻ thù, nhân dân nằm trong một mặt
trận thống nhất.
1.3. Khái niệm Đấu tranh giai cấp trong lĩnh vực tư tưởng
Đấu tranh tư tưởng là một bộ phận của đấu tranh giai cấp, là cuộc đấu tranh
quyết liệt và phức tạp. Trong tình hình hiện nay, đấu tranh tư tưởng, lý luận còn
là một mặt trận hết sức nóng bỏng, chiếm vị trị hàng đầu của đất tranh giai cấp
và đấu tranh dân tộc.
Cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng trong thời kỳ quá độ hiện nay
là cuộc đấu tranh giữa hai tuyến lực lượng, đó là: Giữa giai cấp công nhân, nhân
14


dân lao động và toàn thể dân tộc Việt Nam với các lực lượng cổ vũ, dọn đường
cho chủ nghĩa tư bản chống phá nhà nước ta; giữa một bên là sự xác lập, củng cố
chủ nghĩa Mác lê nin với một bên là hệ thống các tư tưởng tư sản đang được
truyền bá sâu rộng bằng nhiều hình thức vào nước ta; giữa sự tăng cường sự lãnh

đạo của Đảng nhằm gắn chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc trong cộng đồng
người Việt Nam trong và ngoài nước với sự kích động, chia rẽ dân tộc bằng
nhiều hình thức của các lực lượng chống đối...

CHƯƠNG II: BIỂU HIỆN CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRÊN LĨNH
VỰC TƯ TƯỞNG TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Tính tất yếu và nhận thức mới của đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá
độ.
Trong thời kỳ qua độ đi lên chủ nghĩa xã hội, nước ta và các nước xã hội chủ
nghĩa nói chung phải nhận thức rõ tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp. Tính
tất yếu của Đấu tranh giai cấp thể hiện ở mấy điểm sau :
Một là, Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ chí minh,
15


Đảng và nhân dân Việt nam ta đã làm nên những trang sử hào hùng cho dân tộc,
làm nên những trang sử hào hùng mà cả thế giới phải nể phục, đưa đất nước tiến
lên một trang sử mới- xây dựng thành coonhg chủ nghĩa xã hội mà giai đoạn đầu
hện nay là thực hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn ngoan cố chống phá cách mạng,
chống phá những thành tựu mà nhân dân và Đảng ta đã giành được.
Hai là, Chúng ta đi lên từ một nước phong kiến nông nghiệp lạc hậu, cùng
với đó, chúng ta phải thấy rằng lịch sử của dân tộc ta là lịch sử của đấu tranh
chống ngoại xâm. Sự đô hộ, xâm lược của các nước lớn đã tạo cơ hội cho nhiều
luồng văn hóa, tư tưởng ở các nước đi vào. Bởi vậy, bên cạnh với việc tiếp thu
tinh hoa văn hóa nhân loại, chúng ta vẫn phải từng bước khắc phục những tư
tưởng, tâm lý, thói quen, văn hóa lạc hậu của xã hội cũ còn in đậm trong đời
sống tinh thần xã hội.
Ba là, Đất nước ta chủ động phát triển nền kinh tế hàng hoa nhiều thành

phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó nhất thiết phải phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó thành phần kinh tế tư bản tư nhà
nước làm khâu trung gian để đưa nền sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xa hội. Và tất
yếu nảy sinh mâu thuẫn khách quan giữa hai khuynh hướng phát triển kinh tế, đó
là khuynh hướng tự giác (chủ động, có sự điều điều khiển, có mục đích) theo
định hướng xã hội chủ nghĩa và khuynh hướng phát triển tự phát tư bản chủ
nghĩa- một đặc tính vốn có của nền sản xuất nhỏ. Tức là, vẫn tồn tại những điều
kiện cho xu hướng tự phát tư bản chủ nghĩa phát triển. Nghĩa là, cuộc đấu trannh
giai cấp trên cả ba lĩnh vực: Kinh tế, Chính trị, Văn hóa tưởng.
Như vậy, cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay là tất yếu khách quan.
Nhưng trong điều kiện phức tạp như hiện nay, chúng ta phải nhận thức cho đúng
tính chất, nội dung, hình thức của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ
này.
16


Cuộc đấu tranh cho mục tiêu xã hội chủ nghĩa của chúng ta hiện nay để
chiến thắng khuynh hướng tư bản chủ nghĩa là nhiệm vụ cơ bản của cuộc
đấu tranh giai cấp. Đây là cuộc đấu tranh giữa các nhân tố thúc đẩy đất nước
phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với những nhân tố tự phát tư
bản chủ nghĩa. Các nhân tố tự phát tư bản chủ nghĩa này được những thế lực
thù địch với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xà hội lợi dụng phục vụ mục tiêu
của chúng.
Tuyệt đại đa số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam bao gồm giai cấp
công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, các tầng lớp lao động khác,
tầng lớp tư sản dân tộc, các nhân sỹ yêu nước tán thành mục tiêu định hướng
xã hội chủ nghĩa - Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ trong xã hội vì quyền lợi ích kỷ, vì
hận thù giai cấp, đã và đang liên kết với các thế lực phản động quốc tế chống
lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.

Có thể khái quát đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta trước
hết là cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức giữa một bên là quần chúng nhân
dân lao động, các lực lượng xã hội đi theo con đường dẫn đến mục tiêu xã
họi chủ nghĩa đoàn kết trong mặt trận thống nhất do Đảng lãnh đạo, với một
bên là các thế lực, các tổ chức, các phần tử phản động chống độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, chống Đảng, phá hoại trật tự xã hội và an ninh quốc gia.
Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng trên đây diễn ra hàng ngày, hàng giờ
trên tất cả các lĩnh vực, trước hết là lĩnh vực kinh tế, lĩnh vực chính trị, lĩnh vực
tư tưởng mà nội dung của nó được khái quát trong Văn kiện Đại hội đai biểu
toàn quốc lần thứ IX mà nội dung của nó được khái quát trong Văn kiện Đại hội
đai biểu toàn quốc lần thứ IX : "Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu
về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau,
nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội ta đã thay đổi nhiều
17


cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế-xã hội. Mối quan hệ giữa các giai cấp,
các tầng lớp xã hội là mối quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân,
đoàn kết và hợp tác lâu dài trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc dưới sự lãnh đạo
của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong
mục tiêu chung là: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nội dung chủ yếu của cuộc đấu
tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay là thực hiên thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã họi chủ nghĩa, khắc phục tình trạng
đói nghèo, kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áo bức bất công;
đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động sai trái; đấu
tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch"
2.2 Nội dung và hình thức đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng trong
thời kỳ quá độ ở Việt Nam hiện nay
Nội dung cuộc đấu tranh tư tưởng ở Việt Nam hiện nay tập trung ở những

vấn đề sau:
Xác lập, phát triển chủ nghĩa Mác lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng
và định hướng giá trị đúng đắn, góp phần xây dựng thế giới quan khoa học, tư
tưởng, tình cảm, nhân cách, lối sống, tri thức để đảm bảo cho nhân dân có hoạt
động tích cực, chủ động, sáng tạo thực hiện thắng lợi mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ đổi mới, phải xác lập và phát triển tư tưởng đổi mới, khơi dậy
và nhân lên sức sáng tạo, niềm tin của nhân dân, sức mạnh tổng hợp mới của
toàn dân tộc, đưa đất nước vượt qua những khó khăn, thử thách, tạo tiền đề cho
thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Toàn Đảng, toàn dân ta phải chống lại sự chống phá của các thề lực chồng
chủ nghĩa xã hội, tập trung ở các nội dung:
- Phủ nhận chủ nghĩa Mác Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ chỗ phủ
18


nhận một số luận điểm đi đến phủ nhận toàn bộ, cả phương pháp luận và linh
hồn của chủ nghĩa Mác
- Phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa. Chúng cho rằng com đường đi lên
chủ nghĩa xã hội là không tưởng, viển vông; Kinh tế thị trường không song hành
với chủ nghĩa xã hội; muốn đất nước giàu lên phải hội nhập vào chủ nghĩa tư
bản, đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa.
- Phủ nhận vai trò của Đảng. Chúng cho rằng, Đảng là nhân tố cản trở sự đi
lên của đất nước, cần phải bỏ hoặc thực hiện "đa đảng",. Chĩa mũi nhọn đả kích
vào các cơ quan tham mưu, cơ quam chuyên chính, cơ quan bảo vệ pháp luật; ra
sức mị dân, chia rẽ dân với Đảng và nhà nước.
- Phủ nhận thành tựu của cách mạng, của công cuộc đổi mới. Thổi phồng
khuyết điểm, bôi đen hiện thực rồi quy hết đó là do đường lối sai, do sự lãnh đạo
và quản lý yếu kém của Đảng và nhà nước. Đường lối đổi mới "không có cơ sở
lý luận và thực tiễn", "khập khiễng, chắp vá", "sớm muộn gì cũng đi vào bế tắc

và khủng hoảng".
- Phủ nhận nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi dân chủ cực đoan, không giới
hạn. Chúng cho rằng, thực hiện tập trung dân chủ là độc đoan, đảng trị, mất dân
chủ. Tìm mọi cách tác động vào báo chí, đòi ra báo tư và lập nhà xuất bản tư
nhaan, cổ xúy cho khuynh hướng công khai, độc lập. Không chịu sự lãnh đạo
của Đảng và sự quản lý của nhà nước.
- Kích động, chia rẽ nội bộ, tung ra luận điệu trong Đảng, trong trung ương,
gây mất đoàn kết nội bộ. Bịa đặt, xuyên tạc lịch sử, đòi "lật án", vu cáo, bôi nhọ
các cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, kể cả Bác Hồ.
Để thực hiện mục tiêu, các thế lực thù địch ra sức tập trung xuyên tạc lịch
sử, truyền bá những tư tưởng sai trái, làm rối loạn tư tưởng, khủng hoảng niềm
tin, coi đây là mũi thọc sâu, tạo ra sự chống đối từ xã hội ta để phá ta từ bên
trong. Thông qua các tỏ chức phi chính phủ, thông qua các hình thức giao lưu
19


hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học...để thâm nhập, thu thập tin tức
tình báo, làm chuyển hóa tư tưởng, chuyển hóa chính trị.
Lợi dụng các hoạt động tôn giáo, dân tộc để can thiệp vào nội bộ ta; lợi dụng
các diễn đàn công khai (hội nghị, hội thảo) để tuyên truyền "tự do", "dân chủ",
"nhân quyền", tuyên truyền quan điểm cá nhân ích kỷ, lối sống thực dụng suy
đồi; vu cáo ta vi phạm dân chủ, quyền con người để tạo cớ can thiệp vào nhà
nước ta. Đến cuối năm 2005, có 53 đài phát thanh và truyền hình, 370 tờ báo và
tạp chí tiếng việt tuyên truyền chống phá Việt Nam. Các thế lực thù địch đã đưa
một lượng lớn sách, báo, truyền đơn, băng đĩa. Băng hình có nội dung đồi trụy
vào nước ta.
Các tổ chức phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài tiếp tục sử dụng
chiêu bài chống tham nhũng, dân chủ, nhân quyền để tuyên truyền, kích động,
chia rẽ nội bộ ta; tìm mọi cách câu kết, móc nối với những người bất mãn trong
nước, kêu gọi người Việt ở hải ngoại ủng hộ, tiếp sức cho lực lượng trong nước

nổi dậy. Gần đây, họ đang cố dựng lên những phong trào đòi tự do, dân chủ vô
chính phủ và đang cố dấy lên ngọn cờ để chống ta.
Một số phần tử phản động đội lốt tôn giáo ra sức tuyên truyền, vận động, lôi
kéo quần chúng theo đạo, gây thánh thế, tranh giành ảnh hưởng, đòi thoát ly khỏi
sự quản lý của nhà nước. Ở một số vùng sâu, vùng xa như Tây Bắc, tây Nguyên,
Tây nam, chúng lôi kéo tín đồ, kể cả cán bộ đảng viên đi lễ bái, tham gia hành
đạo và các hoạt động mê tín dị đoan.
Một số người hoạt động chính trị do bất mãn đã lợi dụng các diễn đàn, các
mối quan hệ để truyền bá những quan điểm sai trái, liên tiếp chuyển đơn thư, tài
liệu tung lên mạng, hoặc phát tán tài liệu cho thanh niên, sinh viên, văn nghệ sỹ,
trí thức đứng lên lật đổ chế độ.
Mục tiêu cốt lõi chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực Tư tưởng lý
luận là tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, nhằm làm chệch hướng con
20


đường phát triển của đất nước; phủ nhận tính ưu việt của của chế độ xã hội chủ
nghĩa và thành quả của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng; phá vỡ
sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng và ý chí trong toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta, hòng làm cho nội bộ ta suy yếu và dẫn đến " tự diễn biến", " Tự chuyển
hóa". Thủ đoạn của chúng thường sử dụng là: giả mạo, đơm đặt, cắt xén, ngụy
tạo bằng chứng để vu cáo một cách trắng trợn; sử dụng chiêu bài viết cũ bằng
những luận điệu mới; tung tin đồn nhảm, tạo dư luận xấu; triệt để tận dụng
những vấn đề nhạy cảm, những khó khăn tam thời, những sai sót trong quá trình
tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước;
Những tiêu cực nảy sinh ở một số cán bộ có chức, có quyền...để quy chụp, cho
đó là sai phạm thuộc về bản chất, có nguồn gốc từ hệ tư tưởng, quan điểm,
đường lối của Đảng.
Họ xuyên tập trung xuyên tạc chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần
của Đảng ta, xem đó là mục tiêu xã hội chủ nghĩa; đồng thời,họ tập trung phủ

nhận vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, đề cao vai trò của kinh tế tư nhân. Họ
liên tiếp tung ra nhiều luận điệu, chẳng hạn: "Chấp nhận kinh tế đa sở hữu, nhiều
thành phần là từ bỏ chủ nghĩa Mác Lê nin, hoặc chí ít là tạm gác lại chủ nghĩa
Mác Lê nin; là sự quá độ sang chủ nghĩa tư bản", "tiếp tục khẳng định vai trò
chủ đạo của kinh tế nhà nước thì không thể có nền kinh tế nhiều thành phần đích
thực", "kinh tế nhà nước sinh ra để chịu lỗ và bao giờ cũng không hiệu quarneen
không thể làm được vai trò chủ đạo"...
Với Đảng cộng sản Việt Nam, chúng lợi dụng vấn đề nhạy cảm như: Việc
phân định biên giới lãnh thổ trên bộ và trên biển Đông; tình trạng tham nhũng,
suy thoái đạo đức của một số cán bộ, đảng viên; hiện tượng tập trung khiếu kiện
đông người..để nhào nặn, bóp méo sự thật, nhằm quy kết và phủ định những
thành quả của công cuộc đổi mới đất nước, phủ định con đường mà Đảng và Bác
Hồ đã lựa chọn. Họ còn cho rằng: Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân
21


dân ta là sai lầm, bởi có nhiều nước trong khu vực và trên thế giớ có điểm xuất
phát giống Việt Nam, nhưng nhờ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, đã trở nên
giàu có, phồn vinh...Họ còn khẳng định, đa nguyên đa đảng, nhà nước pháp
quyền và kinh tế thị trường tất yếu sẽ thay đổi mô hình độc đảng và kinh tế thị
trường định hướng xã hội chur nghĩa ở Việt Nam. Hơn thế nữa, họ còn lớn tiếng
cho rằng, ở Việt Nam "không có dân chủ, tự do nhân quyền, tự do tôn giáo, tự do
ngôn luân", Đảng cộng sản Việt Nam " không có khả năng lãnh đạo, điều hành,
quản lý kinh tế", "bao che tham nhũng".
Ngoài ra, trong xã hội hiện nay, sự phát triển của các kinh tế, văn hóa, sự
giao lưu văn hó giữa các nước đã tạo điều kiện cho các tư tưởng tư sản đi vào thế
hệ trẻ thông qua con đường sách báo, nghệ thuật. Thông qua đó chúng muốn
khẳng định rằng, đấu tranh giai cấp không còn nữa mà thay vào đó là sự hòa hợp
giữa các quốc gia, dân tộc trong một môi trường cạnh tranh chung,
CHƯƠNG III: PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐẢNG VỀ CÔNG TÁC TƯ

TƯỞNG TRONG CUỘC ĐẤU TRANH GIAI CẤP TRÊN LĨNH VỰC TƯ
TƯỞNG HIỆN NAY
3.1 Công tác tư tưởng của Đảng
Bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác tư tưởng đã
góp phần không nhỏ vào việc ổn định chính trị, đấu tranh với luận điệu sai trái
của kẻ thù, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Trong bối cảnh hiện
nay, nhiêm vụ của công tác tư tưởng càng trở nên phức tạp và khó khăn hơn.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về công tác tư tưởng, theo nghĩa ching nhất,
công tác tư tưởng là "hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính Đảng,
nhằm hình thành, phát triển, truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, thúc đẩy
quần chúng hành động vì lợi ích của chủ thể tư tưởng. Công tác tư tưởng dưới
chủ nghĩa xã hội là hoạt động có mục đích của Đảng cộng sản nhằm hình thành,
22


phát triển, truyền bá hệ tư tưởng chi phối, thống trị trong đời sống tinh thần xã
hội; hình thành, phát triển, truyền bá cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng
trong xã hội, cổ vũ động viên mọi người hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo
vì lý tưởng, mục tiêu xã hội chủ nghĩa; đấu tranh chống lại những luận điệu sai
trái phản động; bảo vệ chủ nghĩa Mác lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
quan điểm của Đảng, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc." (Đảng lãnh đạo công
tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới, tr 15). Trong quá trình ra đời và lãnh đạo
cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn xác định, công tác tư tưởng là nhiệm
vụ trọng yếu.
Công tác tư tưởng gồm ba bộ phận hợp thành là:
- Công tác nghiên cứu lý luận
- Công tác giáo dục tuyên truyền
- Công tác cổ động, nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của quần chúng.
Công tác tư tưởng có các chức năng chủ yếu là: Nhận thức lý luận; giáo dục,
tuyên truyền và cổ động, hình thành giá trị tinh thần giải phóng dân tộc; dự báo

về sự phát triển xã hội và đấu tranh tư tưởng. Các chức năng này đều thực hiện
qua hoạt động tư tưởng và tâm lý của con người bằng lý luận, bằng tổ chức và
bộ máy với một hệ thống hết sức đa dạng, phong phú, linh hoạt về phương pháp,
biện pháp tiến hành và cách thức thực hiện.
Hiện nay, đất nước ta đang dứng trước thời cơ lớn, song cũng phải đối mặt
với nhiều thách thức lớn, gay gắt trong quá trình phát triển. Tất cả những thực
trạng nêu ở phần trên đã làm cho cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng
diễn ra ngày càng phức tạp. Điều đó đòi hỏi Đảng ta phải có những giải pháp từ
chung đến cụ thể để công tác tư tưởng của Đảng thực sự đóng vai trò là "khâu
đột phá mở đường để trang bị cơ sở lý luận cho các hoạt động thực tiễn." Góp
phần tạo nên sự ổn định chính trị-xã hội, giữ vững định hướng xã hội và những
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thống nhất trong toàn Đảng, xây dựng
23


đạo đức cách mạng, đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái của địchchống
phá, đi ngược lại lý tưởng của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3.2 Những giải pháp chủ yếu
Công tác tư tưởng trong thời kỳ đổi mới hiện nay phải thực hiện cho tốt mục
tiêu cơ bản đó là: Một mặt, chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối
sống; kiên quyết phê phán, bác bỏ các luận điểm sai trái thù địch. Mặt khác,
nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ, đảng
viên; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời,
tiếp tục đổi mới nội dung và phương pháp tiến hành công tác tư tưởng, nâng cao
năng lực nghiên cứu, tham mưu, chỉ đạo, kiểm tra và tính chiến đấu của công tác
tư tưởng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển đất nước trong tình
hình mới.
Để thực hiện mục tiêu trên, Đảng ta đưa ra những giải pháp chung và những
giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực của Đảng trong lãnh đạo công tác tư
ơhiện nay.

3.2.1 Những giải pháp chung
* Tuyên truyền, giáp dục sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân thực
hiện các quam điểm của Đảng; xây dựng chương trình hành động, phấn đấu thực
hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, các mục tiêu đã đề ra; đấu tranh
chống quan liêu, lãng phí, tiêu cực. Đẩy mạnh tuyên truyền về thành tựu của 25
năm đổi mới, làm cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và nhân dân phấn khởi, tự hào,
tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn
thử thách, bảo vệ thành công chủ nghĩa xã hội.
* Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 23 của Ban bí thư Trung ương Đảng, khóa IX
về cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấm nhuần tư tưởng, tấm gương
đạo đức của Người, sự trân trọng và biết ơn đối với công lao to lớn của Người;
24


biến tình cảm thiêng liêng đó trở thành những việc làm thiết thực ở mọi ngành,
mọi giới, mọi địa phương, đơn vị. Tạo môi trường thuận lợi cho việc xây dựng
con người Việt Nam theo 5 tiêu chí mà Nghị Quyết Trung Ương 5 (khóa VIII) đã
đề ra, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình
hình mới.
* Công tác tư tưởng phải góp phần cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, động
viên mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế, hưởng ứng cuộc vận động:
"Toàn dân làm kinh tế giỏi, làm giàu cho mình, cho cộng đồng, cơ sở và đất
nước", "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", xóa đói giảm nghèo và
nhiều phong trào thi đua khác; biểu dương kịp thời những cá nhân , tập thể, ban,
ngành, đơn vị, địa phương có thành tích tốt. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, cổ vũ phòng chống thiên tai, tệ nạn xã hội; bảo vệ môi trường; thực hiện
kế hoạch dân hóa - gia đình và trẻ em; bảo vệ chủ quyền biên giới biển đảo...
* Công tác tư tưởng hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh có hiệu quả chống
quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng, quan điểm, đường lối của

Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, đặc biệt sau Đại hội X của Đảng; một
mặt, kiên quyết vạch trần những luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta.
Mặt khác, tạo sức đề kháng trong cán bộ, đảng viên, nhân dân trước mưu toan
lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, hòng chia rẽ khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
* Đảng cần tăng cường sự lãnh đạo , chỉ đạo đối với công tác giáo dục tư
tưởng, nâng coa nhận thức chính trị cho acns bộ, đảng viên và nhân dân về tính
chất lâu dài, khó khăn, phức tạp của cuộc đấu tranh chống diễn biến hòa bình
trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Từ đó, xây dựng ý thức đề cao cảnh giác, bồi
đắp tính kiên định, sự vững vàng của những người làm công tác tư tưởng văn
hóa trước mọi diễn biến của tình hình thế giới và trong nước.
25


×