Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương đt26 trong vụ hè thu và vụ xuân tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN HÒA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT26
TRONG VỤ HÈ THU VÀ VỤ XUÂN TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN HÒA

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
VÀ NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT26
TRONG VỤ HÈ THU VÀ VỤ XUÂN TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Tuấn

THÁI NGUYÊN - 2016
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu và những số liệu trình bầy
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ
một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn.
các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2016
Học viên

Hoàng Văn Hòa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm,
phòng đào tạo, khoa Nông học, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp,
cơ quan và gia đình.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn
Minh Tuấn - giảng viên khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm - người
đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo
giảng dạy chuyên ngành Khoa học cây trồng, Trường Đại học Nông Lâm đã
giúp đỡ hoàn thiện đề tài và có những đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt
bản luận văn này.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ của bản thân còn hạn chế
nên bản luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp ý của các thầy cô và các bạn để luận văn của em
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Hoàng Văn Hòa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT ........................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài ........................................................................................ 2
3. Yêu cầu của nghiên cứu ................................................................................ 2
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4

1.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4
1.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của đậu tương ........................................................ 4
1.1.2. Vai trò của phân bón đối với cây đậu tương ........................................... 5
1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở thế giới và Việt Nam ................................ 10
1.3.1.Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới ............................................... 10
1.3.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam .............................................. 12
1.3.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên ......................................... 14
1.3. Kết quả nghiên cứu về bón phân đậu tương trên thế giới và Việt Nam...... 16
1.3.1. Kết quả nghiên cứu về bón phân đậu tương trên thế giới ....................... 16
1.3.2. Kết quả nghiên cứu bón phân cho đậu tương ở Việt Nam.................... 17
1.4. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới và ở Việt Nam ....................... 21
1.4.1. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới ............................................. 21
1.4.2. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam .............................................. 21
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................ 22


2.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu................................................................. 22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................ 22
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22
2.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 22
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 22
2.4.2. Quy trình kỹ thuật ................................................................................. 23
2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................... 25
2.5. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 28
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 29

3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng phát triển của giống
đậu tương ĐT26 ...................................................................................... 29
3.1.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến giai đoạn sinh trưởng, phát triển
của giống đậu tương thí nghiệm.............................................................. 29
3.1.2. Giai đoạn phân cành .............................................................................. 31
3.1.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến đặc điểm hình thái của giống
đậu tương ĐT26 tại Thái Nguyên ........................................................... 34
3.1.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chỉ số diện tích lá của giống
đậu tương ĐT26 ...................................................................................... 39
3.1.4. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng hình thành nốt sần
hữu hiệu của giống đậu tương ĐT26 ...................................................... 41
3.2. Ảnh hưởng tổ hợp phân bón đến khả năng chống chịu sâu bệnh và khả
năng chống đổ của giống đậu tương ĐT26 ............................................. 44

3.3. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống đậu tương ĐT26 ..................................................... 47
3.3.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống đậu tương ĐT26 trong vụ Hè Thu ..................... 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v

3.3.2. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống đậu tương ĐT26 trong vụ Xuân ................................ 51
3.4. Hạch toán hiệu quả kinh tế ....................................................................... 53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 58
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC CỤM, TỪ VIẾT TẮT

BNNPTNT

: Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn


CS

: Cộng sự

CSDTL

: Chỉ số diện tích lá

CT

: Công thức

CV

: Hệ số biến động

ĐC

: Đối chứng

LSD

: Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa

M1000 hạt

: Khối lượng 1000 hạt

NSLT


: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới những năm gần đây .... 10
Bảng 1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam trong những năm
gần đây ............................................................................................ 13
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương trong những năm gần đây tại
Thái Nguyên.................................................................................... 15
Bảng 3.1: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng và
phát triển của giống đậu tương ĐT26 vụ Hè Thu và vụ Xuân .......... 30
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến 1 số chỉ tiêu hình thái của
giống đậu tương ĐT26 trong vụ Xuân và Hè Thu .......................... 35
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chỉ số diện tích lá của
giống đậu tương thí nghiệm trong vụ Hè Thu và vụ Xuân ............. 40

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến khả năng hình thành nốt
sần hữu hiệu của giống đậu tương ĐT26 vụ Hè Thu và Xuân ....... 42
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tình hình sâu hại và chống
đổ của giống đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu và vụ Xuân .............. 45
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống đậu tương ĐT26 trong vụ Hè Thu ........ 49
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của giống đậu tương ĐT26 trong vụ Xuân............ 51
Bảng 3.8: Hạch toán kinh tế các tổ hợp phân bón tính cho 1 ha .................... 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Biều đồ so sánh chiều cao cây giữa vụ Hè Thu và vụ Xuân .......... 36
Hình 3.2: Biều đồ so sánh số cành cấp 1 giữa vụ Hè Thu và vụ Xuân........... 37
Hình 3.3: Biểu đồ so sánh NSLT và NSTT vụ Hè Thu ................................ 51
Hình 3.4: Biểu đồ so sánh NSLT và NSTT vụ Xuân...................................... 53

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đậu tương (Glycine max (L) Merr) là một trong số 5 loại cây trồng chính
quan trọng của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam đậu tương là một trong
những cây công nghiệp ngắn ngày rất được quan tâm phát triển, do đậu tương
là cây trồng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao và là cây trồng có tác
dụng nhiều mặt: Cung cấp thực phẩm cho con người, nguyên liệu công nghiệp,
thức ăn cho gia súc và là cây trồng làm tăng độ phì nhiêu cho đất (Ngô Thế
Dân và cs, 1999) [4].
Thành phần của hạt đậu tương có chứa khoảng 40 - 50% protein, 18 25% lipit và 36 - 40% hydratcacbon (Phạm Văn Thiều, 2006 ) [18]. Bên cạnh
đó cũng như các cây họ đậu khác, đậu tương là cây có khả năng cải tạo và bồi
dưỡng đất rất tốt có được khả năng này là do sự cộng sinh giữa dễ với vi khuẩn
nốt sần (Rhyzobium japonium) có khả năng cố định nitơ trong không khí làm
giàu đạm cho đất. Sau mỗi vụ trồng đậu tương đã cố định và bổ sung vào đất từ
60 - 80kg N/ha, tương đương với 200 - 300 kg đạm sunphat.
Từ các giá trị trên của cây đậu tương, với ưu thế là cây ngắn ngày, dễ
trồng nên rất thuận tiện để bố trí trong các công thức luân canh, xen canh nên
thực tế nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đậu tương được trồng khá phổ
biến. Tuy nhiên thực tế trồng đậu tương ở nước ta còn nhiều hạn chế năng suất
còn thấp sản lượng đậu tương chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và chế biến.
Thái Nguyên có tổng diện tích trồng đậu tương là 117,8 ha, sản lượng
là 168,3 tấn, năng suất đạt 14,3 tạ/ha (Tổng Cục thống kê tỉnh Thái
Nguyên)] [20]. Là một tỉnh trung du miền núi phía bắc Việt Nam có diện
tích đất và điều kiện sinh thái phù hợp cho phát triển cây đậu tương ở tất cả
các vụ gieo trồng: Xuân, Hè, Hè Thu và Đông. Tuy nhiên sản xuất đậu
tương ở Thái Nguyên chưa thực sự phát triển, hàng năm Thái Nguyên cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





2

phải nhập khẩu một lượng lớn đậu tương các nước trên thế giới như Trung
Quốc, Mỹ, Úc để phục vụ cho chế biến thực phẩm cho con người và gia súc.
Việc sản xuất đậu tương của Thái Nguyên chưa đáp ứng được yêu cầu.
Một trong những nguyên nhân làm giảm sự sinh trưởng, phát triển và năng
suất của đậu tương là phương pháp, chế độ bón phân chưa hợp lý, nhu cầu
dinh dưỡng, trình độ thâm canh và áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất
còn thấp, thời vụ còn nhiều hạn chế, chưa sử dụng và khai thác hết tiềm năng
của các giống mới được chọn tạo nên hiệu quả sản xuất chưa cao.
Vấn đề đặt ra là dùng phân bón như thế nào? Liều lượng bao nhiêu?
Giải quyết cân đối các nguyên tố dinh dưỡng ra sao để vừa đảm bảo tăng năng
suất chất lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Giống đậu tương ĐT26 đã qua thí nghiệm khảo nghiệm được đánh giá
là phù hợp với điều kiện sinh thái của Thái Nguyên, nhưng để giống phát huy
được hết tiềm năng của nó thì cần phải có những nghiên cứu về các biện pháp
kỹ thuật như phân bón, mật độ, thời vụ… Trong đó nghiên cứu về tổ hợp
phân bón là rất cần thiết, để góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế
trong sản xuất và bảo vệ tính bền vững cho đất canh tác, chúng tôi thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương ĐT26 trong vụ Hè
Thu và vụ Xuân tại Thái Nguyên.”
2. Mục đích của đề tài
Tìm ra được tổ hợp phân bón phù hợp cho sản xuất giống đậu tương
ĐT26 tại Thái Nguyên đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất.
3. Yêu cầu của nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của 1 số tổ hợp phân bón đến khả năng sinh
trưởng phát triển, tình hình sâu bệnh hại, các yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống đậu tương ĐT26 trong vụ Hè Thu và vụ Xuân tại Thái

Nguyên. Từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế của tổ hợp phân bón.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3

4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học xác định phân bón cho cây đậu
tương để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất.
- Kết quả nghiên cứu đề tài nhằm bổ sung thêm tài liệu khoa học về
cây đậu tương phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và chỉ đạo sản xuất.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả của việc nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh
đậu tương nói chung và cho giống đậu tương ĐT26 nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ xác định được tổ hợp phân bón thích
hợp nhất cho giống đậu tương ĐT26 tại tỉnh Thái Nguyên. Từ đó góp phần tăng
năng suất và đạt được hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất đậu tương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của đậu tương
Đậu tương cần đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng,
phát triển bình thường. Nếu thiếu hoàn toàn hoặc bất cứ các yếu tố nào đều
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây. Để phát huy đầy đủ tác
dụng của các loại phân bón cho đậu tương, cần phải hiểu rõ đặc tính lý hóa và
thành phần dinh dưỡng của đất, đặc điểm tính chất của các loại phân bón, đặc
điểm dinh dưỡng của cây đậu tương. Đậu tương cảm ứng với muối khoáng
hơn các loại cây trồng khác. Do đó khi bón phân cho đậu tương, không nên
rắc tập trung mà nên vãi đều trên bề mặt để không ảnh hưởng đến sự nảy
mầm của hạt. Trong trường hợp đất nghèo dinh dưỡng hoặc lượng phân ít
buộc phải bón tập trung thì nên rắc phân cách hàng 8 – 13cm, lấp sâu 8 10cm. Không nên rắc phân ngay dưới hàng hạt, rễ sẽ ăn sâu thẳng xuống mà
không phát triển bề rộng. Bón phân tập trung gần hạt, làm rễ mầm bị cháy
không đảm bảo mật độ cây.
Có 16 nguyên tố cần thiết cho sinh trưởng của cây đậu tương. Trong đó
3 nguyên tố C, H và O là thành phần chủ yếu trong chất khô và được hấp thụ
dưới dạng CO2, H2O, O2 tự do trong không khí. Những nguyên tố cần thiết
khác là N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Cu, B, Zn và Cl. Bên cạnh đó Co là nguyên tố
có ích cho cố định N và cũng được coi là nguyên tố cần thiết (Ngô Thế Dân
và cs, 1999) [4].
Các nghiên cứu về sự hấp thu NPK ở các giống đậu tương với tập tính
sinh trưởng vô hạn cho thấy kiểu hấp thụ N, P, K ở trong có cây giống nhau và
sự tích lũy tối đa của nó xảy ra ở giai đoạn chín sinh lý. Với các giống đậu tương
sinh trưởng hữu hạn, cho thấy tỷ lệ hấp thụ các chất khoáng N, P, K, Ca và Mg
tăng dần qua các giai đoạn hình thành hạt (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [4].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





5

Để đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt thì đậu tương cần được bón
đậy đủ phân hữu cơ và các loại phân khoáng khác, vì nó chỉ có thể sinh
trưởng và phát triển tốt khi được bón đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng
cần thiết (Phạm Văn Thiều, 2006) [18]. Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng
của đậu tương, tác giả Nguyễn Tử Xiêm và Thái Phiên (1999) [24] cho biết:
Để tạo ra 1 tấn hạt đậu tương cần cung cấp đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh
dưỡng đa lượng như N, P, K, Canxi và các yếu tố vi lượng như Mn, Zn, Cu,
B, Mo. Lượng phân bón trong thực tế sản xuất phải tùy thuộc vào thời vụ,
chân đất, cây trồng vụ trước cụ thể mà bón cho thích hợp (Trần Thị Trường
và cs, 2006) [ 21].
Theo tác giả Nguyễn Văn Bộ (2001) [2] thì biện pháp ổn định hàm
lượng hữu cơ trong đất là vô cùng quan trọng, vì nó làm cho đất tơi xốp, tăng
cường khả năng giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng và giảm các yếu tố độc hại cho
đất. Thiết lập hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp mà trong đó dinh dưỡng
từ nguồn cung cấp hữu cơ, phân vi sinh, đảm bảo cung cấp đủ về lượng, cân
đối về tỷ lệ tại từng thời điểm theo nhu cầu sinh trưởng của cây nhằm khai
thác khả năng của hệ sinh thái.
1.1.2. Vai trò của phân bón đối với cây đậu tương
Năng suất cây trồng không ngừng tăng lên, ngoài vai trò của giống mới
còn có tác dụng quyết định của phân bón, giống mới cũng chỉ phát huy được
tiềm năng của mình cho năng suất cao khi được bón đủ phân và bón phân hợp
lý (Nguyễn Ngọc Nông, 1999) [14].
Tổ chức FAO (1989) tổng kết cứ mỗi tấn chất dinh dưỡng sẽ sản xuất
được 10 tấn ngũ cốc. Bón phân cân đối và vừa phải có thể làm tăng chất
lượng sản phẩm, thiếu chất dinh dưỡng, bón phân không cân đối hoặc bón quá
nhu cầu của cây đều làm giảm chất lượng nông sản. Giữa các bộ phận trong
cây thì phân bón làm thay đổi thành phần hóa học của lá, làm thay đổi thành
phần hóa học của hạt (Nguyễn Ngọc Nông, 1999) [14].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6

Trong việc nghiên cứu phân bón không phải chỉ chú ý đến việc tăng
năng suất mà phải đánh giá chất lượng sản phẩm. Biện pháp phân bón đưa ra
phải không gây ô nhiễm môi trường sống (Nguyễn Ngọc Nông 1999) [14].
1.1.2.1. Vai trò của đạm đối với đậu tương
Phân đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát
triển và năng suất của đậu tương. Nguồn cung cấp đạm cho đậu tương là từ
phân bón, đất và khả năng tự cố định đạm khí trời nhờ vi khuẩn
Rhyzobiumjaponicum. Mỗi giai đoạn sinh trưởng đậu tương cần lượng đạm
khác nhau. Đạm được sử dụng dưới các dạng như NH4NO3, HNO3, NH4OH
và ure. Trong đó ure là nguồn đạm tốt nhất, các nguồn đạm khác có hiệu lực
thấp hoặc không ổn định.
Đậu tương là cây họ đậu có khả năng cố định đạm từ khí trời để cung
cấp cho cây, do vậy thường bón ít phân đạm cho đậu tương. Khả năng cố định
đạm của vi khuẩn nốt sần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Harper (1974) thấy
rằng việc cố định N2 và sử dụng nitrate (NO-3) có tầm quan trọng để thu năng
suất tối đa, tuy nhiên nếu bón NO3 dư thừa lại có hại với năng suất vì lúc đó
sự cố định đạm bị ức chế hoàn toàn (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [4].
Nghiên cứu của Võ Minh Kha (1997) [12] trên đất tương đối nhiều
dinh dưỡng bón đạm làm tăng năng suất đậu tương lên 10 - 20%, còn trên đất
thiếu dinh dưỡng bón đạm làm tăng năng suất 40 - 50%.
1.1.2.2. Vai trò của lân đối với đậu tương
Cây đậu tương thường hút lân từ phân bón và hút đến tận cuối vụ. Tuy
nhiên việc tăng P tổng số hấp thu có thể bị giới hạn do P trong phân được thay

bằng P trong đất. Lân giữ vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của
cây đậu tương, nó kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào
đất và lan rộng ra xung quanh, tạo điều kiện cho cây chống chịu được hạn và
ít đổ ngã. Bón lân còn tăng khả năng hình thành nốt sần của đậu tương. Bón
nhiều P nâng cao số lượng và khối lượng nốt sần. Hiệu lực này tùy thuộc vào
giống, điều kiện thời tiết và giai đoạn phát triển của cây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7

Thiếu lân dễ tiêu thường gắn liền với đất chua, hàm lượng Fe, Al, Mn
cao. Vùng nhiệt đới trồng đậu tương chủ yếu trên đất dốc, đất chua và khô
hạn. Trên loại đất này độc tố do đất chua và nhôm là một trong những yếu tố
hạn chế cơ bản cho tất cả các cây trồng. Các độc tố này ảnh hưởng sự phát
triển của rễ và đặc biệt là khả năng hút lân của cây (Alva và cs, 1987) [27].
Bón phân lân cho cây làm giảm tỷ lệ rụng nụ, rụng hoa, tăng tỷ lệ hạt
chắc và tăng năng suất rõ rệt (Trần Văn Điền, 2001) [7]. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Thị Dần (1996) [5] cho biết trên đất bạc màu Hà Bắc bón lân cho lạc
và đậu tương đem lại hiệu quả kinh tế cao. Lân làm tăng hoạt động cố định
đạm của vi khuẩn nốt sần, tùy theo năng suất đậu tương cao hay thấp và thành
phần lân có sẵn ở trong đất để xác định mức bón P cho hợp lý.
1.1.2.3. Vai trò của kali với đậu tương
Kali đóng vai trò sống còn trong sự quang hợp tạo nên đường và chất
hữu cơ cho cây, bón kali làm tăng tính kháng sâu bệnh, chịu rét. Nó còn có
tác dụng thúc đẩy quá trình tích lũy vật chất khô vào quả, tăng chất lượng hạt
và tăng khả năng chống chịu của cây trồng trên đồng ruộng. Không đủ kali
cho nhu cầu của cây làm giảm sự tăng trưởng, năng suất, cây dễ nhiễm sâu

bệnh. Kali có tầm quan trọng như nhau ở tất cả các giai đoạn phát triển của
cây đậu tương và nó ảnh hưởng lớn đến cân bằng dinh dưỡng của cây. Việc
hút K có liên quan đến Ca và Mg, hàm lượng Ca và Mg thường giảm đi khi
bón K. Đó là hiệu ứng nghịch do bón Ca làm giảm tích lũy K của cây đậu
tương. Tuy nhiên sự thay đổi này không quá lớn so với sự thay đổi nồng độ
dinh dưỡng (Thompson, L.M, 1957) [35].
Theo nghiên cứu của Ngô Thế Dân và cs (1999) [4] ở đất nghèo kali,
đất cát đậu tương, phản ứng rõ rệt với phân kali.
1.1.2.4. Vai trò của vôi với đậu tương
Vôi cũng có vai trò quan trọng đối với cây đậu tương. Nó có tác dụng
khử chua, khử độc cho đất, cung cấp canxi cho cây, tạo môi trường trung tính
để vi khuẩn nốt sần hoạt động.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8

Bón vôi cho đất chua để đạt pH khoảng 6 - 6,5 là yếu tố quan trọng để
sản xuất đậu tương có hiệu quả. Đất có độ kiềm cao, pH > 7,5 có ảnh hưởng
không tốt tới sản xuất đậu tương, nhưng không kinh tế khi ta cố gắng giảm
pH đất. Trên các đất này, hàm lượng các nguyên tố vi lượng như Fe, Mn, Cu,
B, Zn thường giảm. Như vậy đối với loại đất này, nông dân phải chọn các
giống có tính chống chịu cao và bón nhiều phân vi lượng. Lượng vôi cần bón
từ 300 - 500 kg/ha tùy theo độ chua của đất, có thể ủ vôi với phân chuồng để
tăng độ phân hủy.
Việc sử dụng phân bón để làm gia tăng một số lượng lớn chất dinh
dưỡng vào vòng tuần hoàn vật chất trong canh tác. Việc sử dụng phân chuồng
và các phế thải của trồng trọt, chăn nuôi là sử dụng lặp lại phần chất dinh

dưỡng đã tham gia vào thành phần của năng suất cây trồng. Sử dụng phân bón
đã bổ sung một phần chất dinh dưỡng bị cây hút và bù đắp sự mất đi khỏi đất
do nhiều quá trình khác nhau, vậy có thể nói phân bón là yếu tố quan trọng
làm tăng năng suất cây trồng và độ phì nhiêu của đất.
Việc sử dụng phân bón hữu cơ là hướng đi đúng, xác định lâu dài cho
nền sản xuất nông nghiệp bền vững. Kết hợp giữa phân bón hóa học và phân
bón hữu cơ đã bổ trợ cho nhau, vừa tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi
trường, lại tăng được chất lượng nông sản.
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Hiện nay, ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Thái
Nguyên nói riêng, diện tích đất hoang hoá còn rất nhiều, tập trung chủ yếu ở
những vùng không chủ động nước, đất đồi thấp, hoặc ở những vùng này trồng
trọt một số loại cây trồng có giá trị kinh tế thấp. Do đó, việc đưa cây trồng cạn
nói chung và cây đậu tương nói riêng vào sản xuất ở các vùng này là rất cần
thiết, nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, chống xói mòn, thoái hoá đất, nâng cao
thu nhập cho nông dân, cải thiện đời sống cộng đồng:
Đậu tương là cây luôn canh cải tạo đất tốt: 1 ha đậu tương nếu sinh
trưởng phát triển tốt để lại trong đất từ 30 - 60 kg N (Phạm Văn Thiều, 2000)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




9

[18]. Trong hệ thống luôn canh, nếu bố trí cây đậu tương vào cơ cấu cây trồng
hợp lý sẽ có tác dụng tốt đối với cây trồng sau, góp phần tăng năng suất cả hệ
thống cây trồng mà giảm chi phí cho việc bón N. Thân lá đậu tương dùng bón
ruộng thay phân hữu cơ rất tốt bởi hàm lượng N trong thân chiếm 0,05%,
trong lá: 0,19% (Nguyễn Danh Đông, 1983) [9].

Đậu tương là nguồn thức ăn tốt cho gia súc 1 kg đậu tương đương với
1,38 đơn vị thức ăn chăn nuôi. Toàn cây đậu tương (thân, lá, quả, hạt) có hàm
lượng đạm khá cao cho nên các sản phẩm phụ như thân lá tươi có thể làm
thức ăn cho gia súc rất tốt, hoặc nghiền khô làm thức ăn tổng hợp của gia súc.
Sản phẩm phụ công nghiệp như khô dầu có thành phần dinh dưỡng khá cao
N: 6,2%, P2O5: 0,7%, K2O: 2,4%, vì thế làm thức ăn cho gia súc rất tốt (Ngô
Thế Dân và cs, 1999) [4].
 Quy trình hiện hành bón phân cho đậu tương
Bón phân cho đậu tương nhìn chung khá đơn giản tuy nhiên cũng giống
như các cây trồng khác phải chú ý tuân thủ theo nguyên tắc 5 đúng: bón đúng
loại phân, bón đúng lúc, bón đúng cách, bón đúng đối tượng, bón đúng thời
tiết mùa vụ. Để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt thì đậu tương cần được bón
đầy đủ phân hữu cơ và các loại phân khoáng khác. Liều lượng phân bón cho
1ha trồng đậu tương:
- Phân chuồng: 5 - 10 tấn
- Phân đạm: 30 - 50 kg N
- Lân: 60 - 90 kg P2O5
- Kali: 60 - 90 kg P2O5
- Vôi: 300 - 500 kg vôi bột
Cách bón:
- Bón toàn bộ vôi trước lúc bừa lần cuối cùng
- Bón lót: Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân, 1/2 lượng phân
đạm và kali, có thể bón lót cả phân vi sinh. Toàn bộ lượng phân hóa học được
trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn, sau đó bón phân chuồng. Sau khi bón
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10


phân, lấp 1 lớp đất nhẹ phủ kín phân rồi mới gieo hạt để tránh hạt tiếp xúc với
phân làm giảm sức nảy mầm.
- Bón thúc: bón nốt lượng phân đạm và kali còn lại khi cây có 2 - 3 lá
thật, bón cách gốc 3 - 5 cm sau đó vun xới lấp toàn bộ phân.
1.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở thế giới và Việt Nam
1.3.1.Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới
Đậu tương là một trong những cây trồng có vị trí quan trọng trong hệ
thống nông nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới và lâu đời nhất của nhân
loại, có lịch sử trồng trọt khoảng 5.000 năm. Cây đậu tương có nguồn gốc từ
Đông bắc Trung Quốc, sau đó được trồng ở Nhật Bản, Triều Tiên và các nước
trên thế giới.
Mặc dù cây đậu tương có nguồn gốc từ Đông Bắc Trung Quốc nhưng khả
năng thích ứng rộng nên nó được phân bố khá rộng từ 400 Vĩ Bắc đến 400 Vĩ Nam.
Hiện nay có khoảng 78 nước trồng đậu tương. Tuy châu Á là nơi nguyên
sản của cây đậu tương nhưng nó lại được trồng tập trung ở châu Mỹ với 70,03%.
Châu Á chỉ có 23,5%, còn lại ở các châu lục khác. Cây đậu tương đã được trồng ở
khắp các châu lục và là cây lấy hạt, lấy dầu quan trọng bậc nhất của thế giới, là
cây trồng đứng hàng thứ 4 sau lúa mì, lúa nước và ngô. Vì vậy cây đậu tương
được nhiều nước trên thế giới quan tâm, đầu tư sản xuất. Tình hình sản xuất đậu
tương trên thế giới những năm gần đây được thể hiện qua bảng 1.1.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới những năm gần đây
Diện tích
(triệu ha)

Năng suất
(tạ/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)


2009

99,32

22,49

223,40

2010

102,61

25,84

265,25

2011

103,60

25,32

262,35

2012

104,99

23,03


241,84

2013

111,26

24,84

276,40

2014

117,70

26,20

308,03

Chỉ tiêu
Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2015) [34]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11


Qua bảng 1.1 cho thấy:
Về diện tích: Trong những năm gần đây diện tích trồng đậu tương trên thế
giới có xu hướng tăng lên theo các năm và dao động từ 99,32 triệu ha đến
117,70 triệu ha. Trong đó diện tích trồng đậu tương đạt thấp nhất là năm 2009
với 99,32 triệu ha, đạt cao nhất là năm 2014 diện tích trồng đậu tương của thế
giới là 117,70 triệu ha, tăng 18,37 triệu ha so với năm 2009. Qua bảng số liê ̣u
cho thấ y diê ̣n tích trồ ng đậu tương ngày càng tăng lên.
Về năng suất: Năng suất đậu tương trên thế giới những năm gần đây biến
động từ 22,49 tạ/ha - 26,20 tạ/ha. Năm 2010 năng suất đậu tương đạt cao nhất là
26,20 tạ/ha và thấp nhất là năm 2009 đạt 22,492 tạ/ha.
Về sản lượng: Sản lượng đậu tương trên thế giới trong những năm vừa
qua có những biến động, có xu hướng tăng. Nhìn chung từ năm 2009 tới năm
2014 sản lượng đậu tương trên thế giới tăng từ 223,40 triệu tấn đến 308,03 triệu
tấn. Sản lượng trồng đậu tương tăng nhanh như vậy nguyên nhân là do diện
tích trồng đậu tương trong những năm gần đây cũng tăng lên và do người
trồng đậu tương đã ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật tiên tiến để phục
vụ sản xuất. Năm 2014 sản lượng cao nhất đạt 308,03 triệu tấn và thấp nhất là
năm 2009 sản lượng đạt 223,40 triệu tấn. Riêng năm 2011 và 2012 sản lượng
đậu tương giảm mặc dù diện tích trồng đậu tương vẫn tăng là do thời tiết khí
hậu không thuận lợi, thường xuyên xảy ra thiên tai hạn hán. Đến năm 2013 và
2014 sản lượng đậu tương tăng dần lên.
Trên thế giới có rất nhiều quốc gia trồng đậu tương tuy nhiên sản xuất
đậu tương tập trung chủ yếu ở những nước như Mỹ, Brazil, Trung Quốc và
Achentina (Phạm Văn Thiều, 1996) [18]. Sản lượng đậu tương của 4 nước này
chiếm khoảng 90 - 95% sản lượng đậu tương của toàn thế giới. Đặc biệt Mỹ là
quốc gia sản xuất đậu tương lớn nhất thế giới. Hiện nay Mỹ là quốc gia đứng đầu
về sản xuất đậu tương chiếm 45% diện tích, 55% sản lượng đậu tương thế giới.
Đồng thời Mỹ cũng là quốc gia xuất khẩu đậu tương lớn nhất, lượng đậu tương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





12

xuất khẩu chiếm 1/3 sản lượng đậu tương của Mỹ. Phần lớn sản lượng đậu
tương của Mỹ hoặc để nuôi gia súc, hoặc để xuất khẩu, mặc dù lượng đậu
tương tiêu thụ ở người dân Mỹ đang tăng lên. Đậu tương đối với Mỹ được coi
là mặt hàng chiến lược trong xuất khẩu và thu ngoại tệ. Dầu đậu tương chiếm
tới 80% lượng dầu ăn được tiêu thụ ở Mỹ.
1.3.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp có lịch sử trồng đậu tương lâu đời.
Hiện nay cây đậu tương ở Việt Nam chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền
nông nghiệp. Nhận thức được vai trò quan trọng của cây đậu tương trong việc
phát triển kinh tế, nước ta đã và đang chú trọng vào sản xuất đậu tương, văn kiện
Đại hội V của Đảng cộng sản Việt Nam (tập II trang 37) có ghi: “Đậu tương cần
được phát triển mạnh mẽ để tăng nguồn đạm cho người, gia súc, đất đai và trở
thành một loại hàng hoá xuất khẩu chủ lực ngày càng quan trọng”. Cây đậu
tương đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, tạo
thêm công ăn việc làm, sử dụng hợp lý đất đai, lao động, tiền vốn. Tuy nhiên sản
xuất đậu tương ở nước ta chưa được đầu tư cao, năng suất còn thấp hơn nhiều so
với thế giới. Sản xuất đậu tương trong nước nhằm 2 mục đích:
- Giải quyết vấn đề protein cho người và gia súc.
- Cải tạo đất.
Theo số liệu thống kê của chính phủ, đậu tương được trồng ở 28 tỉnh,
trong đó 70% ở miền Bắc và 30% ở miền Nam. Khoảng 65% đậu tương nước
ta được trồng ở vùng cao, những nơi đất không màu mỡ và 35% được trồng ở
những vùng đất thấp ở khu vực đồng bằng sông Hồng. Đậu tương được trồng
ở nhiều địa phương trên khắp cả nước vào từng thời điểm khác nhau trong vụ
Xuân, vụ Hè và vụ Đông.

Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam những năm gần
đây được thể hiện qua bảng 1.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13

Bảng 1.2. Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam trong những
năm gần đây
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tạ/ha)

(nghìn tấn)

2009

147,00

14,64

215,20


2010

197,80

15,09

298,60

2011

181,39

14,69

266,53

2012

120,75

14,51

175,29

2013

117,80

14,500


168,40

2014

109,35

14,32

156,55

Chỉ tiêu
Năm

(Nguồn: FAOSTAT, 2015) [34]
Qua bảng 1.2 cho thấy:
Về diện tích: Diện tích trồng đậu tương trong những năm gần đây giảm
dần, dao động từ 109,35 - 197,80 nghìn ha. Trong đó năm 2014 có diện tích thấp
nhất đạt 109.53 nghìn ha, và cao nhất là năm 2010 (197,80 nghìn ha). Sở dĩ trong
những năm gần đây diện tích trồng đậu tương giảm nhanh là do sức ép của dân
số và nhu cầu sử dụng đất cho công nghiệp ngày càng tăng.
Về năng suất: Năng suất đậu tương nước ta biến động dao động từ 14,32
- 15,09 tạ/ha. Năm 2010 năng suất đậu tương đạt ở mức cao nhất với 15,09 tạ/ha,
năm 2014 đạt thấp nhất với 13,32 tạ/ha. Từ năm 2010 đến năm 2014 năng suất
đậu tương lại có xu hướng giảm.
Về sản lượng: Cùng với diện tích trồng đậu tương, năng suất đậu tương
luôn có sự biến động, không ổn định nên kéo theo sản lượng đậu tương của nước
ta cũng luôn có sự biến động. Năm 2010 sản lượng đậu tương ở mức cao nhất
đạt 298,60 nghìn tấn. Đặc biệt sản lượng đậu tương giảm mạnh từ 298,60 nghìn
tấn (năm 2010) xuống còn 156,55 nghìn tấn (năm 2014) giảm 142,05 nghìn tấn.

Nhìn chung, diện tích, năng suất và sản lượng của nước ta đều đạt cao
nhất vào năm 2010, nhưng những năm gần đây đang có xu hướng giảm dần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14

Với xu hướng đô thị hóa ngày càng mạnh khiến diện tích đất nông nghiệp bị
thu hẹp dần, diện tích trồng đậu tương cũng nằm trong xu hướng đó. Do vậy,
muốn tăng sản lượng trên đơn vị diện tích chúng ta không còn con đường nào
khác là phải chọn tạo giống, thuật mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt và áp
dụng các biện pháp kỹ như phân bón, mật độ, thời vụ… phục vụ nhu cầu của
thị trường hướng đến xuất khẩu.
Việc sản xuất đậu tương của nước ta những năm gần đây đã có những
biến động rõ rệt về diện tích, năng suất, sản lượng. Nguyên nhân là do:
- Thiếu sự quan tâm đúng mức của nhà nước, vai trò lãnh đạo của các
địa phương đối với cây đậu tương chưa có.
- Chưa có được bộ giống phù hợp cho từng vùng sinh thái và biện pháp kĩ
thuật cho giống.
- Diện tích đất trồng đậu tương tập trung ở miền núi, cơ sở vật chất
còn nghèo.
- Chưa thay đổi được tập quan canh tác truyền thống của người dân. Do
quan niệm của nông dân chưa thực sự coi đậu tương là cây trồng chính nên ở
nhiều nơi nhiều vùng không chú ý đến việc lựa chọn đất trồng và không đầu
tư đúng mức. Do vậy, chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của giống.
- Giá bán sản phẩm không ổn định cũng là nguyên nhân cản trở sản
xuất đậu tương. Hệ thống cung ứng giống còn bất cập. Vấn đề thủy lợi hóa
trong sản xuất đậu đỗ chưa được đáp ứng. Do vậy, tình trạng thiếu nước vào

thời điểm gieo trồng nhưng lại thừa nước vào thời kỳ thu hoạch đã làm giảm
năng suất và chất lượng sản phẩm.
Vì vậy để nâng cao năng suất, sản lượng đậu tương thì cần phải có sự
quan tâm của các cấp, các ngành đặc biệt là đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học
và chuyển giao, gắn kết quả nghiên cứu với chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.
1.3.3. Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên
Cùng với sự phát triển cây đậu tương của cả nước, trong những năm gần
đây cơ chế thị trường thực sự đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15

nông dân Thái Nguyên. Người nông dân được tự do lựa chọn cây trồng và tự
làm giàu trên mảnh đất của mình. Do vậy, cây đậu tương thực sự giữ vị trí đáng
kể trong cơ cấu cây trồng. Trong những năm qua diện tích, năng suất và sản
lượng của Thái Nguyên có những chuyển biến đáng kể góp phần ổn định đời
sống kinh tế của đồng bào miền núi. Tình hình sản xuất đậu tương của tỉnh Thái
Nguyên những năm gần đây được thể hiện qua bảng 1.3.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tương trong những năm gần đây tại
Thái Nguyên
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)


(tạ/ha)

(triệu tấn)

2008

2

14,0

2,8

2009

1,9

13,7

2,6

2010

1,6

14,4

2,3

2011


1,6

14,4

2,3

2012

1,18

15,7

1,8

2013

1,4

14,3

1,6

2014

1,6

15,6

2


Chỉ tiêu
Năm

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2016) [20]
Qua bảng 1.3 cho thấy:
Diện tích và sản lượng đậu tương của tỉnh Thái Nguyên trong những năm
gần đây liên tục giảm. Năm 2008, tỉnh trồng được 2,0 ha đậu tương, sau 3 năm
diện tích đã giảm 67,22% còn 1.18 ha (năm 2012). Điều đó đã dẫn đến sản lượng
giảm từ 2,8 triệu tấn (năm 2008) xuống 1,6 triệu tấn (năm 2013) đến năm 2014
có xu hướng tăng.
Năng suất đậu tương của tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây có
xu thế tăng, dao động từ 13,7 - 15,7 tạ/ha. Năm 2012 năng suất đậu tương đạt
lớn nhất 15,7 tạ/ha và đạt thấp nhất vào năm 2009 (13,7 tạ/ha) do đã có một số ít

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




×