Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 53 trang )

Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

LỜI MỞ ĐẦU
Các doanh nghiệp hiện nay tồn tại trong sự biến đổi liên tục và không ổn định, là
thành viên của mạng lưới kết nối theo vòng tròn chứ không theo hệ thống cấp bậc
thống nhất, làm việc trên quan hệ đồng minh và trên tình thần hợp tác có lợi cho cả hai
bên. Trong môi trường như vậy, bất kì tổ chức nào nếu muốn tồn tại lâu dài thì ngoài
hoạt động cho tốt để đạt được mục tiêu lợi nhuận thì các công ty còn phải chú ý đến
giới hữu quan bên ngoài công ty bởi lẽ hoạt động của công ty không thể tách rời với
hoạt động của các tổ chức bên ngoài công ty.
Hoạt động quan hệ truyền thông có thể nói là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp
vì nó tạo ảnh hưởng tốt, hữu hình, với chi phí thấp, tạo được tiếng vang khi chuyển tải
hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng. Hơn nữa, làm truyền thông sẽ giúp cho doanh
nghiệp vượt qua những sóng gió và bão táp. Để có được mối quan hệ tốt đẹp và danh
tiếng trong mắt công chúng thì doanh nghiệp cần có một kế hoạch quan hệ truyền
thông với các đối tượng công chúng một cách tốt đẹp nhất.
Vinacafé hay còn được viết là Vinacafe là một thương hiệu sản phẩm cà phê hòa
tan, đồng thời cũng là tên hiệu thường dùng để chỉ Công ty Cổ phần Vinacafé Biên
Hòa. Đây là một trong những thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp nổi tiếng hàng
đầu tại Việt Nam. Bên cạnh đó Vinacafe Biên Hoà phải đối mặt với rất nhiều thách
thức để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường hiện nay khi có rất nhiều công ty
đang cạnh tranh khốc liệt. Chính vì vậy, việc tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu
cầu thì một phần yếu tố quan trọng đó là làm thế nào để khách hàng nhận biết, lựa
chọn sản phẩm. Và thiết lập các mối quan hệ với truyền thông chính là công cụ, nhịp
cầu để mang hình ảnh thông tin của Vinacafe Biên Hoà đến gần với người tiêu dùng.
Vì thế em chọn “Đề tài phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông
của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà”.
Đồ án được chia làm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về hoạt động quan hệ truyền thông và công ty Cô
phần Vinacafe Biên Hoà.
Chương 2 : Hoạt động quan hệ truyền thông tại công ty Cổ phần Vinacafe Biên


Hoà.
Chương 3 : Đề xuất hướng hoạt động quan hệ truyền thông cho công ty Cổ phần
Vinacafe Biên Hoà.
SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

i


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

Trong quá trình làm đề tài chúng em đã cố gắng rất nhiều nhưng với trình độ
kiến thức có hạn nên có thể đề tài này còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của cô để bài làm của chúng em hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, nhóm em xin được gửi lời cảm ơn tới cô Nguyễn Lê Ngọc Trâm đã
giúp đỡ tận tình để nhóm chúng em hoàn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!

SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

ii


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

MỤC LỤC

SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

iii



Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Hình ảnh về báo in.....................................................................2
Hình 1.2: Hình ảnh về Báo Ảnh................................................................3
Hình 1.3 Đài truyền hình Việt Nam..........................................................4
Hình 1.4 Đài tiếng nói Việt Nam...............................................................4
Hình 1.5 Logo công ty cổ phần Vinacafé Biên Hoà.................................7
Hình 1.6: Cà phê rang xay......................................................................12
Hình 1.7: Vinacafe Biên Hoà Hoà Tan 3 trong 1...................................12
Hình 1.8: Ngũ côc dinh dưỡng................................................................13
Hình 1.9: Ngũ côc dinh dưỡng Dế Mèn..................................................14
Hình 2.1: Toàn cảnh Tọa đàm khách hàng 2009...................................25
Hình 2.2 Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Phan Thị Mỹ Thanh trao
KNC và hoa cho Nhà tài trợ....................................................................26
Hình 2.3 Ông Phạm Quang Vũ (áo trắng)- Phó chủ tịch Hội đồng quản
trị, Giám đôc Công tyCP Vinacafe Biên Hòa trao sô tiền 630 triệu đồng
cho đại diện Báo Tuổi trẻ.........................................................................26
Hình 2.4 Đại diện Báo Tin tức và đại diện nhà tài trợ Công ty Vinacafe
Biên Hòa chụp ảnh cùng các em học sinh nghèo vùng khó huyện Sông
Mã............................................................................................................. 27
Hình 2.5: Lễ phát động Chương trình “Đi bộ vì sức khoẻ Cộng đồng”
................................................................................................................... 27
Hình 2.6 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghé thăm gian hàng VCF tại
CAEXPO 2013 và nói chuyện với Chủ tịch HĐQT và Tổng GĐ VCF
(bìa trái) về tình hình phát triển kinh doanh XK tại thị trường Trung
Quôc.......................................................................................................... 28
Hình 2.7 Hình ảnh Vinacafé Biên Hoà...................................................28
Hình 2.8: Truyền hình.............................................................................31

Hình 2.9: Trang web của Vinacafe Biên Hoà.........................................32
SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

iv


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

Hình 3.1 Logo công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà..............................38

SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

v


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng cân đôi kế toán của công ty cổ phần cà Vinacafé Biên
Hoà năm 2011 – 2013............................................................................... 20
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần
Vinacafé Biên Hoà năm 2011 – 2013.......................................................21

SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

vi


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ TRUYỀN
THÔNG VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN VINACAFE BIÊN HOÀ
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ TRUYỀN THÔNG
1.1 Khái niệm quan hệ quan hệ truyền thông
1.1.1 Khái niệm về quan hệ truyền thông
Quan hệ truyền thông là một chức năng quan trọng của PR. Nó bao gồm việc
phổ biến, truyền đạt có mục đích những thông điệp đã được lập kế hoạch và thực hiện
thông qua những phương tiện truyền thông có chọn lọc, không phải trả tiền, để phục
vụ những mục đích cụ thể của tổ chức.
(Johnston & Jawawi – PR Lý thuyết và thực hành;2004).
1.1.2 Mối quan hệ giữa PR & Truyền thông
PR và truyền thông có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau. PR là một hình
thức của hoạt động truyền thông, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để
truyền tải thông điệp và thực hiện chức năng của mình. Do đó việc lựa chọn được
phương tiện truyền thông đại chúng thích hợp là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần
tạo nên một chiến dịch PR thành công.
PR là cầu nối, là tiếng nói của doanh nghiệp đối với truyền thông . Mối quan hệ
giữa truyền thông và PR là mối quan hệ tương trợ lẫn nhau.Truền thông giúp PR đưa
thông tin đến với công chúng và ngược lại PR cũng mang đến cho báo chí những
thông tin mang tính nóng hổi và quan trọng của doanh nghiệp”.
PR là nguồn tin quan trọng giúp cho thông tin của báo chí thêm phong phú, gắn
bó hơn với đời sống thực tiễn xã hội.
PR giúp phóng viên, báo chí tác nghiệp một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận
lợi hơn.
Truyền thông là cầu nối hữu hiệu nhất giúp PR chuyển tải hình ảnh, thông tin về
tổ chức, doanh nghiệp đến với công chúng.
1.2 Các loại hình truyền thông
1.2.1. Báo in:
Báo in là tên gọi loại hình báo chí được thực hiện bằng phương tiện in ấn ( Báo,

tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn…) đây là sản phẩm định kì về thời gian và
nội dung.
SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

1


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

Hình 1.1 Hình ảnh về báo in
Báo in có vai trò rất quan trọng trong mối quan hệ truyền thông của các tổ chức.
Là công cụ để đạt được mục đích của PR và quan hệ truyền thông của tổ chức. Giữ vai
trò quan trọng trong việc tiếp cận và có rất nhiều đối tượng công chúng mục tiêu với
rất nhiều thông điệp khác nhau. Đối tượng tiếp cận lớn. Sự đa dạng của các truyền
thông in ấn làm tăng khả năng tiếp cận trên cơ sở địa lý với từng nhóm đối tượng công
chúng cụ thể. Sự đa dạng, phong phú về chủng loại & hướng tới những mục tiêu khác
nhau của các loại tạp chí. Mục đích chính mà các doanh nghiệp quan hệ với báo in là:
việc quan hệ với báo in không phải dể phát ra các thông cáo báo chí, giải đáp các câu
hỏi của các nhà báo, hoặc thậm chí không phải để có được những tập tài liệu đồ sộ
gồm các bài cắt ra rừ các báo mà mục đích chính ở đây là nâng cao danh tiếng của một
tổ chức và các sản phẩm, cũng như để tác động và thông tin cho những đối tượng công
chúng mục tiêu. Hiện nay có các loại báo in phổ biến như sau : Báo, tạp chí, sách, cẩm
nang, danh bạ…
1.2.2. Báo Ảnh
Đây là một loại tài liệu báo chí đặc biệt với những hình ảnh chân thực và biết nói.
Về cơ bản, chúng được đánh giá như một chiến thuật có đặc điểm “ không nói dối”.
Các bức ảnh có vai trò như sự chú thích và là công cụ quảng cáo của tổ chức.

SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A


2


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

Hình 1.2: Hình ảnh về Báo Ảnh
Yêu cầu đối với báo ảnh:
Phải phục vụ cho mục đích sử dụng cuối cùng của bức ảnh. Các bức ảnh mang
tính quảng danh phải được chú thích rõ rang. Thể thức phải phù hợp với phong cách và
màu sắc chủ đạo.
1.2.3. Truyền thông điện tử
Ngày nay, do việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ truyền thông vệ tinh và
công nghệ tiên tiến nên sự phát triển của phương tiện truyền thông điện tử ngày càng
mạnh. Đây là loại phương tiện tiếp cận được số lượng lớn công chúng mục tiêu. Con
người ngày càng phụ thuộc vào các phương tiện PT-TH, phần lớn công chúng nhìn thế
giới thông qua PT-TH & internet, hơn nữa theo ước tính trung bình mỗi gia đình dành
hơn 6h/ngày để xem truyền hình. Chính vì vậy, khi sử dụng các phương tiện các
phương tiện truyền thông điện tử sẽ có được một số lợi thế đó là có thể tiếp cận được
hàng triệu người mỗi ngày, thu hút sự chú ý của công chúng tốt hơn và gây tác động
vào trí nhớ mạnh hơn.
Có các loại truyền thông điện tử sau:
• Truyền hình : Là một hệ thống điện tử viễn thông có khả năng thu nhận tín hiệu
sóng và tín hiệu qua đường cáp để chuyển thành hình ảnh và âm thanh.

SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

3


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà


Hình 1.3 Đài truyền hình Việt Nam
• Đài phát thanh : Thông tin được truyền đi bằng sóng vô tuyến từ các cột hoặc
trạm phát sóng để đến được các thiết bị thu như đài radio hoặc điện thoại di động.
Ngày nay tín hiệu vô tuyến cũng được truyền qua đường cáp quang hoặc vệ tinh để
đến được những vùng xa xôi.

Hình 1.4 Đài tiếng nói Việt Nam
1.2.4. Báo mạng/ Internet
Internet được coi là công cụ truyền thông mới cực kì có sức mạnh. Có mạng lưới
chia sẻ thông tin công cộng trên thế giới và những thông tin lưu trữ ở dạng kĩ thuật số
trên hàng ngàn máy tính. Vì vậy, các nhà báo sử dụng internet như một nguồn tin quan
trọng để nghiên cứu và đưa tin. Một lượng lớn phóng viên đều lên mạng và ưa thích sử
dụng email như một nguồn tin chính trong quan hệ giữa họ với PR.. Là một nhân viên
PR việc có kiến thức và thành thạo Internet, đã trở thành những điều kiện cần thiết
không thể thiếu trong công việc thực tiễn của mình. Vai trò của internet thể hiện ở việc
internet đã làm thay đổi hoàn toàn cách giao tiếp của chúng ta với nhau, cách giao tiếp
trong nội bộ tổ chức và giữa tổ chức với công chúng. Sử dụng internet các tổ chức

SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

4


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

không phải đối mặt với sự can thiệp, nhào nặn thông tin của “ người trung gian”, tức là
việc đưa tải thông điệp thông qua báo chí.
Có các loại truyền thông qua internet như sau:
 Thư điện tử (E-mail) : Được phân phát trực tuyến và ngay lập tức đã

thay thế công nghệ in ấn, gửi fax truyền thống bằng các phương tiện có
khả ănng phân phát thông tin nhanh chóng.
 Các trang web (website) : Một trang web giúp cá nhân hay một tổ chức
linh hoạt và tự do trong việc “tung tin” mà không hề bị nhào nặn hoặc
sửa đổi bởi một trung gian nào.
 Các quan hệ với truyền thông qua mạng (oline media relations) : Ngoài
việc lập các trang web, người làm PR cũng sử dụng internet để giao tiếp
với giới truyền thông. Ngày nay, các nhà báo sử dụng web như một
nguồn thin chủ yếu của một tổ chức. Ngày càng nhiều các nhà báo giao
tiếp với các nguồn tin của PR thông qua email.
1.3. Mục tiêu của hoạt động quan hệ truyền thông
Quan hệ truyền thông đóng vai trò trung tâm trong hoạt động PR của một tổ
chức, nó tác động và thông tin cho các đối tượng công chúng mục tiêu… Vậy nên,
mục tiêu truyền thông không nên là ý muốn chủ quan ngẫu hứng của một cá nhân nào
cả mà phải là kết quả có được từ các công đoạn trước của quá trình hoạch định, lên kế
hoạch hoạt động. Do đó, một hoạt động truyền thông chỉ có hiệu quả khi người làm
truyền thông xác định đúng mục tiêu. Về cơ bản, hoạt động quan hệ truyền thông bao
gồm những mục tiêu chính sau:
• Xây dựng độ nhận biết: bất kì một doanh nghiệp mới hay một sản phẩm mới
nào chưa được biết đến trên thị trường thì đều cần tạo lập được sự nhận biết. Từ đây,
hoạt động truyền thông tập trung vào việc xác định các đối tượng công chúng mục tiêu
và lựa chọn kênh truyền thông hiệu quả để các đối tượng công chúng của họ có thể
biết đến các sản phẩm mới, các doanh nghiệp mới này.
• Cung cấp thông tin: mục tiêu chính trong hoạt động truyền thông là cung
cấp thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp, về những hoạt động của doanh nghiệp…
đến với công chúng của mình.

SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

5



Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

• Mục tiêu thuyết phục: truyền thông có thể cung cấp những thông tin cần
thiết đến với công chúng, từ đó nó có thể thuyết phục khách hàng tin dùng sản phẩm
hay thuyết phục họ tin vào những gì mà doanh nghiệp muốn truyền đạt.
• Mục tiêu nhắc nhở: khi sản phẩm đã có mặt trên thị trường quá lâu, khách
hàng có thể lãng quên sản phẩm đó thì hoạt động truyền thông cũng có thể nhắc nhở
khách hàng về sự tồn tại của chúng trên thị trường.
• Xây dựng thương hiệu: truyền thông có mối liên hệ mật thiết với PR, từ đó,
các doanh nghiệp thường tổ chức các hoạt động truyền thông kết hợp với PR để có thể
đánh bóng tên tuổi của mình trên thị trường, xây dựng và củng cố thương hiệu.
• Tác động đến nhận thức: trong tiến trình hoạt động, các doanh nghiệp không
khỏi không có những mong muốn, những vấn đề cần đính chính, những thông điệp cần
truyền tải…đến với các nhóm công chúng của mình, và đó cũng chính là một trong
những mục tiêu trong quan hệ truyền thông.
• Bán sản phẩm: đồng bộ với mục tiêu kinh doanh, mục tiêu của truyền thông
cũng mong muốn quý khách hàng có thể lựa chọn các sản phẩm của công ty mình. Do
đó, một trong những mục tiêu trong truyền thông là bán sản phẩm.
1.4. Những mảng hoạt động chính của quan hệ truyền thông:
Quan hệ truyền thông giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối đa cho chiến dịch
truyền thông của mình cho dù doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức dung truyền hình, phát
thanh, báo in hay qua sự truyền đạt cá nhân.
• Quan hệ truyền thông: hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ hai chiều
gắn bó, thường xuyên với các nhóm đối tượng của giới truyền thông đại chúng. Tạo
dựng lòng tin, quan hệ chân thành, trung thực, nhiệt tình, có tâm, giữ chữ tính. Hoạt
động quan hệ truyền thông hỗ trợ doanh nghiệp chuyển tải thông điệp của mình tới nhà
đầu tư, khách hàng mục tiêu kịp thời, chính xác với hiệu quả tối đa.
• Tổ chức họp báo: báo chí là một công cụ quan trọng trong việc đưa thông

tin về các hoạt động, sự kiện, tổ chức đến với công chúng thông qua các phương tiện
truyền thông, đại diện trực tiếp là các phóng viên. Đặc biệt khi phương tiện để chuyển
tải lại là internet. Tính chi tiết hóa và tỉ mỉ cũng không thể xem nhẹ khi làm việc này.
• Thông cáo báo chí : soạn thảo nội dung thông tin, các thông điệp truyền
thông… đảm bảo cung cấp cho giới truyền thông những thông tin chính xác, trung
thực, nhất quán về đường lối, chính sách và các hoạt động của doanh nghiệp.
SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

6


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

II. TỒNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1. Tổng quan về công ty CP Vinacafé Biên Hoà

Hình 1.5 Logo công ty cổ phần Vinacafé Biên Hoà
-

Tên công ty: CÔNG TY CP VINACAFÉ Biên Hoà

-

Tên tiếng Anh: VINACAFÉ BIEN HOA JOINT STOCK COMPANY

-

Tên viết tắt: VINACAFÉ B.H

-


Vốn điều lệ: 265.791.350.000 đồng. Tương ứng với: 26.579.135 cổ phiếu phổ
thông.

-

Trụ sở chính: Khu công nghiệp Biên Hoà 1, phường An Bình, Tp. Biên Hoà, tỉnh
Đồng Nai, Việt Nam.

-

Điện thoại: +84 - 61 - 3836554

-

Fax: +84 – 61 - 3836108

-

Website: www.vinacafebienhoa.com

-

Emai:

-

Giấy CNĐKKD: Số 4703000186 do Sở Kế Hoạch & Đầu tư tình Đồng Nai cấp 1
lần đầu ngày 29/12/2004


-

Tên cổ phiếu: Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hoà

Mã cổ phiếu: VCF

SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

7


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành.
• Năm 1969 – Nhà máy cà phê Corone
Ông Marcel Coronel, quốc tịch Pháp, cùng vợ là bà Trần Thị Khánh khởi công
xây dựng Nhà máy Cà phê Coronel tại Khu Kỹ nghệ Biên Hoà (nay là Khu Công
nghiệp Biên Hoà 1), tình Đồng Nai với mục đích giảm thiểu chi phí vận chuyển cà phê
về Pháp. Nhà máy Cà phê Coronel có công suất thiết kế 80 tấn cà phê hoà tan/năm, với
toàn bộ hệ thống máy móc thiết bị được nhập khẩu từ Đức. Nhà máy Cà hphee
Coronel tự hao là nhà máy chế biến cà phê hoà tan đầu tiên trong toàn khu vực các
nước Đông Dương.
• Năm 1975 – Nhà máy Cà phê Biên Hoà
Khi Việt Nam thống nhất, gia đình Coronel trở về Pháp. Họ bàn giao Nhà máy cho
Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Nhà máy Cà phê Coronel được
đổi tên thành Nhà máy Cà phê Biên Hòa và được giao cho Tổng cục Công nghệ Thực
phẩm quản lý. Tại thời điểm bàn giao, Nhà máy Cà phê Coronel đã chạy thử mẻ cà phê
hòa tan, nhưng không thành công, bởi dù rất đam mê công việc, nhưng vốn là kỹ sư
nông nghiệp, ông Marcel Coronel chưa tìm được cách “thuần phục”được hệ thống dây
chuyền phức tạp gồm rất nhiều máy móc, thiết bị chế biến cà phê hòa tan này.

• Năm 1977 – Việt Nam sản xuất thành công café hoà tan
Vào đúng dịp kỷ niệm 2 năm ngày Việt Nam thống nhất, mẻ cà phê hòa tan đầu tiên
ra lò trước sự vui mừng của toàn thể cán bộ công nhân viên Nhà máy Cà phê Biên
Hòa. Trong suốt hai năm trước đó, tập thể các kỹ sư, công nhân đã ngày đêm cùng
nhau tìm tòi, nghiên cứu để có thể vận hành thành công nhà máy. Năm 1977 đánh dấu
một cột mốc quan trọng của Nhà máy cà phê Biên Hòa và cũng là của ngành cà phê
Việt Nam: lần đầu tiên, Việt Nam sản xuất thành công cà phê hòa tan.
• Năm 1978 – Cà phê Việt xuất ngoại
Theo Nghị định thư Việt Nam ký kết với các nước trong hệ thống XHCN về hàng
đổi hàng, từ 1978, Nhà máy Cà phê Biên Hòa bắt đầu xuất khẩu cà phê hòa tan đến
các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông Âu.
• Năm 1983 – Ra đời thương hiệu Vinacafé
Trong suốt những năm 1980, Nhà máy Cà phê Biên Hòa vừa nghiên cứu cải tiến kỹ
thuật để xây dựng quy trình sản xuất chuẩn, vừa sản xuất cà phê hòa tan xuất khẩu
theo đơn đặt hàng của nhà nước. Cùng với địa chỉ sản xuất được ghi trên từng bao bì
SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

8


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

sản phẩm, tên “Vinacafé” bắt đầu xuất hiện ở thị trường Đông Âu bắt đầu từ 1983,
đánh dấu thời điểm ra đời của thương hiệu Vinacafé.
• Năm 1990 – Vinacafé chính thức trở lại Việt Nam
Vào cuối những năm 1980, các đơn đặt hàng cà phê hòa tan Vinacafé ngày càng
giảm, theo cùng với tốc độ diễn biến bất lợi của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông
Âu. Năm 1990, Vinacafé chính thức quay trở lại thị trường Việt Nam dù trước đó một
số sản phẩm của Nhà máy Cà phê Biên Hòa đã được tiêu thụ ở thị trường này. Khi
quay lại Việt Nam, các sản phẩm của Nhà máy cà phê Biên Hòa rất khó tìm được chỗ

đứng, do trước đó thị trường cà phê Việt Nam đã được định hình bởi thói quen uống cà
phê rang xay pha tạp (hệ lụy từ chính sách ngăn sông cấm chợ, dẫn đến thiếu hụt cà
phê nguyên liệu, người ta phải độn ngô và nhiều phụ gia khác vào cà phê).
• Năm 1993 – Ra đời cà phê hoà tan 3 trong 1
Cà phê hòa tan 3 trong 1 Vinacafé ra đời đã được thị trường đón nhận nhanh chóng.
Giải pháp đưa đường và bột kem vào cà phê đóng sẵn từng gói nhỏ đã giúp người Việt
Nam lần đầu tiên được thoả mãn thói quen uống cà phê với sữa mà không phải chờ cà
phê nhỏ giọt qua phin. Cà phê hòa tan 3 trong 1 thành công nhanh đến mức thương
hiệu Vinacafé ngay lập tức được Nhà máy Cà phê Biên Hòa đăng ký sở hữu trí tuệ tại
Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.
• Năm 1998 – Khởi công nhà máy thứ 2
Năm 1998 đánh dấu một cột mốc quan trọng về sự lớn mạnh vượt bậc. Nhà máy
chế biến cà phê hòa tan thứ hai được khởi công xây dựng ngay trong khuôn viên của
nhà máy cũ. Nhà máy này có công suất thiết kế 800 tấn cà phê hòa tan/năm, lớn gấp 10
lần nhà máy cũ. Chỉ sau đó 2 năm, nhà máy mới đã chính thức được đưa vào vận hành
để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu.
• Năm 2004 – Công ty CP Vinacafé Biên Hoà
Ngày 29 tháng 12 năm 2004, Nhà máy cà phê Biên Hòa chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp - từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Yêu quý đứa con tinh thần,
cộng với sự nổi tiếng của thương hiệu Vinacafé, các cổ đông sáng lập (hầu hết là người
của Nhà máy Cà phê Biên Hòa) đã đặt tên mới cho công ty là: Công ty Cổ phần
Vinacafé Biên Hòa (Vinacafé BH). Đây cũng là thời điểm mở ra một chương mới cho
lịch sử Công ty khi mà nó hoạch định lại chiến lược phát triển, viết lại sứ mệnh, tầm

SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

9


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà


nhìn mới và xác định những giá trị cốt lõi của mình, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập
kinh tế quốc tế.
• Năm 2010 – Khởi công nhà máy thứ 2 tại Long Thành – Đồng Nai
Ngày 15-12, Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa đã khởi công xây dựng nhà máy
chế biến cà phê hòa tan trên khu đất rộng gần 5 ha tại KCN Long Thành, Đồng Nai.
Nhà máy thứ ba này có công suất 3.200 tấn cà phê hòa tan nguyên chất/năm, dự kiến
khi đi vào hoạt động trong quý 1-2013, mỗi Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa Báo
cáo thường niên 2013 năm nhà máy sẽ cung cấp ra thị trường hàng vạn tấn cà phê hòa
tan 2 trong 1, 3 trong 1 theo công nghệ hiện đại của châu Âu. Cùng trong năm này, vào
11/2010, công ty đã đưa vào áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008. Năm 2010 công ty cấu trúc lại bộ máy phòng ban công ty bằng sự thành
lập của phòng Cung ứng và phòng Marketing trên cơ sở từ phòng Kinh doanh.
• Năm 2011 – Niêm yết cổ phần
Ngày 28/01/2011, toàn bộ 26.579.135 cổ phiếu của Công ty CP Vinacafé Biên Hòa ,
tương đương 100% vốn điều lệ 265.791.350.000 đồng, chính thức được niêm yết tại
sàn Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh- HOSE với mã chứng khoán là
VCF. Trong ngày giao dịch đầu tiên, giá khởi điểm của mỗi cổ phiếu VCF là 50.000
đồng. Tháng 9/2011, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan chào mua công khai cổ
phiếu VCF. Đề nghị chào mua của Masan được Vinacafé Biên Hòa chấp thuận. Tính
đến nay, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đã nắm giữ 14.140.911 cổ phiếu
VCF, tương đương 53.20% vốn điều lệ của Vinacafé Biên Hòa.
• Năm 2012 - Hợp nhất hai hệ thống phân phối của VINACAFÉ BH VÀ
MASAN CONSUMER
Vào quý I/2012, hợp nhất hai hệ thống phân phối của công ty Vinacafé Biên Hòa và
Masan Consumer tạo thành 1 hệ thống phân phối chung, phát triển lớn mạnh, rộng
khắp và hoạt động hiệu quả. Quý 2/2012, phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm
R&D được thành lập trên cơ sở từ bộ phận Nghiên cứu sản phẩm mới của phòng KCS
đáp ứng hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Cũng trong năm này, quý
3/2012, Công ty đã triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP và

bước đầu áp dụng hệ thống trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.

SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

10


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

• Năm 2012 - 2013: Chính thức đưa dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan tại
nhà máy Long Thành vào sản xuất
Vào quý II/2013, Công ty chính thức đưa dây chuyền sản xuất cà phê hoà tan tại
Nhà máy Long Thành vào hoạt động. Tháng 5/2013, Ông Nguyễn Tân Kỷ chính thức
là Tổng Giám đốc của Công ty. Nguyên Tổng Giám đốc Phạm Quang Vũ được bầu
làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Vinacafé Biên Hoà. Tháng 6/2013, Công
ty đã sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức Công ty, các phòng, ban chức năng được sắp
xếp phù hợp theo hướng chuyên môn hóa cũng như phân định rõ ràng chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của từng phòng, ban chức năng để phát
huy tối đa hiệu suất hoạt động đáp ứng ngày càng cao yêu cầu công việc, đảm bảo sự
chỉ đạo xuyên suốt của cấp quản lý trực tiếp có thẩm quyền và phù hợp mục tiêu phát
triển chung của Công ty. Tách, thành lập các phòng ban mới của Công ty gồm: Phòng
Hành chính, phòng Nhân sự, phòng Pháp chế, phòng Nghiên cứu và phát triển, phòng
Quản lý chất lượng, phòng Kinh doanh xuất khẩu, phòng Kinh doanh nội địa, phòng
Kinh doanh đặc biệt, phòng Kế hoạch, phòng Kho vận. Tập trung nguồn lực phát triển
các sản phẩm mới của Công ty.
1.1.2 Các nghành nghề kinh doanh:
Công ty cổ phần Vinacafe Biên Hoà sẽ thâm nhập vào sản xuất, bán buôn, bán lẻ đồ
ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có
chứa thành phần hoóc môn, sữa tách bơ, sản phẩm cô đặc nhân tạo, ca cao, sôcôla, mứt
kẹo.

• Thị trường cà phê Việt Nam được chia thành 2 phân khúc rõ ràng. Cà phê rang
xay (cà phê phin) chiếm khoảng 2/3 lượng cà phê được tiêu thụ; còn lại là cà phê hòa
tan. Đối với hệ thống phân phối, sản phẩm rang xay của Vinacafe BH sẽ tận dụng hệ
thống phân phối sẵn có của sản phẩm hòa tan. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thương hiệu cà
phê rang xay (giới kinh doanh cà phê gọi là bán “cái”) không thể tách rời hệ thống
quán (gọi là bán “nước”). Đi đúng bài bản này, đầu tháng 7.2011, Vinacafe BH đã khai
trương quán cà phê đầu tiên tại Hà Nội. Nhà sản xuất cà phê hòa tan lâu đời nhất Việt
Nam này cũng đã công bố hệ thống nhận diện thương hiệu Vinacafe BH mới và ra mắt
5 sản phẩm rang xay.

SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

11


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

Hình 1.6: Cà phê rang xay
• Bắt đầu đi vào sản xuất từ năm 1979, sản phẩm của Vinacafe chủ yếu để xuất
khẩu. Những năm cuối thập kỷ 1980, khi Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường,
Vinacafe bắt đầu phát triển cà phê hòa tan phục vụ thị trường nội địa. Vinacafe BH
hiện dẫn đầu về năng lực và công nghệ sản xuất cà phê hòa tan tại Việt Nam, chiếm
khoảng 50% thị trường nội địa. Cuối năm 2010, Vinacafe BH cũng đã khởi công nhà
máy thứ ba của mình tại Khu Công nghiệp Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh
Đồng Nai) có tổng vốn đầu tư hơn 500 tỉ đồng. Ngoài cà phê hòa tan, nhà máy này
còn sản xuất cà phê lon, cà phê viên dành cho tài xế và cả cà phê rang xay.

Hình 1.7: Vinacafe Biên Hoà Hoà Tan 3 trong 1

SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A


12


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

• Ngũ côc dinh dưỡng:
Sản phẩm cấp cao của bột ngũ cốc, đường và bột kem với sự bổ sung chiết xuất
mạch nha tạo cho sản phẩm Ngũ cốc dinh dưỡng tính năng hoàn hảo: thơm ngon và bổ
dưỡng. Ngũ cốc dinh dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi, tiện sử dụng làm bữa điểm tâm
ở mọi nơi, mọi thời điểm trong ngày.

Hình 1.8: Ngũ cốc dinh dưỡng
• Ngũ côc dinh dưỡng dế mèn:
Đầu năm 2005, khi chuyển đổi mô hình hoạt động từ công ty nhà nước sang công
ty cổ phần, Vinacafé BH đã viết lại sứ mệnh của mình và cùng với nó là một chiến
lược kinh doanh dài hạn. Theo đó, ngoài sản phẩm cốt lõi là cà phê, công ty sẽ có thêm
các sản phẩm chất lượng cao khác thuộc ngành hàng thực phẩm và đồ uống, phục vụ
nhu cầu tiêu dùng trong nước và cạnh tranh hiệu quả ở nước ngoài. Ngũ cốc dinh
dưỡng DẾ MÈN® là một sản phẩm đầu tiên, mở màn cho chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm và phát triển các thương hiệu mới của công ty.
Ngũ cốc dinh dưỡng DẾ MÈN® là kết quả của quá trình nghiên cứu trong gần hai
năm. Điểm độc đáo của sản phẩm mới còn thể hiện ở khía cạnh khác. Ngoài việc phát
triển các thuộc tính chất lượng, Vinacafé BH đã đầu tư nhiều công sức để phát triển
một thương hiệu mới: DẾ MÈN®. Chú dế mèn đã bước vào các trang sách mà các em
được học ở trường như một người bạn biết ước mơ và hành động, từ chỗ là một cậu dế
ngỗ nghịch, qua từng chuyến chu du, đã học hỏi được nhiều điều hay, mỗi ngày một
khôn lớn, trưởng thành. Dế mèn đã và mãi là một người bạn của thế hệ trẻ. Khi lựa
chọn DẾ MÈN để đặt tên cho sản phẩm mới này, Vinacafé BH mong muốn sản phẩm


SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

13


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

của mình sẽ giúp các em nhỏ không những phát triển về thể chất, trí óc mà còn bồi
dưỡng tâm hồn cho các em.
Trong chiến lược và kế hoạch dài hạn cho Dế mèn, Vinacafé BH không chỉ tiếp thị
sản phẩm mà còn mong muốn làm cho dế mèn, đứa con tinh thần của nhà văn Tô Hoài
trở nên sống dậy và sinh động hơn, đồng thời viết tiếp những câu chuyện hấp dẫn về
chú dế đáng yêu. Dế Mèn được kỳ vọng sẽ là “chuột Mickey” của Việt Nam, nhưng
độc đáo hơn bởi tính giáo dục nhẹ nhàng mà sâu sắc, bảo vệ các em khỏi sự xâm lấn ồ
ạt của văn hóa ngoại lai (của những siêu nhân, quái thú…)

Hình 1.9: Ngũ cốc dinh dưỡng Dế Mèn
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty CP Vinacafé Biên Hoà:
1.1.3.1 Chức năng:
- Vinacafé Biên Hoà góp phần cung cấp sản phẩm trọng yếu cho nền kinh tế quốc
dân; là đơn vị chủ lực xuất khẩu cà phê có kim ngạch lớn nhất cả nước: Vinacafe đạt
25% đến 35% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê hàng năm của cả nước (trên 250 triệu
USD); là cánh chim đầu đàn của ngành cà phê chế biến (Cà phê hòa tan). Trong 10
năm qua luôn chiếm trên 50% thị phần cà phê sữa hòa tan tại thị trường nội địa và
cũng là đơn vị đầu tiên, hàng đầu trong việc xuất khẩu cà phê hòa tan ra thị trường thế
giới.
- Vinacafé Biên Hoà đã xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển tổng thể năm
2006 đến 2010, và dự tính đến 2020; Trong đó định hướng ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực
chế biến cà phê nhân xuất khẩu, cà phê hòa tan chất lượng cao,... đáp ứng được yêu
SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A


14


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

cầu hội nhập kinh tế trong khu vực và quốc tế; đảm bảo khả năng cạnh tranh và góp
phần phát triển ngành cà phê ngày càng bền vững.
1.1.3.2. Nhiệm vụ:
- Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh theo quy hoạch và kế hoạch phát triển,
đầu tư, chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong nước.
- Xuất nhập khẩu hàng hoá, tham gia liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế
trong và ngoài nước phù hợp với chính sách và pháp luật của nhà nước.
- Tổ chức đoàn cán bộ ra nước ngoài để tìm thị trường tiêu thụ, học hỏi kinh
nghiệm sản xuất, kinh doanh.
1.1.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
1.1.4.1 .Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:
Đại Hội Đồng CĐ

Ban Kiểm Soát
Hội Đồng Quản Trị

Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám Đốc

Phòng
Marketing

Phòng

Kinh
Doanh

Phó Tổng Giám Đốc

Phòng
Kế
Toán
Tài
Chính

Phòng
KCS

SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

Phòng
Kỹ
Thuật

Phân
Xưởng
Cà Phê
Hoà Tan

Phân
Xưởng
Cà Phê
Sữa HTP


Phòng
Tổ
Chức
Hành
Chính

15


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

1.1.4.2. Bộ máy lãnh đạo:
Hội đồng quản trị của công ty Vinacafé Biên Hoà gồm có 7 thành viên:
• Ông Đỗ Văn Nam: Chủ tịch Hội đồng Quản trị
Ông Đỗ Văn Nam là cử nhân kinh tế, giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tổng Công
ty cà phê Việt Nam từ tháng 6 năm 2015 và là đạ diện phần vốn góp của nhà
nước tại Vinacafé Biên Hoà. Ông được bầu làm chủ tịch Hội đồng Quản trị
công ty CP Vinacafé Biên Hoà các nhiệm kì 2005-2009 và 2010-2014.
• Ông Phạm Quang Vũ: Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám
Đốc Công ty CP Vinacafé Biên Hoà.
Ông Vũ là cử nhân kinh tế, có nhiều năm gắn bó với ngành cà phê và có hơn
10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh cà phê. Ông giữ chức vụ Phó
Chủ Tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Vinacafé Biên
Hoà từ tháng 6 năm 2010
• Ông Lê Hùng Dũng: Phó Tổng Giám đốc Tài Chính kiêm Kế toán trưởng.
Ôg Dũng là cử nhân kinh tế, cử nhân luật, ông có nhiều năm gắn bó với công
ty,
Là nhân viên kế toán của Nhà máy cà phê Biên Hoà từ tháng 06 năm 1988.
Ông giữ chức vụ Phó tổng giám đốc tài chính kiêm kế toán trưởng của công
ty Vinacafé Biên Hoà từ tháng 06 năm 2010.



Ông Lê Quang Chính: Phó Giám đốc về Đầu tư – Xây dựng cơ bản. Ông

Chính là cử nhân kinh tế, có nhiều năm gắn bó với công ty. Từ 06/1982 đến
04/1988 ông là Tổ trưởng Tổ Nghiệp vụ Nhà máy Cà Phê Biên Hoà. Ông
Chính trở thành Phó Tổng Giám đốc công ty cổ phần Vinacafé Biên Hoà từ
tháng 06 năm 2010.
Với bộ máy lãnh đạo gồm những người có trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, có
nhiều năm công tác trong công ty Vinacafé Biên Hoà cũng như có kinh nghiệm trong
lĩnh vực kinh doanh cà phê nên họ hiểu rõ những đặc điểm trong công ty cũng như
trong lĩnh vực mà công ty đang sản xuất kinh doanh. Điều này đảm bảo cho bộ máy
lãnh đạo hoạt động hiệu quả để đưa công ty phát triển đúng hướng trong một thị
trường mà sự cạnh tranh ngày một gay gắt quyết liệt hơn.

SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

16


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà

1.2.Thị trường và các đôi thủ cạnh tranh chính
1.2.1. Thị trường
Vinacafé Biên Hoà có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với hàng trăm
nhà phân phối, hàng trăm điểm bán lẻ. Vinacafé Biên Hoà đã đăng kí thương hiệu ở 70
quốc gia và xuất khẩu thường xuyên đến 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thị
trường khó tính như : Mỹ, Nhật, Châu Âu, Vinacafé Biên Hoà đã được công nhận là
doanh nghiệp xuất khẩu uy tín trong nhiều năm, được các đối tác nước ngoài đánh giá
cao về tính chuyên nghiệp và chất lượng sản phẩm.

1.2.2. Các đối thủ cạnh tranh chính:
Dựa trên những phân tích về nhu cầu tiêu thụ cũng như tốc độ tiêu thụ cà phê ngày
càng gia tăng nhanh chóng, ta có thể thấy ngành cà phê đã phát triển tốt trong thời gian
qua cũng như hứa hẹn sự phát triển nhanh chóng trong tương lai. Cũng chính triển
vọng phát triển đầy hứa hẹn ấy đã làm cho sự cạnh tranh trong ngành ngày càng gay
gắt. Sự cạnh tranh giữa ba thương hiệu cà phê lớn đang thống trị thị trường cà phê Việt
Nam hiện nay là: Vinacafé Biên Hoà, Nestle và Trung Nguyên ngày càng trở nên gay
gắt. Sau đây là vài nét sơ lược về những đối thủ cạnh tranh chính của Vinacafé Biên
Hoà
• Cà Phê Trung Nguyên:
Ra đời vào giữa năm 1996, Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt
Nam nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê Việt
quen thuộc đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ
một hãng cà phê nhỏ nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi
dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công thành viên: Công ty cổ phần Trung
Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên,
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7, công ty truyền thông bán lẻ Nam Việt và
công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao
gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê, nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ
phân phối, bản lẻ hiện đại. Trong tương lai tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10
công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
• Nestle Việt Nam:
Công ty Nestle được sáng lập vào năm 1866 bởi Ông Henri Nestlé là công ty hàng đầu
thế giới về dinh dưỡng, sức khoẻ. Nestlé có 500 nhà máy và Nestlé đặt chân đến Việt
SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

17


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà


Nam lần đầu tiên vào năm 1916. Trải qua nhiều thập kỷ, các sản phẩm như Guigoz,
Lait Mont-Blanc, Maggi đã trở nên thân thuộc với các thế hệ người tiêu dùng Việt
Nam. Nestlé trở lại Việt Nam vào năm 1990, và mở một văn phòng đại diện vào năm
1993. Vào năm 1995, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam (100%) vốn đầu tư nước ngoài)
được thành lập, trực thuộc tập đoàn Nestlé Việt Nam S.A. Cũng vào năm 1995, Nestlé
được thành lập Nhà máy Đồng Nam, chuyên sản xuất cà phê hoà tan tan Nescafe, trà
hoà tan Nestea và đóng gói thức uống Milo, Bột ngũ cốc dinh dưỡng Nestle, bột nêm,
nước chầm Maggi, Bột kem Coffee-Mate.

Hình 1.10: Sơ đồ chiếm lĩnh thị trường của 3 ông lớn Cà phê hiện nay
1.3. Tình hình sử dụng nguồn lực và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
1.3.1.Tình hình sử dụng lao động:
Công ty Vinacafe Biên Hòa đang đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất cà phê thứ 3
tại khu công nghiệp Long Thành với công nghệ mới nhất và công suất lớn gấp 4 lần
công suất hiện nay để đáp ứng nhu cầu sản phẩm xuất khẩu. Ngày 27-10-2008,
Vinacafe Biên Hòa đã vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động do Nhà nước
trao tặng.
Giờ làm việc của nhân viên công ty buổi sáng bắt đầu từ 8 giờ đến 11 giờ 30, buổi
chiều từ 12 giờ 30 đến 17 giờ, thứ 7 và chủ nhật hàng tuần được nghỉ. Nếu phải làm
tăng ca hay làm việc vào ngày nghỉ sẽ được chấm công và thù lao theo quyđịnh của
Luật lao động hiện hành. Nhân viên được nghỉ phép 12 ngày/ năm, cứ làm việc được
năm năm sẽ được thêm 1 ngày phép. Ngày lễ, tết sẽ được nghỉ 09 ngày theo quy định
SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

18


Phân tích và đánh giá hoạt động quan hệ truyền thông của công ty Cổ phần Vinacafe Biên Hoà


của Luật Lao động . Cán bộ công nhân viên công ty luôn được tham gia các khóa đào
tạo về kỹ thuật, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
 Về chính sách tuyển dụng và đào tạo:
- Tuyển dụng:
• Công ty chú trọng tuyển dụng những nhân viên phù hợp với yêu cầu của công
việc. Công ty khuyến khích việc tuyển dụng nội bộ nhằm tạo điều kiện cho nhân viên
có cơ hội phát triển và thăng tiến.
• Bên cạnh đó, Công ty vẫn thực hiện công tác tuyển dụng nhân lực từ bên ngoài.
Nhân viên được Công ty tuyển dụng trực tiếp hoặc thông qua các Công ty Tư vấn, Môi
giới nhân lực, thi tuyển hoặc sự giới thiệu của nhân viên Công ty.
- Đào tạo:
• Công ty chú trọng việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, kỹ năng về
nghiệp vụ chuyên môn, khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ công
tác và đạo đức nghề nghiệp.
• Đối với nhân viên mới, Công ty có chương trình đào tạo nội bộ về nội quy lao
động, an toàn lao động, quy định, chính sách của Công ty, giới thiệu về các hoạt động
kinh doanh, cơ cấu tổ chức của Công ty, đào tạo kiến thức ISO và đào tạo chuyên môn
để nhân viên mới mau chóng hòa nhập vào công việc. Nhân viên nghiệp vụ đều được
đào tạo chuyên môn và kỹ năng chung theo yêu cầu của từng phòng ban và từng giai
đoạn phát triển của công ty.
 Về chính sách lương, thưởng và phúc lợi:
Chính sách về phúc lợi
• Lương và thưởng sẽ được căn cứ vào kỹ năng và năng lực của từng cá nhân.
• Thưởng vào các ngày lễ trong năm.
• Công nhân viên làm việc tại nhà máy được bố trí một bữa ăn chính tại căn tin
công ty cho mỗi ngày làm việc.
• Nghỉ mát thường niên.
• Các chuyến du lịch ở nước ngoài dành cho những công nhân viên có thành tích
xuất sắc.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ

• Ngoài những quy định theo luật lao động công ty còn có những chính sách hỗ trợ
khác để chăm lo đến đời sống của người lao động như:
SVTH: Trần Thị Phương Trinh_CCQC06A

19


×